Luận văn Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn tại nhà máy chế biến Thủy Sản Đại Thành tỉnh Tiền Giang

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 5

1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THỦY SẢN 5

1.1.1. Sơ lược về vị trí của ngành chế biến thủy sản trong ngành công nghiệp nước ta 5

1.1.2. Vai trò của ngành thủy sản 6

1.2. TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN 10

1.2.1. Hiện trạng môi trường Việt Nam: 10

1.2.2. Tổng quan về sản xuất sạch hơn: 11

1.2.3. Tiết kiệm năng lượng 35

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHẾ BIẾN THỦY SẢN ĐẠI THÀNH 40

2.1 SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY 40

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 40

2.1.2. Hoạt động 40

2.1.3. Nguyên liệu và thành phẩm 41

2.1.4. Năng suất sản xuất và thị trường tiêu thụ 41

2.1.5. Nhà xưởng và thiết bị 42

2.1.6. Sản phẩm phụ và phế phẩm 43

2.2.1. Sơ đồ khối : 46

2.2.2. Thuyết minh quy trình công nghệ: 48

2.3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY ĐẠI THÀNH 53

2.3.1. Tình hình sử dụng năng lượng tại công ty 53

2.3.1.1 Điện năng 53

2.3.1.2 Phân tích, đánh giá tình hình sử dụng điện năng 54

2.3.1.3.Thiết bị tiêu thụ điện năng trong hoạt động sản xuất 63

2.3.2. Hiện trạng môi trường ở nhà máy. 69

2.3.2.4 Đánh giá hiện trạng dòng thải 75

2.3.2.5 So sánh chất lượng nước thải trước và sau hệ thống xử lý. 80

CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT SẠCH HƠN Ở NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN ĐẠI THÀNH 81

3.1 BƯỚC 1: KHỞI ĐỘNG 81

3.1.1 Phân công nhóm SXSH: 81

3.1.2. Lập sơ đồ qui trình: 82

3.1.3. Xác định công đoạn và nguồn gây thất thoát 85

3.2. BƯỚC 2: PHÂN TÍCH CÁC BƯỚC QUI TRÌNH SẢN XUẤT 88

3.2.1. Cân bằng vật chất cho một ngày sản xuất 88

3.2.2. Các kĩ thuật thực hiện sản xuất sạch hơn trong nhà máy thủy sản. 89

3.3. BƯỚC 3: PHÁT HIỆN CÁC CƠ HỘI SẢN XUẤT SẠCH HƠN Ở NHÀ MÁY THỦY SẢN ĐẠI THÀNH 91

3.3.1. Các cơ hội tiết kiệm : 91

3.3.2. Giải pháp sản xuất sạch hơn 92

3.4. BƯỚC 4: CHỌN GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀ TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG 94

3.4.1. Các giải pháp quản lý nội qui 94

3.4.2. Cải tiến thiết bị 95

3.5. BƯỚC 5: THỰC HIỆN SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀ TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG 117

3.5.1. Chuẩn bị thực hiện 117

3.5.2. Thực hiện giải pháp sản xuất sạch hơn 118

3.6. BƯỚC 6: DUY TRÌ SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀ TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG 118

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 120

TÀI LIỆU THAM KHẢO 122

 

