Luận văn Ngành da - Giầy Việt Nam trong tiến trình đổi mới

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: THỊ TRƯỜNG DA - GIẦY THẾ GIỚI VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DA - GIẦY VIỆT NAM 7

1.1 Tình hình thị trường, đặc điểm và xu hướng phát triển của ngành Da - Giầy thế giới 7

1.1.1 Khái lược về thị trường Da giầy thế giới. 7

1.1.2 Đặc điểm ngành Da giầy thế giới 20

1.1.3 Xu hướng phát triển của ngành Da giầy thế giới. 22

1.2 Tiềm năng phát triển của ngành Da - Giầy việt nam 25

1.2.1 Vị trí của ngành Da – Giầy trong nền kinh tế Việt nam. 25

1.2.2 Những lợi thế và bất lợi của ngành Da - Giầy Việt nam. 27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DA - GIẦY VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

30

2.1 Động thái phát triển ngành Da - Giầy trong những năm qua 31

2.1.1 Các nguồn lực ngành Da - Giầy Việt nam. 33

2.1.2 Cơ cấu ngành Da - Giầy Việt nam. 49

2.1.3 Tổ chức quản lý ngành Da - Giầy Việt nam. 53

2.1.4 Thị trường và khả năng cạnh tranh của ngành Da - Giầy Việt nam. 57

2.2 Đánh giá chung về thực trạng ngành Da - Giầy Việt Nam 63

CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NGÀNH DA - GIẦY VIỆT 73

3.1 Bối cảnh mới - Những thách thức và cơ hội phát triển đối với ngành 73

3.1.1 Tình hình trong nước. 73

3.1.2 Tình hình quốc tế. 74

3.2 Những định hướng chủ yếu phát triển ngành Da - Giầy Việt Nam 78

3.2.1 Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi hình thức gia công sang xuất khẩu trực tiếp. 78

3.2.2 Kết hợp sức mạnh của Doanh nghiệp với sự hỗ trợ của Nhà nước. 79

3.3 Các giải pháp nhằm phát triển ngành Da - Giầy Việt nam trong những năm tới. 81

3.3.1 Đào tạo nguồn nhân lực 82

3.3.2 Đầu tư phát triển sản xuất nguyên phụ liệu trong nước 83

3.3.3 Đầu tư phát triển khoa học công nghệ và đổi mới thiết bị 86

3.3.4 Đổi mới tổ chức quản lý 90

3.3.5 Củng cố và mở rộng thị trường 98

3.3.6 Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước 106

KẾT LUẬN 110

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112

 

 

 

 

 

 

