Luận văn Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu

Khi “tôi” với tưcách vừa là người dẫn chuyện vừa là nhân vật trong

câu chuyện chẳng những thểhiện rõ quan điểm của tác giảmà còn thểhiện

ngôn ngữcủa chủthểqua sựlí giải, tổchức hoạt động của của nhân vật, sự

việc. Ởcách kểnày người trần thuật sửdụng lời trần thuật gián tiếp hai giọng,

lời nửa trực tiếp thông qua độc thoại làm nổi bật phẩm chất cần khắc họa của

nhân vật. Đây là lời độc thoại của nhân vật “tôi”: “Cách sống của người ở

thành phốSài Gòn nhưthếchăng? Biết đâu từviệc làm ấy, tôi đã đểrơi vỡ

một tình yêu chân thật. Bằng cách nào đểbiết được Ngân có quan hệâu yếm

với bọn thằng Hoa, đấy là chưa kể đến chuyện dính dáng vào âm mưu phá

hoại và chạy trốn của chúng. Và nếu Ngân vẫn cón yêu tôi, vẫn không có gì

sâu sắc với kẻkhác thì tôi nối lại tình cảm với Ngân bằng cách nào?”. Nhân

vật dẫn dắt người đọc tham gia vào cuộc diều tra âm mưu phá hoại của bọn

phản động và tình yêu của nhân vật tôi với Ngân. “Tôi” huớng người đọc tới

sự đồng cảm với những đắn đo của một người vừa phảihoàn thành nhiệm vụ

vừa phải tìm cách giữcho tình yêu được trọn vẹn. “Tôi” có mối quan hệtình

cảm với Ngân nhưng vẫn phải làm ngơtrước quan hệcủa Ngân với Cự, người

mà anh được cấp trên phân công điều tra âm mưu phản động. Người trần

thuật không đứng bên ngoài kểlại câu chuyện theo kiểu nghe người khác kể

rồi kểlại cho người đọc mà trực tiếp thamgia vào câu chuyện. Cái tôi kể

chuyện người khác luôn có mối quan hệnào đó với các nhân vật trong câu

chuyên. Nhân vật tôi lúc này là nhân chứng sống động của hiện thực được

phản ánh, là người trong cuộc của câu chuyện được kểvì vậy tính chân thật

của câu chuyện rất cao, tạo được sựtin cậy tuyệt đối ởngười đọc.