doc131 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 16089 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn tại nhà máy chế biến Thủy Sản Đại Thành tỉnh Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thay đổi sản phẩm. BƯỚC 6: DUY TRÌ SXSH Nếu như SXSH đã được bắt rễ và tiếp tục thực hiện, điều đặc biệt quan trọng phải nhấn mạnh ở đây là nhóm SXSH không được để mất đà sau khi đã được thực hiện được một vài giải pháp SXSH. Quan trắc và đánh giá kết quả: Duy trì SXSH sẽ đạt được tốt nhất khi nó trở thành công việc quản lý hàng ngày. Để duy trì SXSH cần quan trắc định kỳ ở cấp doanh nghiệp và quá trình sản xuất. Báo cáo các kết quả SXSH: Để duy trì các cam kết, các kết quả SXSH cần được báo cáo lại với ban lãnh đạo và các nhân viên. Chuẩn bị cho một đánh giá mới về SXSH: Sau khi kết thúc, một đánh giá mới về SXSH cần được bắt đầu để đảm bảo sự cải thiện liên tục cho doanh nghiệp. Đây cũng là mục tiêu của SXSH. Liên tục đưa SXSH vào quản lý hàng ngày: Hình thành hệ thống quản lý môi trường, dù có chứng nhận hay không, cũng sẽ đảm bảo rằng SXSH được duy trì trong chương trình hoạt động của doanh nghiệp. Việc thực hiện chứng nhận hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 có thể sẽ mang tính liên tục có giá trị của SXSH. 1.2.3. Tiết kiệm năng lượng 1.2.3.1. Hiện trạng sử dụng năng lượng Quá trình công nghiệp hóa bao gồm sự gia tăng của các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng, sự gia tăng nhanh chóng của các phương tiện giao thông và sự gia tăng một cách tự nhiên việc sử dụng các loại năng lượng hiện đại tại các hộ gia đình khi mà thu nhập ngày càng tăng lên, tất cả những điều này đã và sẽ dẫn đến nhu cầu năng lượng của nước ta tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Mặc dù hiện nay có sự suy giảm của nền kinh tế thế giới nhưng triển vọng tăng trưởng kinh tế của nước ta trong trung hạn là khả quan. Nếu GDP tăng trưởng khoảng 6,9%/năm trong giai đoạn 2009-2018 và mức độ đàn hồi năng lượng sử dụng trên GDP là 1,7 như đã xảy ra trong thập kỷ qua thì nhu cầu năng lượng sẽ tăng khoảng 12,1%/năm, giảm hơn một chút so với thập kỷ trước. Với tốc độ tăng trưởng như vậy, nhu cầu năng lượng sẽ tăng gấp ba lần trong khoảng 10 năm với tổng năng lượng tiêu thụ cuối cùng vượt quá 100 triệu TOE vào năm 2018. Lượng điện năng tiêu thụ tăng gấp hơn ba lần trong giai đoạn 1999-2008 được cung cấp từ các nguồn năng lượng trong nước với chi phí năng lượng tương đối thấp. Tiêu thụ năng lượng cuối cùng nước ta có xuất phát điểm ở mức độ tương đối  thấp, khoảng 10,8 triệu TOE vào năm 1998, trong giai đoạn 1998-2008 đã đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng lượng cho sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu nhu cầu năng lượng trong nước lại tiếp tục tăng gấp ba lần trong thập kỷ tiếp theo sẽ là một thách thức quá lớn, lĩnh vực năng lượng sẽ gặp các vấn đề về phát triển các nguồn lực của mình để đáp ứng nhu cầu năng lượng và sẽ phải dựa năng lượng nhập khẩu ngày càng nhiều, bao gồm cả than và dầu. Theo tính toán quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia, trong giai đoạn 2010-2020, đã có khả năng xuất hiện