Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Giấy Bãi Bằng trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường và hội nhập

Bãi Bằng sẵn có một đội ngũ cán bộ quản lý đầy kinh nghiệm, có lực lượng cán bộ kỹ thuật mạnh sớm được đào tạo và tiếp xúc với công nghệ tiên tiến và phương thức quản lý Bắc Âu. Hầu hết cán bộ quản lý được đào tạo rất cơ bản. Kể cả chuyên môn và công tác quản lý. Đó là cơ sở rất vững chắc để Bãi Bằng có thể mạnh dạn đầu tư công nghệ tiên tiến trên cơ sở hạ tầng hiện có một cách rất có hiệu qủa để tăng khả năng cạnh tranh ở thị trường trong nước và trong khu vực.

 

doc57 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2024 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Giấy Bãi Bằng trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường và hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h (triệu đồng) thu nhập bình quân (triệu đ) 1997 53.000 585.013 53.179 1.032 1998 60.000 672.270 59.620 1.381 1999 63.100 641.800 62.460 1.500 2000 65.524 722.600 69.480 1.830 2001 72.000 763.640 70.340 1.800 Hệ thống bộ máy tổ chức Công ty: Tổ chức Công ty theo sơ đồ khái quát dưới đây: Tổng công ty giấy việt nam công ty giấy bãi bằng các phòng ban chức năng: TCHC, KTCN, thị trường, vật tư, TCKT ... Các chi nhánh - Hà Nội - Đà Nẵng - HCM nhà máy giấy nhà máy điện nhà máy hoá chất xí nghiệp bảo dưỡng nhà máy gỗ cầu đuống khách sạn nhà văn hoá trường mầm non Trong đó: - Tổng công ty Giấy Việt nam là Tổng công ty Nhà nước thành lập theo quyết định số 91/TTg ngày 7/3/1994. - Công ty Giấy Bãi Bằng trực thuộc Tổng công ty Giấy Việt nam là doanh nghiệp Nhà nước thành lập theo quyết định số 90/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ. - Các đơn vị thành viên hoạt động theo chức năng nhiệm vụ do công ty quy định và tổ chức hạch toán báo sổ không có tư cách pháp nhân. Riêng nhà máy Gỗ Cầu Đuống và 3 chi nhánh thì có tư cách pháp nhân không đầy đủ. - Các phòng ban chức năng hoạt động theo chức năng nhiệm vụ do công ty quy định. 2.2 Thực trạng về năng lực cạnh tranh của công ty Giấy Bãi Bằng trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý và hội nhập quốc tế: 2.2.1 Đặc điểm sản phẩm giấy nói chung và sản phẩm giấy Bãi Bằng nói riêng: Giấy do người Trung quốc phát minh ra cách đây 3 000 năm, nhưng phải đến thế kỷ thứ 20 loài người mới sản xuất giấy bằng dây chuyền công nghệ công nghiệp hiện đại. Hiện nay giấy là tên gọi chung của rât nhiều sản phẩm, làm từ bột sợi Xenlulô như là: Giấy in, giấy viết, giấy in báo, giấy Tissue ( giấy khăn ăn, vệ sinh), giấy thành phẩm, giấy bao gói, giấy telex vv... Hiện tại các sản phẩm giấy sản xuất tại Bãi Bằng bao gồm: Giấy in, giấy viết, giấy coppy, giấy telex, vở học sinh các loại, và giấy Tissue. Do khuôn khổ của luận văn nên tôi chỉ đề cập đến 2 loại sản phẩm chính của công ty là giấy in và giấy viết dưới dạng lô. Sau khi được đầu tư chiều sâu một số hạng mục và cải tiến công nghệ sản xuất giấy từ môi trường axít sang môi trường kiềm có gia keo bề mặt. Giấy Bãi Bằng đã đạt tương đương các sản phẩm trong khu vực. Giấy Bãi Bằng đã đạt được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế như: Huy chương Vàng sản phẩm, xếp hạng sản phẩm được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, đạt