doc119 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4388 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ngành da - Giầy Việt Nam trong tiến trình đổi mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phong phú về chủng loại, chất liệu tốt. Cùng thời gian này, các loại cặp túi xách được cải tiến đảm bảo phù hợp với từng giai đoạn. Từ năm 1993 tới nay nhiều đối tác đầu tư vào lĩnh vực này. Những nguyên vật liệu cho sản xuất các cặp, túi xách... vẫn hầu như phải nhập ngoại 100% kể cả phụ liệu, khuy khóa. Sau 5 năm tiếp nhận sự chuyển dịch, tay nghề của người lao động được nâng lên, các sản phẩm là ra đáp ứng nhu cầu về chất lượng của khách hàng, một số mẫu mã, chủng loại chúng ta có thể tự tổ chức sản xuất. Tuy nhiên, do sử dụng công nghệ bằng dây chuyền dài, kỷ luật lao động ở một số doanh nghiệp còn thấp , năng suất chưa đáp ứng do còn nhiều công đoạn phải sản xuất thủ công, tổ chức quản lý còn yếu.. với việc chuyển đổi phương thức sản xuất , các doanh nghiệp đã và đang vươn lên làm chủ sản xuất các mặt hàng giầy dép, cặt túi xách, va li, hạn chế khâu trung gian. Đặc biệt các doanh nghiệp đã quan tâm tới phát triển mở rộng các mặt hàng có chất lượng cao, đáp ứng tối đa nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Do đặc điểm sản xuất của ngành Da giầy chủ yếu phục vụ nhu cầu xuất khẩu, phần đáp ứng nhu cầu trong nước rất hạn chế, chủ yếu do lực lượng tiểu thủ công nghiệp đảm nhận. Việc phân tầng cơ cấu sản phẩm chưa được ngành quan tâm đúng mức. Giầy vải tiêu thụ trong nước là những loại có mẫu mã đơn giản, rẻ tiền, khoảng từ 1,1 - 1,3 USD với đối tượng chính là thanh thiếu niên. Giầy nữ cũng chỉ tiêu thụ từ số dư thừa xuất khẩu và một phần sản xuất thủ công. Riêng dép đi trong nhà hầu như trong nước tiêu thụ không đáng kể ( do điều kiện kinh tế xã hội, khí hậu ẩm của nước ta). 2.1.3 Qui mô và phân bố sản xuất sản phẩm ngành Da - Giầy Việt nam. * Thực trạng về sở hữu và tổ chức quản lý. Cùng với sự phát triển của cơ chế thị trường và chính sách mở cửa của nhà nước, những năm qua ngành da giầy Việt nam tồn tại và phát triển dưới nhiều hình thức sở hữu khác nhau bao gồm các doanh nghiệp quốc doanh (Trung ương và địa phương) ngoài quốc doanh và tư nhân, liên doanh và 100% vốn nước ngoài. Hiện tại, có khoảng 178 doanh nghiệp hoạt động trong ngành da giầy Việt nam. Các doanh nghiệp tập trung chủ yếu tại thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội và Hải Phòng. * Qui mô các doanh nghiệp Xuất phát từ đặc điểm của ngành là sản xuất theo dây chuyền khép kín hoàn chỉnh với công nghệ thực hiện trên hệ thống băng tải dài, qui mô sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất giầy dép hiện có được xác định dựa trên số lượng dây chuyền gò ráp hoàn chỉnh và lượng lao động thu hút. Qui mô của các doanh nghiệp sản xuất cặp, túi xách được xác định theo số lượng máy chuyên dùng sử dụng và số lao động thu hút. Theo số liệu khảo sát điều tra toàn ngành da giầy hiện có 178 doanh nghiệp, trong đó 149 doanh nghiệp chuyên sản xuất giầy dép, 19 doanh nghiệp chuyên sản xuất cặp, 10 doanh nghiệp chuyên sản xuất nguyên phụ liệu ngành giầy. Qui mô doanh nghiệp theo số dây chuyền gò ráp và số máy chuyên dùng được thể hiện qua Bảng 2.6 như sau: Bảng 2.6 : Qui mô doanh nghiệp Việt Nam TT Qui mô Số DN Tỷ lệ % I Các DN sản xuất giầy dép 149 100 Có 01 dây chuyền 22 14,7 Có 02 -------------- 38 25,5 Có 03 -------------- 14 9 Có 04 -------------- 13 8,7 Có 05 -------------- 13 8,7 Có 06 -------------- 11 7,3 Có 07 -------------- 11 6 Có 08 -------------- 12 8 Có 10 dây chuyền trở lên 17 7,3 II Các DN sản xuất cặp, túi xách 19 100 Có dưới 100 máy chuyên dùng 4 21 Có dưới 100-300 máy chuyên dùng 10 