Luận văn Nghiên cứu khu hệ cá nhằm đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn lợi cá ở ngã ba Sông Hồng

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 11

1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CÁ NƯỚC NGỌT VIỆT NAM . 11

1.1.1. Thời kỳ Pháp thuộc trước năm 1945 . 11

1.1.2. Thời kỳ từ 1954 đến nay . 11

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁ Ở HỆ THỐNG SÔNG HỒNG . 13

1.2.1. Sơ lược về hệ thống sông Hồng . 13

1.2.2. Tình hình nghiên cứu khu hệ cá . 15

1.2.3. Nguồn lợi cá lưu vực sông Hồng . 16

1.3. VÙNG NGÃ BA SÔNG HỒNG VÀ PHỤ CẬN . 17

1.3.1. Vị trí địa lý . 17

1.3.2. Tình hình nghiên cứu cá . 18

1.3.2.1. Khu hệ cá sông Lô – Gâm - Chảy . 18

1.3.3.2. Khu hệ cá sông Đà . 19

1.3.3.3. Khu hệ cá sông Hồng – sông Thao . 20

1.3.3. Những vấn đề còn tồn tại . 21

Chương 2. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 23

2.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU . 23

2.1.1. Địa điểm nghiên cứu . 23

2.1.2. Thời gian nghiên cứu . 25

2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TÀI LIỆU . 25

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu . 25

2.2.2. Nguồn tài liệu . 25

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 25

2.3.1. Phương pháp thu thập và xử lý mẫu vật . 25

2.3.2. Phương pháp phân tích và định loại . 26

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 28

3.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU

. 28

3.1.1. Đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên . 28

3.1.1.1. Đặc điểm địa lý . 28

3.1.1.2. Đặc điểm khí hậu . 28

3.1.1.3. Đặc điểm thuỷ văn . 29

3.1.2. Đặc điểm kinh tế -xã hội của các huyện thị ven lưu vực Ngã ba sông. . 31

3.1.2.1. Dân số . 31

3.1.2.2. Cơ cấu ngành nghề và tình hình phát triển kinh tế . 32

3.1.2.3. Văn hóa, giáo dục và y tế. 34

3.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ THUỶ SINH VẬT . 35

3.2.1. Đặc điểm thuỷ lý . 35

3.2.2. Đặc điểm thuỷ hoá . 36

3.2.3. Đặc trưng về thuỷ sinh vật . 37

3.2.3.1. Thực vật nổi (Phytoplankton) . 37

3.2.3.2. Thực vật bám đáy (Periphyton) . 39

3.2.3.3. Động vật nổi (Zooplankton) . 39

pdf94 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 518 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu khu hệ cá nhằm đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn lợi cá ở ngã ba Sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề thuỷ sinh vật 3.2.3.1. Thực vật nổi (Phytoplankton) Thành phần thực vật nổi tại khu vực Ngã ba sông và vùng phụ cận bao gồm 55 loài, thuộc 3 ngành tảo: tảo Silic (Bacillariophyta), tảo Lục (Chlorophyta), vi khuẩn Lam (Cyanobacteria), (Hình 2, Phụ lục 1). 38 Trong thành phần loài thực vật nổi, chủ yếu là các loài đặc trưng cho thuỷ vực nước chảy (sông). Trong đó, tảo Silíc chiếm ưu thế về thành phần loài (26 loài chiếm 47,3% số loài), tảo Lục có 20 loài (36,4%), vi khuẩn Lam có 9 loài (16,4%). Cấu trúc thành phần loài như vậy là phản ánh thực tế của khu hệ tảo sông. Do chỉ khảo sát trong thời gian ngắn, cho nên số lượng loài thực vật nổi ở khu vực đã xác định được như trên còn ít hơn so với thực có. 48% 16% 36% Bacillariophyta Chlorophyta Cyanobacteria Hình 2: Tỷ lệ các nhóm TVN vùng Ngã ba sông Hồng và phụ cận Trong thành phần thực vật nổi, có sự phân bố rất rõ ràng các nhóm tảo theo các loại hình thuỷ vực