Luận văn Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường trong phân phối và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại tỉnh An Giang

MỤC LỤC

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SỸ ii

LỜI CẢM ƠN iii

TÓM TẮT LUẬN VĂN iv

ABSTRACT iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xiv

 

Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

1.4.1 Thu thập, tổng hợp, chọn lọc tài liệu, số liệu 4

1.4.2 Phương pháp khảo sát hiện trường 4

1.4.3 Phương pháp phân tích và so sánh 4

1.4.4 Phương pháp thống kê 4

1.4.5 Phương pháp phân tích và tổng hợp 5

1.4.6 Phương pháp bản đồ 5

1.4.7 Phương pháp chuyên gia 5

1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 6

1.6 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 7

1.6.1 Tính khoa học 7

1.6.2 Tính thực tiễn 7

1.6.3 Tính mới của đề tài 7

Chương 2 TỔNG QUAN VỀ TBVTV VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 8

2.1 KHÁI NIỆM 8

2.2 PHÂN LOẠI 10

2.2.1 Phân loại theo công dụng 10

2.2.2 Phân loại nhóm độc theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) 19

2.2.3 Phân loại theo thời gian hủy 21

2.3 ẢNH HƯỎNG TBVTV ĐẾN MÔI TRƯỜNG 21

2.3.1 Ô nhiễm môi trường đất 24

2.3.2 Ô nhiễm môi trường nước 26

2.3.3 Ảnh hưởng của dư lượng TBVTV lên con người và động vật 27

2.4 ĐÁNH GIÁ RỦI RO SỨC KHỎE CON NGƯỜI VÀ HỆ SINH THÁI TỪ TBVTV 29

2.4.1 Đánh giá rủi ro sức khỏe con người từ TBVTV 29

2.4.2 Đánh giá rủi ro cho hệ sinh thái từ TBVTV 33

2.5 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 35

2.5.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 35

2.5.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 38

Chương 3 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ NGÀNH TRỒNG TRỌT AN GIANG 411

3.1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 411

3.2 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH TRỒNG TRỌT TỈNH AN GIANG 43

3.2.1 Giá trị sản xuất ngành trồng trọt 43

3.2.2 Diện tích đất trồng 44

 

Chương 4 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO PHÂN PHỐI VÀ SỬ DỤNG TBVTV 49

4.1 MẠNG LƯỚI PHÂN PHỐI VÀ CHẤT THẢI TỪ QUÁ TRÌNH PHÂN PHỐI TBVTV 49

4.1.1 Mạng lưới phân phối 49

4.1.3 Chất thải từ quá trình phân phối 57

4.1.4 Tình hình thu gom, lưu trữ và xử lý chất thải 58

4.2 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG TBVTV VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI TBVTV 63

4.2.1 Cách thức dùng thuốc của người dân 63

4.2.2 Các loại chất thải từ quá trình sử dụng 70

4.2.3 Tình hình thu gom, lưu trữ và xử lý chất thải 72

4.3 CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 76

4.4 DƯ LƯỢNG TBVTV TRONG MÔI TRƯỜNG 76

4.4.1 Dư lượng TBVTV trong đất 77

4.4.2 Dư lượng TBVTV trong nước 83

Chương 5 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TỔNG HỢP CHẤT THẢI TBVTV TẠI AN GIANG 84

5.1 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ 84

5.1.1 Đối với cơ sở phân phối 84

5.1.2 Đối với người sử dụng 94

5.1.3 Đối với các ngành chức năng 99

5.2 BIỆN PHÁP VỀ KINH TẾ 101

5.3 TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC CỘNG ĐỒNG 102

5.3.1 Đối với các cơ sở phân phối 102

5.3.2 Nâng cao ý thức người dân 102

 

5.4 BIỆN PHÁP VỀ KỸ THUẬT 103

5.4.1 Định hướng nghiên cứu TBVTV “ thân thiện với môi trường” 103

5.4.2 Đối với cơ sở phân phối 105

5.4.3 Đối với người sử dụng 113

Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 119

6.1 KẾT LUẬN 119

6.2 KIẾN NGHỊ 121

 

