Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Nguồn nhân lực là một trong những nhân tố quan trọng nhất không thể thiếu trong mọi lĩnh vực hoạt động. Ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam thành công như ngày hôm nay có sự đóng góp rất to lớn của đội ngũ lao động trong ngành. Hiện nay, số lượng lao động của ngành đạt 45.042 người, một con số không nhỏ. Đội ngũ lao động của ngành ngày càng được nâng cao về trình độ chuyên môn, kỹ năng lao động sản xuất. Các chương trình đào tạo cho lực lượng lao động của ngành có xu hướng nâng cao về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, vấn đề nhân lực cho sự phát triển của ngành còn gặp nhiều khó khăn.

doc81 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1663 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tàu hút tới 4.000HP. Khối lượng sản phẩm cũng như doanh thu và tốc độ phát triển trong hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp này không ngừng tăng lên. Ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam có tốc độ tăng trưởng ngày càng cao, tổng sản lượng năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 1990, tổng sản lượng của ngành đạt 56.360 triệu đồng nhưng đến năm 1999 đã đạt 1.580.000 triệu đồng, điều này chứng tỏ tầm quan trọng của ngành ngày càng được khẳng định. 2.1.3 Thời kỳ từ năm 2000 đến nay Đây là những năm đầu tiên của một thế kỷ mới, nó có một ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển của ngành cũng như của nền kinh tế quốc gia và trên thế giới. Với chính sách mở cửa nền kinh tế tham gia vào quá trình hội nhập, quyết tâm xây dựng Việt Nam theo con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá, ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam cũng không ngừng cố gắng để góp phần thực hiện thành công mục tiêu ấy. Ngày 11/11/2002 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 1055/QĐ- TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát hành ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam đến năm 2010, phấn đấu đưa nước ta trở thành nước có nền công nghiệp tàu thuỷ phát triển vào loại trung bình tiên tiến trong khu vực. Từ đây đã mở ra một cơ hội mới cho ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam. Bảng 2.2: Giá trị sản lượng giai đoạn 2000 đến 2006 Đơn vị tính: triệu đồng và % Năm Giá trị sản lượng Tốc độ tăng trưởng 2000 2.111.670 34% 2001 3.037.645 44% 2002 4.650.353 53% 2003 7.079.490 52% 2004 10.273.243 45% 2005 15.025374 46,5% 2006 23.741.000 58% Nguồn: Đề án phát triển Tập đoàn Vinashin giai đoạn 2001 - 2010 Dựa vào bảng 2.2 ta thấy, trong giai đoạn này ngành luôn có tốc độ tăng trưởng cao, giá trị tổng sản lượng đạt có sự gia tăng đáng kể. Năm 2000 giá trị tổng sản lượng của ngành đạt 2.111.670 triệu đồng, đến năm 2003 đã tăng lên tới 7.079.490 triệu đồng và đặc biệt năm 2006 là một năm thắng lợi lớn của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam với tổng giá trị sản lượng đạt 23.741.000 triệu đồng. Một thời kỳ phát triển vượt bậc của ngành đã bắt đầu mở ra cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy chỉ với thời gian ngắn, song Tập đoàn Vinashin nói riêng và ngành đóng tàu Việt Nam nói chung đã có những bước phát triển nhanh chóng với nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Sự đa dạng về chủng loại, quy mô về trọng tải của sản