khác nhau: nhóm tảo ưa nước chảy, sạch phân bố tại các thuỷ vực vùng đồi núi, như các chi Melosira, Nitzschia, Amphora, Surirella, Navicula, Synedra thuộc ngành tảo Silic; các chi Spyrogyra , Zignemopsis, Micrasterias, Closterium , Staurastrum, Crucigenia thuộc tảo Lục. Tuy nhiên, một số chi khác thuộc vi khuẩn Lam (chi Oscillatoria) trong điều kiện bình thường ít hoặc không xuất hiện tại sông nước chảy và thường thấy ở các thuỷ vực ao, hồ có dinh dưỡng cao, có biểu hiện ô nhiễm hữu cơ thì lại thấy xuất hiện tại sông trong các kỳ khảo sát mùa khô. 39 Mật độ thực vật nổi khảo sát trong đầu mùa khô (10/2009) không cao, dao động từ 1.350 đến 2.000 tế bào/lít. Tại các trạm khảo sát, nhóm tảo Lục chiếm ưu thế nhất về mật độ, tiếp đến nhóm tảo Silic và vi khuẩn Lam. Mật độ thực vật nổi khảo sát trong tháng 3/2009 cũng không cao, dao động từ 1.300 đến 2.450 tế bào/lít. 3.2.3.2. Thực vật bám đáy (Periphyton) Thực vật bám đáy là nhóm thực vật sống bám trên các giá thể ở đáy như mặt đá tảng hoặc tạo thành các màng thực vật trên đáy cát-bùn. Nhóm thực vật đáy này thực chất là một tập hợp của nhiều quần thể tảo và tuỳ thuộc vào từng dạng mà là tảo dạng sợi (dạng bùi nhùi, dạng khảm dày bám trên mặt đá hoặc trên nền đáy cát-bùn) và tảo đơn bào (dạng màng mỏng bám trên mặt đáy đá) thuộc các ngành tảo Silíc, vi khuẩn Lam và tảo Lục. Ngoài ra, còn có nhóm thực vật bám mặt đá là rêu. Quần xã rêu thường phát triển ở vùng ven bờ nơi có độ ẩm cao. Trong khu vực khảo sát, thực vật bám đáy chỉ thấy ở kiểu sinh cảnh bờ đá khối, chúng hình thành ở các vũng nước nông giữa các khối đá, đáy cát-bùn. Thực vật bám đáy là nguồn thức ăn rất quan trọng cho các nhóm ấu trùng côn trùng ở nước. Bởi vậy tại các nơi có nhiều thực vật bám đáy, thường thấy các quần thể ốc, ấu trùng côn trùng ở nước phát triển phong phú. 3.2.3.3. Động vật nổi (Zooplankton) Các kết quả phân tích mẫu vật thu được đã xác định được 28 loài và nhóm động vật nổi thuộc các nhóm trùng bánh xe (Rotatoria), giáp xác râu ngành (Cladocera), giáp xác chân chèo (Copepoda), có bao (Ostracoda) và ấu trùng côn trùng (Hình 3, Phụ lục 2). Số lượng các loài đã biết như trên còn thấp hơn so với thực tế có được. Thành phần loài động vật nổi hầu hết là các loài phân bố rộng bao gồm cả 40 các loài nước ngọt và nước lợ. Trong thành phần, giáp xác chân chèo chiếm ưu thế về số lượng loài (chiếm khoảng 40% tổng số loài). 14% 14% 36%36% Rotatoria Copepoda Branchiopoda Nhóm khác Hình 3. Tỷ lệ các nhóm ĐVN vùng Ngã ba sông Hồng và phụ cận Về số lượng, kết quả phân tích mẫu vật thu được trong 3 đợt khảo sát, mật độ ĐVN khá cao, dao động từ trên 500 con/m3 tới trên 32.000 con/m3. Các điểm khảo sát ở sông Lô có số lượng ĐVN cao nhất, (Bảng 4). Bảng 4: Mật độ các nhóm ĐVN ở vùng Ngã ba sông Hồng Địa điểm Copepoda (Con/m3) Cladocera (Con/m3) Rotatoria (Con/m3) Nhóm khác (Con/m3) s. Thao 330-840 180-630 30-60 30-60 s. Đà 750-1140 210-360 60-120 0 s. Lô 990-8040 1470-24360 60-240 30-60 s. Hồng 420-1020 195- 360 60-90 30-90 Ngã ba s. Hồng 180-1020 84-270 90 30-60 3.2.3.4. Động vật đáy (Zoobenthos) 41 Kết quả phân tích vật mẫu trong chuyến khảo sát, cùng với thống kê từ những dẫn liệu đã có, đã xác định được 42 loài ĐVĐ thuộc 31 giống, 18 họ, 6 bộ và 4 lớp. Trong động vật thân mềm, trai họ trai sông (Unionidae), hến họ (Corbiculidae) chiếm ưu thế về số loài cũng như phân bố rộng khắp vùng nước nông ven bờ. Trong ĐVĐ, chiếm ưu thế là hai nhóm: nhóm Ốc- Gastropoda có 18 loài (43%) và nhóm Hai mảnh vỏ- Bivalvia có 13 loài (31%). Hai nhóm còn lại có số lượng loài ít hơn, nhóm Côn trùng- Insect có 3 loài (7%), nhóm Giáp xác- Crustacea có 8 loài (19%), (Hình 4, Phụ lục 3). 