 

doc141 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 12987 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường trong phân phối và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chai, lọ,...từ quá trình sử dụng TBVTV, hạn chế việc xả, đổ nước thải bừa bãi, gây ảnh hưởng đến môi trường, năm 1993 do hai nhà khoa học Thụy Điển là Torsttensson và Castillo đã nghiên cứu và đề xuất mô hình đệm sinh học. Đây là công trình xây dựng đơn giản và rẻ tiền, được áp dụng rộng rãi như là một biện pháp bảo vệ nguồn nước mặt và nước ngầm [27]. Chương 3 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ NGÀNH TRỒNG TRỌT AN GIANG 3.1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Hình 3.1. Bản đồ vị trí đia lý tỉnh An Giang Tỉnh An Giang nằm ở phía Tây Nam của vùng ĐBSCL, thuộc phần hữu ngạn sông Tiền, và có một phần nằm trong vùng tứ giác Long Xuyên. Toàn tỉnh có diện tích tự nhiên 3.536,76 km2. Phía Bắc và Tây Bắc giáp Campuchia với chiều dài đường biên giới 104 km (theo Hiệp ước hoạch định biên giới Việt Nam – Campuchia ký ngày 27/12/1985), Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang 69,789 km, Nam giáp tỉnh Cần Thơ 44,734 km và Đông giáp tỉnh Đồng Tháp 107,628 km. Điểm cực Bắc trên vĩ độ 10°57 (xã Khánh An, huyện An Phú), cực Nam trên vĩ độ 10°12 (xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn), cực Tây trên kinh độ 104°46 (xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn), cực Đông trên kinh độ 105°35 (xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới). Chiều dài nhất theo hướng Bắc Nam là 86km và Đông Tây là 87,2km. Tỉnh An Giang nằm giữa 3 trung tâm kinh tế lớn: Tp. Hồ Chí Minh – Tp. Cần Thơ và thủ đô Phnôm Pênh (Campuchia), cách Tp. Hồ Chí Minh 180 km, cách Tp. Cần Thơ 60 km, cách thủ đô Phnôm Pênh khoảng 200km, có cửa khẩu quốc tế đường sông và đường bộ (cửa khẩu quốc gia), trong đó trục đường bộ chính là QL91 nối với QL2 của Campuchia qua cửa khẩu Xuân Tô (huyện Tịnh Biên) và trục đường thủy quốc tế là sông Tiền, sông Hậu, bước đầu đã tạo thuận lợi trong quá trình hội nhập phát triển kinh tế – xã hội với các nước trong khu vực và nhất là mở rộng trao đổi hàng hóa trực tiếp với nước bạn Campuchia cũng như các tỉnh ở ĐBSCL. Khác với các tỉnh ĐBSCL, bên cạnh vùng đồng bằng phù sa chiếm diện tích chủ yếu, chỗ cao nhất là 5m, chỗ thấp nhất là 0,80m dạng địa hình này được phù sa sông Tiền và sông Hậu bồi đắp quanh năm tạo thành những đồng bằng châu thổ màu mỡ. An Giang là một tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, là một trong những tỉnh có diện tích đất canh tác lớn nhất trong vùng ĐBSCL. Tổng diện tích đất nông nghiệp là 246.821 ha , trong đó đất trồng lúa chiếm hơn 82%. Với những thuận lợi về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, ngành trồng trọt An Giang luôn có cơ hội và luôn là ngành kinh tế đứng đầu của tỉnh. 3.2 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH TRỒNG TRỌT TỈNH AN GIANG 3.2.1 Giá trị sản xuất ngành trồng trọt Với những thuận lợi về đất đai, khí hậu, An Giang là một trong những tỉnh có ngành nông nghiệp phát triển mạnh mẽ nhất vùng đồng bằng Sông Cửu Long và cả nước. Hằng năm, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp nói chung và trồng trọt tỉnh An Giang nói riêng góp phần đáng kể vào tổng giá trị sản xuất của tỉnh. Giá trị sản xuất hằng năm ngành trồng trọt An Giang được thể hiện trong bảng 3.1. Bảng 3.1. Giá trị sản xuất hằng năm ngành trồng trọt An Giang Năm Giá trị sản xuất ngành trồng trọt (triệu đồng) Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (triệu đồng) 2000 4.504.139 5.519.249 2002 4.950.595 