Luận văn Nghiên cứu thành phần loài côn trùng nước bộ hemiptera ở Côn đảo (tỉnh Bà rịa – Vũng tàu) và Phú quốc (tỉnh Kiên Giang)

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .1

Chương 1 – TỔNG QUAN .3

1.1. Tình hình nghiên cứu Côn trùng nước bộ Hemiptera trên thế giới .3

1.2. Tình hình nghiên cứu Côn trùng nước bộ Hemiptera ở Việt Nam .7

1.3. Tổng quan điều kiện tự nhiên Côn Đảo và Phú Quốc .11

Chương 2 - ĐỐI TưỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHưƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU.13

2.1. Đối tượng, thời gian nghiên cứu .13

2.2. Địa điểm nghiên cứu .13

2.3. Phương pháp nghiên cứu.18

Chương 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .20

3.1. Thành phần loài Côn trùng nước Hemiptera ở Côn Đảo .20

3.2. Thành phần loài Côn trùng nước Hemiptera ở Phú Quốc .23

3.3. Đánh giá mức độ tương đồng về thành phần loài Côn trùng nước bộ Hemiptera

ở Côn Đảo, Phú Quốc với Vườn Quốc gia Cát Tiên, Khu bảo tồn Thiên nhiên Vĩnh

Cửu, và Vườn Quốc gia Ba Vì.26

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .30

TÀI LIỆU THAM KHẢO .31

PHỤ LỤC

pdf58 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 564 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu thành phần loài côn trùng nước bộ hemiptera ở Côn đảo (tỉnh Bà rịa – Vũng tàu) và Phú quốc (tỉnh Kiên Giang), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngọc, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, nằm trong vịnh Thái Lan. Đảo Phú Quốc cùng với các đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Toàn bộ huyện đảo có tổng diện tích 593,05 km², xấp xỉ diện tích đảo quốc Singapore. Phú Quốc nằm cách thành phố Rạch Giá 120 km và có điều kiện tự nhiên chung như sau [4]. Vị trí địa lý: Vùng biển Phú Quốc có 22 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Phú Quốc lớn nhất có diện tích 574 km² (56.200 ha), dài 50 km, nơi rộng nhất (ở phía bắc đảo) 25 km, nằm trong khoảng 9°53′- 10°28′ vĩ độ Bắc và 103°49′-104°05′ kinh độ Đông. Điểm cao nhất tới 603 m (núi Chúa). Địa hình: Địa hình thiên nhiên thoai thoải chạy từ nam đến bắc với 99 ngọn núi đồi. Phần các vùng biển quanh đảo nông có độ sâu chưa đến 10 m. Tuy nhiên, cụm đảo nhỏ của cảng An Thới bị ngăn cách hẳn với phần mũi phía nam của đảo Phú Quốc bởi một eo biển có độ sâu tới hơn 60 m. Khí hậu: Do vị trí đặc điểm của đảo Phú Quốc nằm ở vĩ độ thấp lại lọt sâu vào vùng vịnh Thái Lan, xung quanh biển bao bọc nên thời tiết mát mẻ mang tính nhiệt đới gió mùa. Khí hậu chia hai mùa rõ rệt: + Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 âm lịch đến tháng 4 âm lịch năm sau. Đảo Phú Quốc chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc có cường độ tương đối mạnh, tốc độ gió trung bình 4 m/s. Khi gió Đông Bắc mạnh, tốc độ đạt từ 20 đến 24 m/s. Mùa khô có độ ẩm trung bình 78%. Nhiệt độ cao nhất 35oC vào tháng 4 và tháng 5. + Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 âm lịch đến tháng 10 âm lịch năm sau. Đảo Phú Quốc là cửa ngõ đón gió mùa Tây - Tây Nam, tốc độ gió trung bình 4,5 m/s. Mùa mưa mây nhiều, độ ẩm cao, từ 85 đến 90%. Lượng mưa trung bình là 414 mm/tháng. Cả năm trung bình là 3.000 mm. Trong khu vực Bắc đảo có thể đạt 4.000 mm/năm; có tháng mưa kéo dài 20 ngày liên tục. 13 Chƣơng 2 - ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng, thời gian nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là mẫu vật các cá thể trưởng thành của Côn trùng nước bộ Hemiptera. Mẫu vật được thu bởi Trần Anh Đức và cộng sự tại Côn Đảo trong tháng 04/2010 và tại Phú Quốc trong tháng 11/2010. 