Luận văn Nghiên cứu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Khu Kinh tế Chân Mây-Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế

KKT Chân Mây - Lăng Cô có nhiều tiềm năng, lợi thế và hội tụ đủ các yếu tố

phát triển:

(1) Lợi thế về vị trí địa kinh tế, chính trị, là điều kiện thuận lợi cho sự phát

triển lâu dài và ổn định trong chiến lược phát triển lãnh thổ khu vực miền Trung của

Việt Nam. Nằm ở vị trí trung tâm giữa 2 thành phố lớn của Vùng KTTĐ miền

Trung là Huế và Đà Nẵng, có cảng biển nước sâu Chân Mây đa chức năng; gần sân

bay quốc tế Phú Bài và Đà Nẵng; giao thông đường bộ và đường sắt thuận lợi (có

quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt và nằm trong phạm vi ảnh hưởng và vai trò quan

trọng của hành lang Đông - Tây); có đô thị mới được quy hoạch phát triển là thành

phố công nghiệp - dịch vụ, phát triển theo tiêu chuẩn của một đô thị hiện đại, văn minh.

(2) Điều kiện tự nhiên thuận lợi lại gắn với các hành lang kinh tế Đông-Tây

tạo cho phát triển cảng biển nước sâu và các ngành kinh tế gắn với cảng: Vịnh Chân

Mây có diện tích mặt nước hữu ích khoảng 20 km2, có độ sâu trung bình 6 - 14m,

nằm sát các tuyến hàng hải quan trọng nhất. Sự hình thành và phát triển của cảng

Chân Mây với chức năng cảng biển nước sâu và đa chức năng, sẽ là điều kiện thuận

lợi hình thành Khu phi thuế quan và các ngành dịch vụ cảng biển, các ngành công

nghiệp gắn với cảng. Đây là yếu tố có ý nghĩa quyết định đến sự hình thành và

phát triển KKT này.

