Luận văn Nghiên cứu sử dụng hợp lý phân hữu cơ kết hợp phân khoáng đối với cây lúa trên đất bạc màu Bắc Giang

Mục lục

Trang phụ bìa Trang

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục, các ký hiệu, chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các đồ thị

MỞ ĐẦU 1

CHưƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1. Cơ sở khoa học 4

1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thâ m canh lúa 5

1.3. Tổng quan về đất bạc màu 8

1.3. Những nghiên cứu về phân bón cho lúa 10

1.3.1. Những nghiên cứu về phân bón cho lúa trên thế giới 10

1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam . 16

CHưƠNG 2: ĐỐI TưỢNG, NỘI DUNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU28

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 28

2.2. Địa điểm và thời gian thực hiện 29

2.3. Nội dung nghiên cứu 29

2.4. Phương pháp nghiên cứu 30

2.5. Phạm vi nghiên cứu. 36

CHưƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUÂN 38

3.1. Điều kiện tự nhiên – Khí hậu thời tiết tỉnh Bắc Giang 38

3.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp . 41

3.3. Kết quả điều tra tình hình sử dụng phân bón và năng suất lúa 42

3.4. Kết quả sử dụng phối hợp phân hữu cơ và phân khoáng . 44

3.4.1. Ảnh hưởng của bón phối hợp phân hữu cơ và phân khoáng đến

sinh trưởng, phát triển .44

3.4.2. Ảnh hưởng của bón phối hợp phân hữu cơ và phân khoáng đến

các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất .53

3.4.3. Hiệu suất sử dụng phân chuồng đối với cây lúa . 65

3.4.4. Hiệu quả nông học của việc bón phối hợp 68

3.4.5. Ảnh hưởng của bón kết hợp phân khoáng và phân hữu cơ đến

một số tính chất đất sau thí nghiệm 73

3.4.5. Ảnh hưởng của bón kết hợp phân khoáng và phân hữu cơ đến

cân bằng dinh dưỡng 76

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 79

4.1. Kết luận 79

4.2. Đề nghị 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

PHỤ LỤC 89

 

pdf118 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2869 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu sử dụng hợp lý phân hữu cơ kết hợp phân khoáng đối với cây lúa trên đất bạc màu Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quy hoạch bố trí vùng sản xuất lúa thâm canh cao ở các huyện trọng điểm sản xuất lúa như Hiệp Hoà, Việt Yên, Tân Yên, Yên Dũng… và nâng cao năng suất lúa lên 55,0 – 60,0tạ/ha [26]. 3.3.2. Kết quả điều tra lượng phân bón và năng suất lúa Để đánh giá được mối quan hệ giữa mức độ đầu tư thâm canh và năng suất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 cây lúa của người dân trên địa bàn nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành điều tra 60 hộ dân trên 6 đội sản xuất của 2 xã Lương Phong huyện Hiệp Hoà và xã Ngọc Vân huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang, kết quả thu được kết quả như sau: Bảng 3.2: Kết quả điều tra lượng phân bón và năng suất lúa xuân năm 2007 tại huyện Tân Yên và Hiệp Hoà, Bắc Giang. Chỉ tiêu Số hộ P/C (Tấn/ha) N (Kg/ ha) P205 (Kg/ ha) K20 (Kg/ha) Năng suất (Tạ/ ha) Trung bình 20 8,4 92,6 65,1 89,9 47,0 Mức cao 14 9,7 127,8 72,8 133,3 55,6 Mức thấp 26 5,6 89,4 45,8 72,0 38,9 n 60 60 60 60 60 60 Ở vụ xuân, lượng phân bón cho cây lúa với mức trung bình là 8,4 tấn phân chuồng + 92.6N + 65,1P205 + 89,9K20 đã cho năng suất đạt 47,0 tạ/ha. Tuy nhiên, việc áp dụng phân bón cho lúa xuân không đồng đều và mất cân đối giữa các hộ. Với những hộ có điều kiện kinh tế thì lượng phân bón cao (thậm chí lượng đạm và kali quá cao so với mức khuyến cáo của các nhà khoa học trên đất bạc màu), ngược lại các hộ còn gặp khó khăn thì lượng phân bón thấp, kết quả là năng suất lúa xuân có sự biến động lớn (từ 38,9 – 55,6 tạ/ha). Bảng 3.3: Kết quả điều tra lượng phân bón và năng suất lúa mùa năm 2007 tại huyện Tân Yên và Hiệp Hoà, Bắc Giang. Chỉ tiêu Số hộ P/C (Tấn/ha) N (Kg/ ha) NPK (Kg/ha) K20 (Kg/ha) Năng suất (Tạ/ ha) Trung bình 26 8,7 89,0 418,5 83,3 43,1 Mức cao 11 10,9 140,6 555,6 116,7 50,0 Mức thấp 23 5,6 51,1 277,8 66,7 38,9 n 60 60 60 60 60 60 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 Ở vụ lúa mùa sớm phân hoá học được bón với lượng trung bình là 89N + 418,5NPK(5- 10- 3) + 83,3K20 tương đương với 110N + 42P205 + 121K20. Mức bón này thì đạm và kali quá cao so với lân gây mất cân đối về dinh dưỡng dẫn đến năng suất lúa không cao. Điều này có thể do việc đầu tư phân bón tổng hợp NPK cho sản xuất tuy có tác dụng tốt vì ngoài các yếu tố chính là đạm, lân và kali ra nó còn có tác dụng bổ xung thêm một số các nguyên tố trung và vi lượng khác. Tuy nhiên nó lại gây khó khăn cho người dân trong việc quy đổi loại phân hỗn hợp sang phân đơn. 3.4. Kết quả sử dụng phối hợp phân hữu cơ và phân khoáng cho cây lúa trên đất bạc màu Bắc Giang. Qua quá trình thực hiện thí nghiệm đồng ruộng vụ xuân và vụ mùa năm 2008 đối với giống lúa Khang dân 18, chúng tôi đã thu được các kết quả sau: 3.4.1. Ảnh hưởng của bón phối hợp phân hữu cơ và phân khoáng đến sinh trưởng, phát triển và sinh khối cây lúa Khang dân 18 trên đất bạc màu Bắc Giang vụ xuân và vụ mùa năm 2008. 3.4.1.1. Ảnh hưởng của bón kết hợp phân khoáng và phân chuồng đến động thái sinh trưởng chiều cao cây lúa. Chiều cao cây là một chỉ tiêu phản ánh sự sinh trưởng của cây. Sự tăng trưởng chiều cao cây quyết định lượng vật chất hữu cơ được đồng hoá và tích luỹ trong thân lá. Đối với cây lúa chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất hạt lúa. Chiều cao cây phụ thuộc chủ yếu hai yếu tố là giống và phân bón. Để cây lúa đạt chiều cao tối đa do giống quy định thì phân bón có tính chất quyết định và đóng một vai trò quan trọng. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, chiều cao cây lúa sẽ tăng dần theo thời gian sinh trưởng. Nghiên cứu về ảnh hưởng của các công thức phân bón đến chiều cao cây lúa khang dân 18, số liệu bảng 3.4 cho thấy: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 Ở cả ba thời điểm theo dõi nếu ta chỉ bón phân chuồng từ 5 - 15 tấn/ha luôn cho chiều cao cây thấp hơn so với công thức NPK và sự sai khác này rất có ý nghĩa ở mức 95%. Trên cùng một nền phân chuồng các công thức có mức bón NPK khoáng cao hơn luôn cho chiều cao cây cao hơn, điều này thể hiện ở cả vụ xuân và vụ mùa. Trên cùng một nền NPK khoáng các công thức có mức bón phân chuồng cao hơn chiều cao cây lúa đạt cao hơn song sự sai khác này chưa có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%. Công thức có mức bón cao nhất (15 tấn P/C + 100%NPK) cho chiều cao cây đạt cao nhất (ở cả vụ xuân và vụ mùa) trên cả ba thời điểm theo dõi (đẻ nhánh rộ, làm đòng và thu hoạch). Giai đoạn đẻ nhánh rộ chiều cao cây tăng trưởng chậm, sự sai khác giữa các công thức chưa đáng kể. Tuy nhiên đến giai đoạn làm đòng tốc độ tăng trưởng chiều cao cây mạnh hơn và đã có sự sai khác rõ rệt giữa các công thức phân bón trong đó công thức 12 (15 tấn P/C + 100%NPK) cho chiều cao cây đạt cao nhất, tăng so với công thức không bón phân 131,9% ở vụ xuân và 125,4% ở vụ mùa. Giai đoạn thu hoạch là giai đoạn chiều cao cây lúa đạt tối đa và đây cũng là giai đoạn sự sai khác về chiều cao cây do ảnh hưởng của phân bón giữa các công thức thể hiện rõ nhất: kết quả cho thấy ở cả vụ xuân và vụ mùa công thức không bón phân chiều cao cây luôn đạt thấp nhất (78,6cm ở vụ xuân và 95,2cm ở vụ mùa). Công thức cho chiều cao cây đạt cao nhất là công thức 12 (đạt 97,7cm ở vụ xuân và 112,3cm ở vụ mùa). Nghiên cứu về ảnh hưởng của bón phân chuồng đến chiều cao cây kết quả cho thấy: ở cả 3 giai đoạn đẻ nhánh rộ, làm đòng, thu hoạch trên nền không bón phân khoáng khi bón thêm phân chuồng chiều cao cây cũng tăng lên, trong đó công thức bón 15 tấn phân chuồng cho chiều cao cây đạt cao nhất và công thức bón 5 tấn phân chuồng chiều cao cây đạt thấp nhất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 Khi ta tăng lượng phân khoáng từ 50%NPK đến 100%NPK và tăng dần lượng phân chuồng từ 5 đến 15 tấn trên ha thì chiều cao cây cũng tăng tỷ lệ thuận với số lượng phân chuồng và phân khoáng bón vào. Tuy nhiên trên nền bón 100%NPK khi bón thêm 5, 10 hoặc 15 tấn phân chuồng sự sai khác về chiều cao cây lúa ở giai đoạn thu hoạch (ở cả vụ xuân và vụ mùa) đều nằm trong sai số thí nghiệm. Nhìn chung ảnh hưởng của phân chuồng đến chiều cao cây lúa thể hiện rõ nhất ở các công thức bón giảm lượng phân khoáng. Điều ®ã cho thÊy viÖc bón phân chuồng là biện pháp cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng ®ång thêi cũng là biện pháp tăng nhanh tốc độ sinh trưởng của cây trồng, tăng sinh khối của cây. Nghiªn cøu ảnh hưởng của mùa vụ đến chiều cao cây kết quả cho thấy: Chiều cao cây ở vụ xuân thấp hơn vụ mùa, điều này là do điều kiện thời tiết ở vụ xuân nhiệt độ thấp gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu, vận chuyển dinh dưỡng, từ đó ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và chiều cao của cây lúa. Còn ở vụ mùa, do nhiệt độ cao, ẩm độ cao là điều kiện thuận lợi cho khả năng hấp thu dinh dưỡng, từ đó giúp cho cây lúa sinh trưởng, phát triển một cách tốt nhất và đạt chỉ số tối đa về chiều cao cây. 