2.2. Địa điểm nghiên cứu Mẫu nghiên cứu được thu tại một số thủy vực ở Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang). Sơ đồ các địa điểm thu mẫu tại Côn Đảo và Phú Quốc được thể hiện trong Hình 1. 14 Hình 1. Vị trí địa lý, sơ đồ các địa điểm thu mẫu tại Côn Đảo và Phú Quốc (Ghi chú: : Địa điểm thu mẫu) 15 2.2.1. Địa điểm thu mẫu tại Côn Đảo Các địa điểm thu mẫu và đặc điểm sinh cảnh trong đợt thu mẫu tại Côn Đảo được trình bày ở Bảng 1. Ở khu vực Côn Đảo mẫu được thu tại các môi trường khác nhau, như thủy vực nước ngọt (suối), nước lợ (nơi suối đổ ra biển) và môi trường biển (rừng ngập mặn, bãi đá vùng triều). Bảng 1. Các địa điểm thu mẫu tại Côn Đảo Ký hiệu mẫu Địa điểm thu mẫu Ngày thu mẫu Đặc điểm sinh cảnh TAD1006 Đầm Trầu, suối Nước Nóng, khu vực gần thác nước. (Tọa độ: N: 08°43'697'' E: 106°37'152'') 13/04/2010 Cuối mùa khô, suối cạn, thu mẫu ở các vũng, hố nước còn sót lại. Nền đá lớn. Lòng suối rộng khoảng 3-5m, được che phủ một phần bởi tán cây rừng. TAD1007 Đầm Trầu, suối Nước Nóng, khu vực nước lợ, nền đá. (Tọa độ: N: 08°43'798'' E:106°37'203'') 13/04/2010 Phần cuối của suối. Cuối mùa khô, không có dòng chảy, còn lại vũng nước lớn và nông. Nền đá cỡ vừa, hai bên bờ là các loài thực vật nước lợ - mặn, được che phủ một phần bởi tán cây rừng. TAD1008 Đầm Trầu, suối Nước Nóng, khu vực sát biển, nền cát. (Tọa độ: N: 08°43'798'' E: 106°37'203'') 13/04/2010 Khu vực suối đổ ra biển. Cuối mùa khô, không có dòng chảy, chỉ còn lại vũng nước lớn, có thể thông với biển khi triều cao, nền đáy cát, hai bên bờ là các loài thực vật nước lợ - mặn, mặt nước rộng, ít được tán cây che phủ. TAD1009 Đầm Trầu, suối Ông Tà, phía Nam sây bay. (Tọa độ: N: 08°44'167'' E: 106°37'630'') 13/04/2010 Gần khu vực gồm các loại thực vật nước lợ, nước mặn. Suối bằng, nền đáy cát bùn. 16 Ký hiệu mẫu Địa điểm thu mẫu Ngày thu mẫu Đặc điểm sinh cảnh TAD1010 Vịnh Đầm Tre, rừng ngập mặn và vùng triều của suối nước ngọt. (Tọa độ: N: 08°44'696'' E: 106°39'123'') 14/04/2010 Rừng ngập mặn, và vùng triều của suối nước ngọt. Nền đáy đá cỡ vừa và nhỏ, có xen lẫn bùn. TAD1011 Hòn Bảy Cạnh, dải rừng ngập mặn ven đảo. (Tọa độ: N: 08°40'125'' E: 106°40'933'') 14/04/2010 Dải rừng ngập mặn ven đảo. Nền đáy cát và vụn đá san hô. TAD1012 Bãi triều gần Mũi Đất Dốc. (Tọa độ: N: 08°41'716'' E: 106°38'962'') 14/04/2010 Bãi đá vùng triều, chủ yếu là đá san hô. Thu mẫu ở các vũng nước vùng triều. TAD1013 Hòn Bà, bãi triều. (Tọa độ: N: 08°38'617'' E: 106°33'227'') 14/04/2010 Bãi đá vùng triều, chủ yếu là san hô và vụn đá san hô. Thu mẫu ở các vũng nước vùng triều. 2.2.2. Địa điểm thu mẫu tại Phú Quốc Các địa điểm thu mẫu và đặc điểm sinh cảnh trong đợt thu mẫu tại Phú Quốc được trình bày ở Bảng 2. Mẫu vật Côn trùng nước bộ Hemiptera ở khu vực này chỉ thu được tại các thủy vực nước ngọt và khu vực gần cửa sông do không bắt gặp mẫu Hemiptera ở các địa điểm thuộc môi trường biển như rừng ngập mặn, bãi triều. 