pdf126 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2897 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h không thể sống dễ dãi. Mỗi khi gặp một vấn đề tương tự là thời gian đã mất lại trở về nhắc nhở nhân vật cẩn thận trong hành động: “Vì ai cũng thế cả, để biết quyết định tìm cho mình một lối mà vượt lên khỏi cái hiện tại đau buồn, thì cũng phải biết nén chịu, dồn mọi sức lực lại mà ghìm nén những cái gì giằng níu mình lại. Nếu không mình sẽ là cái gì khi chỉ nhận lấy sự thông cảm thương xót của người khác[…] Nên đừng bao giờ tin ở người khác một cách dễ dãi. Ở đời này không có niềm tin nào bắt đầu từ sự dễ dãi đâu”. Sự xuất hiện của quá khứ được nhà văn chuẩn bị khá chu đáo. Dù hiện diện trong lời kể của người trần thuật hay trong tâm hồn của nhân vật thì thời gian đã mất cũng trở về một cách hợp lí, tự nhiên như nó phải thế. Thông thường, nếu quá khứ xuất hiện trong lời kể của người trần thuật thì nó được chuẩn bị bằng cách người trần thuật nhắc đến một nhân vật mới có mối liên hệ mật thiết với các nhân vật hoặc sự việc trong truyện mà người đọc chưa rõ lai lịch, hoàn cảnh. Từ đó người trần thuật kể lại nguồn gốc, lai lịch, hoàn cảnh của nhân vật. Đó là trường hợp ta có thể thấy ở Thời xa vắng. Khi để Hương xuất hiện cùng Sài lúc cả làng rơi vào ngập lụt, người trần thuật trở về khoảng thời gian cả hai nhân vật cùng học chung một lớp để người đọc thấy được sự rung động của hai tâm hồn có nguồn gốc, không phải là sự ngẫu nhiên hay là những rung động bất ngờ của hai tâm hồn: “Sài gặp Hương ở năm đầu tiên của trường cấp hai toàn huyện […].Ngày khai giảng Sài xếp hàng đứng sau cùng phía trước anh là cô bé tên Hương[…] Chính những ngày ngồi trong lớp không quay xuống nhìn phía bàn Hương thì Sài cũng rất buồn nếu chỗ Hương ngồi lại bỏ trống…”. Từ đó người đọc cũng thấy được Sài cũng có những rung động, khát khao yêu thương như bao thanh niên khác vì vậy Sài không thể chấp nhận Tuyết, người vợ do gia đình lựa chọn cho anh. Ở Mở rừng ta gặp cách kết cấu này rất nhiều. Mỗi người lính Trường Sơn được nhắc đến là một hoàn cảnh được ẩn giấu phía sau và đến một lúc nào đó khi cần thiết người trần thuật lại cho nó xuất hiện để người đọc nắm bắt. Cách thứ hai để quá khứ xuất hiện là người trần thuật kể sự việc ở hiện tại trong mối liên hệ với quá khứ, có thể nói sự việc ở quá khứ quyết định hành động việc làm của nhân vật ở hiện tại. Chuyện làng Cuội được cấu trúc kiểu như thế. Người trần thuật kể sự việc ở hiện tại, đó là cái chết của bà cụ Đất với nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ trong quá khứ. Cả cuộc đời cay đắng của bà hiện về, thời gian đã mất sống lại. Lúc bấy giờ, qúa khứ trở về có tác dụng lí giải nguyên nhân sự việc, làm sáng tỏ thêm các vấn đề của hiện tại , giúp người đọc nắm bắt sự việc hoàn chỉnh trọn vẹn hơn. Cách thứ ba để quá khứ xuất hiện là người trần thuật đặt nhân vật vào trong hoàn cảnh, không gian quen thuộc đã xuất hiện trong đời nhân vật sau đó để quá khứ đồng hiện cùng hiện tại để thể hiện tâm tư của nhân vật. Chuẩn bị cho thời gian đã mất xuất hiện trong tâm hồn nhân vật cũng có hai cách. Thứ nhất, nhân vật bị rơi vào trạng thái cô đơn lạc lõng mà qúa khứ chính là ngọn lửa sưởi ấm, xoa dịu nỗi cô đơn. Vì vậy, lúc bấy giờ nhân vật để thời gian đã mất sống lại trong tâm hồn như để níu giữ những kỉ niệm trong cuộc đời. Phần lớn những những vật của Mở rừngđ được người trần thuật cho tìm về quá khứ bằng cch này. Hình ảnh những làng quê khó nhọc, những người thân nơi quê nhà trở đi trở lại trong tâm hồn những người