giải Vàng hàng Việt nam chất lượng cao, giải qủa cầu Vàng, giải gold star do tổ chức quốc tế trao tặng. 2.2.2 Đặc điểm thị trường tiêu thụ và thị hiếu của khách hàng: Thị trường tiêu thụ giấy viết, giấy in Bãi Bằng chủ yếu là trong nước. Giấy Bãi Bằng cũng đã từng xuất khẩu đi các nước như Singapore, Malaysia, Hồng Kông, Sirilanca và irắc. Do thị trường trong nước lớn và được Nhà nước bảo hộ bằng hàng rào thuế quan nên giấy Bãi Bằng chủ yếu được tiêu thụ nội địa. Khách hàng tiêu thụ giấy viết, giấy in trong nước chủ yếu là các doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh ngành in và sản xuất vở tập học sinh. Do vậy mục tiêu chính của họ tìm kiểm lợi nhuận. Để có lợi nhuận cao khách hàng yêu cầu rất khắt khe về chất lượng sản phẩm độ trắng, độ nhám, độ dai phải đảm bảo nhưng định lượng lại thấp. 2.2.3 Các đối thủ cạnh tranh trong nước và khu vực ASEAN: Hiện nay trong 10 nước ASEAN chỉ có 5 nước là: Indonesia, ThaiLand, Malaysia, Philipin và Việt nam là có sản xuất giấy ở mức thành ngành công nghiệp. Singapore là nước tiêu thụ giấy ở mức cao nhưng hầu hết là nhập khẩu. Lào, Miama mới có vài cơ sở sản xuất nhỏ còn Campuchia và Brunei thì chưa sản xuất giấy. Indônêsia là nước có tiềm lực mạnh và phát triển nhất về sản xuất giấy và bột. Tổng sản lượng giấy năm 2000 của nước này là: 6.849.000 tấn giấy với công nghệ sản xuất hiện đại tiên tiến. Thái Lan là nước có ngành sản xuất giấy mạnh thứ 2 trong khối ASEAN với lượng giấy đạt 2.311.000 tấn . Malaysia năm 2000 sản xuất được 1.078.400 tấn giấy nhưng mức tiêu thụ là 2.267.000 tấn. Số thiếu hụt phải nhập khẩu, Philipin có năng lực sản xuất được tới 1,1 triệu tấn giấy/năm. Thống kê của năm 2000 ngành giấy Việt nam đạt sản lượng 355.000 tấn. Năng lực sản xuất khoảng 450.000 tấn. Như vậy so với 4 nước trên thì ngành giấy nước ta còn rất nhỏ bé. Về công nghệ sản xuất của ta thì lạc hậu so với các nước bạn từ 10-40 năm. Công nghệ sản xuất giấy Bãi Bằng là hiện đại nhất Việt nam nhưng cũng thuộc về công nghệ của thập kỷ 70, còn công nghệ của bạn hầu hết đã được đổi mới, hiện đại hóa thuộc công nghệ của những năm 90, mà đối với ngành giấy thế giới thì cứ khoảng 10 năm lại chuyển sang một thế hệ công nghệ mới, như vậy của ta lạc hậu so với bạn 2 á 3 thế hệ. Nói về các nhà sản xuất trong nước về giấy in và giấy viết thì Bãi Bằng chiếm khoảng 70% sản lượng sản xuất trong nước. Nếu tính toàn bộ sản lượng ngành giấy, bao gồm cả các loại giấy khác thì giấy Bãi Bằng chiếm khoảng 20% . Như vậy riêng giấy in, giấy viết thị trường nội địa Bãi Bằng chiếm 40% thị phần cả nước. Nói về chất lượng và giá cả giấy in và giấy viết tại thị trường trong nước, đối với nhà sản xuất trong nước Bãi Bằng không có đối thủ cạnh tranh .Do đó đối thủ cạnh tranh của Bãi Bằng là các nhà sản xuất nước ngoài. 