Luận văn Nghiên cứu hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN. ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU . vii

DANH MỤC HÌNH. viii

TỐM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN . vi

LỜI MỞ ĐẦU.1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA

CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.12

1.1 Tổng quan về hoạt động tín dụng bán lẻ của các ngân hàng thương mại .

.12

1.1.1 Khái niệm, bản chất của tín dụng.12

1.1.2 Khái niệm tín dụng bán lẻ tại các ngân hàng thương mại.14

1.1.3 Đặc điểm hoạt động tín dụng bán lẻ tại các ngân hàng thương mại.15

1.1.4 Vai trò hoạt động tín dụng bán lẻ tại các ngân hàng thương mại.18

1.2 Sản phẩm và quy trình cho vay trong hoạt động Tín dụng bán lẻ.19

1.2.1 Sản phẩm tín dụng bán lẻ .19

1.2.2 Quy trình nghiệp vụ tín dụng bán lẻ.20

1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng bán lẻ.21

1.3.1 Chỉ tiêu về quy mô tín dụng .21

1.3.2 Chỉ tiêu về thị phần dư nợ.22

1.3.3 Chỉ tiêu về cơ cấu dư nợ.22

1.3.4 Chỉ tiêu về chất lượng nợ.23

1.3.5 Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng bán lẻ .26

1.4 Sự cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động tín dụng bán lẻ.27

1.4.1 Đối với ngân hàng thương mại.27

1.4.2 Đối với khách hàng .28

1.4.3 Đối với nền kinh tế .28

1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng bán lẻ .30

1.5.1 Các nhân tố khách quan .30

pdf108 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 14/03/2022 | Lượt xem: 317 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h Vĩnh Phúc11 - Phát triển kinh tế: Năm 2019 tình hình kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục phát triển khá. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 8,05% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó: ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 2,77%; ngành công nghiệp và xây dựng tăng 13,11%; các ngành dịch vụ tăng 6,8%. Trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản: Tổng giá trị tăng thêm chiếm 5,45% trong cơ cấu nền kinh tế năm 2019 đạt 6.448 tỷ đồng. Giá trị tăng thêm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, giảm 2,77% so với năm 2018, làm giảm tăng trưởng chung của tỉnh là 0,18 điểm %; Trong nông nghiệp, ngành trồng trọt đạt mức tăng trưởng 0,05%. Mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao được mở rộng trong sản xuất, cơ giới hóa trong nông nghiệp ngày càng được đẩy mạnh ở tất cả các khâu từ gieo trồng đến thu hoạch, vận chuyểnCùng với đó, thời tiết thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển nên năng suất hầu hết các loại cây trồng đều tăng. Trong lĩnh vực chăn nuôi, tình hình chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi bò trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển, lượng tăng khá so với năm 2018. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi từ cuối tháng 3 năm 2019, tổng đàn lợn giảm 28,46%. Với cơ cấu giá trị chiếm tới gần 50% tổng giá trị ngành chăn nuôi, sự sụt giảm của ngành chăn nuôi lợn là nguyên nhân tăng trưởng chung của ngành chăn nuôi giảm 6,41%. Tổng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp, xây dựng đạt 54.627 tỷ đồng, tăng 14,27% so với năm 2018, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh là 5,9 điểm %. Trong đó, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 13,03%, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh là 5,26 điểm %. Trong sản xuất công nghiệp, ngành sản xuất chủ lực của tỉnh là ngành sản xuất ô tô và xe máy gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ do phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu nên các doanh nghiệp đang có xu hướng giảm sản xuất trong nước, tăng 11 Các số liệu phần 3.1 tham khảo tại Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, Báo cáo tình