chiến sĩ trên bước đường hành quân chiến đấu, khi đối diện với mưa rừng Trường Sơn xối xả, những dốc đèo cheo leo hay những đêm mắc võng Trường Sơn… Cách thứ hai là nhân vật kiểm điểm đánh giá lại bản thân từ những việc làm ở quá khứ. Cách thứ ba là nhân vật rơi vào hoàn cảnh tương tự ở quá khứ làm cho quá khứ sống lại trong tâm hồn nhân vật. Chẳng hạn, Thú(Mở rừng) khi đối chọi với mưa bão ở núi rừng Trường Sơn đã chạnh lòng nhớ về những tháng ngày cùng mẹ chống chọi với mưa bão trong căn nhà xiêu vẹo mà anh xa cách đã ba năm, nhớ lại những kỉ niệm tuổi thơ khi đối diện cùng mưa bão: “Ngày mai ngày kia bão tan nếu ở nhà mình nhất định vác nơm ra đồng cùng bọn trẻ choai choai bâu kín lại ở những cống chụp, vồ cá từ trong các ao tràn ra, hoặc men theo những bờ ruộng lúa chỉ còn loáng thoáng những ngọn phất phơ để đơm cá đàn. Những ngày bé thấy trò ấy thích, nhớn lên nhìn cảnh ruộng lúa đang ngập lụt đổ gãy quấn quít vào nhau nghe xót ruột không sao yên được. Mưa bão quê mình lần nào cũng thấy phủ phàng làm gãy đổ giập nát”. Sự xuất hiện rất tự nhiên của thời gian đã mất lúc bấy giờ có tác dụng khơi dậy sự yếu mềm vốn có của con người, cho thấy được đời sống tâm hồn người chiến sĩ, đánh động nỗi cảm thương trong lòng người đọc về sự hy sinh những tình cảm thiêng liêng thầm lặng của người chiến sĩ Trường Sơn, giúp người đọc hiểu thêm những tình cảm phong phú trong lòng người chiến sĩ và thêm trân trọng sự hy sinh cao cả của họ. Khi trộn lẫn trình tự kể, Lê Lựu không chỉ để cho thời gian đã mất trở lại mà còn để cho tương lai xuất hiện. Bởi quá khứ có từ hôm nay, hôm nay không tách rời hôm qua và ngày mai. Vấn đề được phản ánh, đời sống nhân vật trở nên phong phú hơn khi nhân vật được đặt vào những khoảng thời gian khác nhau của đời người. Sự xuất hiện của tương lai trong tiểu thuyết cũng là một kiểu kết cấu quan trọng góp phần đem đến thành công cho tác phẩm của ông. Tương lai ở đây là tương lai trong tâm tưởng, suy nghĩ của nhân vật chứ không phải tương lai của hiện thực khách quan. Tương lai xuất hiện không nhiều nhưng mỗi lần xuất hiện là một dạng khác, khi là một yếu tố ở hiện thực gợi đến diễn biến ở ngày mai, khi là một lời tâm tình, một quan niệm, khát khao của nhân vật, khi lại là niềm tin về ngay mai,… Lê Lựu được xem là nhà văn rất thẳng tay khi đưa lên trang viết những góc tối còn ẩn khuất của con người, của cuộc đời. Không tô vẽ, không thổi phồng hiện thực, khai thác đến những “tầng vỉa” của cuộc sống. Do vậy, hiện tại trong tác phẩm của ông vô cùng sống động với nhiều cung bậc nhưng cũng đầy những bi ai, ngang trái. Con người trong hiện tại của ông phải đối phó với nhiều biến động trong cuộc đời, đối phó với những âm mưu xảo quyệt của chính con người, đối phó với cả chính mình. Với kiểu khai thác hiện thực bằng phương châm nhìn thẳng vào vấn đề dường như nhà văn khai thác cho kì hết những mặt trái của cuộc đời để gạn đục khơi trong. Nhà văn mong mỏi người đọc thừa nhận nó để rồi từ bỏ nó để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn. Thế nên tương lai khi được xuất hiện thường đem đến cho nhân vật một niềm tin hy vọng, giúp nhân vật có thể vượt qua những khó khăn ở hiện tại để hướng đến ngày mai tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn. Khi gặp một vấn đề nào đó trong cuộc sống hiện tại, nhân vật lại tìm kiếm thời gian nào đó để bù đắp lại, có thể là quá khứ hoặc tương lai. Nếu quá khứ là khoảng thời gian để lại dấu ấn sâu đậm trong cuộc đời nhân vật thì tương lai đôi lúc lại là nguồn sáng giúp nhân vật tìm được lối đi cho hiện