2.2.4 Năng lực cạnh tranh về chất lượng và mẫu mã của giấy Bãi Bằng: So sánh với các đối thủ cạnh tranh trong nước thì có thể nói giấy Bãi Bằng chiếm vị trí độc tôn về chất lượng sản phẩm do có sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền hiện đại hơn, được đổi mới và bổ sung các công nghệ tiên tiến ( cho công đoạn làm giấy) và được kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt. Giấy Bãi Bằng đang vận hành bằng hệ thống đảm bảo chất lượng ISO 9002. Do vậy giấy Bãi Bằng bao giờ cũng có sức cạnh tranh cao hơn so với các công ty trong nước như Việt trì, Tân mai, Đồng nai.... So với giấy của các nước có công nghệ sản xuất giấy tiên tiến trong khu vực, như đã phân tích ở trên ta thấy hầu hết công nghệ sản xuất của họ tiên tiến hơn của ta từ 1 á 2 thế hệ nên chất lượng cao hơn. Tuy nhiên sau đầu tư giai đoạn 1 sẽ hoàn thành vào cuối năm 2003, chất lượng giấy Bãi Bằng sẽ tăng lên ngang bằng và vượt mặt bằng chất lượng trong khu vực. Do vậy giấy Bãi Bằng có khả năng cạnh tranh. Biểu chất lượng được thể hiện: Tên chỉ tiêu Đơn vị Giấy viết Giấy in Hiện tại Sau Hiện tại Sau đầu tư Định lượng g/m2 58 ± 2 58 ± 1 50 á80 ± 2 50á80±1 Độ trắng % 80 á 85 85 á 90 80 á85 85 á90 Độ nhám Ml/ph 400 250 350 250 Độ chặt Kg/m3 640 700 640 700 Độ hút nước g/m2 24 ± 2 24 ± 2 28 ± 2 28 ± 2 Độ ẩm % 5,5 á 6,5 6 á 7 5,5 á 6.5 6 á 7 Độ tro % 10 ± 1 12 ± 1 10 ± 1 12 ± 1 Về mẫu mã, bao gói: Do nhu cầu giấy nội địa lớn, nhãn hiệu giấy Bãi Bằng có ưu thế chiếm lĩnh thị trường. Nên trong thời gian qua Bãi Bằng không chú ý tới thay đổi mẫu mã, bao gói nên dẫn đến mẫu mã kém hơn các đối thủ cạnh tranh. Đây là điểm yếu hiện nay. 2.2.5 Năng lực cạnh tranh về giá: Từ trước tới nay, do chiếm ở vị trí độc quyền về cung cấp giấy viết, giấy in nên giá giấy trên thị trường không phải do thị trường quyết định mà do ngành giấy quy định. Tất nhiên vì là doanh nghiệp Nhà nước cho nên bên cạnh mục tiêu lợi nhuận, Bãi Bằng còn có mục tiêu chính trị là ổn định thị trường giấy, do vậy giá cả tương đối ổn định và có sự điều tiết của cấp trên. Để phân tích về tiến trình hội nhập AFTA của ngành giấy với thuế xuất giấy nhập giảm dần qua biểu dưới đây: Chủng loại giấy Mức thuế 2003 2004 2005 2006 Giấy in báo 40% 20% 15% 10% 5% Giấy in và viết 50% 20% 15% 10% 5% Qua biểu trên thì vấn đề cạnh tranh về giá đặt ra trước ngành giấy Việt nam nói chung, giấy Bãi Bằng nói riêng bài toán cơ bản có tính quyết định. Trong một phiên họp gần đây Chính phủ đã phân tích ngành giấy là một trong những ngành có khả năng cạnh tranh kém nhất chính là nói tới khả năng cạnh tranh về giá. Thực sự mà nói sự bảo hộ của Nhà nước cho ngành giấy trong những năm qua đã làm thui chột sự vận động của toàn ngành cả về đầu tư phát triển và quản lý sản xuất. Vì thuế nhập khẩu để bảo vệ ngành công nghiệp trong nước nhưng mặt trái là hàng rào thuế quan đã làm giảm động lực nâng cao chất lượng sản phẩm và cải thiện chi phí sản xuất. Để chứng minh điều đó phải xem lại một vài số liệu dưới đây. - Giá thành toàn bộ giấy Bãi Bằng 2001. 9.504.426 đ/tấn ằ 622 USD/tấn. - Giá bán: 10.500.000 đ/tấn ằ 686 USD/tấn. - Giá cùng loại giấy từ các nước ASEAN nhập về Việt nam chưa có thuế: 500 USD/tấn ằ7 650.000 đ - Sau khi có thuế nhập 50% ( 2002 ) 750 USD/tấn ằ 11.500.000 đ - Sau khi có thuế 20% ( 2003 ) 600 USD /tấn ằ 9.180.000 d. - Sau khi có thuế 10% ( 2004): 550 USD/tấn ằ 8.415.000 đ - Sau khi có thuế % ( 2005): 525 USD/tấn ằ 8.032.500 đ Qua số liệu trên có thể khẳng định một điều là sức cạnh tranh về giá của giấy Bãi Bằng trong những năm tới là vô cùng yếu. Tất nhiên giá giấy ở đây chỉ tính tới thời điểm cụ thể hiện nay, còn trên thực tế giá giấy thế giới liên tục biến động. Ví dụ cuộc khủng khoảng thừa