Luận văn Nghiên cứu thống kê biến động lao động có việc làm ở Việt Nam giai đoạn 1996 - 2001

MỤC LỤC

Trang

Phần mở đầu 1

Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về lao động có việc làm 8

1.1. Ý nghĩa của giải quyết việc làm đối với sự phát triển kinh tế xã hội. 8

1.1.1. Giải quyết việc làm đối với sự phát triển kinh tế. 8

1.1.2. Giải quyết việc làm đối với sự phát triển xã hội 8

1.1.3. Giải quyết việc làm với nâng cao mức sống của người lao động. 9

1.2. Các khái niệm cơ bản về lao động và việc làm. 10

1.2.1. Dân số. 10

1.2.2. Dân số hoạt động kinh tế và dân số không hoạt động kinh tế 6

1.2.3. Nguồn lao động. 12

1.2.4. Lực lượng lao động. 13

1.2.5. Việc làm: 16

1.3. Các nhân tố tác động đến giải quyết việc làm cho người lao động. 26

1.3.1. Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. 26

1.3.2.Tác động của các biện pháp giải quyết việc làm 29

Kết luận chương 1 32

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu thống kê lao động có việc làm 33

2.1. Vai trò nghiên cứu thống kê lao động có việc làm. 33

2.2. Thực trạng hệ thống chỉ tiêu thống kê lao động có việc làm hiện nay. 34

2.3. Các nguyên tắc khi xác định các chỉ tiêu thống kê lao động có việc làm. 40

2.4. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê lao động có việc làm. 41

2.4.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh lao động có việc làm. 41

2.4.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá sự tác động của các nhân tố tới lao

động có việc làm. 46

2.4.3. Nguồn thông tin đảm bảo tính toán các chỉ tiêu thống kê. 48

2.5. Một số phương pháp thống kê phân tích và dự đoán số lao động có việc làm. 49

2.5.1. Phương pháp phân tích thống kê. 49

2.5.2. Phương pháp dự đoán thống kê biến động lao động có việc làm. 54

Kết luận chương 2 58

Chương 3: Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích biến động lao động có việc làm ở Việt Nam giai đoạn 1996 - 2001 59

3.1. Phân tích thống kê biến động lao động có việc làm. 59

3.1.1. Phân tích biến động lao động có việc làm. 59

3.1.2. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến biến động lao động

có việc làm. 71

3.2. Dự đoán lao động có việc làm. 82

3.2.1. Dự đoán số lao động có việc làm của cả nền kinh tế 82

3.2.2. Dự đoán số lao động có việc làm của các ngành. 83

3.3. Một số kiến nghị và giải pháp. 85

Kết luận chương 3 91

Phần kết luận 92

Danh mục tài liệu tham khảo 94

 

