Luận văn Nghiên cứu địa danh huyện Bình Liêu và thị xã Cẩm Phả của tỉnh Quảng Ninh

MỤC LỤC

Mục lục . i

Mở đầu . 1

1. Lý do chọn đề tài . 1

2. Mục đích nghiên cứu . 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3

4. Phương pháp nghiên cứu và xử lý tài liệu . 4

5. Những đóng góp của luận văn . 6

6. Bố cục luận văn . 7

Chương 1: Những cơ sở lý thuyết liên quan đến địa danh và địa danh học. 8

1.1. Khái quát sơ lược về lịch sử nghiên cứu địa danh . 8

1.1.1. Vấn đề nghiên cứu địa danh trên thế giới . 8

1.1.2. Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Việt Nam . 9

1.1.3. Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Quảng Ninh . 10

1.2. Khái niệm về địa danh và địa danh học . 11

1.3. Phân loại địa danh . 13

1.4. Các phương pháp và phương diện nghiên cứu . 15

1.5. Những nét cơ bản về địa danh Quảng Ninh và địa danh B. Liêu, C. Phả . 16

1.5.1. Giới thiệu chung về địa danh Quảng Ninh . 16

1.5.1.1. Về địa lý . 16

1.5.1.2. Về lịch sử . 18

1.5.1.3. Về văn hoá . 19

1.5.1.4. Về dân cư . 20

1.5.1.5. Về ngôn ngữ . 22

1.5.2. Vài nét về lịch sử, địa lý của các địa bàn nghiên cứ u . 23

1.5.2.1. Thị xã Cẩm Phả . 24

1.5.2.2. Huyện Bình Liêu . 25

1.6. Tiểu kết . 27

Chương 2: Đặc điểm cấu tạo của địa danh huyện Bình Liêu và thị xã

Cẩm Phả . 29

2.1. Mô hình cấu trúc phức thể địa danh . 29

2.1.1. Khái niệm về phức thể địa danh . 29

2.1.2. Kết quả điều tra địa danh huyện Bình Liêu và Cẩm Phả . 30

2.1.3. Mô hình cấu trúc phức thể địa danh ở Bình Liêu và Cẩm Phả . 32

2.2. Thành tố chung . 34

2.2.1. Khái niệm . 34

2.2.2. Cấu tạo của thành tố chung trong địa danh Bình Liêu và Cẩm Phả . 35

2.2.3. Sự chuyển hoá của thành tố chung . 36

2.2.3.1. Sự chuyển hoá thành tố chung ở địa danh Bình Liêu . 36

2.2.3.2. Sự chuyển hoá thành tố chung ở địa danh Cẩm Phả . 37

2.3. Thành tố riêng (tên riêng) . 38

2.3.1. Đặc điểm chung . 38

2.3.2. Cấu trúc thành tố riêng trong địa danh ở Bình Liêu và Cẩm Phả . 39

2.3.2.1. Số lượng yếu tố trong thành tố riêng của Bình Liêu . 39

2.3.2.2. Số lượng yếu tố trong thành tố riêng của Cẩm Phả . 40

2.4. Đặc điểm cấu tạo của địa danh Bình Liêu và Cẩm Phả . 41

2.4.1. Nhận xét khái quát về các kiểu cấu tạo địa danh . 42

2.4.2. Đặc điểm cấu tạo của địa danh Bình Liêu . 43

2.4.2.1. Đặc điểm cấu tạo . 43

2.4.2.2. Đặc điểm nguồn gốc . 48

2.4.3. Đặc điểm cấu tạo của địa danh Cẩm Phả . 49

2.4.3.1. Đặc điểm cấu tạo . 49

2.4.3.2. Đặc điểm nguồn gốc . 53

2.5. Các phương thức định danh trong địa danh của Bình Liêu và Cẩm Phả . 54

2.5.1. Khái quát chung. 54

2.5.2. Khái niệm phương thức địa danh . 56

2.5.3. Các phương thức định danh trong địa danh Bình Liêu và Cẩm Phả . 57

2.5.3.1. Các phương thức định danh trong địa danh Bình Liêu . 58

2.5.3.2. Các phương thức định danh trong địa danh Cẩm Phả . 64

2.6. Tiểu kết . 70

Chương 3: So sánh địa danh Bình Liêu và địa danh Cẩm Phả . 73

3.1. Khái quát chung . 73

3.2. So sánh đặc điểm cấu tạo . 74

3.2.1. Về số lượng địa danh . 74

3.2.2. Về đặc điểm cấu tạo địa danh . 75

3.2.2.1. Về thành tố chung và thành tố riêng . 75

3.2.2.2. Về cấu tạo đơn và cấu tạo phức . 77

3.2.3. Về nguồn gốc địa danh . 81

3.3. So sánh về phương thức định danh . 83

3.3.1. Phương thức cấu tạo mới . 84

3.3.2. Phương thức chuyển hoá . 85

3.3.3. Phương thức vay mượn. 87

3.4. So sánh về văn hoá - ngôn ngữ trong địa danh Quảng Ninh . 88

3.4.1. Khái niệm văn hoá . 88

3.4.2. Ngôn ngữ trong quan hệ với văn hoá . 89

3.4.3. Khái quát về văn hoá Bình Liêu và Cẩm Phả . 90

3.4.4. Các thành tố địa danh và đặc trưng văn hoá . 91

3.4.4.1. Thành tố chung, tổng loại . 91