giấy năm 1993-1994 làm giá giấy giảm mạnh xuống tới 400 USD/tấn. Sau 1995 thế giới lại khủng khoảng thiếu giấy làm giá giấy tăng vọt lên tới 800 USD/tấn, ngay sau đó năm 1996 lại tụt xuống khoảng 600 USD/tấn. Hiện nay giá giấy thế giới lại xuống rất thấp, tác giả Lê Phúc báo " Công nghiệp" số 37 ngày 18/9/2002 viết " Nguyên nhân chính dẫn đến lượng giấy nhập khẩu tăng mạnh trong thời gian qua là do chuẩn bị vào năm học mới, nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng, giá giấy nhập lại giảm 11% so với cùng kỳ 2001 và thấp hơn giá giấy sản xuất trong nước 12% giá giấy thị trường thế giới giảm mạnh đã đẩy các doanh nghiệp sản xuất giấy già nua của ta vào thế không thể cạnh tranh" 2.2.6 Năng lực cạnh tranh về thông tin: Hệ thống thông tin hiện tại của công ty có một số nhược điểm lớn mà tin chắc là kém hẳn các đối thủ cạnh tranh. - Cơ sở vật chất nghèo nàn, thiếu và lạc hậu. Đa phần thiết bị đang dùng thuộc thế hệ cũ, tốc độ chậm, không đủ chạy những phần mềm lớn hiện nay. Mạng nội bộ là loại mạng lạc hậu, kết nối trong phạm vi hẹp. Internet chưa được sử dựng rộng rãi trong công ty . Đặc biệt là đối với các nhân viên bán và mua hàng. Thiếu phần mềm cần thiết cho quản lý doanh nghiệp, mới chỉ có phần mềm cho hệ thống tính lương và phần kế toán và tính toán giá thành. - Thông tin cho quản lý chậm, thiếu, thậm chí không chính xác. - Luồng thông tin với bên ngoài đặc biệt là thông tin về các đối thủ cạnh tranh và thông tin từ khách hàng chưa được quan tâm xây dựng. - Chưa có đủ nhân lực giỏi để thành lập phòng thông tin và xử lý thông tin. 2.2.7 Năng lực cạnh tranh Maketing: Như đã nói ở trên do tính chất độc quyền trong cung cấp sản phẩm giấy viết, giấy in nên hoạt động marketing của Bãi Bằng chủ yếu là: Quảng cáo sản phẩm, ( quảng cáo thương hiệu thì đúng hơn), xúc tiến bán hàng và tổ chức các kênh phân phối sản phẩm. Các hoạt động khác nằm trong chức năng quản trị Marketing gồm xây dựng chiến lược sản phẩm, chiến lược giá không được thực thi với tư cách là một hoạt động marketing cụ thể như sau: - Bãi Bằng chưa có chiến lược sản phẩm, chiến lược giá. Các nghiên cứu cụ thể về sản phẩm, về giá, về các đối thủ cạnh tranh chưa được thực thi, các đề cập tới vấn đề sản phẩm và giá mới xuất hiện mang tính chất kế hoạch hoặc mệnh lệnh mà chưa phải là chiến lược. Điều này sẽ làm hệ thống lúng túng khi thị trường có sự tham gia của nhiều đối thủ cạnh tranh và biến động liên tục. - Về quảng cáo, do được độc quyền nhiều năm nên quảng cáo của Bãi Bằng chưa có chiến lược, mới chỉ mang tính chất khuyếch trương thương hiệu, hiệu quả quảng cáo chưa cao. Về xúc tiến bán hàng cũng thế, có qúa ít công cụ xúc tiến bán hàng, có những công cụ rất hiệu lực như quảng cáo và bán hàng trên mạnng chưa được đề cập tới, chưa có nhiều biện pháp khuyến khích bán hàng như hội nghị khách hàng hay khuyến mại. Thủ tục bán hàng còn phức tạp chưa thật tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, cách bán hàng vẫn còn tiềm ẩn của cửa quyền thời bao cấp. - Về phân phối sản phẩm, hiện nay Bãi Bằng có một hệ thống phân phối sản phẩm khá tốt bao gồm văn phòng đại diện 3 miền và một hệ thống đại lý khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước. Đánh giá chung sức cạnh tranh về marketing của