hình kinh tế xã hội Tỉnh Vĩnh Phúc năm 2019, tại địa chỉ https://drive.google.com/file/d/1q1yctVS32uzkPfMq45gArZbAHu7jnYHi/view, truy cập ngày 12/04/2020 39 nhập khẩu khiến sản lượng sụt giảm 5,45%; ngành sản xuất xe máy do nhu cầu bãi hòa nên sản lượng xe máy giảm 11,15% so với năm 2018. Tăng trưởng năm 2019 cảu hai ngành này giảm lần lượt là 3,31% và 5.45%; làm tăng trưởng chung của tình giảm 0,92 điểm %. Ngành sản xuất linh kiện điện tử do đã có thêm nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đi vào sản xuất và tạo ra giá trị sản phẩm lớn. Từ đầu năm 2019, ngành linh kiện điện tử luôn duy trì đà tăng trưởng ấn tượng với mức tăng cả năm đạt 40,29% so với cùng kỳ, đóng góp vào tăng trưởng chung tới 3,97 điểm % trong tổng số tăng trưởng chung của tỉnh là 8,05 điểm. Ngành xây dựng: Năm 2019 nhiều dự án, đặc biệt là các dự án khu đô thị, dự án hạ tầng khu công nghiệp được cấp giấy chứng nhận đầu tư đã tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng nhà xưởng; các hoạt động xây dựng nhà ở trong dân cư cũng phát triển mạnh. Giá trị tăng thêm ngành xây dựng tăng 13,84% so với năm 2018, đóng góp 0,64 điểm % vào tăng trưởng chung của tỉnh. Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển. Giá cả thị trường ổn định, mạng lưới và cơ sở hạ tầng các trung tâm thương mại, chợ và các cơ sở kinh doanh tiếp tục được mở rộng và ngày càng hoàn thiện... Tổng giá trị tăng thêm của các ngành dịch vụ tăng 6,8% so với năm 2018, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh là 1,41 điểm %. Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 20.725 tỷ đồng, tăng 3,28% so với cùng kỳ. - Về ngành tài chính ngân hàng trên địa bàn tỉnh: Năm 2019, tỉnh đã tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác quản lý thu, ban hành các Chỉ thị về việc tập trung thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách năm 2017 và tăng cường các biện pháp quản lý nguồn thu và chống thất thu thuế dối với hoạt động kinh doanh xăng dầu; ban hành Kế hoạch đề ra giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ chính quyền địa phương trong thời gian tới theo hướng bảo đảm nền tài chinh an toàn, bền vững góp phần ổn định kinh tế vĩ mô; Quyết liệt chỉ đạo nhiều giải pháp đồng bộ trong công tác thu ngân sách nhà nước, trong đó tập trung khai thác các nguồn thu trên tất cả các lĩnh vực; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế, trốn thuế, nợ thuế.... Tuy nhiên, do ảnh hưởng chủ yếu từ thay đổi chính 40 sách thuế nhập khẩu linh kiện và xe ô tô nguyên chiếc từ các nước ASEAN dẫn đến thu ngân sách từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm mạnh, tổng thu ngân sách trên địa bàn không đạt so với dự toán HĐND tỉnh giao. Ước tổng thu ngân sách nhà nước năm 2019 (không bao gồm thu chuyển nguồn) đạt 31.430 tỷ đạt 113,08% dự toán, trong đó khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách tỉnh đạt 20.603 tỷ đồng, chiếm 74,68%. Tổng chi ngân sách nhà nước năm 2019 đạt 17.747 tỷ đồng (không bao gồm các khoản dự kiến chi chuyển nguồn sang năm sau và chi tạo nguồn cải cách tiền lương) bằng 105% so với dự toán. Công tác tài chính tín dụng trên địa bàn tăng trưởng cao và ổn định, góp phần hỗ trợ thị trường, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các tổ chức tín dụng đã thực hiện nhiều biện pháp huy động vốn từ các nguồn; kết quả, tổng nguồn vốn huy động năm 2019 uớc đạt 78.675 tỷ đồng, tăng 14% so với cuối năm 2018. Về hoạt động tín dụng, các tổ chức tín dụng tiếp tục đơn giản hoá các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, đẩy mạnh giải ngân với các chương trình tín dụng ưu đãi, tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên (chiếm 90% tổng dư nợ).... Ước tính dư nợ cho vay đạt 78.002 tỷ đồng, tăng 16% so với cuối năm 2018. Công tác xử lý nợ xấu được triển khai tích