Luận văn Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật phân hủy xác cá tra để chế biến thành phân hữu cơ sinh học phục vụ nông nghiệp

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.3

MỤC LỤC.4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN.7

MỞ ĐẦU.8

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.10

1.1.Phân bón và vai trò của phân bón trong phát triển nông nghiệp.10

1.1.1.Khái niệm phân hữu cơ sinh học.10

1.1.2.Sơ lược về lịch sử phát triển phân bón và xu thế cân đối dinh dưỡng trong nông nghiệp.10

1.1.3.Giá trị của phân bón hữu cơ sinh học.11

1.1.4.Một số phân hữu cơ sinh học đã được sản xuất.11

1.1.4.1 Phân hữu cơ vi sinh vật .11

1.1.4.2 Phân lân vi sinh.14

1.1.5 Một số vấn đề về sản xuất và ứng dụng phân bón vi sinh tại Việt Nam.14

1.2. Chế phẩm EM.15

1.2.1.Lịch sử nghiên cứu.15

1.2.2.Thành phần vi sinh vật trong chế phẩm EM.15

1.2.3.Một số ứng dụng của chế phẩm EM.16

1.2.3.1 Ứng dụng trong chăn nuôi.16

1.2.3.2 Ứng dụng trong bảo vệ môi trường .17

1.2.3.3 Ứng dụng trong sản xuất phân bón.18

1.2.4 Một số chế phẩm EM được sản xuất tại Việt Nam .20

1.3 Một số hiểu biết về thành phần dinh dưỡng của cá Tra.22

1.3.1.Vị trí phân loại .22

1.3.2.Phân bố:.23

1.3.3.Đặc điểm sinh học.23

1.3.4 Thành phần dinh dưỡng.24

1.4.Thực trạng nuôi cá Tra ở một số tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long.251.4.1.Con giống:.25

1.4.2.Diện tích nuôi cá Tra.26

1.4.3.Vấn đề ô nhiễm môi trường:.27

1.4.4.Một số biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường đã và đang áp dụng hiện nay .29

1.4.4.1 Biện pháp kỹ thuật cao.29

1.4.4.2 Biện pháp Thuỷ sinh thực vật .29

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.31

2.1.Đối tượng .31

2.2.Nội dung nghiên cứu:.31

2.3.Phương pháp nghiên cứu:.31

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.32

3.1.Tỷ lệ và thành phần hóa học của cá Tra.32

3.2.Đánh giá hiệu lực của các chế phẩm EM đến khả năng phân hủy xác cá tra.32

3.2.1. Ảnh hưởng của EM tới sự thay đổi trạng thái cảm quan của các mẫu thủy phân xác cá Tra.33

3.2.2. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa học.36

3.2.2.1.Ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi hàm lượng đạm tổng số .36

3.2.2.2 Ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi hàm lượng đạm formol.38

3.2.2.3.Ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi hàm lượng đạm NHR3R2T .40

3.2.2.4.Ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi hàm lượng đạm amin.41

3.3.Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng phân bón sinh hóa hữu cơ lên cây cải ngọt. .45