6.093.135 2004 5.873.541 7.192.835 2005 6.137.227 7.460.925 2006 5.846.869 7.208.752 2007 6.325.468 7.779.476 2008 6.924.588 8.529.711 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh An Giang, 2008) Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn giá trị sản xuất của trồng trọt trong kinh tết nông nghiệp An Giang 3.2.2 Diện tích đất trồng Với chủ trương đầu tư, phát triển nông nghiệp để nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt luôn là thế mạnh của tỉnh nên dù xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra mạnh mẽ thì diện tích đất canh tác An Giang vẫn ngày càng tăng. Diện tích đất trồng tỉnh An Giang hằng năm được thể hiện trong bảng 3.2. Bảng 3.2. Diện tích đất trồng lúa tỉnh An Giang hằng năm Năm Diện tích đất trồng lúa (ha) Diện tích đất trồng cây (ha) 2000 464.533 508.196 2002 477.180 527.397 2004 523.037 574.926 2005 529.698 584.427 2006 503.464 560.637 2007 520.322 581.436 2008 564.425 626.390 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh An Giang, 2008) Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn diện tích đất trồng trong trồng trọt tỉnh An Giang Bảng 3.3. Diện tích trồng lúa và năng suất lúa phân theo huyện tỉnh An Giang Huyện Diện tích trồng lúa (ha) Năng suất lúa (tấn/ha) 2000 2005 2006 2007 2008 2000 2005 2006 2007 2008 Tp. Long Xuyên 11.875 11.810 11.387 11.124 10.982 50,56 62,83 60,55 66,05 65,84 Thị xã Châu Đốc 13.207 15.635 16.089 17.801 17.618 47,74 59,64 59,16 60,97 62,74 Huyện An Phú 26.471 23.605 28.012 27.442 28.468 52,21 64,61 63,07 64,96 68,24 Huyện Tân Châu 24.141 26.583 26.208 28.683 31.920 54,96 61,82 61,02 63,44 63,73 Huyện Phú Tân 49.725 57.444 50.100 57.972 64.712 55,67 62,68 63,95 63,00 64,13 Huyện Châu Phú 70.115 74.486 70.665 74.731 78.066 53,90 65,46 63,51 64,48 65,13 Huyện Tịnh Biên 32.732 34.027 35.158 35.752 38.338 40,71 52,37 51,52 53,92 58,23 Huyện Tri Tôn 54.727 70.620 72.807 75.625 79.382 42,54 50,15 51,12 52,43 55,81 Huyện Châu Thành 56.224 56.652 55.490 55.961 61.397 50,38 65,04 62,92 63,89 65,55 Huyện Chợ Mới 50.656 53.819 48.393 47.435 50.519 55,28 59,01 55,7 61,04 60,99 Huyện Thoại Sơn 74.660 105.017 89.155 87.796 103.023 49,73 56,28 53,99 58,90 61,97 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh An Giang, 2008) Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện diện tích đất trồng lúa của các huyện năm 2000, 2005 và 2008 của An Giang Từ bảng số liệu và bản đồ biểu diễn diện tích đất trồng lúa năm 2000, 2005 và 2008 của An Giang cho thấy Tri Tôn, Thoại Sơn, Châu Phú,… là những huyện có diện tích trồng lúa nhiều nhất An Giang. Đây là điều hợp lý vì Tri Tôn, Thoại Sơn, … là những huyện có diện tích tương đối lớn của tỉnh. Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận, tất cả các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh An Giang đều có diện tích trồng lúa. Dù diện tích trồng không nhiều nhưng thành phố Long Xuyên là một trong những nơi có năng suất lúa cao nhất do người dân ở đây dễ tiếp cận với các kiến thức, kỹ thuật trồng trọt. Tuy nhiên, ngay cả người dân ở nơi dễ dàng tiếp xúc với thông tin, khoa học kỹ thuật mới thì trong quá trình sử dụng TBVTV của họ vẫn còn tồn tại nhiều thói quen sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, sức khỏe con người và sinh vật. Do vậy, nếu không sớm có biện pháp ngăn chặn và khắc phục thì sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Chương 4 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO PHÂN PHỐI VÀ SỬ DỤNG TBVTV Để đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường từ việc phân phối và sử dụng TBVTV ở an Giang được, ngoài