Luận văn Nghiên cứu sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa huyện Sóc sơn, thành phố Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1. Một số khái niệm 3

1.2. Khái quát tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam 4

1.2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới 4

1.2.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam 6

1.3. Một số đặc điểm của CNH – ĐTH ở Việt Nam hiện nay 10

1.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình CNH - ĐTH đến đất nông nghiệp 12

1.4.1. Trên thế giới 12

1.4.2. Trong nước 15

1.5. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Sóc Sơn 21

1.5.1. Điều kiện tự nhiên 21

1.5.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 28

Chương 2. MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32

2.1. Mục tiêu nghiên cứu 32

2.2. Đối tượng nghiên cứu 32

2.3. Nội dung nghiên cứu 32

2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội 32

2.3.2. Nghiên cứu tình hình sử dụng đất nông nghiệp và quá trình CNH – ĐTH của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội 32

2.3.3. Nghiên cứu sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình CNH - ĐTH khu vực nghiên cứu 33

2.3.4. Dự báo sự biến động diện tích đất nông nghiệp sẽ phải chuyển mục đích sử dụng cho CNH – ĐTH đến 2020. 33

2.3.5. Đề xuất giải pháp bảo vệ và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất nông nghiệp. 33

 

doc90 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 463 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa huyện Sóc sơn, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n nga ba sông Cầu. d/ Suối Lương Phúc: bắt nguồn từ đầm Cầu Cốn chảy giữa lưu vực qua các khu đất bậc thang đổ ra sông Cầu qua cống Lương Phúc, đây là trục tiêu tự chảy quan trọng khu vực đông Bắc của huyện. đ/ Suối Đồng Đò: bắt nguồn từ núi Cánh Tay cao 332 m chạy dọc theo biên giới phía Tây huyện, dài 10, 5 km đổ ra sông Cà Lồ tại cầu Khả Do. Đây là trục tiêu tự chảy cho khu Tây Nam của huyện. e/ Suối Ngòi Soi: bắt nguồn từ núi Hàm Lợn, núi Chân Chim cao 469 m chảy qua sông Cầu Ngăm, hồ Cầu Dọc, kênh Anh Hùng, chảy theo hướng Tây Nam, dài 12,8 km và đổ ra sông Cà Lồ tại đập Cầu Soi. Ngoài ra còn có các ngòi, suối như: suối Cầu Trắng, suối Bến Tre, suối Cống Cái, suối Cầu Nai, suối Đa Hội, ngòi tiêu Cầu Đen, ngòi tiêu Xuân Kỳ, Chế độ thuỷ văn của các sông, suối chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ mưa hàng năm. Vào mùa mưa nước từ các sông đổ về uy hiếp hệ thống đê điều của huyện. Theo số liệu tại trạm Phúc Lộc Phương đo chế độ thuỷ văn trên sông Cầu cho thấy: mực nước lũ lịch sử lớn nhất vào tháng 8 năm 1971 là Hmax= 9,37m ứng với lưu lượng Qmax= 3490 m3/s. Mùa khô nước các sông cạn kiệt gây khó khăn cho việc cung cấp nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp. 1.5.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Thực hiện Nghị quyết 16-NQ/TƯ và Kế hoạch 61/KH-UB của UBND thành phố Hà Nội về thực hiện một số chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội huyện Sóc Sơn giai đoạn 2004 - 2010, trong những năm qua kinh tế trên địa bàn huyện có những bước tăng trưởng nhanh, liên tục. 1.5.2.1. Về cơ cấu kinh tế Về cơ cấu kinh tế: Thực tế trong những năm qua, quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của huyện đã đi đúng hướng, từng bước giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, chuyển dịch