Luận văn Nghiên cứu bù công suất phản kháng cho lưới trung áp và áp dụng phần mềm pss/adept tính toán cho lộ 479 Văn Lâm Hưng Yên

MỤC LỤC

LỜI CẢM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU v

DANH MỤC HÌNH VẼ vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ix

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI 3

1.1. Sự tiêu thụ công suất phản kháng 3

1.2. Các nguồn phát công suất phản kháng trên lưới điện 5

1.3. Ý nghĩa của việc bù công suất phản kháng trong lưới phân phối 10

1.4. Các tiêu chí bù công suất phản kháng trên lưới phân phối 12

CHƯƠNG 2. TÍNH TOÁN DUNG LƯỢNG - XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG TRÊN LƯỚI PHÂN PHỐI VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BÙ 19

2.1. Xác định dung lượng và vị trí bù công suất phản kháng 19

2.2. Đánh giá hiệu quả của bù công suất phản kháng 47

CHƯƠNG 3. SƠ ĐỒ ĐẤU NỐI TỤ VÀ PHƯƠNG THỨC ĐIỀU KHIỂN TỤ BÙ TRONG LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI 56

3.1. Sơ đồ đấu nối tụ bù tĩnh 56

3.2. Sơ đồ nối dây và điện trở phóng điện 58

3.3. Nguyên lý điều khiển các thiết bị bù sử dụng tụ điện tĩnh 62

3.4. Thiết bị bù ngang có điều khiển (SVC) 66

CHƯƠNG 4. ẢNH HƯỞNG CỦA THIẾT BỊ BÙ ĐẾN THỐNG SỐ THIẾT KẾ VÀ VẬN HÀNH CỦA LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI 78

4.1. Ảnh hưởng của thiết bị bù đến thông số thiết kế 78

4.2. Ảnh hưởng của thiết bị bù đến tổn thất công suất và điện năng 83

4.3. Ảnh hưởng của thiết bị bù đến chế độ điện áp của lưới phân phối 88

CHƯƠNG 5. TÍNH TOÀN BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG CHO LỘ 479 VĂN LÂM –HƯNG YÊN VỚI PHẦN MỀM PSS/ADEPT 104

5.1. Đặc điểm của lưới điện nghiên cứu 104

5.2. Tính toán bù công suất phản kháng cho lộ 479 E28.4 107

CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 123

6.1. Kết luận 123

6.2. Kiến nghị 124

TÀI LIỆU THAM KHẢO 125

PHỤ LỤC 126

 