việc thu thập các tài liệu, báo cáo từ các nguồn như Quy hoạch mạng lưới cơ sở phân phối TBVTV tỉnh An Giang đến năm 2010, các Báo cáo quan trắc chất lượng môi trường 2007, 2008,... đề tài đã tiến hành tổng hợp số liệu từ 373 phiếu điều tra tại các cơ sở phân phối TBVTV và 204 phiếu điều tra từ người sử dụng. Kết quả quá trình thu thập, khảo sát được tóm tắt như sau: 4.1 MẠNG LƯỚI PHÂN PHỐI VÀ CHẤT THẢI TỪ QUÁ TRÌNH PHÂN PHỐI TBVTV 4.1.1 Mạng lưới phân phối Theo số liệu thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật An Giang, đến cuối năm 2008, toàn tỉnh có 01 công ty sản xuất là công ty TBVTV An Giang và 1.006 cơ sở phân phối TBVTV. Nhìn chung, mạng lưới cửa hàng đã mở rộng ở khắp các địa phương trong tỉnh nên về cơ bản đã đáp ứng đủ nhu cầu cung ứng TBVTV phục vụ sản xuất nông nghiệp. Bảng 4.1. Hiện trạng các cơ sở phân phối TBVTV trên địa bàn tỉnh An Giang Huyện Số lượng (cơ sở) Cửa hàng Kho chứa Chung với nhà ở Riêng với nhà ở Riêng với cửa hàng và nhà ở Chung với cửa hàng và nhà ở Tri Tôn 72 56 16 9 34 Châu Thành 69 53 16 20 42 Phú Tân 112 82 30 26 63 Châu Phú 126 82 44 34 62 Chợ Mới 168 122 36 18 144 Tân Châu 102 85 17 3 92 An Phú 121 81 40 7 121 Long Xuyên 48 30 18 13 17 Thoại Sơn 93 63 30 7 32 Châu Đốc 42 25 17 4 22 Tịnh Biên 53 39 14 3 32 Tổng cộng 1006 718 288 144 661 (Nguồn: Quy hoạch mạng lưới cơ sở phân phối TBVTV tỉnh An Giang đến năm 2010) Hình 4.3. Biểu đồ hiện trạng các cơ sở phân phối TBVTV tại An Giang Bên cạnh những mặt đạt được trong việc đáp ứng kịp, thời đồng bộ về mặt cung ứng TBVTV, mạng lưới cửa hàng kinh doanh hình thành và phát triển một cách tự phát, chưa được định hướng rõ ràng nên đã bộc lộ nhiều hạn chế, tồn tại như: Mật độ các cơ sở phân phối TBVTV trên địa bàn nhiều nơi phân bổ chưa đều, chưa hợp lý, đa số tập trung trong hoặc gần khu dân cư, gần chợ hoặc trung tâm thương mại; Rất nhiều cửa hàng, kho chứa xây dựng gần kênh rạch, sông ngòi… là đặc biệt nguy hiểm đối với môi trường khi xảy ra cháy nổ. Ngoài ra, trong nhiều cơ sở vẫn còn chưa thực hiện đầy đủ qui định về người trực tiếp bán hàng (nhân sự), trang thiết bị phải có, biển hiệu, tài liệu và nơi cất chứa thuốc.... Bảng 4.2. Khoảng cách từ các cơ sở phân phối TBVTV đến chợ Huyện Khoảng cách từ các cơ sở phân phối TBVTV đến chợ (m) < 1 1-20 20-50 50-100 100-200 > 200 Tri Tôn 5 1 2 5 61 Châu Thành 3 1 4 3 2 52 Phú Tân 2 7 7 5 3 114 Châu Phú 4 5 1 3 117 Chợ Mới 5 6 6 5 10 131 Tân Châu 1 2 2 1 2 88 An Phú 7 123 L.Xuyên 1 1 1 35 Thoại Sơn 9 3 10 8 8 49 Châu Đốc 1 2 2 34 Tịnh Biên 46 Tổng cộng 32 25 37 26 36 850 (Nguồn: Quy hoạch mạng lưới cơ sở phân phối TBVTV tỉnh An Giang đến năm 2010) Theo số liệu thống kê bảng 4.2, khoảng cách từ các cơ sở phân phối đến chợ rất gần. Đây là điều rất nguy hiểm bởi với khoảng cách này, TBVTV rất dễ xâm nhập vào thực phẩm con người. + Tổng số cơ sở có khoảng cách từ địa điểm kinh doanh đến chợ < 1 mét là: 32 (chiếm 3,2%). + Tổng số cơ sở có khoảng cách từ địa điểm kinh doanh đến chợ 1-200 mét là: 124 (chiếm 12,3%). + Tổng số cơ sở có khoảng cách từ địa điểm kinh doanh đến chợ > 200 mét là: 850 (chiếm 84%). Bảng 4.3. Khoảng cách từ các cơ sở phân phối TBVTV đến kênh, rạch, ao hồ Huyện Khoảng cách từ cơ sở phân phối TBVTV đến kênh rạch, ao hồ < 20 20-50 50-100 100-200 > 200 Tri Tôn 25 6 14 19 10 Châu Thành 24 31 6 2 2 Phú Tân 33 8 70 15 12 Châu Phú 5 1 124 Chợ Mới 39 85 13 8 18 Tân Châu 7 36 17 4 32 An Phú 4 22 30 74 Long Xuyên 12 12 9 1 4 Thoại Sơn 45 1 41 Châu Đốc 1 17 8 3 10 Tịnh Biên 2 44 Tổng cộng 197 219 332 170 88 (Nguồn: Quy hoạch mạng lưới cơ sở phân phối TBVTV tỉnh An Giang đến năm 2010) Bảng