giấy Bãi Bằng là kém, từ khâu thu thập thông tin, thị trường tới hoạch định các chiến lược và thực thi các chiến lược đó. Điểm ưu là hệ thống phân phối của giấy Bãi Bằng khá tốt, có hệ thống bạn hàng chung thủy, điều này có ý nghĩa quan trọng làm tiền đề để xây dựng một hệ quản trị marketing tốt hơn. 2.2.8 Năng lực cạnh tranh về sự tín nhịêm của sản phẩm: Sự tín nhiệm của khách hàng đối với sản phẩm chính là yếu tố tổng hợp của việc liên tục duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm, giá cả hợp lý, kịp thời nắm bắt thông tin về các nhu cầu của khách hàng và thỏa mãn các nhu cầu đó, có hệ quản trị marketing tốt. Đối với thị trường nội địa hiện tại, sản phẩm giấy viết, giấy in Bãi Bằng có uy tín cao, được người tiêu dùng ưa chuộng. Sơ đồ dưới đây chỉ tỷ lệ thị phần của các nhà sản xuất cung cấp giấy viết, giấy in trong thị trường nội địa hiện nay. 26% 24 % 51% Tổng nhu cầu: 140.000 tấn Trong đó: Bãi Bằng 72.000 tấn chiếm 51%. Các nhà máy khác trong nước chiếm 25%. Còn lại khoảng 24% là nhập khẩu. Đối với thị trường nước ngoài do khả năng cạnh tranh của ta kém nên việc xuất khẩu một số năm gần đây hầu như không thực hiện được, như vậy uy tín của thương hiệu giấy Bãi Bằng ở thị trường nước ngoài có thể nói là không có gì. Tuy nhiên, như đã phân tích, khách hàng tiêu thụ sản phẩm giấy viết, giấy in của Bãi Bằng chủ yếu là các nhà sản xuất như các nhà in, các cơ sở sản xuất vở, tập... mục tiêu chính của họ là lợi nhuận cho nên trong những năm tới khi thuế nhập khẩu giảm, giá giấy ngoại xuống thấp, do mục tiêu lợi nhuận lôi kéo, lúc này uy tín về mối quan hệ ràng buộc nhiều năm cũng không thể giữ được khách hàng, sự tín nhiệm đối với sản phẩm sẽ giảm xuống. Như vậy trong các năm tới để giữ gìn uy tín của sản phẩm giấy Bãi Bằng. Công ty phải nâng cao khả năng cạnh tranh ở 4 mục tiêu: Chất lượng, giá cả, thông tin và marketing, tiến tới đưa thương hiệu giấy Bãi Bằng tới các thị trường trong khu vực vì qua phân tích thị trường thế giới cho thấy: Dự kiến châu á sẽ là nơi có nhu cầu sản phẩm giấy cao nhất thế giới. Tiêu thụ giấy trên đầu người tăng rất đều đặn trong mười năm qua và dự kiến sẽ tăng trong tương lai. Việt nam vẫn phải nhập khẩu giấy để đáp ứng nhu cầu trong nước và phải nhập khẩu bột giấy để cung cấp đủ nguyên liệu cho việc sản xuất giấy trong nước. 2.2.9 Năng lực quản lý: Bãi Bằng sẵn có một đội ngũ cán bộ quản lý đầy kinh nghiệm, có lực lượng cán bộ kỹ thuật mạnh sớm được đào tạo và tiếp xúc với công nghệ tiên tiến và phương thức quản lý Bắc Âu. Hầu hết cán bộ quản lý được đào tạo rất cơ bản. Kể cả chuyên môn và công tác quản lý. Đó là cơ sở rất vững chắc để Bãi Bằng có thể mạnh dạn đầu tư công nghệ tiên tiến trên cơ sở hạ tầng hiện có một cách rất có hiệu qủa để tăng khả năng cạnh tranh ở thị trường trong nước và trong khu vực. 2.3 Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của công ty giấy Bãi Bằng. 2.3.1 Đánh giá các mặt có khả năng cạnh tranh, tiềm năng về thị trường: Qua phân tích ở phần 2.2 ta thấy giấy Bãi Bằng có những khả năng cạnh tranh trong những năm tới ở những mặt sau: 1. Bãi Bằng là doanh nghiệp Nhà nước lớn, có truyền thống vững mạnh, đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới, nên bản lĩnh của doanh nghiệp dựa trên sức mạnh của tập thể sẽ là yếu tố quyết định giấy Bãi Bằng có được sức cạnh tranh mạnh mẽ kể cả trong các thời điểm rất khó khăn. 2. Chất lượng giấy có khả năng ngang bằng và thậm chí cao hơn các sản phẩm cùng loại của khu vực sau khi kết thúc đầu tư giai đoạn I vào cuối năm 2003. 