Luận văn Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH thương mại và xây dựng Thái Phương trên thị trường

Nhận thấy thị trường có thị hiếu tiêu dùng các loại sản phẩm thép tấm, thép lá, đặc biệt là thị trường miền Bắc và miền Nam, Công ty TNHH Thương mại và xây dựng Thái Phương đã đưa ra thị trường những loại sản phẩm thép mới phù hợp. những loại sản phẩm này không những có chất lượng cao mà còn rất hợp thị hiếu của người tiêu dùng.

Xu hướng của người tiêu dùng là càng ngày họ càng thích dùng những loại sản phẩm đá xẻ viên nhỏ, đặc biệt là giới trẻ. Công ty đã sản xuất ra đá xẻ viên nhỏ có chất lượng cao, lịch sự, trang nhã phù hợp với giới trẻ trong những gia đình. Chính việc đảm bảo chất lượng cả về tiêu chuẩn thiết kế và sự phù hợp với thị trường của loại đá xẻ này mà sản lượng tiêu thụ hàng năm chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong năm 2005, sản lượng tiêu thụ của Công ty TNHH Thương mại và xây dựng Thái Phương là 1.319,98 tấn. Chiếm 54% sản lượng đá xẻ và 45% sản lượng sản phẩm khác các loại của Công ty. Doanh thu của đá xẻ Công ty TNHH Thương mại và xây dựng Thái Phương năm 2005 là 4.803,7 triệu đồng, chiếm 18,75% tổng doanh thu của Công ty.

 

doc90 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1630 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH thương mại và xây dựng Thái Phương trên thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hưởng về nhận thức, năng lực kinh doanh... làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Mặt khác, là một công ty xây dựng và kinh doanh vật liệu xây dựng chủ yếu, do yêu cầu của thị trường nên công ty phải sản xuất theo mùa vụ. Cuối năm và đầu năm thị trường đòi hỏi cần có nhiều sản phẩm nên công ty phải tăng năng lực xây dựng và kinh doanh vật liệu xây dựng, cần thêm lao động. Do đó, công ty phải tuyển thêm lao động thời vụ. Số lao động hợp đồng này có tay nghề không cao, không đủ để đảm bảo sản xuất, do đó làm ảnh hưởng xấu tới chất lượng công trình và việc kinh doanh. Đây là điểm yếu trong lực lượng lao động của công ty. Nguồn nhân lực là nguồn lực quan tâm hàng đầu của công ty và có thể coi là nguồn lực mũi nhọn của Công ty. Trong thời gian vừa qua công ty TNHH TM và xây dựng Thái Phương đã tăng cường các hoạt động đào tạo về chuyên môn, kỹ năng về kinh doanh bảo hiểm giúp cán bộ viên chức có sự hiểu biết nghiệp vụ sâu sắc, có tầm nhìn bao quát, biết phân tích dự báo tình hình, am hiểu về hoạt động của doanh nghiệp. 2.2.3.3. Trang thiết bị kỹ thuật của Công ty Thiết bị công nghệ là yếu tố trực tiếp nâng cao chất lượng và cải tiến mẫu mã sản phẩm, là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty. Trong những năm gần đây, chất lượng và quy mô sản phẩm của công ty được nâng lên rất nhiều vì đã có sự đầu tư đổi mới một số dây chuyền xây dựng hiện đại. Nhìn chung trong những năm qua, công ty đã chú trọng đến việc đổi mới trang thiết bị với chi phí đầu tư tương đối: năm 1998 đã đầu tư 9 tỷ đồng vào dây chuyền xẻ đá và các loại máy móc, hiệu quả mang lại là sản lượng bán ra tăng liên tục. Năm 1999 Công ty cũng đầu tư 3,2 tỷ đồng để mua thêm xe tải để tạo ra sự nhanh chóng vận chuyển vật liệu xây dựng, sản phẩm của Công ty TNHH TM và xây dựng Thái Phương, nhằm làm tăng sản lượng tiêu thụ. Công ty là doanh nghiệp có uy tín cao trong ngành vật liệu xây dựng ở Việt