pdf118 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 497 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Khu Kinh tế Chân Mây-Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lược, tạo động lực cho sự phát triển KTXH của tỉnh, một trọng điểm ở phía Nam Tỉnh phát triển đóng góp vào sự phát triển KTXH của tỉnh TT.Huế. KKT Chân Mây - Lăng Cô sẽ trở thành đầu mối kinh tế quan trọng của phía Bắc vùng KTTĐ miền Trung và tỉnh TT.Huế, cửa ngõ giao lưu quan trọng, có những mối liên hệ nhiều mặt với các vùng trong nước và quốc tế để phát triển KTXH, trong đó đặc biệt phát triển thương mại, công nghiệp, du lịch, dịch vụ với Lào - Mianma và các nước khác. Chuỗi phát triển đô thị Huế - Chân Mây được xem là một trong những khu vực phát triển mạnh và năng động nhất, với nhiều tiềm năng Trư ờng Đạ i họ Kin h tế Hu ế 53 phát triển tổng hợp và các đầu mối giao lưu cảng biển, sân bay, đường bộ, đường sắt quốc gia và quốc tế. Để đạt mục tiêu phát triển KTXH tỉnh TT.Huế đến năm 2020, cần phải phát triển tập trung có trọng tâm, trọng điểm, nhanh chóng phát huy lợi thế so sánh để xây dựng thành công KKT Chân Mây - Lăng Cô, một trung tâm kinh tế lớn ở phía Nam của tỉnh trên cơ sở mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách thu hút nguồn lực từ bên ngoài. Tận dụng cơ hội để phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, mở rộng các hình thức thu hút nguồn lực từ bên ngoài; đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng khả năng xuất khẩu các mặt hàng đã chế biến sâu; tăng sức cạnh tranh của hàng hoá dịch vụ. Phấn đấu đến năm 2020 tổng giá trị gia tăng KKT Chân Mây - Lăng Cô đạt được gấp 1,2-1,3 GDP của tỉnh TT.Huế năm 2000 và đóng góp cho thu ngân sách của tỉnh chiếm tỷ trọng lớn. 2.1.3. Đặc điểm Tự nhiên – KTXH của KKT Chân Mây – Lăng Cô 2.1.3.1. Đặc điểm tự nhiên * Vị trí địa lý, địa hình Địa hình đa dạng: biển, ven biển, đầm, đồng bằng, gò đồi, rừng núi... Khu vực đất liền với địa hình chủ yếu thuộc đồng bằng có vùng đất khá bằng phẳng với độ cao từ 2-10m, nhiều danh lam thắng cảnh, tài nguyên thiên phong phú, có thể nói vùng đất này là vùng đất trời phú cho phát triển du lịch - dịch vụ. Vịnh Chân Mây có cửa rộng 7 km, cửa vịnh quay về hướng Bắc, đáy vịnh quay về hướng Nam. Vịnh có diện tích mặt nước khoảng 20 km2, độ sâu của vịnh từ 6-14m, vùng có độ sâu lớn hơn 10m chiếm khoảng 40% diện tích của vịnh. Phía Đông của vịnh được che chắn bởi mũi Chân Mây Đông dài 2 km, cao trung bình 100m. Mũi Chân Mây Đông che chắn các hướng gió chính là Đông Bắc - Đông và một phần hướng gió Bắc thuận lợi cho các loại tàu lên đến 50.000 tấn cập cảng, là nơi neo đậu lý tưởng vào mùa mưa bão. * Khí hậu và thủy văn Trư ờn Đạ i họ c K inh tế H uế 54 - Khí hậu: KKT Chân Mây - Lăng Cô nằm trong khu vực tiếp giáp giữa hai vùng khí hậu Bắc- Nam, chịu ảnh hưởng của khí hậu ven biển, quanh năm chịu tác động, chi phối của 2 trường gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 2 năm sau, mùa nắng từ tháng 2 đến tháng 7. Nhiệt độ trung bình là 25,2 độ C. Trong các tháng, mùa đông, nhiệt độ không khí trung bình 20-25 độ C, trong các tháng mùa hè từ 26,1 độ C đến 29,3 độ C. Tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7. Tháng lạnh nhất là tháng 12. Tổng tích ôn hàng năm là 8.500-8000 độ C. Lượng mưa lớn, dao động trung bình từ 1.900- 3.200 mm/năm. Về thủy triều: khu vực vùng Chân Mây có chế độ bán nhật triều, mực nước thủy triều trung bình là 0m, cực đại 1,26m, cực tiểu –0.72m. - Tài nguyên nước và thủy văn: Vịnh Chân Mây là vùng tương