3.4.1.2. Ảnh hưởng của bón kết hợp phân khoáng và phân chuồng đến khả năng đẻ nhánh của cây lúa. Cùng với mật độ cấy (nh¸nh/khóm và số khóm/m2), đẻ nhánh góp phần tạo nên số lượng bông/m2, vì vậy chỉ tiêu sức đẻ nhánh có ý nghĩa rất lớn đối với năng suất lúa. Tuy nhiên khả năng đẻ nhánh lúa phụ thuộc vào giống, mật độ cấy và đặc biệt là chế độ dinh dưỡng. Năng suất của ruộng lúa được quyết định bởi số bông hữu hiệu của ruộng lúa, số hạt chắc trên bông và độ lớn của hạt. Tuy nhiên khối lượng hạt chủ yếu phụ thuộc vào giống là chính, nó có bị tác động của điều kiện ngoại cảnh mùa vụ nhưng không lớn. Như vậy số bông của ruộng lúa là yếu tố quan trọng hàng đầu, ở cây lúa các giai đoạn sinh trưởng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Muốn có số bông hữu hiệu nhiều trên cơ sở phải có số nhánh nhiều, điều này phụ thuộc vào khả năng đẻ nhánh của giống và biện pháp kỹ thuật canh tác. Tuy nhiên nếu ta bón phân không hợp lý làm cho cây sinh trưởng, phát triển mất cân đối, hiện tượng cạnh tranh dinh dưỡng xẩy ra mạnh mẽ trong quần thể sẽ làm giảm số bông hữu hiệu trên ruộng lúa. Chính vì vậy nâng cao số nhánh đẻ/khóm là biện pháp cơ bản để nâng cao năng suất cây lúa. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến khả năng đẻ nhánh của giống lúa Khang dân 18 được thể hiện qua bảng 3.5 như sau: Giống lúa Khang dân 18 có khả năng đẻ nhánh mạnh và đạt tối đa từ 5,1 nhánh đến 8,7 nhánh ở vụ xuân và 7,2 nhánh đến 10,8 nhánh ở vụ mùa (giai đoạn làm đòng). Trên cùng một nền phân chuồng các công thức có mức bón NPK cao hơn luôn cho số nhánh đẻ cao hơn, điều này thể hiện rõ ở cả vụ xuân và vụ mùa. Lượng phân khoáng và phân chuồng bón cao khả năng đẻ nhánh càng mạnh và số nhánh càng nhiều. Tính đến thời điểm làm đòng (sau cấy 50 ngày ở vụ xuân và 45 ngày ở vụ mùa) các công thức 8 và 12 với lượng phân bón là 100N + 70P2O5 + 100K2O kết hợp với 2 mức phân chuồng là 10 tấn và 15 tấn có số nhánh đạt cao nhất, so sánh ở cả hai vụ đều có ý nghĩa ở mức tin cậy là 95%. Như vậy với mức bón phân chuồng kết hợp với phân khoáng cao trong thí nghiệm đã tạo điều kiện cung cấp dinh dưỡng một cách đầy đủ nhất cho cây lúa giúp cây lúa đẻ được nhiều nhánh. Hay nói một cách khác, việc bón kết hợp phân chuồng đã làm tăng khả năng hút đạm của lúa, giúp cho cây lúa phát huy khả năng đẻ nhánh tối đa. Mùa vụ khác nhau ảnh hưởng đến khả năng đẻ nhánh của giống lúa Khang dân 18 cũng khác nhau: ở vụ xuân, công thức không bón phân số nhánh đẻ chỉ đạt cao nhất là 5,1 nhánh, nhưng khi bón thêm 100N + 70P2O5 + 100K2O kết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 hợp với các mức bón 5:10:15 tấn phân chuồng cho số nhánh/khóm là cao nhất (đạt 8,4 – 8,7 nhánh/khóm). Song ở vụ mùa khi bón mức phân khoáng 100N + 70P2O5 + 100K2O kết hợp với các mức bón 5:10:15 tấn phân chuồng cho số nhánh/khóm đạt từ 10,1-10,8 nhánh/khóm. Đồng thời ở vụ mùa mức bón 100%NPK và 75%NPK cho số nhánh/khóm là tương đương nhau (không nằm ngoài sai số thí nghiệm). Điều đó chứng tỏ rằng ở vụ xuân mức độ biến động của các công thức phân bón tới số nhánh/khóm lớn hơn so với vụ mùa. Điều này có thể do vụ xuân nhiệt độ thấp, ẩm độ không khí thấp nên khả năng phân giải của phân chuồng chậm dẫn đến việc giải phóng các chất dinh dưỡng chậm, vì vậy phân chuồng bón vào không có tác động mạnh đến khả năng đẻ nhánh của cây lúa. Còn vụ mùa khí hậu thời tiết nhiệt độ cao, lượng mưa lớn giúp cho phân chuồng phân giải tốt hơn. Nhưng cũng chính nhiệt độ cao, lượng mưa lớn làm cho lượng đạm bị rửa trôi, bốc hơi nhiều, vì vậy