19% 7%31% 43% Gastropoda Bivalvia Insect Crustacea Hình 4: Tỷ lệ các nhóm ĐVĐ vùng Ngã ba sông Hồng và phụ cận Trong số 42 loài thân mềm có trong khu hệ, có 2 loài trai nằm trong Sách Đỏ Việt Nam (2007): - Trai Vỏ nâu Chamberlainia hainensiana (Lea, 1856) (Phân hạng DD). Phân bố: sông Lô (Tuyên Quang, Việt Trì). - Trai Cóc nhẵn Cuneopsis (Procuneopsis) demangei (Haas, 1929) (Phân hạng: DD). Phân bố ngã ba sông Hồng tại Việt Trì, Phú Thọ. 42 Tuy nhiên, qua các đợt khảo sát điều tra, chúng tôi vẫn chưa thu được mẫu của 2 loài này. 3.3. ĐẶC ĐIỂM KHU HỆ CÁ 3.3.1. Đặc trưng về thành phần loài Kết quả điều tra cho thấy, khu hệ cá ở vùng Ngã ba sông Hồng và phụ cận có 91 loài thuộc 75 giống, 26 họ, 11 bộ. Trong đó, có 68 loài thu được mẫu trực tiếp, hoặc chụp được ảnh; 23 loài không thu được mẫu trực tiếp, mà chỉ ghi nhận từ kết quả phỏng vấn ngư dân các làng chài, người dân sống quanh khu vực và ở các chợ cá; 3 loài cá trước đây ghi nhận, nhưng hiện nay không còn gặp (cá Cháy, cá Chình nhật, cá Lợ). Danh sách các loài ghi nhận trong khu hệ cá tại vùng Ngã ba sông Hồng trình bày ở Bảng 5, Hình 5 và Phụ lục 5. Bảng 5: Danh sách các loài đã biết ở vùng Ngã ba sông Hồng và phụ cận tt Tên cá Tên khoa học 1 2 3 4 5 6 7 I. BỘ CÁ TRÍCH CLUPEIFORMES 1. Họ cá Trích Clupeidae 1. Cá Mòi cờ hoa Clupanodon thrissa (Linnaeus, 1758) x x x x EN M 2. Cá Cháy Tenualosa reeversii (Richardson, 1846) x x EN PV 2. Họ cá Trỏng Engraulidae 3. Cá Lành canh trắng Coilia grayii Richardson, 1844 x x x x M II. BỘ CÁ HỒI SALMONIFORMES 3. Họ cá Ngần Salangidae 4. Cá Ngần trắng Protosalanx chinensis (Basilewsky, 1855) x x x x M III. BỘ CÁ CHÌNH ANGUILLIFORMES 4. Họ cá Chình Anguillidae 5. Cá Chình Nhật Anguilla japonica Temminck & Schlegel, 1846 x EW PV 5. Họ cá Lịch cu Ophychthyidae 6. Cá Nhệnh Pisoodonophis boro (Hamilton, 1822) x PV 43 IV. BỘ CÁ CHÉP MỠ CHARACIFORMES 6. Họ cá Chép mỡ Characidae 7. Cá Chim trắng nước ngọt Colosoma brachypomum (Cuvier, 1818) x x x x M 7. Họ cá Vền Prochilodontidae 8. Cá Vền Nam Mỹ Prochilodus argenteus Spix & Agassiz, 1829 x x M V. BỘ CÁ CHÉP CYPRINIFORMES 8. Họ cá Chép Cyprinidae 9. Cá Cháo Opsarichthys bidens (Gunther, 1873) x x x M 10. Cá Trắm đen Mylopharyngodon piceus (Richardson, 1846) x x x x M 11. Cá Măng nhồng Luciobrama macrocephalus (Lacepede, 1803) x x x PV 12. Cá Trắm cỏ Ctenopharyngodon idella (Valenciennes, 1842) x x x x M 13. Cá Chày mắt đỏ Squaliobarbus curriculus Richardson, 1846 x x x x x M 14. Cá Chày chàng Ochetobius elongatus (Kner, 1867) x VU PV 15. Cá Măng Elopichthys bambusa (Richardson, 1844) x x x x VU M 16. Cá Mương nổi Hemiculter leucisculus (Basilewsky, 1855) x x x x M 17. Cá Dầu hồ Toxabramis houdemeri Pellegrin, 1932 x x M 18. Cá Tép dầu sông gai dài Hainania serrata Koller, 1927 x x x M 19. Cá Vền Megalobrama terminalis (Richardson, 1946) x x M 20. Cá Nhác Sinibrama affinis (Vaillant, 1892) x x x x 21. Cá Thiểu mắt to Ancherythroculter daovantieni Banarescu, 1967, x M 22. Cá Thiểu Culter erythropterus Basilewsky, 1855 x M 23. Cá