17 Bảng 2. Các địa điểm thu mẫu tại Phú Quốc Ký hiệu mẫu Địa điểm thu mẫu Ngày thu mẫu Đặc điểm sinh cảnh TAD1020 Suối và thác Đá Bàn. (Tọa độ: N: 10°14'690'' E:104°01'954'') 29/11/2010 Suối nền đá liền và đá lớn, lòng suối rộng 10-20m, nước nông nhưng chảy nhanh. Hai bên bờ là rừng thứ sinh. TAD1021 Suối Tranh, đoạn suối dưới. (Tọa độ: N: 10°10'727'' E: 104°00'802'') 30/11/2010 Đoạn dưới của suối, khu vực bằng và dòng nước chảy chậm, không có tán cây rừng che phủ. Nền bùn và cát, có nhiều thực vật thủy sinh. TAD1022 Suối Tranh, đoạn suối phía trên và thác nước. 30/11/2010 Suối và thác nước. Nền đá cỡ vừa và lớn, độ sâu khoảng 0,5m, tốc độ dòng chảy vừa và nhanh. Suối được che phủ bởi tán cây rừng. TAD1023 Vùng đất ngập nước khu vực suối Tràm, gần rừng ngập mặn cửa sông. 1/12/2010 Vùng đất ngập nước gần cửa sông và rừng ngập mặn, bị ảnh hưởng của thủy triều, nước lợ. TAD1024 Vùng đất ngập nước gần suối Tràm. 1/12/2010 Khu vực đất ngập nước gần suối nước ngọt, nền đáy cát, bùn. Gồm nhiều cây thủy sinh và các loại cây bụi. TAD1025 Nhánh suối nhỏ đổ vào sông Cửa Cạn. 1/12/2010 Suối nhỏ, lòng suối rộng 1-2m, nước sâu khoảng 30cm. Nền đáy sỏi nhỏ, cát và bùn, có thực vật thủy sinh, suối chảy qua rừng thứ sinh. TAD1026 Đoạn dưới của suối Đá Bàn. (Tọa độ: N: 10°14'816'' E: 104°01'430'') 1/12/2010 Suối rộng khoảng 5-10m, nền đáy sỏi, cát và bùn, có thực vật thủy sinh. Không có cây rừng che phủ. 18 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu ngoài thiên nhiên Dụng cụ thu mẫu là vợt cầm tay có miệng vợt và cán làm bằng inox. Chu vi miệng vợt là 20 cm, cán vợt có chiều dài khoảng 40 - 50cm, lưới quây quanh miệng vợt tạo thành hình trụ với khoảng cách từ đáy lưới tới miệng vợt là 30 cm, kích thước mắt lưới nhỏ: 0,1mm x 0,2mm. Đối với nhóm Côn trùng nước bộ Hemiptera sống trên mặt nước, sử dụng vợt quét nhanh và dứt khoát trên mặt nước nơi chúng có mặt, sau đó nghiêng miệng vợt để tránh chúng nhảy ra ngoài. Đối với nhóm sống dưới nước, sử dụng vợt quét vào những nơi có giá thể như cây thủy sinh, cành cây, rễ cây, láhoặc đối với nhóm sống sát bờ nước thì hắt nước lên nơi trú ngụ của chúng để cho chúng trôi xuống, sau đó dùng vợt để thu mẫu. Ngoài ra, điều kiện sinh cảnh nơi thu mẫu cũng được ghi chép lại (Bảng 1, Bảng 2) cùng với chụp ảnh sinh cảnh và thu mẫu ở các điểm thu mẫu (Phụ lục 4, Phụ lục 5). Mẫu vật sau khi thu được bảo quản trong cồn 70o và đem về lưu trữ và phân tích tại phòng thí nghiệm Đa dạng sinh học, Bộ môn Động vật không xương sống, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. 