Luận văn Nghiên cứu phát triển sản xuất và tiêu thị nấm ăn trên địa bàn huyện Yên Khánh - Tỉnh Ninh Bình

MỤC LỤC

 

Phần I MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

Phần II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

2.1 Cơ sở lý luận 4

2.1.1 Khái niệm 4

2.1.2 Lý thuyết phát triển trong lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm 8

2.2 Phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn 17

2.2.1 Vai trò và ý nghĩa của ngành sản xuất nấm ăn 17

2.2.2 Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật sản xuất nấm ăn 24

2.2.3 Nội dung phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn 29

2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn 32

2.3.1 Mối quan hệ trong sản xuất và tiêu thụ nấm ăn 32

2.3.2 Nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản xuất nấm ăn 33

2.3.3 Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tiêu thụ nấm ăn 34

2.4 Cơ sở thực tiễn 35

2.4.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên thế giới và ở Việt Nam 35

2.5 Tóm lược những công trình nghiên cứu liên quan 39

Phần III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIẾN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 40

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 40

3.1.2 Điều kiện KT – XH 44

3.1.3 Tình hình sản xuất kinh doanh trong huyện 46

3.1.4 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ nấm ăn 48

3.2 Phương pháp nghiên cứu 49

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 49

3.1.3 Phương pháp thu thập số liệu 50

3.1.4 Phương pháp xử lý thông tin 52

3.1.5 Phương pháp phân tích số liệu 52

3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 52

3.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình phát triển sản xuất nấm ăn 52

3.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình tiêu thụ nấm 53

3.3.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế sản xuất nấm ăn 53

Phần IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 54

4.1 Thực trạng phát triển sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện Yên Khánh 54

4.1.1 Sơ lược về quá trình phát triển sản xuất nấm ăn 54

4.1.2 Tình hình tổ chức sản xuất nấm ăn 60

4.1.3 Tình hình áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nấm ăn 64

4.1.4 Tình hình đầu tư chi phí sản xuất các loại nấm ăn chủ yếu trong nông hộ điều tra 68

4.1.5 Kết quả sản xuất nấm ăn trong nông hộ điều tra 71

4.2 Thực trạng sản xuất nấm ăn của Huyện 73

4.2.1 Tình hình chung 73

4.2.2 Thực trạng tiêu thụ sản phẩm nấm ăn 78

4.2.3 Hệ thống kênh phân phối sản phẩm trong Huyện 80

4.2.4 Giá cả sản phẩm nấm ăn 81

4.3 Đánh giá chung kết quả, hiệu quả sản xuất và tiêu thụ nấm ăn 83

4.3.1 Kết quả đạt được 83

4.3.2 Những khó khăn và tồn tại, nguyên nhân của tình hình 87

4.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ở Huyện Yên Khánh 89

4.4.1 Kỹ thuật và công nghệ 89

4.4.2 Giống nấm 89

4.4.3 Thời vụ 90

4.4.4 Thu hái và chế biến 90

4.4.7 Vốn sản xuất 90

4.4.8 Thị trường tiêu thụ 90

4.4.9 Giá cả sản phẩm 91

4.4.10 Kênh tiêu thụ 91

4.4.11 Hành vi của người tiêu dùng 92

4.4.12 Công tác quảng cáo và tiếp thị 92

4.5 Những định hướng và giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất, tiêu thụ nấm ăn 93

4.5.1 Cơ sở khoa học của định hướng và giải pháp 93

4.5.2 Những quan điểm – định hướng trong phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn 95

4.5.3 Những giải pháp chủ yếu để phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện 101

Phần V KẾT LUẬN 103

TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

 

 