3.4.4.2. Thành tố riêng, biệt loại . 93

3.5. So sánh địa danh và các loại hình văn hoá ở Bình Liêu và Cẩm Phả . 96

3.5.1. Địa danh và văn hoá vật thể ở Bình Liêu và Cẩm Phả . 96

3.5.2. Địa danh và văn hoá phi vật thể ở Bình Liêu và Cẩm Phả . 97

3.5.3. Địa danh và sự đa dạng văn hoá ở Bình Liêu và Cẩm Phả . 98

3.6. Một số địa danh gắn với lịch sử, văn hoá . 104

3.6.1. Địa danh đền Cửa Ông . 104

3.6.2. Địa danh đình Lục Nà . 106

3.6.3. Địa danh phường Cửa Ông . 108

3.7. Tiểu kết . 110

Kết luận . 112

Bài báo của tác giả đã được công bố có liên quan đến luận văn . 116

Tư liệu tham khảo . 117

Phụ lục . 121

pdf133 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2682 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu địa danh huyện Bình Liêu và thị xã Cẩm Phả của tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là Hán - Việt (thôn Hà Chanh, thôn Hà Vây...); có thể là Việt - Hán (thôn Đá Bạc, hòn Buồm Đông...). Bên cạnh các kiểu ghép trên, còn có trường hợp ghép giữa một yếu tố Hán với một yếu tố Hán chỉ phương hướng. Trường hợp này chỉ có ở địa danh hành chính. Ví dụ: khu phố Tây Sơn, Nam Sơn, Bắc Sơn, Trung Sơn...; và trường hợp ghép giữa một yếu tố Việt với một yếu tố Việt chỉ vị trí. Trường hợp này chỉ có ở địa danh tự nhiên và địa danh nhân văn. Ví dụ: đập Khe Giữa, hòn Chỏm Trong, hòn Chỏm Ngoài... Trong các địa danh của Cẩm Phả, địa danh được tạo nên bằng cách ghép giữa yếu tố có nguồn gốc Hán với yếu tố dân tộc hoặc yếu tố có nguồn gốc Việt với yếu tố dân tộc và ngược lại rất ít, chỉ có 2 đơn vị. Ví dụ: thôn Tài Phèng, hòn Dọc Cây Chay. Các địa danh được tạo nên bằng cách ghép giữa các yếu tố chỉ có ở kiểu cấu tạo theo quan hệ chính phụ, không có trường hợp nào cấu tạo theo quan hệ đẳng lập. Số lượng địa danh này chiếm tỉ lệ thấp nhất so với hai địa danh trên, gồm 44 đơn vị, chiếm 14,51 %. Về mặt từ loại, những địa danh này chủ yếu được cấu tạo bởi danh từ - danh từ hoặc danh từ - tính từ. Ví dụ: hòn Vọng Mép, hòn Hà Lăn, hòn Vạn Cá... Ngoài ra, ở Cẩm Phả có rất nhiều địa danh được ghép bởi một chữ số Ả Rập với một chữ cái La Tinh. Các địa danh này chủ yếu được dùng đặt tên cho khu phố thuộc địa danh hành chính, gồm 75 đơn vị chiếm 23,15%. Ví dụ: khu phố 1A, 1B, 2A, 2B... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 b.2. Địa danh được cấu tạo theo quan hệ đẳng lập. Kết quả thống kê cho thấy, địa danh được cấu tạo theo quan hệ đẳng lập có số lượng không nhiều, chỉ có 16 đơn vị, chiếm 3,29%. Địa danh loại này chỉ xuất hiện trong địa danh hành chính (khu phố), chủ yếu là địa danh Hán Việt. Vì được cấu tạo theo quan hệ đẳng lập nên các yếu tố trong những địa danh có vai trò bình đẳng với nhau về nghĩa. Ví dụ: khu phố Hoà Bình, khu phố Thống Nhất, khu phố Hải Sơn... 2.4.3.2. Đặc điểm nguồn gốc a. Tên riêng có nguồn gốc thuần Việt Dựa vào kết quả thống kê, khảo sát chúng tôi nhận thấy, tên riêng có nguồn gốc thuần Việt có đủ hai loại: một âm tiết và hai âm tiết. Tên riêng thuần Việt một âm tiết có 30 đơn vị. Tên riêng thuần Việt hai âm tiết có 97 đơn vị. Một điểm đáng chú ý là, hầu hết tên riêng có nguồn gốc thuần Việt đều là địa danh tự nhiên và địa danh nhân văn (111 đơn vị), địa danh hành chính chỉ có 16 đơn vị (loại tên riêng có một yếu tố không xuất hiện ở địa danh hành chính). Ví dụ: Địa danh hành chính: khu phố Đập Nước, Hai Giếng, Hòn Một... thôn Lạch Cát, Đồng Cói, Cầu Trắng, Ngã Hai... Địa danh tự nhiên: núi Khe Cốc, Cánh Diều, Cây To... đảo Ông Cụ, Thẻ Vàng... hồ Áng Chuối, Ba Gia... Địa danh nhân văn: đền Cửa Ông; miếu Ba Cô, mỏ Khe Chàm... b. Tên riêng có nguồn gốc Hán Việt Trong tổng số 112 tên riêng có nguồn gốc Hán Việt thì địa danh hành chính có 69 đơn vị, chiếm 61,61%. Ngược lại hẳn tên riêng có nguồn gốc thuần Việt, tên riêng có nguồn gốc Hán Việt chủ yếu gồm hai âm tiết (110/112), xuất hiện nhiều ở địa danh phường và khu phố. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 Ví dụ: phường Cẩm Phú, Cẩm Thịnh, Cẩm Trung, Cẩm Sơn... khu phố Tân Lập, Minh Tiến, Hải Sơn, Hoà Bình... Địa danh tự nhiên và địa danh nhân văn có 43 đơn vị, chiếm 38,39%. Trong số các tên riêng có nguồn gốc Hán Việt có rất nhiều địa danh lấy tên riêng của các nhân vật lịch sử để đặt tên, có 20 đơn vị (tên phố, tên đường). Ở thị xã Cẩm phả, địa danh là tên riêng khó xác định nguồn gốc rất ít, chỉ có vài đơn vị (hòn Chét Chèo, Loong Coong, Loong Coong Ngo, Muỵ Lòng...). Đặc biệt ở địa danh Cẩm Phả, tên riêng có nguồn gốc dân tộc chỉ có 2 đơn vị, trong đó chỉ có một yếu tố có gốc dân tộc. Ví dụ: thôn Tài Phèng (thuộc xã Dương Huy), hòn Dọc Cây Chay. 2.5. CÁC PHƢƠNG THỨC ĐỊNH DANH TRONG ĐỊA DANH CỦA BÌNH LIÊU VÀ CẨM PHẢ 2.5.1. Khái quát chung Địa danh lấy chất liệu từ ngôn ngữ và bị chi phối bởi các quy luật ngôn ngữ. Bởi lẽ, địa danh là phức thể của từ ngữ và nó chịu sự tác động của các quy luật hoạt động như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của bản thân ngôn ngữ tạo nên chúng. Do đó, khi tìm hiểu địa danh (tìm hiểu ý nghĩa của một địa danh), cần phải căn cứ vào nghĩa từ vựng của từng thành tố tạo nên chúng. Và phải giải thích những địa danh này một cách khoa học, có cơ sở. Ý nghĩa từng thành tố có thể là tiếng Việt, có thể vay mượn của ngôn ngữ khác. Vì vậy, khi nghiên cứu địa danh, ngoài việc tìm hiểu kĩ nghĩa của từ ngữ tạo nên chúng, chúng ta còn phải đặt các địa danh vào ngữ cảnh, hoàn cảnh (đặc biệt là hoàn cảnh lịch sử) mà chúng xuất hiện để xem xét [29]. Bất cứ địa danh nào cũng được định danh bằng một phương thức nhất định. Chính vì thế, qua phương thức định danh chúng ta có thể hiểu rõ địa danh đó về các mặt: đặc điểm, tính chất, màu sắc, động thực vật, tâm lý tình cảm của người dân, thời gian xuất hiện địa danh, lý do địa danh ra đời...Như Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 vậy, có thể nói, địa danh là bộ từ điển bách khoa về con người, ngôn ngữ, vùng đất đó. Thông thường khi định danh, người ta chủ yếu căn cứ vào hai lý do: lý do chủ quan và lý do khách quan. Với lý do chủ quan, ta có thể nhận ra ngay đối tượng nhất là các địa danh dân tộc. Ví dụ: Thôn Nà Luông (ruộng to), thôn Nặm Đảng (nước lạnh), thôn Ngàn Kheo (rừng xanh)...Còn lý do chủ quan thì chúng ta phải có sự suy luận mới hiểu được, bởi lý do này không được thể hiện ngay trong bản thân đối tượng. Ví dụ: địa danh khu Bình An, khu Bình Đẳng, khu Bình Dân (thuộc huyện Bình Liêu)...; địa danh khu phố Minh Tiến, khu phố Hoà Bình, khu phố Lao Động (thuộc thị xã Cẩm Phả)...không có nghĩa là con người ở đó có cuộc sống hoàn toàn bình đẳng, an lành, hoà bình và chăm chỉ lao động. Thực ra, khi đặt tên những địa danh này, người đặt muốn gửi gắm những ước muốn, nguyện vọng tốt đẹp vào đó. Như vậy, giữa hiện thực và tên gọi có những khoảng cách nhất định. Ở địa danh Bình Liêu chúng tôi nhận thấy, hầu hết các địa danh sử dụng từ ngữ của các dân tộc thiểu số để đặt tên nên khả năng phản ánh hiện thực đậm nét hơn. Các địa danh này thường phản ánh những đặc điểm của chính đối tượng hoặc các sự vật có liên quan đến đối tượng. Đây là cách định danh theo lối trực quan sinh động. Tức là, những đặc điểm nổi bật nào của đối tượng tác động trực tiếp đến sự tri nhận của người định danh thì người đó sẽ lấy làm lý do để đặt tên. Ví dụ: bản Nà Khau (ruộng núi), bản Ngàn Kheo (rừng xanh), bản Phiêng Tắm (bằng thấp)... Các địa danh xã hoặc khu do chính quyền đặt ra ít phản ánh hiện thực hơn bởi hầu hết những địa danh này đều được tạo nên bằng các từ ngữ Hán Việt. Những từ Hán Việt này chủ yếu được dùng với nghĩa phản ánh tư tưởng, nhận thức, tâm lý, tình cảm, nguyện vọng của con người thời địa danh ra đời. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 Các địa danh của thị xã Cẩm Phả được tạo nên chủ yếu bằng các từ ngữ thuần Việt. Bởi các từ thuần Việt là những từ ngữ phổ thông, được sử dụng nhiều trong đời sống thường nhật, do đó chúng có khả năng thể hiện mọi mặt của cuộc sống nên mức độ phản ánh hiện thực cao hơn những địa danh có nguồn gốc Hán Việt. Trong các địa danh có yếu tố Hán Việt, địa danh hành chính thể hiện nguyện vọng của người dân nhiều hơn địa danh tự nhiên và địa danh nhân văn. Ví dụ: khu phố Đoàn Kết, khu Bình An; núi Cao Xiêm, chùa Cao Lân, ... Ngoài ra, những địa danh khu phố chủ yếu được cấu tạo bằng những số, chữ cái La tinh, cho ta rất ít thông tin về địa danh. Ví dụ: khu phố 1A, 1B, 2A, 2B... 2.5.2. Khái niệm phƣơng thức định danh Địa danh của mỗi vùng miền có những điểm khác nhau về số lượng địa danh, nguồn gốc, đặc điểm cấu tạo, ngôn ngữ...nhưng chúng cũng có những điểm chung nhất định nào đó. Điểm chung này chính là các phương thức định danh. Theo Từ điển tiếng Việt [32], định danh là "Gọi tên sự vật, hiện tượng (nói về mặt chức năng của từ ngữ)". Như vậy, định danh là một chức năng của từ nhằm "gọi tên các sự vật, hiện tượng trong đời sống tự nhiên và xã hội". Định danh là đặt cho sự vật, hiện tượng một cái tên. Định danh địa danh là lối định danh miêu tả, có lý do, các yếu tố là các từ có nghĩa nhất định. Phương thức là "cách thức và phương pháp (nói tổng quát)" [32, tr.793]. Nói một cách dễ hiểu, phương thức định danh chính là cách thức và phương pháp mà chúng ta đặt tên cho đối tượng có trong thực tế, ở một địa phương cụ thể. Ở đây, cách thức là hình thức diễn ra một hành động, còn phương pháp là hệ thống các cách sử dụng để tiến hành một hoạt động nào đó. Như vậy, phương thức định danh là một khái niệm mang tính chất tổng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 thể, vừa thể hiện cách thức, vừa thể hiện phương pháp trong quá trình chọn đặt tên cho địa danh. Phương thức định danh gồm cả cấu tạo địa danh và ý nghĩa của nó. Do đó, nghiên cứu phương thức định danh là nghiên cứu cấu tạo địa danh và tìm hiểu ý nghĩa của các yếu tố định danh. Cấu tạo địa danh gồm có yếu tố chính thường là danh từ chung, hay tên chung (danh từ chung là thôn, bản, xóm, làng, xã, huyện, tỉnh; yếu tố chung trong tên riêng như Cẩm của thị xã Cẩm Phả, Bình của huyện Bình Liêu). Người ta không thể tự đặt các tên chung hay yếu tố chung này, mà đây là các yếu tố có sẵn. Còn các tên riêng (danh từ riêng), thường có nghĩa, đề cập đến một vấn đề gì đó của người dân. Các địa danh từ xã trở lên thường do các cơ quan trong bộ máy hành chính các cấp đặt và thường mang sự ước vọng cao. Còn những địa danh thôn, bản, xóm, làng, và đồi, núi, khe, suối, đập... thường do người dân đặt nên mang tính dân dã cao. Việc xác định nguồn gốc và ý nghĩa của các thành tố trong địa danh để khai thác các thông tin từ đó tìm hiểu xu hướng định danh. Khi tìm hiểu các phương thức định danh thường trả lời các câu hỏi: người ta dựa vào đâu, vào cái gì, bằng cách nào và theo nguyên tắc nào để định danh. Khi đã trả lời được các câu hỏi trên, nghĩa là chúng ta nắm được, tìm hiểu kỹ được một địa danh nào đó. 2.5.3. Các phƣơng thức định danh trong địa danh Bình Liêu và Cẩm