phẩm nên đã nhận được nhiều đơn đặt hàng trong nước và nước ngoài như 8 tàu hàng trọng tải 34.000 tấn được đóng để xuất khẩu sang Anh với trị giá 26,5 triệu USD/ Chiếc; 5 tàu chở hàng và hoá chất trọng tải 6.500 tấn xuất khẩu sang Hàn Quốc mỗi chiếc trị giá 11triệu USD; tàu chở hàng trọng tải 8.700 tấn xuất khẩu sang Nhật Bản... Mức tăng trưởng bình quân đạt trên 30%. Hiện nay, phần vốn  trong ngành đóng tàu đang chiếm 30-35% tổng vốn của nước ta nhưng có thể sẽ nhanh chóng nâng lên mức 60% vào năm 2010. Nguồn: Theo TTXVN ( tin từ www.nld.com.vn) Biểu đồ Giá trị sản lượng giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2006 Đơn vị tính: triệu đồng Nguồn: Đề án phát triển Tập đoàn Vinashin giai đoạn 2001 - 2010 Mặc dù Tập đoàn kinh tế Vinashin đã đạt được một số thành công trong thời gian vừa qua song Tập đoàn còn thiếu kinh nghiệm quốc tế, tuy nhiên lại có 2 ưu thế vượt trội so với nhiều công ty đóng tàu khác là giá rẻ và thời gian chuyển giao nhanh. Vì vậy, Vinashin đã thành công trong việc cạnh tranh giành các hợp đồng đóng tàu của các nước châu Á, như Nhật Bản. Năm 2004, Vinashin đã thâm nhập vào thị trường châu Âu với các đơn đặt hàng từ công ty vận tải biển Graig Shipping của Anh để đóng tàu Handymax lớp Diamond có trọng tải 53.000 DWT. Năm 2005, Vinashin đã nhận được các đơn đặt hàng quan trọng, trong đó có hợp đồng đóng các tàu container có sức chở tới 700 TEU cho công ty MPC Marine của Đức. Chỉ riêng năm 2006, giá trị sản xuất của Tập đoàn đạt gần 23 nghìn tỷ đồng, tăng 29% so với năm trước. Các công ty đóng tàu Bạch Đằng, Nam Triệu, Phà Rừng, Hạ Long,... vừa phải khẩn trương hoàn thành hợp đồng đóng mới 32 tàu vận tải biển có sức chở từ 4.000 đến 20 nghìn tấn cho Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), vừa tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất, chuẩn bị triển khai thực hiện đóng mới 64 tàu cỡ lớn, theo hợp đồng nguyên tắc vừa được ký kết giữa Vinashin và Vinalines ngày 8-2 vừa qua. Theo đó, trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2010, Vinashin đóng mới 19 tàu và 45 chiếc trong giai đoạn 2010 - 2015. Trong chương trình phát triển đội tàu chở dầu thô của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, thời gian tới sẽ có sự góp mặt của những con tàu "Made in Việt Nam" do Vinashin sản xuất, theo hợp đồng được ký ngày 14-2, với ba tàu vận tải chở dầu thô loại AFRMAX, sức chở 105 nghìn tấn. Đây là những con tàu chuyên dùng có sức chở lớn nhất, lần đầu được đóng mới trong nước. Không chỉ đóng tàu phục vụ nhu cầu vận tải trong nước, năm nay Vinashin cũng tiếp tục triển khai thực hiện các hợp đồng đóng tàu xuất khẩu, với các xê-ri tàu có sức chở từ 3.000 đến 75 nghìn tấn, tàu dầu 13.500 tấn, tàu chở ô-tô và container cho các chủ tàu Nhật Bản, Đan Mạch, Đức, Anh, Hà Lan, Israel,... Bản thân Vinashin cũng chủ động phát triển đội tàu của riêng mình, với hàng chục tàu chở hàng, tàu dầu, tàu container cỡ lớn,... Nguồn: www.Vinashin.com.vn Bí quyết thành công của Vinashin trong thời gian qua là: Tập đoàn Vinashin đã chủ động xây dựng chiến lược phát triển theo hướng đa ngành, lấy đóng mới và sửa chữa tàu biển làm chính, đồng thời phát triển các ngành nghề khác như vận tải sông-biển, công nghiệp phụ trợ,... theo nguyên tắc là những ngành này hỗ trợ cho ngành chính - đóng tàu. Vinashin vừa sản xuất, vừa