doc116 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2665 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu phát triển sản xuất và tiêu thị nấm ăn trên địa bàn huyện Yên Khánh - Tỉnh Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2,49 96,92 98,81 97,86 Đất NN/LĐNN m2 180,2 176,4 170,1 97,89 96,42 97,15 Đất lúa/LĐMNN m2 142,8 140,5 134,3 98,39 95,59 96,98 LĐ Người 81874 82177 82379 100,37 100,25 100,31 NN Người 58201 57934 57336 99,54 98,97 99,25 Khác Người 23773 24243 25043 17,85 103,30 42,94 Nguồn: Phòng thống kê huyện Yên Khánh Qua 3 năm trở lại đây tốc độ tăng dân số của huyện đã có chiều hướng ổn định là 0,6% Tổng số dân của huyện 2006 là 143814 người,năm 2007 là 144678 người, năm 2008 là 145546 người. - Cơ sở hạ tầng Bảng 5: Cơ sở hạ tầng của huyện Yên Khánh Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 2007 2008 1.Đường ô tô đến trung tâm xã - Số xã, thị trấn đã có Xã 20 20 20 + Đường nhựa Xã 20 21 21 + Đường đá 0 0 0 2.Công trình thủy lợi - Cống Cái 52 52 64 - Trạm bơm điện(trạm/máy) Trạm/máy 25/95 25/95 29/135 - Trạm bơm dầu(trạm/máy) Trạm/máy 2/12 3/12 0 3.Máy phục vụ nông nghiệp - Máy kéo Cái 355 357 375 + Máy kéo trên 12CV Cái 65 68 73 + Máy kéo dưới 12CV Cái 290 289 302 - Máy bơm nước Cái 391 455 389 - Máy tuốt lúa Cái 365 372 395 - Máy nghiền thức ăn gia súc Cái 210 265 277 - Máy phun thuốc sấu có động cơ Cái 5 4 2 4. Công trình phúc lợi - Nhà trẻ Trường 20 20 20 - Mẫu giáo Trường 20 20 20 - Tiểu học Trường 21 21 21 - Trung học cơ sở Trường 20 20 20 - Trung học phổ thông Trường 3 3 4 - Trạm y tế Trạm 20 20 20 - Bệnh viện, phòng khám khu vực Cơ sở 2 2 2 - Trung tâm văn hóa Cơ sở 1 1 1 - Thư viện, phòng đọc sách Cơ sở 2 2 2 5. Số xã đã có điện Xã 20 20 20 6. Số xã đã phủ sóng truyền hình Xã 20 20 20 7. Số máy điện thoại có trên địa bàn Xã 20 20 20 Nguồn: Phòng Thống kê huyện Yên Khánh[] Để có nền kinh tế phát triển bền vững thì phải có cơ sở hạ tầng vững chắc. Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, hệ thống đường giao thông, hệ thống thủy lợi, hệ thống thông tin liên lạc…Nhóm cơ sở hạ tầng gián tiếp phục vụ cho sản xuất như các cơ sở y tế, giáo dục, dịch vụ, thư viện…Thông qua bảng ta thấy toàn cảnh cơ sở hạ tầng của huyện trong những năm qua. Đến năm 2007 và 2008 đã có đường nhựa đến trung tâm xã và thị trấn. Năm 2007 trên địa bàn huyện là 20 nhà trẻ, 20 nhà mẫu giáo….Hệ thống điện thoại đã đảm bảo thông tin liên lạc từ trên xuống, 100% số xã đã có hệ thống điện, 100% số xã đã phủ sóng truyền thanh, truyền thanh. 3.1.3 Tình hình sản xuất kinh doanh trong huyện - Phương hướng sản xuất nông nghiệp của huyện Thực hiện Nghị quyết của trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới và phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta trong quá trình CNH-HĐH đất nước. Huyện đã xhur trương thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, thực hiện phát triển toàn diện kinh tế nông thôn. Tập trung vào sản xuất lương thực với việc bố trí giống và trà lúa hợp lý trong các vụ. Thực hiện một số mô hình lúa- cá với một số xã vùng trũng. Huyện tiếp tục phát triển một số diện tích lúa hàng hóa chất lượng cao, phát triển cây công nghiệp và hoa màu. Trong đó, huyện có tổng kết mô hình và đúc rút kinh nghiệm nhân ra diện rộng về trồng các loại nấm ăn như nấm mỡ, nấm rơm,nấm sò. - Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện qua 3 năm gần đây(2006-2008) Tổng giá trị sản xuất của huyện tăng liên tục qua các năm, năm 2007 tăng 24,08% so với năm 2006, năm 2008 tăng 12,73% so với năm 2007,trung bình mỗi năm tăng 18,27%. Tốc độ tưng trưởng kinh tế của huyện là khá cao. Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng GTSX, giữ vai trò chủ yếu trong nền kinh tế của huyện. Cụ thể: năm 2006 chiếm 43,91%, naawm chiếm 42,32% và năm 2008 chiếm 40,98%.GTSX của các ngành vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc chiếm tỷ trọng thứ hai, năm 2008 chiếm 25,65%. Các ngành khác chiếm tỷ trọng nhỏ và đều có xu hướng tăng mỗi năm. Bảng 6: Kết quả sản xuất kinh doanh củ huyện Yên Khánh (2006 -2008) STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh (%) SL (tr. đ) CC (%) SL (tr. đ) CC (%) SL (tr. đ) CC (%) 07/06 08/07 BQ I Tổng GTSX 2141428,00 100,0 2931175,0 100,0 3525026,0 100 136,88 120,26 128,30 1 GTSX nông – lâm - thuỷ sản 271937,0 12,07 313624,0 10,70 320853,0 9,10 115,33 102,30 108,62 - Trồng trọt 149691,0 55,05 166944,0 53,23 155892,0 48,59 115,53 93,38 102,05 - Chăn nuôi - thuỷ sản 108674,0 39,96 129671,0 41,35 144977,0 45,18 119,32 111,80 1115,50 - Lâm nghiệp 3325,0 1,22 3466,0 1,11 3241,0 1,01 104,24 93,51 98,73 - Dịch vụ nông nghiệp 10247,0 3,77 13543,0 4,32 16743,0 5,22 132,17 123,63 127,83 2 GTSX công nghiệp -TTCN 1722537,0 80,44 2458925,0 83,89 2953292,0 83,78 142,75 120,11 130,94 3 GTSX TMDV 146954,0 6,86 158626,0 5,41 250881,0 7,12 107,94 158,16 130,66 II Chi tiêu bình quân 1 GTSX/nhân khẩu 14,89 20,26 24,22 136,06 211,25 169,54 2 GTSX/LĐ 26,12 35,67 42,79 136,56 172,34 153,41 3 GTSX/LĐNN 36,84 50,60 61,48 137,35 121,50 129,18 Nguồn: Phòng kinh tế huyện Yên Khánh GTSX bình quân đầu người tăng, GTSXNN trên lao động nông nghiệp và giá trị sản xuất nông nghiệp trên khẩu nông nghiệp có xu hướng tăng. Điều này chứng tỏ tình hình sản xuất kinh doanh của huyện có sự tăng trưởng và chất lượng cuộc sống nhân dân ngày càng được cải thiện. 3.1.4 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ nấm ăn Qua quá trình nghiên cứu đặc điểm về khí hậu, thời tiết, đất đai, lao động cư sở hạ tầng và các hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm trên địa bàn huyện Yên Khánh kết hợp tìm hiểu công nghệ sản xuất nấm ăn. Chúng tôi nhận thấy phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ở địa phương có những thuận lợi và khó khăn sau: * Những thuận lợi trong quá trình phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn - Yên Khánh là một dịa phương hội tụ đầy đủ các yếu tố nguồn lực lợi thế phục vụ cho sản xuất nấm ăn: + Là vùng sản xuất lúa nước thuộc Đồng bằng Sông Hồng, hàng năm có lượng nguyên liệu trên địa bàn huyện có hàng trăm nghìn tấn rơm rạ sau thu hoạch lúa. Đây chính là lợi thế cho sản xuất nấm ăn. + Dân số sống tập trung(trên 95%dân số) trong nông thôn nhất là lao động nông nhàn không có ngề phụ. + Nhìn chung cơ sở hạ tầng trong toàn huyện tương đối tốt từ giao thông đến các cơ sở công cộng khác. Đặc biệt tereen địa bàn huyện đã hình thành và phát triển Doanh nghiệp Hương Nam chuyên nhân giống,đào tạo, chuyển giao công nghệ kỹ thuật nuôi trồng, thu mua, chế biến và phục vụ cả xuất khẩu các loại nấm ăn và nấm dược liệu. + Các điều kiện tự nhiên khác như khí hậu, thời tiết đều phù hợp cho các loại nấm sinh trưởng và phát triển (nhưng yếu tố này chỉ là tương đối). - Phát triển sản xuất trên địa bàn huyện Yên Khánh góp phần vào giải quyết việc làm tại chỗ nhất là lao động nông nhàn chiếm đại bộ phận dân số của địa phương. Đồng thời tạo ra lượng sản phẩm chất lượng cao và có giá trị xuất khẩu, từng bước tăng thu nhập cho nông hộ cải thiện đời sống vật chất cũng như nâng cao chất lượng dinh dưỡng cho cộng đồng, vì sức khỏe cộng đồng, phát triển vì cộng đồng, cho cộng đồng. - Nâng cao trình độ,kỹ năng tiếp cận khoa học kỹ thuật và tạo ra sự lành nghề mới ở nông thôn. - Thay đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu thu nhập, việc làm và lao động nông thôn. Gắn kết giữa sản xuất, chế biến, xuất khẩu và giữa khoa học công nghệ với sản xuất. * Một số khó khăn và tồn tại - Mặt bằng dân trí nói chung còn thấp, khả năng tiếp cận khoa học công nghệ còn nhiều hạn chế. - Tập quán sản xuất của người dân còn tùy tiện chưa tuân thủ nghiêm ngặt khoa học công nghệ. - Tổ chức sản xuất còn mang tính nhỏ lẻ, manh mún, phân tán không tập trung thiếu sự quy hoạch đồng bộ từ phía chính quyền địa phương. - Sự hỗ trợ của Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương chưa kịp thời, đặc biệt là vấn đề khoa học công nghệ, công nghệ hóa chưa đáp ứng được đại bộ phận là lao động thủ công. 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Trong mấy năm gần đây nghề trồng nấm ở tỉnh Ninh Bình phát triển nhanh về số hộ, đặc biệt là trên địa bàn huyện Yên Khánh, nó đã tạo thành phong trào rộng khắp trong các xã, thị trấn trong toàn huyện, phong trào đã có những bước khởi sắc từ việc cung cấp nguyên liệu đầu vào(rơm rạ,mùn cưa,…) đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm và bước đầu đã hình thành các làng nghề quy mô, lượng nấm hàng hoá cung cấp cho thị trường. Chọn 3 xã điển hình để đánh giá tốc độ phát triển cũng như kết quả vafhieeuj quả cảu quá trình sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trong nông hộ. 3.1.3 Phương pháp thu thập số liệu a. Thu thập số liệu thứ cấp Các tài liệu tổng kết các công trình nghiên cứu của trung tâm công nghệ sinh học thực vật, các công trình liên quan đến đề tài nói chung và trên địa bàn huyện nói riêng. Thu thập các số liệu thông qua sách báo, tạp chí và các cơ quan liên quan thuộc huyện Yên Khánh(phòng thống kê, phòng kinh tế, phong tài nguyên và môi trường và các báo cáo hàng năm của UBND huyện). Tiến hành điều tra chuyên khảo hẹp về một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật về nấm ăn, kết hợp với phương pháp chuyên gia. Số liệu Nơi thu thập Thông tin chung về nấm ăn: Giá trị dinh dưỡng, giá trị xuất khẩu nấm ăn, tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên thế giới và ở Việt Nam, một số chỉ tiêu kỹ thuật của nấm ăn. Sách báo, tạp chí, tài liệu hội thảo về nấm ăn. Tài liệu của Trung tâm Công nghệ Sinh học thực vật, Viện Di truyền Nông nghiệp và một số địa phương như Hà Nam. Bắc Giang… Tình hình cơ bẩn của dịa bàn Niên giám thống kê huyện, thông qua phòng thống kê Tình hình phát triển sản xuất nấm ăn qua các năm. Phòng kinh tế huyện Yên Khánh Một số báo cáo trong hội thảo về nấm ăn Tình hình tiêu thụ nấm ăn. Phòng kinh tế huyện Yên Khánh Các hộ sản xuất- tiêu thụ, tư thương, nhà hàng. Định hướng phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trong những năm tới. UBND huyện Yên Khánh, qua các báo cáo hàng năm về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội. b. Thu thập số liệu sơ cấp: thông qua biểu mẫu điều tra + Chọn mẫu điều tra Bằng phương pháp chọn mẫu điển hình, căn cứ vào thực tế sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn, chúng tôi tiến hành điều tra một số hộ như sau: Khu vực xã Khánh Công: điều tra 30 hộ Khu vực xã Khánh Trung: điều tra 30 hộ Khu vực xã Khánh Thành: điều tra 30 hộ Những hộ điều tra tại các xã này là thường là những hộ thamgia sản xuất nấm có thời gian dài và tương đối ổn định trong 3 năm trở lại đây và vẫn tiếp tục sản xuất. Các xã khác nhau có số hộ điều tra khác nhau cũng dựa trên mức dộ ổn định và thời gian được công nhận trở thành làng nấm. Khảo sát thị trường tiêu thụ nấm ăn: thông qua các tổ chức kinh tế, nhà hàng, tư thương tham gia tiêu thụ nấm ăn trong huyện. Điều tra ngẫu nhiên về các đối tượng tiêu dùng các sản phẩm nấm ăn. + Phiếu