Phả Như phần trên đã trình bày, hệ thống địa danh riêng của mỗi vùng miền, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia có sự khác nhau nhưng các phương thức định danh thường giống nhau. Chính vì vậy, mặc dù có những quan điểm chưa thống nhất về phương thức định danh của các tác giả nhưng chúng ta vẫn nhận thấy có nhiều điểm chung ở những quan điểm này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 Nguyễn Kiên Trường đưa ra 3 phương thức định danh chủ yếu là: 1) phương thức ghép số và địa danh, 2) phương thức chuyển hoá, 3) phương thức vay mượn [41]. Lê Trung Hoa nêu ra 3 phương thức sau: 1) phương thức tự tạo, 2) phương thức chuyển hoá, 3) phương thức vay mượn [22]. Từ Thu Mai chỉ có 2 phương thức: 1) phương thức cấu tạo mới, 2) phương thức chuyển hoá [27]. Căn cứ vào các tài liệu tham khảo, chúng tôi cũng đồng tình với quan điểm về các phương thức định danh mà Lê Trung Hoa và Nguyễn Kiên Trường đã nêu ra. Và trong luận văn của mình, chúng tôi cũng đi khảo sát các địa danh qua 3 phương thức định danh sau: a. Phương thức cấu tạo mới. b. Phương thức chuyển hoá. c. Phương thức vay mượn. 2.5.3.1. Các phương thức định danh trong địa danh Bình Liêu. a. Phương thức cấu tạo mới Trong số ba phương thức chủ yếu tạo ra địa danh thì phương thức cấu tạo mới là phương thức cơ bản nhất. Phương thức này thường dựa vào những đặc điểm có liên quan đến đối tượng để đặt tên. Chính vì dựa vào đặc điểm các đối tượng nên những địa danh này thường mang đậm chất địa phương của vùng đó. Địa danh Bình Liêu có khá nhiều trường hợp như vậy bởi hầu hết những địa danh này đều đặt bằng tên dân tộc và đều sử dụng những sự vật rất gần gũi với người dân để đặt tên địa danh như: ruộng, khe, ếch, nhái... để gọi tên. Ngoài ra, một số địa danh còn thể hiện rõ tâm tư tình cảm của người dân khi đặt tên. Như vậy, phân loại địa danh theo phương thức cấu tạo mới là sự phân loại dựa vào sự biểu hiện tâm tư, tình cảm của nhân dân đối với quê hương của chính họ. Dựa vào đặc điểm trên, chúng tôi chia các địa danh được cấu tạo theo phương thức mới thành các loại sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59 a.1. Định danh dựa vào các yếu tố có chứa các đặc điểm, tính chất, màu sắc...của đối tượng a.1.1. Định danh dựa vào đặc điểm, tính chất của đối tượng để đặt tên Mỗi con người đều có năm giác quan để cảm nhận, quan sát các đối tượng. Trong cuộc sống hàng ngày, những cái gì cụ thể, sinh động của đối tượng thường hay tác động trực tiếp nhất đến con người, do đó chúng ta có thể lý giải vì sao khi đặt tên địa danh họ lại dùng cách định danh này. * Định danh dựa theo vị trí của đối tượng - Bản Chang Nà (trong tiếng Tày chang có nghĩa là giữa). - bản Khe Mọi (trong tiếng Tày mọi có nghĩa là sau). - bản Khe Tiền (trong tiếng Tày tiền có nghĩa là trước). - bản Ngàn Vàng Trên, bản Ngàn Vàng Dưới. * Định danh dựa theo kích thước của đối tượng - bản Nà Luông (ruộng rộng), bản Khủi Luông (suối rộng) - núi Khau Đông Lỳ (núi dài), núi Nà Cao (ruộng cao) * Định danh dựa theo tính chất của đối tượng - bản Cáu (cũ), bản Mới, bản Nặm Đảng (sông lạnh). * Định danh dựa theo màu sắc của đối tượng - bản Ngàn Vàng Trên, bản Cẳm Hắc (cổng tối). - đập Nặm Đeng (sông đỏ). * Định danh dựa theo hình dáng của đối tượng - núi Khau Khư Mu (núi ao lợn) - cầu Nà Cắp (ruộng lược) a.1.2. Định danh dựa theo sự thay đổi lịch sử - bản Mới: bản này được thành lập do nơi này mới mở cửa khẩu quốc gia. Hiện nay, một số người dân địa phương vẫn gọi bản này là bản Cửa Khẩu. - bản Đồng Cậm: được gộp từ hai bản cũ là bản Cậm và Đồng Phe. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60 - bản Khu Chợ: trước đây có tên là Pắc Cáp, sau do có chợ nên đổi tên mới. Rất nhiều địa danh của Bình Liêu đã được thay đổi tên từ sau năm 2000. a.1.3. Định danh bằng cách dùng kèm số La Mã để đặt tên Qua thống kê cho thấy, một số địa danh Bình Liêu có sử dụng kèm số La Mã để đặt tên. Cách đặt tên này chủ yếu dùng để phân biệt các địa danh có tên gọi giống nhau, chỉ khác nhau về vị trí như: Nà Phạ I, Nà Phạ II; Khe Lánh I, Khe Lánh II, Khe Lánh III... Ngoài những loại địa danh được đặt theo các cách nêu trên, trong địa danh Bình Liêu còn có những địa danh được tạo nên bằng cách ghép các yếu tố Hán Việt tuy số lượng không nhiều (17 địa danh). Ví dụ: thôn Cao Thắng, xã Hoành Mô, khu Bình An, khu Bình Quyền, khu Bình Dân... Cách đặt tên này thường dùng để đặt tên cho các địa danh xã, khu. a.2. Định danh dựa vào các loại động thực vật a.2.1. Định danh dựa vào tên gọi của các loại thực vật - thôn Cốc Lồng (gốc đa), thôn Nà Tào (ruộng đào), thôn Bắc Chi (cây vải)... - cầu Co Hón (cây bồ hòn), đập Co Hón... a.2.2. Định danh dựa vào tên gọi các loài động vật - thôn Loòng Vài (lối trâu đi), thôn Cáy Thứn (gà rừng), thôn Ngù Háu (rắn hổ mang), thôn Mạ Trạt (ngựa trượt), thôn Ngàn Mèo (núi mèo), thôn Nà Nhái (ruộng nhái), thôn Nà Ếch (ruộng ếch). a.3. Định danh dựa vào niềm mong ước tốt đẹp, yêu thương hoặc tín ngưỡng a.3.1. Định danh dựa vào sự thay đổi, yêu thương - bản Mới, đèo Khau Ái (núi nhớ thương), núi Khau Ẩm Noọng (núi ôm em). a.3.2. Định danh dựa vào niềm mong ước tốt đẹp (cuộc sống thanh bình, hoà hợp, yên ổn) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 61 - khu Bình Quyền, khu Bình Đẳng, khu Bình An, khu Bình Công. a.3.3. Định danh dựa vào tín ngưỡng - núi Khau Phi (núi ma). Như vậy, phương thức cấu tạo mới của địa danh ở Bình Liêu được định danh bằng các loại sau: loại định danh dựa vào các yếu tố có chứa các đặc điểm, tính chất, màu sắc...của đối tượng; loại định danh dựa vào các loai động thực vật và loại định danh dựa vào niềm mong ước tốt đẹp, yêu thương hoặc tín ngưỡng. b. Phương thức chuyển hoá Chuyển hoá là cách thức dùng tên gọi ban đầu để gọi tên các địa danh mới. Có hai trường hợp xảy ra: 1 là địa danh mới có thể giữ nguyên dạng; 2 là địa danh mới được thêm một số yếu tố mới so với địa danh cũ. Khi địa danh mới ra đời, địa danh cũ có thể mất đi hoặc song song tồn tại cùng địa danh mới. Các địa danh của huyện Bình Liêu có hai phương thức chuyển hoá: chuyển hoá trong nội bộ địa danh và chuyển hoá giữa các loại địa danh. b.1. Chuyển hoá trong nội bộ địa danh. Ở địa danh Bình Liêu, việc chuyển hoá trong nội bộ địa danh ít được sử dụng. Ví dụ: - huyện Bình Liêu -> thị trấn Bình Liêu. - bản Lục Nà -> đình Lục Nà. b.2. Chuyển hoá giữa các loại địa danh Phương thức chuyển hoá này được sử dụng nhiều hơn trong các địa danh, gồm 67 đơn vị. Việc chuyển hoá này thường diễn ra theo cách dùng địa danh tự nhiên để gọi tên các địa danh hành chính và địa danh nhân văn (địa danh hành chính chiếm tỉ lệ nhiều hơn có 51 đơn vị). Hầu hết các địa danh hành chính đều được chuyển hoá từ toàn bộ phức thể địa danh địa hình tự nhiên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 62 Theo thống kê của chúng tôi, có 19 địa danh chỉ địa hình tự nhiên mang yếu tố "Nà" (ruộng) được chuyển hoá sang địa danh hành chính và địa danh nhân văn. Ví dụ: - Nà Luông (ruộng rộng) -> bản Nà Luông. - Nà Sa (ruộng cát) -> bản Nà Sa. - Nà Khau (ruộng núi) -> bản Nà Khau. Có 10 địa danh chỉ địa hình tự nhiên mang yếu tố Ngàn, 9 địa danh mang yếu tố "Khau" (núi), vốn là sơn danh, đã chuyển hoá sang địa danh hành chính và địa danh nhân văn. Ví