cực nhằm kiểm soát ở mức an toàn dưới 3% tổng dư nợ, ước đến 31/12/2019, nợ xấu chiếm tỷ lệ 1,17% tổng dư nợ. Nợ xấu đạt thấp phản ánh kết quả điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Vĩnh Phúc đối với các tổ chức tín dụng, đồng thời cũng phản ánh những cố gắng của hệ thống ngân hàng thương mại trong việc nâng cao chất lượng tín dụng toàn địa bàn. - Về dân số12 và công tác đào tạo nghề: Báo cáo kết quả sơ bộ Tổng điều tra tại hội nghị tổng kết công tác điều tra dân số và nhà ở điều tra dân số và nhà ở năm 2019, bà Hà Thị Hồng Nhung, Cục Trưởng Cục Thống kê cho biết: Tính từ ngày 1/4/2019, toàn tỉnh có 1.151.154 người, tăng 151.365 người so với thời điểm 1/4/2009, trong đó có 573.621 nam, chiếm 49,8% và 12 Cổng thông tin giao tiếp điện tử Tỉnh Vĩnh Phúc, Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, tại địa chỉ: truy cập ngày 20/05/2020 41 577.533 nữ, chiếm 50,1%. Với kết quả này, Vĩnh Phúc là tỉnh có dân số đứng thứ 37/63 tỉnh, thành phố, tăng 3 bậc so với năm 2009. Mật độ dân số xếp thứ 10/63 tỉnh/thành với 932 người/km2, cao hơn 642 người/km2 so với mật độ dân số bình quân cả nước. Công tác đào tạo nghề luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đọa quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh , UBND tỉnh thông qua việc ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ người lao động của tỉnh tham gia học nghề; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học được đầu tư, hoàn thiện, trình độ giáo viên dần chuẩn hóa. Các trường chuyên nghiệp và đào tạo nghề dã đổi mới chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo, đánh giá kết quả học tập gắn với năng lực thực hiện, tăng cường thời lượng thực hành, đáp ứng chuẩn đầu ra của học sinh tốt nghiệp và đáp ứng nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, tỉnh đã có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp đào tạo nghề cung ứng cho các doanh nghiệp; Cùng với tốc độ gia tăng dân số, trong những năm tới lực lượng lao động sẽ tăng đáng kể do dân số bước vào tuổi lao động ngày càng nhiều. Mỗi năm tỉnh có trên 1 vạn người bước vào độ tuổi lao động, đây là nguồn nhân lực dồi dào cho phát triển kinh tế – xã hội. - Về văn hóa – xã hội: Công tác an sinh xã hội: Công tác chỉ đạo và triển khai thực hiện các chế độ, chính sách cho người nghèo được triển khai đồng bộ và kịp thời trên địa bàn tỉnh. Năm 2019, các cơ quan chức năng tiếp tục triển khai các chương trình thăm hỏi, tặng quà cho các hộ nghèo nhân các dịp lễ, tết và triển khai hỗ trợ tiền điện cho các hộ gia đình thuộc diện được trợ giúp; chính sách cho vay và hỗ trợ lãi suất cho vay đối với hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, đối tượng chính sách, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.... tiếp tục được đẩy mạnh. Giáo dục - Đào tạo: Năm học 2018- 2019, ngành giáo dục và đào tạo của Tỉnh tiếp tục có bước tiến tương đối toàn diện. Trong cuộc thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12, toàn tỉnh có 79 học sinh đoạt giải, chiếm tỷ lệ cao nhất từ trước tới nay (87,8%) và đặc biệt có 1 học sinh đạt huy chương bạc Olympic toán quốc tế tổ chức tại Vương quốc Anh. Kỳ. Kết quả thi THPT quốc gia năm 2019, Vĩnh Phúc là một trong 6 tỉnh 42 có điểm bình quân các môn cao nhất cả nước; tỷ lệ học sinh lớp 12 tốt nghiệp đạt 98,1%. Khoa học - Công nghệ ngày càng phát triển, phục vụ thiết thực cho sự nghiệp phát triển KTXH của tỉnh. Các tiến bộ khoa học, công nghệ được ứng dụng vào sản xuất kinh doanh và đời sống ngày càng nhiều, trong đó có công nghệ thông tin. Y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng: UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành y tế chủ động theo dõi, giám sát thường xuyên các bệnh dịch nhằm phát hiện các trường hợp mắc bệnh sớm nhất, tổ chức cách ly và điều trị kịp