Luận văn Nghiên cứu một số đặc tính nông sinh học của các mẫu giống đậu tương địa phương thu thập từ các tỉnh miền núi phía Bắc

MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ ĐẬU TƯƠNG TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

2.1. Vai trò của đậu tương

2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương trong ngoài nước

2.2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương trên thế giới

2.2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu trong nước

2.3. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài

PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Nội dung.

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Vật liệu nghiên cứu

3.2.2. Địa điểm nghiên cứu

3.2.3. Phương pháp thí nghiệm

3.2.4. Quy trình kỹ thuật

3.2.4.1. Mật độ

3.2.4.2. Phân bón

3.2.4.3. Làm cỏ

3.2.4.4. Tưới nước

3.2.4.5. Sâu bệnh

3.2.5. Các chỉ tiêu theo dõi

3.2.5.1. Tỷ lệ nảy mầm và thời gian nảy mầm

3.2.5.2. Hình thái của các giống

3.2.5.3. Các giai đoạn sinh trưởng của các giống đậu tương thí nghiệm

3.2.5.4. Sự tăng trưởng chiều cao và tốc độ tăng trưởng chiều cao

3.2.5.5. Đo chỉ số diện tích lá

3.2.5.6. Quá trình tích lũy chất khô

3.2.5.7. Chỉ tiêu nốt sần

3.2.5.8. Theo dõi ra hoa và động thái ra hoa

3.2.5.9. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của các mẫu giống đậu tương trong thí nghiệm

4.1.1. Tỷ lệ nảy mầm và thời gian nảy mầm của các mẫu giống đậu tương

4.1.2. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các mẫu đậu tương thí nghiệm

4.1.2.1. Thời kỳ mọc đến bắt đầu ra hoa

4.1.2.2. Thời kỳ từ ra hoa đến kết thúc hoa

4.1.2.3. Thời kỳ kết thúc hoa đến quả chắc

4.1.2.4. Thời kỳ quả chắc đến thu hoạch

4.2. Đặc điểm sinh trưởng phát triển của các mẫu giống đậu tương địa phương thí nghiệm

4.2.1 Một số đặc trưng hình thái của các mẫu giống địa phương

4.2.2. Chiều cao thân chính và tốc độ tăng trưởng chiều cao thân

4.2.3. Số lá và số cành trên thân chính

4.2.4. Chỉ số diện tích lá qua các thời kì sinh trưởng.

4.2.5. Quá trình tích lũy chất khô của các mẫu giống đậu tương

4.2.6. Sự hình thành và phát triển nốt sần của các mẫu giống đậu tương

4.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

4.3.1. Các yếu tố cấu thành năng suất

4.3.1.1. Tổng số hoa trên cây

4.3.1.2. Tổng số quả trên cây

4.3.1.3. Tỷ lệ quả chắc, tỷ lệ quả1 hạt, 3 hạt trên cây

4.3.1.4. Khối lượng 1000 hạt

PHẦN 5: KẾT LUẬN – TỒN TẠI - ĐỀ NGHỊ

5.1. Kết luận

5.1.1. Kết luận về sự sinh trưởng và phát triển của các mẫu giống đậu tương địa phương

5.1.2. Kết luận về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

5.2.Tồn tại

5.3. Đề nghị

 

 