3.3.1. Đánh giá cảm quan.46

3.3.2.Ảnh hưởng của phân bón lên sự tăng chiều cao của cây.47

3.3.3.Ảnh hưởng của phân bón lên năng suất của cây.48

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.51

1.Kết luận:.51

2.Đề nghị:.52

TÀI LIỆU

pdf71 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật phân hủy xác cá tra để chế biến thành phân hữu cơ sinh học phục vụ nông nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hôi tại bãi rác cho kết quả rất khả quan. [23] - Tại Công ty xử lý rác thải thành phố Hồ Chí Minh (HOWADICO) sử dụng chế phẩm EM thứ cấp pha loãng theo tỷ lệ 1/400 phun vào rác thải đô thị sau 3 tuần phun mùi hôi giảm dần; sau 3 tháng theo đánh giá chung của toàn bộ công nhân công trường xử lý rác, mùi hôi giảm khoảng 75-80 %. [37] - Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh Vĩnh Long kết hợp với trung tâm CTA đã tiến hành thử nghiệm sử dụng chế phẩm EM để xử lý mùi hôi trong chăn nuôi với lượng dùng 1 lít dung dịch EM thứ cấp 1 % phun cho 1mP2P bề mặt chuồng, sau 24 giờ mùi hôi đã giảm rõ. Sau 3-4 ngày phun liên tục mùi hôi giảm đến 80 %. [37] - Tại Công ty TAMICO (TP. Hồ Chí Minh): Dùng EM thứ cấp pha loãng 0,5% phun lên tường, sàn nhà nơi chứa da, nơi thuộc da và toàn bộ mặt bằng sản xuất của Công ty; phun thường xuyên 15 ngày liên tục từ ngày thứ 16 trở đi phun cách nhật. Kết quả là mùi hôi giảm rõ rệt, các thông số kiểm nghiệm môi trường đều đạt ở mức cho phép. [37] 48B1.2.3.3 Ứng dụng trong sản xuất phân bón Hiện nay nhiều chế phẩm vi sinh làm phân bón được sản xuất theo nhiều hướng khác nhau, nhiều dạng khác nhau phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, công nghệ. Thành phần vi sinh vật trong các chế phẩm làm phân hữu cơ ở mỗi cơ sở sản xuất khác nhau. Có hai dạng chế phẩm chủ yếu là chế phẩm nấm (ít phổ biến hơn do khó bảo quản và dễ bị nhiễm tạp) và các chế phẩm vi khuẩn rất phổ biến trên thị trường. Hiện nay các chế phẩm vi khuẩn được sản xuất theo nhiều dạng với những ưu nhược điểm khác nhau: dạng trên môi trường thạch, dạng dịch thể, dạng khô, dạng đông khô, nhưng phổ biến nhất hiện nay trên thế giới là dạng bột chất mang. VSV được tẩm vào chất mang, cư ngụ và được bảo vệ chức năng chuyên tính cho đến khi sử dụng. Nguồn chất mang có thể dùng là than bùn, bã mía, bột xenlulo hoặc rác thải hữu cơ nghiền (Đông Nam Á), hoặc bentonit với bột cá (Ấn Độ), còn ở Mỹ hiện nay sử dụng bột Polyacrylamit. [2] Trên thế giới, một số chế phẩm VSV đang được sử dụng phổ biến và hiệu quả gồm: - Chế phẩm VSV cố định đạm: có các dạng VSV tự do và hội sinh (vi khuẩn Azotobacter, Beijerrinskii, Clostridium,), chế phẩm cố định nitơ phân tử cộng sinh với cây họ đậu có hoạt tính Nitrozenaza (các loài vi khuẩn Rhizobium), các chế phẩm vi khuẩn hảo khí, yếm khí, xạ khuẩn và nấm. Các chủng VSV này phải được tuyển chọn kỹ lưỡng bảo đảm chúng có cường độ cố định nitơ cao, sức cạnh tranh lớn và tính thích ứng rộng trước khi nhân sinh khối. Vi khuẩn nốt sần đã được sản xuất công nghiệp và trở thành hàng hóa ở châu Âu, Nam Mỹ và Úc. Năm 2000 giá trị hàng hóa của phân vi khuẩn nốt sần trên thế giới đạt khoảng 50 triệu USD, trong đó Mỹ là quốc gia có lượng sử dụng lớn nhất với giá trị là 20 triệu USD. Tại Ấn Độ, phân vi khuẩn nốt sần đã giúp tăng năng suất cây đậu đỗ trung bình tới 13,9% và mang lại lợi nhuận 1.204 Rupi/ha. Ở Đông Nam Á, Thái Lan là nước sử dụng phân vi khuẩn nốt sần nhiều nhất. Thông qua việc sử dụng phân vi khuẩn nốt sần trong giai đoạn 1980-1993, Thái Lan đã tiết kiệm được 143.828 tấn urê. Lợi nhuận của việc nhiễm khuẩn cho đậu phộng mang lại cho mỗi ha là 78,5 USD. Nhiễm khuẩn cho cây bộ đậu