tập trung đầu tư, nâng cấp các nhà máy đóng tàu hiện có, như Bạch Đằng, Sông Cấm, Bến Kiền, Sài Gòn, Hạ Long, Nam Triệu,... để đóng được tàu có sức chở từ 20 nghìn đến 70 nghìn tấn, đồng thời xây dựng mới một số cơ sở đóng tàu hiện đại tại Hải Dương, Dung Quất có khả năng sản xuất container và đóng mới tàu từ 100 nghìn đến 250 nghìn tấn và dàn khoan dầu khí. Nhiều khu công nghiệp phụ trợ sản xuất điện, thép đóng tàu, chế tạo lắp ráp động cơ thủy, máy móc thiết bị trên boong, nghi khí hàng hải, nội thất tàu,... được triển khai xây dựng tại Cái Lân (Quảng Ninh), An Hồng (Hải Phòng), Lai Vu (Hải Dương). Cùng với đầu tư xây mới và nâng cấp các cơ sở sản xuất, Vinashin mạnh dạn thực hiện chiến lược sản phẩm mẫu, sản phẩm trọng điểm, sản phẩm mũi nhọn mang tính đột phá, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, trình độ quản lý cũng như vị thế của Tập đoàn ở thị trường trong nước và quốc tế. Đối với thị trường trong nước, bằng những bước đi chắc chắn, thuyết phục, Vinashin đã lựa chọn các doanh nghiệp đầu đàn, như Bạch Đằng, Phà Rừng, Hạ Long,... tổ chức sản xuất các xê-ri tàu chở hàng 6.500 tấn, 11.500 tấn, 12.500 tấn, tàu dầu 13.500 tấn, tàu container 564 TEU, 610 TEU và 1016 TEU,... Trong đó có những con tàu được giao cho những đơn vị vận tải biển nhiều kinh nghiệm của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam như Công ty vận tải biển Việt Nam (Vosco), Vận tải biển 3 (Vinaship) sử dụng. Nhưng cũng có loạt tàu Vinashin chủ động tự tổ chức khai thác, thậm chí đi biển xa để kiểm định chất lượng, như con tàu 12.500 tấn đầu tiên được đóng mới tại Bạch Đằng. Tiếp cận thị trường tàu biển thế giới, Vinashin "biết người, biết ta" không thể cạnh tranh trực tiếp, mà cần phải có những bước đi phù hợp để vừa học hỏi kinh nghiệm, vừa quảng bá dần thương hiệu Vinashin ra bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Bắt đầu là những hợp đồng đóng tàu nhỏ, lẻ với những sản phẩm đơn chiếc như: tàu hút bùn công suất 1.000 đến 1.500 m3/giờ xuất khẩu sang I-rắc của Nhà máy đóng tàu Bến Kiền; tàu kéo 1.000cv, sà-lan 2.500 tấn xuất khẩu đi Xin-ga-po, du thuyền vỏ nhôm, khách sạn nổi 80 giường của Nhà máy đóng tàu Sông Cấm cho chủ tàu Pháp,... Không phải ngẫu nhiên mà chủ tàu NOMA (Nhật Bản) lại tìm đến Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng để ký hợp đồng đóng mới tàu hàng 6.380 tấn, sau đó là tàu 8.700 tấn và 10.500 tấn, nếu cơ sở này không sản xuất thành công loạt tàu 6.500 tấn được các đội tàu trong nước, như Vosco, Vinaship,... sử dụng một cách có hiệu quả. Nguồn: Vinashin.com.vn 2.2 Thực trạng về năng lực cạnh tranh của ngành Công nghiệp đóng tàu Việt Nam 2.2.1 Thực trạng về quy mô Trải qua quá trình hình thành, phát triển quy mô và cơ cấu của ngành càng được nâng cao. Trước năm 1996, có trên 60 nhà máy đóng và sửa chữa tàu khác nhau, lực lượng lao động sản xuất còn rất nghèo nàn lạc hậu, lại hết sức phân tán, các cơ sở sản xuất của ngành công nghiệp thuộc nhiều bộ, tỉnh, thành phố vì vậy đã không thể phát triển đúng đắn trong quy hoạch cần có. Hoạt động đầu tư vào ngành trong giai đoạn nay chưa hiệu quả. Sau năm 1996, với sự ra đời của Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam nay là Tập đoàn kinh tế Vinashin đã đánh giấu một bước phát triển mạnh mẽ của ngành. Các đơn vị đóng tàu và sửa chữa tàu đã được sắp xếp lại. Hiện