Nam. Sự nổi tiếng về chất lượng đã có từ lâu và ngày càng được củng cố, nhu cần về số lượng người mua sản phẩm không ngừng ra tăng.Toàn bộ sản phẩm nguyên vật liệu của công ty đều sản xuất trên dây truyền công nghệ hiện đại của Đức. Hiện nay, Công ty có một hệ thống trang thiết bị cũng khá hiện đại được thể hiện ở bảng sau: STT Tên thiết bị sản xuất Công suất thiết kế Trình độ trang thiết bị 1 Dây chuyền máy trộn bê tông của Đức 10 tấn/ca Tự động các công đoạn, trừ việc tiếp nguyên nhiên liệu 2 10 máy dầm công suất lớn 0,5 tấn Tự động 3 1 máy ủi 3 tấn Thao tác thủ công, cần người điều khiển 4 1 máy xúc 2,4 tấn/ ca Thao tác thủ công, cần người điều khiển 5 Dây chuyền xẻ đá granit 2,5 - 3 tấn/ca Thủ công bán cơ khí 6 5 xe tải các loại 5-8 tấn Bảng 2.6. - Tình hình trang thiết bị ở Công ty Tuy nhiên, tình hình chung về trang thiết bị là vẫn chưa đồng bộ. Bên cạnh những dây chuyền, máy móc mới còn có những dây chuyền, máy móc, sản phẩm truyền thống quá cũ kỹ lạc hậu như sản phẩm sơn thô, ống nước bằng sắt. Ngoài ra, Công ty còn chưa có sự chuẩn bị chu đáo các thiết bị phù trợ như máy nổ, do đó khi gặp sự cố thì sản xuất bị gián đoạn gây thiệt hại lớn cho Công ty nhất là khi có công trình cần thi công gấp. 2.2.3.4. Tình hình về vốn kinh doanh Vốn là một trong những yếu tố quyết định năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty. Sau đây là bảng số liệu về vốn kinh doanh của công ty TNHH TM và xây dựng Thái Phương : đơn vị : 1000 đồng Năm Tổng số vốn KD Vốn cố định Vốn lưu động 2003 23.666.939 8.411.146 15.255.793 2004 34.303.365 10.362.732 23.940.633 2005 43.958.460 14.613.581 29.344.879 Bảng 2.7. Vốn kinh doanh của công ty TNHH TM và XD Thái Phương Vốn của công ty đã tăng lên rất nhanh trong thời gian vừa qua. Theo quyết định thành lập doanh nghiệp của Nhà nước và giấy phép kinh doanh của công ty thì vốn điều lệ của công ty là 4 tỷ đồng. Tính đến năm 2005, vốn cố định của công ty khoảng 14 tỷ đồng và tổng vốn lưu động khoảng 29 tỷ đồng. Trong đó nợ phải trả là 19.239.184.000 VND tương ứng 44,18%. Nguồn vốn chủ sở hữu là 23.760.000 VND tương ứng là 55,82%.Tiềm lực kinh doanh của công ty và công tác quản lý hoạt động tài chính của công ty là rất chi tiết và hiệu quả điều này đóng góp không nhỏ trong quá trình kinh doanh của công ty vì nó giúp doanh nghiệp xác định được tiềm lực của bản thân công ty. 2.3.2.5. Tài sản vô hình và bản sắc của doanh nghiệp. Đối với công ty thì tài sản vô hình lớn nhất chính là uy tín và thương hiệu của sản phẩm, đồng thời cũng là thương hiệu của công ty. Sự ưa chuộng của khách hàng về sản phẩm của công ty đã khắc họa rõ nhất hình ảnh của công ty. Uy tín của công ty trong những năm gần đây luôn được củng cố và khẳng định trên thị trường cũng vì vậy mà khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường ngày càng cao. 2.3. Phân tích khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Thương mại và xây dựng Thái Phương 2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH TM và xây dựng Thái Phương giai đoạn 2003-2005 2.3.1.1. Thị trường và thị phần của doanh nghiệp Thị phần là phần thị trường mà một doanh nghiệp có khả năng chi phối. Trong năm 2005, thị trường vật liệu xây dựng có sự cạnh tranh rất gay gắt. Hai công ty cạnh tranh lớn nhất với Thái Phương là công ty Trang Nhung và công ty TNHH Minh Phương, cũng vì vậy mà sức ép cạnh tranh đối với công ty TNHH TM và xây dựng Thái Phương ngày càng gia tăng nhanh chóng. Bảng dưới đây là thị phần của các công ty cạnh tranh với công ty TNHH TM và xây dựng Thái Phương năm 2005: Sơ đồ 2.8. So sánh thị phần của các công ty cạnh tranh Hiện tại, thị phần của doanh nghiệp là rất nhỏ trong thị trường xây dựng và vật liệu xây dựng là rất nhỏ khoảng 5% ở miền Bắc thấp hơn các đối thủ cạnh tranh chính là Minh Phương(3%) và thấp hơn công ty Trang Nhung là 10%...