Luận văn Năng lực cạnh tranh của sản phẩm may mặc của công ty Cổ phần Dệt may Huế trên địa bàn Thành phố Huế

MỤC LỤC

Lời cam đoan .i

Lời cảm ơn .ii

Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế . iii

Các từ viết tắt.iv

Danh mục hình.v

Danh mục biểu đồ.vi

Danh mục bảng.vii

Mục lục. viii

MỞ ĐẦU .1

1.Tính cấp thiết của đề tài .1

2. Mục tiêu của đề tài .2

3. Đối tượng nghiên cứu .2

4. Phạm vi và nội dung nghiên cứu.3

5. Phương pháp nghiên cứu .3

6. Kết cấu của đề tài .4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC

CẠNH TRANH.5

1.1.TỔNG QUAN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH.5

1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh doanh nghiệp .5

1.1.2.Vai trò của cạnh tranh.7

1.1.3.Khái quát tiến trình phát triển lý thuyết năng lực cạnh tranh doanh nghiệp .8

1.1.4. Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.10

1.1.5.Năng lực cạnh tranh của sản phẩm .13

1.1.6.Các yếu tố tác động năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .13

1.1.6.1.Các nhân tố bên trong doanh nghiệp .14

1.1.6.2.Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.17

1.1.7. Các mô hình và phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh doanh nghiệp.20

1.1.7.1. Mô hình “Kim cương” của M. Porter.21

1.1.7.2.Ma trận SWOT.22

1.1.7.3. Điểm đánh giá năng lực cạnh tranh tổng hợp của doanh nghiệp.23

1.2. TẦM QUAN TRỌNG VÀ TIỀM NĂNG CỦA THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA ĐỐI

VỚI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TRONG NƯỚC .24

1.2.1. Tầm quan trọng của thị trường nội địa .24

1.2.2. Tiềm năng của thị trường nội địa.25

1.2.3. Kinh nghiệm thành công trong xúc tiến thương mại và chiếm lĩnh thị trườngnội địa.27

1.2.3.1. Kinh nghiệm thành công của Công ty Cổ phần Việt Tiến .27

1.2.3.2. Công ty Cổ phần May 10 .30

1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.32

1.3.1. Phương pháp tổng hợp số liệu.32

1.3.2. Phương pháp phân tích số liệu .32

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM

DỆT MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ HUẾ .34

2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ.34

2.1.1. Tóm lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty.34

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty.35

2.1.3. Các yếu tố nguồn lực của Công ty Cổ phần Dệt may Huế.37

2.1.3.1. Nguồn lao động.37

2.1.3.2. Vốn kinh doanh.41

2.1.3.3. Máy móc thiết bị và cơ sở hạ tầng .43

2.1.2.4. Quy trình công nghệ cắt may .44

2.1.4. Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.44

2.1.4.1. Tình hình doanh thu và lợi nhuận của công ty.44

2.1.4.2. Doanh thu và sản lượng một số mặt hàng may mặc của công ty tại thị trườngnội địa.46

2.1.5. Thực trạng việc thực hiện các chính sách của chiến lược Marketing - Mix

tại Công ty Cổ phần Dệt may Huế .48

2.1.5.1. Chính sách sản phẩm .49

2.1.5.2. Chính sách giá .49

2.1.5.3. Chính sách phân phối.50

2.1.5.4. Chính sách giao tiếp và khuếch trương .51

2.2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH

TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ.52

2.2.1. Nhân tố bên ngoài .52

2.2.1.1. Thể chế, chính sách.52

2.2.1.2. Kết cấu hạ tầng.52

2.2.1.3. Các ngành công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ .54

2.2.1.4. Trình độ nguồn nhân lực .55

2.2.2. Nhân tố bên trong.56

2.2.2.1. Sơ lược về mẫu diều tra.56

2.2.2.2. Trình độ, năng lực và phương thức quản lý .58

2.2.2.3. Trình độ thiết bị, công nghệ và năng lực sản xuất .61

2.2.2.4. Năng lực nghiên cứu và phát triển.62

2.2.2.5. Năng lực marketing.63

2.2.2.6. Trình độ lao động trong doanh nghiệp .64

2.2.2.7. Năng lực tài chính của doanh nghiệp.66

2.2.2.8. Yếu tố liên quan đến mức độ cạnh tranh lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp,

vị thế của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh.68

2.2.3. Đánh giá của khách hàng đối với sản phẩm của công ty trên thị trường và uy tín

thương hiệu của công ty.73

2.2.3.1. Sơ lược về mẫu điều tra.73

2.2.3.2. Đánh giá của khách hàng về một số tiêu chí liên quan đến sản phẩm may mặc

của Công ty .75

2.2.3.3. Kiểm định mối quan hệ giữa các nhóm đối tượng điều tra.87

2.2.4. Xác định nhu cầu thị trường và nhận diện đối thủ cạnh tranh .90

2.2.4.1. Xác định nhu cầu thị trường.90

2.2.4.2. Nhận diện đối thủ cạnh tranh .91

2.2.5. Phân tích nhân tố các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của công ty .92

2.2.5.1. Phân tích nhân tố các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của

công ty.92

2.2.5.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến Uy tín, Thương hiệu của công ty.96