doc95 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1495 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu thống kê biến động lao động có việc làm ở Việt Nam giai đoạn 1996 - 2001, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bằng có tới cả chục thôn. Những bất cập của việc thu thập và tổng hợp báo cáo từ cấp xã/phường về chỉ tiêu “Số lao động mất việc làm trong kỳ” cũng tương tự. Việc thu thập các chỉ tiêu “Số người có việc làm mới” và “Số người bị mất việc làm trong kỳ” theo quyết định 51 cũng rất khó thực hiện vì chưa có qui định cụ thể- chưa chỉ rõ thời gian là mấy tháng trong 6 tháng, mấy tháng trong 1 năm thì được coi là có việc làm mới hay mất việc làm để đưa vào báo cáo. - Quyết định 51 cũng chưa có quy định để loại trừ tình trạng thống kê bị trùng lắp nhiều lần số người có việc làm mới và số người mất việc làm trên phạm vi một quận/huyện, một tỉnh/thành phố và trên phạm vi cả nước. Thực tế cho thấy khi người lao động thường trú ở phường/xã này tìm được việc làm ở phường/xã khác; ở quận/huyện này tìm việc ở quận/huyện khác… thì thường trong báo cáo hành chính của cả nơi có người lao động thường trú lẫn nơi có doanh nghiệp hay cơ sở làm việc mới của người lao động đều đưa con số này vào báo cáo của mình. Sự trùng lắp này rất khó phát hiện và thường làm cho các số liệu trong các báo cáo của các cấp quận/ huyện; tỉnh/ thành phố của cả nước tăng lên một cách giả tạo. Như chỉ tiêu “Số lao động đi làm việc ở nước ngoài” mặc dù đã có đủ số liệu báo cáo định kỳ nhưng cũng với các lý do trên mà độ tin cậy còn chưa cao. Theo quyết định, chỉ tiêu này được tổng hợp từ “các báo cáo 6 tháng, 9 tháng và một năm của các công ty xuất khẩu lao động, của các ngành, các địa phương có hợp tác song phương với nước ngoài”. Trên thực tế số lao động đi làm việc ở nước ngoài do các ngành, các địa phương báo cáo thường bị trùng lặp với số liệu của các công ty xuất khẩu lao động, vì các công ty này một số thì trực thuộc các ngành, một số lại trực thuộc các địa phương. Tóm lại, Nội dung hệ thống chỉ tiêu, phương pháp thu thập và xử lý số liệu đã từng bước tiếp cận với tiêu chuẩn quốc tế, tính hệ thống, khoa học và độ tin cậy ngày càng được nâng cao. Các chỉ tiêu thống kê về lao động có việc làm thu thập được qua chế độ báo cáo thống kê định kỳ, tuy đã bám sát mục tiêu phục vụ quản lý Nhà nước của các cấp và yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan thống kê Nhà nước nhưng chưa đủ do hạn chế về khả năng thu thập và tổng hợp thông tin từ hệ thống báo cáo thống kê cơ sở. Do vậy, để đảm bảo đầy đủ thông tin cho việc quản lý Nhà nước của các cấp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê bổ sung và tổng hợp qua chế độ điều tra thống kê nhà nước. Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, nhất là việc tìm kiếm nguồn kinh phí cho các cuộc điều tra. Thực tế triển khai thực hiện Quyết định 51/2001/QĐ-LĐTBXH cho thấy số các chỉ tiêu cơ bản so với yêu cầu còn ít, các chỉ tiêu nói trên còn một số vấn đề cần hoàn thiện. 2.3. Các nguyên tắc khi xác định các chỉ tiêu thống kê lao động có việc làm. Chỉ tiêu thống kê phản ánh lượng gắn với chất của các mặt các tính chất cơ bản của hiện tượng số lớn trong điều kiện địa điểm, thời gian cụ thể. Tính chất của hiện tượng cá biệt được khái quát hoá trong chỉ tiêu thống kê. do đó chỉ tiêu phản ánh những mối quan hệ chung của tất cả các đơn vị hoặc nhóm đơn vị tổng thể. Thông qua các chỉ tiêu thống kê và công tác thống kê lao động có việc làm có thể nắm được các thông tin và xu hướng biến động của lao động có việc làm. Nhờ có các chỉ tiêu thống kê chúng ta có thể phân tích được xu hướng biến động lao