không đắt, đầu tư kỹ thuật thấp nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao và đặc biệt quá trình tổng hợp đạm sinh học này không gây ô nhiễm môi trường, nâng cao độ phì đất cải thiện môi trường sinh thái. [2] - Năm 1996, tiến sĩ V.C.Cuevas, đưa ra công nghệ ủ composting với nấm Tricoderma hazianum rifai + than bùn + lá cây pil pil để tạo phân bón vi sinh. [26] Ở Việt Nam các kết quả nghiên cứu cho thấy vi sinh vật cố định đạm làm giàu cho đất từ 50-100 kg N/ha/năm, có thể thay thế được 20-60 kg Urê/ha, giảm tỷ lệ sâu bệnh từ 25-50%. Kết quả nghiên cứu gần đây của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam cho thấy chỉ cần bón 10 kg N/ha năng suất tương đương với bón 50 đến 60N trên cùng một điều kiện canh tác. - Các chế phẩm EM Bokasshi để phân hủy mụn xơ dừa làm phân bón hữu cơ sinh học, chế phẩm Zymplex ủ hiếu khí với phân chuồng đạt hiệu quả cao, thời gian ủ nhanh. Đến nay, nhiều viện nghiên cứu về nông nghiệp trong nước như Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Viện Sinh học Nhiệt đới, đã phân lập, tuyển chọn, nhân nuôi trong môi trường thanh trùng các chế phẩm VSV cố định đạm, phân giải lân, phân giải xenlulo có mật độ VSV rất cao, hoạt lực mạnh cung cấp cho sản xuất và chế biến phân hữu cơ đạt kết quả tốt. [2] 30B1.2.4 Một số chế phẩm EM được sản xuất tại Việt Nam Năm 2009, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN tỉnh Yên Bái (Sở KH&CN Yên Bái) đã đăng ký và đề xuất thực hiện dự án: “Ứng dụng công nghệ sản xuất chế phẩm vi sinh hữu hiệu EM (Effective Microoganisms) và xây dựng mô hình thử nghiệm xử lý rác thải sinh hoạt trong trồng trọt và chăn nuôi tại thị xã Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái”. Đến nay, Trung tâm đã tiếp nhận công nghệ và sản xuất thành công 5 loại chế phẩm E.M thứ cấp đang được sử dụng phổ biến, đó là: 1. Chế phẩm E.M 2: Là dung dịch được sản xuất từ EM gốc, có tác dụng phân giải các chất hữu cơ, khử mùi hôi chuồng trại chăn nuôi, làm sạch môi trường; cải thiện tính chất hoá lý của đất; kích thích tiêu hoá, giúp tăng trưởng vật nuôi. Được dùng trong trồng trọt, chăn nuôi và xử lý môi trường. 2. Chế phẩm E.M 5: Là dung dịch được sản xuất từ EM gốc. Được sử dụng trong trồng trọt, dùng để xua đuổi côn trùng, diệt trừ một số sâu hại; hạn chế, phòng ngừa bệnh tật, sâu hại, tăng cường khả năng đề kháng, chống chịu của cây trồng. 3. Chế phẩm E.M - F.P.E: Là dung dịch chiết xuất cây trồng được lên men từ EM gốc. Dùng trong trồng trọt nhằm bổ sung chất dinh dưỡng, kích thích sinh trưởng cây trồng, làm tăng năng suất và chất lượng cây trồng. 4. Chế phẩm E.M - Bokashi chăn nuôi: Là hỗn hợp các chất hữu cơ lên men với EM 2. Dùng trong chăn nuôi nhằm tăng cường khả năng tiêu hoá và hấp thụ các loại thức ăn tốt hơn, tăng khả năng miễn dịch, chống lại bệnh tật, ngăn chặn mùi hôi trong chuồng trại... 5. Chế phẩm E.M - Bokashi môi trường: Là hỗn hợp các chất hữu cơ lên men với E.M 2. Trong trồng trọt dùng để xử lý đất trồng trước và sau khi thu hoạch, xử lý phế thải nông nghiệp sau thu hoạch. Trong chăn nuôi dùng để xử lý môi trường chuồng trại chăn nuôi, làm giảm thiểu mùi hôi chuồng trại và giúp cho vật nuôi tránh được một số bệnh về hô hấp, bệnh ngoài da... Quy trình sử dụng, bảo quản các loại chế phẩm EM trên rất đơn giản và thuận tiện. Chế phẩm được sản xuất từ các hợp chất hữu cơ, thảo dược và các vi sinh vật sống có ích, do đó không gây độc hại cho người sử dụng và môi trường. Giá thành của các loại chế phẩm EM rẻ, phù hợp với người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh (để xử lý môi trường cho 100 mP2P chuồng nuôi gia súc thì chi phí cho chế