doc157 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 16420 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu bù công suất phản kháng cho lưới trung áp và áp dụng phần mềm pss/adept tính toán cho lộ 479 Văn Lâm Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợng kVAr và có thể nối tiếp để được điện áp kV. Chúng có thể được sử dụng tại hay xấp xỉ giá trị điện áp định mức bởi các lý do về kinh tế. Biện pháp này được gọi là biện pháp bù có hiệu lực nhất do đó có thể tùy ý đặt công suất thiết bị bù để đạt được hệ số công suất mong muốn. Tụ điện được chế tạo với điện áp từ 220 V đến 10 kV một pha và ba pha, công suất đơn vị từ 5 ÷100kVAr bằng cách ghép nối tiếp và song song sẽ có được bộ tụ điện, có công suất và điện áp tùy ý. Trên mạng điện tụ điện được dùng phổ biến hơn máy bù do những ưu điểm nổi bật như tiêu thụ ít công suất tác dụng, khoảng từ 0,3 ÷0,5% công suất định mức, vận hành và sửa chữa đơn giản. - Thyristor Switched Reactor (TSR) là cuộn kháng đóng cắt tự động bằng thyristor. TSR chỉ có thể đóng hoặc mở dùng thyristor, khi đó XK chỉ nhận một trong hai giá trị (XK = 0 hoặc XK = XK max), hình 3-12b. - Thyristor Switched Capacitor (TSC) là tụ điện đóng cắt bằng thyristor, điện dung của tụ chỉ có thể thay đổi là 0 hoặc XCmax, hình 3-12c TSR và TSC thực chất là các bộ kháng và tụ điện đóng cắt nhanh bằng thyristor. Điều đáng chú ý hơn cả là TCR, một thiết bị kháng có tham số được điều chỉnh trơn (từ 0 đến giá trị cực đại). Khi tổ hợp các phần tử nói trên, nói chung có thể tạo ra thiết bị bù ngang thay đổi được liên tục thông số (điện kháng, công suất) trong phạm vi giới hạn bất kỳ. Ví dụ như sơ đồ hình 2-13: Có thể giải thích nguyên lý làm việc của SVC trong trường hợp này như sau: tín hiệu điều chỉnh góc mở lấy từ phía điện áp cao qua biến điện áp TU, qua bộ tự điều chỉnh (TĐC) điều khiển các Thyristor. Đầu tiên điều khiển các TSC và TSR để điều chỉnh thô, sau đó điều chỉnh TCR để lợi dụng tính chất điều chỉnh liên tục của nó để điều chỉnh CSPK qua SVC đến trị số thích hợp. Trong phạm vi thay đổi được của CSPK, điện áp tại nơi lắp đặt SVC sẽ được giữ là hằng số. Hình 3-13. Sơ đồ giải thích nguyên lý làm việc của SVC Do đó thể thay đổi được thông số của các thiết bị điện có điều khiển, mà nâng cao đáng kể hiệu quả điều chỉnh công suất phản kháng trong hệ thống điện. Nếu so với máy bù đồng bộ - là một thiết bị bù phổ biến thì SVC có quán tính nhỏ, độ bền cao, không gây tổn thất và ít phải chăm sóc bảo quản khi vận hành. SVC không chỉ làm nhiệm vụ điều chỉnh điện áp mà nó còn đóng vai trò rất tích cực trong việc giữ ổn định, nâng cao chất lượng vận hành hệ thống. 3.4.2. Hoạt động của thiết bị bù ngang có điều khiển SVC 3.4.2.1. Đặc tính điều chỉnh của SVC Như đã biết phần tử đáng chú ý nhất của SVC là TCR. Nhờ có TCR trị số của SVC thay đổi được liên tục. Tác động điều chỉnh cho TCR đặt vào cực điều khiển của các thyristor. Nhờ thay đổi góc mở của các thyristor mà dòng điện (thành phần cơ bản) qua kháng được thay đổi liên tục từ 0 đến trị số cực đại, điều này tương ứng với sự thay đổi liên tục công suât phản kháng trên SVC Đặc tính điều chỉnh của SVC có thể xây dựng được dựa vào nguyên lý làm việc của thyristor. Trên hình 3-14 mô tả đơn gian sơ đồ và hoạt động của thyristor, loại một thyristor và loại hai thyristor mắc song song ngược. Thyristor hoạt động tương tự như chỉnh lưu, tuy nhiên ngoài điều kiện điện áp đặt lên bản thân thyristor thuận chiều, còn yêu cầu thêm một xung điện áp đặt lên cực điều khiển. Xung này có thể không cần kéo dài mà thyristor vẫn mở cho đến khi điều kiện thuận chiều điện áp không còn nữa. Sang chu kỳ mới, điện áp thuận chiều nhưng mạch cũng chỉ mở khi có xung đưa đến cực điều khiển. Rõ ràng, khi thay đổi thời điểm phát xung ở mỗi chu kỳ, ta có thể thay đổi được dạng của đường cong dòng điện. Nếu coi thành phần cơ bản của dòng điện là thành phần làm việc, thì biên độ của thành phần này thay đổi theo góc mở của thyristor. Khi thyristor mở hoàn toàn (góc mở α = 900) biên độ của thành phần cơ bản sẽ lớn nhất (bằng dòng ban đầu), khi góc mở α = 1800 dòng qua mạch bằng 0. Còn khi thay đổi đột ngột góc mở α = 900 sang α =1800 ta nhận được trạng thái đóng cắt của hai phần tử TSR hoặc TSC để thấy rõ hơn ta xét sơ đồ cơ bản của một cuộn kháng có điều khiển bằng thyristor – góc pha thuần túy (hình 3-14a). Mỗi nhánh của ba pha bao gồm một cuộn dây điện cảm L nối tiếp với hệ thống hai thyristor mắc song song ngược (TCR). Các thyristor T1, T2 sẽ thay phiên nhau làm việc ứng với mỗi chu kỳ của điện áp. Hình 3-14 minh họa nguyên lý vận hành. Góc cắt của thyristor quyết định biên độ của thành phần dòng điện tần số cơ bản. Các thành phần dòng điện bậc cao (bậc 3, bậc 5, bậc 7) có trị số nhỏ, được làm triệt tiêu nhớ các bộ lọc. Hình 3-14. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động của Thyristor 3.4.2.2. Đặc tính làm việc của SVC Ở chế độ làm việc bình thường của hệ thống điện. SVC làm nhiệm vụ tự động điều chỉnh để giữ nguyên điện áp nút. Tín hiệu điều khiển là độ lệch điện áp đo được từ TU, tín hiệu này điều khiển góc mở của các thyristor làm thay đổi trị số của thành phần cơ bản dòng điện đi qua kháng nhờ đó công suất tiêu thụ (công suất phản kháng) trên SVC thay đổi. Khi điện áp tăng tác dụng điều chỉnh làm dòng điện tăng, công suất tiêu thụ bởi SVC lớn hơn sẽ hạ thấp được điện áp nút. Khi điện áp bị giảm thấp, dòng điện qua kháng giảm, SVC giảm công suất tiêu thụ (hoặc phát công suất phản kháng lên hệ thống khi điện áp đẳng trị có tính dung). Nhờ đó tăng cao được điện áp. Hình 3-15. Sơ đồ biểu diễn đặc tính làm việc của SVC Hình 3-16. Đặc tính điều chỉnh của SVC Trên hình 3-16b là đặc tính điều chỉnh theo điện áp của SVC thuần kháng, chỉ nhận CSPK; hình 3-16d là đặc tính tương đối tổng quát lớn của SVC, SVC trong trường hợp này có thể phát hoặc nhận CSPK. Một cách tương tự ta cũng có đường đặc tính của điện kháng Xk theo điện áp (hình 3-16a, hình 3-16c). Trong phạm vi thay đổi được của công suất (phạm vi của TCR) điện áp nút được giữ ở trị số đặt Uo. Trong thực tế, với mục đích phối hợp điều chỉnh, người ta chế tạo SVC có đặc tính điều chỉnh mềm. Khi đó trong phạm vi điều chỉnh được của công suất, điện áp nút được phép dao động với độ lêch ∆U. Nhờ đó độ dốc của đường đặc tính mà trong phạm vi điều chỉnh được có thể phân bố công suất cho các SVC làm việc song song hoặc làm việc với các thiết bị điều chỉnh CSPK khác. 3.4.3. Mô hình của thiết bụ bù tĩnh có điều khiển băng Thyristor Các thiết bị bù có điều khiển nằm trong hệ thống như một phần tử thụ động, nhưng lại phản ứng như đối tượng tự thích nghi. Bởi vậy trong trường hợp chung cần mô tả các thiết bị bù trong sơ đồ tính toán hệ thống như một đối tượng có điều khiển. Tuy nhiên cũng cần phải thấy rằng tác động của hệ thống thyristor gần như tức thời vì thế đa số các trường hợp, khi quá trình diễn ra trong hệ thống tương đối chậm có thể xét các thiết bị bù có điều khiển thông qua đặc tính điều chỉnh. Trường hợp riêng có thể áp dụng đặc tính điều chỉnh công suất hoặc điện kháng trong tính toán CĐXL. Còn trong chế độ quá độ cần xét thêm các phần tử quán tính phụ. Sau đây ta xét cách mô phỏng SVC trong tính toán chế độ xác lập. 3.4.2.1. Mô hình SVC trong tính toán chế độ xác lập Khi tính toán chế độ xác