động có việc làm để từ đó giúp các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý các cấp có các giải pháp để điều chỉnh hợp lý. Khi xác định các chỉ tiêu thống kê về biến động lao động có việc làm ở nước ta, ngoài việc vận dụng lý luận kinh tế học, xã hội học và phương pháp luận thống kê còn phải chú ý một số yêu cầu có tính nguyên tắc sau: - Các chỉ tiêu đưa ra phải là những chỉ tiêu quan trọng nhất, có khả năng phản ánh đúng đắn nhất thực trạng cũng như đặc điểm sự biến động lao động có việc làm, đáp ứng được yêu cầu về thông tin phục vụ quản lý Nhà nước của các cấp về thực trạng lao động có việc làm của lực lượng lao động. Các chỉ tiêu đưa ra đáp ứng được nhu cầu thông tin của các ngành, các cơ quan hữu quan trong việc nghiên cứu, hoạch định chính sách, đề ra các giải pháp, lập các chương trình phát triển dân số, giáo dục đào tạo, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, mức sống và các chương trình liên quan đến thực hiện mục tiêu tăng số lao động có việc làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và nâng cao hệ số sử dụng thời gian lao động ở nông thôn Việt Nam trong giai đoạn phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Bảo đảm tính thống nhất và sự liên hệ với nhau, bổ sung cho nhau giữa các chỉ tiêu, tạo cơ sở cho việc xây dựng một ngân hàng dữ liệu về biến động lao động có việc làm ở Việt Nam ngày càng đầy đủ và hoàn chỉnh. - Về nội dung và phương pháp tính toán: một mặt phải tham khảo kinh nghiệm của các nước phát triển, các chỉ tiêu đánh giá khác phải thống nhất về nội dung, cách phân tổ và phương pháp tính toán với các chỉ tiêu đã được thừa nhận trong hệ thống chỉ tiêu cơ bản về lao động có việc làm của tổ chức lao động quốc tế (ILO) để từng bước hoà nhập với hệ thống thông tin của ILO về thị trường lao động; mặt khác phải chú ý đến tình hình thực tế ở Việt Nam, đặc biệt là khả năng và hình thức thu thập thông tin ban đầu và nhu cầu về thông tin phục vụ quản lý để đảm bảo được hiệu quả và tính khả thi cao của hệ thống chỉ tiêu đưa ra. 2.4. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê lao động có việc làm. 2.4.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh lao động có việc làm. 2.4.1.1. Lao động có việc làm. Lao động có việc làm gồm những người đủ 15 tuổi trở lên mà trong tuần lễ tham khảo đang có việc làm, với thời gian làm việc không ít hơn 8 giờ, hoặc không làm việc hoặc làm việc không đủ 8 giờ do các nguyên nhân bất khả kháng nhưng 4 tuần lễ trước đó (tính đến tuần lễ tham khảo) có ít nhất 32 giờ làm việc và sẽ tiếp tục trở lại làm việc bình thường sau thời gian nghỉ. - Công thức tính: Tổng số lao động có việc làm = E (2.4.1) Trong đó: E: Lao động có việc làm ở nhóm thứ i. - Phân tổ: Phân theo giới tính; nhóm tuổi; trình độ văn hoá; trình độ chuyên môn kỹ thuật; nhóm ngành (công nghiệp và xây dựng; nông- lâm- ngư nghiệp; dịch vụ và các ngành khác); địa phương. - Nguồn số liệu: Kết quả điều tra lao động - việc làm. - Mục đích đánh giá: đây là chỉ tiêu phản ánh quy mô lao động có việc làm trong thời kỳ nghiên cứu, được dùng để tính tỷ lệ lao động có việc làm, là cơ sở đánh giá hiệu quả của các biện pháp giải quyết việc làm, xây dựng kế hoạch, chính sách giải quyết việc làm. 2.4.1.2. Tỷ lệ lao động có việc làm. - Khái niệm: Tỷ lệ lao động có việc làm là thương giữa số lao động có việc làm với lực lượng lao động. Chỉ tiêu này thường tính bằng % theo công thức: Tỷ lệ lao động có việc làm = ´ 100 (2.4.2) Nếu không có số liệu thì mẫu số của công thức có thể lấy dân số từ đủ 15 tuổi trở lên, tính theo công thức: Tỷ lệ lao động có việc làm = ´ 100 (2.4.3) Chỉ tiêu này có thể tính chung, có thể