Luận văn Năng lực thực hiện nhiệm vụ của viên chức ngành bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Trị

CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

CỦA VIÊN CHỨC NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI.10

1.1. Viên chức và viên chức ngành Bảo hiểm xã hội .10

1.1.1. Khái niệm về viên chức, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội .10

1.1.2. Vai trò, đặc điểm của viên chức ngành Bảo hiểm xã hội .12

1.2. Năng lực thực hiện nhiệm vụ của viên chức ngành Bảo hiểm xã hội.14

1.2.1. Khái niệm về năng lực, năng lực thực hiện nhiệm vụ, năng lực thực hiện

nhiệm vụ của viên chức ngành Bảo hiểm xã hội .14

1.2.2. Các thành tố cấu thành năng lực thực hiện nhiệm vụ của viên chức.17

1.2.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực thực hiện nhiệm vụ của viên chức .25

1.2.4. Yêu cầu khách quan phải nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ của viên

chức ngành Bảo hiểm xã hội.29

1.2.5. Tầm quan trọng của năng lực thực hiện nhiệm vụ của viên chức ngành

Bảo hiểm xã hội .32

1.3. Các yếu tố tác động đến năng lực thực hiện nhiệm vụ của viên chức .32

1.3.1. Các yếu tố khách quan.32

1.3.2. Các yếu tố chủ quan.37

1.4. Một số kinh nghiệm về nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ của viên chức

ngành Bảo hiểm xã hội tại một số địa phương.39

1.4.1. Một số kinh nghiệm của địa phương khác.39

pdf128 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 573 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Năng lực thực hiện nhiệm vụ của viên chức ngành bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h. 45 - Thực hiện giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và chỉ đạo, hướng dẫn Bảo hiểm xã hội huyện triển khai thực hiện theo quy định. - Tổ chức chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; từ chối việc đóng hoặc chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp không đúng quy định. - Quản lý và sử dụng, hạch toán kế toán các nguồn kinh phí và tài sản theo quy định. - Tổ chức ký hợp đồng, giám sát thực hiện hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật và giám sát việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh; bảo vệ quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế và chống lạm dụng quỹ bảo hiểm y tế. - Tham gia vào quá trình lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc của các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên địa bàn theo phân cấp của Tổng Giám đốc. - Chỉ đạo, hướng dẫn Bảo hiểm xã hội huyện tổ chức chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo đúng quy định của pháp luật và của Ngành. - Tổ chức kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Trị và tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật. - Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. - Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ tài liệu hành chính, nghiệp vụ và hồ sơ đối tượng tham gia, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. 46 - Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Trị. - Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho công chức, viên chức thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Trị và các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương, các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật. - Có quyền khởi kiện vụ án dân sự đối với các đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn. - Đề xuất với Bảo hiểm xã hội Việt Nam kiến nghị việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. - Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của