thực. Hoài (Đại tá không biết đùa) nghĩ đến tương lai của mình với hình ảnh đứa con như sự minh chứng cho tình yêu của cô và Tùy, như Tùy được sống lại mà quyết định lật lại bản án của tòa về cái chêt của Tùy. Cô chấp nhận một lần đau đớn để vĩnh viễn được an lòng: “Họ có thể nguyền rủa, phỉ nhổ về việc làm trơ trẽn này, nhưng một năm sau không ai dám bảo con của chúng ta là đứa trẻ không cha, khiến nó phải ra đời một cách lén lút. Em trơ trẽn một lần để mãi mãi không ai có thể to nhỏ thầm thì hỏi tại sao vì điều gì mà chúng ta yêu nhau. Sẽ có người mỉa mai con chúng ta? Chuyện đó có là gì? Em sẽ dạy con phải hãnh diện vì bố mẹ nó dám chết cho một tình yêu thực sự không cần nghi thức, không cần làm đẹp lòng ai khi lòng mình thành thật”, “Em sẽ về với mẹ. Em và con sẽ thay anh làm cho mẹ đỡ héo hon sầu muộn”. Trong suy nghĩ của Hoài tương lai là hình ảnh đứa con, niềm chia sẻ nỗi cô đơn của người mẹ mất con, người vợ mất chồng, là tháng ngày cô có thể hãnh diện vì đã sống trọn vẹn cho một tình yêu chân thành không cần nghi thức, không cần làm đẹp lòng ai. Tương lai trong tiểu thuyết của Lê Lựu xuất hiện với tầng số tương đối thấp nhưng khi xuất hiện nó gợi lên trong lòng nhân vật một niềm tin, nó mang ý nghĩa tích cực. Người lính Trường Sơn trong tiểu thuyết Mở rừng trải qua bao gian nan khổ cực nhưng họ không nản lòng, không nhục chí bởi trong tâm tưởng họ có một ngày mai tươi sáng. Ngay cả lúc nhân vật cực kì đau khổ thì niềm tin vào tương lai vẫn sáng lên trong lòng: “Chao ơi, nó sẽ thế nào khi hòa bình trở lại? Nó sẽ nói gì với cha nó, em nó, bạn bè nó, những người đã cống hiến cả thời trai trẻ thanh xuân của mình cho đất nước, cho có ngày nó sống yên thân […]. Lúc ấy hoặc người ta đã quên đi, hoặc không còn phân biệt được ai là người đã đi dọc đời mình với đá với cây với thú dữ và bom đạn đói thiếu, ai là người đã xáp mặt với thằng địch hàng mấy chục năm, mang trên mình bao nhiêu mảnh đạn bao nhiêu vết hằn cùm trói, đòn tra. Dễ gì mấy ai nhìn ra. Và có thấy, dễ gì kẻ chưa từng giẫm gai lại thấy đau nhức!” Đoạn văn là tâm trạng đau đớn thất vọng của chính ủy Quang Văn trước sự giả dối của con trai mình nhưng người đọc vẫn nhận ra được một niềm tin sắt đá của người chiến sĩ về ngày chiến thắng. Họ tin những gian khó của mình sẽ được bù đắp bằng tự do. Đó chính là nguồn động viên để người chiến sĩ vững lòng đi với bom đạn, chết chóc. Đôi khi tương lai xuất hiện trong tâm tư nhân vật chính là nỗi băn khoăn về những ngày sắp tới. Núi trong Sóng ở đáy sông đã trải qua một chặng đường đầy sóng gió. Anh đối diện với mối tình thiêng liêng của mình sau hơn hai mươi năm xa cách, nghe từng lời nói của người yêu, trong anh xuất hiện những băn khoăn về tương lai của hai người: “Hắn cứ tự hỏi rồi tự trả lời từng chữ một trong từng câu hỏi của chị “quá muộn” nghĩa là thế nào?... “Để lúc khác là lúc nào? Sống với nhau tuy ngắn ngủi nhưng đã có đứa con , nó đã có thể lấy vợ, cũng có thể có cháu nội rồi mà vẫn còn mập mờ, nhùng nhằng, như thế nghĩa là thế nào[…]. Chao ôi, hắn lại phải chờ đợi, lại phải phấp phỏng. Nhưng chờ đợi phấp phỏng đến bao giờ mới đến cái “ lúc khác” và cái “ lúc khác” ấy sẽ ra sao?”