tính riêng cho các nhóm như: theo giới tính; nhóm tuổi; trình độ văn hoá; trình độ chuyên môn kỹ thuật; - Nguồn số liệu: Kết quả điều tra lao động - việc làm hàng năm. - Mục đích đánh giá: đây là chỉ tiêu cơ bản đo lường hoạt động của thị trường lao động, thông qua đó có thể thấy được tình trạng việc làm của lực lượng lao động (dân số từ đủ 15 tuổi trở lên). Từ đó dùng để đánh giá khả năng đáp ứng chỗ làm việc cho người lao động nói chung và từng nhóm theo các phân tổ ở trên. Chỉ tiêu 2.4.2 là chỉ tiêu quan trọng đo lường tình trạng việc làm của dân số từ 15 tuổi trở lên ở các quốc gia, chỉ tiêu này có khả năng cung cấp thông tin chính xác hơn cho thị trường lao động so với chỉ tiêu thất nghiệp (chỉ tiêu này lấy mẫu số là lực lượng lao động), vì dân số từ đủ 15 tuổi trở lên có tính ổn định cao hơn lực lượng lao động. Chỉ tiêu 2.4.3 là chỉ tiêu đánh giá tình trạng việc làm của lực lượng lao động, đối với các nước đang phát triển chịu sức ép lớn về việc làm cho người lao động thì chỉ tiêu này cần được quan tâm. 2.4.1.3. Cơ cấu lao động có việc làm. - Khái niệm: cơ cấu lao động có việc làm là tỷ trọng lao động có việc làm phân tổ theo các tiêu thức khác nhau. - Công thức tính: (2.4.4) Trong đó: : Tỷ trọng số lao động có việc làm nhóm i. Ei: Số lao động có việc làm thuộc nhóm i SEi: Tổng số lao động có việc làm nói chung - Phân tổ: Theo giới tính; nhóm tuổi; trình độ văn hoá; trình độ chuyên môn kỹ thuật; nhóm ngành. - Nguồn số liệu: Kết quả điều tra lao động việc làm hàng năm. - Mục đích đánh giá: Nghiên cứu cụ thể hơn về lao động có việc làm theo các nhóm đã phân tổ, mặt chất lượng của lực lượng lao động như: trình độ van hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật… . 2.4.1.4. Lao động thiếu việc làm. - Khái niệm: Lao động thiếu việc làm gồm những người trong tuần lễ tham khảo tính đến thời điểm điều tra có tổng số giờ làm việc dưới 40 giờ , hoặc có số giờ làm việc nhỏ hơn giờ quy định đối với những người làm công việc nặng nhọc độc hại theo quy định hiện hành của Nhà nước, có nhu cầu làm thêm giờ và đã sẵn sàng làm việc nhưng không có việc để làm. Chỉ tiêu lao động thiếu việc làm chỉ tính cho những người trong độ tuổi lao động có việc làm. Không tính những người nghỉ hưu trước tuổi theo quy định của Bộ Luật lao động. - Công thức tính: Số lao động thiếu việc làm = (2.4.5) Trong đó: ME số lao động thiếu việc làm nhóm i - Phân tổ: Phân theo giới tính, độ tuổi trong tuổi lao động, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật. - Nguồn số liệu: Kết quả điều tra lao động - việc làm hàng năm. - Mục đích đánh giá: Xem xét quy mô lao động thiếu việc làm. 2.4.1.5. Tỷ lệ lao động thiếu việc làm. - Khái niệm: Tỷ lệ lao động thiếu việc làm là thương giữa số lao động thiếu việc làm với lực lượng lao động. Chỉ tiêu này thường tính bằng % theo công thức: + Tỷ lệ lao động thiếu việc làm (%) = ắắắắắắắắ ´ 100 (2.4.6) Lực lượng lao động + Tỷ lệ lao động thiếu việc làm (%) = ắắắắắắắắắắ ´ 100 (2.4.7) Dân số từ 15 tuổi trở lên Nếu không có số liệu thì mẫu số của công thức có thể lấy dân số từ đủ 15 tuổi trở lên, tính theo công thức: Chỉ tiêu này có thể tính chung, có thể tính riêng cho các nhóm như: theo giới tính; nhóm tuổi; trình độ văn hoá; trình độ chuyên môn kỹ thuật; - Nguồn số liệu: Kết quả điều tra lao động - việc làm. - Mục đích đánh giá: Đây là chỉ tiêu phản ánh sự thiếu hụt việc làm của lực lượng lao động, đánh giá nhu cầu làm việc hay cung về lao động từ đó đề xuất các phương án bố trí phân công lao động cho phù hợp. 2.4.1.6. Cơ cấu lao động thiếu việc làm. - Khái niệm: Cơ cấu lao động thiếu việc làm là tỷ trọng lao động thiếu việc làm phân tổ theo