2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm Mẫu vật được phân tích dựa trên các khóa định loại đã được công bố của nhiều tác giả khác nhau, như: Các khóa định loại các taxon thuộc họ Gerridae của Andersen (1982), Polhemus & Polhemus (1995), Cheng et al. (2001), Trần Anh Đức (2008) [7, 21, 42]; khóa định loại họ Veliidae của Andersen (1981, 1983), Polhemus (1990), Andersen et al. (2002) [5, 8, 15, 16, 40]; khóa định loại các loài thuộc họ Hydrometridae: Yang et al. (2005), Tran et al. (2010) [58, 65]; khóa định loại một số loài thuộc họ Helotrephidae của Papáček et al. (2003), Zettel (2005, 2009)[36, 67, 69]; khóa định loại một số loài thuộc họ Micronectidae của Nieser (2002) [34]; khóa định loại các loài thuộc họ Pleidae và Notonectidae của 19 Lansbury (1968), Nieser (2004) [26, 35]; khóa định loại các loài thuộc họ Nepidae của Lansbury (1972, 1973) [27, 28]. Dụng cụ sử dụng phân tích vật mẫu gồm có: kính hiển vi soi nổi, kính hiển vi, đĩa Petri, lam kính, kim nhọn 2.3.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu Để so sánh mức độ tương đồng giữa các khu vực nghiên cứu dựa trên sự có mặt hay vắng mặt của các loài trong từng khu vực, chúng tôi sử dụng chỉ số tương đồng Bray-Curtis [17]: BCij = 100 x 𝟐𝒂 (𝟐𝒂 +𝒃+𝒄) Trong đó: BCij: Chỉ số tương đồng Bray Curtis giữa mẫu i và mẫu j a : Số loài chung giữa khu vực i và j b : Số loài chỉ có ở khu vực i c : Số loài chỉ có ở khu vực j Số liệu thu thập được xử lý qua bảng biểu, sơ đồ, đồ thị. Sử dụng phần mềm Microsoft Office Excel® v.2003 của hãng Microsoft® Corporation, USA và Primer® v.6 Software của hãng Primer – ETM Ltd, UK để xử lý số liệu [22]. 20 Chƣơng 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thành phần loài Côn trùng nƣớc bộ Hemiptera ở Côn Đảo Kết quả phân tích mẫu Côn trùng nước bộ Hemiptera thu được tại Côn Đảo đã xác định được 21 loài thuộc 18 giống, 8 họ (Bảng 3). Bảng 3. Thành phần loài Côn trùng nƣớc bộ Hemiptera tại Côn Đảo STT Tên khoa học TAD 1006 TAD 1007 TAD 1008 TAD 1009 TAD 1010 TAD 1011 TAD 1012 TAD 1013 Phân bộ Gerromorpha 1. Gerridae 1 Limnometra cilitata Mayr, 1865 x x 2 Onychotrechus esakii Andersen, 1980 x 3 Amemboa javanica Lundblad, 1933 x 4 Rhagadotarsus kraepelini Breddin, 1903 x x x 5 Limnogonus fossarum fossarum (Fabricius, 1775) x x x 6 Limnogonus nitidus (Mayr, 1865) x 7 Asclepios annandalei Distant, 1915 x x 8 Halobates hayanus White,1883 x x 2. Mesoveliidae 9 Mesovelia horvathi Lundblad, 1933 x 3. Veliidae 10 Microvelia douglasi Scott, 1847 x 11 Xenobates singaporensis Andersen, 2000! x 12 Halovelia bergrothi Esaki, 1926 x x 13 Haloveloides sundaensis Andersen, 1991 x 4. Hermatobatidae 14 Hermatobates sp. x Phân bộ Nepomorpha 5. Notonectidae 15 Enithares ciliata Fabricius, 1798 x 16 Anisops lansburyi Lansbury 1962 x 21 STT Tên khoa học TAD 1006 TAD 1007 TAD 1008 TAD 1009 TAD 1010 TAD 1011 TAD 1012 TAD 1013 6. Nepidae 17 Ranatra thai Lansbury, 1972 x x 18 Ranatra varipes Stål, 1861 x 7. Micronectidae 19 Micronecta ludibunda Breddin, 1905 x 20 Micronecta haliploides Horváth, 1904 x 8. Pleidae 21 Paraplea frontalis Fieber, 1844 x (Ghi chú: x : có mặt; “!”: ghi nhận mới cho Việt Nam) Trong đó, họ Gerridae có nhiều loài nhất với 8 loài thuộc 7 giống, tiếp đến họ Veliidae có 4 loài thuộc 4 giống, họ Notonectidae có 2 loài thuộc 2 giống; các họ Nepidae và Micronectidae đều có 2 loài thuộc 1 giống; các họ Mesoveliidae, Pleidae, Hermatobatidae, mỗi họ có 1 loài (Hình 2). Hình 2. Số lƣợng loài, giống ở từng họ thu đƣợc tại Côn Đảo 0 1 2 3 4 5 6 7 8 7 1 4 1 2 1 1 1 8 1 4 1 2 2 2 1 Số lượng giống Số lượng loài 22 Số lượng