nay ngành được chia làm ba khối: Khối các nhà máy của Tập đoàn kinh tế Vinashin Khối các nhà máy trực thuộc các Bộ Khối các nhà máy trực thuộc các địa phương Trong đó Tập đoàn kinh tế Vinashin là đơn vị chủ lực. Ngành công nghiệp đóng tàu chủ trương đầu tư hiện đại hoá và mở rộng các cơ sở đóng tàu hiện có, nghiên cứu xây dựng một số nhà máy với quy mô hiện đại, cải tiến tổ chức lại ngành theo hướng phân công chuyên môn hoá cụ thể. Đặc biệt là Tập đoàn kinh tế Vinashin đã đưa ra chiến lược phát triển ngành trong giai đoạn 2001 - 2010 quyết tâm xây dựng thương hiệu và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới. Để đạt được mục tiêu đã đặt ra ngành đã chú trọng đầu tư vào nhiều dự án: Bảng 2.3: Các dự án đầu tư quan trọng của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam TT Danh mục dự án Năng lực thiết kế A Nâng cấp và mở rộng các cơ sở đóng, sửa chữa tàu 1 Nhà máy đóng tàu Hạ Long - Đóng và sửa chữa tàu đến 70.000DWT - Tàu container 1.700 TEU đến 3.000 TEU - Tàu chở khí lỏng - Tàu hàng từ 6.500 đến 53.000 DWT 2 Nhà máy đóng tàu Nam Triệu ( Hải Phòng) - Đóng và sửa chữa tàu đến 70.000DWT - Tàu container 1.700 TEU - Tàu hàng từ 6.500 đến 53.000DWT 3 Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng ( Hải Phòng)...... Đóng và sửa chữa tàu đến 53.000DWT Tàu container 1.700TEU Tàu chở khí lỏng đến 20.000 m3 B Nâng cấp và xây dựng các cơ sở nghiên cứu khoa học, tư vấn thiết kế và đào tạo 1 Nâng cấp Viện Khoa học công nghệ tàu thuỷ Nâng cấp thành Học viện khoa học công nghệ tàu thuỷ Đầu tư chiều sâu bể thử mô hình và đầu tư Trung tâm thiết kế công nghiệp và tạo mẫu C Nâng cấp và xây dựng các khu công nghiệp tàu thuỷ 1 Khu CNTT An Hồng ( Hải Phòng) Lắp ráp động cơ Diezel đến 6.000HP Lắp ráp nồi, thiết bị hơi... 2 Khu CNTT Cái Lân (Quảng Ninh) Nhà máy cán thép nóng Nhà máy kết cấu thép phi tiêu chuẩn - Nhà máy điện Diezel 3 Khu công nghiệp phụ trợ ( Bắc Giang).... Sản xuất trang thiết bị nội thất tàu thuỷ Nguồn: Đề án phát triển Tập đoàn kinh tế Vinashin giai đoạn 2001- 2010 Hiện nay, ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam đang có nhiều thuận lợi để phát triển. Trong thời gian vừa qua ngành đã có thêm nhiều sản phẩm mới với chất lượng cao, và trọng tải lớn đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước và phục vụ cho xuất khẩu. Về sản phẩm, các nhà máy trong ngành đã có thể đóng được những con tàu chất lượng cao tầm khu vực và thế giới như các loại tàu tuần tra cao tốc vỏ thép cường độ cao hoặc vỏ nhôm cao cấp phục vụ cho bộ đội biên phòng và hải quan, tàu hàng có trọng tải 53.000 DWT đạt tiêu chuẩn quốc tế, tàu hút bùn 1.500m3/h...Nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành về chất lượng sản phẩm. Bảng 2.4: Danh mục các sản phẩm chính của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam Thứ tự Tên sản phẩm Đơn vị thực hiện 1 Tàu hàng khô 5000 DWT Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, Huyndai - Vinashin 2 Tàu hàng khô 6.500 DWT 3 Tàu hàng khô 11.500 DWT 4 Tàu hàng khô 16.000DWT 5 Tàu hàng khô 20.000DWT 6 Tàu hàng khô 53.000DWT 7 Tàu hàng rời 30.000D WT 8 Tàu chuyên dụng 10.000 DWT 9 Tàu dầu 3.500 DWT Nhà máy đóng tàu Hạ Long, Huyndai - Vinashin 19 Tàu dầu 6.000 DWT 11 Tàu dầu 10.000 DWT 12 Tàu chở dầu 15.000 DWT 13 Tàu dầu 20.000DWT 14 Tàu chở dầu thô 70.000 DWT 15 Tàu container 