đối lặng sóng, theo sơ đồ dòng chảy ven bờ do các trường gió tạo nên một vùng nước quẩn ít thuận lợi cho việc pha loãng nước thải và vận chuyển nước thải ra ngoài khơi một khi xây dựng cảng và các khu công nghiệp tập trung tại đây. Do đó, để bảo vệ môi trường nước trong khu vực cần phải xử lý nước thải triệt để trước khi xả vào vùng vịnh, đây là lưu ý cần hạn chế khi thu hút FDI vào khu vực này. Nước biển sạch, chưa có dấu hiệu ô nhiễm. Nước mặt: chủ yếu phụ thuộc vào nước mưa và nước của hệ thống các sông suối, hồ đầm cung cấp. Lượng mưa hàng năm tuy lớn nhưng phân bố không đều trong năm. Các sông ở vùng hạ lưu luôn bị nhiễm mặn, do đó việc sử dụng nước vào sản xuất và sinh hoạt rất hạn chế. Nước ngầm: Qua khảo sát, thăm dò sơ bộ, nguồn nước ngầm tương đối dồi dào và có chất lượng tốt có thể đáp ứng được yêu cầu cho nhu cầu sinh hoạt của dân cư. Riêng khu vực các xã ven Lăng Cô nguồn nước ngầm có chất lượng kém hơn vì thường bị nhiễm mặn. 2.1.3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội * Về dân số, lao động : Tổng dân số hiện trạng năm 2007 trong KKT Chân Mây - Lăng Cô là 41.717 người. Dân cư chủ yếu sản xuất theo các ngành nghề chính là nông nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, dịch vụ thương mại (trong Tr ờn Đạ i họ c K inh ế H uế 55 đó thị trấn Lăng Cô: dịch vụ thương mại 40%, thuỷ sản 35%, nông nghiệp 25%). Dân cư có mức sống thấp so với mặt bằng bình quân trong Tỉnh. Trong những năm gần đây, do được đầu tư một số công trình trọng điểm như cảng nước sâu Chân Mây, nâng cấp quốc lộ 1A, đường hầm Hải Vân, một số doanh nghiệp trong KKT,. Số người đến làm việc trong khu vực tăng lên, dịch vụ và mức sống của người dân đã được cải thiện. Dân số trong độ tuổi lao động có việc làm của KKT khoảng 22.170 người, chiếm 54% dân số, lao động chủ yếu sản xuất nông ngư nghiệp, một số làm dịch vụ và lao động công nghiệp, xây dựng. * Hiện trạng đất đai :Tổng diện tích đất tự nhiên xây dựng KKT Chân Mây – Lăng Cô khoảng 27.108ha, cụ thể như sau: Bảng 2.9: Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất năm 2007 KKT Chân Mây – Lăng Cô STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng đất tự nhiên 27.108 100.0 1 Đất ở khu dân cư nông thôn 777.0 2.9 2 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 8.8 0.01 3 Đất an ninh quốc phòng 26.4 0.1 4 Đất SXKD phi nông nghiệp 60.2 0.2 5 Đất có mục đích công cộng 395.6 1.5 6 Đất SX nông nghiệp 2.116.0 78 7 Đất lâm nghiệp 15.562 57.4 8 Đất nuôi trồng thuỷ sản 173.4 0.6 9 Đất tôn giáo, di tích lịch sử văn hoá 23.2 0.1 10 Đất nghĩa trang 277.2 1.0 11 Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng 2.109.9 7.8 12 Đất bằng chưa dùng 891.8 3.3 13 Đất đồi chưa sử dụng 4.454.5 16.1 14 Mặt nước khu cảng 332.0 1.2 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 56 Nguồn : Báo cáo Qui hoạch chung KKT Chân Mây-Lăng Cô đến năm 2025 * Về đầu tư phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng - Hiện trạng giao thông : + Đường bộ: Quốc lộ 1A chạy qua khu vực Chân Mây, từ núi Phước Tượng tới chân đèo Hải Vân dài khoảng 40 km, rộng 7.5m trải nhựa bê tông, mật độ xe 1245 xe/ng.