Luận văn Nghiên cứu chiến lược kinh doanh trong hoạt động xuất khẩu sản phẩm dệt may của công ty TNHH Đông Đô, xã An Khánh – Hoài Đức – Hà Nội

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục bảng vi

Danh mục đồ thị vii

Danh mục sơ đồ vii

PHẦN I MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4

2,1 Cơ sở lý luận 4

2.1.1 Lý luận về chiến lược kinh doanh 4

2.1.2 Lý luận về hoạt động xuất khẩu 9

2.1.3 Lý luận về ngành dệt may 11

2.1.4 Ý nghĩa của việc xác định chiến lược kinh doanh đúng đắn đối với doanh nghiệp dệt may xuất khẩu 15

2.2 Cơ sở thực tiễn 15

2.2.1 Tình hình xuất nhập khẩu hàng may mặc trên thế giới 15

2.2.2 Tình hình sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam 16

2.2.3 Tình hình xây dựng chiến lược của một số doanh nghiệp trên thế giới và Việt Nam 22

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 25

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 25

3.3.2 Đặc điểm của công ty TNHH Đông Đô 28

3.3.3 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 35

3.2 Phương pháp nghiên cứu 38

3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 38

3.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 39

3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 42

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43

4.1 Quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh tại công ty TNHH Đông Đô 43

4.1.1 Giai đoạn nghiên cứu, phân tích môi trường bên trong và bên ngoài công ty 44

4.1.2 Giai đoạn xác định chiến lược kinh doanh 46

4.1.3 Giai đoạn xác định mục tiêu của chiến lược 49

4.1.4 Giai đoạn xác định chiến lược kinh doanh chức năng 50

4.2 Các chiến lược kinh doanh chức năng và quá trình thực hiện 50

4.2.1 Chiến lược sản phẩm 50

4.2.2 Chiến lược giá cả 54

4.2.3 Chiến lược yểm trợ marketing 55

4.2.2 Chiến lược nguồn nhân lực 57

4.3 Đánh giá hiệu quả chiến lược kinh doanh của công ty 59

4.3.1 Đánh giá kết quả, hiệu quả thực hiện các chiến lược kinh doanh 59

4.3.2 Các yếu tố tác động đến kết quả và hiệu quả chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Đông Đô 66

4.4 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chiến lược kinh doanh và khả năng cạnh tranh, phát triển sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Đông Đô 73

4.4.1 Tăng cường hoạt động nghiên cứu nội bộ và đối thủ cạnh tranh, cụ thể hóa nội dung và các chương trình hoạt động của chiến lược 73

4.4.2 Tăng cường hoạt động marketing 74

4.4.3 Đảm bảo và ngày môt nâng cao chất lượng sản phẩm chủ lực 76

4.4.4 Đầu tư hợp lý cho công tác nghiên cứu và thiết kế mẫu mốt 77

4.4.5 Có nghệ thuật trong công tác tổ chức, quản lý 78

4.4.6 Mở rộng các mối liên kết kinh tế 79

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80

5.1 Kết luận 80

5.2 Kiến nghị 81

5.2.1 Kiến nghị đối với Nhà nước 81

5.2.2 Kiến nghị đối với Hiệp hội Dệt may Việt Nam 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

 

 