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH SẢN PHẨM MAY

MẶC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ.98

2.3.1. Những mặt mạnh.98

2.3.2. Những hạn chế.99

2.3.3. Phân tích ma trận SWOT về khả năng cạnh tranh sản phẩm may mặc của

công ty.100

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH

TRANH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY .104

3.1.QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO KHẢ NĂNG

CẠNH TRANH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ.104

3.1.1. Một số quan điểm và mục tiêu phát triển của ngành .104

3.1.1.1. Một số quan điểm phát triển của ngành.104

3.1.1.2. Mục tiêu phát triển của ngành.104

3.1.2. Phương hướng và mục tiêu phát triển của ngành tại địa phương .105

3.1.2.1. Phương hướng phát triển .105

3.1.2.2. Mục tiêu phát triển .105

3.1.3. Định hướng phát triển của công ty.106

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA

CÔNG TY.107

3.2.1. Giải pháp đầu tư công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại nhằm nâng cao chất

lượng sản phẩm.107

3.2.2. Ấn định mức giá cạnh tranh trên thị trường .109

3.2.3. Tăng cường hoạt động nghiên cứu phát triển thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ

sản phẩm .110

3.2.4. Tăng cường hiệu quả công tác Marketing.112

3.2.5. Tăng cường công tác đào tạo nhằm nâng cao trình độ đội ngũ CBCNV.115

3.2.6. Tăng cường công tác nghiên cứu, thiết kế mẫu, mốt.115

3.2.7. Giải pháp huy động vốn và nâng cao khả năng tài chính.116

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.118

1. Kết luận.118

2. Kiến nghị.120

TÀI LIỆU THAM KHẢO.122

PHỤ LỤC

pdf163 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 586 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Năng lực cạnh tranh của sản phẩm may mặc của công ty Cổ phần Dệt may Huế trên địa bàn Thành phố Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệp có mức độ rủi ro trong kinh doanh thấp. Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán bao gồm một số chỉ tiêu như: Khả năng Thanh toán hiện hành (Current Ratio); Khả năng Thanh toán nhanh (Quick Ratio); Chỉ tiêu tổng nợ/Vốn chủ sở hữu và Tổng nợ/Tổng tài sản. Qua bảng số liệu cho thấy, trong 3 năm từ 2008-2010, các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty không ngừng được cải thiện. Các chỉ tiêu Khả năng Thanh toán hiện hành; Khả năng Thanh toán nhanh tuy chưa ổn định song đã có xu hướng tăng lên qua 3 năm. Khả năng thanh toán các khoản phải trả và các khoản nợ tài chính trong ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 67 năm của công ty ngày một tăng lên. Các chỉ tiêu khoản nợ của công ty Chỉ tiêu tổng nợ/Vốn chủ sở hữu và Tổng nợ/Tổng tài sản của công ty trong 3 năm cũng có những cải thiện đáng mừng, qua 3 năm các chỉ tiêu nợ ngày càng giảm. Điều này cho thấy công ty đã tích cực giải quyết các công nợ giúp cho tương quan giữ các khoản nợ so với Tổng tài sản cũng như Vốn chủ sở hữu ngày càng thấp xuống, tạo điều kiện cho công ty ngày càng chủ động hơn về nguồn vốn và giảm bớt chi phí tiền lãi trong những năm kế tiếp, góp phần nâng cao vị thế tài chính của công ty. Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lợi bao gồm một số chỉ tiêu như: Tỷ lệ lãi gộp (Gross Margin), Tỷ lệ lãi từ hoạt động KD (Operating Margin), Tỷ lệ EBIT; Tỷ lệ lãi ròng. Bảng 2.14: Năng lực tài chính của doanh nghiệp từ 2008-2010 Chỉ tiêu phân tích 2008 2009 2010 TB Ngành Khả năng thanh toán nhanh 0,30 0,49 0,45 0,41 0,45 Khả năng thanh toán hiện hành 0,82 0,78 0,90 0,84 0,90 Tổng nợ/Vốn CSH 8,37 7,69 6,32 7,46 6,32 Tổng nợ/Tổng tài sản 0,89 0,88 0,86 0,88 0,86 Tỷ lệ lãi gộp (%) 9,73 10,96 11,13 10,61 11,13 Tỷ lệ lãi từ hoạt động KD (%) 0,19 0,16 2,82 0,98 2,82 Tỷ lệ EBIT (%) 4,36 2,93 2,95 2,74 2,95 Tỷ lệ lãi ròng (%) 0,22 0,64 2,50 1,02 2,50 Hệ số thu nhập trên tài sản (ROA) (%) 0,41 1,22 5,98 2,19 5,98 Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần (ROE) (%) 3,62 11,01 47,01 20,55 47,01 Hệ số thu nhập trên vốn đầu tư (ROIC) (%) 16,40 12,36 35,29 21,35 35,29 Vòng quay hàng tồn kho 4,60 6,30 7,99 6,3 7,99 Vòng quay các khoản phải thu 9,83 7,88 8,04 8,58 8,04 Vòng quay tổng tài sản 1,82 1,92 2,40 2,05 2,40 Nguồn: Phòng Tài chính kế hoạch công ty Qua số liệu thống kê cho tại bảng 2.14 cho thấy: Chỉ tiêu Tỷ lệ EBIT trong 3 năm liên tục giảm xuống, các chỉ tiêu khác luôn tăng trưởng tốt. Và điều quan trọng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 68 là chỉ tiêu tỷ lệ lãi ròng từ 2008 là 0,22% thì đến năm 2010 đã lên đến 2,5% (gấp hơn 10 lần). Đây là một kết quả hết sức đáng mừng. Vì hoạt động của doanh nghiệp thì mục tiêu lợi nhuận là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu. Kết quả này sẽ kích thích các nhà đầu tư trên thị trường quan tâm, góp vốn đầu tư vào công ty. Nhóm chỉ tiêu Hiệu quả quản lý bao gồm một số chỉ tiêu như: Hệ số thu nhập trên tài sản (ROA), Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần (ROE), Hệ số thu nhập trên vốn đầu tư (Return of Invested Capital - ROIC). Số liệu tại bảng 2.14 cho thấy các chỉ tiêu về hiệu quả quản lý của công ty trong 3 năm qua còn thấp song đã ngày một tăng lên. Đối với một công ty tham gia giao dịch chứng khoán trên sàn chứng khoán thì các chỉ tiêu ROE và ROIC là hết sức quan trọng để thu hút các nhà đầu tư tham gia đầu tư. Chính vì vậy công ty cần cố gắng duy trì và phát huy hiệu quả trong thời gian qua để cổ phiếu của công ty ngày càng có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Nhóm chỉ tiêu Khả năng hoạt động bao gồm một số chỉ tiêu như: Hệ số vòng quay tổng tài sản (Asset Turnover); Hệ số vòng quay hàng tồn kho (Inventory Turnover) Vòng quay các khoản phải thu (Receivables Turnover). Số liệu tại bảng bảng 2.14 đã cho thấy các chỉ tiêu này ngày càng được cải thiện. Có nghĩa rằng, trong 3 năm qua, tốc độ lưu chuyển hàng hóa của công ty ngày càng nhanh, công tác thu hồi công nợ ngày các thực hiện có hiệu quả. Tuy nhiên, nhìn bảng số liệu cho thấy, hầu hết các chỉ tiêu bình quân của công ty trong 3 năm 2008-2010 chưa đạt được mức trung bình của ngành. Điều này khẳng định một điều: khả năng tài chính của công ty mặc dù đã có những cải thiện đáng kể song cần phải tập trung nỗ lực để duy trì tốc độ này trong những năm tới. Có như vậy công ty mới có thể cải thiện được vị thế tài chính của mình góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường nội địa cũng như trên thị trường xuất khẩu. 2.2.2.8. Yếu tố liên quan đến mức độ cạnh tranh lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, vị thế của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh Thời gian trước thị trường hàng may mặc trong nước là một thị trường rất tổng hợp, thời trang không theo một xu hướng nào. Hàng dệt may nhập khẩu chủ yếu là Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, hàng Secondhand nhập lậu tràn vào thị ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 69 trường Việt Nam gây cản trở cho các nhà sản xuất may mặc trong nước. Mặt khác sản phẩm của các Công ty may trong nước cũng cạnh tranh với nhau. Bên cạnh những yếu tố tích cực là động lực thúc đẩy hàng dệt may Việt Nam phát triển nó còn là nhân tố cạnh tranh không tích cực làm lũng loạn thị trường hàng dệt may Việt Nam vì chưa có sự quản lý nhất quán, công ty nào cũng muốn bán được hàng nên họ có thể sẵn sàng bán phá giá với biểu hiện như đại hạ giá gây thiệt hại cho các doanh nghiệp khác. Biểu đồ 2.1: Thị phần hàng dệt may tại thị trường Việt Nam Tại thị trường nội địa, thị phần của các doanh nghiệp trong nước còn thấp, do các doanh nghiệp tập trumg phát triển thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên trong giai đoạn khủng hoảng vừa qua, hoạt động xây dựng và phát triển thị trường nội địa của các doanh nghiệp khá tốt đã góp phần giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp. Thị phần hàng dệt may sản xuất trong nước chiếm khoảng 55% tiêu thụ của thị trường nội địa. Tuy nhiên, tiêu thụ hàng dệt may sản xuất trong nước chỉ chiếm 25% năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước. Ước tính trong số 45% thị phần hàng dệt may ngoại nhập có 30% là hàng nhập khẩu tiểu ngạch (chủ yếu từ Trung Quốc). ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 70 Nhưng cũng phải thấy rằng, tập quán tiêu dùng của người Việt Nam đang thay đổi. Trước năm 1992 hàng may sẵn công nghiệp chỉ chiếm 20% thị phần tại các thành phố lớn nhưng hiện nay theo đánh giá của các chuyên gia nhu cầu này chiếm khoảng 60-70% trong cả nước. Ngày nay đời sống của con người ngày càng được nâng cao, kéo theo sự đòi hỏi phong phú hơn về nhu cầu, nhất là ở các thành phố lớn, các khu đô thị, thị xã xu thế mặc mốt ngày càng nhiều và ưa chuộng đồ ngoại, phong phú hơn về mẫu mã chủng loại. Với sự thay đổi như vậy, ngành dệt may Việt Nam đã gặp phải không ít những khó khăn nhất là trong việc thu hút vốn đầu tư để mở rộng thị trường, cải tiến chất lượng mẫu mã, để vừa định được mức giá phù hợp với thu nhập của người dân, vừa bù đắp được chi phí trang trải chi phí và thu được lợi nhuận tái sản xuất. Tuy nhiên ngành dệt may trong nước đang trên đà phát triển, sản phẩm được sản xuất ra không chỉ để đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài với một khối lượng lớn. Đấy là lợi thế để hàng Dệt may Việt Nam có điều kiện giao lưu hội nhập, học hỏi kinh nghiệm và tiếp nhận những công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm phục vụ cho sản xuất trong nước. Thị trường Thành phố Huế: Không nằm ngoài xu thế đó, thị trường Thành phố Huế cũng có những khó khăn thuận lợi chung ấy. Ngoài ra, thị trường Thành phố còn mang những đặc thù riêng của địa phương. Đây là một trong những tỉnh miền Trung có nền kinh tế chậm phát triển hơn so với các tỉnh, thành phố lớn ở 2 miền Nam-Bắc, mức sống người dân chưa cao. Song đây lại là khu vực có nét văn hóa rất đặc trưng, sự giao thoa, kết hợp về văn hóa, khí hậu, thời tiết 2 miền Nam–Bắc, là Thành phố du lịch và đặc biệt, trong những năm tới toàn tỉnh ra sức phấn đấu để trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương. Điều đó tạo cho các doanh nghiệp trên địa bàn những cơ hội và thách thức riêng. Với điều kiện, môi trường như vậy, mỗi doanh nghiệp cần xác định vị thế cạnh tranh của riêng mình để từ đó hình thành nên những chiến lược phát triển mà trong đó tận dụng hết những lợi thế của mình. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 71 Bảng 2.15: Tình hình sản xuất của các doanh nghiệp ngành dệt may Thừa Thiên Huế STT Tên doanh nghiệp Quy mô (Chuyền) Sản lượng (Triệu SP) Lao động (Người) Thu nhập bình quân (Tr.Đồng) 2009 2010 2009 2010 2009 2010 1 Công ty CP dệt may Huế 32 4,5 5 1260 1669 2,3 3,4 2 Công ty CP xuất nhập khẩu Huế 13 1,5 1,5 650 700 1,9 2,5 3 Công ty SCAVI Huế 42 4 7 1380 1500 2 3,0 4 Công ty HBI (Mỹ) 90 12 2560 2500 2,2 3,5 5 Công ty dệt kim và may mặc Huế-Việt Nam (Bungari) 8 1 1,5 400 500 1,8 2,9 6 Công ty CP may Phú Hoà An 16 2 3,5 300 800 1,9 2,3 7 Công ty CP đầu tư-dệt may Thiên An phát 16 1,2 2,5 630 650 1,8 2,5 8 Công ty CP Xuất nhập khẩu và Đầu tư TT Huế 10 0,6 1 700 700 1,9 2,4 Nguồn: Phòng Quản lý Công nghiệp – Sở Công Thương Thừa Thiên Huế Qua bảng số liệu cho thấy, Công ty Cổ phần Dệt may có quy mô tương đối lớn (xếp thứ 3), chỉ nhỏ hơn Công ty HBI (Mỹ) và Công ty Scavi Huế. Tuy nhiên 2 công ty này chỉ xuất khẩu các sản phẩm đồ lót cao cấp, chính vì vậy 2 công ty này không phải là đối thủ trực tiếp trong hiện tại. Song công ty cũng cần có chiến lược đề phòng nếu 2 công ty này thay đổi sản phẩm và thị trường thì sẽ trở thành những đối thủ tiềm năng lớn của công ty trong tương lai. Mặc dù chưa có thống kê chính thức về nguồn gốc, xuất xứ các sản phẩm dệt may trên thị trường Thành phố Huế. Song có thể thấy một thực tế rằng, hiện nay, tại các