Ngão gù Culter flavipinnis Tirant, 1883 x M 24. Cá Mại Metzia lineata (Pellegrin, 1907) x x M 25. Cá Tép dầu bụng bạc Metzia formosae (Oshima, 1920) PV 26. Cá Nhàng bạc Xenocypris argentea Gunther, 1868 x x PV 27. Cá Mần Xenocypris davidi Bleeker, 1871 x PV 28. Cá Mè trắng Việt Nam Hypophthalmichthys harmandi Sauvage, 1884 x x PV 29. Cá Mè trắng Trung Hypophthalmichthys molitrix (Valenciennes, 1844) x x x x M 44 Quốc 30. Cá Mè hoa Aristichthys nobilis Richardson, 1844 x x x M 31. Cá Thè be Acheilognathus tonkinensis Vaillant, 1892 x x M 32. Cá Thè be Rhodeus vietnamensis Yên, 1978 x x x M 33. Cá Cầy Paraspinibarbus macracanthus (Pellegrin & Chevey, 1936.) x x x x M 34. Cá Chày đất Spinibarbus hollandi Oshima, 1919 x x x x x M 35. Cá Đòng đong cân cấn Puntius semifasciolatus (Gunther, 1868) x x x x M 36. Cá Đong chấm Puntius brevis (Bleeker, 1850) x x M 37. Cá Đòng đong Puntius takhoaensis Nguyen & Doan, 1969 M 38. Cá Vũ Epalzeorhynchus mutabilis Lin, 1933 x PV 39. Cá Anh vũ Semilabeo obscurus Lin, 1981 x x x x VU M 40. Cá Dầm xanh Bagana lemassoni (Pellegrin & Chevey, 1936) x x x VU PV 41. Cá Trôi sông Cirrhinus molitorella (Valenciennes, 1844) x x x x x M 42. Cá Mrigan Cirrhinus mrigala (Hamilton, 1822) x x x x M 43. Cá Rô hu Labeo rohita (Hamilton, 1822) x x x M 44. Cá Dầm đất Osteochilus salsburyi Nichol & Pope, 1927 + M 45. Cá Lun Garra caudofascialata (Pellegrin & Chevey, 1936) x PV 46. Cá Diếc Carassius auratus (Linnaeus, 1758) x x x x x M 47. Cá Rưng Carassioides acuminatus (Richardson, 1846) x x x M 48. Cá Chép Cyprinus carpio Linnaeus, 1758 x x x x x M 49. Cá Chép Hung Cyprinus carpio carpio (Linnaeus, 1758) x x x M 50. Cá Lợ Cyprinus multitaeniata (Pelyegrin & Chevey, 1936) x x EW PV 51. Cá Gáy Cyprinus rubrofuscua Lacepede, 1803 x x x x M 52. Cá Đục ngộ Hemibarbus medius Yue x PV 53. Cá Đục chấm Hemibarbus macracanthus Lo, Yao & Chen, 1977 x M 54. Cá Đục đanh Saurogobio immaculatus Koller, 1927 x x x M 55. Cá Đục trắng dày Squalidus atromaculatus Nichol & Pope, 1927 x x x M 45 56. Cá Trỏng cơm Squalidus argentatus (Sauvage & Dabry, 1874) x x x M 57. Cá Đục đanh chấm Microphysogobius kachekensis (Oshima, 1926) x x M 58. Cá Đục hoa Microphysogobius sp1 x PV 59. Cá Đục râu Gobiobotia kelleri Banarescu & Nalbant, 1966 x x x M 9. Họ cá Chạch Cobitidae 60. Cá Chạch bùn Misgurnus anguillicaudatus (Cantor, 1842) x x x x x M 10.Họ cá Chạch suối Balitoridae 61. Cá Bám đá khuyết Beaufortia leveretti (Nichol & Pope, 1927) x x PV VI. BỘ CÁ NHEO SILURIFORMES 11. Họ cá Nheo Siluridae 62. Cá Nheo Silurus asotus Linnaeus, 1758 x x x x M 12. Họ cá Lăng Bagridae 63. Cá Bò Pelteobagrus fulvidraco (Richardson, 1846) x x x M 64. Cá Lăng Hemibagrus guttatus Lacepede, 1803 x x x x VU M 65. Cá Lăng sông Lô Hemibagrus sp. x x x x PV 66. Cá Ngang Pelteobagrus pluriadiatus (Vaillant, 1892) x x x x PV 67. Cá Quất Hemibagrus vietnamicus Mai, 1978 x x x M 68. Cá Mầm Pelteobagrus vachellii (Richardson, 1846) x x M 69. Cá Mịt Pseudobagrus virgatus (Oshima, 1926) x x x M 13. Họ cá Ngạnh Cranogranidae 70. Cá Ngạnh Cranoglanis henrici (Vaillant, 1893) x x x x M 14. Họ cá Trê Claridae 71. Cá Trê Clarius fuscus (Lacepede, 1803) x x x x M 72. Cá Trê phi Clarias gariepinus (Burchell, 1882) x M 15. Họ cá Tỳ bà Loricariidae 73. Cá Dọn bể Hypostomus punctatus (Valenciennes, 1840) x x x x x M 16. Họ cá Chiên Sisoridae 74. Cá Chiên Bagarius rutilus Ng.