doc94 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3243 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu chiến lược kinh doanh trong hoạt động xuất khẩu sản phẩm dệt may của công ty TNHH Đông Đô, xã An Khánh – Hoài Đức – Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệu chính của ngành dệt may là sợi dệt, Sợi dệt gồm nhiều loại như sợi bằng nguyên liệu tự nhiên (sợi cotton, sợi lông cừu, sợi lông thỏ, sợ tơ tằm, sợi từ xenlulo,…), sợi hóa học (sợi acrylic, sợi polyeste, sợi poliamit,…) và sợi pha trộn tự nhiên và hóa học (lông cừu pha acrylic, long thỏ pha acrylic,…). Phụ liệu dùng trong sản xuất hàng dệt may bao gồm các loại như: chỉ may, cúc, khuy, mác, thẻ bài, hạt trang trí,… Công ty Đông Đô chủ yếu nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và mới đây là thị trường Thái Lan. Đối với nguồn cung cấp nguyên liệu trong nước, công ty chỉ nhập sợi dệt của công ty Len Hà Đông. Theo đánh giá của cán bộ kinh doanh và kỹ thuật của công ty thì nguồn nguyên liệu nhập khẩu có chất lượng tốt và rẻ hơn nguyên liệu trong nước. Sợi dệt trong nước chất lượng còn kém, sợi mau phai màu, sợi se không đều. Công ty thường dự trữ trong kho những loại sợi cơ bản hay sử dụng như sợi Acrylic, cotton…, còn lượng nguyên phụ liệu nhập khẩu bao nhiêu thì tùy thuộc vào hợp đồng và kế hoạch sản xuất. Như vậy có thể thấy công ty khá chủ động và linh hoạt trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu đảm bảo sản xuất. Vấn đề đặt ra là làm sao tìm được nguồn nguyên liệu tốt với giá thấp nhất để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 3.3.3 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Trong giai đoạn 2006 – 2008, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đều bị giảm dần, tính chung cho 3 năm là giảm 19,41%. Tính bình quân trong 3 năm thì tỷ lệ giảm là 9,41%. Trong các khoản phát sinh làm giảm thu nhập và các khoản chi phí thì nhìn chung trong 3 năm chỉ có các khoản giảm trừ tăng lên 14,76%, còn lại đều giảm. Các khoản giảm trừ này bao gồm giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại khi khách hàng mua với số lượng lớn hoặc khi hàng công ty giao không đảm bảo yêu cầu như hợp đồng đã ký (về thời gian, bao bì đóng gói, thông số kỹ thuật của sản phẩm,…). Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty giảm dần qua 3 năm với tốc độ trung bình là 19,6% nhưng lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ lại tăng lên với tốc độ tính bình quân cho 3 năm là 10,97%, điều này cho thấy giá vốn hàng bán có biến động giảm. Qua 3 năm, chi phí tài chính của công ty đều lớn hơn doanh thu tài chính, Tuy nhiên chi phí tài chính có xu hướng giảm dần. Chi phí tài chính năm 2007 giảm 3,12% so với năm 2006, năm 2008 giảm 14,95% so với năm 2007. Nguyên nhân là do với đặc điểm là công ty xuất khẩu hàng dệt may, chu kỳ luân chuyển vốn thường kéo dài trong vòng 8 đến 12 tháng, và khách hàng chỉ thanh toán tiền hàng sau khi công ty giao hàng nên công ty thường phải vay vốn ngắn hạn từ các ngân hàng để chi trả cho các khoản chi phí. Và trong năm 2006, công ty phải vay thêm tiền từ ngân hàng để thực hiện dự án xây mới cơ sở hạ tầng và mua sắm thêm một số máy móc, do đó chí phí tài chính của năm này cao hơn. Chi phí bán hàng biến động theo hướng ngày càng giảm dần. Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty khá lớn so với các chi phí bán hàng do số lượng cán bộ quản lý và nhân viên văn phòng của công ty khá đông nhưng hoạt động bán hàng của công ty lại rất đơn giản vì công ty sản xuất theo đơn đặt hàng và sau đó giao hàng tại cảng Hải Phòng, công ty chưa tổ chức được kênh phân phối hàng hóa khác. Năm 2007, công ty đã thuê chuyên gia nước ngoài về làm việc, đồng thời đã tham gia hai hội chợ triển lãm tại Seoun (Hàn Quốc). Hoạt động này góp phần làm tăng chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2007 lên cao. Nhìn chung trong 3 năm các khoản chi phí của công ty đều biến động theo xu hướng giảm. Bảng 3.4. Tình hình kinh doanh của công ty Đông Đô giai đoạn 2006 - 2008 ĐVT: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Chú thích Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 07/06 08/07 BQ 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp DV 36.533,10 27.969,93 23.726,80 76,56 84,83 80,59 2 Cách khoản giảm trừ 165,76 356,57 218,32 215,11 61,23 114,76 3 DT thuần về bán hàng và cung cấp DV (1)-(2) 36.367,34 27.613,36 23.508,48 75,93 85,13 80,40 4 Giá vốn hàng bán 34.616,80 25140,85 21.352,70 72,63 84,93 78,54 5 LN gộp về bán hàng và cung cấp DV (3)-(4) 1.750,54 2472,51 2155,78 141,24 87,19 110,97 6 Doanh thu hoạt động tài chính 36,46 35,28 33,16 96,76 93,99 95,37 7 Chi phí tài chính 100,14 97,02 82,52 96,88 85,05 90,78 8 Chi phí bán hàng 183,12 167,08 95,74 91,24 57,30 72,31 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 928,62 1182,83 804,21 127,38 67,99 93,06 10 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (5)+(6)-(7)-(8)-(9) 575,12 1.060,86 1.206,47 184,46 113,73 144,84 11 Thu nhập khác 231,50 147,07 125,50 63,53 85,00 74,00 12 Chi phí khác 105,80 151,75 98,60 143,43 65,00 97,00 13 Lợi nhuận khác (11)-(12) 125,70 -4,68 26,90 -3,72 -575,00 46,00 14 Tổng lợi nhuận trước thuế (10)+(13) 700,82 1.056,18 1.233,37 150,71 116,78 132,66 15 Tổng TTN DN phải nộp 196,23 295,73 345,34 150,71 116,78 132,66 16 Lợi nhuận sau thuế (14)-(15) 504,59 760,45 888,03 150,71 116,78 132,66 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán công ty Đông Đô) Tuy doanh thu của công ty giảm qua các năm nhưng lợi nhuận của công ty lại tăng lên qua 3 năm. Năm 2007 lợi nhuận sau thuế tăng 50,71% so với năm 2006 va năm 2008 tăng 11,78% so với năm 2007. Đạt được kết quả này là do qua 3 năm giá vốn hàng bán và các khoản chi phí của công ty có biến động theo chiều hướng giảm. Như vậy trong giai đoạn qua hoạt động sản xuất của công ty có hiệu quả. 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin v Thông tin thứ cấp Thông tin thứ cấp là các loại thông đã được công bố bởi các các cơ quan, tổ chức, là kết quả của các cuộc điều tra, nghiên cứu đã được thực hiện,… trên các phương tiện thông tin như sách, báo, mạng Internet, đài, tivi,… Thu thập thông tin đã công bố phải đảm bảo được độ tin cậy của số liệu, nguồn cung cấp số liệu phải có cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học. Đề tài nghiên cứu này, tôi sử dụng các thông tin thứ cấp trong các phần tính cấp thiết của đề tài, cơ sở thực tiễn, đặc điểm địa bàn nghiên cứu và kết quả nghiên cứu như: kim ngạch xuất – nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam, Trung Quốc, Mỹ, Nhật…; tỷ lệ gia tăng về số lượng và giá trị một số chủng loại hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam, số lượng doanh nghiệp dệt may Việt Nam năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của một số doanh nghiệp đầu ngành, tổng số lượng lao động và số lao động theo từng tiêu chí của công ty Đông Đô, số lượng vốn, tài sản, các khoản doanh thu, chi phí, giá bán, kim ngạch xuất khẩu của công ty Đông Đô,… Đó là căn cứ quan trọng cho việc mô tả thực trạng vấn đề nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu. Các số liệu và thông tin sơ cấp được trích dẫn từ các nguồn: - Website của Tổng cục thống kê, Bộ Thương mại, Bộ Công thương, Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Dệt may Việt Nam, diễn đàn thương mại doanh nghiệp,… - Phòng Tổ chức - Hành chính, phòng Tài chính - Kế toán, phòng Kinh doanh, Phòng xuất nhập khẩu của công ty TNHH Đông Đô. v Thông tin