Đây đều là các công ty đã có thâm niên trong thị trường xây dựng và vật liệu xây dựng như công ty Minh Phương là 16 năm, công ty Trang Nhung là 21 năm có mặt trên thị trường, trước công ty TNHH TM và xây dựng Thái Phương đến 11 năm, họ có cơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũ nhân viên hùng hậu, có tiềm lực tài chính lớn mạnh hơn nên thị phần họ chiếm lĩnh nhiều hơn công ty TNHH TM và xây dựng Thái Phương. Dưới đây là thị phần của công ty TNHH TM và xây dựng Thái Phương trong các năm vừa qua : Hình2.9. Thị phần của công ty qua các năm 1996 – 2005 Nhìn vào hình, ta thấy thị phần của công ty TNHH TM và xây dựng Thái Phương nhìn chung tăng qua các năm, từ năm 1996 đến năm 2000 chỉ trong vòng 5 năm tốc độ phát triển về thị phần của công ty đạt 350%, đây là thành tích đặc biệt trong chiếm lĩnh thị trường, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm tiếp theo. Trong 5 năm tiếp theo, từ năm 2001 – 2005 thị phần của công ty tiếp tục tăng lên, với tốc độ tăng bình quân của cả giai đoạn là 50%. Đặc biệt nhấn mạnh ở đây là năm 2005, thị phần công ty ở miền Bắc tăng 31% so với năm 2004. Do vậy khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Thương mại và xây dựng Thái Phương là không đáng kể trên thị trường so với các công ty lớn nhưng cũng không nhỏ so với các công ty tư nhân khác trên thị trường. 2.3.1.2. Tài chính Vốn kinh doanh: Trong những năm gần đây, công ty đã thực hiện tốt hoạt động sản xuất kinh doanh nên nguồn vốn của công ty cũng tăng lên so với các năm trước. Hiện nay tổng vốn cố định của công ty khoảng 14 tỷ đồng và tổng vốn lưu động khoảng 29 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn như sau: Chỉ tiêu 2003 2004 2005 1. Cơ cấu tài sản Tài sản cố định/ Tổng tài sản (%) 53,3 43,47 48,3 Tài sản lưu động/ Tổng tài sản (%) 46,7 56,53 51,7 2. Cơ cấu nguồn vốn Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn (%) 41,6 39,7 40 Nguồn vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn (%) 58,4 60,3 60 Bảng 2.10: Cơ cấu vốn và tài sản của Công ty Là một doanh nghiệp TNHH, vốn của công ty được hình thành từ các nguồn sau: - Vốn tự có của Công ty : 60% - Vốn vay Ngân hàng : 30% - Vốn vay ngoài : 10% Mặc dù vốn của Công ty tăng lên khá nhanh nhưng chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu của Công ty là 2/3 lần, như vậy độ rủi ro là quá lớn. Hơn nữa, vốn vay của Công ty đầu tư vào TSCĐ có thời gian thu hồi vốn lâu nên độ rủi ro là rất cao. Mặt khác, Công ty phải trả lãi vốn vay cao nên mặc dù doanh thu hàng năm tăng nhanh nhưng lợi nhuận phát sinh tăng không nhiều. Đây là một bất lợi cho khả năng tăng thêm lượng vốn tự có của Công ty. Vốn ít lại bị các đại lý, người mua trả chậm nên Công ty thiếu vốn lại càng thiếu hơn. Vì vậy rất khó khăn trong việc nắm bắt các cơ hội xuất hiện trên thị trường và làm giảm khả năng cạnh tranh. So với các