còn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Sau 20 năm từ năm 1991 đến 2011 cơ cấu kinh tế chuyển biến rõ rệt theo hướng: tăng tỷ trọng của khối ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Số liệu chi tiết được thể hiện ở bảng 3.2. Bảng 1.3. Cơ cấu kinh tế huyện Sóc Sơn qua các năm từ 1991 - 2011 Năm (%) Cơ cấu kinh tế 1991 2000 2011 Nông nghiệp 86,8 64 17,98 Dịch vụ 11 11,6 21,79 Công nghiệp - TTCN - Xây dựng 2,2 24,4 60,63 (Nguồn: phòng Thống kê - UBND huyện Sóc Sơn) 1.5.2.2. Dân số và lao động Năm 2011 dân số huyện có 298.125 người, trong đó: dân số đô thị 4.448 người, chiếm 1,49%, dân số nông thôn 293.677 người chiếm 98,51%. Dân cư của huyện phân bố không đều, có sự chênh lệch lớn về mật độ dân cư giữa các xã, thị trấn. Mật độ dân số toàn huyện bình quân 972 người/km2. Ngoài ra còn có hàng chục nghìn bộ đội, công nhân, học sinh và sinh viên hiện đang công tác và học tập trên địa bàn huyện. Mật độ dân số phân bố không đều, mật độ dân số cao ở thị trấn và các xã ven quốc lộ 3, quốc lộ 2, đường 131, trong đó cao nhất ở thị trấn Sóc Sơn (5.424 người/km2), Phù Lỗ (2.321 người/ km2), mật độ dân số thấp ở các vùng đồi núi như Nam Sơn (284 người/km2), Bắc Sơn (408 người/km2). Tính đến 31/12/2011 toàn huyện có 173.014 lao động chiếm 58,03% dân số (bảng 3.3). Trong đó lao động nông nghiệp chiếm khoảng 102.775 người, chiếm 59,40% tổng số lao động, lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp và trong các cơ quan hành chính chiếm khoảng 40,60%. Huyện còn khoảng 31.142 lao động thời vụ hoặc thiếu việc làm (chiếm 29% tổng số lao động), theo ước tính hiện nay lao động khu vực nông nghiệp mới sử dụng khoảng 60-70% số ngày công trong năm, còn lại là thời gian nông nhàn. Bảng 1.4. Lao động trên địa bàn huyện Sóc Sơn (tính đến 31/12/2011) Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Cơ cấu (%) Số người trong độ tuổi lao động: Người 173.014 100 - Lao động nông nghiệp Người 102.775 59,40 - Lao động phi nông nghiệp Người 70.239 40,60 Bình quân diện tích đất canh tác/ lao động nông nghiệp m2 166.903 (Nguồn: Phòng Thống kê – UBND huyện Sóc Sơn) Bảng số liệu 3.3 thể hiện cơ cấu dân số đang có sự chuyển dịch tích cực, tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm từ 80,06% dân số năm 2006 xuống còn 59,40% năm 2011. Có thể nói, nguồn lao động nông nghiệp của huyện khá dồi dào, tuy nhiên lao động chủ yếu là phổ thông, phần lớn lao động việc làm trong các lĩnh vực nông lâm thuỷ sản chưa qua đào tạo, nên thu nhập thường không cao. Đây là khó khăn lớn của huyện trong việc quy hoạch nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói chung và ngành công nghiệp nói riêng. 1.5.2.3. Thu nhập, đời sống của dân cư và chính sách xã hội Trong những năm gần đây do sản xuất phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người năm 2006 là: 8,5 triệu đồng, đến năm 2011 đạt 22 triệu đồng. Tuy nhiên, còn có sự chênh lệch lớn giữa khu vực đô thị, các xã ven thị trấn và các xã xa vùng trung tâm huyện; các xã vùng đồng bằng và các xã vùng núi. Công tác xoá đói giảm nghèo đạt kết quả tốt: trong 5 năm trợ giúp 13.292 lượt hộ thoát nghèo, thực hiện làm mới, sửa chữa nhà ở cho 846 hộ nghèo, 115 nhà hộ chính sách. 1.5.2.4. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp phải kể đến hệ thống thuỷ lợi và đê điều, năm 2011 toàn huyện hiện có 27 công trình hồ chứa nước, 119 công trình tiểu thuỷ nông, 119 trạm bơm và khoảng 73.810 km kênh mương, hệ thống đê, kè các tuyến sông được gia cố, cơ bản đáp ứng yêu cầu phòng chống lũ lụt hàng năm. Về giao thông nông thôn: Trên địa bàn huyện đã xây dựng được hệ thống giao thông khá thuận lợi không chỉ phục vụ đầy đủ nhu cầu cho sản xuất nông nghiệp mà cả các lĩnh vực kinh tế khác. Hiện tại huyện có các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua với chất lượng khá tốt, ngoài ra còn có khoảng 30 tuyến đường liên xã, đường đô thị với tổng chiều dài khoảng 170 km, nền rộng 5 - 6m. Hệ thống giao thông của huyện giai đoạn vừa qua được quan tâm đầu từ kịp thời, chất lượng và số lượng các trục đường giao thông khá tốt là điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế nói chung và lưu thông nông sản hàng hoá nói riêng. Tuy nhiên chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá, đô thị hoá; vì vậy trong những năm tới đòi hỏi phải có sự quan tâm đầu tư từ Thành phố. Về hệ thống điện: Nguồn năng lượng quan trọng của huyện và khu vực là điện năng, được cung cấp bởi Trạm 220kV Chèm bằng các tuyến đường dây 110kV Chèm- Đông Anh, Đông Anh- Thái Nguyên và Đông Anh- Gò Gầm. Các trạm cấp nguồn cho huyện Hiện trên địa bàn huyện 100% các xã đã có mạng lưới điện ổn định phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và sản xuất nông nghiệp của các hộ dân. Trong giai đoạn 2006 - 2011, công tác chuyển giao đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất được chú trọng tăng cường. Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và tăng vụ đối với sản xuất lúa có sự chuyển biến rõ rệt. Các chương trình khuyến nông, ứng dụng khoa học kỹ thuật đưa vào sản xuất có hiệu quả như: chương trình giống lúa lai đạt trên 117 ha/năm với năng suất là 50 tạ/ha, các giống lúa thuần (Khang dân, Q5, thuần thơm, thuần khác) đạt trên 17 nghìn ha/năm với năng suất trung bình 41,3 tạ/ha. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác khảo nghiệm và ứng dụng các giống cây trồng năng suất cao để đưa vào sản xuất đại trà. Chương 2. MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định được tình hình sử dụng đất và quá trình phát triển CNH – ĐTH cũng như sự biến động đất nông nghiệp trong quá trình phát triển CNH - ĐTH khu vực nghiên cứu. - Đề xuất một số giải pháp bảo vệ và sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp. 2.2. Đối tượng nghiên cứu - Đất nông nghiệp trong khu vực nghiên cứu - Các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề trong khu vực nghiên cứu. - Các khu đô thị 2.3. Nội dung nghiên cứu 2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội - Đánh giá điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, đất đai, địa hình, khí hậu - Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội: cơ cấu kinh tế, tình hình dân số, lao động, dịch vụ và cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp. 2.3.2. Nghiên cứu tình hình sử dụng đất nông nghiệp và quá trình CNH – ĐTH của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội - Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện: cơ cấu diện tích các loại đất, cơ cấu sử dụng đất, hiện trạng sử dụng đất - Tình hình phát triển CNH – ĐTH của huyện: sự hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, các khu đô thị mới, quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng 2.3.3. Nghiên cứu sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình CNH - ĐTH khu vực nghiên cứu - Sự biến động về diện tích đất nông