số liệu cho thấy sự phân bố không hợp lý về địa điểm của mạng lưới phân phối TBVTV tại An Giang. Các cơ sở phân phối TBVTV hầu hết rất gần với kênh, rạch, ao hồ. + Tổng số cửa hàng có khoảng cách từ địa điểm kinh doanh đến kênh rạch, ao hồ < 20 mét là: 197 (chiếm 19,6%) + Tổng số cửa hàng có khoảng cách từ địa điểm kinh doanh đến kênh rạch, ao hồ >20 mét là: 809 (chiếm 80,4%) Như vậy, với khoảng cách này, các chất thải từ quá trình phân phối TBVTV sẽ dễ dàng đi vào nguồn nước, gây ô nhiễm môi trường nước, đất và gây tích tụ sinh học cho các loài thủy sinh. Để đánh giá hiện trạng ô nhiễm tại các cơ sở phân phối TBVTV, có khoảng 373 cơ sở phân phối TBVTV của 9 huyện đã được tham gia, khảo sát trực tiếp để lấy thông tin về tình hình quản lý chất thải tại nguồn. Số lượng các cơ sở được phỏng vấn trực tiếp tại các huyện được trình bày trong bảng 4.4. Bảng 4.4. Số lượng các cơ sở được phỏng vấn trực tiếp tại các huyện Huyện Số lượng (cơ sở) Tỷ lệ (%) An Phú 27 7,2 Châu Đốc 22 5,9 Châu Phú 61 16,4 Châu Thành 33 8,8 Chợ Mới 94 25,2 Phú Tân 47 12,6 Tân Châu 45 12,1 Tịnh Biên 26 7,0 Tri Tôn 19 5,1 Tổng cộng 373 100 (Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra) Tổng hợp từ số liệu điều tra, tại các huyện, thị trường tiêu thụ của các cơ sở phân phối là tại địa phương. Do đó, các cơ sở phân phối có qui mô tương đối nhỏ, hình thức sản xuất chủ yếu là sang chai đóng gói hoặc mua đi bán lại. Bảng 4.5. Hiện trạng các cơ sở phân phối TBVTV Huyện Quy mô công suất trung bình (tấn/năm) Loại hình sản xuất, kinh doanh Thị trường SP Cơ sở nằm trong Nơi trữ SP Tư nhân (%) Liên doanh (%) Địa phương (%) Ngoài huyện (%) Đất nông nghiệp (%) Khu dân cư (%) Trong nhà (%) khu vực riêng (%) An Phú 158,44 100 - 100 - - 100 89 11 Châu Đốc 95 5 100 - - 100 59 41 Châu Phú 88,44 100 - 100 - 7 93 29 71 Châu Thành 4,00 100 - 100 - - 100 60 40 Chợ Mới 100 - 2 98 1 99 23 77 Phú Tân 280,00 100 - 100 - - 100 40 60 Tân Châu 46,67 100 - 100 - - 100 23 77 Tịnh Biên 28,00 100 - 100 - - 100 59 41 Tri Tôn 100 - 100 - - 100 42 58 (Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra) Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện tương quan giữa các loại hình kinh doanh TBVTV Hình 4.5. Bản đồ thể hiện tình hình lưu giữ TBVTV tại cơ sở phân phối TBVTV ở An Giang Theo số liệu thống kê, phần lớn các cơ sở kinh doanh hóa chất, TBVTV được khảo sát thuộc loại hình kinh doanh tư nhân, trừ huyện thị xã Châu Đốc có khoảng 5% loại hình kinh doanh nhà nước. Các cơ sở chủ yếu tập trung trong khu dân cư (chiếm khoảng 93.63%) còn lại một số cơ sở kinh doanh trên đất nông nghiệp của mình, một số kinh doanh ở chợ và ở khu công nghiệp nhưng số này chiếm rất ít (chỉ có khoảng 6.37%). Thị trường sản phẩm chủ yếu là ở địa phương, ngoại trừ huyện Chợ Mới. 4.1.3 Chất thải từ quá trình phân phối Như đã trình bày ở phần đối tượng nghiên cứu, các cơ sở phân phối TBVTV bao gồm các cơ sở gia công, san chiết quy mô nhỏ và các cơ sở kinh doanh TBVTV. Do đó, chất thải từ quá trình phân phối TBVTV có thể khái quát như sau: Chất thải rắn Chất thải rắn từ quá trình phân phối TBVTV thường bao gồm: Bao bì, sọt tre nứa, thùng carton chứa, đóng gói TBVTV; Bao bì, chai lọ, thùng carton chứa, đóng gói TBVTV bị rách, vỡ; Sản phẩm TBVTV tồn đọng bị hư hỏng. Bao bì, chai lọ đựng TBVTV sau khi san chiết (chủ yếu là bao bì thuốc bột). Dụng cụ bảo hộ lao động dính hóa chất. Hầu hết đây đều là CTNH. Khí thải Có 2 nguồn phát thải chính từ công nghệ sản xuất TBVTV: Mùi hóa chất TBVTV: hóa chất TBVTV thường đặc trưng có mùi hôi khó chịu, đặc biệt là các thuốc trừ sâu, trừ bệnh gồm lân hữu cơ và Dithiocarbamate do trong phân tử có chứa lưu huỳnh, phosphate, amin. Bụi: bụi sinh ra trong quá trình vận chuyển, san chiết thuốc bột, trong bụi có lẫn hóa chất TBVTV. Nước thải Nước thải phát sinh trong quá trình phân phối TBVTV do nước rửa tay, tắm giặt sau khi san, chiết TBVTV, vệ sinh dụng cụ chứa, tay, đồ bảo hộ, găng tay khi mua bán TBVTV. Lượng nước thải này không nhiều nhưng có chứa hóa chất TBVTV. 