sự mất cân đối giữa khả năng cung cấp và nhu cầu sử dụng các nguồn năng lượng sơ cấp nội địa. Việt Nam chuyển thành nước nhập khẩu năng lượng và mức độ phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu ngày một tăng. Tính đến năm 2020 nước ta sẽ tiếp tục phải nhập khẩu các sản phẩm dầu, trong khi giá dầu luôn dao động và gây áp lực rất lớn đến phát triển kinh tế-xã hội và hậu quả về tác động môi trường của việc cung và sử dụng năng lượng cũng có thể ở mức nghiêm trọng hơn mức độ hiện nay. 1.2.3.2. Tổng quan về kiểm toán năng lượng Khái niệm KTNL: Kiểm toán năng lượng là quá trình đo đạc và rà soát các mức tiêu thụ năng lượng cho quá trình sản xuất hoặc qui trình nhằm đánh giá các cơ hội có thể tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận và nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Tại sao chúng ta cần sử dụng tiết kiệm và kiểm toán năng lượng: Bởi vì chúng ta sẽ giảm được nhiều chi phí về: Giá thành sản phẩm; Chi phí nguyên liệu; Chi phí năng lượng; chi phí nhân công; Chi phí năng lượng trên một sản phẩm thấp thì sản phẩm càng có khả năng cạnh tranh. Mục đích kiểm toán năng lượng: Nhận dạng các cơ hội nhằm giảm tiêu thụ năng lượng cho toàn bộ nhà máy hoặc một công đoạn nào đó của qui trình. Nhận dạng các công đoạn hoặc thiết bị cần thay đổi hay cải tiến. Kết quả của kiểm toán năng lượng sẽ giúp các nhà máy xem xét lại các vấn đề sử dụng hiệu quả năng lượng. Lợi ích về kinh tế và môi trường: Lợi ích kinh tế: Giảm chi phí sản xuất/ vận hành trở thành yếu tố then chốt cho sự tồn tại của ngành công nghiệp. Tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Lợi ích môi trường: Giảm ô nhiễm môi trường thông qua phát thải từ quá trình đốt nhiên liệu hoá thạch. Góp phần bảo vệ môi trường. Những biện pháp tiêu biểu sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong nhà máy: Tránh chạy không tải các thiết bị máy móc; Khắc phục các rò rỉ nước, hơi, khí nén, dầu; Thay thế nguồn nhiệt năng ít tổn thất cho sản xuất. Bọc cách nhiệt một cách hiệu quả; Thu hồi nhiệt tải; Đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất sử dụng năng lượng hiệu quả năng lượng. 1.2.3.3. Quản lý năng lượng trong công ty: a) Các nguyên nhân sử dụng năng lượng kém hiệu quả: Đầu tư bị thiên về hướng mở rộng sản xuất. Dễ dàng đầu tư vào các thiết bị quá khổ trong khi đó khó khăn cho đầu tư để tăng hiệu suất. Văn hoá TQM không được áp dụng vào các thiết bị năng lượng. b) Các đề xuất về quản lý: Thiết lập một chương trình quản lý năng lượng: Không nên xem các thiết bị là những khoản phải chi để cắt giảm mà hãy xem chúng như là trung tâm lợi nhuận để tối ưu hoá bằng cách giảm tiêu hao. Đo đạc, hình tượng hoá và phổ biến số liệu. Chuyển đổi hệ thống đo lường dùng hiệu suất sang đo lường bằng tiền tệ. Thiết lập các mức ngưỡng thực hiện thấp nhất: phần thưởng cao hơn. Chúng ta phải đổ mồ hôi nhưng lợi nhuận ít, và tăng hiệu quả năng lượng là tăng lợi nhuận. Công nghệ và thiết kế biến động không ngừng. Đừng bao giờ ngừng học hỏi. Yêu cầu và khuyến khích các nhà cung cấp thiết bị có hiệu suất cao: thưởng trên những tiết kiệm đo đạc được, không phải tốn kém. Không ngừng cải