Luận văn Năng lực thực thi công vụ của công chức văn phòng – Thống kê cấp xã trên địa bàn huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN.

LỜI CAM ĐOAN.

PHẦN MỞ ĐẦU.1

1. Lý do chọn đề tài.1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn.4

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên nghiên cứu của luận văn.7

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.8

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.9

7. Kết cấu của luận văn.9

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ

CỦA CÔNG CHỨC VĂN PHÒNG – THỐNG KÊ CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN SƠN HÒA, TỈNH PHÚ YÊN.10

1.1. Tổng quan về công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã.10

1.2. Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã.21

1.3. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng tới năng lực công chức Văn phòng - Thống

kê cấp xã.42

Tiểu kết chươg 1.49

Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÔNG

CHỨC VĂN PHÒNG THỐNG KÊ CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN

HÒA, TỈNH PHÚ YÊN.50

2.1. Khái quát về đặc điêrm tình hình huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên.50

2.2. Năng lực công chức văn phòng – thống kê cấp xã Huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú

Yên giai đoạn 2011-2016.55

2.3.Đánh giá chung về công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã huyện Sơn

Hòa.81

Tiểu kết chương 2.89

Chương 3: QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG

CAO NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC VĂN PHÒNG –

THỐNG KÊ CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN HÒA, TỈNH PHÚ

YÊN.90

3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ là cơ sở nâng cao năng

lực thực thi công vụ của công chức nói chung, và công chức Văn phòng – Thống kê

cấp xã ở huyện Sơn Hòa.90

3.2. Những định hướng của tỉnh Phú Yên và huyện Sơn Hòa trong việc nâng cao

năng lực thực thi công vụ của công chức nói chung và công chức Văn phòng –

Thống kê cấp xã nói riêng.93

3.3. Những giải pháp nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng

– Thống kê cấp xã ở huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên.95

Tiểu kết chương 3.109

KẾT LUẬN.110

pdf116 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 331 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Năng lực thực thi công vụ của công chức văn phòng – Thống kê cấp xã trên địa bàn huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở. - Có 01 Bệnh viện Đa khoa và 14 Trạm y tế ở các xã, thị trấn. Chất lượng khám chữa bệnh ngày càng được nâng cao, đáp ứng nhu cầu khám và điều trị bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ở tuyến cơ sở. - Nhà Văn hóa thiếu nhi mang tên Luật Sư Nguyễn Hữu Thọ được đầu tư xây dựng năm 1997; hệ thống phát thanh, truyền hình được đầu tư nâng cấp với công suất là 200W và phát sóng FM 150W. Ngoài ra, từ các Chương trình dự án của Trung ương, của Tỉnh đã trực tiếp đầu tư xây dựng một số công trình trên địa bàn huyện như thủy điện Sông Ba Hạ, nâng cấp Quốc lộ 25, đường trục dọc Miền Tây, đường cứu hộ, cứu nạn, tránh lũ Tuy An-Sơn Hòa, cầu Sông Ba, tràn Ngã Hai góp phần từng bước mở rộng quy hoạch đô thị và bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới. 2.1.2. Ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế xã hội đến năng lực công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã, huyện Sơn Hòa Huyện Sơn Hòa là huyện miền núi có địa hình khá phức tạp, đặc biệt là ở các xã vùng sâu, vùng xa, giáp ranh với các tỉnh Tây nguyên, có 1/3 dân số là đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống xen kẽ nhau, trình độ dân trí còn thấp, mật độ dân cư thưa thớt, điều kiện cơ sở, vật chất còn thiếu thốn. Điều này đã gây nhiều khó khăn, trở ngại cho đội ngũ công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã trên địa bàn huyện, cũng như việc vận động, tuyên truyền và tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đặc thù các xã này thường nằm xa trung tâm hành chính, điều kiện đi lại, liên 53 lạc khó khăn, đặc biệt là vào mùa mưa gió, bão, lũ đã gây cản trở cho công chức cấp xã, trong đó có đội ngũ công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã trong việc tiếp xúc trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, cũng như tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ công tác. Đồng thời, cũng khó khăn trong việc kiểm tra, giám sát kịp thời, uốn nắn, chấn chỉnh sai phạm của chính quyền cấp trên đối với đội ngũ công chức cấp xã. Những khó khăn này đã gây cản trở rất lớn đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, trong đó có công chức Văn phòng –Thống kê xã. Hầu hết các xã trên địa bàn huyện Sơn Hòa với thành phần dân cư đa dạng, trình độ dân trí không đều, đặc biệt là ở các xã có đông người dân tộc thiểu số sinh sống nên trong quá trình thực thi công vụ, công chức Văn phòng – Thống kê gặp không ít trở ngại, khó khăn khi tiếp xúc, giải quyết các vấn đề sự vụ. Dẫn tới thời gian giải quyết vụ việc mất nhiều thời gian hoặc nhiều lần giải thích mới đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân. Về kinh tế - xã hội tuy được lãnh đạo huyện quan tâm và đầu tư nhiều hơn trong những năm gần đây về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị: điện, đường, trường học, bệnh viện...điều kiện giao thông đi lại được thuận lợi hơn, điều kiện sinh hoạt, trang thiết bị làm việc được đầu tư, nâng cấp nhưng cuộc sống của công chức Văn phòng – Thống kê vẫn chưa được ổn định. Đời sống khó khăn, lương thấp nên công chức ít có điều kiện đi đào tạo, bồi dưỡng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng, kỹ xảo làm việc. 2.2. Năng lực công chức Văn phòng – Thống kê giai đoạn 2011-2016 Theo số liệu thống kê số lượng, chất lượng công chức cấp xã (tính đến 31/12/2016) của Phòng Nội vụ huyện Sơn Hòa, toàn huyện có 153 công chức cấp xã, trong đó: công chức nữ có 61 người, chiếm tỷ lệ 39,87%; công chức là người dân tộc thiểu số có 36 người, chiếm tỷ lệ 23,53 %; công chức đã qua 54 đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên có 152 người, chiếm tỷ lệ 99,35% trong tổng số công chức cấp xã 2.2.1. Tổng quan chung về công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã của huyện Sơn Hòa 2.2.1.1. Tổng quan chung Công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã là một trong 7 nhóm công chức cấp xã hiện nay. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của Bộ Nội vụ [13], cả nước có 11.162 xã, số lượng công chức Văn phòng – Thống kê là 20.898 người. Tính bình quân mỗi một xã có gần 2 công chức VPTK. Tỉnh Phú Yên có 112 đơn vị hành chính cấp xã. Theo số liệu thống kê của Bộ Nội vụ, Phú Yên có 1.177 công chức, trong đó có 230 công chức Văn phòng Thống kê cấp xã. Số bình quân của tỉnh Phú Yên là hơn 2 người trên 1 đơn vị cấp xã. So với bình quân cả nước, số lượng bình quân công chức VPTK của Phú Yên cao hơn. Huyện Sơn Hòa là một trong các đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Phú Yên. Theo số liệu báo cáo của Phòng Nội vụ huyện Sơn Hòa tính đến ngày 31/12/2016, thực trang đội ngũ công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã ở huyện như sau: Số lượng công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã ở 14 đơn vị cấp xã trên địa bàn huyện, bình quân mỗi đơn vị hành chính cấp xã có gần 2,1 người. Nếu so sánh chung với cả tỉnh Phú Yên và cả nước, huyện Sơn Hòa có số lượng bình quân công chức VPTK cao hơn không nhiều so với bình quân của tỉnh Phú Yên cũng như bình quân của cả nước. Số liệu thống kê so sánh mức độ năng lực của công chức VPTK cả nước, tỉnh Phú Yên và huyện Sơn Hòa mô tả ở bảng 2.1 55 Bảng 2.1. Năng lực công chức Văn phòng – Thống kê theo tiêu chuẩn công chức cấp xã (tính đến ngày 31/12/2016) ------------- Tổng số Nữ Đản g viên Dân tộc thiể u số Trình độ chuyên môn Lý luận chính trị QL HCNN Ngoại ngữ Sơ cấp và chưa ĐT Trung cấp Cao đẳng Đại học Sau đại học Sơ cấp và chưa ĐT Trung cấp Cao cấp Chưa qua BD Đã qua BD ABC SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % Cả nước 20.89 8 10.4 68 15.25 2 4.31 0 697 3,3 10.054 48, 1 1.788 8,6 8.297 39, 7 62 0,3 12.318 58,9 8.373 40, 1 207 1 12.82 4 61,4 8.07 4 38, 6 10.57 7 50, 6 Phú Yên 230 142 201 07 20 8,7 26 11, 3 182 79, 1 2 0,9 141 61,3 89 38, 7 132 57,4 98 42, 6 228 99, 1 Sơn Hòa 29 19 21 04 01 3,5 05 17, 2 23 79, 3 15 14 10 34,5 19 65, 5 29 10 0 Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của Bộ Nội vụ 2016. Số liệu thống kê của Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên và Phòng Nội vụ huyện Sơn Hòa. Viết tắt: sl: số lượng; LLCT: lý luận chính trị; QLHCNN: quản lý hành chính nhà nước; ABC: trình độ tin học, ngoại ngữ theo chứng chỉ A, B, C. 56 57 2.2.1.2. Nhận xét chung về số lượng, chất lượng công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã: - Theo số liệu thống kê số lượng, chất lượng công chức cấp xã (tính đến 31/12/2016) của Phòng Nội vụ huyện Sơn Hòa, toàn huyện có 153 công chức cấp xã, trong đó: công chức nữ có 61 người, chiếm tỷ lệ 39,87%; công chức là người dân tộc thiểu số có 36 người, chiếm tỷ lệ 23,53 %; công chức đã qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên có 152 người, chiếm tỷ lệ 99,35% trong tổng số công chức cấp xã. - Công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã ở huyện Sơn Hòa có 29 người, trong đó: + về độ tuổi: Dưới 30 tuổi có 14 người (chiếm tỷ lệ 48,28%); từ 30-45 tuổi có 12 người (chiếm tỷ lệ 41,38 %); từ 46 tuổi trở lên 03 người (chiếm tỷ lệ 10,34%). + về kiến thức an ninh – quốc phòng: Có 29 người được bồi dưỡng kiến thức về an ninh (chiếm tỷ lệ 100%) và 29 người được bồi dưỡng về kiến thức quốc phòng (chiếm tỷ lệ 100%) + về thâm niên công tác: Số công chức có thâm niên công tác hiện tại dưới 5 năm là 18 người (chiếm tỷ lệ 62,07%); từ 5 năm đến dưới 10 năm có 10 người (chiếm tỷ lệ 34,48%), trên 10 năm có 01 người (chiếm tỷ lệ 3,45%) Nhìn chung chất lượng công chức Văn phòng – Thống kê về cơ bản đạt chuẩn theo Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ quy định về tiêu chuẩn cụ thể của công chức xã, phường, thị trấn. Trình độ chuyên môn của công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã từ trung cấp trở lên đạt tỷ lệ 100%, chỉ có 3,45% là trình độ trung cấp. Đây là một điều rất thuận lợi cho đội ngũ công chức cấp xã. Về trình độ lý luận chính trị, có 48,28% trình độ trung cấp chính trị, còn lại chưa đào tạo, chưa đáp ứng yêu cầu tại điểm e, Điều 