4.1.4 Tình hình thu gom, lưu trữ và xử lý chất thải Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn của các cơ sở phân phối TBVTV được thống kê từ các phiếu điều tra thể hiện trong bảng 4.6. Bảng 4.6 Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn tại cơ sở phân phối TBVTV Huyện Khối lượng (kg/tháng) Thu gom Có (%) Không (%) An Phú 32,50 100 - Châu Đốc 20,00 100 - Châu Phú 30,04 100 - Châu Thành 25,62 100 - Chợ Mới 29,95 100 - Phú Tân 20,50 94 6 Tân Châu 19,83 100 - Tịnh Biên 41,25 83 17 Tri Tôn 34,70 100 - (Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra) Bảng 4.7. Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn tại cơ sở phân phối TBVTV Huyện Lưu trữ Hình thức xử lý Kho, bao (%) Thùng rác (%) Bán phế liệu (%) Bán lại đại lý (%) Chôn (%) Đốt (%) An Phú 100 - 90 - - 10 Châu Đốc 100 - 100 - - - Châu Phú 100 - 86 4 4 6 Châu Thành 93 7 84 6 10 - Chợ Mới 100 - 88 3 4 9 Phú Tân 69 31 34 3 52 4 Tân Châu 80 20 93 - 2 5 Tịnh Biên 100 - 68 - 15 7 Tri Tôn 100 - 100 - - - (Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra) Hình 4.6. Đồ thị thể hiện hình thức xử lý rác kinh doanh tại các cơ sở phân phối TBVTV tại An Giang Theo bảng 4.6 thì chất thải rắn phát sinh trong quá trình phân phối có khối lượng khoảng 33 kg/cơ sở/tháng. Hầu hết các cơ sở kinh doanh hóa chất, TBVTV trên địa bàn các huyện (An Phú, Châu Đốc, Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới, Tân Châu, Tri Tôn) có tỷ lệ thu gom đạt 100%, riêng huyện Phú Tân tỷ lệ thu gom chỉ đạt 93% và huyện Tịnh Biên là 90%. Về hình thức xử lý, phần lớn rác này là các thùng carton chứa hóa chất TBVTV, loại rác này sẽ được chủ cơ sở bán phế liệu. Đây là điều đáng lo ngại vì TBVTV có thể bám dính trên các bao, bì, thùng carton này. Một lượng nhỏ các chai/lọ TBVTV bị hỏng (tỷ lệ này chiếm khoảng 2-4%) sẽ được các chủ cơ sở nhỏ trả lại cho các đại lý lớn hơn. Ngoài ra, các loại bao bì phát sinh từ việc san, chiết các loại hóa chất, TBVTV dạng bột sẽ được các cơ sở đem đốt hoặc chôn lấp. Hình thức xử lý này cũng không an toàn vì việc làm này có thể góp phần gây ô nhiễm không khí hoặc môi trường đất. Ngoài rác thải, nước thải cũng là vấn đề đáng quan tâm tại các cơ sở phân phối TBVTV. Vì khối lượng không nhiều và không thường xuyên nên rất ít cơ sở thu gom nước thải này. Bảng 4.8. Hiện trạng thu gom và xử lý nước thải tại cơ sở phân phối TBVTV Huyện Xử lý nước thải Nguồn tiếp nhận nước thải (*) Có (%) Không (%) Sông, rạch (%) Mạng lưới thoát nước (%) Tự thấm (%) Xả vào hồ tự thấm (%) Tân Châu 100 15 25 45 15 An Phú 100 25 50 25 Tịnh Biên 100 85 Tri Tôn 100 25 35 45 Phú Tân 100 25 25 50 Chợ Mới 4 96 40 10 50 Châu Thành 12,5 87,5 30 10 60 Châu Phú 100 60 10 30 Châu Đốc 100 35 40 25 (Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra) Do nước thải trong quá trình phân phối TBVTV phát sinh từ hoạt động rửa tay, tắm giặt sau khi san chiết TBVTV, vệ sinh dụng cụ chứa, tay, đồ bảo hộ, găng tay khi mua bán TBVTV nên lượng nước thải không nhiều và không thường xuyên. Hơn nữa, các cơ sở phân phối TBVTV cũng ít khi được các cơ quan quản lý nhắc nhở về thu gom, xử lý loại nước thải này. Do đó, dẫn đến việc hầu hết các cơ sở phân phối TBVTV xem nước thải này như nước