lập của HTĐ cần mô phỏng được hoạt động của SVC với các đặc tính như đã phân tính ở trên. Trước hết hãy xem xét hệ phương trình cơ bản chế độ xác lập của HTĐ. 1) Hệ phương trình cơ bản CĐXL của HTĐ viết theo phương pháp thế nút Hình 3-17. Sơ đồ tính toán chế độ xác lập Giả thiết sơ đồ gồm toàn các nhánh chuẩn với n + 1 nút (kể cả nút đất- nút đất có số thứ tự là 0). Xét nút i gồm các nhánh nối với I qua máy biến áp lý tưởng. Nguồn dòng Ji (từ máy phát) bơm vào nút như hình 3-17 Trong trường hợp chung, theo phương pháp thế nút phương trình cơ bản CĐXL của HTĐ có thể được viết dưới dạng sau: Trong đó: Yii là tổng dẫn riêng đối với nút i. Tổng trở tưởng hỗ của nhánh nối nút i và nút j Với Kij = U’i/Ui Hay viết dưới dạng khai triển: (3.6) Nhân cả hai vế của (2-76) với trị số liên hợp của điện áp nút tương ứng (với chú ý là công suất ) ta có hệ phương trình cân bằng công suất: (3.7) Hay viết gọn: Dạng phương trình cân bằng công suất (3.7) thường được sử dụng trong các phương trình tính toán CĐXL bởi vì các thông tin thường cho là công suất. Để giải hệ phương trình trên người ta thường dùng phương pháp Newton. Khi HTĐ chỉ bao gồm các phần tử tuyến tính (đường dây, máy biến áp, tụ, kháng cố định…) dễ thấy rằng các hệ số Yij của hệ phương trình là các hằng số. Trong khi đó các hàm công suất vế phải có thể phụ thuộc phi tuyến vào điện áp theo các đặc tính tĩnh phụ tải P(u), Q(u)…Các chương trình tính toán CĐXL hiện nay đã xét đến các đặc trưng phi tuyến này (dưới dạng các hàm chuẩn). Khi ta xét đến các thiết bị bù ngang có điều khiển (SVC) ta cần chú ý đến đặc trưng kết cấu của hệ phương trình nêu trên: - Nếu mô phỏng SVC như một nhánh điện kháng khi tuyến (theo đặc tính điện kháng) thì các hệ số Yij sẽ là các hàm của điện áp nút (chứa SVC). Đây là cách phổ biến nhất áp dụng đối với nhiều chương trình tính toán, người ta thường dùng phép lắp với thông số rời rạc hóa. Tuy nhiên việc giải theo các phương pháp lặp sẽ rất phức tạp, đó là vì quá trình xác định định thức Jacobi (chiếm nhiều thời gian nhất) sẽ phải tăng lên rất nhiều phép tính để xét đến tính phi tuyến của các phần tử. Nội dung của phương pháp lặp có thể được giải thích như sau: Với một giả thiết ban đầu cảu mức điện kháng đẳng trị, quá trình tính toán cho phép xác định điện áp trên thanh cái trạm bù (có đặt BU). Nếu điện áp mà cao hơn trị số đặt, phép lặp làm giảm điện kháng (tăng công suất tiêu thụ), ngược lại khi điện áp thấp hơn trị số đặt, phép lặp làm tăng điện kháng so với trị số ban đầu. Phương pháp tính toán như vậy có hiệu quả khi không có nhiều vị trí đặt SVC. Trong các trường hợp còn lại, phép lặp có thể không hội tụ, cần có xử lý riêng. - Một cách là dựa vào đặc tính công suất của SVC có thể mô phỏng SVC như một tổ hợp nguồn và tải phản kháng có đặc tính tĩnh đặc biệt (ta cần xác định các hàm ở vế phải của hệ phương trình (3.7) sao cho trùng hợp với đặc tính công suất của SVC). Khi đó quá trình giải có thể tuân theo các thuật toán thông thường. Với ý tưởng đó trong đề tài này nghiên cứu mô phỏng SVC theo hướng thứ hai. Để làm được điều này ta cần xem xét các hàm chuẩn cơ bản của đặc tính công suất của tải và nguồn trong khi tính toán CĐXL của HTĐ. 2) Phần tử cơ bản biểu diễn thông tin nút Thông tin nút trong tính toán CĐXL của HTĐ ở đây là phụ tải hoặc nguồn. Sử dung phương pháp Newton tải và nguồn có thể mô phỏng dạng hàm tùy ý. Tuy nhiên để thuận lợi trong tính toán các dạng chuẩn thường được đưa ra rất cơ bản. Các dạng khác được tổ hợp lại trên cơ sở dạng chuẩn đã cho. Xét đặc tính tĩnh phụ tải có dạng Trong đó: P0, Q0 là trị số công suất tác dụng và phản kháng ứng với lúc: U = Uđm; f = fđm A0, A1, A2; B0, B1, B2; α0. α1, β0, β1 là các hệ số tiệm cận có thể lựa chọn cho phù hợp với các số liệu thực nghiệm. Các hệ số này cần thỏa mãn điều kiện phụ: A0 + A1 + A2 = B0 + B1 + B2 =1; α0 + α1 = β0 + β1 = 1 Trường hợp riêng có thể coi f = const. Dạng tổng quát hơn: khi U > U0 + ∆U P = P0 khi U - ∆U ≤ U ≤ U + ∆U khi U < U0 + ∆U Ta có đặc tính P theo U, hình 3-18 Tương tự ta cũng có đường đặc tính của Q như hình 3-19. Hình 3-19 chính là đặc tính chuẩn của phụ tải phản kháng đối với nút có máy biến áp điều áp dưới tải. Với U0 là điện áp đặt (điện áp cần giữ cho thanh cái trạm phía hạ áp, đã quy về phía cao áp). Hình 3-18. Đặc tính của CSTD Xét nguồn công suất phản kháng có điều chỉnh Trong hệ thống điện các nguồn CSPK có điều chỉnh thường là các máy phát giữ nguyên điện áp. Mỗi máy phát như vậy có đường đặc tính CSPK theo điện áp như hình 3-19. Hình 3-19. Đặc tính CSPK của máy phát Trong phạm vi CSPK dao động từ Qmin đến Qmax, máy phát có khả năng giữ được điện áp nút tại nơi đặt máy phát là không đổi. Với Qmin và Qmax là các điểm giới hạn điều chỉnh CSPK. 3.4.2.2. Mô hình SVC Đường đặc tính của SVC có thể được cấu tạo từ bà đường đặc tính chuẩn, đó là 2 đường đặc tính tĩnh phụ tải và 1 đường đặc tính máy phát giữ nguyên điện áp (hình 3-20) Hình 3-20. Mô hình SVC Dựa vào các phần tử cơ bản (tải và nguồn) đã nêu ra ở trên, có thể tiến hành phân tích đường đặc tính của SVC như sau: Hình 3-21a là đường đặc tính của SVC thuần kháng, chỉ nhận CSPK Hình 3-21b là đường đặc tính của SVC có kết hợp thêm thành phần tụ tĩnh. SVC loại này có thể thay đổi CSPK từ phát đến nhận Máy phát tương đương cần giữ điện áp không đổi U0 trong phạm vi Qmin, Qmax đã tính toán ở trên. Để có đường đặc tính tổng hợp phản ánh đúng hoạt động của SVC, thông số của các đường cong cần xác định đúng theo các giá trị tới hạn của kháng điện. Cụ thể trong trường hợp 2 đường cong 3-21a và 3-21b là: Đối với nguồn phát công suất phản kháng (đường 3 hình 3-20): U0 bằng điện áp đặt của SVC. Đối với các đường đặc tính tĩnh phụ tải phản kháng (đường 1 và 2 hình 3-20): A0 = A1 = 0, A2 = 1 B0 = B1 = 0, B2 = 1 Qmax = Qkmax. Qmin =Qkmin ∆U1 = U0 – U1, ∆U2 = U02 – U0 Hình 3-21. Các dạng đặc tính của SVC Trong đó: Các trị số U01 và U02 có thể lựa chọn tùy ý sao cho phạm vi làm việc của đặc tính phù hợp với SVC đủ rộng (hình 3-20). U0 là trị số điện áp cần giữ (cho trước). Như vậy sơ đồ thay thế tương đương của mỗi SVC có dạng như trên hình 3-22 dưới đây: Hình 3-22. a. Sơ đồ nguyên lý b. sơ đồ tính toán Kết Luận Qua trình đấu tụ được theo 3 dạng sơ đồ ∆, Y0 hay Y, tuy phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà lựa chọn cách đấu cho phù hợp với lưới điện . Bảo vệ cho tụ cơ bản nhất chủ yếu là cầu chì, aptomat, công tăc tơ cầu chì , máy cắt. Điện trở phóng điện của tụ tùy thuộc vào cách đấu mà có thể dùng các loại khác nhau và phương thức đấu khác nhau, như sử dung bóng đèn, cuộn dây của máy điện, máy biến áp. Quá trình điều khiển tụ đóng cắt có thể theo nhiều hình thức khác nhau như: đóng cắt theo thời gian làm việc, theo điện áp, và đặc biệt sử dụng thiết bị bù SVC là biện pháp bù có hiệu lực nhất do có thể tùy ý đặt công suất thiết bị bù để đạt được hệ số công suất mong muốn. CHƯƠNG 4 ẢNH HƯỞNG CỦA THIẾT BỊ BÙ ĐẾN THỐNG SỐ THIẾT KẾ VÀ VẬN HÀNH CỦA LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI ẢNH HƯỞNG CỦA THIẾT BỊ BÙ ĐẾN THÔNG SỐ THIẾT KẾ Đặt vấn đề Như ta đã biết hầu hết các thiết bị sử dụng điện điều tiêu thụ công suất tác dụng P và công suất phản kháng Q. Sự tiêu thụ CSPK trên lưới điện có thể dược phân chia một cách gần đúng như sau: Động cơ không đồng bộ tiêu