53 Có trên 300 máy chuyên dùng 5 26 III Các DN sản xuất nguyên phụ liệu 10 100 Tổng số 178 Nguồn: Báo cáo tổng kết Hiệp hội da giầy Việt Nam - 2002 Qua bảng 2.6, số doanh nghiệp có 02 dây chuyền chiếm tỷ lệ cao nhất ( 25,5) số doanh nghiệp mới có 01 dây chuyền chiếm 14,7%. Đối với ngành giầy qui mô của một doanh nghiệp tối thiểu phải 02 dây chuyền trở lên thì mới có hiệu quả ( tiết kiệm được chi phí quản lý, các chi phí gián tiếp và một số chi phí cố định khác). Trong thực tế các doanh nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào phía đối tác, vào khả năng tài chính và khả năng tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, để xác định qui mô đầu tư, các doanh nghiệp thường từng bước đưa vào hoạt động ổn định một dây chuyền, sau đó mới mở rộng sản xuất. Hiện tại, phần lớn các doanh nghiệp giầy quốc doanh có qui mô vừa và nhỏ, rất ít các doanh nghiệp có qui mô từ 6-8 dây chuyền, nên khả năng cạnh tranh và hiệu quả không cao. Để đạt công suất tối đa các doanh nghiệp cần nỗ lực hơn nữa phát huy tinh thần tự chủ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và từng bước chiếm lĩnh và làm chủ thị trường. Các doanh nghiệp liên doanh và 100% vốn nước ngoài có qui mô lớn, trang bị máy móc, thiết bị đồng bộ, có nhiều thuận lợi về các mặt, có uy tín và có bạn hàng ổn định trên thị trường quốc tế, nên khả năng cạnh tranh lớn. * Thực trạng về đầu tư. Từ những năm 1993, ngành Da giầy tiếp nhận sự chuyển dịch từ các nước trong khu vực thông qua sự hợp tác dưới nhiều hình thức khác nhau: Hợp tác sản xuất, tự đầu tư, liên doanh và 100% vốn nước ngoài, nên các dây chuyền được đầu tư đồng bộ để sản xuất các lạo giầy dép hoàn chỉnh. Đến nay toàn ngành đã đầu tư trên 500 dây chuyền đồng bộ với máy móc thiết bị nhập khẩu từ Đài Loan, Hàn Quốc dưới các dạng: Tự đầu tư, trả chậm trả dần vào công phí hoặc phía đối tác cung cấp để gia công không thanh toán. Các dây chuyền máy móc thiết bị gò ráp hoàn chỉnh được bố trí theo hệ thống băng tải dài, tốc độ chậm, kết cấu đơn giản, tuổi thọ ngắn. Máy chặt đa số dùng máy chặt thuỷ lực khổ rộng, có thể chặt các loại nguyên vật liệu từ daq thuộc một lớp hoặc vải, giả da nhiều lớp. Riêng máy khâu sử dụng nhiều chủng loại khác nhau: máy bàn, máy trụ, máy zích zắc…chuyên dùng cho ngành giầy, đồ da, Ngoài ra, còn sử dụng một số máy chuyên dùng khác ở bộ phận may mũ giầy như: Máy dẫy, máy đục ôzê, máy phết keo… Tổng số vốn đầu tư thực hiện thời kỳ 1993 – 2000 cho phần thiết bị sản xuất khoảng 3,581 tỉ đồng, kể cả liên doanh và 100% vốn nước ngoài. Đến năm 2000 một số dây chuyền đầu tư từ những năm đầu chuyển đổi (1992-1993) đã khấu hao hết và các doanh nghiệp đã bắt đầu bổ sung các thiết bị lẻ, mới, tiên tiến hơn trên các dây chuyền, chủ yếu ở các công đoạn thiết yếu, đảm bảo nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu xuất khẩu. Để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo nghị quyết Đại hội Đảng IX đề ra, thời gian tới cần tiếp tục đổi mới trang thiết bị tiên tiến hơn, đặc biệt ở khâu thiết kế mẫu mốt thời trang, khâu pha cắt và khâu gò ráp, hoàn chỉnh. Những năm qua tuy ngành Da giầy đã có tốc độ phát triển cao về sản lượng, song về khoa học – công nghệ, quản lý và mẫu mốt vẫn bị lệ thuộc vào đối tác nước ngoài (trừ mặt hàng giầy vải). Việc ứmg dụng công nghệ tiên tiến đang rất hạn chế, cơ sở vật chất trong lĩnh vực này còn nghèo nàn. Tuy nhiên, sau thời gian hợp tác, các doanh nghiệp đã tiếp thu, học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ phía các đối tác, đội ngũ kỹ thuật đã nắm bắt làm chủ công nghệ sản xuất các loại giầy dép. Tính đến nay, các doanh nghiệp trong ngành đã cải tạo và xây dựng mới gần 2 triệu m2 nhà xưởng (bao