thời cho người bệnh; tăng cường hoạt động hỗ trợ chuyên môn và phương pháp nghiệp vụ cho các Trung tâm Y tế tuyến huyện; nhấn mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân các biện pháp phòng, chống bệnh dịch, vận động nhân dân chủ động tiêm phòng các loại vắc xin phòng bệnh, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, trên địa bàn tỉnh không có dịch bệnh xảy ra, chỉ có một số ca bệnh cúm, tiêu chảy, tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết xuất hiện rải rác. Công tác tuyên truyền phổ biến Luật, kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm, tổ chức phối hợp liên ngành trong hoạt động thanh, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống được thực hiện thường xuyên. Tính đến ngày 30/11/2019, lực lượng chức năng đã thanh kiểm tra 4.352 lượt cơ sở, tỷ lệ cơ sở đạt tiêu chuẩn chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm là 84,4%. Đoàn kiểm tra đã xử lý các cơ sở vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm theo đúng quy định của pháp luật. Đến ngày 07/12/2019, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 04 vụ ngộ độc thực phẩm với 150 người mắc, không có trường hợp tử vong. Hệ thống Văn hóa thông tin - Phát thanh, truyền hình từ tỉnh đến cơ sở ngày càng được hoàn thiện và phát triển. Công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng được thực hiện tốt. Các thiết chế văn hóa được củng cố, các công trình lịch sử, văn hóa được chú trọng... 43 2.2 Khát quát về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc 2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, tiền thân là Ngân hàng Công thương Việt Nam, được thành lập dưới tên gọi Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT ngày 26 tháng 03 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy NHNN Việt Nam, trên cơ sở Vụ tín dụng Công nghiệp và Vụ tín dụng Thương nghiệp. Sau đó, Ngân hàng chính thức được đổi tên thành “Ngân hàng Công thương Việt Nam” theo quyết định số 402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 14 tháng 11 năm 1990. Ngày 23 tháng 09 năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định 1354/QĐ-TTg phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngày 25 tháng 12 năm 2008, Ngân hàng Công thương Việt Nam tổ chức bán đấu giá cổ phần ra công chúng thành công và thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần. Ngày 03/07/2009, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam chính thức hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 0103038874 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của Ngân hàng Việt Nam, có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch, 163 chi nhánh và trên 1.000 phòng Giao dịch/ quỹ tiết kiệm. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam có 7 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng khoán Công thương, Công ty TNHH Quản lý Nợ và Khai thác tài sản, Công ty TNHH MTV Bảo hiểm, Công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý, Công ty TNHH MTV Công đoàn và 03 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ thông tin, Trung tâm thẻ, Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam hiện có quan hệ ngân hàng đại lý với hơn 900 ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức 44 Phát hành và Thanh toán thẻ Visa, Master quốc tế. Chi nhánh Vĩnh Phúc là một trong 159 chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh được thành lập từ khi tái lập tỉnh Vĩnh Phúc năm 1997. Địa bàn hoạt động chính của Vietinbank Vĩnh Phúc là địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc với nhiều khu công nghiệp như Khu công nghiệp Khai Quang, Khu công nghiệp Bình Xuyên ...và các làng nghề như Khu làng nghề Tề Lỗ, khu làng nghề Yên Lạc, Khu làng nghề Đồng Văn... Đây là khu công nghiệp có nhiều nhà máy, doanh nghiệp lớn và