sơ cấp Thông tin sơ cấp được lấy từ cán bộ quản lý và nhân viên công ty, Đối tượng để thu thập thông tin sơ cấp gồm 2 nhóm: - Nhóm thứ nhất là ban giám đốc và cán bộ quản lý các phòng ban trực tiếp tham gia chỉ đạo việc lập và thực hiện chiến lược của công ty Đông Đô. Đối với đối tượng này do tính chất công việc nên có thể không thường xuyên có mặt tại công ty và không có nhiều thời gian rảnh nên sẽ kết hợp giữa trực tiếp phỏng vấn và dùng bảng hỏi để điền tra. Đối với đại diện từng bộ phận sẽ phỏng vấ trực tiếp 2 lần kết hợp với 1 lần dùng bảng hỏi xem giữa. Chủ yếu tập trung vào đối tượng là ban giám đốc, trưởng hoặc phó phòng Kế hoạch & Sản xuất, phòng kinh doanh & Xuất nhập khẩu. - Nhóm thứ hai là nhân viên các phòng ban, phân xưởng và công nhân của công ty. Đây là đối tượng thực hiện các hoạt động của chiến lược mà công ty đã xây dựng. Đối với đối tượng này áp dụng hình thức phỏng vấn trực tiếp một số đại diện tiêu biểu như: nhân viên phòng kế hoạch và sản xuất, phòng kinh doanh và xuất nhập khẩu, phòng kỹ thuật, quản đốc của 3 phân xưởng, 2 công nhân (1 người làm việc lâu năm và 1 người làm việc ít năm nhất) tại mỗi bộ phận trong dây chuyền sản xuất, trong quá trình làm việc cùng tại công ty. Trong đề tài này, số liệu thứ cấp được sử ở phần kết quả nghiên cứu như: năng lực sản xuất của máy móc, số lượng sản phẩm trung bình mỗi công nhân sản xuất/ngày, tỷ lệ nguyên vật liệu tiết kiệm được tối đa, các chiến lược cạnh tranh của công ty, thời gian thực hiện chiến lược, mục tiêu của chiến lược, quy trình lập và thực chiến lược, thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện chiến lược,… Nó phản ánh tình hình cụ thể của địa bàn, đối tượng nghiên cứu tại thời điểm nghiên cứu. 3.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 3.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả Các thông tin, số liệu thu thập được sẽ được sắp xếp, phân loại theo các tiêu thức và tính toán các chỉ tiêu (số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân,…) để mô tả mức độ, quy mô, sự biến động của các hiện tượng như các nguồn lực lao động, vốn, tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của công ty, số lượng, cơ cấu chủng loại, giá bán sản phẩm,… 3.2.2.2 Phương pháp so sánh Phương pháp này được sử dụng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng nội dung, tính chất tương tự để xác định xu hướng, mức biến động của các chỉ tiêu. Trong nghiên cứu, tôi sử dụng phương pháp này để so sánh các chỉ tiêu như chi phí, khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giá bán, doanh thu,… giữa công ty với đối thủ cạnh tranh, giữa thời điểm trước và sau khi thực hiện chiến lược cạnh tranh,… Qua đó để thấy được năng lực cạnh tranh, hiệu quả cũng như hạn chế của các chiến lược cạnh tranh của công ty, 3.2.2.3 Phương pháp phân tích kinh tế v Phân tích ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE) Ma trận EFE cho phép các nhà chiến lược tóm tắt và đánh giá các thông tin kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân khẩu, địa lý, chính trị, luật pháp,… Có 5 bước trong việc phát triển một ma trận EFE. - Bước 1: lập danh mục các yếu tố bên ngoài có vai trò quyết định tới sự thành công, bao gồm cả những cơ hội và những đe dọa ảnh hưởng đến với công ty và ngành kinh doanh. - Bước 2: phân loại tâm quan trọng từ 0 (không quan trọng) đến 1 (rất quan trọng) cho mỗi yếu tố. Các mức giá trị này cho thấy tầm quan trọng tương của yếu tố đó đối với sự thành công trong ngành kinh doanh của công ty. - Bước 3: phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố quyết định sự thành công để cho thấy cách thức mà các chiến lược hiện tại của công ty phản ứng với yếu tố này, trong đó: 4 là phản ứng tốt, 