3, Nghị định số 112/2011/NĐ-CP “Sau khi được tuyển dụng phải hoàn thành lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị theo chương trình đối với chức danh công chức cấp xã” Đây là mảng kiến thức rất quan trọng đối với người công chức, nhất là trong bối 58 cảnh xã hội ngày càng diễn biến phức tạp, nhiều vấn đề xã hội nảy sinh, đòi hỏi người cán bộ, công chức nói chung và công chức Văn phòng – Thống kê nói riêng phải có bản lĩnh chính trị vững vàng. Do vậy vấn đề này cần được các cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa. Về trình độ quản lý nhà nước, còn 48,28% công chức chưa qua bồi dưỡng. Điều này gây trở ngại không nhỏ trong quá trình thực thi nhiệm vụ của công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã trên địa bàn huyện. Về tuổi đời và thâm niên công tác, ta nhận thấy đa số công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã trên địa bàn huyện có tuổi đời còn trẻ cao, đây cũng là một lợi thế cho các xã, nơi mà điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Đòi hỏi một lực lượng trẻ và nhiệt huyết để làm việc với độ nhanh nhạy, nhạy bén trong nắm bắt kiến thức, thu thập, tổng hợp phân tích thông tin để tham mưu chuẩn, chính xác, đúng và trúng cho lãnh đạo cấp trên. Tuy nhiên, đội ngũ công chức trẻ và thâm niên công tác dưới 5 năm chiếm 62,07% nên kinh nghiệm còn non kém, dể phạm sai lầm trong công tác. Do đó, đòi hỏi lãnh đạo cần có sự chỉ đạo, kèm cặp, kiểm tra sát sao và có hướng phát triển, đào tạo cho đội ngũ công chức này. 2.2.2. Thực trạng năng lực theo tiêu chuẩn quy định 59 60 Bảng 2.2. Tổng hợp chất lượng công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã huyện Sơn Hòa theo tiêu chuẩn trình độ, giai đoạn 2011-2016. Tt Năm Số lượng Văn hóa Chuyên môn Lý luận chính trị Tiểu học THCS THPT Chưa qua ĐT Trung cấp Cao đẳng Đại học Sơ cấp và chưa BD Trung cấp SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 1 2011 13 0 01 7,69 12 92,31 03 23,08 10 76,92 10 76,92 03 23,08 2 2012 19 0 01 5,26 18 94,74 02 10,53 09 47,37 03 15,79 05 26,31 16 84,21 03 15,79 3 2013 25 0 25 100 02 8 10 40 02 8 11 44 16 64 09 36 4 2014 28 0 28 100 01 3,57 09 32,14 04 14,29 14 50 19 67,86 09 32,14 5 2015 27 0 27 100 05 18,52 05 18,52 17 62,96 19 70,37 08 29,63 6 2016 29 0 29 100 01 3,45 05 17,24 23 79,31 15 51,72 14 48,28 Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Sơn Hòa 61 62 Qua bảng 2.2 cho thấy, tỷ lệ công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã qua 5 năm có sự biến đổi. Năm 2011 có 13 công chức, đến năm 2016 có 29 công chức, trung bình mỗi xã hiện nay có 2 công chức Văn phòng – thống kê. 2.2.2.1. Về trình độ - Trình độ văn hóa: Được thể hiện qua bảng tổng hợp 2.2 Năm 2011, vẫn còn công chức tốt nghiệp THCS, đến năm 2016, công chức trình độ THPT, đạt tỷ lệ 100%. So với yêu cầu tại Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn thì điều kiện để tuyển dụng công chức cấp xã là “Tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên”. Hiện nay, đội ngũ công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã trên địa bàn huyện đủ điều kiện về trình độ văn hóa, tốt nghiệp đạt tỷ lệ 100%. Đây chính là nền tảng, tiền đề cho quá trình đào tạo, bồi dưỡng công chức nhằm nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ của công chức Văn phòng- Thống kê cấp xã. - Trình độ chuyên môn: Được thể hiện qua bảng tổng hợp 2.2 Qua bảng thống kê cho thấy, trình độ chuyên môn của công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã sau 