nghiệp: Điều tra, đánh giá hiện trạng diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi do chuyển đổi mục đích sử dụng cho xây dựng mở rộng đô thị, các khu, cụm công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu vực nghiên cứu (xác định rõ diện tích đất lúa, cây lâu năm, đất rừng, đất nuôi trồng thủy sản... bị thu hồi). - Sự biến động về chất lượng đất nông nghiệp: Điều tra, đánh giá chất lượng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện, xác định nguyên nhân gây biến động về chất lượng đất nông nghiệp. 2.3.4. Dự báo sự biến động diện tích đất nông nghiệp sẽ phải chuyển mục đích sử dụng cho CNH – ĐTH đến 2020. Dựa trên dự báo về phát triển kinh tế xã hội và các phương án quy hoạch sử dụng đất. 2.3.5. Đề xuất giải pháp bảo vệ và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất nông nghiệp. Trên cơ sở những biến động diện tích đất nông nghiệp và ảnh hưởng đến tính chất đất nông nghiệp, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên đất nông nghiệp. 2.4. Phương pháp nghiên cứu Với các nội dung nghiên cứu chính như đã trình bày ở mục 2.3, luận văn sử dụng tổng hợp một hệ thống các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: 2.4.1. Phương pháp tổng hợp, phân tích, kế thừa tài liệu Luận văn sẽ tiến hành phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu có liên quan về ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đến chất lượng, số lượng đất nông nghiệp trong thời gian gần đây. Trên cơ sở đó, luận văn rút ra một số vấn đề có tính lý luận và thực tiễn liên quan đến nội dung nghiên cứu. 2.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa Luận văn tiến hành khảo sát tình hình phát triển CNH, ĐTH trong huyện, đồng thời lấy mẫu phân tích đất tại khu vực nghiên cứu. Dựa trên điều kiện thực tế của huyện, luận văn đã lựa chọn 3 địa điểm để lấy mẫu đất phân tích: - Mẫu 1: Cánh đồng Khoe Sâu, xã Minh Trí. Cơ cấu cây trồng: 1 lúa -1 màu. - Mẫu 2: Cánh đồng Ngụ Bài, xã Thanh Xuân. Cơ cấu cây trồng: chuyên màu. - Mẫu 3: Cánh đồng Cầu Mọi, xã Bắc Sơn. Cơ cấu cây trồng: 2 lúa - 1 màu. Các mẫu đất đều được lấy ở độ sâu 0 – 30 cm, nằm trong tầng canh tác. Mẫu sau khi thu thập được bảo quản và đem đi phân tích tại Trung tâm Tài nguyên và Môi trường, thuộc Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc. Luận văn lựa chọn các chỉ tiêu phân tích chủ yếu là các thông số quan trọng cho độ phì của đất được sử dụng cho mục đích nông nghiệp và một số chỉ tiêu về KLN để đánh giá hàm lượng KLN ở dạng tổng số trong đất. Cụ thể xem bảng 2.1. Bảng 2.1 Các chỉ tiêu phân tích đất STT Chỉ tiêu Đơn vị Phương pháp phân tích 1 pHKCl pH – mét 2 OC % Walkley Black 3 Nts % Kjeldahl 4 P2O5ts % So mầu 5 K2Ots % Quang kế ngọn lửa 6 P2O5tdt mg/kg Bray 2 7 CEC Cmolc/kg Amoni – Axetat 8 Ca Cmolc/kg Complexon 9 Mg Cmolc/kg Complexon 10 Cu mg/kg AAS 11 Pb mg/kg AAS 12 Zn mg/kg AAS 13 Cd mg/kg AAS 14 As mg/kg AAS - GF 15 Hg mg/kg AAS 2.4.3. Phương pháp điều tra Được thực hiện trong phỏng vấn nông dân, cán bộ chuyên môn ở xã, huyện, về tình hình mất đất nông nghiệp, sự thay đổi trong bố trí cơ cấu cây trồng mùa vụ, tình hình sản xuất, mức độ và trình độ đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng 2.4.4. Phương pháp nghiên cứu so sánh và phương pháp logic Nhằm thống kê, phân tích, so sánh thực trạng chất lượng, diện tích đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình CNH và ĐTH ở địa bàn nghiên cứu. 2.4.6. Phương pháp chuyên gia Tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn, cán bộ quản lý để đề xuất giải pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên đất nông nghiệp. Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bản đồ quy hoạch và sử dụng đất huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội giai đoạn 2000 - 2010 3.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp và quá trình phát triển CNH – ĐTH của huyện Sóc Sơn 3.2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp Sóc Sơn là huyện có quỹ đất lớn, hầu hết diện tích đã được khai thác sử dụng vào các mục đích khác nhau. Công tác quản lý đất đai của huyện Sóc Sơn đã đi vào nề nếp, thực hiện tốt việc quản lý nhà nước về đất đai theo Luật Đất đai hiện hành. Theo số liệu thống kê đất đai năm 2012, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 30.651,3ha, trong đó có: - Đất nông nghiệp là 18.000,83ha, chiếm 58,73%; - Đất phi nông nghiệp là 11.592,48ha, chiếm 37,82%; - Đất chưa sử dụng là 1.057,99ha, chiếm 3,45%. Cơ cấu đất đai năm 2012 của huyện Sóc Sơn được thể hiện ở biểu đồ 3.1. Biểu đồ 3.1. Cơ cấu đất đai năm 2012 của huyện Sóc Sơn Hiện trạng sử dụng đất của huyện được thể hiện chi tiết ở bảng 3.1 Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Sóc Sơn năm 2012 TT Mục đích sử dụng Mã Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 30.651,30 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 18.000,83 58,73 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 13.166,37 42,96 1.1.1 Đất trồng lúa LUA 10.344,90 1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 92,81 1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1.243,96 1.1.4 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.484,70 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 4.436,46 14,47 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 4.436,46 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 343,35 1,12 1.4 Đất làm muối LMU 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 54,65 0,18 2 Đất phi nông nghiệp PNN 11.592,48 37,82 2.1. Đất ở tại nông thôn ONT 3.501,86 2.2 Đất ở tại đô thị ODT 29,48 2.3 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 124,36 2.4 Đất quốc phòng CQP 986,50 2.5 Đất an ninh CAN 32,39 2.6 Đất SXKD phi nông nghiệp CSK 439,33 2.7 Đất có mục đích công cộng CCC 4.715,10 2.8 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 54,84 2.9 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 219,21 2.10 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 1.486,61 2.11 Đất phi nông nghiệp khác PNK 2,80 3 Đất chưa sử dụng CSD 1.057,99 3,45 (Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường - huyện Sóc Sơn) Qua bảng số liệu 3.1 cho thấy quỹ đất nông nghiệp là 18.000,83 ha, chiếm diện tích lớn nhất trong tổng diện tích đất tự nhiên của huyện với 58,73%; trong đó diện tích đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm vai trò chủ đạo. Cụ thể: - Đất sản xuất nông nghiệp: 13.166,37 ha chiếm 73,14% tổng diện tích đất nông nghiệp bao gồm đất trồng lúa, đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác và đất trồng cây lâu năm. Trong đó chủ yếu là diện tích đất trồng lúa với 10.344,9 ha. - Đất lâm nghiệp: 4.436,46 ha, chiếm 24,65% tổng diện tích đất nông nghiệp, trong đó rừng phòng hộ chiếm 100%. - Đất nuôi trồng thuỷ sản: 343,35 ha, chiếm 1,91% tổng diện tích đất tự nhiên chuyên nuôi thả cá nước