Luận văn Nghiên cứu nguyên nhân hư hỏng và tiến hành khắc phục sự cố hệ thống điều hoà không khí của xe Fiat trang bị cho bộ môn kỹ thuật ô tô -Trường đại học Nha Trang

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU. . . . 1

CHƯƠNG 1:

G IỚ I T H I Ệ U C H U N G V Ề H Ệ T HỐ N G Đ I Ề U H Ò A K H Ô N G

K H Í C Ủ AX E F I A T . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3

1 . 1 . L Ý T H U Y Ế T V Ề H Ệ T H Ố N G Đ I Ề U H Ò A K H Ô N G

K H Í ( HỆ T H Ố N G Đ I Ệ N L Ạ N H ) T R Ê N Ô T Ô . . . . . . . . . . . . . 3

1.1.1.Khái niệm chung . . . . 3

1.1.2.Mục đích của việc điều hoà không khí trên ôtô . . . 4

1.1.3.Cơ sở lý thuyết của hệ thống điều hòa không khí ôtô . 4

1.1.4.Tổng quan về hệ thống điều hòa không khí ôtô. . 7

1.1.5. Môi chất lạnh sử dụng trên hệ thống điều hoà không khí ôtô. . 14

1.2. KẾT CẤU VÀ HOẠT ĐỘNG CÁC BỘ PHẬN CỦA

HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN XE FIAT . 16

1.2.1. Kết cấu củahệ thống điều hòa không khí trên xe FIAT . 16

1.2.2. Nguyên lý hoạt động chung của hệ thống điều hòa

không khí trên xe FIAT . . . 17

1.2.3. Cấu tạo và hoạt động của từng bộ phận trong hệ thống

điều hòa không khí trên xe FIAT. . . 19

1.2.3.1. Máy nén. . . . 19

1.2.3.2. Bộ ly hợp điện từ. . . 21

1.2.3.3. Thiết bị ngưng tụ. . . . 23

1.2.3.4. Bình lọc và hút ẩm. . . . 25

1.2.3.5. Van tiết lưu ( van giãn nở ). . 27

1.2.3.6.Giàn lạnh . . . 28

1.2.4. Một số thiết bị khác . . . 30

1.2.4.1. Công tắc áp suất . . . 30

1.2.4.2.Cửa sổ kính (mắt ga) . . . 32

1.2.4.3. Thiết bị giúp cho đ ộng cơ không bị ngừng máy ở chế

độ cầm chừng . . . . 32

1.2.4.4.Thiết bị dùng trong chế độ chạy không tải của động cơ . 33

1.2.4.5.Thiết bị bảo vệ máy nén . . 34

1.2.4.6.Hệ thống ống dẫn và các loại ống mềm . . 35

1.2.4.7. Đi ều khiển và phân phối không khí đ ã được điều hoà trên ô tô . 36

CHƯƠNG 2:

XÁC ĐỊNH SỰ CỐ HOẠT ĐỘNG KHÔNG BÌNH THƯỜNG CỦA HỆ

THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ CỦA XE. LỰA CHỌN GIẢI PHÁP

KHẮC PHỤC . . . . 40

2.1.Quy trình xác định sự cố hoạt động không b ình thường của

hệ thống điều hoà không khí ô tô . . 40

2.1.1. Quan sát . . . 40

2.1.2. Dụng cụ, thiết bị kiểm tra và sửa chữa hệ thống

điều hoà không khí ôtô . . . 41

2.1.3. Phương pháp lắp rápbộ áp kế vào hệ thống điều

hoà không khí . . . 48

2.1.4. Thao tác đo kiểm áp suất của hệ thống điều hoà không khí . 49

2.2 . Chẩn đoán, sử lý các trường hợp hỏng hóc thông thường . 49

2.3. Những trường hợp hỏng hóc thường gặp nhất của hệ thống

điều hoà không khí. . . 53

2.3.1. Nguyên nhân và biện pháp sửa chữa những hỏng

hóc thường gặp . . . 53

2.3.2. Sự cố hoạt động không bình thường của xe FIAT

có tại xưởng cơ khí . . . 58

CHƯƠNG 3:

SỬA CHỮA PHỤC HỒI VÀ KHẮC PHỤC SỰ CỐ . .