đối thủ cạnh tranh đặc biệt là các đối thủ mạnh trong nước và nước ngoài thì năng lực vốn của Công ty còn rất nhiều hạn chế. Công ty TNHH Thương mại và xây dựng Thái Phương đang từng bước cải thiện nguồn vốn kinh doanh để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế thị trường, để công ty ngày một lớn mạnh và phát triển bền vững trong môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt hiện nay. So sánh về khả năng tài chính của công ty TNHH TM và xây dựng Thái phương với đối thủ cạnh tranh: Đơn vị: Tỷ đồng Tên công ty Tổng nguồn vốn Vốn cố định Vốn lưu động Thái Phương 43 14 29 Minh Phương 50 24 26 Trang Nhung 75 31 44 Bảng 2.11. So sánh nguồn vốn của ba công ty năm 2005 Bảng so sánh về khả năng tài chính cho thấy: Thái Phương có nguồn vốn thấp hơn hai đối thủ cạnh tranh chính Minh Phương và Trang Nhung. Hai công ty là doanh nghiệp lớn và được thành lập từ khi thị trường mới hình thành. Do đó các công ty này có tiềm lực tài chính mạnh và chiếm giữ thị trường trongmột thơi gian dài trước khi công ty gia nhập năm 1996. Đặc biệt là Trang Nhung với số vốn là 75 tỷ VND, là doanh nghiệp tư nhân làm kinh tế giỏi từ trước. Minh Phương là công ty cũng có tiềm lực tài chính rất mạnh với tổng nguồn vốn 50 tỷ VND đang chiếm lĩnh thị trường các quận nội thành. 2.3.1.3. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu đánh giá mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, phản ánh kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, không thể coi lợi nhuận là chỉ tiêu duy nhất đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, và cũng không thể chỉ ding nó để so sánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khác nhau. Lợi nhuận năm 2004 tăng so với năm 2003 là: 31% là do ảnh hưởng của nền kinh tế (6 tháng cuối năm). Nhưng bước sang năm 2005 thì so với năm 2003 lợi nhuận tăng không đáng kể, còn nếu so với năm 2004 thì lợi nhuận tăng 25,3%. Tỷ suất lợi nhuận (tỷ suất lợi nhuận theo chi phí) là chỉ tiêu phản ánh trong một thời kỳ kinh doanh nhất định doanh nghiệp phải mất bao nhiêu đồng chi phí để thu được một đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận (tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu) là chỉ tiêu phản ánh trong một thời kỳ nhất định doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trên một đồng doanh thu bán hàng thuần. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp càng lớn. Chỉ tiêu này ding để đánh giá hiệu quả hợp lý hoá sản xuất, giá thành của doanh nghiệp Những chỉ tiêu này là những chỉ tiêu phản ánh đúng nhất khả năng kinh doanh của công ty, nó phản ánh thực lực của các công ty. Theo công thức tính tỷ suất lợi nhuận ta có tỷ suất lợi nhuận của Công ty TNHH Thương mại và xây dựng Thái Phương là : H2003 = (lợi nhuận/ doanh thu) x100 = (1.641/ 73.861,73)x100= 2,22% H2004 = (lợi nhuận/ doanh thu) x100 = (2.151/ 93.252,9)x100 = 2,306% H2005 = (lợi nhuận/ doanh thu) x100 = (2.695/116.286,4)x100 = 2,317% Như vậy, tình hình kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại và xây dựng Thái Phương là khá ổn định, mặc dù tỷ suất lợi nhuận năm 2005 chỉ hơn năm 2004 một chút nhưng phản ánh doanh nghiệp đang kinh doanh có lãi ngày càng nhiều. Tốc độ tăng trưởng của công ty khá tốt và đều, phù hợp với tình hình thị trường.  2.3.4. Đánh giá khả năng cạnh tranh thông qua các công cụ cạnh tranh. 