phẩm chỉ hết 500 đồng/ngày). Qua quá trình triển khai thực hiện dự án, hiện nay Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Yên Bái đã làm chủ công nghệ và tổ chức sản xuất thành công các loại chế phẩm EM thứ cấp trên. Năm 2010, Trung tâm tiếp tục sản xuất các loại chế phẩm EM và đưa các chế phẩm này vào mô hình ứng dụng: Xử lý rác thải sinh hoạt, xử lý chuồng trại chăn nuôi và sản xuất rau an toàn. Từ kết quả mô hình ứng dụng chế phẩm EM vào thực tế sản xuất, Trung tâm sẽ quảng bá, giới thiệu tác dụng, hiệu quả của chế phẩm EM, tuyên truyền để các tổ chức, cá nhân trong tỉnh sử dụng nhằm góp phần bảo vệ môi trường và phát triển nền nông nghiệp bền vững, cho hiệu quả kinh tế cao. [21] Từ những kết quả ứng dụng của công nghệ EM, nhiều quốc gia đã triển khai dưới sự trợ giúp của Nhà nước như: Pakistan, Myanma, Indonesia, Thailan, Ai cập, CHDCND Triều Tiên. Ở một số nước do các tổ chức phi chính phủ chủ trì như: Brazil, Nepal, Scrilanca, Bỉ, Hà LanNhững nước khác do các công ty hoặc các trường Đại Học đứng ra tổ chức các công việc đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ hoặc bán sản phẩm của EM. Nguyên tắc ứng dụng công nghệ EM ở các nước đều trải qua các giai đoạn như: - Giai đoạn 1: Huấn luyện, chuyển giao công nghệ, chế tạo thử EM và thử nghiệm. - Giai đoạn 2: Sản xuất thử với liều lượng lớn hơn và áp dụng với quy mô rộng lớn. - Giai đoạn 3: Phát triển, mở rộng quy mô ứng dụng. Các kết quả đạt được trong việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ EM một cách rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới trong các lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất cây trồng, rau, lúa, ngô, khoai tây, đậu, cà phê;Chăn nuôi: trâu, bò, lợn, gà;Bảo vệ thực vật, xử lý môi trườngQua các hội nghị Quốc tế về công nghệ EM, các báo cáo của các nhà khoa học cho thấy chế phẩm sinh học EM có thể gia tăng cân bằng sinh quyển, tính đa dạng của đất nông nghiệp, tăng chất lượng đất, khả năng sinh trưởng, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Vì vậy Chế phẩm sinh học EM được các nước trên thế giới đón nhận như là một giải pháp để đảm bảo cho một nền nông nghiệp phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. [20] 1.3 12BMột số hiểu biết về thành phần dinh dưỡng của cá Tra 31B .3.1.Vị trí phân loại Theo hệ thống của Lindberg G.V (1974) Lớp cá: Pisces Bộ cá nheo: Siluriformes Họ cá tra: Pangasiidae Giống cá tra dầu: Pangasianodon Loài cá tra: Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878) UHình 1.1U: Cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) 32B1.3.2.Phân bố: Cá Tra phân bố ở lưu vực sông Mêkong, có mặt ở cả 4 nước Lào, Việt Nam, Campuchia và Thái Lan. Ở Thái Lan còn gặp chúng ở lưu vực sông Mêkong và Chao phraya. Ở nước ta những năm trước đây, khi chưa có cá sinh sản nhân tạo, cá bột và cá giống được vớt trên sông Tiền và sông Hậu. Cá trưởng thành chỉ thấy trên ao nuôi, rất ít gặp trong tự nhiên. Việt Nam đã thành công trong sinh sản nhân tạo và đã đáp ứng được nhu cầu về giống cho nghề nuôi thương phẩm. Cá Tra là một trong những loài cá có giá trị kinh tế phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là loài cá có kích thước lớn, dễ nuôi, tăng trọng nhanh. Hiện nay cá tra có nguồn gốc sinh sản nhân tạo đã được thả nuôi ổn định và là một trong những đối tượng nuôi trồng thủy sản đang được phát triển với tốc độ nhanh tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Năng suất nuôi cá Tra rất cao, trong ao đạt tới 60 – 70 tấn/ ha, trong bè có thể đạt tới 100 – 300 kg/mP3P nước bè nuôi. Tập trung nhiều tại An Giang và Đồng Tháp, và là một trong những loài cá có giá trị xuất khẩu cao. Cá Tra ngoài tự nhiên phân bố ở những sông, hồ, kinh, rạch, mương vùng nước ngọt, sống ở các thủy vực nước tĩnh và nước chảy. Cá cũng được nuôi với hình thức nuôi bè, ao, hầm. [13] 3B1.3.3.