thụ khoảng 60 đến 65% Máy biến áp tiêu thụ khoảng 22 đến 25% Đường dây tải điện và các phụ tải khác khoảng 10% Như vậy động cơ không đồng bộ và MBA là hai loại máy điện tiêu thụ CSPK nhiều nhất. Phụ tải của mạng điện là những động cơ không đồng bộ có cosφ thấp, ngoài ra còn rất nhiều hộ phụ tải tiêu thụ rất nhiều CSPK. Ví dụ, các MBA riêng của từng phân xưởng của các nhà máy, các MBA hàn điện, các lò cảm ứng…đối với mùa hè các loại quạt không đồng bộ có công suất nhỏ (15 ÷ 100)W…phân bố rải rác, các loại đèn phóng điện dùng để thắp sáng hay làm quảng cáo, đều là loại phụ tải tiêu thụ tải tiêu thụ khá nhiều CSPK. Hệ số công suất cosφ của phụ tải thấp, như vậy đường dây của mạng điện phải truyền tải một lượng CSPK Q khá lớn, tạo nên những tổn thất đáng kể về công suất tác dụng và phản kháng. Ví dụ, mạng điện (hình 4-1), với phụ tải là P + jQ thì tổn thất trong mạng sẽ là: và Nếu bây giờ ngay tại phụ tải đó ta đặt tụ điện tĩnh hay máy bù đồng bộ để phát ra một trị số CSPK là Qbu cung cấp ngay cho phụ tải đó (hình 4-1b). khi đó hệ số công suất cosφ sẽ tăng lên: Lượng CSPK cần truyền tải trên đường dây sẽ giảm bằng (Q - Qbu ) và do đó ∆P và ∆Q cũng giảm xuống. và Hình 4-1. Sơ đồ mạch tải điện Khi chưa đặt thiết bị bù b) Khi có bù bằng tụ điện tĩnh tại phụ tải Sau khi có bù tại phụ tải thì cosφ của đường dây (chứ không phải cosφ của phụ tải) đã được nâng cao, nhìn trên hình vẽ ta thấy nếu đặt tụ bù ngay tại nguồn cung cấp thì tác dụng làm giảm tổn thất điện năng không còn nữa. Thường trong hệ thống nên đưa cosφ của mạng khoảng (0,92 ÷ 0,95) Cũng không nên đưa cosφ lên quá 0,95 vì khi đó tổn thất công suất chủ yếu là công suất tác dụng P chứ không phải công suất phản kháng Q, nếu nâng cosφ lên nữa không kinh tế do ∆P và ∆A giảm được ít, mặt khác khi phụ tải dao động làm P và Q giảm có thể gây ra hiện tượng quá bù. Trong thực tế, để giảm tổn thất công suất và tổn thất điện năng trên lưới, người ta thường áp dụng một phương pháp rẻ tiền nhưng rất hiệu quả là đặt các thiết bị bù CSPK tại các phụ tải. Tức là làm tăng hệ số cosφ của đường dây lên, khi đó lượng CSPK Q cần phải truyền tải trên đường dây sẽ được giảm xuống. Điều này có những ảnh hưởng rất quan trọng đến các thông số thiết kế của lưới điện. 4.1.2. Các ảnh hưởng của thiết bị bù đến thông số thiết kế của mạng điện Sau khi đặt thiết bị bù, hệ số công suất của mạng được nâng cao mang lại những ưu điểm sau: 4.1.2.1. Giảm ∆P và ∆A Ta có: Vậy ∆P tỷ lệ với (cosφ)2 khi cosφ tăng lên thì ∆P giảm đi rõ rệt. 4.1.2.2. Giảm tiết diện của dây dẫn trong mạng điện Công suất toàn phần truyền tải trên đường dây là: Sau khi có đặt thiết bị bù công suất truyền tải trên đường dây đó sẽ bằng: Khi đó: Mức độ giảm nhiều hay ít là do trị số Qbu lớn hay nhỏ, công suất toàn phần giảm tới mức nào đó thì có thể chọn dây có tiết diện nhỏ hơn. Tiết diện dây dẫn được chọn trong tính toán thiết kế để truyền tải một lượng công suất tác dụng cho trước giảm xuống rất có lợi về việc giảm vốn đầu tư, cụ thể như sau: Tiết kiện khối lượng kim loại màu: Dây dẫn sử dụng trên lưới trung áp chủ yếu là dây nhôm có lõi thép, dây dẫn sử dụng trên lưới hạ áp chủ yếu là dây đồng, đều là những kim loại rất đắt tiền, việc giảm được khối lượng dây dẫn trong thiết kế dẫn đến giảm được đáng kể tổng mức đầu tư trong xây dựng. Giảm được các thông số kết cấu của đường dây: Cột điện: Dây dẫn và dây chống sét chịu những tải trọng cơ giới chủ yếu sau đây: Tải trọng do trọng lượng bản thân dây Tải trọng do gió thổi lên dây trong khoảng cột Tải trọng do dãn nở nhiệt Trong tính toán cơ lý đường dây, thường dùng khái niệm tỷ tải. Tỷ tải là phụ tải cơ giới tác động