tiến. c) Khái niệm về quản lý năng lượng: Là việc sử dụng hiệu quả và khôn ngoan năng lượng sẽ tối đa hoá lợi nhuận (cực tiểu hoá chi phí) và tăng cường vị thế cạnh tranh. Ba nguyên tắc quản lý: Mua năng lượng với giá thấp nhất; Quản lý việc sử dụng năng lượng với hiệu suất cao nhất; Sử dụng công nghệ thích hợp nhất/chi phí thấp nhất. d) Quy trình quản lý năng lượng trong xí nghiệp công nghiệp: Nhận thức về các cơ hội tiết kiệm tiềm năng: Các biện pháp quản lý nội vi và nhận thức về thất thoát. Theo giõi số liệu tiêu thụ năng lượng và các số liệu chính. Xí nghiệp có chính sách, chủ trương đến việc giảm chi phí. Có khả năng làm việc với các dự án cải tiến. Cam kết của lãnh đạo cao cấp: Thiết lập các chế độ tiết kiệm năng lượng trong cơ cấu quản lý. Chỉ định người quản lý năng lượng; Khởi đầu qui trình hoạch toán năng lượng; Khởi đầu chương trình đào tạo. Kiểm toán năng lượng sơ bộ: Chuẩn bị và tổ chức tiết kiệm năng lượng; Phỏng vấn những người quan trọng; Cung cấp bản câu hỏi; Lắp đặt và kiểm tra thiết bị đo hiện có; Thu thập dữ liệu. Kiểm toán năng lượng chi tiết: Xác định các cơ hội tiết kiệm năng lượng không cần chi phí hoặc chi phí thấp; Xác định các dự án đòi hỏi nhiều vốn. Thiết lập các biện pháp bảo dưỡng và vận hành: Thiết lập các qui trình vận hành và bảo dưỡng TKNL; Thiết lập các qui trình báo cáo. CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHẾ BIẾN THỦY SẢN ĐẠI THÀNH 2.1 SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH Đại Thành chính thức được đưa vào hoạt động vào ngày 18/2/2008. Công ty tọa lạc tại Ấp Đông Hòa, Xã Song Thuận, Huyện Châu Thành, Tỉnh Tiền Giang với diện tích 32700 m2. Công ty nằm cạnh bên nhánh sông Tiền thoáng mát, rất thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên liệu và hàng hóa. Hình 2.1: Nhà máy Thủy Sản Đại Thành Công ty có một vùng nuôi khép kín với 50 ao, diện tích của mỗi ao là 5000 m2. với mật độ nuôi cho mỗi ao là 150 tấn nguyên liệu. 2.1.2. Hoạt động Có 1200 lao động phổ thông. Số giờ làm việc 1 ngày: 12h/ngày, bộ phận cấp đông và kho 24 h/ngày. Số giờ làm việc 1 năm: bình quân 330h 2.1.3. Nguyên liệu và thành phẩm Nguyên liệu: cá tra tươi sống nhập bằng đường sông. Thành phẩm: cá tra fillet và block đông lạnh. 2.1.4. Năng suất sản xuất và thị trường tiêu thụ Theo thiết kế là 150 tấn NL/1 ngày, hiện tại khoảng 90 tấn NL/1 ngày. Với 90 tấn nguyên liệu sản xuất ra khoảng 30 tấn thành phẩm 1 ngày. Thị trường : Châu Âu, USA, Trung Đông, Châu Úc, Châu Á Hình 2.2 : Hình cá fillet 2.1.5. Nhà xưởng và thiết bị Công ty có 1 xưởng sản xuất, 3 kho lạnh trong đó 2 kho nhỏ công suất chứa 450 tấn thành phẩm cho mỗi kho và một kho lớn với công suất chứa 3000 tấn thành phẩm trước khi xuất. Công ty cũng cho xây dựng 1 hệ thống xử lý nước thải với công suất 500 m2/ngày. Hệ thống máy móc thiết bị chính: 3 máy nén Mycom trục vít, 5 máy nén Mycom pittông 10 máy nén Bitzer 1 máy đá vẩy Geneglace 6 băng chuyền IQF, 3 tủ đông 3 dàn ngưng tụ Evanpco Bảng 2.1: Kí hiệu, năng suất của máy móc thiết bị trong nhà máy STT Kí hiệu Số lượng Công suất kW 1 Máy nén 8WBH 1 120 2 Máy nén K813H 6 11 3 Máy nén trục vít LMC2520 3 320 4 Máy nén N62WBH 6 90 5 