điều tra: được xây dựng để có thông tin chung về nhân khẩu, lao động, giới, tuổi….,những chỉ tiêu về tình hình đầu tư chi phí sản xuất cũng như tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện của từng hộ. Hoặc thông tin về tình hình sản xuất, chế biến tiêu thụ nấm ăn của các hộ kiêm trên dịa bàn. Các phiếu điều tra khảo sát tình hình tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện bao gồm các thông tin:số lượng nấm ăn(theo từng chủng loại)đã được tiêu thụ trong các quán ăn, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn huyện, cũng như những yêu cầu về chất lượng sản phẩm nấm ăn… Xây dựng những phiếu điều tra để điều tra về đối tượng tiêu dùng sản phẩm nấm ăn tại huyện Yên Khánh, chủ yếu là những câu hỏi gợi mở để đối tượng phát biểu ý kiến riêng mình về sự tiêu dùng sản phẩm nấm ăn tại huyện Yên Khánh. + Phương pháp điều tra Trong quá trình điều tra chủ yếu sử dụng là phương pháp phỏng vấn trực tiếp các hộ sản xuất nấm ăn, các đối tượng tiêu dùng sản phẩm nấm ăn. Phỏng vấn một số cán bộ chuyên môn ở Phòng Kinh tế huyện, Trạm BVTV nơi trực tiếp triên khai chương trình nấm ăn Ninh Bình để có thông rin cụ thể hơn về tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trong vùng. 3.1.4 Phương pháp xử lý thông tin Với hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị trước ghi trong phiếu điều tra, chúng tôi thu thập số liệu cần thiết, tổng hợp và xử lý thông tin bằng chương trình máy tính Excel. Trong quá trình tổng hợp số liệu của các hộ snr xuất và tiêu thụ nấm ăn chúng tôi thực hiện phân tổ hộ nông dân theo quy mô sử dụng nguyên liệu; phân tổ theo từng loại nấm : nấm rơm, nấm mỡ,nấm sò, nấm mộc nhĩ; phân tổ theo trình độ người lao động thực hiện các biện pháp kyc thuật khác nhau; phân tổ theo năng suất nấm tính trên một tấn nguyên liệu. 3.1.5 Phương pháp phân tích số liệu Trên cơ sở số liệu đã th thập được, tiến hành tổng hợp số liệu, phân tích đánh giá bằng phương pháp phân tổ thống kê. Số hộ sản xuất được phân tổ theo các tiêu thức:Quy mô nguyên liệu sử dụng trong năm, ,trình độ thực hiện các biện pháp kỹ thuật thông qua năng suất nấm tính trên một tấn nguyên liệu, theo sản phẩm nấm ăn từng loại. Dùng phương pháp thống kê mô tả và so sánh để tiến hành mô tả hiện tượng,so sánh, đối chiếu biết được sự biên động cảu hiện tượng qua các năm đi tới kết luận. Tính toán các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả sản xuất nấm ăn. Qua thực hiện phân tổ,so sánh được các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả sản về quy mô sử dụng nguyên liệu khác nhau trong các nông hộ. So sánh trình độ người lao động trong thực hiện các biện pháp kỹ thuật khác nhau ảnh hưởng đến năng suất nấm trong hộ. 3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 3.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình phát triển sản xuất nấm ăn - Chỉ tiêu biểu hiện quá trình tăng về quy mô Lượng nguyên liệu sử dụng, năng suất, đầu tư chi phí, sản lượng, số hộ tham gia sản xuất nấm ăn,giá trị sản xuất nấm ăn. - Chỉ tiêu biểu hiện quá trình tahy đổi cơ cấu Cơ cấu chủng loại nấm ăn, các hình thức tổ chức sản xuất nấm ăn, các yếu tố trong quá trình sản xuất nấm ăn. - Chỉ tiêu biểu hiện nâng cao chất lượng lao động: là các chỉ tiêu thuộc về các thông số kỹ thuật của các chủng loại nấm ăn. 3.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình tiêu thụ nấm - chỉ tiêu phản ánh cun,cầu nấm - chỉ tiêu phản ánh lượng sản phẩm tiêu thụ trong và ngoài nước - chỉ tiêu phản ánh kênh tiêu thụ nấm 3.3.