khu làng nghề với nhiều ngành nghề truyền thống như mua bán sắt thép phế liệu, phụ tùng ô tô, máy xúc máy ủi, sản xuất đồ gỗ ... Như vậy, Vietinbank Vĩnh Phúc hoạt động trên địa bàn khá rộng và tập trung nhiều công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu giao dịch về tiền tệ sẽ tạo điều kiện tốt cho Vietinbank Vĩnh Phúc phát huy được vai trò, hoạt động của một ngân hàng kinh doanh đa năng. Vietinbank Vĩnh Phúc hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt với gần 28 chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng khác trên địa bàn như: Chi nhánh Ngân hàng Agribank, BIDV, Vietcombank, Techcombank, SHB nhưng Vietinbank Vĩnh Phúc luôn tìm cách sáng tạo, hoàn thiện và nâng cấp cả về chất lượng lẫn cơ sở vật chất để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Sau 20 năm hoạt động, Vietinbank Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Từ một Chi nhánh có quy mô hoạt động nhỏ, khi mới thành lập nguồn vốn huy động chỉ có 48,613 tỷ đồng, tổng dư nợ 82,514 tỷ đồng đến 31/12/2019 Vietinbank Vĩnh Phúc nguồn vốn huy động đã là 8.20015 tỷ đồng và dư nợ cho vay đạt 5.60016 tỷ đồng. 2.2.2 Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ Mục tiêu xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của VietinBank Vĩnh Phúc là trở thành ngân hàng số 1 trên địa bàn tỉnh, đem đến cho khách hàng những 13 Trần Tỉnh, Báo Vĩnh Phúc, 2017, tại địa chỉ: phuc-ky-niem-20-nam-thanh-lap-va-tri-an-khach-hang.html, truy cập ngày 10/05/2020. 14 Trần Tỉnh, Báo Vĩnh Phúc, 2017, tại địa chỉ: phuc-ky-niem-20-nam-thanh-lap-va-tri-an-khach-hang.html, truy cập ngày 10/05/2020. 15 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Chi nhánh Vĩnh Phúc, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2019, Vĩnh Phúc 2019. 16 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Chi nhánh Vĩnh Phúc, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2019, Vĩnh Phúc 2019. 45 giải pháp về mặt tài chính tối ưu nhất, theo đúng slogan của VietinBank là “Nâng giá trị cuộc sống”. Để đạt được mục tiêu đó, toàn thể cán bộ công nhân viên của chi nhánh luôn phấn đấu, nỗ lực để hoàn thành những nhiệm vụ trọng tâm sau: - Xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh hàng năm, đảo bảo duy trì mức tăng trưởng ổn định, đảm bảo an toàn nguồn vốn cho chi nhánh, qua đó phát triển một cách bền vững và có hiệu quả. - Giữ vững và tăng trưởng thị phần, nâng cao sức cạnh tranh của chi nhánh so với các TCTD khác trên địa bàn. Qua đó góp phần khẳng định thương hiệu và uy tín của VietinBank. - Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên thông qua việc đào tạo, kèm cặp, hướng dẫn cũng như công tác trao đổi, tập huấn tại chi nhánh. Từ đó nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, - Bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh, chi nhánh luôn đề cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mình trên địa bàn, tích cực tham gia công tác an sinh xã hội, xây dựng nhà tình thương cho các hộ nghèo, tham gia kêu gọi và đóng góp các quỹ từ thiện trên địa bàn. 2.2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy Năm 2019 Chi nhánh có hội sở chính là chi nhánh cấp I với 07 phòng nghiệp vụ, 07 phòng giao dịch. Tổng số lao động toàn chi nhánh đến 31/12/2019 là 14717 lao động. Mô hình tổ chức của Chi nhánh như sau: 17 Số liệu do Phòng Tổ chức hành chính của đơn vị cung cấp 46 Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Vietinbank Vĩnh Phúc Trong đó có trên 80% nhân viên có trình độ đại học và trên đại học, còn lại đã được qua đào tạo qua hệ cao đẳng, trung học chuyên ngành ngân hàng. Hầu hết các cán bộ trong ngân hàng đều có kinh nghiệm lâu năm công tác, gắn bó với ngân hàng từ thời kỳ mới hoạt động. Tuy vậy Ban lãnh đạo ngân hàng vẫn thường xuyên chú trọng nâng cao trình độ cán bộ lãnh đạo về mọi mặt. Ngân hàng luôn quan tâm đến công tác đào tạo, thường xuyên tổ chức cỏc lớp học bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ cho cán bộ trong ngân hàng. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ công nhân viên của ngân hàng có tuổi đời còn trẻ (tuổi đời trung bình của cán bộ nhân viên ngân hàng là 31 tuổi), vì vậy rất năng động, nhiệt tình trong công việc và chịu khó học hỏi Nguồn: Phòng Tổ chức Vietinbank Vĩnh Phúc Phòng Giao dịch chuẩn Phòng Giao dịch Đa năng Phòng giao dịch Bắc Vĩnh Yên Phòng giao dịch Thăng Long Phòng giao dịch Nam Vĩnh Yên Phòng giao dịch Vĩnh Tường Phòng giao dịch Bắc Yên Lạc Phòng giao dịch Tam Đảo Phòng giao dịch Tam Dương Khối kinh doanh Phòng khách hàng doanh nghiệ p Phòng khách hàng Cá nhân Khối hỗ trợ Phòn g kế toán giao dịch Phòng HTT D Phòn g tổ chức hành chính Tổ thông tin điện toán Khối tác nghiệp Các Phòng giao dịch Khối quản lý rủi ro Phòng quản lý rủi ro & Nợ có vấn đề GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC 1 PHÓ GIÁM ĐỐC 2 PHÓ GIÁM ĐỐC 3 47 2.2.4 Tóm tắt kết quả kinh doanh giai đoạn 2016-2019 2.2.4.1 Hoạt động huy động vốn Công tác huy động vốn luôn được ban lãnh đạo VietinBank Vĩnh Phúc quan tâm và phát triển. Từ khi thành lập đến nay, chi nhánh luôn là lựa chọn tin cậy của nhiều tổ chức, cá nhân, hộ gia đình để gửi tiền tiết kiệm. Nhờ vậy, kết quả huy động vốn của VietinBank Vĩnh Phúc luôn đạt được những thành tích cao. Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động tại VietinBank Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2019 TT Chỉ tiêu 31/12/16 31/12/17 31/12/18 31/12/19 Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọn g (%) I Tổng nguồn vốn 7,097 100 7,310 100 7,748 100 8,213 100 1 VNĐ 5,322 75 5,336 73 6,044 78 6,267 76 2 Ngoại tệ (qui đổi) 1,774 25 1,974 27 1,705 22 1,946 24 II Cơ cấu nguồn vốn 7,097 100 7,310 100 7,748 100 8,213 100 1 Tiền gửi tổ chức 4,613 65 5,117 70 5,889 76 5,856 71 2 Tiền gửi dân cư 2,484 35 2,193 30 1,860 24 2,357 29 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2016-2019 của VietinBank Vĩnh Phúc Qui mô nguồn vốn năm 2019 đạt 8.213 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 465 tỷ đồng so với năm 2018. Đây là một thành tích rất đáng ghi nhận của chi nhánh trong nỗ lực huy động vốn. Tỷ lệ nguồn tiền gửi tổ chức (chủ yếu là tiền gửi thanh toán, tiền gửi kỳ hạn ngắn) có xu hướng gia tăng, tỷ lệ nguồn tiền gửi dân cư có xu hướng giảm xuống (chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn). Xét về đặc điểm, nguồn tiền gửi dân cư có xu hướng ổn định hơn, tuy nhiên, nguồn tiền gửi doanh nghiệp lại có chi phí thấp hơn, đem lại lợi nhuận cao hơn cho chi nhánh. 48 Cơ cấu nguồn vốn theo đồng tiền huy động khá ổn định trong đó tiền gửi ngoại tệ chiếm khoảng 22-27% tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi ngoại tệ vẫn tăng đều qua các năm 2016-2019, tỷ trọng đồng tiền này trong tổng cơ cấu huy động vốn cũng thể hiện xu hướng tăng trưởng ổn định. Chi nhánh Vĩnh Phúc vẫn duy trì và phát huy thế mạnh của một chi nhánh có khả năng huy động và tự ổn định nhu cầu ngoại tệ của chi nhánh rất tốt. Qua bảng số liệu trên có thể thấy hoạt động huy động vốn của chi nhánh có sự tăng trưởng tốt. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động giảm trong năm 2017 chủ yếu là do tiền gửi của khu vực dân cư giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do việc quy đình sàn lãi suất huy động của ngân hàng nhà nước dẫn đến lãi suất áp dụng cho đối tượng khách hàng này vào nhiều thời điểm là chưa đủ độ cạnh tranh với các NHTM cổ phần ngoài quốc doanh. 