Máy nén Bitzer 4 55 6 Bơm nước dàn ngưng 3 5,5 7 Bơm nước dàn ngưng kho lạnh 2 15 8 Quạt dàn ngưng 3 11 2.1.6. Sản phẩm phụ và phế phẩm Sau chế biến thải ra chủ yếu là đầu và xương cá. Hiện tại công ty bán cho các đơn vị có nhu cầu thu mua nhưng với việc đang cho xây dựng thêm 1 xưởng xay bột cá thì các phụ thải này sẽ được tận dụng triệt để. Bảng 2.2: Tổng kết sản lượng sản phẩm sáu tháng cuối năm 2009 và năm tháng đầu năm 2010 Năm 2009 Năm 2010 Tháng Sản lượng (kg) Tháng Sản lượng (kg) 7 706801,00 1 - 8 934.728,00 2 736.075,00 9 809.095,00 3 826.119,00 10 857.429,00 4 669.903,00 11 736.277,00 5 860.288,00 12 445.666,00 6 923.499,00 Tổng 4.489.996,00 Tổng 4.015.884,00 TB 748.332,67 TB 669.314,00 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 Kg 7 8 9 10 11 12 Tháng Sản lượng (Kg) trong sáu tháng cuối năm 2009 Sản lượng (Kg) 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 900000 1000000 Kg 1 2 3 4 5 6 Tháng Sản lượng (Kg) trong sáu tháng đầu năm 2010 Sản lượng (Kg) 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 900000 1000000 Kg 1 2 3 4 5 6 Tháng Sản lượng (Kg) trong sáu tháng đầu năm 2010 Sản lượng (Kg) 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 Kg 7 8 9 10 11 12 Tháng Sản lượng (Kg) trong sáu tháng cuối năm 2009 Sản lượng (Kg) Hình 2.3 – Biểu đồ sản lượng sản phẩm sản xuất trong sáu tháng cuối năm 2009 và sáu tháng đầu năm 2010 1 Nhận xét: Nhận xét: Sản lượng sản phẩm (SLSP) sáu tháng cuối năm 2009 và sáutháng đầu năm 2010. Sáu tháng cuối năm 2009 SLSP trung bình được sản xuất thấp hơn năm tháng đầu năm 2010 (7%), điều đó phụ thuộc vào đơn đặt hàng hàng tháng của Công ty …và số liệu SLSP giữa các tháng cuối năm năm 2009 và các tháng đầu năm 2010 thống kê được thể hiện ở biểu đồ trên khác biệt rất rõ riệt. Theo biểu đồ SLSP trong các tháng cuối năm 2009 cho thấy chiều hướng đi xuống còn trong các tháng đầu năm 2010 biểu đồ có chiều hướng đi lên, điều này cho thấy sự phát triển trong công việc kinh doanh cũng như mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty Đại Thành. SLSP được sản xuất nhiều nhất so với các tháng là tháng 08/2009, 10/2009, 05/2010 và tháng 06/2010. SLSP được sản xuất trung bình so với các tháng trong hai năm là tháng 07/2009, 11/2009, 02/2010 và tháng 03/2010. SLSP được sản xuất thấp nhất so với các tháng trong năm là tháng 12/2009, 01/2010. SLSP tháng 01/2010 không có vì trong tháng này Công ty không hoạt động. 2.2 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 2.2.1. Sơ đồ khối : Tiếp nhận nguyên liệu Cắt tiết Filet – Rửa 1-Lạng da Định hình – Rửa 2 Kiểm ký sinh trùng Phân loại – Phân cỡ Rửa 03 – Xử lý phụ gia Phân loại – Phân cỡ Cân Rửa 4 (Chờ đông) Cấp đông Xếp khuôn Tách khuông – Bao gói Cân/Mạ băng – Bao gói PE Bao gói Carton – Ghi nhãn Bảo quản BLOCK IQF 2.2.2. Thuyết minh quy trình công nghệ: Cắt tiết: cá sau khi tiếp nhận xong được chuyển sang công đoạn cắt tiết. Dùng dao Inox cắt đứt hầu cá cho máu chảy ra, sau đó ngâm cá vào thùng nước sạch thời gian từ 15-30 phút. Cá sau khi cắt tiết xong được chuyển sang công đoạn Fillet. Fillet-Rửa1-Lạng da: là khâu lóc lấy phần thịt cá đồng thời lạng bỏ đi phần da của