Siêu thị, các Trung tâm Thương mại thì sản phẩm dệt may nội địa chiếm đến trên 80%, còn lại là một số ít thương hiệu nhập khẩu. Bên cạnh đó, các shop thời trang mang thương hiệu Việt cũng ngày một gia tăng như: Việt Tiến, NinoMax, Blue exchang, May Nhà Bè, May 10 Tuy nhiên tại các chợ và cửa hàng dệt may khác trên địa bàn Thành phố Huế thì sản phẩm dệt may Trung Quốc còn chiếm ưu thế rất lớn. Và theo số liệu của Phòng Quản lý Thương mại – Sở Công Thương ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 72 Thừa Thiên Huế thì doanh số bán lẻ của các Siêu thị chỉ chiếm từ 25-30% tổng doanh thu bán lẻ trên thị trường. Từ con số này có thể thấy, Hàng dệt may Việt Nam vẫn chưa chiếm được ưu thế so với hàng dệt may Trung Quốc trên thị trường Thành phố Huế. Trong tình hình đó công ty đã tìm cho mình hướng đi riêng, càng khó khăn càng trung thành với khách hàng, chia sẻ với khách hàng. Càng khó khăn càng phải chăm sóc kỹ lưỡng vấn đề chất lượng hàng hóa và tiến độ giao hàng. Đối với CBCNV phải làm tốt công tác tư tưởng, nếu công ty khó khăn thì gia đình CBCNV càng khó khăn hơn, đồng sức đồng lòng hợp lực lại để cùng nhau vượt qua khó khăn thử thách. Hiện tại, đối với công ty Dệt May Huế, đơn hàng không thiếu, song có lúc giá cả lại giảm. Thời gian qua, có lúc đơn giá đặt hàng giảm từ 15 đến 20%. Tuy nhiên, công ty đã tập trung tiết kiệm một số chi phí khác để duy trì được sản xuất và việc làm thường xuyên cho công nhân. Đây đã là một nỗ lực lớn, trong đó nổi bật là vai trò của lãnh đạo công ty trong việc tìm một hướng đi thích hợp. Chính sự khó khăn là động lực cho công ty mở một hướng đi mới cho mình. Cái khó nhất và cũng là thành công của công ty là đã tạo ra sự khác biệt trong cuộc cạnh tranh với những doanh nghiệp khác trong thị trường dệt may xuất khẩu. Cái khác đầu tiên đó là công ty đã mạnh dạn tập trung cho sản phẩm may mặc phục vụ xuất khẩu, để chính từ sản phẩm này trở lại là nguồn thu chính nuôi sống công ty và duy trì sản xuất những sản phẩm khác. Thứ hai, công ty đã thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động, trên cơ sở đó đưa hệ thống quản lý của công ty vận hành theo tiêu chuẩn ISO – SA 8000. Từ đó công ty có thể bước chân vào thị trường Mỹ và Nhật Bản. Với những kết quả đã đạt được trong những năm qua, có thể nói, dù trong hoàn cảnh khó khăn nhất, công ty Dệt May Huế vẫn đứng vững. Sự tồn tại và phát triển của công ty Dệt May Huế trong giai đoạn này vừa đóng góp đáng kể cho kim ngạch xuất khẩu của tỉnh và quan trọng hơn cả là giải quyết việc làm cho hơn 2.500 công nhân tỉnh nhà. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 73 2.2.3. Đánh giá của khách hàng đối với sản phẩm của công ty trên thị trường và uy tín thương hiệu của công ty 2.2.3.1. Sơ lược về mẫu điều tra Để đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may của Công ty Cổ phần Dệt may Huế, chúng tôi đã tiến hành điều tra thống kê khách hàng trên địa bàn Thành phố Huế. Tuy nhiên, số khách hàng sử dụng sản phẩm dệt may trên địa bàn rất lớn việc điều tra gặp nhiều khó khăn, do đó chúng tôi điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản trong tổng thể mẫu, rồi từ đó suy rộng cho tất cả các khách hàng trên địa bàn Thành phố Huế. Chúng tôi tiến hành xây dựng nội dung bảng hỏi, phát phiếu điều tra trực tiếp, thu thập số liệu khách hàng trên địa bàn Thành phố Huế, sau đó xử lý số liệu, phân tích tổng hợp kết quả. Mục đích: Xem xét đánh giá của khách hàng về sản phẩm may mặc của Công ty Cổ phần Dệt may, từ đó xác định vị thế và năng lực cạnh tranh sản phẩm may mặc của công ty. Đối tượng điều tra: Khách hàng trong độ tuổi lao động, trong độ tuổi từ 18 đến 60 tuổi, và hệ thống phân phối sản phẩm dệt may trên địa bàn Thành phố Huế. Phạm vi điều tra: Tiến hành điều tra tại các chợ lớn của Thành phố Huế, các Siêu thị, cửa hàng thời trang trên địa bàn Thành phố Huế. Cụ thể: Chợ Đông Ba, chợ Bến Ngự, Tây Lộc và chợ An Cựu; Siêu thị Coop.Mark, Thuận Thành, Big C . Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên, được tiến hành trên các địa bàn được chọn từ tổng thể chung. Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập số liệu trực tiếp từ khách hàng để ghi chép tài liệu, hoặc phỏng vấn khách hàng. Kết quả thu thập phiếu cụ thể: - Tổng số phiếu điều tra : 300 phiếu - Tổng số phiếu hợp lệ : 278 phiếu - Tổng số phiếu không hợp lệ : 32 phiếu - Tổng số phiếu trả lời hoàn chỉnh : 246 phiếu Về giới tính: Xét trên góc độ về mức độ quan tâm đối với các sản phẩm thời trang thì phụ nữ có mức độ quan tâm cao hơn hẳn so với nam giới. Đây chính là lý ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 74 do tác giả tiến hành điều tra trên số lượng khách hàng nữ là 168/246 khách hàng chiếm 68,3% trong tổng số khách hàng được điều tra, số khách hàng được điều tra là nam giới là 78 khách hàng chiếm tỷ lệ 31,7%. Xét theo độ tuổi thì ở người trẻ tuổi có nhu cầu cao hơn và đa dạng hơn người lớn tuổi đối với các mặt hàng mang tính thời trang, cụ thể là với sản phẩm may mặc. Tại các chợ lớn, các trung tâm mua sắm các cửa hàng thời trang, tác giả đã điều tra các khách hàng với các lứa tuổi khác nhau, nhu cầu , thị hiếu khác nhau. Cụ thể: Số khách hàng có độ tuổi từ 26 đến 35 chiếm tỷ lệ cao nhất: 45,9% tương đương 113 người, đây là nhóm khách hàng có nhu cầu cao đối với các sản phẩm thời trang nhằm đáp ứng yêu cầu công việc, bên cạnh đó, nhóm khách hàng này hầu hết là những người đã có công việc ổn định, thu nhập ổn định. Tiếp đến là nhóm khách hàng ở độ tuổi từ 36 đến 45 có 76 người, chiếm tỷ lệ 30,9%rồi đến nhóm khách hàng có độ tuổi 18 đến 25 có 43 người chiếm 17,5% và cuối cùng là nhóm khách hàng có độ tuổi cao, trên 50 tuổi, 14 người, chiếm 5,7%. Bảng 2.16: Tóm tắt đặc điểm mẫu điều tra khách hàng STT Tiêu chí Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Giới tính - Nam 78 31,7 - Nữ 168 68,3 2 Độ tuổi Từ 18-25 43 17,5 Từ 26 – 35 113 45,9 Từ 36-45 76 30,9 Trên 45 14 5,7 3 Nghềnghiệp Học sinh/sinh viên 20 8,1 Công nhân/nhân viên 59 24 Công chức/viên chức 62 25,2 Doanh nhân/tiểu thương 55 22,4 Cán bộ quản lý 26 10,6 Người nội trợ 13 5,3 Nghề tự do 11 4,5 4 Nhóm đốitượng NPP của Công ty CP Dệt may Huế 3 1,2 NPP các mặt hàng thời trang trên thị trường 65 26,4 Người tiêu dùng cuối cùng 178 72,4 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 75 Nghề nghiệp của khách hàng được chia thành 7 nhóm, trong đó nhóm khách hàng được phỏng vấn là Công chức/viên chức có số lượng cao nhất là 62 người chiếm 25,2%, sau đó là nhóm Công nhân/nhân viên là 59 người chiếm 24%, tiếp đến là nhóm cán bộ quản lý là 55 người chiếm 22,4%, nhóm học sinh sinh viên có 20 người chiếm 8,1%, số còn lại thuộc nhóm Người nội trợ và người làm nghề tự do Về nhóm đối tượng điều tra: Người tiêu dùng cuối cùng có 178 người chiếm 72,4%, Nhà phân phối các sản phẩm may mặc trên thị trường có 65 người chiếm 26,4% và Nhà phân phối các sản phẩm may mặc của Công ty CP Dệt may Huế chỉ có 3 người với tỷ lệ tương ứng là 1,2% tổng số khách hàng được phỏng vấn 2.2.3.2. Đánh giá của khách hàng về một số tiêu chí liên quan đến sản phẩm may mặc của Công ty a.Đánh giá của khách hàng về chiến lược sản phẩm của Công ty Đối với một sản phẩm may mặc, các yếu tố cấu thành sản phẩm bao gồm các chỉ tiêu về chất liệu sản phẩm, màu sắc, hoa văn, kiểu dáng, mẫu mã, sự phong phú của chủng loại sản phẩm Bảng 2.17: Đánh giá của khách hàng về chiến lược sản phẩm của Công ty Các tiêu chí Thang điểm Điểm trung bình Rất thấp ( 1điểm) Thấp (2điểm) Trung bình (3 điểm) Cao (4 điểm) Rất cao (5 điểm) SL % SL % SL % SL % SL % Chất liệu sản phẩm: 1 0,4 18 7,3 126 51,2 101 41,1 - - 3,33 Kiểu dáng, mẫu mã SP - - 31 12,6 184 74,8 31 12,6 - - 3,00 Màu sắc, hoa văn, họa tiết - - 26 10,6 169 68,7 51 20,7 - - 3,10 Hướng dẫn sử dụng SP - - 28 11,4 126 51,2 92 37,4 - - 3,26 Sự phong phú, đa dạng - - 86 35,0 141 57,3 19 