gồm cả các doanh nghiệp liên doanh 100% vốn nước ngoài) với tổng vốn cải tạo và xây dựng mới nhà xưởng lên tới 2,387 tỉ đồng. Tổng vốn đầu tư thiết bị, nhà xưởng giai đoạn 1993 –2002 theo thành phần kinh tế được thể hiện qua Bảng Bảng 2.7 : Tổng vốn đầu tư giai đoạn 1993 –2002. Loại doanh nghiệp Vốn đầu tư Trong đó Giá trị Tỉ trọng% Thiết bị Nhà xưởng 1- Quốc doanh trung ương 632.870 10,6 379.722 253.148 2- Quốc doanh địa phương 988.670 16,6 593.202 395.468 3- Ngoài quốc doanh 769.545 12,8 461.727 307.818 4-Có vốn đầu tư nước ngoài 3.577.382 60 2.146.429 1.403.953 Tổng số 5.968.467 100 3.581.080 2.387.387 Nguồn: Hiệp hội da giầy Việt nam – Báo cáo tổng kết năm 2002 Qua đánh giá phân tích thực trạng đầu tư trong thời gian qua, để đảm bảo phát triển trong thời gian tới có hiệu quả, cần rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: + Hầu hết các doanh nghiệp trong ngành còn yếu trong công tác thị trường, phụ thuộc nhiều vào phía đối tác về lựa chọn mặt hàng, quản lý sản xuất và lựa chọn công nghệ. + Đầu tư còn mất cân đối giữa các khâu pha cắt, máy mũ, gò ráp hoàn chỉnh…dẫn tới năng suất ở các khâu không đồng bộ, công suất khai thác ở mức rất thấp, chỉ ở mức 57% công suất. + Do khó khăn về tài chính, các công trình đầu tư ở các doanh nghiệp nhà nước thường bị kéo dài, các điều kiện chuẩn bị không đồng bộ về: Vật tư, kỹ thuật, công nghệ, đào tạo, tổ chức sản xuất, xây lắp… nên hiệu quả, tiến độ không đạt theo mục tiêu dự án đề ra, đôi khi dẫn tới thiệt hại, mất thời cơ. + Cũng do khó khăn về tài chính nên qui mô các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp quốc doanh còn chưa hợp lý hoặc quá nhỏ, dẫn đến chi phí gián tiếp cao, sản xuất kém hiệu quả, thiếu sức thuyết phục đối với các bạn hàng, nhiều doanh nghiệp trong tình trạng lỗ vốn. + Về nguồn vốn đầu tư: Do khó khăn nhiều doanh nghiệp phải sử dụng vốn vay ngắn hạn, lãi suất cao hoặc dùng vốn lưu động để đầu tư nên sản xuất không đủ bù đắp các chi phí và lãi vay nên đến hạn thanh toán không trả nợ được hoặc phải sử dụng nguồn vay trả chậm hoặc khấu trừ dần vào công phí. Do vậy càng làm cho phía bạn được hưởng nhiều lợi thế hơn do họ có thể tính thêm vào giá thiết bị với mức khấu trừ cao, hoặc cung cấp máy móc cũ, kém chất lượng. + Do không có qui hoạch nên việc đầu tư còn nhiều manh mún, tản mạn, thiếu sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong ngành, giữa trung ương và địa phương, giữa các thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp phát triển tràn lan dẫn tới cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị trong ngành, hoặc trong khi năng lực sản xuất hiện còn dư thừa nhưng vẫn có dự án đầu tư mới xuất hiện. + Việc quan tâm đầu tư phát triển cân đối, đồng bộ giữa các yếu tố như: Phát triển lắp ráp giầy và xây dựng cơ sở nguyên liệu, giữa phát triển thị trường và làm chủ thiết kế mẫu mốt thời trang, giữa sử dụng lao động và năng suất lao động… còn hạn chế. * Phân bố các doanh nghiệp ngành da giầy. Do là ngành sử dụng nhiều lao động, đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm, mẫu mã và thời hạn giao hàng, cần được tổ chức sản xuất tại những nơi có điều kiện gia thông thuận lợi, tại các Thành phố lớn và khu công nghiệp lớn, nên thời gian qua sự phát triển và mở rộng sản xuất giầy dép các loại tập trung chủ yếu ở địa bàn TP Hồ Chí Minh, TP Hà Nội, Đồng Nai, Hải Phòng, Bình Dương, Long An, Vũng Tầu, Đà Nẵng, Hải Dương...Tuy nhiên, sự phân bố mang tính tự phát, chưa có qui hoạch thống nhất, rất khó trong theo dõi và qui hoạch phát triển. Thực trạng phân bố năng lực giầy dép Việt Nam xem bảng 2.7. Để thuận tiện qui hoạch phát triển trong tương lai và phù hợp với việc phân vùng quản lý kinh tế