. Hình ảnh tương lai xuất hiện trong tâm tưởng nhân vật với ước muốn xây dựng lại một mái ấm gia đình, nhân vật vẫn chờ đợi trong hi vọng, niềm hi vọng hiếm hoi trong suốt cuộc đời nhân vật. Con người trong tác phẩm Lê Lựu thường sống trong hiện thực đầy những biến động xoay quanh vấn đề hạnh phúc cá nhân, tình yêu đôi lứa. Nhà văn khai thác thân phận cuộc đời nhân vật trên con đường đi tìm mình. Trên con đường dài vô tận ấy, có vô vàn những khó khăn trắc trở khiến con người đôi khi không thực hiện được ước mơ mà còn rơi vào bi kịch. Sài luôn muốn khẳng định mình nhưng anh quá lúng túng trên con đường tìm kiếm hạnh phúc cá nhân, anh phản ứng yếu ớt trước mọi tình huống, anh an phận theo sự an bày của những người xung quanh, anh một lần tự quyết định đời mình thì lại bước sai đường nên lại tiếp tục buộc mình vào bi kịch. Cụ Đất đã hứng chịu mọi cay đắng mùi đời và đã đến lúc không còn chịu đựng được nữa thì lặng lẽ trầm mình. Địa cũng chọn cho mình cái chết sau khi đã để lại hậu qủa to tát cho những người thân bởi cách sống quá ích kỉ, hèn mạt của mình… Hiện thực trong tiểu thuyết của ông đầy phức tạp, chông gai. Cuộc sống vẫn còn đó, rất nhiều những âm mưu lọc lừa, con người có thể đẩy nhau vào chỗ chết dễ dàng như giết một con kiến. Vì vậy, sáng tác của ông là quá trình đánh thức lương tri con người thông qua hiện thực nhiều đớn đau ấy. Hiện thực cũng là những ngày chiến tranh gian khổ nhưng tràn ngập tình người của người lính Trường Sơn… Hiện thực được phản ánh rât đa dạng, ở đó có niềm vui nỗi buồn có đắng cay hạnh phúc, có yêu thương thù hận có vinh quang, nhục nhã… Con người trong tác phẩm của ông không chạy trốn hiện thực mà luôn đối diện với chúng. Hướng đến tương lai hay trở về quá khứ chỉ là những khoảnh khắc nhất thời của nhân vật, góp phần làm phong phú đời sống hiện thực chứ nhân vật không né tránh nó. Đó cũng chính là dũng khí của người cầm bút được thể hiện trong hàng loạt tiểu thuyết của ông. Sự đảo lộn thời gian dẫn theo sự xê dịch liên tục của không gian. Nhân vật đang ở nơi này bỗng chốc lại xuất hiện ở nơi khác, đang ở không gian rộng bỗng chốc trở lại không gian hẹp và ngược lại. Sự chuyển biến không gian liên tục như vậy tạo sức hấp dẫn đối với người đọc. Tuy nhiên không phải lúc nào thời gian xê dịch cũng kéo theo không gian. Đôi lúc ta thấy thời gian qúa khứ, hiện tại đồng hiện nhưng không gian không thay đổi. Nhân vật xuất hiện trong cùng một không gian nhưng được đặt trong những thời điểm khác nhau. Những lúc này thường là thể hiện sự đối lập trong hoàn cảnh của nhân vật, gợi lên những cung bậc tình cảm khác nhau trong lòng nhân vật. Chọn cách kết cấu trộn lẫn thời gian trần thuật, Lê Lựu đã đem đến cho người đọc những trang viết sống động, gần gũi với cuộc đời. Người đọc thích thú khi có thể tự khám phá tâm tư tình cảm nhân vật, khám phá ra những cung bậc khác nhau của cuộc đời. 2.2.2 Kết cấu nhiều tầng bậc trong tiểu thuyết Lê Lựu: Dõi theo quá trình phát triển của thể loại tự sự ta thấy kiểu kết cấu truyện nhiều tầng bậc được các nhà văn sử dụng khá nhiều.Ta có thể bắt gặp nó ở Mảnh trăng cuối rừng, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bức tranh… của Nguyễn Minh Châu; Chiếc lược ngà, Quán rượu người câm,… của Nguyễn Quang Sáng; Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài; Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh; Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường; Bến không chồng của Dương Hướng… Khi sử dụng kiểu kết cấu này, mỗi nhà văn lại có những cách thức riêng để đem lại sức hấp dẫn cho câu chuyện của mình. Lê Lựu cũng vậy, phần lớn tiểu thuyết của ông được kết cấu theo kiểu truyện lồng trong truyện với những nét riêng độc đáo. Những câu chuyện của ông thường không được sắp xếp theo một lớp lang hay một trật tự cố định nào mà chúng lồng ghép vào nhau thành nhiều tầng bậc. Đôi khi câu chuyện đang ở nhân vật này thì đột ngột chuyển hướng sang nhân vật khác, đang