& Kottelat, 2000 x x x x VU M VII. BỘ CÁ NHÁI BELONIFORMES 46 17. Họ cá Nhái Belonidae 75. Cá Nhái nhiều vảy Xenentodon canciloides (Bleeker, 1853) x x M VIII. Bộ MANG LIỀN SYNBRANCHIFORMES 18. Họ Lươn Monopteridae 76. Lươn Monopterus albus (Zuiew, 1793) x x x x x M 19. Họ cá Chạch sông Mastacembelidae 77. Cá Chạch sông Mastacembelus armatus (Lacepede, 1800) x x x x x M IX. BỘ CÁ VƯỢC PERCIFORMES 20. Họ cá Rô Anabantidae 78. Cá Rô Anabas testudineus (Bloch, 1792) x x x x x M 21. Họ cá Tai tượng Osphronemidae 79. Cá Đuôi cờ Macropodus opercularis Linneaus, 1758 x x M 80. Cá Sặc bướm Trichogaster trichopterus (Pallas, 1770) x M 22.Họ cá Bống trắng Gobiidae 81. Cá Bống trắng Glossogobius giuris (Hamilton, 1822) x x x M 82. Cá Bống sông Hồng Rhinogobius honghensis Chen, Yan & Chen, 1999 x M 83. Cá Bống suối Rhinogobius duospilus (Herre, 1935) x M 84. Cá Bống đá Rhinogobius giurinus (Rutter, 1897) x x PV 85. Cá Bống đá khe Rhinogobius leavelli (Herre, 1935) x x x M 23. Họ cá Rô phi Cichlidae 86. Cá Rô phi thường Oreochromis mosambicus (Peters, 1852) x x x M 87. Cá Rô phi vằn Oreochromis niloticus (Linnaeus, 1758) x x x x x M 24. Họ cá Quả Channidae 88. Cá Quả, Cá Lóc Channa striata (Bloch, 1793) x x x M 89. Cá Chuối hoa Channa maculata (Lacepede, 1802) x EN PV X. BỘ CÁ BƠN PLEURONECTIFORMES 25. Họ cá Bơn Soleidae 90. Cá Bơn cát Cynoglossus trigrammus Gunther, 1842 x x x PV XI. BỘ CÁ NÓC TETRAODONTIFORMES 26. Họ cá Nóc Tetraodontidae 47 91. Cá Nóc Fugu ocellatus (Osbeck, 1757) x x x PV Tổng số 51 58 70 25 55 11 Chú thích: 1) Sông Thao; 2) Sông Đà; 3) Ngã ba sông Hồng; 4) Sông Hồng; 5) Sông Lô; 6) Phân hạng theo Sách Đỏ Việt Nam, 2007 7) Nguồn tài liệu: M- Mẫu vật, PV- Phỏng vấn Từ kết quả nghiên cứu ở Bảng 5 và Hình 5 cho thấy: vùng nước Ngã ba sông Hồng có số lượng loài nhiều nhất (70 loài), tiếp đó là sông Đà với 58 loài, sông Lô 45 loài. Sông Hồng (đoạn từ đoạn từ Việt Trì xuống Vĩnh Tường) có số loài ít nhất (chỉ 25 loài). Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra ở sông Lô có nhiều loài cá quý hiếm, có giá trị kinh tế nhất, như cá Anh vũ, cá Rầm xanh, cá Chiên, cá Lăng, cá Măng. Do sông Lô có đặc điểm nước trong, với nhiều hang, nền đáy đá, nhiều rêu, nên cá Rầm xanh, Anh vũ cư trú và sinh sản tập trung ở vùng này. Mùa nước cạn, mực nước sông Lô xuống thấp, nên cá Anh vũ, Rầm xanh theo dòng chảy, di chuyển xuống vùng ngã ba Việt Trì, nơi có vực nước sâu, và nhiều hang hốc để trú ngụ. Trên sông Đà có nhiều loài cá to như cá Chiên, cá Lăng, cá Ngạnh, cá Măng sinh sống, đặc biệt là ở vùng dưới chân đập hồ Hoà Bình. Trên sông Thao có nhiều loài cá quý như cá Trắm cỏ, cá Măng, cá Chầy mắt đỏ. Trên sông Hồng lại có các loài đặc trưng như cá Lăng, cá Ngạnh, cá Chiên, cá Trắm cỏ, đặc biệt là cá Mòi cờ hoa di cư từ biển vào sinh sản. Vùng Ngã ba sông Hồng là nơi hợp lưu của các sông Đà – sông Lô – sông Thao, nên thành phần loài cá đa dạng nhất, với nhiều loài cá quý. Nơi đây cũng là nơi cư trú, bãi đẻ, của nhiều loài cá, nhất là những loài cá lớn, sống đáy, ưa thích hang hốc và nền đáy cát sỏi như cá Lăng, cá Chiên, cá Ngạnh. Đây cũng là nơi trú ngụ của Cá Anh vũ, Rầm xanh trong mùa nước cạn, di chuyển từ sông Lô xuống, khi mực nước sông Lô xuống thấp. Vùng 48 ngã ba này cũng là địa điểm ưa thích của