Bảo hiểm xã hội Thành phố và chỉ đạo, hướng dẫn Bảo hiểm xã hội huyện triển khai thực hiện theo đúng quy định. - Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế khi người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu; cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Quản lý công chức, viên chức thuộc Bảo hiểm xã hội Thành phố. - Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định. 47 - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao. 2.1.4. Cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Trị Cơ cấu tổ chức bộ máy giúp việc Giám đốc BHXH tỉnh Quảng Trị (Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Trị năm 2019 ) Các Phòng không có tư cách pháp nhân đầy đủ, không có con dấu, không có tài khoản. - Phòng Chế độ BHXH - Phòng Cấp sổ, thẻ - Phòng Công nghệ thông tin - Phòng Giám định BHYT - Phòng Kế hoạch - Tài chính - Phòng Thanh tra - Kiểm tra 48 - Phòng Khai thác và thu nợ - Phòng Quản lý thu - Phòng Tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính - Phòng Tổ chức cán bộ - Văn phòng (có con dấu, không có tài khoản riêng) Chức năng, nhiệm vụ của các Phòng nghiệp vụ như sau: STT Phòng nghiệp vụ Chức năng 1 Phòng Chế độ bảo hiểm xã hội Tổ chức thực hiện và giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện; quản lý đối tượng hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định 2 Giám định bảo hiểm y tế Quản lý và tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm y tế trên địa bàn theo quy định 3 Phòng Quản lý thu Quản lý và tổ chức thực hiện công tác thu BHXH, BHYT, BHTN; quản lý các đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN của các tổ chức và cá nhân theo quy định. 4 Phòng Khai thác và thu nợ Quản lý và tổ chức thực hiện công tác phát triển đối tượng tham gia và công tác quản lý nợ, đôn đốc thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN của các tổ chức và cá nhân theo quy định. 5 Phòng Cấp sổ, thẻ Quản lý, hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc cấp số BHXH, thẻ BHYT; việc ghi, cập nhật quá trình đóng và những thay đổi trong việc đóng BHXH, BHYT, BHTN của đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN theo quy định. 49 6 Phòng Tổ chức cán bộ Quản lý và tổ chức thực hiện các công tác tổ chức, biên chế, công tác cán bộ, công tác kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, thi đua, khen thưởng, công tác quân sự địa phương và công tác thanh niên; tổ chức thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh theo quy định. 7 Phòng Kế hoạch - Tài chính Thực hiện công tác kế hoạch và quản lý tài chính, tổ chức hạch toán, kế toán của Bảo hiểm, xã hội tỉnh theo quy định. 8 Phòng Kiểm tra Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện chế độ, chính sách về BHXH, BHYT, BHTN và quản lý tài chính trong hệ thống Bảo hiểm xã hội tỉnh theo quy định. 9 Phòng Công nghệ thông tin Quản lý và tổ chức thực hiện việc phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của hệ thống Bảo hiểm xã hội tỉnh theo quy định. 10 Phòng Tiếp nhận và Trả kết quả thủ tục hành chính Tổ chức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết; tư vấn chế độ, chính sách về BHXH, BHYT; lưu trữ hồ sơ BHXH, BHYT theo quy định. 11 Văn phòng Bảo hiểm xã hội tỉnh Quản lý và tổ chức thực hiện các công tác: Tổng hợp, hành chính, quản trị, ISO, tuyên truyền, pháp chế và công tác lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ theo quy định. (Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Trị năm 2019) 50 Hệ thống tổ chức của Bảo hiểm xã hội các huyện, thị xã, thành phố BHXH các huyện