5 năm (2011-2016) đã được cải thiện rõ rệt. Tỷ lệ công chức được đào tạo qua đại học, cao đẳng ngày càng tăng; trong năm 2011, số công chức chưa qua đào tạo, chiếm 23,08% và công chức tốt nghiệp trung cấp, chiếm 76,92%, thì đến năm 2016, số công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã có trình độ chuyên môn đại học, cao đẳng là 28 người, chiếm 96,55%, số công chức có trình độ trung cấp giảm còn 3,45%, không có công chức chưa qua đào tạo. Như vậy, có thể khẳng định rằng, công tác đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chuyên môn cho công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã trên địa bàn huyện được chú trọng, cùng với đó là đội ngũ công chức xã mới được tuyển dụng đảm bảo chất lượng, đúng tiêu chuẩn, chức danh quy định, góp phần đáng kể trong việc tiêu chuẩn hóa công chức cấp xã. Nếu đối chiếu trình độ chuyên môn của công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã hiện nay với tiêu chuẩn cụ thể của công chức xã, thị trấn theo quy định Thông tư số 06/2012/TT-BNV quy định về điều 63 kiện tuyển dụng công chức cấp xã có trình độ chuyên môn: tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức danh công chức được đảm nhiệm. Hầu hết, công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã trên địa bàn huyện Sơn Hòa đạt chuẩn. - Trình độ lý luận chính trị: Được thể hiện qua bảng tổng hợp 2.2 Trình độ lý luận chính trị của công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã được nâng lên qua từng năm. Năm 2011, công chức chưa qua bồi dưỡng và sơ cấp lý luận chính trị số lượng rất cao, chiếm 76,92%, thì đến năm 2016 số lượng công chức chưa qua bồi dưỡng giảm, số công chức được đào tạo, bồi dưỡng trung cấp LLCT chiếm 48,28%. Mặc dù huyện Sơn Hòa đã quan tâm mở và phối hợp với Trường Chính trị tỉnh mở các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị sơ cấp, trung cấp cho đối tượng là công chức; đồng thời cử công chức cấp xã tham gia các lớp bồi dưỡng lỹ luận chính trị do Trường Chính trị tỉnh mở nhưng số lượng công chức được cử đi học chưa nhiều, chủ yếu là dành cho đối tượng cán bộ lãnh đạo các xã, thị trấn. Bên cạnh đó, chỉ tiêu hàng năm cho trình độ từ lý luận trung cấp trở lên rất ít. Chính vì thế tỷ lệ công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã chưa qua bồi dưỡng về lý luận chính trị vẫn còn cao, chiếm 51,72%, điều này đã phần nào ảnh hưởng đến việc giáo dục, rèn luyện về tư tưởng, bản lĩnh chính trị cho đội ngũ công chức cấp xã. Theo quy định tại Thông tư số 06/2012/TT-BNV quy định điều kiện công chức cấp xã: “Sau khi được tuyển dụng phải hoàn thành lớp đào tạo, bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước và lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị theo chương trình đối với chức danh công chức cấp xã hiện đảm nhiệm”, thì chất lượng công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã chưa đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn theo quy định. -Trình độ Quản lý hành chính nhà nước Bảng 2.3. Trình độ quản lý hành chính nhà nước của công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã, từ 2011-2016. Tt Năm Số lượng Chưa qua bồi dưỡng Đã qua bồi dưỡng 64 SL % SL % 1 2011 13 06 46,15 07 53,85 2 2012 19 08 42,11 11 57,89 3 2013 25 11 44 14 56 4 2014 28 12 42,56 16 57,14 5 2015 27 12 44,44 15 55,56 6 2016 29 10 34,48 19 65,52 Tổng số (14 xã, thị trấn) Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Sơn Hòa Qua bảng thống kê nêu trên cho thấy, qua 5 năm lãnh đạo cấp