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng trung bình và 1 là ít phản ứng. - Bước 4: nhân tầm quan trọng của mỗi biến số với loại của nó để xác định điểm về tầm quan trọng. - Bước 5: Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng cho mỗi biến số để xác định tổng số điểm quan trọng cho tổ chức. Nếu tổng số điểm quan trọng bằng 4 (cao nhất): cho thấy tổ chức đang phản ứng rất tốt với các cơ hội và mối đe dọa hiện tại trong môi trường của họ. Hay các chiến lược của công ty tận dụng có hiệu quả các cơ hội hiện có và tối thiểu hóa các ảnh hưởng tiêu cực có thể có của các mối đe dọa bên ngoài. Nếu tổng số điểm là 1 (thấp nhất): cho thấy những chiến lược mà công ty đề ra không tân dụng được các cơ hội hoặc không tránh được các mối đe dọa từ bên ngoài. v Phân tích ma trận các yếu tố bên trong (IFE) Ma trận IFE cho phép tóm tắt và đánh giá những mặt mạnh, măt yếu quan trọng của các bộ phận kinh doanh chức năng. Nó cũng cung cấp cơ sở để xây dựng và đánh giá mối quan hệ giữa các bộ phận này, Xây dựng ma trận IFE cũng gồm năm bước tương tự như khi xây dựng ma trận EFE, chỉ có một số điểm khác biệt là: các yếu tố đưa ra là các điểm mạnh hoặc điểm yếu bên trong và được xem là có ảnh hưởng lớn đối với thành quả hoạt động của tổ chức. Nếu tổng điểm quan trọng nhỏ hơn 2,5 thì cho thấy công ty yếu về nội bộ và nếu lớn hơn 2,5 thì cho thấy công ty mạnh về nội bộ. v Sử dụng phần mềm Excel để tính toán các số liệu, đảm bảo tính chính xác và khoa học. 3.2.2.4 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo Chuyên gia là phương pháp thu thập thông tin có chọn lọc ý kiến đánh giá của một người, một nhóm người đại diện trong lĩnh vực nghiên cứu để từ đó người nghiên cứu rút ra những nhận xét đánh giá chung về vấn đang nghiên cứu đảm bảo tính khoa học hơn, chính xác hơn. Trong đề tài này, tôi tiến hành thu thập ý kiến, kinh nghiệm của một số chuyên gia, phỏng vấn cán bộ quản lý và nhân viên công ty Đông Đô cũng như khách hàng công ty về sản xuất – kinh doanh ngành dệt may; về việc xây dựng, thực hiện các chiến lược, những thách thức và cơ hội của công ty, … 3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu Để phục vụ cho nội dung và mục tiêu nghiên cứu, đề tài sửu dụng các chỉ tiêu nghiên cứu sau: * Chỉ tiêu về thực trạng các nguồn lực và hoạt động sản xuất công ty - Năng lực sản xuất của doanh nghiệp, năng lực sản xuất của máy móc thiết bị - Quy mô, cơ cấu nguồn vốn, tài sản - Quy mô, cơ cấu lao động * Chỉ tiêu về hoạt động tiêu thụ của công ty - Số thị trường tiêu thụ của công ty/năm - Số thị trường mới/năm - Giá thành, giá bán sản phẩm - Quy mô, tốc độ kim ngạch xuất khẩu/năm - Kim ngạch xuất khẩu theo khu vực thị trường/năm - Quy mô và tốc độ tăng doanh thu, lợi nhuận * Chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty - Tỷ lệ chi phí, giá thành, giá bán, kim ngạch xuất khẩu thực hiện/kế hoạch chiến lược - Doanh thu bán hàng và cung cấp DV/Giá thành toàn bộ - Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/Giá thành toàn bộ - Lợi nhuận sau thuế/Lao động - Tỷ suất sinh lời: tỷ suất LN sau thuế/doanh thu, LN sau thuế/tổng nguồn vốn PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh tại công ty TNHH Đông Đô Một chiến lược kinh doanh đúng đắn luôn là cơ sở định hướng cho mọi quyết định và hành động của doanh nghiệp trong cả quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhận thức được điều đó, ban lãnh đạo công ty Đông Đô luôn quan tâm đến việc xây dựng cho công ty những chiến lược kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn phát triển của mình và của nền kinh tế, của thị trường xuất – nhập khẩu hàng dệt may. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi và ngày càng quyết liệt hơn theo xu hướng toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng của nền kinh tế. Công ty Đông Đô đang trong giai đoạn phát triển, số lượng đối thủ cạnh tranh cũng như áp lực cạnh tranh trở nên lớn hơn trong những năm gần đây. Áp lực cạnh tranh đối với công ty không những về thị trường tiêu thụ sản phẩm mà còn về cả thị trường cung cấp các nguồn lực. Đối thủ cạnh tranh của công ty bao gồm cả những doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may xuất khẩu trong nước và các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu dệt may nước ngoài. Ngoài ra, đối thủ cạnh tranh của công ty còn là những doanh nghiệp ngoài ngành có sử dụng những nguồn lực tương tự. Trong bối cảnh đó, cuối năm 2006 và đầu năm 2007, công ty đã bắt tay vào xây dựng chiến lược kinh doanh nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho mình. Việc xây dựng chiến lược được thực hiện bởi ban giám đốc và phòng Kế hoạch – Sản xuất của công ty. Nghiên cứu, phân tích môi trường bên trong, bên ngoài DN Xác định chiến lược kinh doanh tổng quát Xác định các chiến lược kinh doanh chức năng Xác định mục tiêu của chiến lược kinh doanh Thực hiện chiến lược Quá trình hình thành chiến lược của công ty có thể được được tóm tắt bằng sơ đồ sau: Sơ đồ 4.1 Các bước hình thành chiến lược kinh doanh của công ty Đông Đô (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phỏng vấn nhân viên Phòng Kế hoạch và sản xuất) Như vậy, để đi đến quyết định về những chiến lược kinh doanh cụ thể của công ty cần trải qua 4 giai đoạn. 4.1.1 Giai đoạn nghiên cứu, phân tích môi trường bên trong và bên ngoài công ty Trong qua trình sản xuất kinh doanh, ban lãnh đạo và các phòng ban ngoài việc quàn lý và tổ chức thực hiện hoạt động của công ty còn phải tiến hành nghiên cứu môi trường hoạt động của công ty mình. Việc tiến nghiên cứu môi trường này được giao cho một số nhân viên của công ty gồm: phó phòng và 1 nhân viên phòng Kế hoạch và sản xuất, phó phòng kinh doanh và 1 nhân viên phòng kỹ thuật, phó phòng Tổ chức – Hành chính. Trên thực tế, những thành viên này không tổ chức thành một ban hoạt động chuyên biệt mà họ vẫn đảm nhận vị trí của mình ở các phòng ban, công tác nghiên cứu thị trường là một nhiệm vụ trong công việc của họ. Thông thường, trong quá trình làm việc, những cán bộ và nhân viên này sẽ kết hợp nắm bắt các thông tin có liên quan đến hoạt động của công ty. Để phục vụ cho việc lập ra những kế hoạch cụ thể, khi đó ban lãnh đạo công ty sẽ giao phó việc nghiên cứu, phân tích môi trường cho 1 đến 2 người trực tiếp thực hiện. * Nghiên cứu môi trường bên trong bao gồm việc nghiên cứu các yếu tố: đặc điểm, tính chất, năng lực của các yếu tổ nguồn lực (lực lượng lao động, vốn, tài sản, nguyên vật liệu); quy trình sản xuất; chủng loại, chất lượng, giá thành sản phẩm; hoạt động marketing của công ty. Đối với các yếu tố nguồn lực, công ty Đông Đô tiến hành kiểm tra, thống kê định kỳ theo chu kỳ sản xuất kinh doanh (1 năm). Bộ phận nào quản lý nguồn lực nào thì phải tiến hành thống kê nguồn lực đó. Để phục vụ cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh, đầu năm 2007, ban giám đốc công ty giao việc thống kê, đánh giá thực trạng nguồn lực, quy trình sản xuất công ty cho phó phòng Tổ chức – Hành chính và nhân viên phòng Kỹ thuật; việc nghiên cứu về sản phẩm cho nhân viên phòng Kế hoạch – Sản xuất. * Nghiên cứu môi trường bên ngoài bao gồm việc nghiên cứu các yếu tố: tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2006, 2007 và dự báo năm 2008, các chính sách liên quan đến sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đang có hiệu lực và mới ban hành; thị trường xuất khẩu hiện tại của công ty và một số thị trường mới (thị trường Mỹ và một số nước châu Á); thị trường cung cấp nguyên liệu, phụ liệu sản xuất hàng dệt