có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu, tài khoản riêng và có trụ sở đặt tại huyện, thị xã, thành phố tương ứng. - BHXH thành phố Đông Hà - BHXH thị xã Quảng Trị - BHXH huyện Vĩnh Linh - BHXH huyện Gio Linh - BHXH huyện Hướng Hóa - BHXH huyện Đakrông - BHXH huyện Cam Lộ - BHXH huyện Hải Lăng - BHXH huyện Triệu Phong Hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH tỉnh Quảng Trị hiện nay đã đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Bộ máy tương đối gọn nhẹ, đồng bộ, phù hợp với thực tiễn yêu cầu nhiệm vụ, đảm bảo tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng đơn vị trong tổ chức bộ máy BHXH tỉnh nhìn chung đã được quy định cụ thể, rõ ràng và đầy đủ, hạn chế tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, đảm bảo sự chỉ đạo thông suốt từ tỉnh đến huyện, góp phần nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ của viên chức. 2.1.5. Đặc điểm đội ngũ viên chức ngành Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Trị Tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tính đến 31/12/2018 của BHXH tỉnh Quảng Trị là 244 người, trong đó khối Văn phòng BHXH tỉnh là 83 người, BHXH huyện là 161 người. Trong đó công chức gồm 4 người chiếm tỷ lệ 1,64%, viên chức 218 người chiếm tỷ lệ 89,34%, lao động hợp đồng theo nghị định 68/2000/NĐ-CP là 22 người chiếm tỷ lệ 9,02%. 51 Bảng 2.1: Số lƣợng, cơ cấu viên chức ngành BHXH tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2013-2018. ĐVT: số lượng: người; tỷ lệ: % (Nguồn: BHXH tỉnh Quảng Trị 2013 -2018) Số liệu bảng trên cho ta thấy số lượng viên chức tại BHXH tỉnh Quảng Trị từ năm 2013 đến năm 2018 có sự biến động tương đối. Số lượng viên chức có sự biến động đáng kể từ năm 2013 đến năm 2014 (từ 203 người năm 2013 sang năm 2014 là 224 người) tăng 21 người. Năm 2014 do khối lượng công việc của ngành lớn nên đã tuyển thêm biên chế để đáp ứng nhu cầu công việc. Từ năm 2015 đến năm 2018, số lượng viên chức đã được điều chỉnh và dần dần ổn định về số lượng. Số TT Cơ cấu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ 1 Giới tính 203 100 224 100 225 100 224 100 220 100 218 100 1.1 Nam 102 50,25 105 46,88 106 47,11 106 47,32 103 46,82 103 47,25 1.2 Nữ 101 49,75 119 53,12 119 52,89 118 52,68 117 53,18 115 52,75 2 Độ tuổi 203 100 224 100 225 100 224 100 220 100 218 100 2.1 Dưới 30 97 47,78 84 37,5 76 33,78 53 23,66 48 21,82 46 21,1 2.2 Từ 30- 50 90 44,33 120 53,57 126 56 136 60,71 143 65 145 66,51 2.3 Trên 50 tuổi 16 7,89 20 8,93 23 10,22 35 15,63 29 13,18 27 12,39 52 Về cơ cấu viên chức theo giới tính: số lượng viên chức nữ giai đoạn 2013 - 2018 dao động từ 101 người đến 119 người, trung bình chiếm 52,4%, trong khi đó số lượng viên chức nam giai đoạn 2013 - 2018 có sự thay đổi không đáng kể, chênh lệch trong khoảng từ 102 người đến 106 người, trung bình chiếm 47,6%. Kết quả này cho thấy ít có sự chênh lệch về giới tính trong đội ngũ viên chức tại BHXH tỉnh Quảng Trị. Như vậy, cơ cấu về giới tính của BHXH tỉnh Quảng Trị là khá hợp lý. Cơ cấu viên chức theo độ tuổi: số liệu bảng trên cho thấy viên chức BHXH tỉnh Quảng Trị chủ yếu nằm trong độ tuổi dưới 30 tuổi và từ 30 đến 50 tuổi, chiếm tỷ lệ trung bình lần lượt là30,94% và 57,69%. Độ tuổi từ 50 trở lên số lượng ít (11,37%) nhưng chủ yếu là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, được tôi luyện qua thực tế công tác, có bề dày kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ. Độ tuổi từ 30 - 50 chiếm tỷ trọng lớn nhất tới 57,69% tổng số viên chức, đây là lực lượng chủ yếu thực hiện nhiệm vụ chính trị, giúp toàn ngành đạt được những thành tựu quan trọng trong thời gian vừa qua. Độ tuổi dưới 30 chiếm tỷ trọng lớn thứ hai (30,94%), đội ngũ viên chức này được đào tạo ở các trường đại học chuyên nghiệp, dễ tiếp thu, thích ứng với công việc. Do công tác tổ chức thi tuyển được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, khách quan cộng với nhiệt huyết của tuổi trẻ nên số viên chức trẻ đã đáp ứng được nhiệm vụ và chính là lực lượng kế cận lâu dài của ngành. 