2.3.4.1. Về chất lượng sản phẩm. Đối với công ty thì yếu tố cạnh tranh của công ty chính là chất lượng sản phẩm và uy tín của thương hiệu. Công ty cũng xác định công cụ cạnh tranh chính là chất lượng nguyên vật liệu. Từ lâu, khách hàng của công ty đã đánh giá cao chất lượng sản phẩm của công ty. Với dây truyền công nghệ khép kín của Đức, toàn bộ quá trình sản xuất đều tự động hoàn toàn. Chính vì vậy, sản phẩm của công ty có chất lượng đồng đều nhau theo tiêu chuẩn chất lượng. Bên cạnh không ngừng nâng cao, cải tiến chất lượng thì công ty cũng đa dạng hóa sản phẩm bằng cách tung ra thị trường nhiều loại mặt hàng mới. a. Cơ cấu mặt hàng ở Công ty Sản phẩm và chủng loại sản phẩm là công cụ cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ trên thị trường. Trong những năm gần đây, Công ty TNHH TM và xây dựng Thái Phương đã rất quan tâm tới việc đa dạng hoá sản phẩm, đưa ra thị trường những chủng loại sản phẩm mới, làm tăng danh mục các loại sản phẩm của Công ty. Càng có nhiều chủng loại sản phẩm Công ty càng có cơ hội để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, từ đó sẽ góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh cho Công ty. Các mặt hàng kinh doanh là vật liệu xây dựng Công ty TNHH TM và xây dựng Thái phương đã kinh doanh ra rất nhiều chủng loại sản phẩm vật liệu xây dựng khác nhau. Chẳng hạn, từ mặt hàng kinh doanh là thép, Công ty đã kinh doanh 12 chủng loại sản phẩm chính là thép C80, D11y, D8, thép ống, thép góc... Trên dây chuyền xẻ đá Công ty sản xuất ra các loại đá granít (CHLB Đức) Công ty đã sản xuất ra 2 loại đá cứng và 3 loại đá mềm có chất lượng cao đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Từ đa dạng hoá chủng loại sản phẩm Công ty đã thực hiện chính sách đa dạng hoá mẫu mã, bao gói. Chẳng hạn, đá xẻ được đóng gói thành hai loại, gói 30 kg và gói 50 kg. Với gạch lát cũng được đóng gói thành các loại, gói 12 kg, gói 15 kg, gói 25 kg, 30 kg, 45 kg, 50 kg. gạch men thường được sản xuất với nhiều chủng loại khác nhau, mẫu mã đa dạng nên bao gói cũng đa dạng. Công ty TNHH Thương mại và xây dựng Thái Phương với ngày càng nhiều chủng loại, sẽ càng có sức cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt Công ty có hai chủng loại sản phẩm mà rất ít đối thủ trên thị trường buôn bán với số lượng lớn đó là sắt thép. Loại sản phẩm này là các sản phẩm truyền thống của Công ty được nhiều người tiêu dùng biết đến và uy tín của chúng ngày càng được nâng cao trên thị trường, và được tiêu thụ với khối lượng lớn trên thị trường. Bảng số liệu dưới đây là tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ năm 2005 của các loại sản phẩm chủ yếu của Công ty. TT Tên sản phẩm Đơn vị Thực hiện 2004 Kế hoạch 2005 Thực hiện 2005 % So sánh TH05/ KH05 TH05/TH04 1 Thép các loại Tấn 3.592,75 3.800 4.038,25 106,27 112,4 - Thép C80 Tấn 2.395,04 2.500 2514,12 100,56 104,97 - Thép D11y Tấn 624,95 700 853,32 121,90 136,54 - Thép các loại các loại Tấn 572,76 600 670,81 111,80 117,12 2 Đá xẻ các loại Tấn 976,32 1.350 1.319,98 97,77 135,2 3 Các loại hàng hoá khác Tấn 4818,00 5.500 7.414,90 134,81 153,9 Bảng 2.12. - Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ các loại sản phẩm. Nhìn vào bảng trên chúng ta thấy thép C80 và thép D11y, hai loại sản phẩm ít bị cạnh tranh nhất, được thực hiện vượt mức kế hoạch rất cao, vượt mức 