may như Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan; các đối thủ cạnh tranh của công ty. Để nghiên cứu về môi trường bên ngoài, công ty sử dụng các thông tin thứ cấp thu thập từ sách, báo, tạp chí thời trang, mạng internet. Một số cuốn sách đem lại cho công ty những thông tin về điều kiện tự nhiên, văn hóa, phong tục, tập quán sinh hoạt của các quốc gia. Các tạp chí thời trang cung cấp các mẫu thiết kế, xu hướng thời trang thịnh hành, hoạt động của một số thương hiệu nổi tiếng. Các nhân viên nghiên cứu còn có thu thập được nhiều thông tin về tình hình thị trường cũng như hoạt động của các đối thủ thông qua phương tiện báo chí và internet, nhưng chủ yếu họ sử dụng mạng internet. Ngoài ra, việc nghiên cứu các yếu tố của môi trường bên ngoài còn thông qua sự quan sát trực tiếp của người nghiên cứu hoặc khai thác thông tin từ khách hàng. Năm 2007, công ty đã tham gia 2 hội chợ hàng dệt may ở Seoun (Hàn Quốc), đây là cơ hội để công ty tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Tại hội chợ, người nghiên cứu quan sát được chủng loại, kiểu dáng sản phẩm, chất liệu, giá cả sản phẩm cũng như hoạt động marketing của các doanh nghiệp dệt may khác. Trong thời gian tham gia hội chợ, các nhân viên công ty công có cơ hội tiếp xúc với khách hàng là những doanh nghiệp cũng như người trực tiếp tiêu dùng sản phẩm. Phó phòng kinh doanh và nhân viên kỹ thuật của công ty còn chịu trách nhiệm đến một số nước có ngành dệt may phát triển ở châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc … để tìm hiểu công nghệ, cách tổ chức sản xuất. Đồng thời, họ còn đi tìm hiểu về thị trường nguyên liệu ở Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan sau khi biết đến họ từ thông tin của các trung gian buôn bán nguyên liệu nhập khẩu ở Việt Nam. Sau khi thu thập được các thông tin cần thiết về các yếu tố trong và ngoài doanh nghiệp, các thông tin này được phân nhóm là những thông tin có tính chất rất quan trọng hay thông tin thời sự bình thường, thông tin có ảnh hưởng ngay hiện tại hay ảnh hưởng trong tương lai, thông tin có độ tin cậy cao hay thông tin có độ tin cậy thấp, … Các thông tin ảnh hưởng đến có độ tin cậy khá cao về vấn đề sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty ngay trong thời gian trước mắt sẽ được ưu tiên chú ý cao nhất. Các thông tin này được phân tích bởi người thu thập và đưa ra thảo luận tại giữa ban giám đốc và những người tham gia nghiên cứu. Từ đó, các giải phương án được vạch ra và chiến lược kinh doanh được xác định. 4.1.2 Giai đoạn xác định chiến lược kinh doanh Qua quá trình nghiên cứu và phân tích các yếu tố của môi trường bên trong và bên ngoài, công ty rút ra được những điểm mạnh có thể phát huy để cạnh tranh và những điểm yếu của mình, đồng thời nhận thấy được các cơ hội và thách thức đối với công ty trong thời gian. Kết hợp giữa những yếu tố này với những mong đợi của người tiêu dùng và lợi ích mong muốn của chủ công ty, công ty sẽ đưa ra các phương án kinh doanh. Từ những phương án được đưa ra, ban giám đốc sẽ quyết định lựa chọn một phương án khả thi nhất và xây dựng thành chiến lược kinh doanh. Để tồn tại và phát triển trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng ác liệt, từ những năm 2007 công ty Đông Đô đã xác cho mình hướng phát triển là: giảm giá thành sản phẩm để giảm giá bán, nâng cao hiệu quả sản xuất, mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời đầu tư cho việc sản xuất sản phẩm chất lượng cao, xây dựng thương hiệu D.D.F gắn liền với sản phẩm chất lượng cao, có uy tín. Để góp phần tạo nền tảng cho sự phát triển theo chiều sâu trong tương lai, qua quá trình nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng, công ty Đông Đô đã quyết định lựa chọn chiến lược giảm chi