Đặc điểm sinh học - Đây là loài cá quen thuộc và có giá trị kinh tế cao. Chúng được nuôi nhiều do có tính ăn rộng, có thể tận dụng được nhiều loại thức ăn, phế phẩm nông sản, các loại phân gia súc và phân cầu. Mặt khác, chúng chịu đựng tốt với môi trường khắc nghiệt, nuôi được ở nhiệt độ cao, hàm lượng oxi thấp. Đó là ưu thế mà nhiều loài cá khác không có được. Vì vậy, từ lâu, cá tra có vị trí quan trọng trong sản xuất nghề cá ở đồng bằng Nam Bộ.[14] - Cá Tra tăng trưởng tương đối nhanh, có thể đạt 1,5kg/năm và có thể nuôi ở mật độ cao. 34B1.3.4 Thành phần dinh dưỡng UBảng 1.U1 Thành phần dinh dưỡng ( 170g/con) cá Tra (Pangasius hypophthalmus). Calo Calo từ chất béo Tổng lượng chất béo Chất béo bảo hòa Cholesterol Na Tổng lượng Carbonhydrat Chất xơ Protein 124,52 cal 30,84 cal 3,42g 1,64g 25,20mg 70,60mg 0,0g 0,0g 23,42g [9] 5TUBảng 1.U2 Thành phần dinh dưỡng trên 100g thành phẩm ăn đượ5Tc Tổng năng lượng cung cấp (calori) Chất đạm (g) Tổng lượng chất béo (g) Chất béo chưa bão hòa (có DHA, EPA) (g) Cholesterol (%) Natri (mg) 124.52 23.42 3.42 1.78 0.025 70.60 [ 38] Theo các nhà khoa học, trong thành phần dinh dưỡng của cá Tra có chứa các axit béo không no chưa bão hoà. Các chất này rất hữu ích trong việc bảo vệ màng tế bào và giúp làm giảm Cholesterol trong máu, từ đó sẽ làm giảm các bệnh tim mạch. [39] Bên cạnh các acid béo hữu ích, trong cá Tra còn có ADH (axit docohexanoic) và AEP (axit écosapentaenoic) hay còn gọi là Omega-3 có thể giúp làm giảm hàm lượng Triglyceride cao trong máu, một yếu tố gây nên bệnh tim. Theo Hiệp hội Tim Hoa Kỳ, chất béo Omega-3 giúp bảo vệ cơ thể chống lại chứng rối loạn nhịp tim, từ đó giảm nguy cơ đột tử. Ngoài ra, chất béo Omega-3 còn giúp ngăn ngừa quá trình xơ cứng động mạch (là nguyên nhân dẫn đến chứng xơ vữa động mạch), làm giảm nguy cơ bị lão hóa não, tăng cường hoạt động của trí nhớ.v.v...[39] Một điều hữu ích nữa khi ăn cá Tra là nguyên tố "sắt" trong cá Tra rất dễ được đồng hóa, giúp phụ nữ có thân hình thon thả. Ngoài nguyên tố sắt, cá Tra còn cung cấp thêm một số khoáng chất như phốt pho, kẽm, đồng, canxi; các nguyên tố vi lượng như Fluor, selen, coban, mangan và nhiều vitamin. Cách bổ sung axit Omega - 3 và DHA đơn giản và hiệu quả nhất cho gia đình là bố trí bữa ăn có cá Tra 2 - 3 lần/tuần với trọng lượng mỗi lần ít nhất 85g. [39] 13B .4.Thực trạng nuôi cá Tra ở một số tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long Trong vài năm trở lại đây, phong trào nuôi cá Tra xuất khẩu ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tăng rất nhanh, đem về cho đất nước một nguồn ngoại tệ rất lớn. Thế nhưng, do phát triển quá nhanh không theo quy hoạch nên bệnh trên cá Tra nuôi hiện nay xảy ra ngày càng nhiều nhưng việc điều trị lại kém hiệu quả đang là vấn đề quan tâm hàng đầu của người nuôi cá và cả các nhà chuyên môn 35B1.4.1.Con giống: Trước đây giống cá Tra nuôi là nguồn giống tự nhiên kết hợp với môi trường nuôi còn tốt, nên cá có sức sống cao và bệnh trên cá nuôi trong thời gian này rất ít khi xảy ra. Tuy nhiên, từ năm 1999 thì việc sản xuất giống nhân tạo cá tra phát triển, sản lượng giống nhân tạo ngày một tăng nhanh để đáp ứng nhu cầu người nuôi, nhưng mặt trái của sự gia tăng sản lượng giống là chất lượng giống ngày càng suy giảm do đa số các trại giống đều chưa có lý lịch cá bố mẹ, tuyển chọn cá bố mẹ từ các ao nuôi cùng đàn có thể gây nên hiện tượng đồng huyết từ đó cá bột nở ra có sức sống kém hơn nhiều so với cá bột khai thác từ tự nhiên. [31] Thống kê của Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NN&PTNT) toàn vùng ĐBSCL hiện có 175 cơ sở sản xuất cá Tra giống (chỉ bằng 82% so với năm 2009). Năm 2010, các cơ sở đã sản xuất trên 2,38 tỉ cá Tra giống các loại, tăng 19% so với năm 2009 và đủ cung cấp nhu cầu giống cá Tra, với diện tích nuôi 5.420 ha. Các cơ sở tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đồng Tháp, An Giang và TP Cần Thơ.