của Nhà nước, ngành da giầy Việt Nam chia 3 khu vực quản lý để đánh giá, phân tích: - Khu vực I: Khu vực đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh phụ cận, lấy TP Hà Nội làm trung tâm, chiếm 19,3 sản lượng toàn ngành. Khu vực I có đặc điểm nằm trên trục đường giao thông thuận tiện, các doanh nghiệp tập trung ở 3 Thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương với khả năng huy động lao động dễ dàng, là vùng có tiềm năng phát triển trong thời gian tới. - Khu vực II: Khu vực đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ, lấy TP Hồ Chí Minh làm trung tâm chiếm 76,6% sản lượng toàn ngành. Khu vực II có lợi thế môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn đối với các bạn hàng. Là khu vực có nhiều thuận lợi về giao thông, cầu cảng, các doanh nghiệp chủ yếu phát triển ở TP Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai, Bình Dương với các điều kiện thuận lợi như: có các khu công nghiệp được đầu tư sẵn, lực lượng lao động dồi dào, năng động. Là khu vực tiếp tục có lợi thế trong tiếp nhận sự chuyển dịch và phát triển mở rộng. - Khu vực III: Khu vực miền Trung từ tỉnh Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa, lấy TP Đà Nẵng làm trung tâm, chiếm 3,7% sản lượng toàn ngành. Đây là khu vực khó khăn hơn về giao thông vận tải, song lại có lợi thế về gía nhân công rẻ, về mặt bằng hiện có và một số điều kiện khác. Trong tương lai cần được quan tâm khai thác các lợi thế, đảm bảo sự phân bố hợp lý trên phạm vi toàn quốc ( số liệu xem bảng 2.8) Bảng 2.8 : Năng lực sản xuất phân theo địa phương năm 2002 Đơn vị: 1.000 đôi Địa phương Năng lực Tỷ lệ % 1. TP. Hồ Chí Minh 207.980 49,2 2. Đồng Nai 72.710 17,2 3. BìnhDương 27.050 6,4 4. Các tỉnh Nam bộ còn lại 16.060 3,8 5. Các tỉnh Trung bộ 15.640 3,7 6. Hà Nội 30.860 7,3 7. Hải Phòng 35.510 8,4 8. Các tỉnh Bắc bộ còn lại 16.914 4,0 Tổng năng lực 422.724 100 Nguồn: Hiệp hội Da giầy Việt Nam, báo cáo năm 2002 Do việc đầu tư trong các năm qua của các doanh nghiệp chưa theo qui hoạch, còn manh mún, phân tán, trong khi đó lại yếu và thiếu về các điều kiện nên khả năng cạnh tranh bị hạn chế, về qui mô và phân bố còn nhiều bất hợp lý, cần được giải quyết trong thời gian tới. 2.1.4 Thị trường và khả năng cạnh tranh ngành Da - Giầy Việt nam. Trong những năm qua ngành da giầy Việt Nam tiếp nhận sự chuyển dịch sản xuất từ các nước công nghiệp mới trong bối cảnh vừa trải qua suy thoái do Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu tan rã. Các doanh nghiệp phần lớn trong thời gian đầu buộc phải dựa vào các đối tác nước ngoài về mọi mặt cả về thị trường xuất khẩu để có thể tồn tại và phát triển. Phương thức làm gia công trong giai đoạn này là chủ yếu dựa trên cơ sở đối tác cung cấp đơn hàng, mẫu mã, nguyên vật liệu còn phía các doanh nghiệp của Việt Nam tiến hành sản xuất, giao hàng và nhận tiền công phí đơn thuần. Điều này đã phần nào hạn chế sự chủ động tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam trong những năm qua. Tuy vậy, vẫn có những doanh nghiệp Việt Nam đã tự tìm kiếm khách hàng trực tiếp mà điển hình trong số đó là: Công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên, Công ty giầy Hiệp Hưng, Công ty giầy Thụy Khuê, Công ty da giầy Hà Nội, Công ty giầy Thượng Đình...,Song trên thực tế, còn nhiều hạn chế về các điều kiện sản xuất và xuất khẩu như: nguồn nguyên liệu trong nước chưa phát triển, công nghệ kỹ thuật lạc hậu, nhất là việc thiết kế và phát triển mẫu mốt, thiếu nguồn vốn đầu tư cho sản xuất, sự hiểu biết về thủ tục, luật lệ và tập quán thương mại của các nước còn hạn chế. Tất cả những điều này lý giải tại sao doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài còn hạn chế. Sản