các tiêu thức khác nhau. - Công thức: (2.4.8) : Tỷ trọng lao động thiếu việc làm nhóm i. : Số lao động thiếu việc làm nhóm i. : Tổng số lao động thiếu việc làm. - Phân tổ: Theo giới tính; trình độ văn hoá; trình độ chuyên môn kỹ thuật; nhóm ngành; thành thị và nông thôn. - Nguồn số liệu: Kết quả điều tra lao động - việc làm hàng năm. - Mục đích đánh giá: Dùng để đánh giá sự thiếu hụt việc làm của các nhóm tham gia thị trường lao động ở mỗi khu vực thành thị, nông thôn và chung toàn quốc. Sự khác biệt về tình trạng thiếu việc làm giữa các nhóm, làm cơ sở tìm hiểu nguyên nhân và đề ra các biện pháp giải quyết việc làm cho người lao động. 2.4.1.7. Tổng số lao động được tạo việc làm mới. - Khái niêm: Tổng số lao động được tạo việc làm là tổng số lao động ở các xã, phường; quận, huyện; tỉnh, thành phố không có việc làm, được giải quyết việc làm hoặc tự tạo việc làm và những người được chuyển sang làm việc ở các ngành nghề mới (không phân biệt làm việc ở thành phần kinh tế nào ). - Phân tổ: Theo giới tính; theo nhóm tuổi; theo nhóm ngành; theo trình độ học vấn; theo trình độ chuyên môn kỹ thuật. - Nguồn số liệu: Kết quả điều tra lao động - việc làm hàng năm. - Mục đích đánh giá: Đánh giá hiệu quả giải quyết việc làm cho người lao động. 2.4.1.8. Tỷ lệ lao động được giải quyết việc làm mới. - Khái niệm: Tỷ lệ lao động được giải quyết việc làm là thương giữa số lao động được giải quyết việc làm mới và tổng số lao động có việc làm. - Công thức: (2.4.9) Trong đó: Lgq: số lao động được giải quyết việc làm mới. dvl: tỷ lệ lao động được giải quyết việc làm. : số lao động có việc làm. - Nguồn số liệu: kết quả điều tra lao động việc làm hàng năm. - Mục đích đánh giá: xem xét khả năng đáp ứng việc làm của nền kinh tế. 2.4.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá sự tác động của các nhân tố tới lao động có việc làm. 2.4.2.1. Tổng vốn đầu tư trong nước. Tổng vốn đầu tư trong nước gồm đầu tư của Nhà nước, tín dụng đầu tư Nhà nước và đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước, đầu tư tư nhân (kể cả đầu tư của hợp tác xã), nguồn vốn trong dân. 2.4.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư: - Khái niệm: Cơ cấu vốn đầu tư là tỷ trọng vốn đầu tư phân tổ theo các tiêu thức khác nhau. - Công thức: (2.4.10) Trong đó: : Tỷ trọng vốn đầu tư nhóm i. Vi: Số vốn đầu tư trong nước nhóm i. : Tổng vốn đầu tư trong nước. - Phân tổ: theo nhóm ngành (Nông-Lâm-Ngư nghiệp; Công nghiệp- Xây dựng; Dịch vụ-các ngành khác). - Mục đích đánh giá: khả năng phát triển của các ngành qua đó tác động đến biến động lao động có việc làm. 2.4.2.3. Xuất khẩu lao động: Biểu hiện qua 3 chỉ tiêu: - Lao động đi làm việc ở nước ngoài: Là số lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo các dạng hợp đồng; không tính những người đi làm việc ở nươc ngoài theo các Hiệp định hợp tác khoa học kỹ thuật và hợp tác đào tạo với nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế, đi làm việc cho các tổ chức phi kinh tế ở nước ngoài. - Công ty được cấp phép đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài: là các Tổ chức kinh tế của Nhà nước hoặc ngoài nhà nước được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. - Tỷ lệ lao động đi làm việc ở nước ngoài: là thương giữa số lao động đi làm việc ở nước ngoài và số lao động có việc làm. - Công thức: (2.4.11) Trong đó: Lnn: Số lao động đi làm việc ở nước ngoài. : Tổng số lao động có việc làm. dnn: Tỷ lệ lao động làm việc ở nước ngoài. - Phân tổ: Theo nước đến lao động; giới tính; nghề nghiệp. - Mục đích đánh giá: Đánh giá tác động của xuất khẩu lao động đến số lao động có việc làm. - Nguồn số liệu: Báo cáo quí, 6 tháng, 9 tháng, và năm của các công ty xuất khẩu lao động; của các ngành; các địa phương có hợp tác song phương với nước ngoài. 