cá và rửa sạch, khâu này tiêu tốn nhiều nước để rửa sạch cá. Định hình – Rửa 2: ở khâu này, công nhân dùng dao vanh bỏ phần thịt cá có màu đỏ, loại bỏ xương mỡ đồng thời chỉnh hình lại miếng cá cho đẹp theo đúng yêu cầu của khách hàng và rửa sạch cá trước khi chuyển sang bộ phận khác; Kiểm kí sinh trùng: trong khâu này, công nhân kiểm tra kí sinh trùng, loại bỏ những sản phẩm có ký sinh trùng. Phân loại – Phân cỡ: Cá được phân cỡ sơ bộ nhằm tạo cho sản phẩm đồng đều về kích cỡ, giúp quá trình xử lý phụ gia được đồng đều. Rửa 03 – Xử lý phụ gia: ở công đoạn này, sản phẩm được rửa sạch và được xử lý bằng các loại phụ gia nhằm tạo cho sản phẩm được đẹp hơn, hạn chế hao hụt trọng lượng sau rã đông. Phân loại – Phân cỡ: công nhân tiến hành phân loại sản phẩm đồng thời kiểm tra xem trọng lượng có phù hợp với yêu cầu của khách hàng hay không, sau đó bỏ vào các khay có những sản phẩm phù hợp; Cân Rửa 4: ở công đoạn này, một lần nữa sản phẩm được đem cân để kiểm tra xem về mặt trọng lượng có đạt được yêu cầu của khách hàng hay không, sau khi chuyển sang công đoạn tiếp theo. Xếp Khuôn: Cá được xếp khuôn tạo hình cho sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Chờ đông: Sản phẩm sau khi xếp khuôn xong nếu không được cấp đông ngay thì chuyển vào kho chờ đông. Mục đích của công đoạn này để ức chế sự phát triển của vi sinh vật, hạn chế tối đa sự suy giảm chất lượng sản phẩm. Cấp đông: Cấp đông sản phẩm nhằm kéo dài thời gian lưu trữ cũng như phân phối sản phẩm trên thị trường mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Cân/ mạ băng - Bao gói PE: (đối với sản phẩm cấp đông IQF) mạ băng nhằm tạo lớp băng bao bọc bề mặt sản phẩm, hạn chế hao hụt trọng lượng trong quá trình bảo quản và tiêu thụ. Cân để kiểm tra trọng lượng tổng (gross) sau mạ băng. Tách khuông – Bao gói: (đối với sản phẩm đông Block) sản phẩm đông Block sau khi cấp đông sẽ được chuyển đến khu vực tách khuôn và bao gói PE. Bao gói Carton – Ghi nhãn: sản phẩm đã được hoàn thành và được mang đi bao gói Carton đồng thời ghi nhãn, thời hạn sử dụng của sản phẩm. Bảo quản: sau khi sản phẩm được đóng gói Carton, được đem đi bảo quản trong kho lạnh ở nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, kết thúc qui trình công nghệ sản xuất cá Fillet của Công ty TNHH Đại Thành. Bảng 2.2: Mô tả tóm tắt hoạt động và thông số kỹ thuật chủ yếu trong quy trình sản suất CÔNG ĐOẠN THÔNG SỐ KỸ THUẬT CHÍNH MÔ TẢ Tiếp nhận nguyên liệu - Cá nguyên con còn sống, chất lượng tươi tốt. - Cá không bệnh, không khuyết tật. Trọng lượng 3500g/ con - Có giấy xác nhận không sử dụng kháng sinh cấm,ngưng sử dụng kháng sinh trước thu hoạch ít nhất 4 tuần - Cá sống được vận chuyển từ khu vực khai thác đến Công ty bằng ghe đục để cho cá còn sống. Từ bến cá được cho vào thùng nhựa chuyên dùng rồi chuyển nhanh đến khu tiếp nhận bằng băng tải. Tại khu tiếp nhận QC kiểm tra chất lượng cảm quan (cá còn sống, không có dấu hiệu bị bệnh). Cắt tiết-rửa 1 - Cá không còn sống - Thao tác nhanh nhẹn - Cá được giết chết bằng cách cắt hầu. Cá sau khi giết chết cho vào bồn nước rửa sạch. Fillet - Miếng fillet phải nhẳn, phẳng. - Không sót xương, phạm thịt. - Sử