[40] 36B1.4.2.Diện tích nuôi cá Tra UBảng 1.3U: Diện tích nuôi trồng thủy sản ở một số tỉnh vùng ĐBSCL (UĐơn vị tínUh: ha) Tỉnh 2005 2006 2007 An Giang 2100 1748 2384 Đồng Tháp 3700 5300 5230 Cần Thơ 11.600 14.427 15.200 Bến Tre 42.600 40.829 41.850 Trà Vinh 35.100 40.228 40.228 UBảng 1.U4 Sản lượng nuôi trồng thủy sản ở một số tỉnh vùng ĐBSCL (UĐơn vị tínUh: Tấn) Tỉnh 2005 2006 2007 An Giang 172.265 234.952 315.592 Đồng Tháp 111.155 203.021 280.417 Cần Thơ 82.179 92.453 98.684 Bến Tre 61.569 144.963 173.961 Trà Vinh 72.522 134.053 149.128 U(NguồnU Báo cáo tổng kết Sở Thủy sản , Sở NN&PTNN, UBND Tỉnh, Chi Cục Thủy Sản các tỉnh ĐBSCL năm 2007 và định hướng phát triển 2009) Từ 1997 đến 2006, diện tích nuôi cá Tra, ba sa tăng 7 lần (từ 1.200 ha lên 9.000 ha), sản lượng tăng 36,2 lần (từ 22.500 tấn lên 825.000 tấn), sản phẩm chế biến xuất khẩu tăng hơn 40 lần (từ dưới 20 triệu USD lên 736,8 triệu USD (chiếm gần 40% trong tổng kim ngạch xuất khẩu 3 tỷ USD của ngành thủy sản). [41] Bộ NN&PTNT cho biết, tính đến năm 2010 diện tích nuôi cá Tra của Đồng bằng sông Cửu Long đạt gần 4.000ha, sản lượng thu hoạch 756.940 tấn; kim ngạch xuất khẩu hơn 534 triệu USD, tăng 19,4% về sản lượng và 11,6% về giá trị so cùng kỳ. [42] Thống kê cho biết, 6 tháng đầu năm 2011, diện tích nuôi cá Tra vùng ĐBSCL đạt 3.980 ha, diện tích đã thu hoạch 1.933 ha, sản lượng cá thu hoạch đạt 597.324 tấn (năng suất 309 tấn/ha) với kim ngạch xuất khẩu đạt 744 triệu USD. Một số địa phương có diện tích thả nuôi nhiều gồm Đồng Tháp 1.188 ha, An Giang 787 ha, TP Cần Thơ 665 ha, ít nhất là Kiên Giang 16,95 ha. [43] 37B1.4.3.Vấn đề ô nhiễm môi trường: Hầu hết các trại nuôi cá đều không dành diện tích làm ao xử lý nước mà nước ao nuôi được thải trực tiếp ra sông rạch và nước cấp vào ao cũng lại lấy trực tiếp từ sông rạch nên việc lây nhiễm bệnh rất cao. Nguyên nhân nguồn nước nuôi cá Tra có dấu hiệu ô nhiễm cao có thể là: + Hai bờ sông Hậu và sông Tiền có nhiều khu công nghiệp xen lẫn với các trang trại nuôi cá Tra. Nước thải các khu công nghiệp chưa qua xử lý mà thải trực tiếp ra sông rạch là mối nguy lớn do nước chứa nhiều hóa chất độc và kim loại nặng. Các ngành có liên quan nên có những biện pháp kỹ thuật xử lý nước thải áp dụng thích hợp cho các nhà máy sản xuất đó và xử lý nghiêm những trường hợp xả nước thải trực tiếp ra môi trường của các nhà máy ở khu công nghiệp vì công việc này trước nay thực hiện chưa được tốt, có như vậy mới góp phần làm cho môi trường được trong sạch nếu không sẽ tạo ra những dòng sông chết rất khó khắc phục. + Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật từ ruộng, vườn chảy ra sông rạch sau những trận mưa cũng là nguồn ô nhiễm nguy hiểm. Hướng tới các ngành chuyên môn có liên quan cần nghiên cứu những quy trình kỹ thuật theo hướng “sạch” và hướng dẫn cho mọi người nông dân áp dụng vào quy trình sản xuất của mình nhằm đảm bảo được môi trường và sản phẩm “sạch” cho con người. + Thải trực tiếp nước ao nuôi cá, bùn đáy ao, nước sinh hoạt từ các khu dân cư không được xử lý ra môi trường chung cũng góp phần làm nước sông ô nhiễm hữu cơ tăng cao, làm hàm lượng oxy