3.1. An toàn kỹ thuật . . . 62

3.2. Xả ga hệ thống điện lạnh . . . 62

3.3. Sửa chữa khắc phục sự cố của xe FIAT có tại xưởng cở khí . 66

3.4. Rút chân không hệ thống điện lạnh ô tô . . 74

3.5. Kỹ thuật nạp môi chất . . . 77

3.5.1. Nạp môi chất lạnh v ào hệ thống điện lạnh trong lúc động cơ ngừng, máy

nén không bơm. . . 78

3.5.2. kiểm tra lượng môi chất lạnh trong hệ thống . . 79

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN . . 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO . . . 83

MỤC LỤC

pdf93 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2716 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu nguyên nhân hư hỏng và tiến hành khắc phục sự cố hệ thống điều hoà không khí của xe Fiat trang bị cho bộ môn kỹ thuật ô tô -Trường đại học Nha Trang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được tốt và có độ bền cao. Thường được làm bằng đồng. c. Nguyên lý hoạt động: + Không khí đi qua giàn lạnh, bị giàn lạnh lấy đi rất nhiều năng lượng nên nhiệt độ của không khí sẽ giảm xuống rất nhiều. + Đồng thời hơi ẩm trong không khí cũng bị ngưng tụ và làm cho luồng không khí đưa vào cabin được tinh khiết hơn. 1.2.4. Một số thiết bị khác 1.2.4.1. Công tắc áp suất Hệ thống điều hòa không khí trên ôtô luôn làm việc ở trạng thái tốc độ của nguồn truyền động thay đổi liên tục, cụ thể là tốc độ quay của động cơ luôn biến đổi do điều kiện sử dụng ôtô. Do vậy, trong hệ thống điều hòa không khí của xe ôtô có thêm các thiết bị điều khiển nhiệt độ, áp suất của hệ thống trong quá trình làm việc. nhằm bảo vệ các thiết bị; ngăn ngừa những biến cố tức thời ảnh hưởng đến năng suất làm của hệ thống; và ổn định các điều kiện được thiết lập để bảo đảm chu trình làm việc của hệ thống luôn đạt hiệu suất cao.Sau đây là một số loại thiết bị phổ biến được trang bị cho hệ thống điện lạnh a. Công tắc áp suất kép - 36 - Công tắc áp suất kép hay còn gọi là dù áp suất được đặt trên đường ống dẫn môi chất lạnh ở thể lỏng, giữa bình sấy lọc với van tiết lưu.Thiết bị này rất nhạy cảm với sự biến đổi khác thường của áp suất môi chất lạnh, do phụ tải nhiệt không ổn định cùng với tốc độ quay của động cơ luôn thay đổi, do vậy áp suất cũng biến đổi lúc cao lúc thấp ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng làm việc của hệ thống, nhất là với máy nén. Những lúc như thế, công tắc này sẽ ngắt điện ở bộ ly hợp từ, máy nén ngưng hoạt động để ngăn cản nhưng sự trục trặc có thể xảy ra trong chu trình làm việc của hệ thống. Đây cũng là thiết bị trang bị trên hệ thống điều hoà không khí của xe FIAT có tại xưởng cơ khí. Hình 1.27: Cấu tạo công tắc áp suất kép Hình 1.28: Vị trí đặt công tắc suất  Công tắc ngắt mạch khi áp suất tăng cao: Khi áp suất trong chu trình làm việc của hệ thống tăng cao khác thường, làm cho năng suất lạnh thay đổi đột ngột. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng này, nhưng nếu hệ thống tiếp tục làm việc trong trạng thái này thí sẽ dẫn đến nhưng hỏng hóc cho các thiết bị khác trong hệ thống. Với thiết bị này, khi nó nhận ra một sự thay đổi khác thường trong hệ thống, cụ thể là áp suất bỗng tăng cao, thông thường khoảng 32 kg/cm2 (3.14 Mpa), thì công tắc sẽ chuyển sang vị trí OFF, ngắt điện bộ ly hợp từ làm cho máy nén ngưng hoạt động (với môi chất lạnh R12 thì giá trị áp suất ngắt mạch khoảng 27 kg/cm2).  