2.2. Đánh giá thực trạng năng lực thực hiện nhiệm vụ của viên chức ngành Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Trị 2.2.1. Thực trạng về kiến thức của viên chức - Trình độ đào tạo Trình độ học vấn là mức độ kiến thức của người cán bộ, thường được xác định bằng các bậc học cụ thể trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đây là 53 nền tảng để rèn luyện, nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn và cả phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức của người cán bộ. Trình độ chuyên môn là mức độ kiến thức và kỹ năng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của chức danh công việc theo quy định. Trình độ chuyên môn không chỉ được đánh giá bởi bằng cấp chuyên môn được đào tạo mà chủ yếu là ở kết quả hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, ở uy tín trong công tác chuyên môn. Bảng 2.2: Trình độ chuyên môn của viên chức ngành BHXH tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2013-2018. ĐVT: người. STT Tiêu thức Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tỷ lệ bình quân (%) Trình độ chuyên môn 203 224 225 224 220 218 100 1 Chưa qua đào tạo 0 0 0 0 0 0 0 2 Sơ cấp 0 0 0 0 0 0 0 3 Trung cấp 30 24 22 15 9 9 8,3 4 Cao đẳng 11 8 8 6 5 4 3,2 5 Đại học 158 187 189 196 197 198 85,7 6 Sau đại học 4 5 6 7 7 7 2,8 (Nguồn: BHXH tỉnh Quảng Trị 2013 -2018) Trình độ chuyên môn là mức độ đạt được về một chuyên môn nghiệp vụ, một ngành nghề nhất định, là kiến thức trực tiếp phục vụ cho công việc chuyên môn của viên chức. Nhìn chung qua bảng 2.2 ta thấy, trình độ chuyên môn của đội ngũ viên chức BHXH tỉnh Quảng Trị khá cao. Từ năm 2013 đến năm 2018 số viên 54 chức có trình độ đại học đã liên tục tăng qua các năm, chiếm tỷ lệ cao, bình quân là 85,7% (thấp nhất năm 2013 là 158 người; cao nhất năm 2018 là 198 người, tăng 40 người). Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc cải thiện chất lượng, nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ của viên chức ngành BHXH tỉnh Quảng Trị. Số lượng viên chức có trình độ sau đại học chiếm tỷ lệ thấp nhất, trung bình chỉ 2,8%. Số lượng viên chức có trình độ trung cấp, cao đẳng có xu hướng giảm đi, nguyên nhân là do nhiều viên chức đã tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn lên mức đại học. Có một số viên chức có trình độ trung cấp, cao đẳng đảm nhiệm vị trí chỉ yêu cầu trình độ trung cấp, cao đẳng (như văn thư, thủ quỹ thuộc BHXH huyện). Còn lại một số viên chức có trình độ trung cấp, cao đẳng đảm nhiệm các vị trí đòi hỏi ngạch chuyên viên (là số viên chức gần đến tuổi nghỉ hưu và số viên chức trẻ đang theo học đại học hệ vừa học vừa làm). - Trình độ lý luận chính trị Bên cạnh sự phát triển về số lượng thì trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị của đội ngũ viên chức BHXH tỉnh Quảng Trị ngày càng được nâng lên. Hiện nay, trình độ chính trị của người viên chức được đánh giá theo 4 mức độ: sơ cấp, trung cấp, cao cấp, cử nhân. Trình độ chính trị là cơ sở để tạo nên phẩm chất chính trị của người viên chức. Không có trình độ chính trị nhất định thì viên chức không thể có giác ngộ lý tưởng cộng sản, có bản lĩnh chính