trong nước giảm, các khí COR2R, HR2RS tăng lên. Ngoài ra việc xả nước từ các ao cá bệnh, vứt cá chết bừa bãi ra nguồn nước hay tận dụng cá bệnh làm thức ăn cho cá trê, cá lóc đã làm bệnh phát triển thêm trên phạm vi rộng. Các hộ nuôi nên có kế hoạch xây dựng ao lắng và ao xử lý nước thải, từng bước áp dụng các quy trình kỹ thuật mới (SQF, GAP). Môi trường nuôi ngày càng biểu hiện xấu kết hợp với việc nuôi cá Tra phát triển nhanh mà không theo quy hoạch (lượng chất hữu cơ thải trực tiếp ra môi trường là rất lớn so với nuôi các đối tượng thủy sản khác) nên cá nuôi ngày càng phải chịu đựng với điều kiện môi trường sống khắc nghiệt, dễ bệnh hơn trước rất nhiều lần. Mật độ nuôi cao hơn khuyến cáo kỹ thuật rất nhiều (50-80 con/mP2P) có những bất lợi nghiêm trọng như: + Cá nuôi luôn ở trong tình trạng stress liên tục mà đó là nhân tố tác động đến sự bộc phát bệnh và gây chết cá. + Việc thiếu oxy gây cho cá luôn trong tình trạng sức khỏe yếu. Khi oxy thấp cá phải trồi lên mặt nước đớp khí liên tục để lấy oxy và sự vận động liên tục làm tiêu hao năng lượng và dễ nhiễm ngoại ký sinh ở mang. + Làm tăng lượng mùn bã hữu cơ do thức ăn dư thừa và chất thải của cá từ đó làm nước luôn trong tình trạng giàu dinh dưỡng. Khí NHR3R, tiêu hao oxy hóa học (COD), tiêu hao oxy sinh học (BOD) cao và oxy luôn thấp nên người nuôi phải thay nước liên tục để loại bớt độc chất, tăng oxy và qua đó góp phần đưa mầm bệnh và nguồn nước xấu từ ngoài vào ao nuôi (nhất là đối với trường hợp lấy nước trực tiếp ngoài môi trường). + Làm cạnh tranh không gian sống dẫn đến cá phân đàn cao, cá yếu và cá nhỏ luôn bị cá khỏe chen lấn, cạnh tranh thức ăn, cạnh tranh không gian sống nên phải dạt vào bờ và nhóm cá này ngày càng yếu và dễ bệnh hơn do chất lượng nước gần bờ xấu, nhiều rong tảo và thiếu thức ăn. [31] Như vậy: • Chính qui trình kỹ thuật nuôi trồng thủy sản đã gây ra ô nhiễm môi trường nước và từ đó ảnh hưởng tới môi trường sản xuất nông nghiệp. Việc xử lý các hóa chất như Chlorine, Zeonite, đã làm cho động vật thủy sinh kém phát triển, dư thừa hàm lượng AlP3+P sẽ ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây trồng. • Khối lượng bã bùn đáy ao được thải ra sẽ góp phần làm ô nhiễm tiếp tục nguồn nước được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp do hiện tượng rửa trôi. • Khối lượng cá bị bệnh chết cũng là một trong các nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước kênh mương được sử dụng tưới tiêu cho trồng trọt. • Việc quản lý nước thải từ các nhà máy chế biến thủy sản chưa được coi trọng cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước tưới cho trồng trọt. [17] 38B1.4.4.Một số biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường đã và đang áp dụng hiện nay 49B1.4.4.1 Biện pháp kỹ thuật cao UƯu điểmU : hiệu quả xử lý rất cao, chỉ cần thời gian ngắn và cần diện tích nhỏ. UHạn chếU : để ứng dụng nhóm các biện pháp này thì chi phí đầu tư cho xây dựng, nguồn vốn, vận hành, bảo trì v.v. rất cao mà không phải nơi nào cũng làm được [17] 50B1.4.4.2 Biện pháp Thuỷ sinh thực vật Đã có những nghiên cứu trên nhóm các thực vật sống như Lục Bình, Bèo Tai Tượng, Bèo Tai Chuột, Bèo Cám và nhóm thực vật nữa ngập nước như Sậy.  