Công tắc ngắt mạch khi giảm áp: Trong quá trình làm việc, khi môi chất lạnh trong hệ thống vì một lý do nào đó bị thiếu hụt, không đủ cho chu trình làm việc của hệ thống và áp suất giảm - 37 - xuống còn khoảng 2.0 kg/cm2 (0.20 MPa) hoặc thấp hơn nữa, thì công tắc sẽ chuyển sang vị trí OFF. Bộ ly hợp từ bị ngắt điện và máy nén cũng ngưng hoạt động (đối với môi chất lạnh R12 thì áp suất để ngắt mạch là 2.1 kg/cm2). b. Công tắc áp suất trung bình điều khiển quạt dàn nóng Công tắc áp suất trung bình (hình 1.29) được đặt trên đường ống dẫn môi chất lạnh ở thể lỏng, nối giữa phin sấy lọc đến van tiết lưu. Thiết bị này sẽ nhận ra sự thay đổi của áp suất môi chất lạnh trong việc kiểm soát trạng thái giải nhiệt của dàn ngưng tụ để điều khiển sự hoạt động của quạt dàn ngưng tụ. Hình 1.29: Công tắc áp suất trung bình Khi áp suất của môi chất lạnh tăng lên cao hơn 15.5 kg/cm2G (1.55 MPa), công tắc áp suất trung bình sẽ mở để động cơ quạt giàn ngưng tụ hoạt động, ngược lại khi áp suất hạ thấp xuống dưới 12.5 kg/cm2G thì công tắc đóng lại. 1.2.4.2.Cửa sổ kính (mắt ga) Hình 1.30: Phân biệt các tình trạng khác nhau của dòng môi chất chảy qua kính cửa sổ quan sát. - 38 - Là một cửa sổ nhỏ bằng kính thuỷ tinh nó giúp cho người thợ điện lạnh ôtô có thể quan sát dòng môi chất đang lưu thong trong đường ống dẫn mỗi khi cần kiểm tra sửa chữa. Cửa sổ này còn được gọi là ( mắt ga), nó có thể được bố trí trên bình lọc / hút ẩm hay được bố trí trên đường ống nối tiêp giữa bình lọc / hút ẩm và van giãn nở. Một số hệ thống điện lạnh không được trang bị cửa sổ kính. Muốn kiểm soát xem môi chất lạnh đủ hay thiếu, người ta phải dùng áp kế để đo áp suất trong hệ thống. 1.2.4.3. Thiết bị giúp cho động cơ không bị ngừng máy ở chế độ cầm chừng Trong hệ thống điều hòa không khí trên xe ôtô, nếu máy nén hoạt động khi động cơ đang chạy ở chế độ không tải thì công suất của động cơ sẽ giảm và động cơ có thể bị ngừng hoạt động. Thiết bị này sẽ làm cho tiếp điểm của bộ ly hợp từ dẫn động máy nén chuyển sang vị trí OFF khi tốc độ quay của động cơ bị giảm xuống thấp hơn định mức so với tốc độ quay nhỏ nhất của động cơ. Giúp cho động cơ không bị tắt máy khi hệ thống điều hòa không khí hoạt động. 1.2.4.4. Thiết bị dùng trong chế độ chạy không tải của động cơ Khi xe đang chạy trên đường phố với mật độ xe cao hoặc trong lúc bị kẹt xe trong một khoảng thời gian lâu, lúc này động cơ đang ở chế độ không tải nên công suất ra của động cơ thấp. Trong điều kiện này nếu máy nén của hệ thống điều hòa không khí hoạt động, nó sẽ trở thành tải trọng của động cơ và nó có thể làm cho động cơ bị chết máy hoặc trở nên quá nóng. Vì thế, thiết bị làm tăng tốc độ không tải cho động cơ hay còn gọi là van ngắt điện dùng chân không có ký hiệu VSV (Vacuum Switching Valve), được sử dụng để làm tăng thêm tốc độ quay của động cơ ở chế độ không tải và cho phép hệ thống điều hòa không khí hoạt động ngay trong khi xe đang chạy trên đường phố có mật độ lưu thông cao. Đặc điểm cấu tạo và sử dụng của van VSV khác nhau dựa vào kiểu động cơ và hệ thống nhiên liệu của động cơ được sử dụng.  Động cơ dùng bộ chế hòa khí kiểu cơ khí Trên động cơ dùng bộ chế hòa khí kiểu cơ khí, van VSV cùng với hộp tác động được sử dụng để mở lớn bướm ga cho hỗn hợp nhiên liệu nạp vào buồng đốt giàu hơn, làm cho tốc độ quay của động cơ lớn hơn khi hệ thống điều không khí ôtô - 39 - bắt đầu hoạt động. Nhờ vậy mà công suất của động cơ không bị giảm xuống khi thêm tải (máy nén) và đảm bảo cho hệ thống điều hòa không khí làm việc đạt yêu cầu. Hình 1.31: Bố trí van VSV trên động cơ dùng bộ chế hòa khí kiểu cơ khí 1.2.4.5. Thiết bị bảo vệ máy nén Trong hệ thống điều hòa không khí ôtô, có nhiều phương tiện được áp dụng để bảo vệ máy nén trong suốt quá trình hoạt động. Mỗi thiết bị trong số này được thiết kế tinh vi nhằm bảo đảm an toàn và độ tin cậy trong quá trình hoạt động của hệ thống. Một vài thiết bị đã được