những loài cá di cư sinh sản từ biển vào như Cá Mòi cờ hoa, cá Cháy. 51 58 70 25 55 0 10 20 30 40 50 60 70 số loài sông Thao sông Đà Ngã ba s Hồng sông Hồng sông Lô vùng Hình 5: Số loài cá ở vùng Ngã ba sông Hồng và phụ cận 3.3.2. Đặc trưng về cấu trúc khu hệ cá Kết quả Bảng 6 và Hình 6 chỉ ra rằng, khu hệ cá tại vùng Ngã ba sông Hồng và vùng phụ cận khá đa dạng, gồm 91 loài thuộc 11 bộ, 26 họ, 75 giống. Trong đó, bộ cá Chép là đa dạng nhất (53 loài, 58,2 %), bộ cá Nheo (13 loài, 14,3 %), bộ cá Vược (12 loài, 13,2 %). Các bộ cá khác chỉ chiếm giá trị rất nhỏ (từ 1,1% đến Bảng 6. Cấu trúc thành phần loài theo các bộ cá ở vùng Ngã ba sông Hồng và phụ cận stt Tên khoa học Số họ Số giống Số loài 49 n % n % n % 1 Clupeiformes 2 7,7 3 4,0 3 3,3 2 Salmoniformes 1 3,8 1 1,3 1 1,1 3 Anguilliformes 2 7,7 2 2,7 2 2,2 4 Characiformes 2 7,7 2 2,7 2 2,2 5 Cypriniformes 3 11,5 43 57,3 53 58,2 6 Siluriformes 6 23,1 12 16,0 13 14,3 7 Beloniformes 1 3,8 1 1,3 1 1,1 8 Synbranchiformes 2 7,7 2 2,7 2 2,2 9 Perciformes 5 19,2 7 9,3 12 13,2 10 Pleuronectiformes 1 3,8 1 1,3 1 1,1 11 Tetraodontiformes 1 3,8 1 1,3 1 1,1 Tổng 26 100 75 100 91 100 Xét tính đa dạng về bậc họ cho thấy: Đa dạng nhất là bộ cá Nheo với 6 họ chiếm 23,1 %, tiếp đến là bộ cá Vược với 5 họ chiếm 19,23 %, bộ cá Chép với 3 họ chiếm 11,3 %. Có 4 bộ là bộ cá Trích, bộ cá Chình, bộ cá Chép mỡ, và bộ Mang liền có 2 họ chiếm 7,7 %, 4 bộ còn lại mỗi bộ chỉ có 1 họ chiếm 3,8 %. Về bậc giống: Đa dạng nhất là bộ cá chép với 43 giống chiếm 57,3 %, tiếp đến là bộ cá Nheo với 12 giống chiếm 16 %. Bộ cá Vược với 7 giống chiếm 9,3 %. Bộ cá Trích với 3 giống, chiếm 4,0 %. Còn lại các bộ cá Chình, bộ cá Chép mỡ, bộ Mang liền có số lượng 2 giống. Các bộ còn lại với số lượng 1 giống. 50 Về bậc loài: Đa dạng nhất là bộ cá Chép với 53 loài chiếm 58,2 %. Tiếp đến là bộ cá Nheo với 12 loài chiếm 14,3 %. Bộ cá Vược với 12 loài chiếm 13,2 %. Bộ cá Trích có 3 loài chiếm 3,3 %. Các bộ còn lại có số loài rất ít (từ 1 – 2 loài). 14% 13% 14%59% Cypriniformes Siluriformes Perciformes Nhóm khác Hình 6: Tỷ lệ loài của các bộ cá ở vùng Ngã ba sông Hồng và phụ cận 3.3.3. Các loài cá quý hiếm, nằm trong Sách Đỏ Việt Nam Trong qúa trình phát triển kinh tế xã hội, do những nguyên nhân khác nhau nên nhiều loài động, thực vật đã bị tuyệt chủng hoặc bị đe doạ tuyệt chủng, các nguồn tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học không ngừng bị suy giảm. Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên thế giới (IUCN) đã đưa ra các bộ Sách Đỏ nhằm cung cấp một cách khoa học và có hệ thống danh sách về tình trạng bảo tồn và đa dạng của các loài động thực vật đang có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới. Ở Việt Nam, việc đánh giá tình trạng bị đe doạ và phân hạng theo tiêu chuẩn của IUCN, cũng như các dẫn liệu về phân bố, số lượng, sinh học, sinh thái của các loài quý hiếm cũng như danh sách các loài quý hiếm được tổng kết trong 2 tập Danh Lục Đỏ và Sách Đỏ Việt Nam (2007). 