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế sản xuất nấm ăn - giá trị sản xuất tính trên 1 đồng chi phi trung gian - giá trị nấm hàng hoá - giá trị gia tăng tính trên 1 đồng chi phí trung gian - tỷ suất hàng hoá nấm - thu nhập hỗn hợp tính trên 1 đồng chi phí trung gian - giá trị sản xuất tính trên một ngày - người lao động - giá trị gia tăng tinh trên một ngày - người lao động - thu nhập hỗn hợp tính trên một ngày - người lao động - lợi nhuận tính trên một ngày - người lao động Phần IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Thực trạng phát triển sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện Yên Khánh 4.1.1 Sơ lược về quá trình phát triển sản xuất nấm ăn Cùng với phong trào trồng nấm ăn sôi động của các tỉnh miền Bắc vào những thập niên 90 của thế kỷ trước, Ninh Bình cũng là một trong những tỉnh trồng nấm rất sớm của Đồng bằng Sông Hồng với quy mô và sản lượng lớn. Cùng với thời gian này huyện Yên Khánh cũng tham gia sản xuất nấm mỡ xuất khẩu dưới sự chỉ đạo của kỹ thuật của Công ty xuất nhập khẩu thực phẩm có trụ sở tại huyện. Tuy nhiên chỉ sau một một thời gian phong trào trồng nấm trầm lắng xuống và thất bại với nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau nhưng tập trung vào mấy vấn đề như là nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế về giá trị của cây nấm , vấn đề chỉ đạo kỹ thuật còn chưa sâu sát,chất lượng giống nấm không ổn định, công nghệ nuôi trồng và chế biến phức tạp khó áp dụng, thị trường tiêu thụ không ổn định chỉ tập trung vào xuất khẩu, đặc biệt là công tác tổ chức sản xuất còn mang nặng tính phong trào, vì vậy năng suất thấp, chất lượng nấm không cao, chí phí cao nên giá thành sản phẩm cao. Từ bài học thất bại của phong trào trồng nấm những năm 1990. Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật thuộc Viện di truyền nông nghiệp đã mở ra hướng nghiên cứu về công nghệ nhân giống, hoàn thiện quy trình nuôi trồng và chế biến nấm từ năm 1996 và tiến hành áp dụng xuống một số tỉnh thành, bước đầu thu được kết quả rất tốt làm cơ sở cho việc nhân rộng ra các mô hình khác. Năm 1999, Ninh Bình lại tiếp tục thực hiện mục tiêu khôi phục nghề trồng nấm trong tỉnh bằng một dự án “ Sản xuất thử nấm ăn – hoàn thiện công nghệ trồng nấm” với sự giúp đỡ về kỹ thuật của Trung tâm công nghệ sinh học Viện di truyền thực vật nông nghiệp và chủ trì dự án là Trung tâm Khuyến nông tỉnh. Dự án đã thí điểm trồng thử 3 loại nấm gồm: nấm rơm, nấm sò, nấm mỡ tại HTXNN Hợp Tiến xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh và HTXNN xã Bạch Cừ huyện Hoa Lư. Với kết quả của dự án này,phong trào trồng nấm của tỉnh Ninh Bình nói chung,huyện Yên Khánh nói riêng từng bước được khôi phục dần hồi sinh. Trên cơ sở kết quả của dự án tỉnh, năm 2000 UBND huyện đã chủ động xây dựng chương trình phát triển nghề trồng nấm với sự giúp đỡ của Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật . Từ đó công nghệ nuôi trồng nấm đã từng bước đi vào người dân và phát triển thành một nghề nấm có vị trí quan trọng trong ngành nông nghiệp của huyện, tạo sức lan tỏa sang các huyện khác và nó đã trở thành trung tâm nấm của tỉnh. 4.1.1.1 Quy mô và số hộ sản xuất nấm ăn tại các cơ sở trong huyện Sau đợt xây dựng những mô hình đầu tiên tại các xã, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của UBND huyện về đào tạo tạp huấn và hỗ trợ kỹ thuật của Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật, sản xuất trên địa bàn huyện phát triển tương đối nhanh. Song tốc độ lại phát triển không đồng đều mà chỉ tập trung phát triển mạnh tại một số, không nhân rộng ra nhiều xã trên địa bàn huyện, như chỉ tập trung ở: Khánh Nhạc, Khánh Công, Khánh Thành, Khánh Phú, Khánh Cư, Khánh An, Khánh Hồng, Khánh Vân và thị trấn Yên Ninh. Năm 2006 toàn huyện có 627 hộ tham gia sản