loài thu mẫu Côn trùng nước bộ Hemiptera tại các địa điểm thu mẫu khác nhau dao động từ 1-7 loài. Trong các địa điểm thu mẫu, khu vực nước lợ (TAD1007, TAD1008, TAD1009) bắt gặp 9 loài, khu vực nước ngọt (TAD1006) bắt gặp 7 loài, khu vực bãi đá vùng triều (TAD1012, TAD13) bắt gặp 4 loài, khu vực rừng ngặp mặn (TAD1010, TAD1011) bắt gặp 3 loài. Các loài bắt gặp ở môi trường nước ngọt, khu vực nước lợ không bắt gặp tại khu vực rừng ngập mặn và khu vực bãi đá vùng triều. Tất cả các loài nước ngọt bắt gặp ở đây đã được ghi nhận trước đó ở các thủy vực nội địa như: Limnometra cilitata, Onychotrechus esakii, Amemboa javanica, Rhagadotarsus kraepelini, Limnogonus fossarum fossarum, Limnogonus nitidus, Ranatra thai, Ranatra varipes, Micronecta ludibunda, Micronecta haliploides, Paraplea frontalis [1, 2, 52] và đều bắt gặp ở khu vực nước lợ ở Côn Đảo. Những nghiên cứu trước đây cho thấy những loài này có khả năng sống cả ở môi trường nước ngọt và nước lợ nhạt [20]. Các nghiên cứu về Côn trùng nước bộ Hemiptera ở môi trường biển tại Việt Nam đã có nhưng chưa nhiều. Cho đến nay, Côn trùng nước bộ Hemiptera ở biển đã xác định được khoảng 10 loài thuộc 3 họ: Gerridae, Veliidae và Hermatobatidae. Trong đó, họ Gerridae có 5 loài, họ Veliidae có 4 loài và Hermatobatidae có 1 loài [9, 11, 13, 75]. Ở Côn Đảo, trong nghiên cứu này đã ghi nhận được 6 loài: Asclepios annandalei, Halobates hayanus (họ Gerridae), Xenobates singaporensis, Halovelia bergrothi, Haloveloides sundaensis (họ Veliidae) và Hermatobates sp. (họ Hermatobatidae). Trước đó, ở Việt Nam, loài Asclepios annandalei được ghi nhận ở rừng ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh, Halobates hayanus, Halovelia bergrothi, Haloveloides sundaensis đều được ghi nhận ở khu vực Cầu Đá, Nha Trang [52, 75]. Trong số các loài Côn trùng nước bộ Hemiptera bắt gặp tại Côn Đảo có Xenobates singaporensis Andersen, 2000 (Hemiptera: Veliidae) là ghi nhận mới cho Việt Nam, góp phần mở rộng thêm dữ liệu về phân bố của loài này. Trước đó, loài này mới chỉ tìm thấy ở khu vực Singapore. 23 Ngoài ra, do hạn chế về tài liệu cũng như mẫu vật so sánh nên chưa xác định được tên khoa học chính xác của vật mẫu thuộc giống Hermatobates. Hiện nay, giống bao gồm 8 loài đã được mô tả, nhưng về mặt phân loại học giống này chưa được nghiên cứu kỹ, các đặc điểm sử dụng để phân loại bởi các tác giả khác nhau chưa thống nhất [13]. Do vậy, để khẳng định chính xác tên khoa học chính xác của các vật mẫu trên thì cần nghiên cứu và so sánh trực tiếp với mẫu vật của những loài Hermatobates đã được mô tả. 3.2. Thành phần loài Côn trùng nƣớc bộ Hemiptera ở Phú Quốc Phân tích mẫu vật Côn trùng nước bộ Hemiptera ở Phú Quốc đã xác định được 22 loài thuộc 18 giống, 9 họ (Bảng 4). Bảng 4. Thành phần loài Côn trùng nƣớc bộ Hemiptera tại Phú Quốc STT Tên khoa học TAD 1020 TAD 1021 TAD 1022 TAD 1023 TAD 1024 TAD 1025 TAD 1026 Phân bộ Gerromorpha 1. Gerridae 1 Metrocoris nigrofascioides Chen & Nieser, 1993 x x x 2 Metrocoris tenuicornis Esaki, 1926 x 3 Neogerris parvulus Stål, 1859 x x x x 4 Ptilomera hylactor Breddin, 1903 x x x 5 Onychotrechus esakii Andersen, 1975 x x 6 Limnogonus nitidus Mayr, 