350 TEU Nhà máy đóng tàu Hạ Long 16 Tàu container 1.200 TEU 17 Tàu cao tốc các loại Nhà máy đóng tàu Sông Cấm 18 Tàu hút bùn các loại Nhà máy đóng tàu Bến Kiền 19 Tàu khách 100 chỗ Nhà máy đóng tàu Tam Bạc 20 Tàu khách 300 chỗ 21 Tàu tìm kiếm cứu nạn Tàu cảnh sát biển Nhà máy đóng tàu Sông Cấm 22 Đoàn sà lan chở container Nhà máy đóng tàu Sông Cấm, Cần Thơ, Sài Gòn 23 Tàu cá 400-500 CV Nhà máy Bến Thuỷ, Nha Trang, Đà Nẵng, Bến Kiền 24 Tàu dịch vụ nghề cá Nhà máy đóng tàu Bến Kiền Nguồn: Đề án phát triển Tập đoàn kinh tế Vinashin giai đoạn 2001 - 2010 Về nhóm mặt hàng định hướng và thị trường tiêu thụ, trước mắt ngành tập trung vào các mặt hàng chính: Các loại tàu đánh cá xa bờ bằng nguyên vật liệu compostite và thép, gỗ... có công suất từ 50CV đến 750 CV với các trang thiết bị đánh bắt hiện đại, các loại tàu hàng từ 6.500 DWT đến 70.000DWT, các loại tàu Container từ 1.000 TEU đến 1.500 TEU, tàu chở dầu thành phẩm đến 30.000 DWT, tàu chở khí hóa lỏng đến 5.000 m3, tàu chở dầu thô đến 100.000 DWT, các loại phà... Tuy nhiên, quy mô ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam chưa lớn so với các nước trên thế giới: Ở Nhật có 1.100 cảng biển thì có 1.182 nhà máy, gấp 35 lần so với Việt Nam; Ở Trung Quốc có 408 nhà máy, gấp 11-12 lần so với Việt Nam. Hiện nay, Ngành có 34 nhà máy hiện đại được phân bổ miền Bắc 18, miền Trung 5, miền Nam 11 nên chưa thể gọi là đồng đều, chủ yếu tập trung ở miền Bắc. Trong khi đó cảng biển lại phát triển mạnh ở miền Nam. Đây là một điều hơi nghịch lý so với các cường quốc kinh tế biển như Nhật, Mỹ, Anh, Nauy, Hy Lạp, Pháp, Italia. Nguồn: Tạp chí hàng hải Việt Nam ( tin từ www.google.com.vn ) 2.2.2 Thực trạng về cơ sở hạ tầng Trải qua một chặng đường phát triển, ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam ngày càng được thế giới biết đến với những con tàu có trọng tải lớn đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống cơ sở hạ tầng của ngành ngày một đổi mới, nhiều nhà máy đã được nâng cấp ngày một hiện đại hơn, bên cạnh đó các dự án đầu tư xây dựng mới các nhà máy đóng tàu ngày càng được quan tâm. Có thể kể đến Nhà máy Công nghiệp Tàu thuỷ Dung Quất với tổng mức đầu tư của toàn bộ dự án khoảng 5.000 tỷ đồng để đóng tàu có trọng tải khoảng 100.000 DWT. Đây là bước đi tào bạo trong hành trình nâng cao vị thế của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam. Tuy nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng của ngành còn lạc hậu và chưa đồng bộ. Phần lớn các nhà máy của ngành được xây dựng cách đây khoảng 30 đến 40 năm như Nhà máy đóng tàu Hạ Long xây dựng và đưa vào sản xuất năm 1976, do Ba Lan giúp đỡ chỉ phục vụ cho đóng mới và sửa chữa tàu cỡ 3.000 DWT; Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng xây dựng và đưa vào sản xuất năm 1965 do Trung Quốc giúp đỡ, đến năm 1975 có được nâng cấp để đóng mới được tàu 3.000DWT và năm 1999 bắt đầu được đầu tư nâng cấp để đóng mới được tàu 10.000DWT; Nhà máy đóng tàu Sài Gòn được xây từ năm 1995, nhưng hiện chỉ có 100m cầu tàu và 01 ụ nổi để sửa chữa tàu thuỷ có trọng tải tới 2.000DWT.....Do thiếu điều kiện để nâng cấp và xây dựng những nhà máy đóng tàu cho phù hợp với thời đại, chúng ta vẫn phải tiếp tục sử dụng những cơ sở hạ tầng lạc hậu. Trong khi đó, các nước có ngành công nghiệp đóng tàu phát triển trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và nhiều nước Tây Âu...là những nước có nền kinh tế phát triển, họ có nhiều cơ hội để đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, đáp ứng kịp thời nhu cầu cho sự phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu. Chính vì vậy, để nâng cao năng lực của ngành thì vấn đề nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng là một trong những vấn đề quan trọng không thể bỏ qua. 2.2.3 Thực trạng về nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là một trong những nhân tố quan trọng nhất không thể thiếu trong mọi lĩnh vực hoạt động. Ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam thành công như ngày hôm nay có sự đóng góp rất to lớn của đội ngũ lao động trong ngành. Hiện nay, số lượng lao động của ngành đạt 45.042 người, một con số không nhỏ. Đội ngũ lao động của ngành ngày càng được nâng cao về trình độ chuyên môn, kỹ năng lao động sản xuất. Các chương trình đào tạo cho lực lượng lao động của ngành có xu hướng nâng cao về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, vấn đề nhân lực cho sự phát triển của ngành còn gặp nhiều khó khăn. Biểu đồ Nguồn nhân lực của Vinashin Công nhân kỹ thuật: 8.220 người    Đại học, Cao đẳng: 1.427    Trung học: 444 người     Quản trị doanh nghiệp: 99 người    Phục vụ, LĐ khác: 1.648 người Nguồn: www.Vinashin.com.vn Về đội ngũ lãnh đạo các đơn vị của ngành hầu hết được đào tạo có hệ thống, hiểu biết về kỹ thuật chuyên ngành, kinh doanh và chính trị. Tuy nhiên, số lãnh đạo có khả năng đưa ra những giải pháp phát triển cho phù hợp với xu hướng quốc tế còn hạn chế, do các lãnh đạo chưa được đào tạo những kiến thức và phương pháp quản lý hiện đại. Chính vì vậy, ngành vẫn trong tình trạng thiếu cán bộ lãnh đạo cả về số lượng và chất lượng cho sự phát triển. Ngành có một lực lượng các cán bộ kỹ thuật chuyên môn lên tới hàng ngàn người đều được đào tạo chuyên môn qua các trường lớp. Hiện tại số cán bộ khoa học có trình độ trên đại học 27 người gồm: Tiến sỹ khoa học: 12 người, Thạc sỹ: 15 người, Đại học và cao đẳng 1.427 người ( Nguồn: Vinashin.com.vn ). Tuy nhiên, một số cán bộ kỹ thuật của ngành chưa bắt kịp sự phát triển của thế giới. Trình độ sử dụng các thiết bị khoa học kỹ thuật hiện đại còn hạn chế, bên cạnh đó họ chưa tận dụng hiệu quả các ứng dụng của tin học trong công việc. Các cán bộ thuộc bộ phận thiết kế còn nhiều hạn chế về năng lực chuyên môn làm giảm năng lực sản xuất của ngành. Lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật công nghệ trong ngành còn quá mỏng và thiếu hụt nghiêm trọng. Ngoài ra, số thợ lao động bậc cao chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành đặc biệt là trong giai đoạn phát triển hiện nay. Để đáp ứng nhu cầu về lao động cho sự phát triển, trong thời gian vừa qua ngành cũng đã đặc biệt quan tâm tới việc đào tạo nguồn nhân lực. Nhiều trường công nhân kỹ thuật ngành công nghiệp đóng tàu được xây dựng và vận hành, nhiều lớp đào tạo ngắn hạn cho công nhân cũng được tổ chức hàng năm. Chính sự quan tâm của ban lãnh đạo ngành đã góp phần vào việc cải thiện chất lượng người lao động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành. 2.2.4 Thực trạng về trình độ công nghệ Với mục tiêu nâng cao năng lực đóng tàu, phấn đấu năm 2015 trở thành cường quốc đóng tàu đứng thứ tư thế giới, ngành công đóng tàu Việt Nam