xuất nấm ăn, đến năm 2008 số hộ sản xuất nấm ăn tăng lên 988 hộ. Như vậy trung bình mỗi năm tốc độ phát triển về số hộ sản xuất nấm ăn trong huyện đạt 125,53%. Điều đó chứng tỏ nghề sản xuất nấm ăn đã bước đầu thu hút sự chú ý của hộ nông dân, nó phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật khả năng về vốn đầu tư cũng như giải quyết được khá lớn lượng lao động nông nhàn trong nông nghiệp nông thôn. Mặc dù vậy, quy mô số hộ trong phạm vi từng xã lại phân bố không hoàn toàn giống nhau. Số hộ sản xuất nấm ăn tại các xã Khánh Phú, Khánh Hải, Khánh Nhạc tăng dần, các xã còn lại thì sự tăng giảm chưa rõ rệt. Tuy số hộ phát triển khá nhanh nhưng thực sự vẫn chưa tương xứng với yêu cầu và tiềm năng của huyện Yên Khánh. Ngoài ra, có một số cơ sở sản xuất tập trung được thành lập, đó là trung tâm sản xuất giống và chế biến nấm Hương –Nam, cơ sở có nhiệm vụ sản xuất giống nấm, chuyển giao kỹ thuật cho các hộ nông dân trong trồng nấm ăn, quâ đó góp phần không nhỏ vào tăng thu nhập cho người nông dân. Bảng 7 Tình hình hộ nông dân sản xuất nấm ăn qua 3 năm ĐVT(hộ) STT Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tốc độ phát triển(%) 07/06 08/07 BQ 1 Xã Khánh Phú 21 101 264 480,95 261,39 354,56 2 Xã Khánh An 189 191 93 101,06 48,69 70,15 3 Xã Khánh Cư 11 2 1 18,18 50,00 30,15 4 Xã Khánh Vân 7 0 5 0 - - 5 Xã Khánh Hồng 2 3 3 150 100 122,47 6 Xã Khánh Nhạc 104 110 81 105,77 73,64 88,25 7 Xã Khánh Trung 167 171 281 102,40 164,33 129,72 8 Xã Khánh Thành 121 122 259 100,83 212,30 146,31 9 Thị trấn Yên Ninh 5 1 1 20 100 44,72 Tổng 627 701 988 111,80 140,94 125,53 Nguồn :Phòng Nông nghiệp huyện Yên Khánh [8 ] 4.1.1.2 Quy mô sản xuất nấm ăn trong huyện Quy mô sản xuất nấm ăn thể hiện ở lượng nguyên liệu sử dụng nuôi trồng nấm ăn, năng suất và sản lượng nấm ăn. Lượng nguyên liệu sử dụng trong nuôi trồng nấm ăn ngày một tăng, năm 2006 toàn huyện sử dụng 2.900,1 tấn. Năm 2008 lượng nguyên liệu sử dụng là 4.698,4 tấn. Bảng 8 Tình hình sản xuất và cơ cấu các loại nấm ăn huyện Yên Khánh Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tốc độ phát triển(%) SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%) 07/06 08/07 BQ 1. Lượng NLSD trồng nấm ăn Tấn 2.900,1 100,00 3.010,3 100,00 4.698,4 100,00 103,80 156,08 127,84 Nấm rơm Tấn 200 6,90 292 9,70 407 8,66 146 139,38 142,65 Nấm mỡ Tấn 1.244 4,29 1.300 43,19 2.111,5 44,94 104,50 162,42 130,28 Nấm sò Tấn 241,1 8,31 197,3 6,55 175,9 3,74 81,83 89,15 85,41 Mộc nhĩ Tấn 1.215 41,90 1.221 40,56 2.004 42,65 100,49 164,13 128,43 2. NSBQ Kg/tấnNL 1.991,6 100,00 2.051,3 100,00 2.419,1 100,00 103 117,93 110,21 Nấm rơm Kg/tấnNL 121,00 6,08 150,0 7,31 197,2 8,15 124 131,47 127,68 Nấm mỡ Kg/tấnNL 271,5 13,63 291,3 14,20 300,9 12,44 107,29 4,87 22,86 Nấm sò Kg/tấnNL 699.0 35,10 700,0 34,12 817 33,77 100,14 116,71 108,11 Mộc nhĩ Kg/tấnNL 900,1 45,19 910 44,36 1.104 45,64 101,10 121,32 110,75 3. SL nấm tưoi Tấn 5.775,83.916 100,00 6.175,02.839 100,00 11.365,89.944 100,00 106,91 184,06 140,28 Nấm rơm Tấn 2,42 0.04 4,38 0,07 80,2.604 0,71 180,99 1832,43 575,89 Nấm mỡ Tấn 337,746 5,85 37,8.690 0,61 635,35.035 5,59 11,21 1677,76 137,14 Nấm sò Tấn 168,5.289 2,92 138,110 2,24 143,7.103 1,26 81,95 104,05 92,34 Mộc nhĩ Tấn 109.362,15 1.893,44 1.111,110 17,99 2.212,416 19,47 1,02 199,12 14,25 Nguồn : Phòng nông nghiệp và địa chính huyện Yên Khánh, UBND huyện Yên Khánh [ ]. Như vậy trung bình mỗi năm lượng nguyên liệu sử dụng tăng 27,84%, do tăng cả về quy mô sản xuất và số lượng hộ. Lượng nguyên liệu sử dụng nuôi trồng nấm ăn cũng có sự thay đổi đáng kể qua 3 năm, trong khi lượng nguyên liệu sử dụng nuôi trồng nấm mỡ, nấm rơm, mộc nhĩ đều tăng