21,9%, còn vượt mức kế hoạch 34,81%. Các loại sản phẩm khác chịu sự cạnh tranh của các đối thủ mạnh mẽ hơn nên chỉ thực hiện đúng kế hoạch hoặc không đạt kế hoạch. Cũng qua bảng số liệu trên chúng ta thấy rằng, nếu như Công ty Minh Phương có cơ cấu sản phẩm chủ yếu là sắt các loại và xi măng, thì sản phẩm truyền thống và có uy tín của Công ty TNHH Thương mại và xây dựng Thái Phương thường là các loại sản phẩm thép. Với việc đầu tư đổi mới hai dây chuyền sản xuất CHLB Đức, Công ty TNHH Thương mại và xây dựng Thái Phương đã tăng được tỷ trọng sản phẩm đá xẻ trong cơ cấu sản phẩm, cân bằng được các chủng loại hàng hoá sản xuất ra. Mặc dù trong một số năm gần đây danh mục chủng loại hàng hoá của Công ty TNHH Thương mại và xây dựng Thái Phương đã tăng lên rất nhiều, nhưng so với Công ty Minh Phương, chủng loại hàng hoá của Công ty TNHH Thương mại và xây dựng Thái Phương vẫn ít hơn. Vì thế khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Thương mại và xây dựng Thái Phương so với của Minh Phương về lĩnh vực này còn yếu . Bảng số liệu dưới đây cho thấy mức tăng chủng loại sản phẩm hàng hoá của đối thủ và Công ty TNHH Thương mại và xây dựng Thái Phương trong một số năm gần đây. Đơn vị: sản phẩm Nhóm sản phẩm 2002 2003 2004 2005 Minh Phương Thái Phương Minh Phương Thái Phương Minh Phương Thái Phương Minh Phương Thái Phương Thép các loại 1 9 1 10 4 14 6 18 Sơn và đá xẻ các loại 2 14 2 16 4 20 8 26 Ximăng các loại 10 6 13 9 18 13 20 17 Tổng 13 29 16 35 26 47 34 61 Bảng 2.13. - Chủng loại sản phẩm của đối thủ và Công ty TNHH Thương mại và xây dựng Thái Phương từ 2002 - 2005 Qua bảng trên chúng ta thấy rằng, tính đến năm 2005 Công ty TNHH Thương mại và xây dựng Thái Phương với rất nhiều cố gắng mới có 34 chủng loại, trong khi đó Công ty Minh Phương có tới 61 chủng loại sản phẩm. Trong năm 2006 Công ty TNHH Thương mại và xây dựng Thái Phương sẽ đầu tư mở rộng vào dây chuyền kinh doanh thép và thay đổi khuôn cắt đá xẻ để sản xuất ra các loại sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, đồng thời Công ty cũng sẽ kinh doanh thêm một số loại sản phẩm mới nhằm phát triển hơn nữa chủng loại hàng hoá, thoả mãn tốt hơn nhu cầu thị trường và tăng cường khả năng cạnh tranh. b. Tình hình chất lượng sản phẩm của Công ty. Trong thời gian vừa qua, Công ty TNHH Thương mại và xây dựng Thái Phương đã chú trọng vào việc phát triển sản xuất bằng công tác bảo đảm và nâng cao chất lượng sản phẩm. Để có sản phẩm đảm bảo chất lượng trên thị trường, Công ty thực hiện kiểm tra và đánh giá chất lượng nguyên vật liệu khi mua về và trước lúc xuất kho dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, các cán bộ kỹ thuật còn kiểm tra các hoạt động phối trộn nguyên liệu về mặt bảo quản, vệ sinh cũng như về tỷ lệ các loại nguyên liệu đưa vào. Trong quá trình sản xuất , kinh doanh cán bộ kỹ thuật luôn luôn kiểm tra chất lượng sản phẩm ở từng ca, công tác kiểm tra chất lượng ở giai đoạn này là kiểm tra về trọng lượng của đơn vị sản phẩm, an toàn bảo hộ lao động và chất lượng của sản phẩm. Cũng ở giai đoạn kiểm tra này Công ty tiến hành kiểm tra ba lần: công nhân tự kiểm tra, tổ trưởng của ca kiểm tra chất lượng sản phẩm và cán bộ kỹ thuật kiểm tra lần cuối để quyết định cho việc xuất xưởng sản phẩm. Công ty TNHH Thương mại và xây dựng Thái Phương đưa ra tiêu chuẩn chất lượng cho từng chủng loại