51 Theo kết quả điều tra khu hệ cá, đối chiếu với danh sách các loài cá quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng được ghi trong Danh Lục Đỏ và Sách Đỏ Việt Nam, 2007, cho thấy, ở vùng Ngã ba sông Hồng có 11 loài cá quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng thuộc 6 họ, 4 bộ. Trong số đó, có 8 loài thu được mẫu hoặc chụp ảnh trực tiếp (Cá Anh vũ, cá Rầm xanh, cá Chuối hoa, cá Măng, cá Lăng, cá Ngạnh, cá Chiên, cá Lợ, cá Mòi cờ hoa); 3 loài không thu được mẫu (cá Chình nhật, cá Cháy, cá Chày chàng ) trong cả 3 đợt điều tra thu mẫu. Các thông tin về tên loài, phân hạng, tập tính, nơi cư trú và hình ảnh của chúng được thể hiện dưới đây và ở Phụ lục 5. Cá Cháy (Tenualosa reevesi (Rich., 1846)) (Phân hạng: EN A1a,d B2a,b,c). Cá sống ở biển, có tập tính di cư lên thượng nguồn sông để đẻ trứng. Nơi đẻ trứng/phân bố: Sông Đà (Thác Bờ, Hòa Bình), sông Hồng (Yên Bái, Phú Thọ), Sông Lô-Gâm. Cá Mòi cờ hoa (Clupanodon thrissa (L,. 1758) (Phân hạng EN A1a,d B1+2a,b,c). Sống ở ven biển, có tập tính di cư lên thương nguồn sông để đẻ trứng. Nơi đẻ trứng/phân bố: Sông Hồng (Việt Trì, Đoan Hùng), sông Lô, sông Thao. Cá Chình Nhật (Angilla japonica Tem. et Schle. 1846) (Phân hạng: EW). Cá sống ở nước ngọt, khi thành thục di cư ra biển sâu đẻ trứng. Phân bố: sông Hồng (Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định). Hiện nay, hầu như không còn gặp cá Chình Nhật ngoài tự nhiên nữa. Qua 3 đợt khảo sát, chúng tôi chỉ ghi nhận có cá Chình Nhật có ở gần Ngã ba sông Hồng, khu vực Ba Vì, Hà Nội. Cá Lợ thân thấp (Cyprinus multitaeniata Pell. & Chev., 1936) (Phân hạng: EW). Phân bố ở sông Đà (Hoà Bình), Sông Thao (Phú Thọ, Yên Bái), sông Lô - Gâm (Tuyên Quang). 52 Cá Măng (Elopichthys bambusa (Richard., 1884)). (Phân hạng: VU A1c,d B2a,b). Cá sống ở trung lưu sông Hồng. Hiện cá Măng còn nhiều, nhưng chủ yếu là loại nhỏ. Cá Chày chàng (Ochetobus elongatus (Kner, 1867). (Phân hạng: VU A1c,d B1+2a,b). Cá sống ở sông suối, hồ chứa Bắc Bộ đến sông Mã. Cá Anh vũ (Semilabeo obscurus Lin, 1981) (Phân hạng VU A1c,d B1+2a,b). Cá phân bố ở trung và thượng lưu sông Đà, sông Thao, sông Chảy, sông Lô-Gâm. Cá Rầm xanh (Sinilabeo lemassoni (Pell. & Chev., 1936)) (Phân hạng VU A1c,d B2a,b). Cá phân bố chủ yếu ở trung và thượng lưu các sông lớn thuộc hệ thống sông Hồng (Sông Lô-Gâm, sông Chảy, sông Thao, sông Đà), sông Thái Bình. Cá Lăng chấm (Hemibagrus guttatus (Lacepede., 1803)) (Phân hạng VU A1c,d B2a,b). Cá phân bố rộng tập trung chủ yếu ở trung và thượng lưu các vùng sông lớn thuộc hệ thống sông Hồng (Sông Lô-Gâm, sông Chảy, sông Thao, sông Đà), sông Thái Bình. Cá Chiên (Bagarius rutilus Ng et Kottelat, 2000) (Phân hạng VU A1c,d B2a,b). Các tài liệu thống kê được tới nay cho thấy, cá Chiên sống trong các hệ thống sông lớn ở các tỉnh phía Bắc, có nhiều ở các hệ thống sông Hồng (Sông Lô-Gâm, sông Chảy, sông Thao, sông Đà), sông Thái Bình. Cá Chuối hoa (Channa maculata Lacepede, 1802) (phân hạng EN A1c,d). Cá phân bố rộng ở các sông, hồ, ao Bắc Bộ. 3.3.4. Các loài cá có giá trị kinh tế 3.3.4.1. Danh sách các loài cá kinh tế 53 Cá kinh tế là những loài vừa có sản lượng cao, vừa có chất lượng tốt được nhiều người ưa chuộng, khai thác phục vụ cho nhiều mục đích của đời sống, trước hết dùng làm thức ăn, làm cảnh. Trên cơ sở các tài liệu đã nghiên cứu và kết quả của 3 đợt điều tra cho thấy, các loài cá được coi là có giá trị kinh tế ở khu vực Ngã ba sông Hồng hiện có 27 loài (Bảng 7, Hình 7). Bảng 7: Danh sách các loài cá kinh tế ở vùng Ngã ba sông Hồng và phụ cận 1. cá Mòi cờ hoa 16. cá Đục đanh 19. Lươn 2. cá Lăng 11. cá Trắm đen 20. cá Thiểu 3. cá Chiên 12. cá Bò 21. cá Mương 4. cá Ngạnh 13. cá Bỗng 22. cá Lành canh 5. cá