2.4.2.4. Vốn đầu tư nước ngoài. - Khái niệm: là tổng số vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp của các Chính phủ; tổ chức và cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.( bao gồm cả đầu tư trực tiếp (FDI), hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), đầu tư gián tiếp qua cổ phiếu…) - Mục đích đánh giá: Đánh giá tác động của nguồn vốn đầu tư nước ngoài tới biến động lao động có việc làm. 2.4.2.5. Giá trị hàng hoá xuất khẩu. - Khái niệm: Giá trị hàng hoá xuất khẩu gồm tổng giá trị các hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ở trong nước nhưng bán ra nước ngoài. - Phân tổ: Theo nhóm ngành; theo địa phương. - Mục đích đánh giá: Nghiên cứu ảnh hưởng làm tăng lao động có việc làm từ hoạt động xuất khẩu hàng hoá. 2.4.2.6. Đào tạo nghề Trong thị trường lao động mới hình thành ở nước ta, nhiều nhân tố thị trường đã xuất hiện như cạnh tranh giữa những người tìm việc làm trong các kỳ tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp. Trước sự phát triển và chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế, xuất hiện các ngành nghề mới với công nghệ cao như: thông tin; công nghệ sinh học; công nghệ vật liệu…Trong các ngành này lao động trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm có xu hướng giảm đi và yêu cầu về trình độ người lao động cao hơn. Hiện nay nhiều nhu cầu về lao động kỹ thuật ở các khu chế xuất, các liên doanh…chưa được đáp ứng do lao động không có chuyên môn kỹ thuật. Người lao động muốn có việc làm thì yếu tố cốt lõi, quyết định nhất là phải có khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động, vì vậy vấn đề đào tạo, đào tạo lại là giải pháp sống còn làm tăng cơ hội tìm được việc làm của người lao động, qua đó làm tăng qui mô và chất lượng lao động có việc làm. 2.4.3. Nguồn thông tin đảm bảo tính toán các chỉ tiêu thống kê. Để tính toán được các chỉ tiêu trên đòi hỏi phải thu thập được những thông tin cần thiết thông qua hệ thống báo cáo thống kê định kỳ và các cuộc điều tra chuyên môn. 2.4.3.1. Báo cáo thống kê định kỳ: Hệ thống chỉ tiêu báo cáo thống kê định kỳ được tổng hợp từ cơ sở cho ta những số liệu rất cơ bản mang tính hệ thống, phản ánh sự biến động về lượng theo từng thời gian. Các chỉ tiêu này cho ta nhận xét khái quát diễn biến về mặt lượng (lao động có việc làm, lao động thiếu việc làm, …) ở mỗi địa phương, mỗi vùng, khu vực hàng năm, làm cơ sở cho việc so sánh từng vấn đề theo thời gian, không gian… Để đảm bảo xác định chính xác các chỉ tiêu đòi hỏi phải có nguồn thông tin ban đầu từ cơ sở và được tổng hợp theo các tiêu thức nhất định. Để có thể ghi chép được thông tin này một cách đầy đủ và chính xác, yêu cầu đầu tiên phải có một hệ thống biểu mẫu thống kê thống nhất với những hướng dẫn chi tiết đầy đủ cách tính toán từng chỉ tiêu và phải quy định chế độ báo cáo thống kê theo định kỳ hoặc thường xuyên. Chỉ tiêu “Lao động đi làm việc ở nước ngoài” khi có hướng dẫn cụ thể sẽ thu được thông tin có chất lượng tốt hơn. 2.4.3.2. Điều tra chuyên môn. Hiện nay các cuộc điều tra lao động việc làm đã được đưa vào chế độ điều tra thống kê Nhà nước, trong các cuộc điều tra này tiến hành thu thập cả tình trạng hoạt động thường xuyên và tình trạng hoạt động hiện thời. Hệ thống chỉ tiêu thu thập và tổng hợp qua điều tra lao động- việc làm hàng năm giúp chúng ta hiểu một số vấn đề cả về lượng lẫn về chất tại một thời điểm nhất định. Các thông tin thu thập và tổng hợp được qua kết quả điều tra lao động việc làm hàng năm giai đoạn 1996 - 2001, đảm bảo độ tin cậy, giúp ta phân tích sâu hơn về tình hình biến động lao động có việc làm và tính toán các chỉ tiêu qui mô, cơ cấu lao động có việc làm; qui mô cơ cấu lao động thiếu việc làm, số lao động được giải quyết việc làm từ quĩ quốc gia hỗ trợ việc làm…. 