hàng hoá, ví dụ tiêu chuẩn chất lượng của thép, tiêu chuẩn chất lượng của sắt, đá xẻ... Dưới đây là tiêu chuẩn chất lượng yêu cầu và tiêu chuẩn chất lượng thực hiện của đá xẻ. Chỉ tiêu Tiêu chuẩn yêu cầu Thực tế - Tiêu chuẩn lý hoá + Độ ẩm 2,1% - 2,5% 2,4 - 2,6% + Độ kiềm (% NaHCO3) 0,34% 0,347% + Độ dày 7,1 - 7,2 mm 7,0 - 7,2 mm + Trọng lượng 20- 32 viên / 10 kg 20 – 30 viên / 10 kg + Bao gói Túi các tông Túi PE - Tỷ lệ khuyết tật 1 - 2 viên / hộp 1 – 3 viên / hộp Bảng 2.14. - Tiêu chuẩn chất lượng thực hiện của đá xẻ Qua bảng về tình hình thực hiện các tiêu chuẩn chất lượng yêu cầu của đá xẻ cho thấy rằng đá xẻ của Công ty TNHH Thương mại và xây dựng Thái Phương đã đạt chất lượng so với yêu cầu của sản xuất. Đối với những chủng loại sản phẩm khác, Công ty đều đạt được tiêu chuẩn đặt ra. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, các cán bộ kỹ thuật của Công ty luôn lấy mẫu sản phẩm về thử nghiệm và phân tích hàm lượng các chất có trong sản phẩm. Đồng thời, nghiên cứu thêm các công thức lý hoá liệu, tỷ lệ phối liệu, hàm lượng các chất phụ gia làm đa dạng hoá chủng loại sản phẩm và tăng chất lượng của từng loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và khắt khe của thị trường. Nhận thấy thị trường có thị hiếu tiêu dùng các loại sản phẩm thép tấm, thép lá, đặc biệt là thị trường miền Bắc và miền Nam, Công ty TNHH Thương mại và xây dựng Thái Phương đã đưa ra thị trường những loại sản phẩm thép mới phù hợp.... những loại sản phẩm này không những có chất lượng cao mà còn rất hợp thị hiếu của người tiêu dùng. Xu hướng của người tiêu dùng là càng ngày họ càng thích dùng những loại sản phẩm đá xẻ viên nhỏ, đặc biệt là giới trẻ. Công ty đã sản xuất ra đá xẻ viên nhỏ có chất lượng cao, lịch sự, trang nhã phù hợp với giới trẻ trong những gia đình. Chính việc đảm bảo chất lượng cả về tiêu chuẩn thiết kế và sự phù hợp với thị trường của loại đá xẻ này mà sản lượng tiêu thụ hàng năm chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong năm 2005, sản lượng tiêu thụ của Công ty TNHH Thương mại và xây dựng Thái Phương là 1.319,98 tấn. Chiếm 54% sản lượng đá xẻ và 45% sản lượng sản phẩm khác các loại của Công ty. Doanh thu của đá xẻ Công ty TNHH Thương mại và xây dựng Thái Phương năm 2005 là 4.803,7 triệu đồng, chiếm 18,75% tổng doanh thu của Công ty. Với một số sản phẩm khác Công ty đã rất chú ý tới việc làm phù hợp thị hiếu của người tiêu dùng. Sơn các loại của Công ty được cắt theo những hộp nhỏ và dài. Sơn các loại được chia theo những hộp nhỏ hơn, thuận tiện khi dùng sơn nhà. Cạnh tranh về chất lượng sản phẩm của Công ty TNHH Thương mại và xây dựng Thái Phương là có khả năng và vị thế trên thị trường. Chất lượng sản phẩm của Công ty là rất cao. Một số sản phẩm có chất lượng cao mà trở nên nổi bật trong khu vực quận, uy tín của Công ty TNHH Thương mại và xây dựng Thái Phương là vì chất lượng của sản phẩm. Chất lượng đá xẻ đã có tiếng từ trước tới nay, sơn tuy mới được kinh doanh nhưng đã có tiếng tăm trên thị trường. 