lên độ dài một mét dây dẫn có tiết diện 1mm2, đơn vị của tỷ tải là N/ mm2 .Với các dây dẫn có tiết diện khác nhau thì tỷ tải sẽ khác nhau tùy theo tiết diện dây dẫn (xét trong cùng một điều kiện về nhiệt độ, vận tốc gió…) Trong tính toán thiết kế, phải lựa chọn đúng loại cột (chủng loại, kiểu dáng, độ cao, độ bền) cho từng tuyến đường dây và cho từng vị trí cột trên tuyến. Với cột trung gian cần tính toán kiểm tra trong trường hợp làm việc bình thường (dây không đứt) trong điều kiện bão lớn. Với cột góc cần kiểm tra tính toán trong trường hợp làm việc bình, cột bị kéo về một phía do sức kéo của dây dẫn hai nửa khoảng cột, mục đích kiểm tra xem cột có cần đặt dây néo hay phải dùng cột kép hay không. Với cột cuối kiểm tra hai trường hợp: + Trường hợp làm việc bình thường: Kiểm tra khả năng chịu uốn của cột khi bị các dây kéo về một phía. + Trường hợp bị đứt một dây ngoài cùng, dây ngoài cùng còn lại sẽ gây ra mô men xoắn lớn nhất cho tiết diện đặt xà. Việc bù CSPK đến một mức nào đó, đem lại kết quả có thể giảm tiết diện dây dẫn, dẫn đến việc chọn các thông số cột giảm xuống, dẫn đến giảm giá thành. Móng cột: Móng cột trong hệ thống cấp điện từ 35kV trở xuống thường dùng hai loại: móng chống lật (cho tất cả các vị trí cột) và móng chống nhổ (cho dây néo) Cùng một công dụng cột (đỡ thẳng, néo góc,néo vượt, néo cuối) nếu dây dẫn nhỏ hơn đến một mức nào đó thì cũng có thể chọn được loại móng có kích thước bé hơn qua những tính toán cụ thể. Điều đó cũng ảnh hưởng đến thông số thiết kế và giảm giá thành. c) Phụ kiện: Với việc sử dụng dây dẫn nhỏ hơn, có thể việc chọn các phụ kiện như vòng treo sứ, kẹp nối, kẹp hãm dây.v.v.., với khả năng chịu lực cho phép ít đi, dẫn tới giảm giá thành. Để dễ hình dung hiệu quả kinh tế của việc giảm tiết diện dây dẫn, ta có thể ví dụ cụ thể sau: Bảng 4-1. Giá thành đường dây trên không 1 mạch điện áp 110kV (106 đ/km) Dây dẫn AC-70 AC-95 AC-120 AC-150 AC-185 AC-240 Cột BTLT 168 224 280 336 392 444 Cột thép 208 283 354 403 441 500 Khi nâng cao hệ số công suất cosφ, sự giảm bớt tiết diện dây dẫn kèm theo đồng thời với việc giảm tổn thất điện năng. Tổn thất công suất tác dụng: Nếu tiết diện dây dẫn được chọn theo mật độ dòng điện kinh tế thì: Thay trị số của F vào biểu thức trên ta có. Như vậy khi giảm bớt tiết diện F mà không giảm jkt , ∆P tỷ lệ nghịch với cosφ chứ không phải với (cosφ)2 như lúc F vẫn giữ nguyên. 4.1.2.3. Giảm công suất của máy biến áp Sau khi đặt thiết bị bù công suất toàn phần truyền tải qua MBA giảm xuống, khi giảm xuống đến một trị số nào đó thì ta có thể chọn được MBA có công suất nhỏ hơn, tiết diện được vốn đầu tư, như vậy rất có ý nghĩa khi tính toán về kinh tế. Góp phần giảm tổng mức đầu tư xây dựng. Việc chọn công suất định mức của MBA nhỏ đi cũng ảnh hưởng tới các thông số thiết kế khác như: Tính toán chọn máy cắt Tính chọn cầu chì cho máy cắt Thay đổi thông số chọn các BU & BI Thay đổi các thông số tính toán mạch bảo vệ rơle, đo lường Thay đổi tiết diện các thanh cái Thay đổi trị số danh định của tủ điện v.v.v… 4.1.2.4. Tăng cường khả năng tải của mạng Do sản xuất ngày càng phát triển lên phụ tải của các hộ tiêu thụ ngày càng tăng, công suất truyền tải trong mạng ngày càng tăng lên. Đường dây và trạm biến áp vận hành với chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật thấp. Nếu đặt thiết bị bù thì sẽ giảm được CSPK Q đồng thời có thể tăng được CSTD P truyền tải trên đường dây, tức là đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng công suất tác dụng của các hộ tiêu thụ điện. Vậy việc bổ sung thiết bị bù sẽ làm tăng khả năng truyền tải của mạng. 4.2. ẢNH HƯỞNG CỦA THIẾT BỊ BÙ ĐẾN