phẩm giầy dép của Việt Nam phải qua nhiều tầng lớp trung gian mới tới người tiêu dùng cuối cùng. Chẳng hạn như một doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng gia công với một đối tác Đài Loan, đối tác này lại qua một công ty mậu dịch Đài Loan và Công ty này mới là người ký kết hợp đồng trực tiếp với khách hàng Châu Âu. Còn ở tại Châu Âu, kênh phân phối được tiến hành như sau: Nhà nhập khẩu Nhà bán buôn Hệ thống bán lẻ Người tiêu dùng Như vậy, một sản phẩm sản xuất tại Việt Nam thường phải qua 5 khâu trung gian mới tới tay người tiêu dùng, do vậy giá cả bị ảnh hưởng tương ứng với số lượng kênh tham gia trong quá trình phân phối sản phẩm. Vì thế nếu giảm được bớt kênh trung gian nào thì lợi nhuận của nhà sản xuất sẽ tăng lên và khả năng cạnh tranh theo đó cũng tăng lên. Thị trường chính của ngành da giầy Việt Nam hiện nay vẫn là EU, Nhật. Thị trường tiềm năng là Mỹ, SNG và các nước Đông Âu. Tuy nhiên, ở mỗi khu vực, mỗi quốc gia lại có phong tục tập quán thương mại khác nhau, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải nghiên cứu kỹ thị trường để tìm được đúng kênh phân phối, hạn chế trung gian trước khi thâm nhập vào thị trường mới. Tổng quát về thị trường xuất khẩu của giầy dép Việt Nam được thể hiện rõ qua bảng 2.9 dưới đây: Bảng 2.9: Thị trường xuất khẩu giầy dép của Việt Nam 2000-2002 Đơn vị: Triệu USD,% Nước 2000 %/Tổng KNXK 2001 %/Tổng KNXK 2002 %/Tổng KNXK EU 1,174.440 80 1,287.476 81,7 1,451.719 78,6 Mỹ 87,804 6 114,307 7,2 196,544 10,6 Nhật Bản 78,179 5,3 64,135 4 53,920 2,9 Các nước khác 127,697 8,7 109,339 7,1 143,940 7,9 Tổng cộng 1,468.120 100 1,575.257 100 1,846.123 100 Nguồn: Báo cáo Hiệp hội Da giầy Việt Nam 2000 - 2002 Bảng 2.9 cho thấy thị trường của ngành da giầy Việt Nam hiện nay chủ yếu là EU, chiếm tới 80%. Thị trường Mỹ, Nhật, SNG và Đông Âu là rất lớn nhưng mới chỉ là thị trường tiềm năng. Ngành da giầy Việt Nam còn thiếu nhiều điều kiện để đẩy mạnh và mở rộng vào thị trường này. * Thị trường EU Tính cho đến nay, sản phẩm giầy dép của Việt Nam đã xuất khẩu tới hơn 40 nước trên thế giới, trong đó thị trường chủ yếu là EU. Theo thống kê của Tổng cục Hải Quan Việt Nam: năm 1995 kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU đạt 290 triệu USD, năm 1996 đạt 423 triệu USD, năm 1997 đạt 440 triệu USD và năm 1998 đạt 613,315 triệu USD, năm 2000 đạt 1.174,44 triệu USD (năm 2000 Việt Nam đứng thứ 4 trong 10 nước xuất khẩu dẫn đầu thế giới sau Trung Quốc, Hồng Kông và Italia) năm 2001 đạt 1,287.476 triệu USD và năm 2002 đạt 1,461.719 USD. Hiện nay, giầy dép của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU vẫn có những điều kiện thuận lợi do sản xuất giầy dép trong EU ngày càng giảm, trong khi đó sức tiêu thụ trong EU ngày càng tăng. Bên cạnh đó, do được hưởng ưu đãi thuế quan theo hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của EU nên giầy dép của Việt Nam có ưu thế hơn các nước khác trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc ở thị trường này. Có thể nói việc xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang thị trường EU đến nay còn nhiều thuận lợi: chưa bị hạn chế nhập khẩu hoặc định hạn ngạch. Vì vậy, để tranh thủ thời cơ trong khi giầy dép của Việt Nam chưa có đủ điều kiện mở rộng vào thị trường Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý đáp ứng các yêu cầu, các điều kiện về C/O form A để được hưởng ưu đãi thuế quan của EU, tránh sự nghi ngờ của EU về vấn đề xuất xứ. Đồng thời, các doanh nghiệp cần tìm các biên pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh về giá cả, mẫu mã, chất lượng cũng như sự cạnh tranh về thời hạn giao hàng. * Thị trường Mỹ Bên cạnh Liên minh Châu Âu, Mỹ là một thị trường nhập