dụng dao chuyên dùng để fillet cá : Tách thịt 2 bên thân cá, bỏ đầu, bỏ nội tạng, thao tác phải đúng kỹ thuật và tránh vỡ nội tạng, không để sót thịt trong xương. Rửa 2 - Rửa bằng nước sạch, nhiệt độ thường. -  Rửa phải sạch máu. - Nước rửa chỉ sử dụng một lần. Mỗi lần rửa không quá 50 kg. - Miếng fillet được rửa qua 2 bồn nước sạch. Trong quá trình rửa miếng fillet phải đảo trộn mạnh để loại bỏ máu, nhớt & tạp chất. Lạng da - Không sót da trên miếng fillet. - Không phạm thịt hoặc rách thịt. - Dùng dao hoặc máy lạng da để lạng bỏ da. Thao tác nhẹ nhàng đúng kỹ thuật để miếng fillet sau khi lạng da không được phạm vào thịt miếng cá, không làm rách thịt miếng cá.  Chỉnh hình - Không còn thịt đỏ, mỡ, xương. - Nhiệt độ bán thành phẩm t < 150C - Chỉnh hình nhằm loại bỏ thịt đỏ, mỡ trên miếng fillet. Miếng fillet sau khi chỉnh hình phải sạch phần thịt đỏ, mỡ, không rách thịt, không sót xương, bề mặt miếng fillet phải láng. Kiểm kí sinh trùng - Không có ký sinh trùng trong mỗi miếng fillet. - Kiểm tra theo tần suất 30 phút/ lần. - Kiểm tra ký sinh trùng trên từng miếng fillet bằng mắt trên bàn soi. - Miếng fillet sau khi kiểm tra ký sinh trùng phải đảm bảo không có ký sinh trùng. Những miếng fillet có ký sinh trùng phải được loại bỏ. QC kiểm tra lại với tần suất 30 phút/ lần. Rửa 3 - Nhiệt độ nước rửa # 80C. - Tần suất thay nước : 200 kg thay nước một lần. - Sản phẩm được rửa qua 2 bồn nước sạch có nhiệt độ T0 < 80C. Khi rửa dùng tay đảo nhẹ miếng fillet. Rửa không quá 200 kg thay nước một lần Quay thuốc (xử lý phụ gia) - Nhiệt độ dịch thuốc  3- 70C - Thời gian quay ít nhất là 8 phút - Nồng độ thuốc và muối tuỳ theo loại hoá chất tại thời điểm đang sử dụng - Nhiệt độ cá sau khi quay <150C - Sau khi rửa cân cá cho vào máy quay, số lượng cá 100¸ 400 kg/ mẽ tuỳ theo máy quay lớn hay nhỏ. Sau đó cho dung dịch thuốc (đá vẫy, muối + thuốc, nước lạnh nhiệt độ 3 - 7 0C)  vào theo tỷ lệ cá: dịch thuốc là 3 : 1. - Các loại thuốc : MTR79P, MTR80P, NaCl. Phân cỡ, loại - Phân cỡ miếng cá theo gram / miếng, hoặc theo yêu cầu khách hàng. Cho phép sai số# 2% - Cá được phân thành các size như : 60-120; 120-170; 170- 220; 220-Up (gram/ miếng) hoặc theo yêu cầu của khách hàng. Cân 1 - Cân : trọng lượng theo yêu cầu khách hàng. Đúng theo từng cỡ, loại. - Cá được cân theo từng cỡ, loại trọng lượng theo yêu cầu khách hàng. Rửa 4 - Nhiệt độ nước rửa # 80C. - Tần suất thay nước : 100kg thay nước một lần. - Sản phẩm được rửa qua 1 bồn nước sạch có nhiệt độ T0 < 80C. Khi rửa dùng tay đảo nhẹ miếng fillet. Rửa không quá 100 kg thay nước một lần. Xếp khuôn - Xếp khuôn theo từng cỡ, loại riêng biệt hoặc theo yêu cầu của khách hàng - Sản phẩm rửa xong để ráo mới tiến hành xếp khuôn.Từng miếng cá được xếp vào khuôn sao cho thể hiện tính thẩm mỹ dạng khối sản phẩm. Chờ đông - Nhiệt độ kho chờ đông : -10C đến 40C - Thời gian chờ đông # 4 giờ. - Nếu miếng fillet sau khi xếp khuôn chưa được cấp đông ngay thì phải chờ đông ở nhiệt độ và thời gian qui định. Hàng vào kho chờ đông trước phải được cấp đông trước, nhiệt độ kho chờ đông duy trì ở -1oC đến 4oC, thời gian chờ đông không quá 4 giờ. Cấp đông - Thời gian cấp đông # 