xã có sự quan tâm cử đi bồi dưỡng kiến thức QLHCNN cho đội ngũ công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã. Năm 2011, số lượng chưa qua bồi dưỡng chiếm 46,15% đến năm 2016 giảm xuống còn 34,48%. Tuy nhiên, số lượng chưa qua bồi dưỡng vẫn còn cao, điều này ảnh hưởng đến quá trình thực thi nhiệm vụ công vụ. Bởi họ là những công chức tuy được đào tạo về trình độ chuyên môn nhưng lại thiếu kiến thức, kỹ năng về quản lý hành chính nhà nước, trong khi họ là những người giúp nhà nước để thực hiện nhiệm vụ của mình. Chính vì vậy, cần phải tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về trình độ quản lý hành chính nhà nước cho công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện nói chung. -Trình độ Anh văn và Tin học Bảng 2.4. Trình độ Anh văn của công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã từ 2011-2016. Tt Năm Số lượng Không có chứng chỉ Chứng chỉ SL % SL % 1 2011 13 08 61,54 05 38,46 2 2012 19 08 42,11 11 57,89 3 2013 25 05 20 20 80 4 2014 28 05 17,86 23 82,14 5 2015 27 27 100 6 2016 29 29 100 Tổng số (14 xã, thị trấn) Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Sơn Hòa 65 Bảng 2.5. Trình độ Tin học của công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã từ 2011-2016 Tt Năm Số lượng Không có chứng chỉ Chứng chỉ SL % SL % 1 2011 13 06 46,15 07 53,85 2 2012 19 06 31,58 13 68,42 3 2013 25 03 12 22 88 4 2014 28 03 10,71 25 89,29 5 2015 27 27 100 6 2016 29 29 100 Tổng số (14 xã, thị trấn) Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Sơn Hòa Qua 2 bảng thống kê (2.4, 2.5) cho thấy, trong 5 năm qua công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã rất quan tâm trong việc bồi dưỡng trình độ Anh văn và Tin học. Từ năm 2011, số công chức không có chứng chỉ anh văn chiếm tỷ lệ khá cao 61,54%, đến năm 2016, số công chức có chứng chỉ đạt tỷ lệ 100%. Trình độ tin học cũng vậy, năm 2011, số công chức không có chứng chỉ chiếm 46,15% đến năm 2016 đã đạt chuẩn 100%. Tuy nhiên, bảng kết quả phản ánh về trình độ tin học của công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã chủ yếu là dựa vào số lượng chứng chỉ. Còn trên thực tế, đa số công chức chỉ mới dừng ở mức biết các chức năng cơ bản của máy tính như: đánh máy, soạn thảo văn bản; đối với việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý còn yếu. Về trình độ anh văn, chủ yếu là đạt chuẩn theo quy định, công chức cấp xã không áp dụng nhiều trong việc thực hiện nhiệm vụ. Về cơ cấu thành phần dân tộc trong đội ngũ công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã, có 4/29 người, chiếm 13,79%, còn lại là dân tộc kinh. Trong số công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã là dân tộc kinh thì hầu hết chưa sử dụng thành thạo tiếng dân tộc thiểu số. Với 1 huyện miền núi có nhiều thành phần dân tộc sinh sống, thì số công chức cấp xã biết sử dụng tiếng dân tộc thiểu số như hiện nay là còn ít, chưa đáp ứng yêu cầu thực thi công vụ của UBND cấp xã trên địa bàn huyện. 