khẩu và tiêu thụ giầy dép lớn nhất thế giới, năm 1997 Mỹ nhập khẩu 13,96 Tỷ USD với 1,46 tỷ đôi giầy các loại. Đối với Việt Nam, mặc dù chưa được hưởng các qui chế ưu đãi thương mại song kim ngạch xuất khẩu giầy dép từ Việt Nam vào Mỹ đã tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây. Theo số liệu Hải quan Hoa Kỳ, năm 1999 Việt Nam xuất khẩu 145,8 triệu USD và 124,5 triệu USD năm 2000 với gần 6 triệu đôi, chiếm 9% tổng kim ngạch xuất khẩu giầy dép và chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ. Đến nay, Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết là một mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển quan hệ thương mại, đầu tư giữa hai nước. Đối với sản phẩm giầy dép nói riêng, việc Hiệp định có hiệu lực, mở ra nhiều cơ hội tăng kim ngạch xuất nhập khẩu. Sau khi Hiệp định có hiệu lực, sản phẩm giầy dép Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ được giảm thuế nhập khẩu và được đãi ngộ như sản phẩm của các nước khác cũng như sản phẩm nội địa của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, thị trường Hoa Kỳ cũng gắn liền với những yêu cầu phức tạp về thủ tục xuất khẩu, tính đa dạng trong thị hiếu tiêu thụ, đòi hỏi nhiều nỗ lực của các doanh nghiệp mới đảm bảo được mức tăng trưởng kim ngạch bền vững tại thị trường này. * Thị trường các nước Đông á: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc... Ngoài hai thị trường EU và Mỹ, một khối lượng lớn các sản phẩm giầy dép của Việt Nam được xuất khẩu sang các nước Đông á. Tuy nhiên giày dép được xuất sang các nước này chủ yếu là hàng gia công sau đó lại tái xuất sang thị trường các nước EU và Mỹ. Đối với thị trường Nhật Bản, trong những năm gần đây là một trong những quốc gia nhập khẩu giầy dép tăng mạnh, trung bình 350 triệu đôi giầy dép các loại, phần lớn nhập từ Trung Quốc (75%), tiếp đến là Indonesia (11%). Theo số liệu thống kê Tổng cục thống kê Việt Nam: Năm 1999 Việt Nam xuất khẩu sang Nhật 5,3 triệu đôi, trị giá 32,3 triệu USD, năm 2000 đạt 14,6 triệu đôi, trị giá 76 triệu USD chiếm 5,2% tổng kim ngạch xuất khẩu giầy dép Việt Nam. Thị trường Nhật Bản là một thị trường lớn, song đây là một thị trường khó tính, đòi hỏi chất lượng cao. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam muốn thâm nhập và mở rộng thị phần tại thị trường này thì điều trước tiên cần chú ý làm sao đáp ứng được yêu cầu về chất lượng. Về sản xuất mặc dù kể từ năm 1989 cho tới nay, sản lượng giầy dép của thế giới liên tục biến động, từ 10,3 tỷ đôi năm 1989 xuống còn 9,6 tỷ đôi năm 1992 rồi lại tăng tới 10,6 tỷ đôi năm 1995 và đến năm 2000 sản lượng giầy dép thế giới đạt 12,06 tỷ đôi. Tính trung bình mỗi năm sản lượng giầy dép thế giới tăng 2,91% (Bảng...) Từ những năm 80, sau khi xuất hiện sự chuyển dịch sản xuất giầy dép từ những nước phát triển sang các nước công nghiệp mới, rồi lại từ các nước này tiếp tục dịch chuyển sang các nước đang phát triển thì Châu á trở thành khu vực sản xuất giầy dép chủ yếu của thế giới. Tỷ trọng sản lượng giầy dép của các nước Châu á trong tổng sản lượng giầy dép thế giới vào khoảng 70 - 75%, trong đó sự đóng góp đáng kể của các nước như Trung Quốc, Hồng Kông, Thái Lan, Indonesia, Việt nam,...Tỷ trọng này có xu hướng ngày càng tăng trong khi tại các khu vực khác trên thế giới như Tây Âu, Bắc Mỹ lại giảm xuống. Bảng 2.10: Sản xuất giầy dép thế giới Đơn vị: Triệu đôi, % Khu vực 1989 1993 1995 2000 số lượng % số lượng % số lượng % số lượng % Châu á trong đó: Việt nam 5.539 53,7 6.084 60 63,3 0,6 6.869 115 64,5 1,1 9.100 294 75,4 2,4 Trung, Đông âu và SNG 1.722 16,7 630 6,6 960 9,0 1.250 10,4 Tây âu 1.111 10,8 1.102 11,5 1083 10,2 Nam Mỹ 901 8,7 813 8,4 808 7,6 740 6 Trung bắc Mỹ 696 