đã tập trung đầu tư trang thiết bị và công nghệ mới như thiết bị cắt công nghệ cao, gia công cơ khí, hàn tự động, thiết bị nâng hạ đà bán ụ, ứng dụng công nghệ hàn, cắt tiên tiến...cho các nhà máy đóng tàu. Tổ chức, chỉ đạo hỗ trợ kỹ thuật đưa vào sử dụng các dây chuyền làm sạch và sơn tàu đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hoàn chỉnh công nghệ đóng tàu cao tốc, lắp đặt thành công các tàu hút biển cỡ lớn có tính năng kỹ thuật phức tạp và tàu nghiên cứu biển. Thay thế dần các thiết bị cắt kim loại dùng Ôxy và Axetylen bằng thiết bị cắt dùng khí hoá lỏng LPG nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm ô nhiễm môi trường. Ở các đơn vị của ngành đã được trang bị và sử dụng phổ biến công nghệ tin học vào quản lý và điều hành, đang xúc tiến nối mạng các đơn vị thành viên trong phạm vi cả nước để ứng dụng trong quản lý, điều hành, thống kê và cập nhập thông tin để nâng cao hiệu quả sản xuất. Xác định KH&CN là động lực thúc đẩy sự phát triển của ngành, Vinashin là đơn vị đầu tiên và duy nhất được vay trọn gói 750 triệu USD trái phiếu Chính phủ năm 2005 trong đó 30% tổng số tiền này được đầu tư vào các dự án phát triển công nghệ, đây sẽ là cơ hội lớn cho ngành có thể tiếp cận những công nghệ đóng tàu tiên tiến trên thế giới. Bên cạnh đó, Vinashin còn hợp tác với Nhật Bản, Hàn Quốc,Trung Quốc, Ba Lan...trong công tác tàu thuỷ nên trong thời gian qua, Vinashin đã tập trung đầu tư nhiều trang thiết bị và dây chuyền công nghệ mới như: Thiết bị cắt công nghệ cao, gia công cơ khí, hàn tự động, các thiết bị nâng hạ, đà bán ụ, các thiết bị đo lường, kiểm định phục vụ gia công tôn vỏ tàu thủy và lắp ráp thân tàu thuỷ, các dây chuyền làm sạch, sơn tổng đoạn, các thiết bị điều khiển tự động...Một số dự án điển hình cần phải kể đến là Dự án KC.06.DA.08CN: “Hoàn thiện công nghệ chế tạo và đưa vào sử dụng cần trục chân đế 120 T”; Dự án: “ Hoàn thiện thiết kế, thi công đà bán ụ 25.000 T” đã chế tạo thành công cần trục 120 T và đà bán ụ 25.000 T trong điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt: Cần trục 120 T đã phát huy năng lực, giúp Vinashin chế tạo thành công các tổng đoạn dài tới 12 m, rút ngắn thời gian hoàn thiện sau hạ thuỷ và tạo tiền đề quan trọng cho việc đóng thành công các tàu 11.500 T, tàu 13.500 T. Kết hợp với Dự án: “Hoàn thiện công nghệ chế tạo mũi quả lê tàu 6.500 T”, các bước phát triển KH&CN này đã góp phần giúp Vinashin chế tạo thành công các series tàu hàng 6.500 T, 12.500 T đầu tiên ở nước ta với giá thành hạ hơn giá nhập ngoại khoảng 30%. Bằng sự nỗ lực, sáng tạo, cán bộ, công nhân viên, Vinashin đã thực sự phát huy tối đa hiệu quả đầu tư, thích ứng và bắt nhịp nhanh với KH&CN hiện đại, làm chủ công nghệ, góp phần làm lợi hàng chục tỷ đồng cho đất nước. Dự án KC.06.DA.12CN đã góp phần tự động hoá việc gia công, chế tạo, lắp ráp vỏ tàu thuỷ với chất lượng cao, giảm đáng kể thời gian thi công (các điều kiện quan trọng để đóng các tàu cỡ lớn và tàu xuất khẩu). Kết quả của dự án đang được áp dụng rộng rãi trong các nhà máy đóng tàu. Dự án KC.06.DA.19CN đã mở ra hướng mới trong việc áp dụng phương pháp lắp ráp tự động để đóng thân tàu trọng tải 53.000 T, có thể chế tạo các block nặng 55 tấn với các thiết bị ép thuỷ lực 700 T, máy lốc tôn cỡ lớn, tiến hành triển khai chương trình phóng dạng hạ liệu tự động các chi tiết thân