Sử dụng sậy để làm giảm ô nhiễm do nước thải chăn nuôi heo, chất lượng được cải thiện một cách đáng kể thông qua các chỉ số đo như độ đục, COD, amonium, phosphat và lân tổng số. Hiệu suất xử lý nước thải chăn nuôi heo của Sậy đối với tổng lân là 93.78%; phosphat là 93,57%; amonium là 64,08%; độ đục là 80.84% và COD là 36.39%. (Hồ Liên Huê – 2007)  Võ Thị Kim Hằng (2007) cho biết dùng Rau Ngổ hiệu suất độ đục đạt 96.9 %, COD 44.9 %; dùng Lục Bình hiệu suất độ đục đạt 97.8%, COD đạt 66.10%. Hàm lượng kim loại nặng Cu, Zn, Cd, Cr trong nước thải sau xử lý đạt loại A so với TCVN 5942-1995. UHạn chế :U hiệu quả chậm và đòi hỏi diện tích mặt nước cao do đó về mặt sản xuất nông nghiệp, các biện pháp này chưa là phương hướng ưu tiên. [17] Như vậy, có thể thấy rằng, vấn đề tìm ra một phương pháp xử lý vừa hiệu quả, đơn giản mà thu lợi nhuận kinh tế là vấn đề đặt ra hiện nay. 5BUChương 2:U ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14B2.1.Đối tượng Một số chế phẩm vi sinh; Xác cá Tra(Pangasius hypophthalmus); Rau cải ngọt; Phân bón lá hữu cơ sinh học chế biến từ xác cá Tra. 15B2.2.Nội dung nghiên cứu: Thực hiện 03 nội dung chính. 2.2.1. Tham khảo, kế thừa các kết quả nghiên cứu về sử dụng xác cá Tra để chế biến phân bón hữu cơ sinh học phục vụ nông nghiệp. 2.2.2. So sánh và đánh giá hiệu lực phân hủy protein từ nguyên liệu xác cá Tra của một số chế phẩm vi sinh. 2.2.3. Khảo nghiệm đánh giá hiệu lực của một số phân bón lá chế biến từ xác cá Tra trên cây rau cải. 16B2.3.Phương pháp nghiên cứu: - Kế thừa các kết quả nghiên cứu trước để xác định một số chế phâm vi sinh phục vụ cho nội dung chính của đề tài. - Phương pháp ủ lên men phân giải protein cá bằng các chế phẩm vi sinh đã lựa chọn. - Bố trí các thí nghiệm để so sánh hiệu lực phân hủy protein của các công thức thí nghiệm. Xác định một số chỉ tiêu chính để theo dõi, thu thập như: đánh giá cảm quan và phân tích 1 số chỉ tiêu hóa học sau mỗi 2 tuần, 3 tuần, 4 tuần, 5 tuần ; Xác định đạm tổng số theo phương pháp Kjeldalhl ; Xác định đạm formol theo phương pháp Sorensen - Xác định đạm NHR3 R; Phương pháp sắc ký để xác định thành phần acid amin có trong dịch phân hủy; Phương pháp cô đặc và chế biến hỗn hợp dịch đã phân hủy thành sản phẩm phân hữu cơ sinh học; Bố trí thí nghiệm đồng ruộng để đánh giá hiệu lực của phân bón chế biến từ xác cá Tra. - Phương pháp xử lý số liệu: Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh học với phân mềm MSTATC. 6BUChương 3U: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 17B3.1.Tỷ lệ và thành phần hóa học của cá Tra Thành phần khối lượng các chất trong 1kg sản phẩm như sau: Thịt Mỡ Xương Nội tạng Da 33-38 % 15-24 % 27- 42 % 2.5- 4.0 % 5.0- 7.5% UCá Tra có các thành phần hóa học chủ yếu sauU: - Protid: 13 – 20 % - Lipid: 0.2 – 0.3 % - Nước: 48 – 85 % - Chất khoáng 1 – 2 % - Ngoài ra còn có các sắc tố, vitamin Dựa trên thành phần khối lượng và thành phần hóa học của cá Tra, có thể thấy hàm lượng protein trong thành phần của cá Tra là tương đối cao (13 -20%). Nếu dùng để làm phân hữu cơ chất lượng cao sẽ là nguồn phân bón cung cấp đạm rất tốt cho cây trồng. 18B3.2.Đánh giá hiệu lực của các chế phẩm EM đến khả năng phân hủy xác cá tra Chúng tôi tiến hành thí nghiệm với 5 công thức - UCông thức 1(CT1):U 300ml nước + 1kg cá + 50ml rỉ đường - UCông thức 2 (CT2):U 300ml nước + 1kg cá + 50ml EM-IAS + 50ml rỉ đường - UCông thức 3 (CT3):U 300ml nước + 1kg cá + 1ml EM-TW + 50ml rỉ đường - UCông thức 4 (CT4):U 300ml nước + 1kg cá + 0.05g CR30R + 0.05g BR220R (EM- Biosystem) + 50ml rỉ đường - UCông thức 5 (CT5):U 300ml nước + 1kg cá + 10g NaOH + 30g KOH +50ml rỉ đường Mỗi công thức lặp lại 3 lần, các thí nghiệm tiến hành cùng một thời điểm, ở nhiệt độ bình thường, pH tự nhiên, tỉ lệ nước 30%, được che chắn kỹ bằng bạt cao su. Cá Tra sử dụng loại con nhỏ, loại 500g/con 39B .2.1. Ảnh hưởng của EM tới sự thay đổi trạng thái cảm quan của các mẫu thủy phân xác cá Tra UBảng 3.U1 : Sự

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2011_11_04_9217037912_938_1872668.pdf
Tài liệu liên quan