3. Đã có hệ thống phân phối sản phẩm rộng khắp cả nước. Đây cũng chính là mạng lưới thông tin tiền đề cần thiết cho sự gắn chặt các hoạt động SX-KD với thị trường. 4. Uy tín sản phẩm giấy Bãi Bằng rất cao đối với người tiêu dùng Việt nam, hầu hết các cơ sở in, gia công giấy lớn ở Việt nam đều có quan hệ làm ăn lâu dài, mật thiết với Bãi Bằng. Điều này rất quan trọng vì nó giúp ta giảm bớt chi phí quảng cáo sản phẩm, chỉ cần duy trì được các yếu tố cạnh tranh khác là có thể giữ được khách hàng. 5. Nhu cầu giấy viết, giấy in trong nước đang tăng mạnh khoảng 10,4% năm. Trong khi đó, giấy sản xuất trong nước hiện nay mới chỉ đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu. Do đó tiềm năng thị trường giấy nội địa còn rất lớn. Dự báo về nhu cầu giấy như biểu dưới đây: Sản lượng và nhu cầu giấy in, giấy viết ( tấn/năm): Năm 1995 2000 2005 2010 Nhu cầu cả nước 78.000 125.000 185.000 250.000 Sản lượng cả nước 120.000 175.000 240.000 Sản lượng Bãi Bằng 65.000 110.000 110.000 2.3.2 Đánh giá các mặt tồn tại, hạn chế so với các đối thủ cạnh tranh, phân tích năng lực cạnh tranh của sản phẩm ở phần 2.2 ta thấy các điểm yếu cơ bản như sau: 1. Giá thành giấy Bãi Bằng qúa cao, để có đủ sức cạnh tranh. Giấy Bãi Bằng phải giảm giá thành 10% vào năm 2003 , và trên 20% vào các năm tiếp theo. 2. Hệ thống thông tin có cơ sở vật chất nghèo nàn, thiếu và lạc hậu - thông tin chậm và chưa chính xác. Hoạt động của hệ thống kém hiệu qủa. Hạn chế này sẽ làm cho Bãi Bằng không thể thích ứng nhanh với thị trường. 3. Chức năng quản trị marketing chưa được xây dựng một cách khoa học, hoạt động marketing thiếu những mặt quan trọng cần thiết mà nhờ chúng các mặt hoạt động khác của doanh nghịêp gắn chặt với thị trường. 4. Mẫu mã, bao gói sản phẩm giấy Bãi Bằng chưa được lưu tâm đa dạng hóa, đổi mới và tăng cường chất lượng. 5. Thương hiệu giấy Bãi Bằng chưa có tiếng trên thị trường ngoài nước, do vậy sẽ rất khó khăn khi muốn đưa sản phẩm giấy Bãi Bằng vào thị trường khu vực và thế giới. 6. Các đối thủ cạnh tranh dùng nhiều biện pháp, thậm chí cả biện pháp cạnh tranh không lành mạnh để tấn công như bán phá giá, theo tạp chí thị trường giá cả số 82 ngày 10/7/2002 đưa tin. " Tháng 6, tháng 7 năm 2002 xuất hiện tình trạng một số công ty nước ngoài bán phá giá giấy in báo vào thị trường Việt nam làm ngành giấy trong nước gặp khó khăn " Trong khi đó tiềm năng tài chính của nhiều công ty nước ngoài hơn hẳn Bãi Bằng cộng với pháp luật Việt nam chưa đủ mạnh để ngăn trặn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh như vậy. 2.3.3 Nguyên nhân các tồn tại hạn chế: Các tồn tại, yếu kém trên là do các nguyên nhân chủ yếu sau: 1. Dây chuyền công nghệ giấy Bãi Bằng đã lạc hậu so với công nghệ hiện đại của thế giới và khu vực 10 đến 20 năm, công suất thì nhỏ, hiệu qủa thấp trong khi đó việc tái đầu tư thực hiện qúa chậm ( dự án đầu tư nâng công suất từ 55.000 tấn lên 100.000 tấn giấy từ năm 1994 mà tới cuốn năm 2003 mới xong). Trong khi đó các