3 giờ. - Nhiệt độ trung tâm sản phẩm: # -180C. - Nhiệt độ tủ cấp đông: - 40 oC đến - 35oC. - Đối với tủ đông tiếp xúc phải chạy khởi động tủ đến khi có một lớp băng mỏng phủ trên các tấm Plate mới cho hàng vào cấp đông; thời gian cấp đông không quá 3 giờ. Nhiệt độ trung tâm sản phẩm đạt - 180C. Tách khuôn - Thao tác nhẹ nhàng tránh gãy sản phẩm - Sản phẩm sau khi cấp đông xong được tiến hành tách khuôn bằng cách dùng nước mạ phía dưới đáy khuôn để tách lấy sản phẩm ra đóng gói. Bao gói - Bao gói đúng cỡ, loại. - Đúng quy cách theo từng khách hàng. - Thông tin trên bao bì phải theo quy định hiện hành của Nhà nước Việt Nam hoặc theo quy định khách hàng. - Thời gian bao gói không quá 30 phút/ tủ đông. - Cho hai block cùng cỡ loại cho vào một thùng hoặc tuỳ theo yêu cầu khách hàng. - Đai nẹp 2 ngang 2 dọc. Ký mã hiệu bên ngoài thùng phù hợp với nội dung bên trong sản phẩm. Bảo quản - Nhiệt độ kho lạnh :         T0 = -200C ± 20C Sau khi bao gói, sản phẩm cuối cùng sẽ được chuyển đến kho lạnh và sắp xếp theo thứ tự, bảo quản ở nhiệt độ -200C ± 20C. 2.3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY ĐẠI THÀNH 2.3.1. Tình hình sử dụng năng lượng tại công ty 2.3.1.1 Điện năng Hệ thống cung cấp điện của Công ty bao gồm 3 trạm biến áp 15/0,4 kV có công suất lần lượt là 1600 kVA, 1000 kVA, 560 kVA mới lắp vào đầu năm 2008. Các trạm trên có lắp hệ thống bù tự động với 12 cấp bù hệ số công suất cos#... Ngoài ra Công ty còn có 1 máy phát dự phòng 650 kVA dùng cho việc chiếu sáng phân xưởng, chiếu sáng khu vực bảo vệ Công ty và cung cấp điện cho khu vực kho đông khi cúp điện. Hệ thống trạm biến áp cung cấp điện phục vụ chủ yếu cho sản xuất, cho phân xưởng làm cá Fillet, trạm xử lý nước thải và cho các hoạt động khác trong Công ty. a) Điện năng mua|: Bảng 2.1: Biểu giá điện Thời gian Lượng điện tiêu thụ (KWh) Đơn giá Thành tiền 6-12/2009 3.553.700,00 906,447 3.221.241.000,00 1-06/2010 3.757.450,00 1.060,42 3.984.460.250,00 b) Điện năng tự sản xuất: Nhà máy có 01 máy phát điện dự phòng diesel với công suất 650 kVA dùng cho xưởng sản xuất khi cúp điện. 2.3.1.2 Phân tích, đánh giá tình hình sử dụng điện năng Bảng 2.2 và 2.3: Tổng kết lượng điện năng sử dụng trong 6 tháng cuối năm 2009 và sáu tháng đầu năm 2010 07-12/2009 01-16/2010 Tháng Điện năng tiêu thụ (KWh) Chi phí tiền điện (VNĐ) Tháng Điện năng tiêu thụ (KWh) Chi phí tiền điện (VNĐ) 7 475.000,00 441.750.000,00 1 169.700,00 162.252.800,00 8 543.000,00 421.290.000,00 2 530.200,00 531.730.100,00 9 599.700,00 557.721.000,00 3 674.000,00 675.598.000,00 10 740.800,00 688.944.000,00 4 777.300,00 848.192.950,00 11 623.800,00 580.134.000,00 5 760.900,00 817.303.850,00 12 571.400,00 531.402.000,00 6 845.350,00 949.382.550,00 Tổng 3.553.700,00 3.221.241.000,00 Tổng 3,757.450,00 3.984.460.250,00 TB 592.283,33 536.873.500,00 TB 626.241,67 664.076.708,33 Nhận xét Điện năng tiêu thụ trung bình trong 6 tháng đầu năm 2010 tăng so với điện năn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van dai thanh hoan chinh nhu.doc
  • docBIA LOT.DOC
  • pdfBIA LOT.pdf
  • docBIA.DOC
  • pdfBIA.pdf
  • pdfluan van dai thanh hoan chinh nhu.pdf
Tài liệu liên quan