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6754 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu một số đặc tính nông sinh học của các mẫu giống đậu tương địa phương thu thập từ các tỉnh miền núi phía Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3-4 lá kết hợp bón thúc, xới và vun. -lần 2. Lúc ra hoa kết hợp bón thúc, xới và vun cao lần cuối. 3.2.4.4. Tưới nước. -Tưới vào thời điểm khi độ ẩm dưới 70% so với độ ẩm tối đa đồng ruộng. 3.2.4.5. Sâu bệnh. -Thường xuyên quan sát kiểm tra trên đồng ruộng và có biện pháp tiến hành phòng và trừ sâu thích hợp. -Thời kỳ mọc thường hay có sâu xám tiến hành bắt và buổi sáng hoặc chiều mát. -Thời kỳ cây non có thể có sâu cuốn lá phải kịp thời phát hiện để phòng trừ. -Các giai đoạn sau chú ý sâu bệnh hại hoa và hại quả. Sơ đồ bố trí thí nghiệm: Dải bảo vệ Dải bảo vệ 04 49 11 43 Dải bảo vệ 12 57 81 03 02 06 01 42 52 71 10 65 63 59 07 09 Dải bảo vệ 3.2.5. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI. 3.2.5.1.Tỷ lệ nảy mầm và thời gian nảy mầm. -Tỷ lệ nảy mầm của các giống: Lấy 100 hạt mỗi giống gieo trên ô thí nghiệm hoặc khay. Sau đó đếm số hạt nảy mầm, Từ đó tính được tỷ lệ nảy mầm của các giống trên từng ô thí nghiệm. Tỷ lệ mọc mầm=Số hạt nảy mầm ´100%/Số hạt gieo -Thời gian nảy mầm. Tính từ khi gieo hạt đến khi có >50% số hạt mọc vươn lên khỏi mặt đất xòe hai lá mầm ra trên mỗi ô. 3.2.5.2. Hình thái của các giống. -Màu sắc thân, số nhánh cấp 1, màu sắc lông. -Hình dạng lá, số lá chét. -Màu sắc hoa. -Màu sắc quả, hạt. 3.2.5.3 Các giai đoạn sinh trưởng của các giống đậu tương thí nghiệm. -Thời gian gieo đến khi nảy mầm:Khi có 50% số cây nảy mầm. -Thời gian từ nảy mầm đến ra hoa:Khi trên ô có >50% cây có hoa. -Thời gian ra hoa đến kết thúc ra hoa. Tính từ khi cây ra hoa đến khi trên mỗi ô thí nghiệm có >50% số cây có hoa cuối cùng tàn. -Thời gian hoa tắt đến quả chắc. Quả chắc khi có > 50% số quả nhân đã hình thành đạt kích thước tối đa. -Thời gian từ khi quả chắc đến chín hoàn toàn:Quả chín khi có >50% số cây lá đã vàng, quả đã vàng khô. -Tổng thời gian sinh trưởng: Là thời gian từ khi gieo hạt cho đến khi quả chín có thể thu hoạch được. 3.2.5.4. Sự tăng trưởng chiều cao và tốc độ tăng trưởng chiều cao. -Cách tiến hành: +Cố định cây trên mỗi ô gồm 5 cây ngẫu nhiên bằng cọc đánh dấu. +Đo khi cây có từ 2-3 lá thật cho đến khi cây ngừng sinh trưởng về chiều cao và đo lần cuối khi thu hoạch. +Cách đo: Đo từ gốc đến đỉnh sinh trưởng của cây. +Thời gian đo: 7 ngày đo một lần đối với tất cả các giống. +Kết hợp với đo chiều cao là đếm số lá và số nhánh cấp 1. +Từ chiều cao thu được đánh giá động thái tăng trưởng chiều cao cây qua các lần đo của các giống. Bằng cách tính tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây trong ngày. 3.2.5.5. Đo chỉ số diện tích lá. -Đo chỉ số diện tích lá trong 3 thời kỳ bằng phương pháp cân nhanh. Mỗi lần lấy 3-5 cây ở các thời kỳ sau: +Thời kỳ ra hoa. +Thời kỳ hoa rộ. +Thời kỳ quả chắc. -Chỉ số diện tích lá được tính theo công thức: CSDTL=Diện tích lá của một cây(m2/cây)´ Mật độ(cây/m2). Đơn vị là:m2 lá/m2 đất. 3.2.5.6. Quá trình tích lũy chất khô. Kết hợp với đo chỉ số diện tích lá. Đo quá trình tích lũy chất khô. -Tiến hành: Lấy các mẫu giống đo trọng lượng tươi của các mẫu giống. -Sau đó cho các mẫu giống và túi giấy và sấy đến trọng lượng không đổi. Đem ra và cân trọng lượng chất khô của các mẫu giống. -Đánh giá tốc độ tích lũy chất khô qua bảng số liệu thu được. 3.2.5.7. Chỉ tiêu nốt sần. -Tiến hành cùng với đo chỉ số diện tích lá và khả năng tích lũy chất khô. -Tưới đẫm cho 5 cây trước khi nhỗ. Khi nhổ phải khéo để không làm rụng nốt sần. Lọc đất để lấy nốt sần. -Đếm tổng số nốt sần trên cây. -Đếm tổng số nốt sần hữu hiệu trên cây. Là những nốt sần có màu tím, dịch tím. -Tính tỷ lệ nốt sần hữu hiệu. -Đếm ở 3 thời kỳ như trên. 3.2.5.8 Theo dõi ra hoa và động thái ra hoa. -Khi cây ra hoa thì tiến hành đếm hoa ở 5 cây đã đánh dấu vào lúc 7-8h sáng hàng ngày. -Thu được tổng số hoa và từ đó suy ra khả năng và tỷ lệ đậu quả. 3.2.5.9. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất. -Các yếu tố cấu thành năng suất. +Số hoa trên cây. + Số quả trên cây và tỷ lệ đậu quả +Tỷ lệ quả chắc trên cây. +Số hạt trên quả. +Trọng lượng P100, (P1000) hạt. -Năng suất. +Năng suất lý thuyết = (tạ/ha) NSCT: Năng suất cá thể (g/cây). MD: Mật độ(cây/m2) +Năng suất thực thu = (Tạ/ha) NSTTOTN: Năng suất thực thu tổng ô thí nghiệm (g/m2) DTOTN: Diện tích mỗi ô thí nghiệm (m2) PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. CÁC THỜI KỲ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC MẪU GIỐNG ĐẬU TƯƠNG TRONG THÍ NGHIỆM. Cây đậu tương nói riêng và các cây trồng khác nói chung từ khi gieo cho đến khi thu hoạch đều trải qua một quá trình sinh trưởng và phát triển. Đây là kết quả tổng hợp của toàn bộ chức năng sinh lý trong cây như quang hợp, hô hấp, tích luỹ vận chuyển... Sinh trưởng của cây trồng là quá trình tạo mới các yếu tố cấu trúc, kết quả là dẫn đến sự tăng lên về số lượng kích thước của tế bào, của các cơ quan trong cây. Phát triển là sự biến đổi về chất của các tế bào, cơ quan. Từ đó dẫn đến những biến đổi về cấu trúc chức năng của cây. Sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ không thể tách rời. Đây là hai quá trình xen kẽ nhau và cùng thúc đẩy nhau. Chúng nằm trong một thể thống nhất đó là cây. Sinh trưởng là cơ sở cho sự phát triển và ngược lại phát triển tạo tiền đề cho sinh trưởng. Đối với đậu tương, sinh trưởng là quá trình tăng lên không ngừng chiều cao thân chính, số lá, số nhánh, quá trình lớn lên của quả và hạt cho đến khi đạt kích thước tối đa. Phát triển đó là quá trình biến đổi từ hạt mọc mầm thành cây con, ra nhánh, ra lá mới, quá trình tạo hoa, hình thành quả, hạt và chín. Nhờ có hai quá trình trên mà cây đậu tương hoàn thành được chu kỳ sống của mình. 4.1.1. TỶ LỆ NẢY MẦM VÀ THỜI GIAN NẢY MẦM CỦA CÁC MẪU GIỐNG ĐẬU TƯƠNG. Một giống đậu tương tốt đồng nghĩa với hạt giống của giống đó nảy mầm tốt. Vì thế tỷ lệ nảy mầm của một giống là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá một giống tốt. Một giống có tỷ lệ nảy mầm cao, sức nảy mầm khoẻ, thời gian nảy mầm hợp lý có thể đánh giá là giống tốt. Tuy nhiên tỷ lệ nảy mầm cao hay thấp ngoài việc do bản chất di truyền của giống quyết định còn do diều kiện thu hoạch phơi khô, bảo quản hạt giống. Việc bảo quản hạt giống tốt không những làm cho hạt giống đạt tỷ lệ nảy mầm cao, khoẻ ở một vụ mà còn nhiều vụ sau nữa. Trong điều kiện ngoại cảnh giống nhau giữa các giống thì tỷ lệ nảy mầm và thời gian nảy mầm chỉ phụ thuộc vào bản chất di truyền của giống. Thông thường các giống khác nhau luôn có tỷ lệ nảy mầm khác nhau đặc trưng cho giống. Quá trình nảy mầm của hạt giống được tính từ khi gieo hạt đến khi mọc xoè lên hai lá mầm trên mặt đất. Quá trình nảy mầm diễn ra đầu tiên là hạt hút nước và trương lên. Lượng nước hạt cần phụ thuộc hạt cây trồng khoảng 60-70% so với trọng lượng của hạt. Sau đó các hạt chất trong hạt như protein, lipit... được phân giải. Trong quá trình nảy mầm hạt rất cần H2O, O2 để phân giải các hợp chất. Sau vài ngày nhờ sự duỗi ra của vòng cung của trục dưới lá mầm. Mầm cây mọc lên khỏi mặt đất, lá mầm xoè