lên, đặc biệt là nấm rơm bình quân tăng 42,65% thì nấm sò giảm xuống chút ít, còn lượng nguyên liệu sử dụng nuôi trồng mộc nhĩ cũng tăng lên. Điêu đó là do thị hiếu người đối với nấm sò giảm sút, với lại trong 3 năm này thì nấm sò có giá bán trên thị trường thấp các loại nấm ăn khác nên các hộ ít đầu tư cho việc nuôi trồng loại nấm ăn này , do có nguồn cung cấp từ các xưởng cưa nên trong 3 năm này việc trồng mộc nhĩ đã có bước phát triển đáng kể. Hiệu suất sử dụng nguyên liệu có thể tính như năng suất hoặc có thể tính bằng %( có nghĩa là số kg nấm tươi thu về/1 tấn nguyên liệu đưa vào sản xuất). Tốc độ tăng năng suất nấm sò là 8,11%/năm. Năng suất mộc nhĩ tăng trung bình 10,75%/năm. Năng suất nấm rơm tăng trung bình 27,68%/năm. Sản lượng nấm ăn phụ thuộc vào lượng nguyên liệu sử dụng và năng suất. Nguyên nhân năng suất nấm rơm thấp là do quy trình nuôi trồng nấm rơm có một số quy trình kỹ thuật bắt buộc phải tuân thủ về nhiệt độ, độ ẩm mà người trồng nấm chưa thực hiện được. 4.1.1.3 Giá trị sản xuất các loại nấm ăn trong cơ cấu kinh tế Trong sản xuất hàng hóa, mỗi địa phương cần phát huy lợi thế so sánh của mình. Yên Khánh là huyện thuần nông, có lợi thế nhất định về nuôi trồng nấm ăn mà đặc biệt là 4 loại: nấm rơm, nấm sò, nấm mỡ, mộc nhĩ. Thời gian qua Ninh Bình từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp được ưu tiên đầu tư phát triển. Huyện Yên Khánh đã xây dựng chiến lược phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2005-2010 mà bước đột phá là trong nông nghiệp từng bước nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị canh tác. Với lợi thế là huyện nông nghiệp có nguồn nguyên liệu dồi dào phục vụ phát triển nghề trồng nấm, đặc biệt là các loại nấm có giá trị kinh tế cao, trong đó không thể không nhắc đến nấm ăn. Bảng 9 Giá trị sản xuất của nấm ăn trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện qua 3 năm (2006 – 2008). Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh (%) GT (trđ) CC (%) GT (trđ) CC (%) GT (trđ) CC (%) 07/06 08/07 BQ 1. GTSX nông nghiệp 320853,0 100,0 357901,0 100,0 363624,0 100,0 111,55 101,60 106,46 2. GTSX nấm ăn 2119,2 0,66 3228,4 0,9 4129,8 1,14 152,34 127,92 139,60 Nấm rơm 1096,9 51,76 1212,0 37,54 1279,6 30,98 110,49 105,58 108,01 Nấm sò 177,5 8,38 721,9 22,36 1211,8 29,34 110,49 167,86 136,19 Mộc nhĩ - - 22,8 0,71 31,9 0,77 - 139,91 - Nấm mỡ 844,8 39,86 1271,7 39,39 1606,5 38,90 150,53 126,33 137,90 Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Yên Khánh Như vậy, muốn đưa nghề trồng nấm ăn trở thành hàng hóa- có thể xuất khẩu được, ngoài việc nâng cao năng suất , sản lượng, phải quan tâm đặc biệt đến phẩm chất của mỗi loại nấm ăn sao cho giá trị sản xuất của nấm ăn ngày một tăng. Trong những năm qua, huyện đã chú trọng đến sản xuất nấm ăn để tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp phần tăng thu nhập, cải thiện thêm cho cuộc sống của người dân. Do đó, giá trị sản xuất nấm ăn tăng dần qua các năm (xem chi tiết bảng 9) Nhìn chung, giá trị sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tổng giá trị sản xuất của tất cả các ngành trong huyện. Năm 2006 giá trị sản xuất nấm ăn chỉ bằng 0,66%, năm 2007 chiếm 0,9% và đến năm 2008 chiếm 1,14%. Giá trị sản xuất nấm ăn tăng lên qua các năm, trung bình mỗi năm tăng là 39,60%. Năm 2006 giá trị sản xuất nấm ăn mới đạt 2119,2 triệu đồng, nhưng đến năm 2007 đã đạt con số 3228,4 triệu đồng. Điều đó cho thấy nghề sản xuất nấm ăn có triển vọng phát triển và bền vững trong ngành nông nghiệp, mặc dù nghề trồng nấm ăn chỉ chiếm tỷ trọ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34. Luận văn tốt nghiệp _Hoa.doc
Tài liệu liên quan