TỔN THẤT CÔNG SUẤT VÀ ĐIỆN NĂNG. 4.2.1. Lưới phân phối có một phụ tải Xét lưới phân phối theo hình 4-2 dưới đây: Hình 4-2. Phân tính các dung lượng bù CSPK yêu cầu là Qmax công suất bù là Qb đồ thị kéo dài của CSPK yêu cầu là q(t), đồ thị kéo dài của CSPK sau khi bù là: qb(t) = q(t) - Qb Trên hình 4-2b: qb1(t) ứng với Qb = Qmin Trên hình 4-2c: qb2(t) ứng với Qb = Qtb Trên hình 4-2d: qb3(t) ứng với Qb = Qmax Từ các đồ thị kéo dài CSPK ta thấy: khi đặt bù đồ thị kéo dài CSPK mới có thể nằm trên, nằm dưới hoặc cắt trục hoành tùy thuộc vào độ lớn của công suất bù. CSPK dương có nghĩa là nó đi từ nguồn đến phụ tải còn âm có nghĩa là đi ngược từ phụ tải về nguồn. Dù đi theo hướng nào thì CSPK đều gây ra tổn thất CSTD như nhau nếu độ lớn như nhau. Trong trường hợp Qb = Qmin (hình 4-2.b) thì trong các chế độ trừ chế độ min, phụ tải phải nhận công suất từ nguồn, còn trong chế độ max chỉ giảm được lượng CSPK ∆Q = Qmax – Qbu = Qmax - Qmin . Trong trường hợp Qbu = Qmax (hình 4-2.d) thì trong các chế độ trừ chế độ max, công suất bù thừa cho phụ tải và đi ngược về nguồn. CSPK yêu cầu ở chế độ max được triệt tiêu ở chế độ an toàn, có lợi ích lớn nhất về độ giảm yêu cầu CSPK và tổn thất CSTD. Về mặt tổn thất điện năng hai trường hợp này hoàn toàn giống nhau, ta thấy đồ thị CSPK của chúng có dạng giống nhau, chỉ ngược dấu mà thôi. Trong trường hợp Qb = Qtb (hình 4-2.c), trong một nửa thời gian CSPK đi từ nguồn đến phụ tải còn trong nửa thời gian còn lại CSPK của tụ bù đi ngược về nguồn. Yêu cầu CSPK không giảm được nhiều nhưng đồ thị này cho tổn thất điện năng nhỏ nhất, có nghĩa là độ giảm tổn thất điện năng lớn nhất. Bởi vì tổn thất điện năng phụ thuộc vào độ bằng phẳng của đồ thị CSPK, đồ thị càng bằng phẳng thì tổn thất điện năng càng nhỏ (theo nguyên lý bình phương tối thiểu). Tóm lại, nếu cho phép bù không hạn chế thì: Qb = Qmax cho độ giảm tổn thất CSTD và độ giảm yêu cầu CSPK ở chế độ max lớn nhất. Qb = Qtb cho độ giảm tổn thất điện năng lớn nhất. Kết luận này là tổng quát đúng cho mọi cấu trúc lưới phân phối. Nếu xét đồng thời cả hai yếu tố thì: công suất bù tối ưu sẽ phải nằm đâu đó giữa Qmax và Qtb Các nhận xét trực quan trên đây sẽ được lượng hóa chính xác dưới đây để phục vụ cho giải các bài toán bù Tổn thất CSTD do CSPK q(t) gây ra là: (kW, MVAr) U là điện áp định mức của lưới điện sau khi bù: Lợi ích về tổn thất CSTD sau khi bù chính là độ giảm tổn thất CSTD do bù: (4.1) Lợi ích do giảm tổn thất CSTD chỉ có ý nghĩa ở chế độ max của hệ thống khi mà nguồn CSTD bị căng thẳng, lúc đó q(t) = Qmax và (4.2) Ta dễ nhận thấy DP sẽ lớn nhất khi Qb = Qmax Độ giảm tổn thất điện năng trong khoảng thời gian xét T là tích phân của DP(t) theo biểu thức (4-1) trong khoảng thời gian xét T: Vì: và Ksdq = Qtb/Qmax Lấy đạo hàm của biểu thức (4-3) theo Qtb, đặt = 0 rồi giải ra được giá trị của Qbu cho độ giảm tổn thất điện năng lớn nhất: Rút ra: Qbu pt = Qtb khi đó: Để có thể giải được bài toán bù, trước hết phải tiến hành đo đạc đồ thị CSPK trên lưới phân phối dự định đặt bù để đảm bảo bù đem lại hiệu quả thực sự. 4. 2.2. Lưới phân phối có phụ tải phân bố đều trên trục chính Xét lưới phân phối theo hình 4-3: Trong trường hợp này, nảy sinh thêm vấn đề là địa điểm đặt bù nên ở đầu để hiệu quả bù là lớn nhất. Còn vấn đề giá trị công suất bù đã được giải quyết ở mục trên và vẫn đúng cho trường hợp này. Hình 4-3. Lưới phân phối có phụ tải phân bố đều Giải thiết rằng chỉ đặt bù tại một điểm và phải tìm điểm đặt bù tối ưu sao cho với cô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBù công suất phản kháng cho lưới phân phối và ap dùng phần mềm pss-adept cho lộ 479 Văn Lâm.doc