6,7 680 6,3 574 5,4 570 5 Châu Phi 313 3,1 301 3,0 338 3,1 370 3 Châu đại dương 29 0,3 22 0,2 25 0,2 30 0,2 Tổng số 10.311 100 9.609 100 10.657 100 12.060 100 Nguồn : Leather and Footwear 1989 - 2000 Bảng 2.10 cho thấy sản lượng giầy dép Việt nam trong những năm 1993 - 2000 có tốc độ tăng nhanh. Nhưng cho đến nay cũng chỉ chiếm 2,4 % sản lượng giầy dép thế giới. Điều đó cũng có nghĩa là ngành Da - giầy Việt nam và thị phần của ngành Da - giầy Việt nam trên thị trường thế giới còn rất nhỏ bé - chiếm 2,4 % thị trường Da - giầy thế giới. 2.2 Đánh giá chung về thực trạng ngành Da - Giầy Việt Nam Ngành da giầy Việt nam là ngành thu hút nhiều lao động xã hội. Trong thời gian qua, thông qua việc liên doanh, hợp tác và tiếp thu sự chuyển dịch ngành Da giầy từ các nước công nghiệp mới và các nước công nghiệp phát triển. Ngành da giầy Việt nam đã có sự phát triển vượt bậc cả về chất lẫn lượng. Việc đẩy mạnh xuất khẩu của ngành trong thời gian qua là đúng hướng, phù hợp với xu thế hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Ngành đã xây dựng chiến lược phát triển sản xuất da giầy trở thành ngành sản xuất hàng tiêu dùng hướng về xuất khẩu trên cơ sở khai thác các lợi thế của đất nước về tài nguyên và lao động. Ngành đóng góp đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế và tạo lao động cho hàng chục ngàn người. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt được ngành còn có nhiều khó khăn và tồn tại Đánh giá các nguồn lực Việc lựa chọn đối tác kinh doanh không phân biệt trong hay ngoài nước hoặc thuộc các thành phần kinh tế nào miễn sao đáp ứng được mục tiêu cùng chia sẻ doanh lợi. Để tránh thất bại các sản phẩm phải phù hợp với trang thiết bị của đơn vị hợp tác; phải thiết lập được thị trường tiêu thụ một cách chắc chắn và có biện pháp duy trì thị trường; quản lý sản xuất kinh doanh phải đổi mới theo cơ chế thị trường. Một số doanh nghiệp trong hợp tác, liên doanh còn lệ thuộc quá nhiều vào phía đối tác nước ngoài, chưa nắm bắt được đầy đủ nhu cầu hợp tác nhất là trong lĩnh vực thuộc da để giải tỏa bế tắc đầu ra. Về đầu tư trong nước và nước ngoài ngành chưa tận dụng được những nhân tố tích cực của quá trình đầu tư từ hai nguồn vốn đó, dẫn đến một số trường hợp đáng tiếc là đánh mất cơ hội thu hút các dự án đầu tư, đặc biệt trong nghành thuộc da đầu tư thiếu đồng bộ, tách biệt với đầu tư chăn nuôi đàn gia súc và giết mổ khai thác da, thiếu sự phối hợp liên ngành. Chưa có được cơ sở sản xuất nguyên phụ liệu nhất là nguyên liệu mới cao cấp, do vậy không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách hàng về chất lượng và sự tiện dụng trong tiêu dùng sản phẩm. Trình độ thiết bị công nghệ đã được đổi mới đáng kể song mới chỉ ở mức trung bình trong khu vực. Số máy móc thiết bị thế hệ 2,3 còn đang phổ biến, dẫn đến nguy cơ tụt hậu về công nghệ. Trình độ nghiên cứu công nghệ, thiết kế mẫu mốt thời trang và đào tạo chuyên ngành chưa đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu đề ra. Chất lượng sản phẩm: Trong thời điểm hiện nay, chất lượng sản phẩm và tính thời trang là nguy cơ lớn đối với ngành da giầy Việt nam. Bên cạnh việc chất lượng sản phẩm luôn cần được nâng cao thì tính thời trang của sản phẩm là yếu tố sống còn đối với các doanh nghiệp giầy. Do đó, nếu công tác triển khai mẫu mốt không tốt thì không thể đáp ứng được nhu cầu thị trường và dẫn đến việc phải gia công giầy dép cho các khâu trung gian là điều tất yếu. Đánh giá qui mô doanh nghiệp và tổ chức quản lý Bộ máy quản lý vi mô còn nhiều vấn đề vướng mắc trong đó việc quản lý dự án sau đầu tư còn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNgành da - giầy Việt Nam trong tiến trình đổi mới.DOC
Tài liệu liên quan