1865 x x x x x 7 Amemboa brevifasciata Miyamoto, 1933 x 8 Limnometra matsudai Miyamoto, 1967 x x x 9 Cylindrostethus costalis Schmidt, 1915 x x 10 Rheumatogonus vietnamensis Zettel & Chen, 1996 x 2. Hydrometridae 11 Hydrometra orientalis Lundblad, 1933 x x 12 Hydrometra annamana Hungerford & Evans, 1934 x 3. Mesoveliidae 13 Mesovelia horvathi Lundblad, 1933 x 24 STT Tên khoa học TAD 1020 TAD 1021 TAD 1022 TAD 1023 TAD 1024 TAD 1025 TAD 1026 4. Veliidae 14 Microvelia douglasi Scott, 1847 x 15 Rhagovelia sumatrensis Lundblad, 1933 x x x Phân bộ Nepomorpha 5. Helotrephidae 16 Tiphotrephes indicus Distant, 1910 x 6. Micronectidae 17 Micronecta ludibunda Breddin 1905 x 18 Micronecta tarsalis Chen, 1960 x 7. Nepidae 19 Ranatra thai Lansbury, 1972 x x x 20 Ranatra parmata Mayr, 1865! x x 8. Naucoridae 21 Naucoris sp. x 9. Notonectidae 22 Anisops sp. x (Ghi chú: x : có mặt, “!”: ghi nhận mới cho Việt Nam) Trong đó, họ Gerridae có nhiều loài nhất với 10 loài thuộc 9 giống, Veliidae có 2 loài thuộc 2 giống, Hydrometridae, Micronectidae và Nepidae đều có 2 loài thuộc 1 giống. Các họ đều có 1 loài thuộc 1 giống là Mesoveliidae, Helotrephidae, Naucoridae và Notonectidae (Hình 3). Trong số các loài Côn trùng nước bộ Hemiptera bắt gặp ở Phú Quốc, loài Ranatra parmata Mayr, 1865 (họ Nepidae) là ghi nhận mới cho Việt Nam, nằm ngoài phạm vi phân bố đã biết của loài này. Trước đó, loài này được xác định là có mặt ở khu vực từ Thái Lan, Lào đến Malaysia. Các loài còn lại đều đã từng được ghi nhận ở các khu vực trên đất liền của nước ta [1, 2, 52]. Ngoài ra, do hạn chế về tài liệu phân loại nên các vật mẫu của hai loài: Naucoris sp. và Anisops sp. chưa xác định được tên khoa học chính xác. 25 Hình 3. Số lƣợng loài, giống ở từng họ thu đƣợc tại Phú Quốc Tất cả các loài Côn trùng nước bộ Hemiptera bắt gặp ở Phú Quốc đều là những loài sống ở nước ngọt. Trong đó có một số ít loài bắt gặp cả ở môi trường nước ngọt và nước lợ nhạt gần cửa sông như Neogerris parvulus, Limnogonus nitidus, Hydrometra orientalis, Hydrometra annamana, Ranatra thai. Đây là những loài có khả năng phân bố rộng, thích nghi với môi trường sống khác nhau, đã được ghi nhận ở môi trường nước ngọt trước đó [1, 2, 52]. Những loài phổ biến, bắt gặp ở hầu hết các địa điểm thu mẫu bao gồm: Neogerris parvulus, Limnogonus nitidus. Những loài ít gặp bao gồm: Rheumatogonus vietnamensis, Hydrometra annamana, Mesovelia horvathi, Microvelia douglasi, mỗi loài chỉ bắt gặp ở một địa điểm. Số lượng các loài Côn trùng nước bộ Hemiptera tại các địa điểm thu mẫu khác nhau, dao động từ 1- 13 loài. Tại suối và thác Đá Bàn (TAD1020) bắt gặp nhiều loài nhất, với 13 loài. Tại Suối Tranh, đoạn suối phía trên và thác nước (TAD1022) bắt gặp 9 loài, còn ở đoạn suối dưới của Suối Tranh (TAD1021) bắt gặp 8 loài. Tại khu vực đất ngập nước gần suối Tràm (TAD1024) chỉ bắt gặp 1 loài, Limnometra matsudai. 