2.3.4.2. Về giá cả sản phẩm. Giá cả là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của sản phẩm.Tại mỗi thời điểm hoặc trong mỗi chu kỳ chính sách giá cả có các mục tiêu khác nhau. Mục tiêu định giá cho sản phẩm: +Mục tiêu số một là không ngừng tăng lợi nhuận và gia tăng thị phần. +Không ngừng mở rộng thị trường, điều này có ý nghĩa rất lớn. Mở rộng thị trường đồng nghĩa với việc tăng khả năng tiêu thụ do đó giảm được chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm. Đồng thời, mở rộng thị trường còn tạo sức cạnh tranh và nâng cao vị thế của công ty trên thương trường. Mục tiêu định giá phải phù hợp với mục tiêu chung của công ty nhưng nó cũng phải được xác định theo một phương pháp hết sức khoa học. Hay nói cách khác định giá sản phẩm không thể tách rời được chi phí sản xuất. Phương pháp định giá: Công ty lựa chọn phương pháp đinh giá cộng lãi vào chi phí. Giá bán= Giá thành +Thuế+ Lãi dự kiến. Phân tích sự biến động của giá cả ảnh hưởng đến khối lượng tiêu thụ. Công ty định giá theo thị trường và giá ổn định. Giá bán của công ty luôn lấy mục tiêu phục vụ cho khách hàng mục tiêu của họ. Chính vì đưa ra mức giá hợp lý vơi nhu cầu của người tiêu dùng nên sản phẩm của công ty luôn được bán chạy trong những năm gần đây. Công ty áp dụng hình thức chiết khấu thương mại cho các thành viên trong kênh phân phối. Phân phối chiết giá này gồm hai bộ phận: chi phí mà các thành viên trong kênh phân phối phải bỏ ra để tiến hành các hoạt động phân phối theo chức năng của họ và lãi thỏa đáng cho những nỗ lực và gánh chịu rủ ro của các thành viên trong kênh. Hiện nay, các đối thủ cạnh tranh cũng chưa có một chiến lược cụ thể về giá. Giá bán các loại nguyên vật liệu vẫn trong đà ổn định, chưa có xu hướng thay đổi, do vậy công ty cũng chưa thay đổi chiến lược giá về giá trên thị trường mục tiêu hiện tại. Đối với các thị trường mới thâm nhập, công ty định giá thâm nhập, nghĩa là thấp hơn so với thị trường khác. Đối với mặt hàng tiêu dùng như thép, ngoài chất lượng và mẫu mã sản phẩm thì giá bán cũng là một yếu tố góp phần đi đến quyết định mua của khách hàng, đặc biệt là mức thu nhập còn thấp của người dân Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và xây dựng Thái Phương sử dụng giá bán là công cụ cạnh tranh chủ yếu đối với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Các biện pháp mà Công ty đã sử dụng để cạnh tranh về giá cả là làm giảm giá thành đơn vị sản phẩm và giảm các chi phí thương mại của hàng hoá bán ra. Trong các năm qua, Công ty đã áp dụng nhiều biện pháp để hạ giá thành sản phẩm như: tiết kiệm nguyên vật liệu, thu hồi phế liệu và sản phẩm hỏng đưa vào kinh doanh sản xuất lại... Đối với nguyên vật liệu Công ty tìm nguồn cung ứng ổn định và giá cả hợp lý nhất. Công ty thường ký hợp đồng mua hàng với các doanh nghiệp sản xuất các loại nguyên vật liệu ở trong nước như sắt thép, sơn, đá.. v.v... Với nguyên liệu nhập ngoại, Công ty hợp tác lâu dài với một số trung gian có uy tín như nhập thép qua Công ty thương mại, nhập sơn cao cấp từ Malaysia qua công ty nhập khẩu của nhà nước. Lựa chọn người cung ứng hợp lý, Công ty đã mua nguyên vật liệu với giá rẻ và ổn định ở khâu dự trữ kinh doanh, Công ty chỉ thực hiện phương pháp dự trữ gối đầu một tháng đối với sơn, loại nguyên liệu hầu như hoàn toàn nhập ngoại. Các loại nguyên liệu khác ổn định hơn Công ty dự trữ ở mức vừa phải đủ đảm bảo cho kinh doanh sản xuất liên tục. Với phương pháp dự trữ này, Công ty tiết kiệm được chi phí dự trữ, đồng thời làm giảm mức độ hư hỏng nguyên vật liệu, hao hụt và mất mát. Trong

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH thương mại và xây dựng Thái Phương trên thị trường.DOC
Tài liệu liên quan