trị vững vàng. 55 Bảng 2.3: Trình độ lý luận chính trị của viên chức ngành BHXH tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2013-2018 ĐVT: số lượng: người; tỷ lệ: %. STT Trình độ đào tạo Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tỷ lệ bình quân (%) 1 Chưa qua đào tạo 157 173 140 126 120 108 62,71 2 Sơ cấp 17 22 24 35 37 44 13,62 3 Trung cấp 23 23 56 58 57 60 21,08 4 Cao cấp 6 6 5 5 6 6 2,59 Tổng cộng 203 224 225 224 220 218 100 (Nguồn: BHXH tỉnh Quảng Trị 2013 -2018) Số liệu trên cho ta thấy, từ năm 2013 đến năm 2018 đội ngũ viên chức chưa được đào tạo chiếm tỷ lệ cao nhất, bình quân 62,71%, tuy có giảm qua từng năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao do tập trung ở các viên chức mới được tuyển dụng, những viên chức không nằm trong quy hoạch hàng năm nên không được cử đi đào tạo. Chiếm tỷ lệ cao thứ 2 là trình độ sơ cấp lý luận chính trị, số người được đào tạo về trình độ sơ cấp lý luận chính trị và trung cấp lý luận chính trị có xu hướng tăng dần qua từng năm. Số lượng cao cấp lý luận chính trị của viên chức BHXH tỉnh Quảng Trị rất ít, mỗi năm chỉ đạt từ 1-2 người, chủ yếu là viên chức giữ chức vụ quản lý từ Trưởng phòng, Giám đốc huyện trở lên. 56 - Trình độ quản lý nhà nước Bảng 2.4: Trình độ quản lý nhà nƣớc của viên chức ngành BHXH tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2014-2018. ĐVT: số lượng: người; tỷ lệ: %. STT Trình độ đào tạo Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tỷ lệ bình quân (%) 1 Chuyên viên cao cấp 0 0 0 0 0 0 2 Chuyên viên chính 5 5 100 100 98 27,72 3 Chuyên viên 43 47 45 45 103 25,48 4 Cán sự 4 7 6 6 2 2,25 5 Chưa qua đào tạo 172 166 73 69 15 44,55 Tổng cộng 224 225 224 220 218 100 (Nguồn: BHXH tỉnh Quảng Trị 2014 -2018) Trình độ kiến thức quản lý nhà nước chia theo các ngạch: chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên, cán sự. Số liệu tại bảng 2.4 cho thấy năng lực thực hiện nhiệm vụ của viên chức BHXH tỉnh Quảng Trị phân loại theo trình độ quản lý nhà nước giai đoạn từ 2014 đến 2018 đang được cải thiện theo các năm. Các năm 2014, 2015 số lượng viên chức chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao, cao nhất là năm 2014 (tất cả 224 viên chức thì chỉ có 5 người có trình độ chuyên viên chính, chiếm tỷ lệ 2,23%; có 43 người trình độ chuyên viên, chiếm tỷ lệ 19,2%; có 4 người trình độ cán sự, chiếm 1,79%; có 172 người chưa qua đào tạo quản lý nhà nước, chiếm tỷ lệ cao nhất 76,78%) Tuy nhiên, trình độ quản lý nhà nước của viên chức ngành BHXH tỉnh Quảng Trị đã và đang thay đổi theo hướng tích cực: số lượng người có trình độ đáp ứng ngạch chuyên viên và chuyên viên chính tăng dần qua các năm, rõ nét nhất là trong năm 2016 số người đạt trình độ chuyên viên chính là 100 57 người, chiếm tỷ lệ 45,45% và năm 2018 số lượng người được đào tạo trình độ chuyên viên tăng nhanh từ 45 người năm 2017 lên 103 người (tăng 58 người), điều này thể hiện nhu cầu cao về tăng cường năng lực thực thi nhiệm vụ của viên chức cùng với sự quan tâm của lãnh đạo BHXH tỉnh Quảng Trị trong công tác đào tạo cần thiết cho đội ngũ viên chức quản lý. - Trình độ ngoại ngữ, tin học Bảng 2.5: Trình độ ngoại ngữ, tin học của viên chức ngành BHXH tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2014-2018. ĐVT: số lượng: người; tỷ lệ: %. STT Trình độ đào tạo Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tỷ lệ bình quân (%) 1 Trình độ tin học 224 225 224 220 218 100 1.1 Cử nhân trở lên 21 22 21 21 21 9,54 1.2 Có chứng chỉ 203 203 203 199 197 90,46 1.3 Chưa có chứng chỉ 0 2 Trình độ ngoại ngữ 224 225 224 220 218 100 2.1 Cử nhân 3 3 3 3 3 1,35 2.2 Có chứng chỉ 219 220 221 217 215 98,65 2.3 Chưa có chứng chỉ 2 2 0 (Nguồn: BHXH tỉnh Quảng Trị 2014 -2018) Trình độ tin học: theo số liệu tổng hợp ở bảng 2.5 thì từ năm 2014 đến năm 2018, 100% viên chức của BHXH tỉnh Quảng Trị có chứng chỉ tin học. Trong đó, trung bình 9,54% viên chức có bằng cử nhân tin học chủ yếu là viên chức làm công tác công nghệ thông tin tại phòng Công nghệ thông tin BHXH tỉnh và vị trí công nghệ thông tin tại BHXH các huyện. 