ra. Khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, lá mầm và các bộ phận khác hình thành diệp lục biến thành màu xanh. Do đó lá mầm có thể quang hợp một ít, tuy nhiên lượng quang hợp không đáng kể. Đây là thời kỳ quan trọng với cây đậu tương, bởi nó quyết định đến thời kỳ sinh trưởng, phát triển về sau của cây cũng như có ý nghĩa về số lượng cây trên đồng ruộng được dẫn đến ảnh hưởng đến năng suất quần thể. Thời kỳ nảy mầm ngắn hay dài chịu ảnh hưởng của chất lượng hạt giống và điều kiện ngoại cảnh. Đối với các mẫu giống thí nghiệm gieo ở vụ xuân 2003 qua quá trình theo dõi chúng tôi nhận được kết quả ở bảng 1. Bảng 1: Tỷ lệ và thời gian nảy mầm của các giống. Mẫu giống Tỷ lệ nảy mầm (%) Thời gian nảy mầm (ngày) 01 74 8 02 86 6 03(ĐC) 87 7 04 90 7 06 80 6 07 98 7 09 90 6 10 85 7 11 85 8 12 90 6 42 84 8 43 75 7 49 90 7 52 95 7 57 84 8 59 94 7 63 86 6 65 98 7 71 93 7 81(ĐC) 95 7 Dựa vào số liệu của bảng 1 chúng tôi thấy các mẫu giống đều có tỷ lệ mọc mầm cao. Một số giống có tỷ lệ nảy mầm cao như giống 07 (98%), 65 (98%), giống 52 (95%),giống 81(Đ/c)(95%). Bên cạnh đó có giống 01 có tỷ lệ nảy mầm thấp nhất (74%), giống 43 (75%). Các giống còn lại có tỷ lệ nảy mầm khá cao từ 80%- 94%. Trong đó giống đối chứng 03 là 87%. Qua theo dõi cho thấy khi gieo trong điều kiện thời tiết nhiệt độ tương đối thấp, độ ẩm cao các giống nảy mầm không được thuận lợi. Điều đó cũng kéo theo việc thời gian nảy mầm dài từ 6 – 8 ngày. Giống có thời gian nảy mầm dài là: 01,11, 42, 57 đều nảy mầm sau 8 ngày gieo. Các giống 02, 06, 09, 12, 63 có thời gian nảy mầm ngắn hơn là 6 ngày sau gieo. Hai giống đối chứng 03, 81 đều nảy mầm trong vòng 7 ngày sau gieo tức là có cùng thời gian với các giống còn lại. Nhìn chung, trong vụ xuân 2003 thời gian nảy mầm của đa số các giống là sau gieo 7 ngày. Qua nghiên cứu cho thấy các mẫu giống đậu tương địa phương có khả năng nảy mầm khá cao và thời gian nảy mầm hợp lý. Điều đó nói lên khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh của môi trường sống. 4.1.2. CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC MẪU ĐẬU TƯƠNG THÍ NGHIỆM. Thời gian sinh trưởng và phát triển của một giống đậu tương đó là đặc tính di truyền của giống. Như đã nói ở trên sinh trưởng và phát triển là kết quả tổng hợp của nhiều chức năng, quá trình sinh lý trong cây và phải trải qua các giai đoạn khác nhau liên tiếp gần như không tách rời.Các giai đoạn trước là tiền đề cho giai đoạn sau. Thời gian sinh trưởng, phát triển của một giống cây trồng nói chung là tổng hợp thời gian của các giai đoạn đó. Nói một cách đơn giản thời gian sinh trưởng của một giống đậu tương là tính từ khi gieo hạt xuống cho đến khi thu hoạch. Trong thời gian đó cây đậu tương phải trải qua 4 thời kỳ. Thời kỳ mọc (gieo – mọc) Thời kỳ cây con (mọc – ra hoa) Ra hoa – kết quả Kết quả - chín Cũng có thể chia thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây trồng thành 2 thời kỳ dựa vào các đặc trưng của mỗi thời kỳ: Sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Thời gian sinh trưởng của mỗi giống là đặc trưng của giống đó. Đặc trưng này là sự thích nghi của mỗi giống trong điều kiện sinh thái, trồng trọt khác nhau. Vì vậy các giống đậu tương khác nhau sẽ có tổng thời gian sinh trưởng là khác nhau. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào thời vụ điều kiện chăm sóc và các yếu tố ngoại cảnh tác động. Khảo sát các mẫu giống đậu tương không thể không quan tâm đến thời gian sinh trưởng, phát triển, các thời kỳ phát dục của các giống đậu tương. Bởi điều này không những chỉ có ý nghĩa trong khoa học nghiên cứu mà còn có ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất. Những giống đậu tương ngắn ngày, năng suất cao thường được ưu tiên trồng nhiều. Những nghiên cứu về thời gian sinh trưởng và các thời kỳ, giai đoạn phát dục giúp cho việc đánh giá các giống chín sớm hay chín muộn, từ đó cho phép áp dụng trong bố trí luân canh cây trồng, tăng vụ hợp lý, tạo điều kiện chọn ra các dòng giống đậu tương phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng, từng vụ khác nhau. Những kết quả mà chúng tôi nghiên cứu được về thời gian sinh trưởng phát triển của các mẫu giống đậu tương trong vụ xuân 2003 cho thấy: Thời gian sinh trưởng của các mẫu giống tập trung từ 85–103 ngày. Riêng có giống 01 là có thời gian sinh trưởng dài. Từ đó có thể chia các mẫu giống này theo thời gian sinh trưởng -Các giống chín sớm có thời gian sinh trưởng dưới 90 ngày gồm có: Giống 65, 71 (85 ngày), giống 06, 02,42 (88 ngày) -Các giống chín trung bình sớm từ 91 – 100 ngày. Gồm có các giống 04, 07, 09, 11,43,49, 52, 59 và 2 giống đối chứng là 03 (99 ngày), 81 (98 ngày) -Các giống chín trung bình trên 101 ngày chỉ có giống 12, 57, 10, 01. Nhìn chung các mẫu giống đậu tương địa phương có thời gian sinh trưởng trung bình sớm để có thể đánh giá cụ thể chúng tôi đã tiến hành theo dõi và lập bảng thời gian của các giai đoạn đối với các mẫu giống. Bảng 2: Thời gian sinh trưởng và phát triển của các mẫu giống đậu tương thí nghiệm. Mẫu giống Thời gian sinh trưởng (ngày) Gieo mọc mầm Mọc – ra hoa Ra hoa – kết thúc hoa KT hoa-quả chắc Quả chắc- chín Tổng TGST 01 8 32 35 36 - - 02 6 31 17 23 10 88 03(Đ/c) 7 33 23 22 14 99 04 7 34 19 25 15 100 06 6 33 19 20 10 88 07 7 33 17 26 15 98 09 6 38 19 22 11 96 10 7 32 23 26 15 103 11 8 32 19 26 12 97 12 6 32 21 26 16 101 42 8 31 18 21 10 88 43 7 37 19 24 13 100 49 7 37 17 24 13 98 52 7 38 16 24 14 99 57 8 34 18 26 15 101 59 7 37 16 24 13 97 63 6 31 18 22 11 88 65 7 34 15 18 11 85 71 7 32 16 19 11 85 81(Đ/c) 7 34 20 22 14 98 4.1.2.1. Thời kỳ mọc đến bắt đầu ra hoa. Thời kỳ này được tính từ khi mọc cho đến khi cây đậu tương nở hoa đầu tiên còn gọi là thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng. Sau khi cây ra hoa thì chuyển sang thời kỳ sinh trưởng sinh thực. Tuy nhiên đối với đậu tương thì hai thời kỳ này xen kẻ và bổ sung cho nhau, ngay trong thời gian ra hoa hình thành quả vẫn còn sinh trưởng sinh dưỡng mạnh. Trong thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng đầu tiên cây phát triển mạnh về bộ rễ kế đó là thân lá cũng phát triển. Cho nên thời kỳ này quyết định đến kích thước cuối cùng của cây và tổng số vị trí mang hoa (số đốt). Bởi vì, số đốt và mầm hoa được phân hoá trong thời kỳ cây con. Khi cây có khoảng từ 5-6 lá kép thì cây có thể bắt đầu ra hoa. Xét về tầm quan trọng thì thời kỳ cây con là bước đầu tạo tiền đề cho thời kỳ ra hoa sau này và điều đó tất nhiên dẫn đến ảnh hưởng của nó đến năng suất cuối cùng. Qua theo dõi chúng tôi thấy các mẫu giống đậu tương địa phương có thời kỳ cây con biến động từ 31- 38 ngày. Các giống có thời gian này dài nhất đó là giống 09 (38 ngày), giống 52 (38 ngày), giống 43, 49, 59 (37 ngày). So với giống đối chứng 03, 81 là (33 ngày và 34 ngày). Nhìn chung đa số các giống còn lại có sự chênh nhau rất ít khoảng 1 – 2 ngày tức là biến động từ 32 – 34 ngày. Trong điều kiện vụ xuân nhiệt độ thấp, số giờ nắng ít cho nên thời gian này thường lớn hơn các vụ hè. Đối với các giống có thời gian cây con dài thường là những giống có tiềm năng năng suất cao. Bởi chúng có thời gian sinh trưởng thân, lá dài tạo nên một bộ thân lá cành lớn làm tiền đề cho ra