7,7 - - 2,73 Giá của sản phẩm - - 16 6,5 124 50,4 106 43,1 - - 3,37 Uy tín của sản phẩm - - 20 8,1 166 67,5 60 24,4 - - 3,16 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 76 Chất liệu sản phẩm: Chất liệu sản phẩm là một trong những yếu tố hết sức quan trọng đối với mỗi khách hàng trong quá trình lựa chọn sản phẩm may mặc vì khi lựa chọn chất liệu phù hợp cho mỗi loại trang phục sẽ tôn thêm vẻ đẹp cho trang phục đó, hơn nữa chất liệu là một trong những yếu tố tạo nên cảm giác thoải mái, dễ chịu cho trang phục. Theo kết quả điều tra tại Phụ lục 6: Mức độ quan trọng của các yếu tố khi quyết định lựa chọn trang phục, có tới 184 khách hàng xếp yếu tố Chất liệu có mức độ quan trọng từ 1-3, con số này chiếm 76,8% tổng số khách hàng được điều tra. Kết quả tổng hợp ý kiến của khách hàng về Chất liệu sản phẩm của Công ty cho thấy chủ yếu khách hàng đánh giá ở mức trung bình là 126 ý kiến, chiếm tỷ lệ 51,2%, mức Cao là 101 ý kiến chiếm 41,1%, với mức thấp có 18 ý kiến và đặc biệt có một ý kiến cho rằng chất liệu sản phẩm của Công ty là rất thấp, chiếm 0,4%. Kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm: Các sản phẩm thời trang thì mẫu mã là yếu tố hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của sản phẩm, một sản phẩm nếu chỉ dừng ở mức chất liệu tốt, phù hợp không thì chưa đủ. Kiểu dáng, mẫu mã sẽ toát lên phong cách thời trang của một con người. Theo kết quả điều tra tại Phụ lục 6: Mức độ quan trọng của các yếu tố khi quyết định lựa chọn trang phục, có tới 177 khách hàng xếp yếu tố Kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm có mức độ quan trọng từ 1-3, con số này chiếm 71,95% tổng số ý kiến đánh giá của khách hàng. Kết quả tổng hợp ý kiến của khách hàng về kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm của Công ty cho thấy chủ yếu khách hàng đánh giá ở mức trung bình, có 184 chiếm tỷ lệ 74,8% ý kiến cho rằng mẫu mã sản phẩm của Công ty CP Dệt Huế là ở mức trung bình, 31 ý kiến cho rằng mẫu mã sản phẩm của công ty đạt điểm cao còn lại 31 ý kiến chiếm 12,6% cho rằng kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm của công ty đạt mức thấp, điểm trung bình của yếu tố này là 3,00 điểm. Trong thời gian qua, Công ty CP Dệt may Huế đưa ra thị trường nội địa chủ yếu là các mẫu hàng phổ thông, bên cạnh đó, đội ngũ thiết kế sản phẩm của Công ty cũng chưa được đầu tư, đào tạo nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu của thị trường, đội ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 77 ngũ này với chức năng chủ yếu là hoạt động triển khai các mẫu theo đơn đặt hàng của phía đối tác nước ngoài, còn thị trường nội địa thì phải tự thiết kế mẫu. Đây là khâu còn yếu của công ty cần có những giải pháp phù hợp để khắc phục kịp thời. Màu sắc, hoa văn, họa tiết: Trình độ tay nghề, khiếu thẩm mỹ của người thợ thể hiện ở sự tinh tế trong pha trộn, phối màu và tạo điểm nhấn cho sản phẩm bằng những họa tiết nhỏ đính kèm. Đối với người dân xứ Huế thì yếu tố thẩm mỹ là hết sức quan trọng, có thể nói khách hàng Huế là một trong những khách hàng khó tính, yêu cầu cận thận tỉ mỉ trong từng chi tiết. Mẫu mã sản phẩm là kết quả của việc tạo ra những đường nét tạo hình của sản phẩm, còn việc phối hợp màu sắc, lựa chọn những họa tiết đính kèm sẽ làm gia tăng giá trị cho sản phẩm đó. Có thể nói việc đưa ra những mẫu mã sản phẩm chung là công việc cơ bản trong quy trình thiết kế một sản phẩm thì việc lựa chọn màu sắc và họa tiết phù hợp là việc làm hoàn thiện sản phẩm, một đẳng cấp cao hơn trong công tác sáng tác mẫu. Có sản phẩm nếu thiếu đi những điểm nhấn nó chỉ là những sản phẩm phổ thông, đơn thuần mà bất kỳ một nhà thiết kế nào cũng có thể làm ra nhưng khi nó được bổ sung, hoàn thiện bởi những chi tiết nhỏ sẽ tạo ra một giá trị mới, đẳng cấp mới cho sản phẩm. Đây chính là yếu tố tạo nên nét riêng biệt cho mỗi sản phẩm. Kết quả tổng hợp ý kiến của khách hàng về tiêu chí màu sắc, hoa