ngọt. Nhìn chung hiệu quả kinh tế của loại hình sử dụng đất này chưa cao. - Đất nông nghiệp khác 54,65 ha chiếm 0,3% diện tích đất nông nghiệp. Nhìn chung trong thời gian qua đất nông nghiệp có bước chuyển biến rõ rệt, huyện đã đưa những tiến bộ khoa học vào sản xuất như đưa giống lúa lai năng xuất cao vào sản suất, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ. Sản xuất nông nghiệp hiện nay cũng như lâu dài luôn là ngành có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện. Sử dụng hợp lý tiết kiệm, có hiệu quả đất nông nghiệp sẽ là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện phát triển. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của quá trình CNH - ĐTH thì diện tích đất nông nghiệp của huyện đang có những biến động lớn cả về diện tích cũng như chất lượng đất. 3.2.2. Quá trình công nghiệp hóa – đô thị hóa của huyện Sóc Sơn là một trong những huyện ngoại thành Hà Nội, nền kinh tế huyện còn gặp nhiều khó khăn, tốc độ phát triển chưa đuổi kịp các huyện như Đông Anh, Gia Lâm Tuy nhiên, trong 15 năm từ 1996 đến 2010, cùng với sự giúp đỡ của Đảng và Nhà nước, huyện Sóc Sơn đã có những chủ trương, đường lối phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để có những hướng đi đúng, đem lại hiệu quả rõ rệt. Tốc độ phát triển CNH - ĐTH của huyện đang diễn ra mạnh mẽ. Theo Quy hoạch của Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, Sóc Sơn sẽ là một trong 5 đô thị vệ tinh của Thủ đô, trong đó Sóc Sơn là đô thị phát triển về công nghiệp, dịch vụ hàng không, du lịch nghỉ dưỡng sinh thái. Để phân tích tốc độ CNH – ĐTH của huyện, Luận văn đã chia ra làm 2 giai đoạn của quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện. 3.2.2.1. Giai đoạn 1991 – 2000 Nền kinh tế của huyện phát triển toàn diện, công nghiệp, TTCN, nông nghiệp, dịch vụ đều thu được những thành tựu đáng kể. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn năm 2000 là 2.088 tỷ đồng, thu ngân sách đạt 10.950 triệu đồng năm 2000 gấp 2,23 lần so với năm 1991. Giá trị sản xuất trên một hecta canh tác tăng từ 23,3 triệu đồng năm 1996 lên 30 triệu đồng năm 2000, sản lượng lương thực quy ra thóc tăng từ 60.000 tấn năm 1996 lên 65.000 tấn năm 2000. Sản xuất công nghiệp, TTCN đã nhanh chóng tiếp cận và từng bước thích ứng với nền kinh tế thị trường; tích cực khai thác, tiếp nhận dự án, nguồn vốn đầu tư của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Tháng 7/1997, Thủ tướng Võ Văn Kiệt cùng Thủ tướng Malaysia đã ấn nút khởi công xây dựng khu công nghiệp Nội Bài. Năm 1998, nhà máy sản xuất xe máy Yamaha được khởi công xây dựng tại xã Trung Giã tạo công ăn việc làm cho gần 3000 lao động, trong đó có tới trên 60% lao động là người Sóc Sơn. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các Công ty TNHH của địa phương phát triển, năng động, sáng tạo, SXKD có lãi, tăng nguồn thu cho ngân sách. 3.2.2.2. Giai đoạn từ 2001 đến 2011 Nền kinh tế huyện có bước phát triển nhanh chóng, đặc biệt là từ năm 2004 khi ban hành Nghị quyết 16-NQ/TƯ và Kế hoạch 61/KH-UB của UBND thành phố Hà Nội về thực hiện một số chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội huyện Sóc Sơn giai đoạn 2004 – 2010 đã trở thành khâu đột phá trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư vào việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện Sóc Sơn. Trong giai đoạn này, huyện tập trung phát triển mạnh công nghiệp - TTCN trên cơ sở quy hoạch vùng hợp lý, đa dạng hóa ngành nghề SXKD gắn với giải quyết tốt vấn đề môi trường, việc làm. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và triển khai các doanh nghiệp tại KCN Nội Bài giai đoạn 2, cụm công nghiệp tập trung Sóc Sơn, cụm công nghiệp vừa và nhỏ Mai Đình. Tiếp tục nghiên cứu và phát triển các KCN mới trên địa bàn huyện trong các giai đoạn tiếp theo. Với ngành dịch vụ phát triển mạnh về du lịch, thương mại, tài chính, giao thông vận tải... Phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp dịch vụ, gắn với BVMT sinh thái, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, huyện còn tiến hành đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội, phấn đấu thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. 1- Cơ cấu kinh tế: Khi mới thành lập huyện, nông nghiệp được xác định là lĩnh vực kinh tế trung tâm số một. Đến nay, cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch tích cực sang Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp (Biểu đồ 3.2). (Nguồn: Phòng kinh tế - UBND huyện Sóc Sơn) Biểu đồ 3.2. So sánh cơ cấu kinh tế huyện Sóc Sơn qua các năm (1991-2011) Nhận xét: Từ biểu đồ 3.2. có thể thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện có sự chuyển biến rõ rệt, sự tăng lên ở các ngành dịch vụ, công nghiệp - TTCN - xây dựng và sự giảm xuống đáng kể của ngành nông nghiệp. Năm 1991, ngành nông nghiệp của huyện chiếm ưu thế với tốc độ tăng trưởng kinh tế lên đến 86,8%, nhưng đến 2011 giá trị này chỉ còn 17,98%. Trong khi đó, ngành dịch vụ cũng như công nghiệp, xây dựng lại có tốc độ tăng trưởng đáng kể. Năm 1991 ngành dịch vụ chiếm 11%, đặc biệt là ngành công nghiệp - TTCN - xây dựng chỉ chiếm 2,2%, một con số rất nhỏ, vậy mà đến năm 2011 giá trị này đã lên đến 21,79% đối với ngành dịch vụ, 60,63% đối với ngành công nghiệp - xây dựng. Điều này phản ánh quá trình CNH - ĐTH ở huyện Sóc Sơn đang diễn ra tương đối nhanh chóng. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện tăng lên đáng kể; năm 2010 đạt 14.271.243 triệu đồng bằng 323,09% so với năm 2005 và bằng khoảng 2 lần tổng giá trị sản xuất năm 2007; tốc độ tăng bình quân năm đạt 26,43% (xem bảng 3.2). Từ bảng 3.2 ta có thể thấy ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản trên địa bàn có bước phát triển nhanh, trở thành ngành kinh tế chủ lực. Giá trị sản xuất công nghiệp - XDCB năm 2010 đạt 12.817.028 triệu đồng tăng gấp 359,82% so với năm 2005. Tốc độ tăng trưởng bình quân năm của ngành công nghiệp - XDCB đạt 29,19 %/năm, ngành dịch vụ đạt 14,86 %/năm; trong khi đó ngành nông - lâm - thủy sản chỉ đạt 3,34%. Điều này chứng tỏ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế rõ rệt; ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện thế chỗ cho ngành nông nghiệp trước đó, góp phần đẩy nhanh quá trình CNH - ĐTH của địa phương. Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện % so sánh 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2010/ 2005 Tốc độ bq năm Tổng giá trị sản xuất Tr.đồng 4.417.091 6.485.854 6.573.247 9.355.761 11.629.759 14.271.243 323,09 26,43 1. Nông - lâm - thủy sản Tr.đồng 311.244 317.012 325.440 339.293 351.153 366.834 117,86 3,34 2. Công nghiệp - XDCB Tr.đồng 3.562.040 5.480.208 5.541.034 8.267.707 10.305.382 12.817.028 359,82 29,19 - Công nghiệp - TTCN Tr.đồng 3.354.169 5.338.537 5.356.368 8.117.884 10.083.737 12.566.240 374,65 30,23 - Xây dựng cơ bản Tr.