2.2.4.2 Hoạt động tín dụng Trong giai đoạn 2016-2019, dư nợ cho vay tại VietinBank Vĩnh Phúc luôn có sự tăng trưởng, và đã đạt mức 5.613 tỷ đồng năm 2019. Trong đó cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với cho vay trung dài hạn. Quy mô tín dụng của chi nhánh không ngừng được mở rộng, qua đó chiếm lĩnh thị phần, nâng cao khả năng cạnh tranh so với các TCTD trên địa bàn. Kết quả hoạt động tín dụng của chi nhánh được thể hiện trong bảng 2.2. 49 Bảng 2.2: Dư nợ cho vay tại VietinBank Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2019 T T Chỉ tiêu 31/12/16 31/12/17 31/12/18 31/12/19 Số tiền (tỷ đổng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đổng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đổng) Tỷ trọng (%) Số tiền(tỷ đổng) Tỷ trọng (%) I Tổng dư nợ và đầu tư 4,070 100 5,057 100 5,300 100 6,222 100 1 Đầu tư 560 14 700 14 700 13 609 10 2 Tổng dư nợ 3,510 86 4,357 86 4,600 87 5,613 90 Ngắn hạn 1,960 48 2,386 47 2,470 47 2,960 48 Trung, dài hạn 1,550 38 1,971 39 2,130 40 2,653 43 II Nợ quá hạn 1 Nợ nhóm 2 0 0 0 0 0 0 0 0 2 Nợ xấu 36,05 1.03 38,82 0.87 29,32 0.63 33,61 0.59 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2016-2019 VietinBank Vĩnh Phúc Tăng trưởng dư nợ tại VietinBank Vĩnh Phúc dựa trên cơ sở an toàn nguồn vốn, dư nợ giải ngân ra được thẩm định kỹ lưỡng, đảm buồn khả năng thu hồi nợ cho ngân hàng. Chính vì vậy, trong giai đoạn 2016-2019, chi nhánh không có nợ nhóm 2, nợ xấu được đẩy lùi từ mức 0.87% năm 2017 xuống còn 0.59% vào năm 2019. Qua đó khẳng định mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng tại VietinBank Vĩnh Phúc ở mức rất thấp, hiệu quả cho vay cao. 2.2.4.3 Các hoạt động dịch vụ Bảng 2.3: Các hoạt động dịch vụ khác tại VietinBank Vĩnh Phúc STT Chỉ tiêu Đơn vị 31/12/16 31/12/17 31/12/18 31/12/19 1 Thu dịch vụ triệu đồng 4,560 5,530 7,065 7,640 2 Phát hành thẻ thẻ 5,360 6,452 5,963 6,653 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2016 - 2019 VietinBank Vĩnh Phúc 50 Bên cạnh hoạt động huy động vốn và cho vay, công tác phát triển mảng dịch vụ ngân hàng cũng được chi nhánh quan tâm phát triển. Thu phí dịch vụ tại chi nhánh luôn có sự tăng trưởng tốt qua các năm, đóng góp một phần không nhỏ vào doanh thu và lợi nhuận chung của chi nhánh. Hoạt động phát hành thẻ cũng ghi nhận những kết quả khả quan. Hết năm 2019, theo báo cáo tổng hợp các sản phẩm thẻ, chi nhánh đã có hơn 6.600 các loại thẻ phát hành cho khách hàng. Bảng 2.4: Thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế và lãi kinh doanh ngoại tệ của VietinBank Vĩnh Phúc giai đoạn 2016 – 2019 STT Chỉ tiêu Đơn vị 2016 2017 2018 2019 1 Thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế triệu đồng 3,466 3,931 4,353 4,310 2 Lãi kinh doanh ngoại tệ triệu đồng 4,066 5,221 7,541 9,849 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2016-2019 VietinBank Vĩnh Phúc Giai đoạn 2016 - 2019, thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế và lãi kinh doanh ngoại tệ liên tục tăng trưởng qua các năm. Thu phí dịch vụ tăng 24.4% từ 3,466 triệu đồng lên 4,310 triệu đồng sau 4 năm; lãi kinh doanh ngoại tệ từ 4,066 triệu đồng của năm 2016 lên đến 8.249 triệu đồng vào năm 2019, tăng 142%. Điều này cho thấy sự hiệu quả của hoạt động thanh toán quốc tế tại VietinBank Vĩnh Phúc với sự đóng góp tích cực vào lợi nhuận chi nhánh. 2.2.4.4 Kết quả hoạt động kinh doanh Trên cơ sở đầu tư công nghệ của cả hệ thống, Vietinbank Vĩnh Phúc đã tập trung phát huy các ưu thế để nâng cao chất lượng dịch vụ, trên cơ sở đó đã thực hiện thành công định hướng huy động vốn tập trung từ các doanh nghiệp. Chi nhánh đã phát triển và thu hút được nhiều khách hàng lớn, có tiềm lực tài chính mạnh, có uy tín trên thị trường. Liên tục trong các năm qua Chi nhánh được tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý của Đảng, Nhà nước và của Ngành. Năm 2018 và 2019 chi nhánh có tỷ lệ tăng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nghien_cuu_hoat_dong_tin_dung_ban_le_tai_ngan_hang.pdf
Tài liệu liên quan