trình bày ở trên, sau đây chỉ nêu thêm một số thiết bị khác cũng được sử dụng để thực hiện chức năng trên:  Công tắc nhiệt độ môi trường Đây là công tắc cảm biến nhiệt độ của không khí bên ngoài đi nào hệ thống. Công tắc này được trang bị nhằm ngắt mạch bộ ly hợp từ dẫn động máy nén khi không cần thiết. Nó được đấu nối trực tiếp trong mạch điện điều khiển bộ ly hợp máy nén, nếu nhiệt độ không khí giảm thấp hơn nhiệt độ chỉ định trong hệ thống (ví dụ 4÷5 0C ) thì công tắc sẽ ngắt mạch điện ly hợp máy nén, máy nén ngưng làm việc. Sự làm lạnh không cần thiết khi nhiệt độ môi trường giảm thấp. Với những hệ thống điện lạnh được điều chỉnh theo cách kiểm soát áp suất dàn lạnh, công tắc nhiệt độ môi trường được lắp đặt trong đường ống hút không khí vào. Trên một vài loại ôtô, công tắc nhiệt độ môi trường được bố trí gần két nước làm mát. Nếu trên hệ thống đã có trang bị công tắc ổn nhiệt thì công tắc nhiệt độ môi trường không cần thiết nữa. - 40 -  Van xả áp suất cao Công tắc được đặt ở ngõ ra của máy nén, van sẽ mở nếu phía áp lực cao của hệ thống tăng quá cao. Điều này có thể xảy ra nếu bộ ngưng tụ bi ngẹt hoặc trong quá trình sửa chữa đã nạp vào hệ thống một lượng chất lạnh quá yêu cầu (thừa). Hình 1.32: Van xả áp suất cao và cách bố trí trên máy nén 1.2.4.6. Hệ thống ống dẫn và các loại ống mềm Hình 1.33: Các loại ống mềm thường dùng Những thiết bị khác nhau trong hệ thống điều hòa không khí ôtô phải được nối liền với nhau thành mạng, để môi chất lạnh lưu thông tuần hoàn trong hệ thống. Cả hai loại ống cao su mềm và ống kim loại cứng được sử dụng để nối các thiết bị lại với nhau. Khi nối hệ thống với máy nén phải sử dụng ống mềm, điều này cho phép máy nén và động cơ có thể chuyển động tương đối với nhau. Các loại ống mềm được sử dụng trong hệ thống điều hòa không khí hiện nay được chế tạo bằng cao su - 41 - có thêm một hoặc hai lớp không thấm ở bên trong và bên ngoài còn gia cố thêm một lớp nilon không thấm tạo ra một lớp màng chắn không bị rò rỉ. Các loại ống làm bằng kim loại được sử dụng nhiều trong hệ thống làm lạnh, để nối những thiết bị cố định như từ dàn ngưng tụ đến van tiết lưu, từ van đến bộ bốc hơi…Mặc dù ống kim loại không bị thấm qua nhưng nước hoặc dung dịch accu tràn ra có thể ăn mòn và làm thủng ống và gây ra rò rỉ. Đường ống dẫn trong hệ thống điều hòa không khí được đặt tên theo công việc của chúng hoặc theo trạng thái của chất làm lạnh chứa bên trong. Đường ống thoát nối từ máy nén đến bộ ngưng tụ được gọi là ống ga nóng. Đường ống dẫn chứa dung dịch chất làm lạnh nối từ bộ ngưng tụ đến phin sấy lọc và đến thiết bị giãn nở. 1.2.4.7. Điều khiển và phân phối không khí đã được điều hoà trên xe FIAT. Bảng điều khiển hệ thống được gắn chung với nhóm khí cụ đo kiểm trên bảng táplô trong ôtô. Bao gồm các cần điều khiển và công tắc cần thiết để điều khiển các chế độ làm việc khác nhau của hệ thống điều hòa không khí.  Tắt, mở hệ thống.  Sử dụng không khí từ môi trường bên ngoài vào hoặc luân chuyển lại.  Các chức năng làm lạnh, sưởi ấm, làm tan băng.  Điều chỉnh nhiệt độ theo yêu cầu.  Kiểm soát tốc độ quạt gió. Đầu điều khiển hay bảng điều khiển nối với những thiết bị khác nhau trong hệ thống thông qua các dây dẫn điện, các ống nối chân không, hay những dây cáp cơ khí…. Sự khuếch tán và phân phối của không khí trong vùng khí hậu được điều hòa trên ôtô nhờ vào các nút, cần gạt điều khiển qui định mỗi chức năng khác nhau: - 42 - Hình 1.34: Dòng khí phân phối trong ôtô Có nhiều loại bộ phận điều khiển hệ thống điều hòa không khí trên ôtô hiện nay. Các bộ phận điều khiển này khác nhau rất nhiều giữa các nhà tạo, thậm