58 Trình độ ngoại ngữ: năm 2014, 2015 có 2 viên chức chưa có chứng chỉ ngoại ngữ chiếm 0,91%, nhưng đến năm 2016 đã có 100% viên chức của BHXH tỉnh Quảng Trị có chứng chỉ ngoại ngữ. Mặc dù tỷ lệ người có chứng chỉ ngoại ngữ cao nhưng khả năng thực sự về ngoại ngữ của viên chức BHXH tỉnh Quảng Trị còn nhiều hạn chế, nhất là nghe và nói. 2.2.2. Thực trạng về các kỹ năng trong giải quyết công việc Kỹ năng là tổng hợp những cách thức, phương thức, vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm đã có để thực hiện một hoạt động nào đó. Trong hoạt động thực hiện nhiệm vụ đòi hỏi rất nhiều kỹ năng, mỗi công việc đòi hỏi những kỹ năng khác nhau, ở những mức độ khác nhau. Kỹ năng thực hiện nhiệm vụ là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá năng lực của viên chức ngành BHXH. Đây là yếu tố liên quan mật thiết với yếu tố kiến thức chuyên môn và trình độ đào tạo. Để đánh giá khách quan thực trạng những kỹ năng cần thiết đối với viên chức ngành BHXH tỉnh Quảng Trị trong thực hiện công tác, học viên đã tiến hành điều tra, khảo sát bằng phiếu khảo sát đối tượng viên chức đang công tác tại BHXH tỉnh Quảng Trị. Tổng số phiếu phát ra là 100, tổng số phiếu thu về là 79. Đồng thời, cũng tiến hành khảo sát của 22 viên chức lãnh đạo của các BHXH huyện, thị xã, thành phố và văn phòng BHXH tỉnh để đánh giá về mức độ thực hiện các kỹ năng của viên chức ngành BHXH tỉnh Quảng Trị. 59 (Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả năm 2019) Biểu đồ 2.1: Mức độ ảnh hƣởng của các kỹ năng đến năng lực thực hiện nhiệm vụ của viên chức ngành BHXH tỉnh Quảng Trị do viên chức tự đánh giá Từ kết quả phiếu khảo sát thu thập được thể hiện qua bảng số liệu trên có thể thấy rằng viên chức ngành BHXH tỉnh Quảng Trị đánh giá mức độ ảnh hưởng của các kỹ năng đến năng lực thực hiện nhiệm vụ là rất cao. Kết quả khảo sát 79 viên chức về mức độ ảnh hưởng của các kỹ năng đến năng lực thực hiện nhiệm vụ cho thấy tại tất cả các kỹ năng được hỏi đều có trên 50% viên chức đánh giá mức độ ảnh hưởng của các kỹ năng đến năng lực thực hiện nhiệm vụ ở mức độ cao nhất (mức độ 5), cao nhất là kỹ năng tin học văn phòng với 49 người đánh giá mức độ ảnh hưởng ở mức 5, chiếm 62,03%, điều này có thể được lý giải bởi vì tất cả các lĩnh vực đều được BHXH Việt Nam ứng dụng công nghệ thông tin. Không có kỹ năng nào được viên chức đánh giá ở mức độ ảnh hưởng thấp nhất (mức độ 1), có 3 kỹ năng vẫn có viên chức đánh giá mức độ ảnh hưởng ở mức độ 2, đó là kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tham mưu, đề xuất và kỹ năng truyền thông với viên chức 0 10 20 30 40 50 60 Kỹ năng tư duy Kỹ năng giao tiếp Kỹ năng lập kế hoạch Kỹ năng tham mưu, đề xuất Kỹ năng tin học văn phòng Kỹ năng phối hợp thực hiện nhiệm vụ Kỹ năng truyền thông Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4 Mức độ 5 60 đánh giá mức độ ảnh hưởng ở mức độ 2. Hầu hết các kỹ năng đều được viên chức đánh giá mức độ ảnh hưởng ở mức cao điều này cho thấy viên chức BHXH tỉnh Quảng Trị hiểu rất rõ tầm quan trọng của kỹ năng trong việc thực hiện nhiệm vụ, chỉ duy nhất kỹ năng truyền thông