nhà máy Giấy trong khu vực ASEAN hầu hết được đầu tư lớn, đồng bộ từ khâu nguyên liệu đến công nghệ hiện đại, công suất sản xuất của họ thường gấp từ 5 á 20 lần của Bãi Bằng cho nên họ sản xuất với chi phí thấp, hiệu qủa cao, chất lượng tốt hơn. Trong khi đó dây chuyền Bãi Bằng lại không đồng bộ công suất sản xuất bột chỉ đạt 48.000 tấn/năm. Nhưng công suất xeo có thể đạt tới 70.000 tấn/năm, do vậy phải dùng bột ngoại mới nâng công suất lên giá bột ngoại có lúc cao hơn cả giá giấy khi giá đầu vào cao mà sản xuất trên 1 dây chuyền lạc hậu không cho ra được sản phẩm có giá trị cao hơn là một lý do làm cho giá thành giấy tăng đáng kể. 2. Do tính chất là doanh nghiệp Nhà nước, ngoài mục tiêu lợi nhuận còn phải giải quyết nhiều nhiệm vụ chính trị xã hội nên đội ngũ cán bộ công nhân viên qúa đông, năng suất lao động thấp, thụ động trong công việc, hiệu qủa chất lượng chưa cao, số lượng CBCNV của công ty ( kể cả Gỗ Cầu Đuống) là 3 600 người, trong khi đó một công ty trong khu vực có công suất lớn gấp 5 lần Bãi Bằng chỉ có 500 người. Mặt khác công ty thiếu những cán bộ giỏi về các lĩnh vực tin học, marketing... làm cho chất lượng hoạt động của một số mảng quản trị doanh nghiệp còn yếu kém. 3. Nhiều yếu tố đầu vào giá khá cao so với mặt bằng khu vực: Giá nguyên liệu thô của ta khoảng 28USD/tấn nhưng chất lượng lại thấp hơn nhiều. So với Bắc Mỹ thì tương đương về giá - nhưng so với Indonesia thì cao hơn khoảng 4 - 5USD/tấn. Giá phụ tùng nhập ngoại dùng cho sửa chữa thiết bị thường cao hơn ở thị trường châu Âu, Mỹ và khu vực 10 - 30%. Do thị trường Việt nam nhỏ lại chưa gia nhập WTO. 4. Lãng phí khá lớn ở tất cả các khâu sản xuất kinh doanh đặc biệt là lãng phí trong mua sắm, bảo quản, sử dụng các loại nguyên liệu vật tư, nhiên liệu, lãng phí do sai, hỏng trong qúa trình vận hành, sửa chữa do không thực hiện đúng quy trình. 5. Do nước ta mới thoát khỏi cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp đồng thời ngành giấy lại được Nhà nước bảo hộ trong một thời gian dài. Sản phẩm giấy Bãi Bằng trở thành độc quyền nên công ty chưa thực sự phải cạnh tranh, dẫn đến độ ì lớn, thiếu năng động trong sản xuất kinh doanh, chưa kịp đổi mới để thích ứng với cơ chế thị trường. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến giấy Bãi Bằng có hệ thống thông tin và hệ thống quản trị marketing yếu kém như đã phân tích ở phần 2.2. 6. Do tính chất Bãi Bằng là doanh nghiệp Nhà nước đầu đàn, đồng thời là doanh nghiệp kinh doanh có hiệu qủa nhất Tổng công ty Giấy Việt nam nên Bãi Bằng phải gánh nhiều trách nhiệm khác như bù lỗ cho các công ty khác trong Tổng công ty, sát nhập và vực dậy công ty Gỗ Cầu Đuống đang ở bên bờ phá sản. Bao cấp cho các đơn vị phụ trợ quanh nhà máy như trường Đào tạo nghề giấy, trường Mầm non, hệ thống hạ tầng khu thị trấn, điện nước công cộng vv... Hoặc giúp đỡ địa phương phát triển..... Những gánh nặng đó chính tờ giấy phải chịu và do vậy, giá thành cũng đội lên sức cạnh tranh sẽ yếu đi. Chương 3 Quan điểm và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty giấy Bãi Bằng trong qúa trình đổi mới và hội nhập. 3.1 Định hướng. 