chí có sự khác nhau giữa các đời xe của cùng một nhà chế tạo. Các đầu điều khiển này thực hiện công việc như nhau, nhưng phương pháp vận hành khác nhau. Không khí sau khi đã được điều hoà sẽ do một hệ thống gồm hộp và ống dẫn phân phối đều khắp trong cabin ô tô. Hệ thống này có hai công dụng: - Trước hết dung làm nơi lắp ráp dàn lạnh (bộ bốc hơi) và két sưởi ấm. Két này được sưởi nóng nhờ lấy nước giải nhiệt trong hệ thống làm mát động cơ. - Thứ đến là hướng dẫn luồng không khí đã được điều hoà xuyên qua các thiết bị được chọn vào trong cabin ô tô nhờ các cổng chức năng Không khí cung cấp cho cabin ô tô có thể được lấy từ bên ngoài gọi là không khí tươi, hay lấy từ bên trong cabin gọi là không khí tái luân lưu tuỳ theo vị trí của cổng chức năng. Luông không khí sau khi được điều hoà, có nghĩa là đã được sưởi ấm hay được làm lạnh hoặc được trộn lẫn ấm/lạnh sẽ thổi đến cửa ra sàn xe, cửa ra ở bảng đồng hồ hay đến làm tan sương các cửa kính. Hệ thống hộp và ống dẫn phân phối không khí điều hoà trang bị trên xe FIAT. - 43 - Hình 1.35: Hệ thống hộp bọc và ống dẫn không khí điều hoà trên xe FIAT kiểu quạt lồng sóc sau giàn lạnh. 1. Quạt lồng sóc 2. Không khí ngoài 3.cổng lấy không khí ngoài hay trong xe 4. Không khí trong xe 5. Giàn lạnh 6.Cổng trộn; 7. Đến bảng đồng hồ 8.Cổng tan sương 9. Đến cửa kính 10. Đến sàn xe 11.cổng khí nóng 12.Cổng giới hạn 13.Két sưởi ấm Động tác điều khiển các cổng chức năng đóng mở để hướng dẫn luồng không khí trên xe FIAT được thực hiện bằng tự động. * Điều khiển tự động bằng điện tử EATC: Trong hệ thống điều khiển tự động EATC người ta trang bị bộ vi xử lý để giúp hệ thống duy trì được nhiệt độ mát lạnh định sẵn một cách ổn định. Đồng thời có thể điều chỉnh nhiệt độ ở khu vực phía tài xế và khu vực ghế hành khách một cách độc lập. Hệ thống tự động này còn có khả năng thay đổi sự phân phối luông khí mát đến các ghế phía sau nhưng không làm ảnh hưởng đến luồng khí mát thổi đến các ghế ngồi phía trước. Sơ đồ khối trên hình 1.36 giới thiệu hệ thống điều khiển nhiệt độ tự động EATC. Hệ thống này tiếp nhận thong tin nạp vào từ 6 nguồn khác nhau, sử lý thông tin và sau cùng ra lệnh bằng tín hiệu để điều khiển các bộ tác động cổng chức năng. Sáu nguồn thong tin này bao gồm: - 44 - 1. Bộ cảm biến năng lượng mặt trời (solar sensor) cảm biến này là một pin quang điện được cài đặt trên bảng đồng hồ, có chức căng đo lường ghi nhận nhiệt từ mặt trời. 2. Bộ cảm biến nhiệt độ bên trong xe, nó được cài dặt phía sau bảng đồng hồ và có chức năng theo dõi, đo kiểm nhiệt độ của không khí bên trong khoang cabin ô tô. 3. Bộ cảm biến nhiệt độ môi trường, ghi nhận nhiệt độ phía bên ngoài xe. 4. Bộ cảm biến nhiệt độ nước làm mát động cơ. 5. Công tắc áp suất điều khiển bộ ly hợp từ trường buly máy nén theo chu kỳ. 6. Tín hiệu cài đặt từ bảng điều khiển về nhiệt độ mong muốn và về vận tốc quạt gió. Sau khi nhận được các thông tin từ tín hiệu đầu vào, cụm điều khiển điện tử EATC sẽ phân tích, sử lý thông tin và phát tín hiệu điều khiển đến sáu đầu ra, đó là bốn cổng chức năng, quạt gió và máy nén. - 45 - Hình 1.36: Sơ đồ khối tín hiêu đầu vào và tín hiệu đầu ra của cùm điều khiển tự động bằng điện tử EATC. Hồi tiếp Cụm điều khiển điển tử ( EATC CONORL MODUL ) Cơ cấu dẫn động chân không cổng chức năng sàn thiết bị Cơ cấu điện dẫn động cổng dẫn điện Bộ điều khiển tốc độ quạt gió Cơ cấu dẫn động chân không cổng làm tan sương Cơ cấu dẫn động chân không cổng chức năng không khí trong và ngoài xe Ly hợp máy nén Bộ cảm biến mặt trời Bộ cảm biến Trong xe Nhiệt độ động cơ Công tắc áp suất điều khiển ly hợp Bộ cảm biến Môi trường Tín hiệu