ở ở điểm này lại chuyển sang thời điểm khác, có những câu chuyện được kể dong dài chi tiết nhưng lại có những câu chuyện chỉ được khơi gợi một cách ngắn gọn, nhẹ nhàng. Vì thế đọc Lê Lựu, người đọc sẽ thấy được nhiều vấn đề được mở ra từ một vấn đề, nhiều cảnh đời được mở ra từ một cảnh đời. Hiện thực cuộc sống hiện lên tươi nguyên, phong phú. Dường như đọc tiểu thuyết của ông ai cũng có thể dễ dàng tìm thấy một chút mình trong ấy, có thể là một nét tính cách, có thể là một cảnh ngộ mà ta đã từng trải qua, một nỗi ray rức mà ta từng có… Thời xa vắng là câu chuyện kể về bi kịch cuộc đời Giang Minh Sài nhưng từ bi kịch cá nhân ấy, nhà văn đem đến cho người đọc bao nhiêu là chuyện, từ chuyện to lớn có ý nghĩa lịch sử của cả dân tộc như cuộc chiến chống Mỹ đến chuyện làm thuê làm mướn của ngôi làng Hạ Vị. Cuộc chiến đấu chống Mỹ ác liệt đầy chiến công lắm gian khổ của nhân dân đã được dựng lại trong quá trình nhà văn kể về nửa đoạn đường đời của Sài. Không phải cùng một lúc nhà văn dựng lên không khí ấy mà thông qua những câu chuyện về Sài người trần thuật lại xen vào có khi chỉ vài câu ngắn gọn có khi là cả một đoạn kể chi tiết để rồi cuối cùng cả một giai đoạn lịch sử của dân tộc được đưa lên trang giấy. Chẳng hạn, khi kể về sự trốn chạy của Sài đối với cuộc tình do gia đình và tổ chức sắp đặt, nhà văn đã xen vào đoạn văn kể về không khí đi B ngày ấy làm xao động lòng người: “Cho đến bây giờ vẫn chưa lí giải được chính xác và sâu xa về một lí tưởng thiêng liêng của người chiến sĩ thời bấy giờ. Đấy là cuối năm một chín sáu tư. Những đơn vị bổ sung cho chiến trường đã lên tới qui mô cỡ trung đoàn. Nhưng những tiếng “đi B” còn là thì thầm, nhưng những người “đi B” còn phải chọn lựa, lựa mười người trong số hàng dăm bảy trăm, lựa hàng trăm trong số vài nghìn lá đơn tình nguyện[…].Những lá đơn viết bằng mực, những lá đơn viết bằng bút chì, có cả những lá đơn viết bằng máu”. Với cách xen ngang câu chuyện như thế người trần thuật đã đem đến cho người đọc cảm xúc mới. Tạm quên Sài, người đọc sống trong không khí hào hùng của dân tộc; xúc động trước tấm lòng, ý chí chiến đấu của nhân dân ngày ấy; hòa vào nhịp đập của những con tim ngày đêm mong mỏi hòa bình. Sự chuyển hướng như thế có tác dụng đáng kể trong quá trình tạo sức hấp dẫn của câu chuyện đối với người đọc. Cũng từ cuộc đời Giang Minh Sài, nhà văn lại mở ra cho ta câu chuyện hôn nhân gia đình; thành thị- nông thôn, sự xung đột của hệ tư tưởng gia trưởng với nhu cầu hạnh phúc cá nhân của con người. Sài thoát khỏi áp bức bóc lột của phong kiến, đế quốc nhưng không thoát khỏi sự trói buộc của hệ tư tưởng gia trưởng. Đó là một hệ tư tưởng đã tồn tại một thời gian rất dài trong xã hội của chúng ta, con người sống trong hệ tư tưởng ấy nhưng lại không thể nhận dạng, gọi tên nó. Trong một phạm vi nhất định, nó có mặt tích cực, có tác dụng tập trung lực lượng, sức mạnh của cả dân tộc để đối đầu với kẻ thù nhưng tích cực thì ít tiêu cực thì nhiều. Tiêu cực đến nghiệt ngã vì nó không chấp nhận con người cá nhân, hạnh phúc cá nhân là điều rất xa lạ trong hệ tư tưởng này vì thế bao bi kịch đã đến với con người khi nhu cầu cá nhân đang trỗi dậy. Khi đan xen nhiều câu chuyện như thế nhà văn đem đến cho người đọc những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống thời bao cấp, giúp người đọc định hình nó, thấy được những tích cực và hạn chế để phát triển và loại trừ trong quá trình tiến tới cuộc sống hiện đại. Cũng kết cấu theo kiểu nhiều tầng bậc, Mở rừng là quyển tiểu thuyết mở ra cho người đọc nhiều hoàn cảnh, nhiều