hoa đậu quả và phát triển quả sau này. 4.1.2.2. Thời kỳ từ ra hoa đến kết thúc hoa. Thời kỳ ra hoa của cây đậu tương thường kéo dài khoảng 3–4 tuần. Đây cũng là một đặc tính quan trong bởi nó làm tăng khả năng đậu quả. Sau 10 –15 ngày nở hoa là thời kỳ hoa rộ. Lúc này khả năng đậu quả là lớn nhất. Trong thời kỳ này cây cũng rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh. Một mặt, cây yêu cầu cung cấp đủ nước, dinh dưỡng mặt khác cây cần điều kiện khô ráo có nắng để tăng khả năng đậu quả. Nếu gặp mưa gió hay trời rét sẽ làm quá trình thụ phấn thụ tinh giảm đi. Các kết quả thu được cho thấy rằng thời gian ra hoa của các mẫu giống đậu tương tập trung vào khoảng 15 – 23 ngày. Tuy nhiên giống 01 có thời gian ra hoa rất dài 35 ngày. Các giống 59, 52, 71 có thời gian ra hoa trong vòng 16 ngày, giống 65 (15 ngày) đây là những giống có thời gian ra hoa ngắn nhất. Giống có thời gian ra hoa dài nhất là giống 01 là 35 ngày.Sau đó là các giống 10, 03 (23 ngày) trong đó giống 81 là 20 ngày. Các giống còn lại thời gian ra hoa tập trung vào khoảng từ 17- 21 ngày. Nhìn chung các giống đều ra hoa tập trung vòng 2- 3 tuần. Trong thời gian hoa rộ tỷ lệ đậu quả rất cao, sau đó số hoa ra ít, rải rác và đậu quả kém. Giống 01 là một giống ra rất nhiều hoa trong nhiều ngày. 4.1.2.3 Thời kỳ kết thúc hoa đến quả chắc. Đây là thời kỳ tích luỹ chất dinh dưỡng vào hạt. Các chất dinh dưỡng từ thân lá được dồn vào hạt, thêm vào đó là sản phẩm trực tiếp từ quang hợp của lá. Thời kỳ này sau khi quả được hình thành thì lớn lên rất nhanh, tuy nhiên hạt lớn chậm hơn. Khi quả đạt kích thước tối đa thì các chất dinh dưỡng dồn vào hạt làm hạt lớn lên. Thời kỳ này các yếu tố ngoại cảnh cũng ảnh hưởng rất lớn đến hình thành quả vào hạt. Nếu gặp điều kiện ngoại cảnh khó khăn như hạn hán, nắng nóng kéo dài thì làm cho quả lép nhiều. Qua nghiên cứu chúng tôi có kết luận rằng: Phần lớn các giống đậu tương đều có thời gian từ kết thúc hoa đến quả chắc biến động từ 18-26 ngày. Giống có thời gian dài nhất là giống 01(36 ngày). Sau đó là các giống số 07, 10, 11, 12, 57 (26 ngày ). Ngắn nhất là giống 65 (18 ngày), 71 (19 ngày). Còn lại là các giống có thời gian này dao động từ 20-25 ngày. Hai giống đối chứng đều có thời gian từ kết thúc hoa đến quả chắc là 22 ngày. Thời gian của giai đoạn này càng ngắn thì thời gian thu hoạch cũng ngắn và ngược lại. Điều này có ý nghĩa trong quá trình thâm canh, luân canh, tăng vụ. 4.1.2.4. Thời kỳ quả chắc đến thu hoạch. Đây là thời kỳ quả chín vì thế hạt vẫn tích luỹ chất khô. Bên cạnh đó độ ẩm của hạt giảm đi rất nhiều. Đây là thời kỳ quyết định đến năng suất thu hoạch. Đối với các mẫu giống địa phương trong thí nghiệm có thời gian chín kéo dài từ 10-16 ngày. Thời gian dài nhất là giống số 12 (16 ngày), 10, 04, 07,57 (15 ngày). Đa số các giống có thời gian này tập trung vào khoảng 11-14 ngày. Riêng giống 06, 42, 02, chỉ 10 ngày là có thể thu hoạch. Tóm lại thời gian sinh trưởng phát triển của các mẫu giống đậu tương địa phương đa số là giống chín sớm và chín trung bình sớm. Điều này dẫn đến khả năng làm vật liệu cho chọn giống đối với những giống ngắn ngày. Nhằm đưa vào sản xuất những giống có khả năng luân canh, tăng vụ thích hợp. 4.2. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC MẪU GIỐNG ĐẬU TƯƠNG ĐỊA PHƯƠNG THÍ NGHIỆM. 4.2.1 MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG HÌNH THÁI CỦA CÁC MẪU GIỐNG ĐỊA PHƯƠNG. Mỗi một cây trồng đều có những đặc điểm để nhận dạng .Từ đó chúng ta có thể phân biệt được giữa cây trồng này với cây trồng khác. Hơn nữa trong cùng một họ cây trồng khác lại có thể phân biệt được các dòng giống khác nhau. Những đặc điểm đó chính là các đặc điểm về hình thái của cây trồng. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp chúng ta nhận biết về các giống khác nhau. Đặc biệt đối với đậu tương giữa các giống luôn luôn có những điểm sai khác nhau. Đặc điểm hình thái là một trong những chỉ tiêu quan trọng có ý nghĩa trong công tác chọn tạo giống. Đôi khi chúng ta có thể dựa vào các chỉ tiêu này để đánh giá giống, nhất là đánh giá về năng suất và khả năng chống chịu. Vì vậy với việc nghiên cứu khảo sát các mẫu giống đậu tương địa phương chúng tôi đã tiến hành theo dõi, đánh giá và thu được một số kết quả sau. Các kết quả nay được trình bày trong bảng 3. Bảng 3: Một số đặc điểm hình thái của các mẫu giống đậu tương. Mẫu Giống Màu sắc Thân mầm Hình dạng Lá Màu sắc Lá Màu sắc Lông Màu sắc Hoa Màu sắc Quả chín 01 Tím Hình thoi Xanh đậm Vàng Tím Vàng 02 Tím Hình thoi Xanh đậm Vàng Tím Vàng 03(Đ/c) Tím Trái xoan Xanh đậm Vàng Tím Vàng 04 Xanh Hình thoi Xanh đậm Vàng Trắng Vàng 06 Tím Trái xoan Xanh đậm Vàng Tím Vàng 07 Xanh Ngọn giáo Xanh đậm Vàng Trắng Đen 09 Tím Thoi mác Xanh xám Trắng Tím Đen 10 Tím Hình thoi Xanh đậm Trắng Tím Đen 11 Xanh Trái xoan Xanh đậm Vàng Trắng Vàng 12 Tím Hình trứng Xanh đậm Vàng Tím Vàng 42 Tím Thoi mác Xanh xám Trắng Tím Nâu xám 43 Tím Hình trứng Xanh đậm Trắng Tím Vàng 49 Tím Hình trứng Xanh đậm Vàng Tím Vàng 52 Tím Thoi mác Xanh xám Trắng Tím Nâu xám 57 Tím Hình thoi Xanh đậm Vàng Tím Vàng 59 Tím Hình thoi Xanh xám Trắng Tím Đen 63 Tím Hình thoi Xanh đậm Vàng Tím Vàng 65 Tím Hình thoi Xanh xám Trắng Tím Nâu xám 71 Tím Trái xoan Xanh xám Trắng Tím Nâu xám 81(Đ/c) Xanh Hình thoi Xanh đậm Vàng Trắng Vàng Qua bảng ta nhận thấy: Về màu sắc thân mầm (thân non ) Được chia thành hai nhóm: Nhóm có thân màu tím và nhóm có thân màu xanh. Các giống đậu tương nghiên cứu ở đây đa số có thân màu tím. Chỉ có một số giống như : 04, 07, 11, 81 là có thân màu xanh . Tuy nhiên giai đoạn về sau thì tất cả các giống đều có thân màu xanh. Về màu sắc lông trên thân, quả thì có hai màu cơ bản đó là lông màu trắng và lông màu vàng . Trong 20 giống thí nghiệm thì có 10 giống có lông màu trắng đó là các giống 01, 09, 10, 42, 43, 49, 52, 59, 65, 71. Còn lại là các giống có lông màu vàng. Về hình dạng lá các giống thí nghiệm có hình dạng lá thuộc các hình dạng sau: Hình thoi, trái xoan, ngọn giáo, thoi mác, hình trứng . Các giống có dạng lá hình thoi đó là 01, 02, 04, 10, 57,59, 63, 65, 81. Các giống như 03, 06, 11, 71. Có lá dạng hình trái xoan. Trong đó có 3 giống 09, 42, 52, là những giống có dạng lá hình thoi mác . Giống có dạng hình trứng, bản lá to đó là giống 12, 43, 49. Duy nhất có giống 07 có hình ngọn giáo. Màu sắc lá của các giống cũng được chia làm hai nhóm . Đa số các giống có màu sắc lá xanh đậm. Chỉ có các giống 09, 42, 52, 59, 65, 71 là có màu xanh xám. Hình dạng lá và màu sắc lá là những chỉ tiêu quan trọng . Lá là bộ phận quang hợp cho nên hình dạng lá, độ rộng, phẳng mỏng của lá có ảnh hưởng đến quang hợp tổng hợp chất hữu cơ của cây. Về màu sắc hoa các giống đậu tương đều thuộc hai nhóm: Hoa tím hoặc hoa trắng. Màu sắc hoa là chỉ tiêu quan trọng để phân biệt giữa các giống. Mặt khác giữa thân mầm và màu sắc hoa có mối quan hệ chặt chẽ. Thân mầm màu xanh thì hoa màu trắng, thân mầm tím hoa tím. Qua bảng đánh giá thì đa số các giống đều có hoa màu tím. Chỉ có các giống 04, 07, 11, 81 là có hoa màu trắng. Màu sắc quả khi chín cũng là một chỉ tiêu để đánh giá giống. Qua nghiên cứu cho thấy các giống được phân làm ba nhóm. Các giống 07, 09, 10, 59 có quả