văn, họa tiết sản phẩm cho thấy có 169 ý kiến cho rằng màu sắc, hoa văn, họa tiết sản phẩm của công ty đạt được điểm trung bình chiếm tỷ lệ khá cao là 68,7% tổng lượng ý kiến đánh giá, có 51 ý kiến chiếm tỷ lệ 20,7% đánh giá ở mức cao và 26 ý kiến còn lại chiếm tỷ lệ 10,6% đánh giá ở mức thấp. Điều này thể hiện ở mức điểm trung bình của tiêu chí là 3,10 Hướng dẫn sử dụng sản phẩm: Ngày nay, các sản phẩm may mặc trên thị trường là hết sức đa dạng. Sự đa dạng thể hiện ở hầu khắp các mặt của sản phẩm như: kiểu dáng, mẫu mã, chủng loại, chất liệu Đặc biệt là với mỗi loại chất liệu khác nhau cần có chế độ giặt, tẩy, ủi khác nhau. Do vậy yêu cầu hướng dẫn sử dụng sản phẩm là không thể thiếu. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 78 Qua kết quả điều tra cho thấy, có 28 ý kiến đánh giá tiêu chí ở mức thấp chiếm 11,4%, 126 ý kiến đánh giá tiêu chí ở mức trung bình chiếm 51,8%, 92 ý kiến đánh giá tiêu chí ở mức cao chiếm 37,4%, điểm trung bình của tiêu chí đạt được là 3,26 điểm. Sự phong phú, đa dạng của sản phẩm Sản phẩm may mặc là một trong những sản phẩm có yêu cầu về độ phong phú gần như cao nhất trong số những sản phẩm tiêu dùng do thị trường bao gồm nhiều tầng lớp xã hội, đủ mọi lứa tuổi và có những sở thích, thị hiếu, văn hóa tiêu dùng khác nhau Chính vì vậy, để đáp ứng được nhu cầu hết sức phong phú đa dạng của người tiêu dung, sản phẩm may mặc luôn luôn phải đảm phẩm tính da dạng, sự đa dạng thể hiện ở nhiều khía cạnh của sản phẩm: kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc, giá cả và kích cỡ sản phẩm. Qua kết quả điều tra cho thấy, có 86 ý kiến đánh giá tiêu chí ở mức thấp chiếm 35%, 141 ý kiến đánh giá tiêu chí ở mức trung bình chiếm 57,3% và 19 ý kiến đánh giá tiêu chí ở mức cao chiếm 7,7%, điểm trung bình của tiêu chí đạt được là 2,73 điểm. Giá của sản phẩm Chiến lược giá cả đóng vai trò then chốt trong hoạt động kinh doanh mặc dù chỉ có hiệu quả trong thời gian ngắn nhưng nó là công cụ cạnh tranh đắc lực, ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm bán ra của Công ty và quyết định mua của khách hàng. Đối với khách hàng được điều tra thì mức độ quan trọng của yếu tố giá cả sản phẩm được thể hiện trong phụ lục 6. Trong đó, có tới 165 ý kiến cho rằng, đối với họ yếu tố giá cả có mức độ quan trọng từ 1-3, chiếm 67,07% tổng số ý kiến điều tra, số ý kiến cho rằng giá cả có mức độ quan trọng ở vị trí 7 và 8 (ít quan trọng nhất) chỉ có 24 ý kiến chiếm 9,7% và số còn lại xếp yếu tố giá cả của sản phẩm có múc độ quan trọng ở vị trí 4-6 (trung bình) Qua kết quả phân tích số liệu từ SPSS cho thấy, có 16 ý kiến cho rằng tiêu chí “giá cả phù hợp” đạt ở mức thấp chiếm 6,5% trong tổng số ý kiến, có 124 ý kiến cho rằng tiêu chí này đạt mức trung bình, chiếm 50,4% và 106 ý kiến đánh giá tiêu ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 79 chi ở mức cao, chiếm 43,1% trong tổng số ý kiến đánh giá. Điểm trung bình của tiêu chí đạt được là 3,37 điểm Uy tín của sản phẩm Có thể thấy, những yếu tố về chất liệu, màu sắc hoa văn, họa tiết sản phẩm, sự phong phú của sản phẩm, giá cả của sản phẩm có tác động rất lớn đến việc người tiêu dùng đánh giá về uy tín của sản phẩm đó trên thị trường. Kết quả phân tích SPSS từ số liệu điều tra cho thấy, đánh giá của khách hàng về uy tín của sản phẩm còn ở mức thấp. Cụ thể, có 20 ý kiến cho rằng điểm uy tín của sản phẩm đạt được ở mức 2 điểm (thấp) chiếm 8.1% tổng số ý kiến đánh giá, có tới 166 ý kiến chiếm 67,5% tổng số ý kiến cho rằng uy tín sản phẩm của công ty là trung bình, 60 ý kiến còn lại đánh giá uy tín sản phẩm của công ty ở mức cao, chiếm 24,4% tổng số ý kiến. Điểm trung bình về uy tín sản phẩm của công ty đạt được là: 3,16 điểm. Kiểm định giá trị trung bình của các yếu tố bằng On

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_luc_canh_tranh_cua_san_pham_may_mac_cua_cong_ty_co_phan_det_may_hue_tren_dia_ban_thanh_pho_hue.pdf
Tài liệu liên quan