mảnh đời. Với một vấn đề là một câu chuyện đời người được mở ra, từ câu chuyện của nhân vật này lại mở ra câu chuyện của nhân vật khác, cứ thế đan xen, chồng chéo lên nhau. Cả quyển tiểu thuyết là một thế giới sống động muôn hình được tiếp nối từ nhân vật này sang nhân vật khác từ sự kiện này sang sự kiện khác với tất cả những buồn vui của hậu phương, tiền tuyến. Nhà văn không lần lượt kể ra từng hoàn cảnh mà từ sự việc này lại dẫn dắt đến sự việc kia, từ nhân vật này gợi đến nhân vật kia, cứ thế đan xen vào nhau. Chẳng hạn, câu chuyện về vợ con của trạm trưởng Lan được bắt nguồn khi ông và chính ủy cùng nhau tâm sự. Từ hoàn cảnh của trạm trưởng, chính ủy Văn lại chạnh lòng khi nghĩ đến con mình, nỗi cay đắng về người con trai vô tâm của ông được khơi dậy: “Đã biết nhau từ mấy mươi năm nay, chưa bao giờ ông thấy thương mến binh trạm trưởng bằng những ngày này… Khi cái tình cảm chân thành ấy bị nén lại, hình ảnh thằng con trai ông dội lên và ông thấy buồn bực, khinh bỉ nó. Ông thấy lòng mình se lại, quặn đau mỗi khi nghĩ đến nó”. Cứ như thế, hoàn cảnh cuộc đời của chính ủy Quang Văn phần lớn được nhà văn khai thác trong mối quan hệ so sánh với hoàn cảnh của binh trạm trưởng và nó được hiện lên bằng chính ngôn ngữ của nhân vật. Tương tự vậy, hàng loạt những câu chuyện về những chiến sĩ mở đường được nhà văn khéo léo đan xen vào nhau tạo cho câu chuyện nhiều tầng bậc, lôi cuốn người đọc. Kết cấu tác phẩm theo dạng này, đôi lúc sự bố trí của người trần thuật không đều nhau, chuyện nọ xọ chuyện kia theo những khoảnh khắc tâm trạng của nhân vật nhưng cũng có khi nhà văn sắp xếp sự xuất hiện của nhân vật thành một phần rõ rệt để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó. Chẳng hạn ở Thời xa vắng, nửa đoạn đời còn lại của Sài với cô vợ mới được nhà văn tách hẳn ra một phần đem đến cho người đọc câu chuyện về sự hòa nhập của người chiến sĩ với cuộc sống mới khi hòa bình trở lại. Sài đã có thể dứt khoát với Tuyết, đồng thời anh cũng cởi bỏ áo lính để về với cuộc sống thường nhật của thời bình. Khởi đầu cho sự hòa nhập ấy, anh quyết định xây dựng gia đình cùng Châu, một cô gái thành thị. Tưởng rằng đã có thể có cuộc sống mới, thoát khỏi mọi sự trói buộc của tổ chức, họ tộc, gia đình, có thể tìm thấy cho mình hạnh phúc thật sự nào ngờ anh lại một lần nữa bị trói buộc, và lần này là anh tự trói buộc mình, hành hạ mình trong cuộc sống mới bởi anh không có đủ kiến thức để hòa nhập cùng nó. Anh vốn là một “người nhà quê”! Cuộc sống thành thị không dung nạp anh khi anh chưa được trang bị kĩ lưỡng để hòa mình với nó. Nhà văn đã khơi một vấn đề mới cho tác phẩm của mình. Đó là vấn đề về sự hòa nhập của người lính trở về từ chiến trường với cuộc sống thường nhật và cao hơn nữa là sự hòa nhập của nông thôn và thành thị. Cũng kết cấu theo dạng này, ở Hai nhà nhà văn tách hẳn thành một chương cho câu chuyện về Linh Anh, mở ra cho người đọc một câu chuyện khác. Người đọc gần như bị chìm hẳn vào một thế giới khác với những mưu mô, toan tính của nhân vật, thấy được con người thật, tình cảm thật của nhân vật. Chuyện làng Cuội cũng vậy, nhiều câu chuyện nảy sinh từ một câu chuyện, nhiều chuyện tình nảy sinh từ một chuyện tình. Nhà văn tách ra hẳn từng phần cho mỗi một chuyện tình và gọi nó theo số thứ tự. Tuy nhiên, đó không phải là những mảng truyện lắp ráp vào nhau mà chúng được liên kết chặt chẽ bởi một hệ thống nhân vật. Người trần thuật để cho người đọc lần lượt tiếp xúc với các nhân vật. Lắng nghe tiếng nói của nhân vật để đồng cảm, sẻ chia hay phản bác, phẫn nộ. Ở mỗi một