thải sinh hoạt và xả thải trực tiếp vào môi trường. Đây là một thực trạng đáng báo động bởi đây sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước. 4.2 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG TBVTV VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI TBVTV 4.2.1 Cách thức dùng thuốc của người dân Để đánh giá hiện trạng sử dụng cũng như thải bỏ chất thải từ TBVTV của người dân, nghiên cứu đã tiến hành tổng hợp thông tin từ 161 lấy phiếu điều tra từ Kế hoạch Điều tra bổ sung các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2009 và điều tra thêm 43 hộ tại Tp. Long Xuyên năm 2010 để bổ sung thông tin. Số lượng các hộ nông dân tham gia phỏng vấn tại các huyện như sau: Bảng 4.9. Số lượng các hộ dân tại các huyện tham gia lấy phiếu điều tra Năm Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) An Phú 19 9,3 Châu Đốc 9 4,4 Châu Phú 14 6,9 Châu Thành 15 7,4 Chợ Mới 16 7,8 Phú Tân 18 8,8 Tân Châu 10 4,9 Tịnh Biên 16 7,8 Tri Tôn 15 7,4 Thoại Sơn 18 8,8 Long Xuyên 54 26,5 Tổng cộng 204 100 (Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra) Theo số liệu tổng hợp, hầu hết các TBVTV được sử dụng đều thuộc danh mục TBVTV được phép sử dụng theo quy định của pháp luật. Các loại TBVTV được sử dụng trong canh tác nông nghiệp trên tỉnh An Giang bao gồm: Pyribenzoxim, Bispyribac, Niminee, Whips, Meco, 2.4D, Beam, Tilt, Rabcide…... Ngoài ra, 100% hộ dân dùng nước sông, kênh rạch để rửa bình xịt và chai thuốc dùng để chứa đựng TBVTV. Nước thải và chất thải nguy hại từ việc súc rửa chai là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Thống kê về tình hình sử dụng nước phục vụ cho canh tác nông nghiệp của các hộ dân trên tỉnh An Giang được thể hiện trong bảng 4.10. Bảng 4.10. Lượng nước bình quân và nguồn nước cung cấp cho nông nghiệp (tưới tiêu) của tỉnh An Giang Huyện Lượng nước phục vụ cho nông nghiệp (m3/ha/vụ) Nguồn nước cho tưới tiêu Sử dụng nguồn nước mặt cho sinh hoạt Nước sông Nước giếng (%) Nước mưa (%) Trạm xử lý (%) Có (%) Không(%) An Phú 1885 ± 889 100 - - - 37 63 Châu Đốc 5020 ± 2895 100 - - - - 100 Châu Phú - 100 - - - 36 64 Châu Thành 16750 ± 6994 93 - - 7 36 64 Chợ Mới 26667 ± 15275 100 - - 81 19 Long Xuyên (2008) 2667 100 - - 9 36 64 Phú Tân 800 ± 200 100 - - - 39 61 Tân Châu - 100 10 - - 30 70 Thoại Sơn 3578 ± 1745 100 - 17 - 56 44 Tịnh Biên 31250 ± 22500 88 - 6 6 31 69 Tri Tôn 6000 ± 0 100 - - - 33 67 Long Xuyên (2010) - 100 - - - 32 68 (Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra) Theo kết quả điều tra khảo sát thì hầu hết các hộ dân trên địa bàn tỉnh An Giang sử dụng nguồn nước sông phục vụ cho canh tác nông nghiệp. Số hộ sử dụng nguồn nước mặt cho mục đích sinh hoạt trung bình khoảng 38%, cao nhất là tại huyện Chợ Mới với 81% số hộ sử dụng nguồn nước mặt này làm nguồn nước cấp cho sinh hoạt. Nguồn nước này có khả năng nhiễm TBVTV. Để đánh giá mức độ nhiễm TBVTV cần có khảo sát chi tiết hơn về chất lượng nước sông. Bảng 4.11. Thống kê lượng TBVTV bình quân sử dụng trong nông nghiệp của tỉnh An Giang Huyện Lượng thuốc sử dụng Thuốc nước (ml/ha) Thuốc bột (g/ha) Trung bình (*) Max Min Trung bình (*) Max Min An Phú 5267 ± 1504 7000 4300 1567 ± 379 2000 1300 Châu Đốc 1500 20500 1500 1000 ± 0 4000 1000 Châu Phú 4000 ± 1732 20000 1000 1237 ± 679 3710 700 Châu Thành 2633 ± 1299 5000 30 1000 ± 0 4000 200 Chợ Mới 708 ± 365 1500 200 1600 ± 827 3000 500 Long Xuyên 3500 ± 2121 5000 400 2467 ± 1858 4000 400 Phú Tân 1583 ± 917 3000 380 2650 6750 200 Tân Châu 3200 ± 1255 35000 2000 1200 ± 1236 30000 300 Thoại Sơn 5881 ± 2179 10000 3000 3229 ± 1870 6000 300 Tịnh Biên 1920 ± 1316 4000 160 