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 9 1 1 2 1 1 1 1 1 10 2 1 2 1 2 2 1 1 Số lượng giống Số lượng loài 26 3.3. Đánh giá mức độ tƣơng đồng về thành phần loài Côn trùng nƣớc bộ Hemiptera ở Côn Đảo, Phú Quốc với Vƣờn Quốc gia Cát Tiên, Khu bảo tồn Thiên nhiên Vĩnh Cửu, và Vƣờn Quốc gia Ba Vì. Kết quả so sánh thành phần loài Côn trùng nước bộ Hemiptera ở Côn Đảo, Phú Quốc với các khu vực khác đã được nghiên cứu trước đây: Vườn Quốc gia Cát Tiên, Khu bảo tồn Thiên Nhiên Vĩnh Cửu và Vườn Quốc gia Ba Vì được trình bày ở Phụ lục 3. Do môi trường nước tại các khu vực được dùng để so sánh nói trên chỉ gồm các thủy vực nước ngọt, nên riêng đối với khu vực Côn Đảo chỉ so sánh thành phần các loài sống trong môi trường nước ngọt, không tính các loài sống ở môi trường biển (Asclepios annandalei, Halobates hayanus, Xenobates singaporensis, Halovelia bergrothi, Haloveloides sundaensis, Hermatobates sp.). Nếu tính riêng những loài sống ở môi trường nước ngọt thì ở Côn Đảo đã bắt gặp 15 loài, Phú Quốc 22 loài, Vườn Quốc gia Cát Tiên 49 loài, Khu bảo tồn Thiên nhiên Vĩnh Cửu 59 loài và Vườn Quốc gia Ba Vì 49 loài (Hình 4). Hình 4. Số lƣợng loài, giống, họ giữa các khu vực 0 10 20 30 40 50 60 Côn Đảo Phú Quốc Vườn Quốc gia Cát Tiên Khu bảo tồn Thiên nhiên Vĩnh Cửu Vườn Quốc gia Ba Vì 15 22 49 59 49 18 18 36 35 28 8 9 12 12 9 Số loài Số giống Số họ 27 Điều đáng chú ý là tất cả các loài sống ở nước ngọt được tìm thấy ở Côn Đảo và Phú Quốc đều đã từng được ghi nhận ở khu vực đất liền của nước ta trong các nghiên cứu trước đây. Nếu so sánh riêng giữa khu vực Côn Đảo và Vườn Quốc gia Cát Tiên thì có 8 loài trùng nhau, giữa khu vực Côn Đảo và Khu bảo tồn Thiên nhiên Vĩnh Cửu có 9 loài trùng nhau, giữa Côn Đảo và Vườn Quốc gia Ba Vì có 6 loài trùng nhau, giữa Côn Đảo và Phú Quốc có 6 loài trùng nhau. Số loài trùng nhau giữa khu vực Phú Quốc và Vườn Quốc gia Cát Tiên là 14 loài. Phần lớn những loài tìm thấy ở cả Phú Quốc và Vườn Quốc gia Cát Tiên thuộc họ Gerridae (7 loài). So với Vườn Quốc gia Cát Tiên thì ở Phú Quốc không thấy các họ Hebridae, Ochteridae và Pleidae. Giữa khu vực Phú Quốc và Khu bảo tồn Thiên nhiên Vĩnh Cửu có 15 loài trùng nhau, giữa Phú Quốc và Vườn quốc gia Ba Vì có 6 loài trùng nhau. Kết quả tính toán mức độ tương đồng về thành phần loài giữa các khu vực thể hiện qua chỉ số Bray-Curtis được trình bày trên Bảng 5 và Hình 5. Bảng 5: Chỉ số tƣơng đồng Bray – Curtis giữa các khu vực (%) Khu vực Côn Đảo Phú Quốc Vƣờn Quốc gia Cát Tiên Khu bảo tồn Thiên nhiên Vĩnh Cửu Vƣờn quốc gia Ba Vì Côn Đảo - - - - - Phú Quốc 32,43 - - - - Vƣờn Quốc gia Cát Tiên 25 39,43 - - - Khu bảo tồn Thiên nhiên Vĩnh Cửu 24,32 39,51 66,67 - - Vƣờn Quốc gia Ba Vì 18,75 16,9 24,5 27,78 - 28 Hình 5. Sơ đồ cây thể hiện mối quan hệ giữa các khu vực Côn Đảo có chỉ số tương đồng Bray – Curtis gần nhất với Phú Quốc (32,43%), tiếp đến là với Vườn Quốc gia Cát Tiên (25%), với Khu bảo tồn Thiên nhiên Vĩnh Cửu (24,32%), thấp nhất so với Vườn Quốc gia Ba Vì (18,75%). Phú Quốc có chỉ số tương đồng Bray – Curtis gần nhất với Khu bảo tồn Thiên nhiên Vĩnh Cửu (39,51%), tiếp đến là với Vườn Quốc gia Cát Tiên (39,43%), thấp nhất là so với Vườn Quốc gia Ba Vì (16,9%). Có thể thấy, vị trí địa lý ở Côn Đảo, Phú Quốc, Vườn Quốc gia Cát Tiên và Khu bảo tồn Thiên nhiên Vĩnh Cửu là gần nhau, và đều nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới điển hình nên đây cũng có thể là lý do để giải thích cho kết quả