làm giảm hiệu lực của đạm dẫn đến sự sai khác giữa các công thức không cao. Nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến số nhánh hữu hiệu kết quả cho thấy: Các công thức có số nhánh tối đa cao thì số nhánh hữu hiệu cũng cao và công thức cho số bông hữu hiệu đạt cao nhất chính là công thức có mức phân chuồng và phân khoáng bón cao nhất (15 tấn P/C + 100%NPK), kết quả này thể hiện ở cả vụ xuân và vụ mùa. Về tỷ lệ bông hữu hiệu, công thức đối chứng (không bón phân) và các công thức bón 5, 10 và 15 tấn phân chuồng có chiều hướng đạt cao hơn so với các công thức bón phối hợp giữa phân chuồng và phân khoáng. Điều này là do các công thức chỉ bón phân chuồng hoặc không bón phân khả năng đẻ nhánh rất kém, số nhánh tối đa chỉ tăng hơn số nhánh cơ bản từ 1 - 2 nhánh. Tuy nhiên các công thức bón phối hợp giữa phân khoáng và phân chuồng luôn cho tỷ lệ bông hữu hiệu đạt cao hơn so với công thức chỉ bón NPK. Điều đó cũng cho thấy việc bón phối hợp giữa phân khoáng và phân chuồng không Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 chỉ làm tăng số nhánh tối đa trên khóm mà còn làm tăng tỷ lệ nhánh hữu hiệu của cây lúa. Bảng 3.5: Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến khả năng đẻ nhánh cây lúa Khang dân 18 trên đất bạc màu Bắc Giang Công thức Số nhánh (nhánh/khóm) Vụ xuân Vụ mùa Nhánh cơ bản Nhánh tối đa Nhánh hữu hiệu Tỷ lệ nhánh H.hiệu (%) Nhánh cơ bản Nhánh tối đa Nhánh hữu hiệu Tỷ lệ nhánh H. hiệu (%) 1 4,0 5,1 4,4 0,86 4,0 7,2 5,0 0,69 2 4,0 8,6 5,0 0,58 4,0 9,9 6,0 0,55 3 4,0 5,9 4,6 0,78 4,0 8,3 5,5 0,66 4 4,0 8,4 5,1 0,61 4,0 10,1 6,4 0,63 5 4,0 7,9 4,9 0,62 4,0 10,0 6,3 0,66 6 4,0 7,7 4,7 0,61 4,0 9,8 6,3 0,64 7 4,0 6,7 4,7 0,70 4,0 7,7 5,3 0,69 8 4,0 8,6 5,1 0,59 4,0 10,4 6,5 0,63 9 4,0 8,1 5,0 0,62 4,0 9,7 6,3 0,65 10 4,0 7,3 4,8 0,66 4,0 9,6 6,2 0,65 11 4,0 6,4 4,8 0,75 4,0 8,1 5,5 0,68 12 4,0 8,7 5,2 0,60 4,0 10,8 6,7 0,62 13 4,0 8,5 5,0 0,59 4,0 10,3 6,5 0,63 14 4,0 7,7 5,0 0,65 4,0 9,8 6,3 0,64 Lsd05 0,58 0,45 0,83 0,62 3.4.1.3. Ảnh hưởng của bón kết hợp phân khoáng và phân chuồng đến khả năng tích luỹ chất khô của cây lúa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59 Kết quả nghiên cứu trên đã cho thấy các công thức phân bón có đã ảnh hưởng rất rõ tới chiều cao cây cũng như khả năng đẻ nhánh của cây lúa ở cả vụ xuân và vụ mùa. Tuy nhiên để trả lời câu hỏi khi đầu tư tăng lượng phân khoáng và phân chuồng liệu có làm tăng khả năng tích luỹ chất khô của cây lúa hay không, chúng tôi đã theo dõi ảnh hưởng của các công thức bón phân đến khả năng tích luỹ chất khô của cây lúa khang dân 18 và kết quả thể hiện qua bảng 3.6 như sau: Trên cả ba thời điểm theo dõi công thức không bón phân hoặc chỉ bón đơn phân chuồng đều cho trọng lượng chất khô thấp hơn so với các công thức bón phân khoáng và phân khoáng kết hợp với phân chuồng, sự sai khác này luôn có ý nghĩa ở mức tin cây 95%. Khi bón tăng lượng phân chuồng từ 5 -15 tấn/ha và tăng lượng phân khoáng từ 50% - 100%NPK/ha ở cả vụ xuân và vụ mùa thì khối lượng chất khô cây lúa đều tăng lên tỷ lệ thuận với lượng phân khoáng và phân chuồng bón vào. Ở vụ xuân: Giai đoạn đẻ nhánh rộ công thức không bón phân có trọng lượng chất khô đạt thấp nhất (7,8 tạ/ha) và cao nhất là công thức 12 (13,5 tạ/ha), tuy nhiên sự sai khác giữa các công thức ở giai đoạn này không thể hiện rõ. Đến giai đoạn làm đòng đã có sự chênh lệch khá rõ giữa các công thức phân bón và sự chênh lệch này đã có ý nghĩa trong so sánh ở độ tin cậy 95%. Đến giai đoạn thu hoạch sự sai khác đã tăng khá mạnh, các công thức được bón kết hợp NPK + P/C cho trọng lượng chất khô cao hơn so với các công thức chỉ bón phân khoáng hoặc phân chuồng và trọng lượng chất khô đạt cao nhất khi bón 15 tấn P/C + 100%NPK (123,9tạ/ha). Điều này cho thấy các tổ hợp dược bón kết hợp giữa phân chuồng và phân khoáng nếu lượng phân bón càng cao thì chiều cao cây càng lớn và khối lượng chất khô càng tăng hay nói cách khác trọng lượng chất khô của cây lúa tăng tỷ lệ thuận với lượng phân khoáng hoặc phân chuồng bón vào. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 61 So sánh giữa các công thức bón NPK và NPK + P/C giai đoạn thu hoạch kết quả cho thấy: Trên nền NPK khi bón thêm 5 – 10 tấn P/C cho trọng lượng chất khô đạt từ 113,1 – 120,6 tạ/ha cao hơn hẳn so với công thức chỉ bón NPK (107,4 tạ/ha). Còn trên nền bón 15 tấn phân chuồng khi ta giảm lượng phân khoáng từ 100% xuống 75%NPK trọng lượng chất khô vẫn đạt 119.7 tạ/ha, (cao hơn so với công thức bón 5 tấn P/C + 100%NPK). Điều này cho thấy bón phân hữu cơ sẽ góp phần tiết kiệm được phân hoá học mà vẫn cho năng suất lúa cao bởi ngoài việc cung gấp dinh dưỡng trực tiếp cho cây lúa khi bón phân hữu cơ sẽ tạo cho đất khả năng giữ dinh dưỡng tốt hơn. Vì vậy nên khi bón phân khoáng sẽ nâng cao được hiệu suất sử dụng, chính vì vậy cây lúa hấp thu dinh dưỡng được nhiều hơn trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Ở vụ mùa sự sai khác giữa các công thức đã có chiều hướng giảm hơn, đặc biệt là trên các nền được bón thêm phân chuồng. Công thức bón 5 tấn P/C + 50%NPK trọng lượng chất khô đã đạt 54,7 tạ/ha (ở giai đoạn làm đòng) và 102,0tạ/ha (ở giai đoạn thu hoạch) tương đương với công thức bón 100% NPK. Nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến trọng lượng chất khô ở vụ mùa kết quả cũng cho thấy công thức bón 15 tấn P/C + 100%NPK cho trọng lượng chất khô đạt cao nhất và khi ta giảm lượng phân khoáng hoặc phân chuồng thì trọng lượng chất khô cũng giảm dần. Nhưng ở công thức bón 15 tấn P/C + 75%NPK trọng lượng chất khô của cây lúa ở giai đoạn thu hoạch đã đạt 125,3 tạ/ha, (cao hơn so với công thức bón 10 tấn P/C + 100%NPK chỉ đạt 123,6 tạ/ha), tuy nhiên sự sai khác này vẫn nằm trong sai số thí nghiệm. Điều đó chứng tỏ rằng ở vụ mùa khi bón thêm 15 tấn phân chuồng có thể giảm 25% lượng NPK khoáng mà không làm ảnh hưởng tới trọng lượng chất khô của cây lúa. 3.4.2. Ảnh hưởng của bón phối hợp phân hữu cơ và phân khoáng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lúa Khang dân 18 vụ xuân và vụ mùa năm 2008 trên đất bạc màu Bắc Giang. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 62 3.4.2.1. Ảnh hưởng của bón phối hợp phân hữu cơ và phân khoáng đến yếu tố cấu thành năng suất cây lúa khang dân 18 trên đất bạc màu Bắc Giang vụ xuân và vụ mùa năm 2008. Muốn có năng suất lúa cao, trong thâm canh phải có biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm tạo điều kiện thúc đẩy các yếu tố cấu thành năng suất (đặc biệt là số bông/m2 và số hạt chắc/bông bởi đây là những yếu tố chính quyết định năng suất). Đạm, lân và kali là các yếu tố dinh dưỡng chính rất cần thiết trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Khi bón cân đối, ngoài việc cung cấp dinh dưỡng cho cây, nó còn có tác tác dụng tương hỗ nhau giúp cây hút dinh dưỡng mạnh hơn và được nhiều hơn. Như các giống lúa khác, giống khang dân 18 cũng đòi hỏi một lượng dinh dưỡng cao. Song nếu lượng dinh dưỡng được cung cấp không cân đối sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình tạo năng suất. Vì vậy trong nghiên cứu thí nghiệm chúng tôi đã theo