66 Tóm lại, chất lượng công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã theo trình độ đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, quản lý nhà nước, lý luận chính trị, tin học, sử dụng tiếng dân tộc thiểu số qua các năm được nâng lên. Để có được kết quả đó, trong những năm qua, huyện Sơn Hòa đã chú trọng công tác đào tạo và nâng cao chất lượng công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã của huyện. Đây chính là ưu điểm, là sự nỗ lực lớn của đội ngũ công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã huyện Sơn Hòa. Hầu hết, số người được đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm đã được nâng lên đáp ứng cơ bản yêu cầu nhiệm vụ được giao. Về mặt bằng hiện nay, trình độ chuyên môn, anh văn, tin học đã đủ về tiêu chuẩn, song về lý luận chính trị, trình độ quản lý nhà nước, kiến thức quản lý hành chính thì vẫn chưa đảm bảo đủ chuẩn theo quy định. Vì vậy, bên cạnh việc động viên, khuyến khích công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nhất là học đúng chuyên môn mà chức danh mình đảm nhiệm, huyện cũng cần phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thật cụ thể, phù hợp với yêu cầu thực tiễn cho đội ngũ công chức cấp xã đảm bảo đủ chuẩn cả về chuyên môn lẫn quản lý nhà nước, quản lý hành chính nhà nước và đặc biệt là lớp bồi dưỡng về tiếng dân tộc thiểu số, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã của huyện Sơn Hòa trong thời gian tới. 2.2.3. Thực trạng năng lực theo kết quả thực thi nhiệm vụ được giao Theo quy định Luật cán bộ, công chức thì công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã là một trong bảy chức danh chuyên môn công chức cấp xã và được cụ thể hóa tại Nghị định số 121/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn. Như vậy, giữa công chức Văn phòng và Thống kê xét về mặt tổ chức được xác định là một bộ phận trong 7 chức danh chuyên môn cấp xã, tuy nhiên tính chất chuyên môn có khác nhau. Trên thực tế, lĩnh vực chuyên môn của 2 lĩnh vực này có tính độc lập tương đối do tính chất công việc quy định nhưng về mặt thực thi nhiệm vụ, công tác thường ngày họ phối hợp hết sức chặt chẽ và hiệu quả, nhất là công tác hành chính. Mặt khác do đặc điểm địa 67 hình và phân bố dân cư ở các xã khá rộng và phức tạp về giao thông nên việc đi cơ sở nắm bắt địa bàn, giải quyết công việc cần có sự phối hợp chặt chẽ trong khâu xây dựng và triển khai kế hoạch thực thi công vụ. Từ thực tế này, khi phân tích thực trạng năng lực của công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã ngoài những đánh giá độc lập về chuyên môn của từng lĩnh vực, tác giả sử dụng phương pháp tích hợp để đánh giá những hoạt động chung mang tính phối kết hợp giữa công tác văn phòng và thống kê dựa trên các tiêu chí khoa học và kết quả hoạt động của họ. 2.2.3.1. Nhóm năng lực thuộc hoạt động văn phòng - Năng lực xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện chương trình công tác thường kỳ giúp UBND xã theo dõi, triển khai thực hiện nhiệm vụ Xây dựng kế hoạch và làm việc theo kế hoạch là khâu tất yếu đối với mọi cấp mọi ngành trong công tác quản lý, điều hành công việc. Đối với cấp xã là công việc cực kỳ quan trọng giúp cho UBND hình dung được khối lượng công việc, đoán trước được yêu cầu nhiệm vụ, triển khai thực hiện theo tuần, tháng, quý, năm một cách chủ động. Do vậy, việc xây dựng kế hoạch đòi hỏi hết sức tỉ mỉ, chi tiết, sát với đặc thù của xã. Chính vì vậy, đội ngũ công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã phải năm chắc chủ trương, đường lối cấp trên một cách toàn diện, hiểu rõ các văn bản, chỉ thị, các nguồn thông tin đủ độ tin cậy trên các mặt công tác để cụ thể hóa vận dụng sát với địa bàn, đúng lộ trình theo tiến độ thời gian không bị sót việc, thể hiện được tính logic, khoa học trong quá trình thực thi công vụ. Về tổ chức thực hiện chương trình công tác, căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, văn phòng chủ động xây dựng chương trình, trình Chủ tịch UBND xã duyệt, ban hành. Sau khi