cài đặt Quạt gió Cổng hỗn hợp cửa làm tan sương Của không khí trong và ngoài xe Cửa sàn thiếtd bị Máy nén TÍN HIỆU ĐẦU VÀO TÍN HIỆU ĐẦU RA - 46 - CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH SỰ CỐ HOẠT ĐỘNG KHÔNG BÌNH THƯỜNG CỦA HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ CỦA XE. LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC. 2.1.Quy trình xácđịnh sự cố hoạt động không bình thường của hệ thống điều hoà không khí ô tô. 2.11. Quan sát. Đối với một ngươiì thợ sửa chữa thì công việc đầu tiên đó là phải quan sát tất cả những chi tiết bên ngoài mà có thể nhìn sờ thấy được. Trước khi tiến hành kiểm tra, đo kiểm cần phải quan sát, xem xét kĩ chi tiết của hệ thống điện lạnh như sau: - Dây curoa của máy nén phải được căng đúng mức quy định. Quan sát kỹ dây curoa không bị mòn khuyết, tước sợi, trai bong và phải thẳng hang giữa các buli truyền động. Nên dung thiết bị chuyên dung để kiểm tra độ căng của dây curoa máy nén, tuyệt đối không được xác định mức căng bằng cách đoán theo thói quen. - Chân gắn máy nén phải được siết đủ cứng vào than động cơ, không bị nứt ,vỡ , long lỏng. - Các đường ống dẫn môi chất lạnh không được mòn khuyết, xì hơi và phải bố trí xa các bộ phận di động. - Mặt ngoài của giàn nóng phải thật sạch sẽ bảo đản thong gió tốt và được lắp ráp đúng vị trí không áp sát vào két nước động cơ. Sâu bọ và bụi bẩn thường gây che lấp giàn nóng, ngăn cản gió lưu thong xuyên qua để giải nhiệt. Tình trạng này sẽ làm cản trở sự ngưng tụ của môi chất lạnh. Màng chắn côn trùng đặt trước đầu xe ngăn được côn trùng nhưng đồng thời cũng không ngăn chặn gió thổi qua giàn nóng. Trong mọi trường hợp nên tạo điều kiện cho gió lưu thông tốt xuyên qua giàn nóng. - Phốt của trục máy nén phải kín. Nếu bị hở sẽ nhận thấy vết dầu quanh trục máy nén, trên mặt buli và mâm bị động bộ ly hợp điện từ máy nén. - 47 - - Quan sát tất cả các ống, các hộp dẫn khí, các cửa cánh gà cũng như hệ thống cơ khí điều khiển phân phối luồng khí, các bộ phận này phải thông suốt, hoạt động nhạy, nhẹ và tốt. - Bên ngoài các ống của giàn lạnh và cả bộ giàn lạnh phải sạch, không được bám bụi bẩn. Thông thường nêu có mùi hôi trong khí lạnh thổi ra chứng tỏ giàn lạnh đã bị bám bẩn. - Các bộ lọc không khí phải thông sạch. - Nếu phát hiện vết dầu vấy bẩn trên các bộ phận hệ thống lạnh, trên đường ống dẫn môi chất lạnh chứng tỏ có tình trạng xì thoát ga môi chất lạnh. Vì khi môi chất lạnh xì ga thường kéo theo dầu nhờn bôi trơn. 2.1.2. Dụng cụ, thiết bị kiểm tra và sửa chữa hệ thống điều hoà không khí ôtô. Muốn chẩn đoán chính xác các hỏng hóc của hệ thống điều hoà không khí, ngoài yếu tố chuyên môn thì trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra sửa chữa cũng rất quan trọng. Trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra sửa chữa của hệ thống điều hoà không khí ôtô bao gồm: Bộ áp kế, bơm rút chân không, các thiết bị phát hiện xì ga, thất thoát ga. Ngoài ra để phục vụ tốt cho công tác sửa chữa hệ thống điện lạnh ôtô thì người thợ điện lạnh phải có ít nhất hai bộ dụng cụ riêng biệt dung cho hệ thống điều hoà không khí sử dụng R-12 và hệ thống sử dụng R-134a. Chúng ta cũng đã biết mỗi loại môi chất có một loại dầu nhờn khác nhau nên phải có ít nhất hai bộ dụng. Sau đây là một số dụng cụ và thiết bị dung để phục vụ công tác sửa chữa hệ thống điều hoà không khí: a. Bộ đồng hồ đo kiểm áp suất hệ thống điều hoà không khí. Bộ đồng hồ đo áp suất hệ thống điện lạnh là dụng cụ thiết yếu nhất của người thợ điện lạnh. Nó được thường xuyên sử dụng trong các công tác: xả ga, rút chân không, nạp ga và phân tích chẩn đoán các hỏng