dõi ảnh hưởng của các công thức bón phân đến số bông hữu hiệu/m2 và số hạt chắc/bông, trọng lượng nghìn hạt. Số liệu bảng 3.7 cho thấy: Về trọng lượng nghìn hạt kết quả cho thấy ảnh hưởng của các công thức phân bón đến trọng lượng nghìn hạt không có sự sai khác rõ rệt bởi trọng lượng nghìn hạt là yếu tố được quyết định bởi đặc tính của giống. Trọng lượng 1000hạt chỉ bị tác động bởi yếu tố ngoại cảnh như thời tiết, mùa vụ nên trọng lượng nghìn hạt ở vụ mùa thấp hơn vụ xuân. Điều này là do vụ mùa thời gian sinh trưởng của cây lúa ngắn nên khả năng tích luỹ dinh dưỡng vào hạt kém hơn so với vụ xuân. Ở các mức phân bón trong thí nghiệm đều có số bông/m2 cao hơn công thức đối chứng (không bón phân) và rất có ý nghĩa ở mức 95%. Trong các yếu tố cấu thành năng suất sự sai khác thể hiện chủ yếu ở số bông/m2 và số hạt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 63 chắc/bông trong đó công thức không bón phân cho số bông/m2 và số hạt chắc/bông đạt thấp nhất. Điều này là do công thức không được bón phân, nguồn dinh dưỡng tự nhiên không đủ cung cấp cho cây dẫn đến khả năng đẻ nhánh kém, số bông hữu hiệu ít, bông ngắn làm giảm số bông/m2 và số hạt chắc/bông. Bảng 3.7: Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến yếu tố cấu thành năng suất lúa khang dân 18 trên đất bạc màu Bắc Giang Công thức Vụ xuân Vụ mùa B«ng/m2 (b«ng) HC/ b«ng (hạt) P1000 hạt (gr) NSLT (tạ/ha) B«ng/m2 (b«ng) HC/ b«ng (hạt) P1000 hạt (gr) NSLT (tạ/ha) 1 219,2 67,6 19,8 29,3 271,7 53,8 18,3 27,7 2 249,2 101,1 20,2 50,9 298,3 95,2 18,6 52,8 3 234,2 73,1 20,3 34,8 276,7 65,8 18,3 33,4 4 254,2 107,8 20,3 55,6 317,5 99,2 18,3 57,6 5 245,8 107,3 20,3 53,5 315,0 93,8 18,2 53,8 6 236,7 104,5 20,1 49,7 314,2 87,5 18,0 49,5 7 237,5 84,7 19,9 39,9 285,8 74,6 18,1 38,5 8 253,3 116,8 20,1 59,5 322,5 100,7 18,2 59,1 9 248,3 111,3 20,3 56,1 315,8 100,6 18,0 57,2 10 238,3 108,2 20,4 52,6 310,0 100,5 18,0 56,1 11 238,3 90,5 19,9 42,9 292,5 80,8 18,3 43,2 12 257,5 119,6 20,0 616 323,3 107,3 18,1 62,8 13 250,8 115,9 20,2 58,7 321,7 106,5 18,0 61,7 14 243,3 108,2 20,2 53,2 315,8 101,8 18,1 58,1 Lsd05 16,4 9,66 0,50 2,60 13,92 6,19 0,43 2,34 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 64 Khi tăng lượng phân chuồng từ 5; 10;15 tấn/ha kết hợp với mức phân khoáng 50; 75; 100% NPK thì số bông /m2 cũng như số hạt chắc/bông tăng một cách có ý nghĩa, qui luật này xuất hiện ở cả vụ xuân và vụ mùa. Năng suất tăng do bón phân khoáng kết hợp phân chuồng tăng có ý nghĩa ở mức 95% chủ yếu do tăng số bông/m2 và số hạt chắc/bông. Điều đó chứng tỏ rằng: trong thí nghiệm với các tổ hợp phân bón được bón kết hợp giữa phân khoáng và phân chuồng đã cung cấp một cách đầy đủ nhất lượng dinh dưỡng cần thiết cho quá trình sinh trưởng, phát triển và cấu thành năng suất của cây lúa. Các yếu tố khác như: khối lượng 1000 hạt cũng như tỷ lệ lép cũng tăng do bón thêm phân chuồng và phân khoáng song sự sai khác không có ý nghĩa trong sai số thí nghiệm. Bón 5 tấn phân chuồng kết hợp với NPK ở 3 mức 50%; 75%; 100% cho số bông và số hạt chắc/bông có sự sai khác rõ rệt có ý nghĩa ở mức Lsd05. Nhưng khi tăng lượng phân chuồng lên 10 tấn và 15 tấn sự sai khác của các công thức có chiều hướng giảm dần. Ở vụ xuân khi bón lượng phân chuồng ở mức thấp (5 tấn/ha) kết hợp với mức phân khoáng thấp (50%NPK) đã làm giảm số bông trên m2 cũng như số hạt chắc/bông so với công thức bón đầy đủ 100%NPK. Tuy nhiên trên cùng mức bón 50%NPK khi tăng lượng phân chuồng lên 10 hoặc15 tấn trên ha thì số hạt chắc trên bông và số bông/m2 cũng tăng lên đáng