chương trình công tác được ban hành, văn phòng có trách nhiệm giúp Chủ tịch UBND xã tổ chức thực hiện; đôn đốc các bộ phận công tác triển khai; theo dõi tiến độ thực hiện; cuối kỳ văn phòng tổng hợp tình hình, viết báo cáo và tổ chức cuộc họp sơ kết, tổng kết thực hiện chương trình. Ngoài chương trình công tác nhiệm kỳ, tháng, quý, năm, văn phòng còn có trách nhiệm xây dựng 68 lịch công tác tuần của UBND xã. Tổ chức cuộc họp giao ban hàng tuần của Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND xã. Căn cứ vào phiếu điều tra và trao đổi trực tiếp với lãnh đạo HĐND, UBND đều có nhận định khoảng 51% đạt ở mức tốt; 35% chấp nhận được; 14% còn hạn chế. Thông qua các câu hỏi kiểm tra về năng lực và các thao tác tư duy nắm thông tin, chọn lọc thông tin vận dụng vào công việc cụ thể như xây dựng kế hoạch, văn bản các thông số thu được gần sát với nhận định đánh giá của lãnh đạo UBND và CB chủ chốt cấp xã. Phiếu đánh giá này cho thấy khoảng 44% nhận thức, tổng hợp nhanh; 36% ở mức trung bình và 20% ở mức hạn chế. Qua các số liệu điều tra trên cho thấy rằng số công chức nắm vấn đề nhanh hoàn thành tốt công việc đều là những công chức được chọn lọc, có thời gian làm quen với công việc nhiều năm; số đạt mức trung bình còn lệ thuộc nhiều vào văn bản, ít tính sáng tạo trong vận dụng; số công chức hạn chế trong công việc chủ yếu do nhận thức chậm, năng lực khái quát và cụ thể hóa vấn đề còn nhiều hạn chế, cá biệt có 3-4 đồng chí là người dân tộc thiểu số nên mức độ giao tiếp vấn đề và kỹ năng xây dựng văn bản gặp khó khăn. 69 Biểu đồ 2.1. Biểu đánh giá năng lực xây dựng kế hoạch, chương trình làm việc Nguồn: Tác giả điều tra, khảo sát tháng 8/2017 - Năng lực theo dõi tổng hợp tình hình, báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, tham mưu giúp UBND xã trong việc chỉ đạo thực hiện Công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã giúp UBND xã tổ chức công tác thông tin và xử lý thông tin; phản ánh thường xuyên, kịp thời, chính xác tình hình các mặt công tác của địa phương. Công tác thông tin phải phục vụ đắc lực sự quản lý, chỉ đạo của UBND xã và việc giám sát của HĐND. Công tác bảo đảm thông tin của văn phòng tập trung vào các nội dung chủ yếu: Tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng; tình hình hoạt động của các tổ chức đoàn thể; tình hình mọi mặt và các biến động trong địa phương. Trên cơ sở quản lý thông tin, công chức Văn phòng – Thống kê làm báo cáo tổng hợp tình hình kinh tế - xã hội của địa phương trình lãnh đạo UBND xã ký ban hành. Văn phòng thông báo kết luận của lãnh đạo UBND xã đến các ngành, đoàn thể, thôn, buôn, khu phố. Để có được các văn bản báo cáo chính xác, tỷ mỉ, cụ thể từng mặt công tác như tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng, công tác phong trào, dân vận, công đoàn, phụ nữ Công chức Văn phòng – Thống kê phải có khả năng tổng hợp, khái quát tốt vấn đề, thậm chí phải chắt lọc đến câu chữ để chắp bút vào văn bản chính báo cáo trên. Do đặc điểm một số xã có đông người dân tộc thiểu số sinh sống nên việc báo cáo lại đòi hỏi chi tiết cụ thể đến từng các cụm dân cư theo các dân tộc khác nhau, tính chất sinh hoạt, thực thi công việc, trình độ dân trí cũng không đồng đều nếu không nắm chắc đặc thù, đánh giá đúng tình hình sẽ dẫn đến lãnh đạo, chỉ đạo không sát, kém hiệu quả. Bên cạnh đó, công chức Văn phòng – Thống kê cấp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nang_luc_thuc_thi_cong_vu_cua_cong_chuc_van_phong_t.pdf
Tài liệu liên quan