2.5. Một số phương pháp thống kê phân tích và dự đoán số lao động có việc làm. 2.5.1. Phương pháp phân tích thống kê. Trong phân tích thống kê tuỳ vào mục đích nghiên cứu và đặc điểm nguồn số liệu thu thập được mà lựa chọn phương pháp thống kê cho phù hợp. Mặt khác, để có thể nghiên cứu sự vật hiện tượng một cách đầy đủ và toàn diện, nhằm tìm ra bản chất và quy luật vận động của nó, đòi hỏi phải vận dụng một cách tổng hợp nhiều phương pháp phân tích thống kê. Luận văn sử dụng một số phương pháp sau để phân tích số lao động có việc làm. 2.5.1.1. Phương pháp phân tổ thống kê. Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ (và các tiểu tổ) có tính chất khác nhau. Thực tế cho thấy rằng, số lượng lao động là một tổng thể phức tạp được cấu thành bởi những người lao động với những đặc trưng khác nhau về độ tuổi, giới tính, trình độ chuyên môn, tay nghề, hoặc từ các lĩnh vực, các ngành mà họ đang tham gia vào quá trình lao động. Do đó, để nghiên cứu lao động cần phải phân chia số lượng lao động thành những tổ, những bộ phận để nghiên cứu. Chỉ trên cơ sở phân chia này mới giúp ta tổng hợp được số liệu điều tra, đồng thời làm cơ sở để vận dụng các phương pháp khác trong phân tích thống kê như phương pháp đồ thị, phương pháp số tương đối, phương pháp dãy số thời gian, phương pháp chỉ số,... Thống kê số lượng lao động theo ngành, theo thành phần kinh tế,... thực chất là sử dụng phương pháp phân tổ lao động theo ngành, theo thành phần kinh tế. Vì vậy, để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, phân tổ lao động thường dựa vào các tiêu thức như: - Phân tổ lao động theo giới tính, độ tuổi; - Phân tổ lao động theo ngành; - Phân tổ lao động theo thành phần kinh tế; - Phân tổ lao động theo khu vực thành thị và nông thôn, theo vùng lãnh thổ;... Trong mỗi tổ, lại có thể phân ra thành các tiểu tổ, ví dụ như: Trong ngành nông nghiệp phân ra thành: Số lao động ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi và ngành dịch vụ. Thông qua phân tổ, kết cấu của tổng thể (số lượng lao động) đã được biểu hiện, qua đó góp phần phản ánh bản chất và tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu, những đặc trưng của tổng thể cũng như từng bộ phận cấu thành tổng thể. Việc phân chia lao động theo tiêu thức nào là tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu. Tuy nhiên, để đảm bảo cho việc phân tổ thống kê được chính xác cần phải xác định đúng tiêu thức phân tổ, tức là những tiêu thức bản chất, có như vậy kết quả nghiên cứu mới phản ánh đúng bản chất của hiện tượng. Ngoài ra, khi phân tổ cũng cần chú trọng đến những vấn đề có liên quan khác như khoảng cách mỗi tổ, số lượng tổ... 2.5.1.2. Phương pháp đồ thị: Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ước các tài liệu thống kê. Đây là một phương pháp đơn giản dùng để biểu hiện tài liệu thống kê kết hợp giữa số liệu với các hình vẽ, màu sắc, hoặc các đường nét hình học. Có nhiều loại đồ thị thống kê, song để biểu thị kết cấu và sự biến động cơ cấu lao động có thể sử dụng 2 loại đồ thị sau, đó là: - Đồ thị hình tròn: Đây là loại đồ thị biểu hiện rõ nét nhất của kết cấu. Thông qua đồ thị giúp ta dễ dàng biểu hiện được kết cấu lao động theo những tiêu thức khác nhau, chẳng hạn như kết cấu lao động theo ngành, theo khu vực,... - Biểu đồ hình cột: Đây là phương pháp biểu hiện số liệu thống kê trên trục toạ độ x, y. Các bộ phận cấu thành tổng thể