dụ: - Khau Pưởng (núi hang đá) -> bản Khau Pưởng. - Ngàn Kheo (rừng xanh) -> bản Ngàn Kheo. Có 11 địa danh mang yếu tố Khe, 4 địa danh có yếu tố "Nặm" (sông- dòng chảy), 2 địa danh có yếu tố "Khủi" (suối)... vốn là thuỷ danh nay chuyển hoá sang địa danh hành chính. Ví dụ: - Khe Lánh (khe riêng lẻ) -> bản Khe Lánh. - Khe Bốc (khe cạn) -> bản Khe Bốc. - Nặm Đảng (sông lạnh) -> bản Nặm Đảng. - Khủi Luông (suối rộng) - > bản Khủi Luông. Từ những điều vừa trình bày, chúng tôi đi đến nhận xét: Phương thức chuyển hoá là phương thức định danh chủ yếu trong địa danh hành chính và dịa danh nhân văn của huyện Bình Liêu. c. Phương thức vay mượn. Nếu như phương thức chuyển hoá được sử dụng nhiều trong cách định danh của địa danh Bình Liêu thì phương thức vay mượn lại ít được sử dụng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 63 Bởi cư dân Bình Liêu ít có sự xáo trộn, thay đổi. Trên địa bàn huyện Bình Liêu chủ yếu là người Tày sinh sống. Tiếng Tày được sử dụng trong mọi lĩnh vực của cộng đồng. Chính vì vậy, các địa danh của Bình Liêu chủ yếu thuộc ngôn ngữ Tày. Bên cạnh tiếng Tày được sử dụng như ngôn ngữ chính thì tiếng Việt và tiếng một số dân tộc cũng được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp chung. Tiếng Việt được sử dụng chủ yếu trong giao tiếp hành chính sự nghiệp và những người Kinh với nhau. Tiếng các dân tộc khác được sử dụng trong chính dân tộc đó và các dân tộc khác bởi ở Bình Liêu, các dân tộc sống đan xen nhau. Chính vì thế, trong số địa danh của Bình Liêu, ngoài các địa danh bằng tiếng Tày còn có địa danh có nguồn gốc Tày nhưng lại được ghi bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng Dao và tiếng Sán Chỉ. Chẳng hạn, theo tài liệu [43] và theo lời kể của người già, huyện Bình Liêu là địa danh gốc Tày. Bình Liêu là biến âm của từ Tày "Phiêng Lèo". Theo tiếng Tày, Phiêng có nghĩa là bằng, còn Lèo là một đồ vật dùng để đựng thức ăn có đường kính nhỏ, có đáy bằng. Như vậy, hai từ này có nghĩa là bằng nhỏ; hoặc địa danh Nà Choòng (dân tộc Dao), trước kia có tên là Nà Chang (dân tộc Tày); địa danh Cẳm Hắc (dân tộc Dao) ... Bình Liêu là huyện miền núi biên giới, đất rộng người thưa nên trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương di dân ở miền xuôi lên xây dựng kinh tế mới và bảo vệ đất đai, biên giới của đất nước. Vì thế, một số cư dân của các tỉnh đồng bằng đã đến làm ăn, sinh sống ở huyện Bình Liêu. Tuy nhiên số dân di cư này có số lượng không cao, lại phân bố rải rác về các xã, thôn, bản nên không có sự tập trung đông của một địa phương miền xuôi nào. Do đó, tên các làng, xóm nơi họ sinh sống lâu năm không được đặt tên ở vùng đất mới. Vì thế, không có địa danh nào ở Bình Liêu lấy tên địa danh của nơi khác. Từ những kết quả nghiên cứu, chúng tôi có thể đi đến một số nhận xét sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 64 - Địa danh của huyện Bình Liêu được tạo nên bằng các phương thức định danh phổ biến, đó là phương thức cấu tạo mới, phương thức chuyển hoá và phương thức vay mượn. Trong ba phương thức trên, phương thức cấu tạo mới được sử dụng nhiều nhất ở các địa danh Bình Liêu, đặc biệt ở địa danh hành chính. - Trong các cách định danh, định danh dựa vào các yếu tố có chứa các đặc điểm, màu sắc, tính chất, sự việc có liên quan...