được viên chức đánh giá ảnh hưởng ở mức khá, vì công việc truyền thông ở BHXH tỉnh Quảng Trị lâu nay chủ yếu do bộ phận tuyên truyền tại văn phòng BHXH tỉnh đảm nhận nên nhiều viên chức vẫn chưa quan tâm chú ý đến kỹ năng này. (Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả năm 2019) Biểu đồ 2.2: Mức độ thực hiện các kỹ năng của viên chức ngành BHXH tỉnh Quảng Trị do viên chức lãnh đạo đánh giá. Từ kết quả phiếu khảo sát thu thập được thể hiện qua bảng số liệu trên có thể thấy rằng sự đánh giá của viên chức lãnh đạo đối với mức độ thực hiện các kỹ năng của viên chức ngành BHXH là tương đối cao, không có kỹ năng nào bị đánh giá thực hiện ở mức độ thấp nhất (mức độ 1). Tuy nhiên, trong đó vẫn có một số kỹ năng cần thiết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của viên chức vẫn có trường hợp đánh giá mức độ thực hiện ở mức độ 2 là mức độ 0 2 4 6 8 10 12 14 Kỹ năng tư duy Kỹ năng giao tiếp Kỹ năng lập kế hoạch Kỹ năng tham mưu, đề xuất Kỹ năng tin học văn phòng Kỹ năng phối hợp thực hiện nhiệm vụ Kỹ năng truyền thông Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4 Mức độ 5 61 thấp như kỹ năng tham mưu, đề xuất , kỹ năng phối hợp thực hiện nhiệm vụ và kỹ năng truyền thông. Phiếu khảo sát lấy ý kiến đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các kỹ năng đến năng lực thực hiện nhiệm vụ của viên chức ngành BHXH tỉnh Quảng Trị, có 5 mức độ ảnh hưởng (mức độ 1: rất thấp, mức độ 2: thấp, mức độ 3: trung bình, mức độ 4: cao, mức độ 5: rất cao). Để tính chênh lệch giữa các mức độ của thang đo, tác giả lấy điểm cao nhất của thang đo (5 điểm) trừ đi điểm thấp nhất của thang đo (1 điểm) và chia cho 5 mức, điểm chênh lệch giữa mỗi mức độ là (5-1)/5 = 0,8 và các mức độ của thang đo là: Mức 1: 1,00 ≤ Điểm trung bình < 1,80: rất thấp Mức 2: 1,80 ≤ Điểm trung bình < 2,60: thấp Mức 3: 2,60 ≤ Điểm trung bình < 3,40: trung bình Mức 4: 3,40 ≤ Điểm trung bình < 4,20: khá Mức 5: 4,20 ≤ Điểm trung bình < 5,00: cao 62 Bảng 2.6: Thực trạng mức độ kỹ năng của viên chức ngành BHXH tỉnh Quảng Trị (Mức độ đáp ứng các kỹ năng thực hiện công việc chuyên môn) ĐVT: số lượng: người; tỷ lệ: %. STT Kỹ năng Mức độ ảnh hƣởng Mức độ thực hiện Khoảng cách Tỷ lệ đáp ứng (%) 1 Kỹ năng tư duy 4,42 4,05 0,37 91,63 2 Kỹ năng giao tiếp 4,38 3,68 0,43 90,18 3 Kỹ năng lập kế hoạch 4,37 3,95 0,42 90,39 4 Kỹ năng tham mưu, đề xuất 4,27 3.86 0,41 90,40 5 Kỹ năng tin học văn phòng 4,44 4,18 0,26 94,14 6 Kỹ năng phối hợp thực hiện nhiệm vụ 4,35 4,05 0,30 93,10 7 Kỹ năng truyền thông 4,15 3,59 0,56 86,51 (Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả năm 2019) Đối chiếu cả hai kết quả khảo sát có thể nhận thấy rằng: có nhiều kỹ năng ảnh hưởng lớn đến năng lực thực hiện nhiệm vụ của viên chức, tuy nhiên lại chưa được đa số viên chức thực hiện ở mức độ cao nhất. Tất cả các kỹ năng đều được trên 50% viên chức đánh giá mức độ ảnh hưởng đến năng lực thực hiện nhiệm vụ ở mức độ 5, tuy nhiên về mức độ thực hiện các kỹ năng của viên chức do viên chức lãnh đạo đánh giá thì được dàn trãi ở các mức độ 3, 4, và 5. Phần lớn các kỹ năng đều được đánh giá mức độ đáp ứng là trên 90%, duy chỉ có kỹ năng truyền thông đáp ứng thấp, chỉ 81,56%. Qua 63 việc tổng hợp điểm trung bình cho thấy, mức độ ảnh hưởng của các kỹ năng đến năng lực thực hiện nhiệm vụ của viên chức đều ở mức cao, chỉ có kỹ năng truyền thông được đánh giá ở mức điểm khá. Viên chức lãnh đạo đánh giá mức độ thực hiện các kỹ năng của viên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nang_luc_thuc_hien_nhiem_vu_cua_vien_chuc_nganh_bao.pdf
Tài liệu liên quan