chuyện tình nhà văn đem đến cho người đọc một vấn đề mới. Từ chuyện tình của Đất và Kiêm, hoạt động cách mạng của Việt Minh được dựng lên với tất cả những ưu khuyết, vinh nhục. Sự ngưỡng mộ của người dân làng Cuội đối với Việt Minh, hình ảnh Việt Minh phá kho thóc của Nhật cho dân rồi những cuộc đấu tố, những cái chết oan uổng… cho ta thấy cần nhìn nhận cuộc chiến với các mặt chân thật nhất của nó. Hòa bình được đánh đổi không chỉ bằng xương máu khi đối mặt với kẻ thù, mà thậm chí còn được đánh đổi bằng cả những sai lầm trong nội bộ. Khi xây dựng chuyện lồng trong chuyện, nhà văn không theo một khuôn mẫu cố định nào mà phân bố rất linh hoạt. Lúc thì để cho nhân vật, câu chuyện xuất hiện đồng đều, lúc lại ưu tiên cho nhân vật, câu chuyện này, lúc ưu tiên cho nhân vật, câu chuyện khác. Ở Đại tá không biết đùa, câu chuyện chính là sự mất tích của con trai đại tá, nhân vật chính là đại tá nhưng nhà văn đã lồng vào đó câu chuyện về sự đối lập trong cách sống, suy nghĩ của hai thế hệ và vấn đề này được nhà văn ưu tiên trong nhiều trang viết. Trong Sóng ở đáy sông, câu chuyện trung tâm là câu chuyện về cuộc đời của Núi nhưng cũng từ đó, tác giả lồng vào câu chuyện sinh hoạt của nông thôn miền Bắc trong những ngày đầu mới giải phóng. Người trần thuật đưa lên trang viết cách nghĩ, cách sống cần được loại trừ của thời bao cấp. Câu chuyện về lối sống thời bao cấp song hành cùng với câu chuyện về Núi. Người đọc có thể cùng một lúc vừa nhìn thấy những mảnh đời riêng vừa nhìn thấy những vấn đề to tát của xã hội để thẩm định nó. Tóm lại, với kiểu kết cấu truyện lồng trong truyện, Lê Lựu đã khơi được sự thích thú trong lòng người đọc khi tiếp nhận tác phẩm của ông. Tiểu thuyết của ông được đánh giá “không nhạt“ là vì vậy. Người đọc có thể tiếp cận tác phẩm của ông với nhiều chiều khác nhau. Tiểu thuyết của ông vì thế không kén độc giả. Đôi khi hứng thú của người đọc không bắt nguồn từ vấn đề chính mà lại từ những vấn đề phụ. Ấn tượng của người đọc về nhân vật trong tiểu thuyết của ông vì vậy cũng rất phong phú, đôi khi một nhân vật chỉ xuất hiện thoáng qua lại làm cho câu chuyện trở nên phong phú, để lại dấu ấn trogn lòng độc giả. Nhìn chung, người đọc bao giờ cũng có thể tìm thấy một chút gì đó cho riêng mình khi đọc tiểu thuyết của ông. CHƯƠNG 3: GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT LÊ LỰU 3.1 Giọng trần thuật: Giọng điệu nghệ thuật trong tác phẩm văn học là một hiện tượng được các nhà nghiên cứu nhận ra từ lâu. Nó là phạm trù liên quan đến hai lĩnh vực: thi pháp học và ngôn ngữ học. Giọng điệu nghệ thuật được xem là yếu tố hàng đầu trong việc thể hiện phong cách nhà văn, là phương tiện biểu hiện quan trọng trong tác phẩm. Giọng điệu còn được xem là yếu tố có vai trò thống nhất các yếu tố khác trong tác phẩm văn học. Giọng điệu cũng được xem là thước đo không thể thiếu để xác định tài năng, phong cách nhà văn, là yếu tố bộc lộ chủ thể trần thuật một cách trung thực, cho phép ngtười đọc nhận ra nét riêng, sự độc đáo ở mỗi nhà văn. Do vậy, từ cổ các nhà nghiên cứu văn học Phương Đông đã chú ý đến giọng điệu và đánh giá cao ý nghĩa của nó trong quá trình biểu hiện tư tưởng của nhà văn mà các nhà nghiên cứu xưa gọi là “điệu hồn”, “khí thoát”, “thần điệu”, “hơi văn”,... toát ra ở tác phẩm văn chương. Đó chính là sự giao cảm giữa con người và vũ trụ được nhà văn thể hiện một cách có ý thức bằng giọng điệu. Các vấn đề tư tưởng được cảm nhận trong một phạm vi giọng điệu nhất định. Các tác phẩm có giá trị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHLLVH011.pdf