được trình bày thông qua các hình cột. Khác với đồ thị hình tròn biểu thị kết cấu lao động của tổng thể, biểu đồ hình cột còn giúp ta dễ dàng biểu hiện được biến động cơ cấu lao động theo một tiêu thức nào đó, chẳng hạn như biến động cơ cấu lao động theo ngành, theo vùng... qua các kỳ nghiên cứu khác nhau. Tóm lại, nghiên cứu lao động có việc làm, thông qua phương pháp biểu đồ thống kê có thể cho ta những kết luận về: + Tỷ trọng lao động có việc làm cấu thành tổng thể (được phân theo những tiêu thức khác nhau). + Xu hướng biến động của lao động có việc làm giữa các thời kỳ. + Tốc độ biến động của lao động có việc làm giữa các thời kỳ, ... 2.5.1.3. Phương pháp số tương đối: Nghiên cứu biến động lao động có việc làm là nghiên cứu quan hệ tỷ lệ lao động trong các khoảng thời gian hoặc không gian khác nhau. Để giải quyết mục đích nghiên cứu nêu trên, trong thống kê có thể sử dụng phương pháp số tương đối. Số tương đối trong thống kê là biểu hiện quan hệ so sánh giữa 2 mức độ của hiện tượng nghiên cứu. Hai mức độ có thể là cùng loại nhưng khác nhau về điều kiện thời gian hoặc không gian, hoặc khác loại nhưng có quan hệ với nhau. Mỗi số tương đối trong thống kê đều phải có gốc so sánh. Hình thức biểu hiện của số tương đối là số lần hoặc số phần trăm. Có nhiều loại số tương đối, nhưng để thích hợp với mục đích nghiên cứu có thể sử dụng số tương đối kết cấu và số tương đối động thái. - Số tương đối kết cấu: Số tương đối kết cấu cho phép xác định tỷ trọng của mỗi bộ phận cấu thành trong một tổng thể cũng như đặc điểm cấu thành của hiện tượng. Khi nghiên cứu sự thay đổi kết cấu sẽ thấy được xu hướng phát triển (biến động) của hiện tượng và sự ảnh hưởng của các điều kiện liên quan. Số tương đối kết cấu được tính bằng cách so sánh số tuyệt đối của từng bộ phận với trị số của tổng thể và biểu hiện bằng số %. Công thức tính như sau: (2.5.1) Trong đó: d: là số tương đối kết cấu ybp là mức độ bộ phận ytt là mức độ tổng thể Để tính được số tương đối kết cấu chính xác cần phải phân tổ các bộ phận cấu thành tổng thể. Như vậy, phương pháp số tương đối có quan hệ chặt chẽ với phương pháp phân tổ. - Số tương đối động thái: Số tương đối động thái biểu hiện sự biến động về mức độ của hiện tượng nghiên cứu qua một thời gian nào đó. Sử dụng phương pháp này trong phân tích thống kê có thể xác định được xu hướng biến đổi, tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian. Số tương đối động thái tính được bằng cách so sánh hai mức độ cùng loại của hiện tượng ở hai thời kỳ (hay thời điểm) khác nhau, được biểu hiện bằng số lần hay số phần trăm. Công thức tính: (2.5.2) Trong đó: t là số tương đối động thái y0 là mức độ kỳ gốc y1 là mức độ kỳ báo cáo (kỳ nghiên cứu) Sử dụng phương pháp này trong nghiên cứu lao động có việc làm có thể thấy được xu hướng biến động lao động có việc làm kỳ nghiên cứu so với một kỳ nào đó được chọn làm gốc. 2.5.1.4. Phương pháp phân tích dãy số thời gian: Lao động và lao động có việc làm của mỗi quốc gia thường xuyên biến đổi do nhiều nguyên nhân như tốc độ tăng dân số, các chính sách kinh tế, chính sách quản lý xã hội...Nghiên cứu lao động có việc làm không chỉ nghiên cứu trong một trạng thái tĩnh (tại một thời điểm) mà còn phải biểu hiện được sự biến động, phân tích những đặc điểm, xu hướng, tốc độ và tính quy luật của sự biến động qua thời gian. Trong phương pháp phân tích dãy số thời gian nêu lên đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian để đi tính các chỉ tiêu phân tích: Mức độ trung bình theo thời gian; Lượng tăng (giảm) tuyệt đối; Tốc độ phát triển; T

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33882.doc
Tài liệu liên quan