phí sản xuất để giảm giá sản phẩm và tập trung vào phân khúc thị trường trung bình để nâng cao khả năng cạnh tranh đối với các đối thủ có cùng thị trường tiêu thụ cho giai đoạn 2007 – 2008. Bảng 4.1. Những nhận định cơ bản của công ty về môi trường bên trong Các yếu tố Điểm mạnh Hạn chế Quy trình công nghệ sản xuất - Đồng bộ, một số mới được trang bị, hoạt động tốt, có thể sản xuất từ 900.000 – 1.000.000 SP/năm. - Khu vực giáp mảnh có công suất 800.000 SP/năm. - Khu vực giặt – vắt – sấy có công suất 4000 SP/ngày (tương đương 2.000kg), 38 bộ bàn là hơi đáp ứng được 4000 SP/ngày. - Có 16 máy linhking 16 GG - Máy dệt có cấp kim tối đa là 12GG - Máy đánh ống sợi chỉ có 3 chiếc, chất lượng trung bình. - Máy nhuộm có công suất 500 kg SP/ngày Lao động - Lao động chủ yếu là người địa phương (trên 90%) nên có hiểu biết nhất định về nghề và thuận tiện trong sinh hoạt, phục vụ tốt sản xuất. - Cán bộ quản lý và nhân viên các phòng ban có trình độ từ cao đẳng trở lên chiếm 25%. - Người lao động có tuổi đời trẻ: 80% cán bộ và nhân viên văn phòng dưới 42 tuổi, 87% công nhân duối 25 tuổi. - Giá tiền công lao động rẻ hơn nhiều nước: 500 – 700 đồng/SP đơn giản, 900 - 1000 đồng/SP phức tạp. - Nhân viên phòng kinh doanh ít (có 3 người), chưa đảm nhận được công việc nghiên cứu thị trường. - Chưa có nhân viên thiết kế mẫu chuyên nghiệp Tài chính - Cấu tài sản hợp lý: 44% tài sản ngắn hạn và 56% tài sản dài hạn - Vốn chủ sở hữu chiếm 65% - Khả năng thanh toán nợ cao: tỷ lệ nợ ngắn hạn/tổng NV = 0,095; nợ dài hạn/tổng NV = 0,25; có uy tín trong quan hệ với ngân hàng. - Khách hàng còn nợ tiền hàng nhiều: tỷ lệ các khoản phải thu ngắn hạn chiếm 27,9% tổng TS. (Nguồn: Phòng kế hoạch – Sản xuất và điều tra) Nguyên nhiên liệu - Chủ động được việc tìm kiếm nguồn hàng - Có mối quan hệ ổn định với nhà cung cấp của Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc. - Chất lượng nguyên liệu thuộc loại khá trong ngành. - 80% nguyên phụ liệu phải nhập khẩu, chỉ đươch hưởng ưu đãi nếu đơn đặt hàng có giá trị lớn. - Chưa sử sụng nguyên liệu sản xuất chất lượng cao vì giá còn cao. Bảng 4.2. Những nhận định cơ bản của công ty về môi trường bên ngoài Yếu tố Cơ hội Thách thức Thị trường xuất khẩu - Thị trường châu Á (Hông Kông, Hàn Quốc) có cầu về hàng dệt may tăng, đại bộ phận người tiêu dùng có thu nhập trung bình không yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm. - Khách hàng tryền thống châu Âu giới thiệu cho một số khách hàng mới ở Bungary,Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp. - Thị trường Mỹ áp dụng chương trình giám sát chống bán phá giá với hàng dệt may Việt Nam. - Hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản phải chịu mức thuế 10% nếu không đáp ứng tiêu chí “hai công đoạn”. - Các quốc giá EU ngày càng đòi hỏi sản phẩm chất lượng cao. Thị trường nguyên liệu - Giá sợi cotton của Thái Lan giảm xuống để cạnh tranh với Trung Quốc. - Giá xơ ở một số thị trường như Hàn Quốc, Đài Loan có xu hướng giảm, giao động từ 1,4-1,75USD/kg. - Viêt Nam xây dựng nhà máy sản xuất sợi polyeste ở khu công nghiệp Đình Vũ (Hải Phòng). - Ngành nguyên phụ liệu dệt may trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu về số lượng, chất lượng. - Giá nguyên liệu thị trường có nhiều nguy cơ biến động do ảnh hưởng của giá dầu mỏ biến động. Đối thủ cạnh tranh - Đồng NDT tăng nên các doanh nghiệp Trung Quốc phải chuyển sang sản xuất SP có chất lượng và giá cao hơn. - Các doanh nghiệp dệt may lớn của Việt Nam như: Dệt len xuất khẩu Magnicon, Saigon Knitwear, Dệt kim Fenix, Len Sài Gòn đang thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường Mỹ, EU. - Thị phần hàng dệt may của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc27. BC CUOI.doc
Tài liệu liên quan