hóc của hệ thống điện lạnh. Chiếc đồng hồ bên trái là đồng hồ áp suất thấp. Nó được dùng để kiểm tra áp suất bên phía thấp áp. Mặt đồng hồ được chia theo nấc theo đơn vị PSI và Kg/cm2. Thông thường được chia từ 0 đến 8 Kg/cm2 và từ 0 đến 120 PSI để đo áp suất. - 48 - Ngược với chiều xoay của kịm đồng hồ về phía dưới vạch số 0 là vùng đo chân không màu xanh, nấc chia từ 0 xuống 30 inches chân không. Chiếc đồng hồ bên phải (2) là đồng hồ cao áp, dung để đo kiểm áp suất bên phía cao áp của hệ thống điều hoà không khí. mặt đồng hồ được chia từ 0 đến 35 kg/cm2 và từ 0 đến 500 PSI. Đầu ống nối (6) bố trí giữ bộ đồng hồ được sử dụng cho cả đồng hồ thấp áp và cao áp mỗi khi thao tác rút chân không hoặc nạp môi chất lạnh vào hệ thống. Ống màu xanh biển (5), ống màu đỏ (7) dung để nối liên lạc đồng hồ thấp áp và cao áp vào hệ thống điện lạnh. Khi chưa sử dụng, cần phải bít kín các đầu ống nhằm che chắn tạp chất chui vào. Lưu ý van (3) đang mở cho ống (7) thông với ống (6). Van (2) khoá sự liên hệ giữa ống (6) và ống (5). Bên trong các đầu ống nối của áp kế có trang bị kim chỏi. Khi ráp nối vào đầu van sửa chữa của hệ thống lạnh, kim chỏi sẽ ấn kim van mở thong mạch cho áp kế chỉ áp suất của môi chất lạnh. Để tránh nhầm lẫn trong quá trình nạp ga và sửa chữa, người ta chế tạo van sửa chữa của hệ thống dung môi chất R-12 có kích thước bé và hình dáng khác với van sửa chữa dùng môi chất R-134a. Hinh 2.1.Bộ đồng hồ kiểm tra áp suất hệ thống điện lạnh ô tô: 1. Đồng hồ thấp áp, đo áp suất phía áp suất thấp. 2. Đồng hồ cao áp, đo áp suất phía cao áp. 3.Van đồng hồ cao áp. 4.Van đồng hồ thấp áp. 5. Đầu nối ống hạ áp. 6. Đầu nối ống giữa. 7. Đầu nối ống cao áp. - 49 - Nhằm đảm bảo kín tốt, không bị xì hở gây thất thoát môi chất lạnh, các đầu racco nối ống dẫn môi chất lạnh được chế tạo đặc biệt. b. Bơm hút chân không. Trong tình huống hệ thống bị xì thất thoát mất nhiều môi chất lạnh hoặc phải xả hết môi chất lạnh ra khỏi hệ thống để thay mới bộ phận và sửa chữa, người thợ điện lạnh phải tiến hành rút chân không đúng kỹ thuật trước khi nạp lại môi chất lạnh và hệ thống. Quá trình rút chân không hệ thống điện lạnh sẽ thực hiện được hai mục đích quan trọng đó là: Rút hết không khí trong hệ thống để dành chỗ cho môi chất lạnh, làm giảm áp suất trong hệ thống tạo điều kiện cho chất ẩm sôi bốc hơi và sau đó được rút hết ra ngoài. Như ta đã biết kẻ thù số một của hệ thống điện lạnh là chất ẩm ướt xâm nhập lẫn lộn vào trong hệ thống, vì nó sẽ gây ra các hậu quả trầm trọng như sau: - Làm sút giảm đáng kể khả năng lưu thong cũng như khả năng hấp thu nhiệt của môi chất lạnh. - Tạo lên áp suất cao trong hệ thống. - Cản trở môi chất lạnh thay đổi từ thể hơi ngưng tụ thành thể lỏng. - Đông lạnh thành mảng băng đá làm bít nghẽn van giãn nở ngăn cản môi chất lạnh lưu thông. - Chất ẩm trong hệ thống còn sản sinh ra axit clohydric khi nó trộn lẫn với môi chất lạnh. Axit này làm rỉ sét, gây mòn thủng bên trong hệ thống, và đặc biệt nguy hiểm đối với tuổi thọ máy nén. - 50 - c. Thiết bị phát hiện xì ga. Trong nhiều trường hợp cá biệt, tình trạng xì hở làm thất thoát môi chất lạnh của hệ thống điện lạnh ôtô có thể xảy ra theo hai tình huống khác nhau: Xì hở lạnh và xì hở nóng. - Xì hở lạnh là tình trạng ga môi chất bị xì thất thoát ra ngoài trong lúc hệ thống điện lạnh đang ở chế độ hoàn toàn ngưng nghỉ, ví dụ lúc ôtô tắt máy, đậu tại chỗ vào ban đêm. - Xì hở nóng chỉ xảy ra theo chu kỳ lúc áp suất bên trong hệ thống điện lạnh tăng cao, cụ thể như lúc ôtô phải di chuyển chậm chạp giữa trưa nắng trên đoạn đường kẹt xe. Nếu hệ thống điện lạnh phải hoạt động trong