được sử dụng nhiều hơn các cách định danh khác trong địa danh của Bình Liêu. Một điểm khác biệt ở địa phương Bình Liêu so với các địa phương khác, đó là các địa danh Bình Liêu không sử dụng số đếm cũng như chữ cái để gọi tên địa danh. Bởi huyện Bình Liêu có số dân ít, các địa danh hành chính không nhiều nên không cần sử dụng số đếm hay chữ cái để dễ nhận diện, dễ nhớ như nơi khác. Trong tổng số địa danh Bình Liêu, không có địa danh nào mượn tên các nhân vật lịch sử hoặc mượn tên của ngôn ngữ Ấn Âu để đặt tên cho địa danh như các vùng khác mà thường sử dùng tiếng Việt để ghi âm hay dịch nghĩa các địa danh tiếng Tày, Dao, Sán Chỉ hoặc ngược lại. Đây chính là sự giao thoa tuyệt vời giữa các ngôn ngữ. 2.5.3.2. Các phương thức định danh trong địa danh Cẩm Phả a. Phương thức cấu tạo mới Giống như địa danh Bình Liêu, địa danh Cẩm Phả cũng được cấu tạo chủ yếu bằng phương thức cấu tạo mới. Phương thức này phản ánh rõ nét bản chất của địa danh cũng như những biểu hiện ý thức, tư tưởng của người dân sống trên vùng đất ấy. Phương thức cấu tạo mới được chia thành các loại sau: a.1. Định danh dựa vào đặc điểm, tính chất, hình dáng, màu sắc, phương hướng của đối tượng để đặt tên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 65 Đặc điểm, tính chất của các đối tượng thường là những nhân tố tác động trực tiếp đến giác quan của con người. Sau đó, con người sẽ sử dụng ngôn ngữ kết hợp với tư duy để hình thành nên các khái niệm, tính chất... Địa danh cũng sử dụng ngôn ngữ để diễn tả mọi nhận thức của con người trước hiện thực khách quan, cho nên nó có những đặc điểm trên. a.1.1. Định danh dựa theo đặc điểm, tính chất, hình dáng của đối tượng Loại địa danh này chủ yếu xuất hiện trong địa danh tự nhiên. - hang Đá Chồng (trong hang có nhiều hòn đá xếp chồng lên nhau). - núi Cánh Diều (núi có hình dáng như cánh diều). - hang Bệnh Viện (trong chiến tranh bệnh viện sơ tán vào hang này). - hòn Buồm (hòn có hình dáng như cánh buồm)... a.1.2. Định danh dựa theo kích thước của đối tượng Loại địa danh này chủ yếu có mặt trong địa danh tự nhiên. - hòn Nhỏ, hòn Nét To, hòn Nét Con, hòn Cát Bé, hòn Cát Nhọn . - đập Khe Cả. a.1.3. Định danh dựa theo màu sắc của đối tượng - đảo Thẻ Vàng, hòn Đá Đỏ, vũng Đục, thôn Đá Bạc, thôn Cầu Trắng. a.1.4. Định danh dựa vào vị trí, phương hướng của đối tượng - phường Cẩm Đông, phường Cẩm Tây, phường Cẩm Trung - khu phố Nam Sơn, khu phố Tây Sơn, khu phố Đông Sơn, khu phố Bắc Sơn; thôn Ngã Hai... a.2. Định danh dựa theo các động, thực vật sống trên đó Cẩm Phả có nhiều núi đá, hang động, đảo, hòn... nên có rất nhiều động, thực vật sinh sống ở đó. Do vậy, người dân đã dùng cách định danh này để đặt tên các địa danh. a.2.1. Định danh dựa vào tên các loài cây sinh sống trên đó hoặc có liên quan Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 66 - núi Ớt, núi Cây To; khu phố Dốc Thông; thôn Khe Sím (sim), thôn Cây Thang; khe Chuối. - hòn Ớt Con, hòn Dọc Cây Chay, hòn Cây khế, hòn Cây Gạo, hòn Cây Cau, hòn Cây Quýt... a.2.2. Định danh dựa vào tên các loài động vật sinh sống trên đó hoặc có liên quan đến đối tượng - đảo Khỉ (trên đảo nuôi rất nhiều khỉ). - núi Dê ( núi này người dân chuyên chăn thả dê). - khe Chim (nơi có nhiều loài chim đến sống). - hòn Cò (trên hòn có cò đến sinh sống), hòn Quạ Con, hòn Vạn Cá, hòn Bọ Cắn... a.3. Định danh dựa theo tên người Ở loại này xảy ra hai trường hợp: thứ nhất là dùng tên những người nổi tiếng để đặt tên cho địa danh hành chính và tên đường; thứ hai dùng tên những người dân bình thường nhưng họ có công xây dựng, khai phá, phát hiện để đặt tên cho địa danh, chủ yếu địa danh tự nhiên và địa danh nhân văn. a.3.1. Dùng tên những danh nhân nổi tiếng, nhân vật lịch sử - khu phố Minh Khai, khu phố Phan Đình Phùng, khu phố Lê Hồng Phong... - đường Trần Phú, đường Bà Triệu... - phố Lý Bôn, phố Quang Trung... a.3.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf143LV09_SP_NgonnguhocKhongThiKimLien.pdf
Tài liệu liên quan