vỏ của tàu. Tập đoàn kinh tế Vinashin, tổ chức đóng tàu lớn nhật của Việt. Do đó, từ chỗ năng lực thiết kế của ngành là tàu chở hàng 3.850 tấn, hiện nay Vinashin có thể thiết kế tàu hàng từ 6.500 tấn lên tới 54.000 tấn. Đặc biệt trong thời gian qua Vinashin đã mua và chuyển giao công nghệ, một số phần mềm thiết kế có thời gian thi công tàu giảm từ 8 tháng xuống còn 2 tháng khi triển khai tôn vỏ tàu 11.500 tấn. Ở Viện khoa học công nghệ tàu thuỷ đã từng bước đưa công tác thiêt kế vào nề nếp, sử dụng hình thức thiết kế tự động CAD vào thiết kế tàu. Nghiên cứu thành công nhiều loại máy móc, triển khai bể thử mô hình tàu thuỷ - Trung tâm thử nghiệm và đo lường tính năng tàu thuỷ duy nhất hiện đại ở nước ta. Bên cạnh đó, các đơn vị khác cũng có đầu tư các phòng thí nghiệm để tăng cường năng lực nghiên cứu ứng dụng cho sản xuất. Mặc dù đã có những bước tiến đáng kể nhưng nhìn chung trình độ công nghệ, trang thiết bị chính của ngành còn rất lạc hậu. Phần lớn các thiết bị sử dụng còn rất thủ công, chủ yếu là dùng bằng tay như các máy cắt, máy hàn...nhiều thiết bị gia công cơ khí rất lạc hậu. Bên cạnh đó, các thiết bị công nghệ của ngành còn thiếu trầm trọng, 70% thiết bị sản xuất tại các nhà máy đóng tàu hiện nay phải nhập khẩu, trong đó túi tiền của doanh nghiệp có hạn. Giới đóng tàu tính rằng, để đóng tàu có trọng tải 50.000 DWT, cần khoảng 519 triệu USD nhập khẩu công nghệ mới. Hiện nay hầu hết các nhà máy đóng tàu phải nhập thiết bị động cơ thuỷ diesel, cơ cấu lái thủy lực, cần trục tới 120 tấn, máy nén khí, máy nghiền tay quay, máy cắt plasma, máy hàn và các thiết bị khác. Nguồn: Vinashin.com.vn Do đó, để tạo đà phát triển mạnh và ổn định nâng cao sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa quá trình đổi mới công nghệ nâng cao hiệu quả sản xuất. Thực trạng về thị trường Trong những năm vừa qua, ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam đã vượt qua những khó khăn để có được những thành tựu như hiện nay. Thương hiệu tàu Vinashin đã từng bước chiếm lĩnh thị trường trong nước và thị trường thế giới. Đặc biệt với sự ra đời chiếc tàu chở hàng 53.000 tấn, con tàu lớn nhất từ trước đến nay chính thức đánh giấu thương hiệu của Vinashin với bạn hàng quốc tế, thêm một lần nữa chứng minh năng lực đóng tàu của ngành đóng tàu Việt Nam. Hiện nay, ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam đang chiếm thị trường trong nước với một thị phần rất lớn. Các chủ tàu lớn trong nước như: Tổng công ty hàng hải, Tổng công ty dầu khí, Tổng công ty vận tải đường sông.... đang tạo cho ngành một cơ hội phát triển lớn. Đối với thị trường quốc tế, ngành cũng đóng và sửa chữa tàu với nhiều nước trên thế giới như: Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đan mạch...là những bạn hàng quan trọng của ngành đóng tàu Việt Nam. Hiện nay, Tập đoàn kinh tế Vinashin đã ký hợp đồng đóng tàu đến năm 2012 với hàng loạt các hợp đồng kinh tế đóng mới các sản phẩm lớn, kỹ thuật phức tạp được ký kết với các chủ tàu trong nước và quốc tế với trị giá trên 6 tỷ USD như: Ký hợp đồng nguyên tắc giữa Vinashin và Tập đoàn dầu khí Việt Nam đóng mới 3 tàu chở dầu thô 105.000DWT; Hợp đồng đóng kho dầu nổi 150.000 tấn; Hợp đồng đóng mới sêry tàu trọng tải 54.000DWT, sêry tàu trọng tải 53.000DWT,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32046.doc
Tài liệu liên quan