tình trạng thiếu môi chất lạnh, máy nén sẽ chóng khỏng, áp suất trong hệ thống sẽ bất thường, hiệu suất lạnh giảm. Các yếu tố sau đây giúp ta tìm kiếm phát hiện vị trí xì ga trong hệ thống điện lạnh - Thường bị xì hở ga tại các racco đầu ống nối trên máy nén, gián nóng, giàn lạnh, bầu lọc / hút ẩm. - Môi chất lạnh có thể thẩm thấu lâu ngày xuyên qua ống dẫn. - Axit tạo nên do trộn lẫn nước với môi chất lạnh, ăn thủng ống dẫn của giàn lạnh, gây xì hở. - Nếu phát hiện nơi nào trên đường ống dẫn môi chất có vết dầu bôi trơn là nơi đó bị xì ga vì xì ga mang theo dầu nhờn bôi trơn. Hình 2.2. Những vị trí có nguy cơ bị xì ga trên hệ thống điện lạnh ô tô: 1. Van nối giàn lạnh 2. Công tắc ngắt mạch khi áp suất giảm thấp. 3. Rắcco máy nén. 4. Phốt trục máy nén. 5. Van cửa áp suất cao 6. Rắcco bình lọc/hút ẩm. 7. Giàn nóng. 8. Giàn lạnh. - 51 - Vị trí xì ga trong hệ thống điện lạnh ôtô có thể phát hiện nhờ các phương tiện sau đây: * Dùng dung dịch lỏng sủi bọt. * Nhuộm màu môi chất lạnh. Để có thể phát hiện vị trí bị xì hở ga trầm trọng, người ta nạp vào phía thấp áp của hệ thống một lượng nhỏ môi chất lạnh đã được nhuộm màu. Dùng khăn trắng trùi sạch vị trí nghi ngờ bị xì hở, nếu vải khăn dính vết màu chứng tỏ có xì ga nhiều. Hoá chất màu dung cho khâu thử nghiệm này có màu vàng hay màu đỏ và không gây nguy hại cho hệ thống điện lạnh ôtô. * Cách dung đèn tia cực tím để phát hiện điểm xì ga. . Hinh 2.3. Thiết bị chuyên dung dò tìm môi chất lạnh rò rỉbằng đèn cực tím: 1. Đèn cực tím 2. Màu sắc của thuốc nhuộm hiện ra tại điểm rò môi chất lạnh 3. Máy nén Những điểm xì ga ở vị trí chật hẹp trên ôtô không thể dùng các thiết bị hiện đại để dò tìm thì dung dịch sủi bọt là phương tiện tốt nhất. Nếu không mua được bình dung dịch chuyên dung ta có thể hoà tan xà phòng với nước. Dùng cọ sơn phết lớp nước xà phòng lên vị trí nghi ngờ xì ga, nếu bọt sủi lên có hiện tượng xì ga. Lưu ý sau khi thử nghiệm xong phải rửa sạch nước xà phòng chống sét rỉ. - 52 - Trong phương pháp này, người ta nạp vào trong hệ thống một lượng quy định hoá chất màu cảm ứng với tia cực tím. Sau đó khởi động động cơ và bật công tắc A/C cho hệ thống điện lạnh hoạt động trong 10 phút để hoá chất màu lưu thong đều khắp trong hệ thống, tắt máy và chiếu đèn tia cực tím vào vị trí nghi ngờ để xác địnhđiểm xì ga. Hoá chất màu xì ra theo ga sẽ cảm ứng với tia cực tím và chiếu sáng long lanh màu vàng – xanh lá cây * Dùng thiết bị điện tử phát hiện xì ga. Thiết bị điện tử là thiết bị cầm tay, có đoạn đầu dò tìm, khi thao tác nên di chuyển chầm chậm đầu dò khoảng inch/giây quanh vị trí nghi ngờ. Vì ga môi chất lạnh nặng hơn không khí nên phải đặt đầu dò tìm phía bên dưới điểm thử. Nếu phát hiện có xì ga, chuông reo hay đèn chớp của thiết bị sẽ báo hiệu. Đây là loại thiết bị nhạy cảm. * Dùng ngọn lửa đèn Propan. Hinh 2.4. Thiết bị điện tử loại cầm tay chuyên dùng khám phá vị trí xì hở ga môi chất lạnh : 1. Đầu rò tìm. 2. Công tắc. 3. Đèn báo LED. 4. Đèn báo ON, OFF Hình 2.5 .Thiết bị dò tìm xì hở môi chất lạnh kiểu đèn ga propan: 1. Đĩa đốt ngọn lửa. 2. Chụp thuỷ tinh. 3. Ông dò ga môi chất rò rỉ. 4. Van. 5. Bình ga propan. 6,7. Màu sắc ngọn lửa thay đổi theo mức độ xì ga môi chất lạnh nhiều hay ít - 53 - Loại thiết bị này là ngọn đèn ga propan, có khả năng phát hiện chỗ xì hở ở bất cứ vị trí nào trên hệ thống lạnh. Kết cấu của thiết bị gồm hai phần chính: Bộ phận phát hiện xì ga và bình chứa ga propan. Bình chứa khoảng 0,5kg ga propan dưới áp suất và chỉ được nạp ga một lần. Bộ phận ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhe_thong_dieu_hoa_o_to_6655.pdf
Tài liệu liên quan