kể dẫn đến năng suất lý thuyết cũng tăng lên. Công thức bón 15 tấn P/C + 50%NPK/ha số bông/m2 đạt 243,3 bông và số hạt chắc/ bông đạt 108,2 hạt (số hạt chắc/bông đã đạt cao hơn so với công thức chỉ bón NPK không bón phân chuồng), nhưng sự sai khác này chưa vượt được ngoài sai số thí nghiệm. Điều này chứng tỏ rằng bón 15 tấn phân chuồng ngoài tác dụng cung cấp một lượng NPK cho cây lúa nó còn có tác dụng cải tạo đất góp phần giúp cho cây lúa hấp thu dinh dưỡng một cách tốt nhất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 65 Trên các nền được bón 5; 10; 15 tấn P/C nhưng khi giảm dần lượng phân khoáng xuống 75% hoặc 50% thì số bông/m2 và số hạt chắc/bông cũng có chiều hướng giảm theo, điều đó chứng tỏ rằng phân chuồng và phân khoáng chỉ thực sự phát huy tác dụng nếu được bón đầy đủ và cân đối. Trên nền không bón phân khoáng khi được bón phân chuồng từ 5 – 15 tấn/ha cho số bông/m2 cũng như số hạt chắc/bông tăng dần từ 234,2 – 238,3 bông hữu hiệu/m2 và từ 73,1 – 90,5 hạt chắc/bông. Điều đó chứng tỏ rằng phân chuồng đã cung cấp một lượng N.P.K giúp cho cây trồng sinh trưởng tốt hơn. Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức phân bón đến yếu tố cấu thành năng suất vụ mùa năm 2008 kết quả cho thấy : Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến số bông/m2 và số hạt chắc/bông cũng có chiều hướng giống như vụ xuân có nghĩa là khi bón thêm phân chuồng và phân khoáng thì số bông/m2, số hạt chắc/bông cũng tăng theo tỷ lệ thuận với lượng phân bón vào. Trên nền bón 5; 10; 15 tấn phân chuồng khi được bón thêm phân khoáng thì số hạt chắc/bông và số bông/m2 cũng tăng lên và tỷ lệ tăng phụ thuộc vào lượng phân khoáng bón vào, trong đó công thức bón 15 tấn P/C + 100%NPK cho số bông và số hạt chắc trên bông đạt cao nhất (323,3 bông/m 2 và 107,3 hạt chắc/bông). Bón lượng phân chuồng ở mức thấp (5 tấn/ha) kết hợp với mức NPK thấp (50%) đều làm giảm số bông/m2 cũng như số hạt chắc/bông so với công thức bón 100%NPK. Nhưng khi tăng lượng phân chuồng lên 10 và 15 tấn/ha dù chỉ bón 50%NPK khoáng nhưng số hạt chắc trên bông và số bông/m2 đã đạt cao hơn so với công thức bón 100%NPK, trong đó công thức bón 15 tấn P/C + 50%NPK sự sai khác đã có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%. Số hạt chắc/bông có sự sai khác rất lớn ở các mức phân bón khác nhau so Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 66 với đối chứng. Tuy vậy sự sai khác về số hạt chắc/bông lại biểu hiện rất rõ ở vụ xuân, các công thức thí nghiệm đều có số hạt chắc/bông cao hơn đối chứng rất có ý nghĩa. Điều này là do đạm trong phân hữu cơ nằm dưới dạng hợp chất hữu cơ là chủ yếu nên phải qua phân giải mới phát huy tác dụng. Vụ mùa trong điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ cao nên khả năng khoáng hoá của phân chuồng nhanh hơn dẫn đến khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây nhiều hơn nên dù giảm lượng phân khoáng nhưng sự sai khác giữa các công thức không cao như vụ xuân. 3.4.2.2. Ảnh hưởng của bón phối hợp phân hữu cơ và phân khoáng đến năng suất lúa khang dân 18 trên đất bạc màu Bắc Giang vụ xuân và vụ mùa năm 2008. Đối với cây lúa, sản phẩm đem lại giá trị kinh tế cho con người là hạt thóc. Vì vậy trong sản xuất áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật nhằm mục đích nâng cao năng suất hạt lúa. Muốn có năng suất lúa cao ngoài việc chọn giống tốt thì phân bón có vai trò đặc biệt quan trọng. Khi tăng lượng phân bón

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf12LV09_NL_TTTranThiThuTrang.pdf
Tài liệu liên quan