2375 ± 2056 5000 10 Tri Tôn 21768 ± 1882 500000 500 6000 ± 0 6000 6000 (Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra) Từ bảng số liệu cho thấy Tri Tôn, Thoại Sơn là những huyện sử dụng TBVTV nhiều nhất tỉnh. Tại huyện Thoại Sơn, lượng TBVTV dạng nước được sử dụng trung bình là 5881 ml/ha và lượng TBVTV dạng bột được sử dụng trung bình là 3229 g/ha. Tại huyện Tri Tôn, lượng TBVTV dạng nước được sử dụng trung bình là 21768 ml/ha và lượng TBVTV dạng bột được sử dụng trung bình là 6000 g/ha. Đây là con số tương đối lớn và đáng báo động. Vì vậy, nếu không có biện pháp thích hợp thì sẽ gây ra dư lượng TBVTV trong đất, nước,…, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và hệ sinh thái. Theo số liệu tìm hiểu và khảo sát bổ sung năm 2010, tuy Tp. Long Xuyên không phải là nơi có diện tích cây trồng nhiều nhất tỉnh nhưng năng suất lúa ở đây khá cao, đứng thứ hai cả tỉnh. Qua phiếu điều tra, khảo sát thực tế tại một số xã của thành phố Long Xuyên như Mỹ Phước, Bình Đức, Bình Khánh,… cho thấy trong việc sử dụng TBVTV, người dân có thói quen dùng quá liều lượng hướng dẫn yêu cầu. Họ cho rằng như vậy sẽ mới đảm bảo tiêu diệt được sâu bọ, cỏ dại cần tiêu diệt (31/43 phiếu điều tra), chiếm 72%. Người dân thường chỉ quan tâm đến hiệu quả thấy được là diệt được nhiều sâu bọ, cỏ dại mà họ không quan tâm, không biết và ít được tuyên truyền về sự tích tụ dư lượng TBVTV trong đất, trong nước và các ảnh hưởng TBVTV đến môi trường, con người và sinh vật. Thậm chí, một số người còn không quan tâm đến việc mang đồ bảo hộ, khẩu trang, găng tay khi tiến hành pha trộn, phun xịt TBVTV. Kết quả điều tra về việc sử dụng đồ bảo hộ khi dùng TBVTV của người dân được tóm tắt như sau: Bảng 4.12. Tình hình sử dụng đồ bảo hộ khi dùng TBVTV của các hộ dân Huyện Trang bị bảo hộ lao động khi xịt thuốc Có (%) Không (%) An Phú 87 13 Châu Đốc 100 - Châu Phú 87 13 Châu Thành 51 49 Chợ Mới 83 17 Long Xuyên (2008) 73 27 Phú Tân 47 53 Tân Châu 57 43 Thoại Sơn 64 36 Tịnh Biên 82 18 Tri Tôn 78 22 Long Xuyên (2010) 70 30 (Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra) Hình 4.7. Hình ảnh về việc mang đồ bảo bộ trong sử dụng TBVTV của người dân 4.2.2 Các loại chất thải từ quá trình sử dụng Theo Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động, đồng bằng sông Cửu Long là vùng sử dụng TBVTV trong sản xuất nông nghiệp cao nhất nước, kết quả điều tra cho thấy các xã ở Đồng bằng sông Hồng chỉ sử dụng 9 – 16 loại TBVTV trong khi đó tại đồng bằng sông Cửu Long có đến 16 -35 loại, kể cả các loại thuốc cấm như Wofatox, Monitor… được nhập lậu từ nước ngoài vào vẫn được sử dụng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh An Giang chưa có một nghiên cứu rộng rãi nào về tình hình sử dụng nông dược trên đồng ruộng. Tuy nhiên, theo ước tính của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang, nếu tính bình quân trên 01 ha đất sản xuất lúa, nông dân chỉ sử dụng 02 chai TBVTV 1.000ml (01 chai thuốc trừ sâu 500ml + ½ chai thuốc thuốc trừ bệnh + ½ chai thuốc trừ cỏ) thì mỗi năm có khoảng 530 tấn TBVTV được đổ xuống đồng ruộng (diện tích sản xuất lúa năm 2007 là 530.000ha) và chưa kể đến lượng TBVTV được sử dụng cho các loại cây trồng khác. Bên cạnh đó, qua kết quả tổng hợp điều tra, khảo sát các cơ sở gây ô nhiễm trong đó có phiếu phỏng vấn các hộ dân rải rác của các huyện trong tỉnh và các kết quả thu thập thông tin khảo sát hiện trạng môi trường đất tại các điểm thu mẫu do Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang thực hiện cho thấy rằng: - Người dân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTong hop9.doc
Tài liệu liên quan