của sự tương đồng trên. Ngoải ra, sự tương đồng nói trên còn có thể là do các đảo Phú Chỉ số tương đồng (%) Group average 29 Quốc và Côn Đảo đều là các đảo có nguồn gốc lục địa. Trong thời kỳ biển lùi gần nhất, ở thế Pleistocene (cách đây khoảng 21 nghìn năm), khu vực Côn Đảo và Phú Quốc được nối liền với khu vực đất liền hiện nay của miền nam nước ta, trong đó khi biển tiến trở lại trong thế Holocene (10 nghìn năm trở lại đây) Côn Đảo và Phú Quốc mới lại bị ngăn cách khỏi lục địa bởi nước biển [49]. Còn Vườn Quốc gia Ba Vì ở phía bắc Việt Nam, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh và khô nên thành phần loài Côn trùng nước có nhiều khác biệt. Tuy vậy, kết quả nói trên chỉ phản ánh được phần nào mối tương quan giữa các khu vực nghiên cứu, do kết quả thu mẫu phụ thuộc nhiều yếu tố như thời gian thu mẫu, địa điểm thu mẫu Vì vậy, để có thể lý giải rõ hơn, cần phải tiếp tục nghiên cứu đầy đủ hơn về thành phần loài ở các khu vực này. 30 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và phân tích vật mẫu thu được tại Côn Đảo và Phú Quốc, chúng tôi có một số kết luận sau: 1. Tại khu vực Côn Đảo, đã xác định được 21 loài thuộc 18 giống, 8 họ Côn trùng nước bộ Hemiptera. Trong đó, họ Gerridae có nhiều loài nhất với 8 loài thuộc 7 giống, tiếp đến họ Veliidae có 4 loài thuộc 4 giống. Đây là những dẫn liệu đầu tiên về thành phần loài Hemiptera ở nước tại khu vực Côn Đảo. Trong đó, loài Xenobates singaporensis (Veliidae) lần đầu tiên được ghi nhận tại Việt Nam. 2. Tại Phú Quốc, đã xác định được 22 loài thuộc 18 giống, 9 họ. Trong đó, họ Gerridae có nhiều loài nhất với 10 loài thuộc 9 giống, các họ khác đều chỉ bắt gặp 1-2 loài. Đây là những dẫn liệu đầu tiên về thành phần loài Hemiptera ở nước tại khu vực Phú Quốc. Trong đó, loài Ranatra parmata Mayr, 1865 (Nepidae) lần đầu tiên được ghi nhận tại Việt Nam. 3. Kết quả phân tích tính tương đồng về thành phần loài giữa hai khu vực Côn Đảo, Phú Quốc với các khu vực đã được nghiên cứu trước đây, bao gồm Vườn Quốc gia Cát Tiên, Khu bảo tồn Thiên nhiên Vĩnh Cửu và Vườn Quốc gia Ba Vì, cho thấy thành phần loài tại Côn Đảo có tương đồng nhiều nhất với Phú Quốc so với các khu vực khác, và Phú Quốc mức độ tương đồng cao nhất với Vườn Quốc gia Cát Tiên và Khu bảo tồn Thiên nhiên Vĩnh Cửu. Kiến nghị 1. Cần tiếp tục điều tra nghiên cứu, thu mẫu bổ sung để có dẫn liệu thành phần loài Côn trùng nước bộ Hemiptera đầy đủ hơn tại các khu vực nghiên cứu. 2. Tiếp tục nghiên cứu để xác định chính xác tên khoa h ọc của những loài hiện mới chỉ định loại tới tên giống. 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Phạm Thị Diệp (2010), Thành phần loài Côn trùng nước bộ Cánh nửa (Hemiptera) ở một số thủy vực thuộc khu vực Vĩnh Cửu và VQG Cát Tiên, Khóa luận tốt nghiệp hệ đại học chính quy Ngành Sinh học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Ngô Quang Hiệp (2012), Nghiên cứu thành phần loài Cánh nửa (Hemiptera) ở nước tại Vườn quốc gia Ba Vì, Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp hệ đại học chính quy Ngành Sinh học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluanvanthacsi_chuaphanloai_47_1703_1870086.pdf
Tài liệu liên quan