chín màu đen . Các giống 42, 52, 65, 71, có quả chín màu nâu xám còn lại đa số các giống đều có quả chín màu vàng. 4.2.2 CHIỀU CAO THÂN CHÍNH VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CHIỀU CAO THÂN . Thân cây trồng nói chung và đậu tương nói riêng là một bộ phận quan trọng nâng đỡ toàn cây. Thân là nơi trung gian vận chuyển các dòng nhựa nguyên và nhựa luyện trong cây. Thân to cành lá khoẻ cây sinh trưởng phát triển tốt là nơi nâng đỡ cho quả và nuôi quả. Việc nghiên cứu chiều cao cây không chỉ đơn thuần cho ta biết được về khả năng sinh trưởng của cây trồng đó mà còn phản ánh một số đặc điểm nông sinh học khác của cây như: Khả năng chống đổ, số lá trên cây, số cành, số chùm hoa, số quả… Chính vì vậy mà việc theo dõi, nghiên cứu trong khi khảo sát các mẫu giống đậu tương là không thể thiếu đi chỉ tiêu chiều cao cây. Các kết quả thu được được trình bày ở bảng 4a. Bảng 4a.Chiều cao thân chính của các giống đậu tương (cm). gày Mẫu giống 26/3 2/4 9/4 16/4 23/4 30/4(cccc) 01 12.34 18.2 20.94 27.70 34.40 36.00 02 14.90 22.00 29.24 34.00 35.6 36.20 03(Đ/c) 12.90 16.76 25.20 32.70 36.50 37.00 04 13.50 19.90 27.00 38.50 43.50 43.80 06 13.70 20.10 27.30 33.20 36.50 36.70 07 14.20 18.70 24.60 33.30 38.30 39.90 09 14.00 19.40 26.10 36.16 45.90 48.96 10 12.90 18.86 26.50 33.00 36.90 38.94 11 11.88 17.50 22.08 28.80 34.10 35.70 12 14.60 21.80 27.30 28.50 29.60 30.00 42 12.84 18.70 23.34 28.34 30.10 30.20 43 14.00 17.30 22.40 33.06 39.72 43.50 49 14.20 19.80 26.22 34.90 42.40 43.40 52 13.90 20.54 27.20 36.40 49.30 51.20 57 13.80 20.20 26.48 34.98 39.20 39.80 59 14.30 21.80 27.50 37.30 46.80 47.70 63 14.56 22.30 33.80 41.90 43.10 43.70 65 14.70 19.80 26.70 31.46 32.10 32.50 71 12.74 19.50 25.86 29.50 31.10 32.20 81(Đ/c) 13.40 19.10 25.64 34.80 41.10 42.30 Qua bảng chúng tôi nhận thấy ở giai đoạn 2-3 lá kép tức là đo vào ngày 26/3 thì chiều cao của cây tương đối thấp. Sau đó bắt đầu tăng và tăng mạnh nhất vào giai đoạn từ khi có hoa đến khi kết thúc ra hoa. Tức là tăng mạnh từ ngày 2/4 đến ngày 23/4. Thời gian sau một số giống vẫn còn tăng nhưng không nhiều. Chiều cao cuối cùng của các giống đậu tương biến động từ 30.00- 51.20(cm). Giống có chiều cao nhất là giống 52(51.20cm ) sau đó là giống 09(48.96cm), 59(47.70cm). Chiều cao thấp nhất là giống số 12(30.00cm), 42(30.20cm), ,65(32.50cm), 71(32.20cm). Đa số các giống đều có chiều cao tương đối từ 35.7– 43.8cm. Hai giống đối chứng là 03 và 81 có chiều cao lần lượt là 37.00 và 42.30cm. Nhìn chung so với hai giống đối chứng thì mẫu giống đậu tương có chiều cao trung bình. Điều này đưa đến hai khả năng: Đối với giống thấp cây có khả năng chống đỡ tốt, nếu chưa nói đến năng suất. Còn những giống cao cây thường có nhiều đốt cho nên có tiềm năng về năng suất nhưng mặt khác nếu cây không cứng khoẻ thì lại rất dễ đổ. Điều này dẫn đến phải chọn ra những giống thấp cây nhưng cành lá nhiều vẫn đảm bảo năng suất và các giống cao cây nhưng thân cành cứng, chống đỡ tốt để đảm bảo năng suất cho đến khi thu hoạch. Để có thể theo dõi cụ thể được sự phát triển về chiều cao của các mẫu giống đậu tương trong vụ xuân 2003 chúng tôi đã tiến hành lập bảng về động thái tăng trưởng chiều cao cây trong 5 tuần cho đến khi đạt chiều cao cuối cùng. Bảng 4b.Tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống đậu tương(cm/ngày). Tuầu Mẫu Giống Tuần 1 26/3-2/4 Tuần 2 2/4- 9/4 Tuần 3 9/4-16/4 Tuần 4 16/4-23/4 Tuần 5 23/4 –30/4 01 0.84 0.30 0.97 0.96 0.23

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghin c7913u m7897t s7889 2737863c tnh nng sinh h7885c camp79.doc
Tài liệu liên quan