3.1.1 Định hướng sản xuất kinh doanh của Bãi Bằng trong những năm tới: Các chỉ tiêu chủ yếu 2002 2003 2004 2005 Giá trị SXCN 780,836 tỷ 476,758 tỷ 1.074,25 tỷ 1.184,500 tỷ SL Giấy các loại 74,000 tấn 45.000 tấn 105.000 tấn 110.000 tấn Doanh thu 848,911 tỷ 37,638 tỷ 88,832 tỷ 1 433,098 tỷ Nộp ngân sách 66,172 tỷ Hoà vốn 88,832 tỷ 94,106 tỷ Lợi nhuận 61,172 tỷ Hoà vốn 72,085 tỷ 80,521 tỷ Thu nhập bình quân 1,8 triệu 1,8 triệu 1,8 triệu 1,8 triệu Dự đoán mức tiêu dùng của thị trường nội địa tại Việt nam từ nay đến năm 2020 như sau: Hạng mục 2000 2005 2010 2020 Dân số ( triệu người) 77,7 83 89 102 Tăng trưởng GDP(%/năm) 7-8 7-8 6-7 7-8 Mức tiêu thụ giấy các loại (kg/người/năm) 6,4 9,4 14,5 33,6 Nhu cầu giấy các loại (Tấn/năm). 500.0 781.000 1 286 000 3 420 000 Nhu cầu giấy in, viết (T/năm) 150.0 226.000 365.000 947.000 Để thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh đồng thời giữ vững vị thế là doanh nghiệp lớn nhất cả nước sản xuất giấy in, viết, hiện nay công ty giấy Bãi Bằng đang thực hiện giai đoạn 1 đầu tư chiều sâu tăng công suất từ 55.000 tấn lên 100.000 tấn/năm với chất lượng giấy đạt tiêu chuẩn quốc tế. Công trình đang ở giai đoạn chế tạo thiết bị, dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 12 năm 2003. Giai đoạn 2 công ty đang trình Chính phủ dự án tiền khả thi xây dựng tiếp tục một dây chuyền sản xuất bột công suất 250.000 tấn/năm với chất lượng cao và môi trường đạt tiêu chuẩn quốc tế. Theo chương trình công trình sẽ hoàn thành vào 2006, đảm bảo đủ cung cấp bột cho sản xuất giấy ( không phụ thuộc vào bột nhập) và cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. 3.1.2 Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm: Để đạt được mục tiêu sản xuất kinh doanh đề ra, giữ vững và nâng cao thị phần ở thị trường trong nước, dần dần vươn tới các thị trường trong khu vực, điều cốt yếu là Bãi Bằng phải nâng cao được năng lực cạnh tranh của sản phẩm, đủ sức cạnh tranh với ngành giấy của các cường quốc sản xuất giấy trong khu vực như Indonesia, Thailand, Malaysia, Philipine. Các mặt cần phải duy trì và nâng cao sức cạnh tranh như sau: 1. Điều đầu tiên và quan trọng nhất là phải tạo ra sức mạnh tập thể, tạo ra ý thức cạnh tranh trong mỗi CBCNV, đó là tiềm năng lớn nhất tạo nên sức cạnh tranh của sản phẩm giấy Bãi Bằng. 2. Phải nâng cao chất lượng sản phẩm giấy sao cho ngang bằng và vượt chất lượng giấy trong khu vực. Liên tục cải tiến và nâng cao chất lượng để theo kịp nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Kịp thời và thường xuyên cải tiến mẫu mã, bao bì sao cho đạt tiêu chuẩn bền, đẹp, phù hợp thị hiếu khách hàng. 3. Nhanh chóng áp dụng các biện pháp khẩn cấp để, hạ giá thành giấy nhằm giữ vững thị trường , giấy bán theo giá thị trường nhưng không bị lỗ. Dần dần áp dụng các biện pháp đồng bộ, hiệu qủa nhằm đảm bảo giá thành hợp lý, sản phẩm có đủ sức cạnh tranh về giá, tiến tới mở rộng thị trường . 4. Nhanh chóng cải tiến hệ thống thông tin đảm bảo đủ và kịp tời thông tin cho quản lý, kinh doanh, đặc biệt là thông tin về thị trường. Bước tiếp theo phải xây dựng một hệ thống thông tin hiện đại và nhờ đó doanh nghiệp có đủ khả năng xoay chuyển kịp thời với tình hình thực tế, đem lại sức sống cho sản phẩm trong nền kinh tế tri thức mà thông tin là yếu tố quan trọng nhất hiện nay. 5. Cải ti

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100518.doc
Tài liệu liên quan