đồng 207.871 141.671 184.666 149.823 221.645 250.788 120,65 3,83 3. Dịch vụ Tr.đồng 543.807 688.634 706.773 748.761 973.224 1.087.381 199,96 14,86 - Thương nghiệp-dịch vụ Tr.đồng 194.535 275.276 326.578 291.948 318.216 369.968 190,18 13,72 - Vận tải Tr.đồng 349.272 413.358 380.195 456.813 655.008 717.413 205,40 15,48 Bảng 3.2. Tổng giá trị xản suất trên địa bàn huyện qua các năm (Nguồn: phòng Thống kê – UBND huyện Sóc Sơn) 2- Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn Theo thống kê của phòng Thống kê - UBND huyện Sóc Sơn, số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn huyện hiện nay ngày càng tăng lên, bước đầu hình thành một số vùng tập trung quy mô vừa và nhỏ tại một số xã góp phần quan trọng thu hút lao động và giải quyết việc làm cho địa phương. Khu công nghiệp Nội Bài đã hoàn thành giai đoạn 1 với 32 doanh nghiệp trên diện tích 50 ha, đang triển khai 50 ha giai đoạn 2. Dự án cụm công nghiệp tập trung (203 ha); cụm công nghiệp vừa và nhỏ Mai Đình (63 ha) đang được triển khai. Hiện huyện đã xây dựng đề án phát triển 3 làng nghề tại Xuân Thu, Kim Lũ, Xuân Giang. Với những chính sách phù hợp với điều kiện thực tế, huyện Sóc Sơn đã thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Kết quả điều tra doanh nghiệp qua các năm được thể hiện dưới bảng 3.3. Bảng 3.3. Số lượng Doanh nghiệp và lao động trong doanh nghiệp qua các năm TT Ngành kinh doanh Đơn vị Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 I Tổng cộng Doanh nghiệp 182 225 289 336 483 1 Công nghiệp Doanh nghiệp 38 44 60 58 102 2 Xây dựng Doanh nghiệp 43 49 59 60 77 3 Thương mại - Dịch vụ Doanh nghiệp 89 115 134 173 234 4 Vận tải Doanh nghiệp 10 14 19 26 30 5 Ngành khác Doanh nghiệp 2 3 17 19 40 II Số lao động Người 4.944 5.620 7.723 8.715 11.018 (Nguồn: Phòng Thống kê – UBND huyện Sóc Sơn) Từ bảng 3.3 ta thấy rằng cùng với tốc độ phát triển của quá trình CNH - ĐTH, số lượng doanh nghiệp của huyện Sóc Sơn ngày càng tăng. Năm 2005, số lượng các doanh nghiệp chỉ có 182 doanh nghiệp nhưng đến năm 2009 con số các doanh nghiệp lên đến 483 doanh nghiệp, tăng gấp gần 3 lần so với năm 2005. Theo số liệu mới nhất của phòng Thống kê - UBND huyện Sóc Sơn, năm 2011 con số các doanh nghiệp đã lên đến gần 1000 doanh nghiệp, trong đó có 45 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các sản phẩm chủ yếu của các doanh nghiệp này bao gồm: xe máy (Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam); phụ tùng xe máy (công ty TNHH United Motor Việt Nam), linh kiện điện cho xe gắn máy (công ty TNHH Moric Việt Nam), thép tiền chế (Zamil Việt Nam). Sự ra đời của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đã tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây rất nhiều. Từ bảng 3.6 có thể thấy số lượng lao động trong các doanh nghiệp ngày càng tăng từ 4.944 người năm 2005 lên đến 11.018 người năm 2009. Theo Báo cáo Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Sóc Sơn, thu nhập bình quân đầu người 5 năm (2006 - 2010) đạt 18 triệu đồng/năm, đến năm 2011 tăng lên 22 triệu đồng/năm. Dự báo con số này sẽ còn tăng lên theo sự phát triển kinh tế của huyện. 3- Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội + Đường giao thông: Trước năm 2000 giao thông nông thôn chủ yếu là đường cấp phối. Đến năm 2006, toàn huyện có gần 300 km đường giao thông nông t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluanvanthacsi_dinhdangword_810_9441_1869686.doc
Tài liệu liên quan