Nheo 14. cá Anh vũ 23. cá Qủa, cá Lóc 6. cá Trôi ta 15. cá Rầm xanh 24. cá Vược sông 7. cá Chép 10. cá Vền 25. cá Rô phi vằn 8. cá Măng đậm 17. cá Diếc 26. cá Bống cát 9. cá Chày đỏ mẳt 18. cá Trê 27. cá Mè hoa Trong số các loài cá kinh tế này, có những loài cá kinh tế phổ biến cho cả nước như cá Chép, cá Nheo, cá Bống cát, cá Qủa,... Một số loài cá chỉ có mặt ở trong vùng, là những đối tượng kinh tế, mang tính đặc trưng chỉ có ở hệ thống Hồng hoặc khu vực Ngã ba sông như cá Trắm đen, cá Chiên, cá Lăng, cá Anh vũ, cá Rầm xanh, cá Mòi cờ hoa. Cũng ở trong khu hệ cá này, một số loài trước đây có giá trị kinh tế, có sản lượng cao, song hiện tại đã mất đi hoặc còn tồn tại nhưng sản lượng rất thấp, trở thành loài quý hiếm như: cá Cháy, cá Mòi cờ hoa, cá Anh vũ, Rầm xanh, cá Chình Nhật, cá Chiên, cá Lăng, cá Bỗng, cá Lành canh trắng. Ngược lại, có loài trước đây ít được khai thác nhưng hiện nay lại trở thành những loài rất giá trị, hoặc những loài mới di nhập tạo nên sản lượng khai 54 thác cao, đã trở lên quen thuộc trong đời sống của cư dân như: cá Vược sông, cá Rô phi. Nhiều loài được tuyển chọn để nuôi trong các ao, hồ, lồng bè (cá Trắm đen, cá Trắm cỏ, cá Mè hoa, cá Bỗng, cá Lăng, ...), hoặc nuôi làm cảnh (cá Cọ bể, cá Đuôi cờ, cá Sặc, cá Vàng), hay có tác dụng như biện pháp sinh học chống lại các mầm bệnh (diệt bọ gậy): cá Rô cờ, cá Sặc bướm,... 3.3.4.2. Gía trị kinh tế Trong các loại cá có giá trị kinh tế ở vùng Ngã ba sông Hồng, loài có giá thành cao nhất hiện nay là: cá Anh vũ: 2-4 triệu/kg; cá Rầm xanh 0,8-1 triệu/kg; cá Chiên 400-800 nghìn/kg; cá Ngạnh 400-500 nghìn/kg; cá Lăng: 200 nghìn/kg; cá Chép: 60-100 nghìn/kg; cá Măng: 100-120 nghìn/kg; cá Chày mắt đỏ: 40-60 nghìn/kg; cá Đục: 100 nghìn/kg (Bảng 8). Nhìn chung, giá bán các loài cá tăng đáng kể so với trước đây, nhưng do sản lượng cá thấp, đánh bắt thất thường nên đời sống ngư dân vẫn khá vất vả, khó khăn. Bảng 8: Gía bán một số loài cá kinh tế (09/ 2009) Loại cá Tại thuyền (Ngã ba sông Hồng) chợ Việt Trì Hà Nội Cá Mòi cờ 20-30 40-45 70-90 Cá Lăng 400 500 500-700 Cá Chiên 200-300 500 500 Cá Ngạnh 400-500 600-700 900-1000 Cá Nheo 100 100-120 150 Cá Trắm đen 100-120 150 200-250 Cá Trắm cỏ 80 100 100-150 Cá Chầy mắt đỏ 30-40 50-60 / Cá Đục đanh 80- 100 120 200 Cá Trôi ta 20-40 50 / Cá Rô phi 10-20 20-25 40-80 55 Cá Lành canh 10-20 40 / (Đơn vị tính: nghìn đồng) Như vậy, khu hệ cá vùng Ngã ba sông Hồng và phụ cận khá đa dạng về thành phần loài, trong đó số loài có giá trị kinh tế có đến 27 loài, đặc biệt là số lượng loài quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng cao, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, 2007 là 11 loài, (Hình 7). Do vậy, vùng Ngã ba sông Hồng là một trong những thuỷ vực nội địa có số lượng loài bị đe doạ rất lớn. 91 27 11 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 tổng số loài loài kinh tế loài trong SĐVN Hình 7: Thành phần các nhóm loài trong khu hệ cá vùng nghiên cứu 3.3.5. Đặc tính sinh học của cá Mòi cờ hoa. Cá Mòi cờ hoa là loài cá nhỏ, sống ở Vịnh Bắc Bộ. Hằng năm đến mùa đẻ trứng, cá di cư vào hệ thống sông lớn của Miền Bắc, nhất là hệ thống sông Hồng để sinh sản, trở thành nguồn lợi lớn cho cư dân dọc các triền sông. Cá có thị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluanvanthacsi_chuaphanloai_53_903_1870090.pdf
Tài liệu liên quan