đêm. Cùng với sự hình thành và phát triển cảng Chân Mây tuyến đường từ quốc lộ 1A vào cảng với chiều dài 7 km đã được đầu tư xây dựng. Các tuyến giao thông khu vực Lăng Cô đã và đang được hoàn chỉnh. Hệ thống đường giao thông nông thôn liên xã đã được nhựa hoá và bê tông hóa. + Đường sắt: Đường sắt quốc gia khổ 1.0 m chạy song song Quốc lộ 1A, năng lực chuyên chở đoạn Huế - Đà Nẵng 4 đôi tàu/ngày-đêm bao gồm 8 đôi tàu khách và 3 đôi tàu hàng. Đoạn đầm Cầu Hai - Đầm Lập An có ga Cầu Hai là một trong 13 ga của tỉnh TT.Huế với năng lực vận tải chỉ sau ga Huế. + Đường biển: Theo quy hoạch đã được duyệt đến năm 2020, cảng Chân Mây nằm trong khu đô thị mới Chân Mây, điểm cuối của hành lang kinh tế Đông - Tây nối với Lào và Thái Lan. Cảng cách thành phố Huế 50km, thành phố Đà Nẵng 30km; nằm gần quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt. Diện tích đất khu vực cảng là 227ha, diện tích mặt nước vịnh Chân Mây 20km; cảng có độ sâu 6 - 14km chiếm gần 70% diện tích mặt nước. Cảng tổng hợp gồm 6 bến có chiều dài 1350m. Công suất hiện nay: lượng hàng hóa qua cảng 400.000 - 500.000 tấn. Ngoài ra còn chức năng là cảng đón tàu khách du lịch cỡ lớn và đón tàu có trọng tải 50.000 tấn. - Hiện trạng cấp nước, cấp điện, thông tin liên lạc: + Về cấp nước: Nhà máy nước Chân Mây với công suất 6.000 m3/ngày đêm, đáp ứng được nhu cầu nước sản xuất, kinh doanh và nước sinh hoạt trong giai đoạn hiện nay. Trong giai đoạn 2005 - 2010, sẽ xây dựng nhà máy cấp nước tại đập Thủy Trư ờng Đạ i ọ c K inh tế H uế 57 Yên - Thủy Cam với công suất 25.000m3/ngày đêm, đến năm 2020 nâng công suất lên thành 83.000 m3/ngày đêm. + Về cấp điện: Nguồn điện cấp cho khu vực Chân Mây là hệ thống điện quốc gia từ trạm nguồn 500/220/110 KV Đà Nẵng. Thời gian tới, sẽ xây dựng trạm Chân Mây 220/110 KV. + Về xử lý chất thải: Đang xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn quy mô 30ha tại phía Đông đèo Phước Tượng. + Về thông tin liên lạc: Hệ thống bưu chính viễn thông đã được xây dựng, đảm bảo phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc tại khu vực Chân Mây. 2.1.3.3. Đánh giá chung về lợi thế và hạn chế của Khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô KKT Chân Mây - Lăng Cô có nhiều tiềm năng, lợi thế và hội tụ đủ các yếu tố phát triển: (1) Lợi thế về vị trí địa kinh tế, chính trị, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển lâu dài và ổn định trong chiến lược phát triển lãnh thổ khu vực miền Trung của Việt Nam. Nằm ở vị trí trung tâm giữa 2 thành phố lớn của Vùng KTTĐ miền Trung là Huế và Đà Nẵng, có cảng biển nước sâu Chân Mây đa chức năng; gần sân bay quốc tế Phú Bài và Đà Nẵng; giao thông đường bộ và đường sắt thuận lợi (có quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt và nằm trong phạm vi ảnh hưởng và vai trò quan trọng của hành lang Đông - Tây); có đô thị mới được quy hoạch phát triển là thành phố công nghiệp - dịch vụ, phát triển theo tiêu chuẩn của một đô thị hiện đại, văn minh. (2) Điều kiện tự nhiên thuận lợi lại gắn với các hành lang kinh tế Đông-Tây tạo cho phát triển cảng biển nước sâu và các ngành kinh tế gắn với cảng: Vịnh Chân Mây có diện tích mặt nước hữu ích khoảng 20 km2, có độ sâu trung bình 6 - 14m, nằm sát các tuyến hàng hải quan trọng nhất. Sự hình thành và phát triển của cảng Chân Mây với chức năng cảng biển nước sâu và đa chức năng, sẽ là điều kiện thuận Trư ờng Đạ i họ c K in tế H uế 58 lợi hình thành Khu phi thuế quan và các ngành dịch vụ cảng biển, các ngành công nghiệp gắn với cảng... Đây là yếu tố có ý nghĩa quyết định đến sự hình thành và phát triển KKT này. (3) Nhiều tiềm năng phát triển du lịch - dịch vụ... tạo lợi thế so sánh rất lớn về sự hình thành và phát triển của các ngành dịch vụ, du lịch. Khu khuyến khích phát triển kinh tế thương mại Chân Mây, khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng quốc tế Lăng Cô đã và đang được xây dựng, bước đầu thu hút được một số dự án đầu tư. Ngoài ra, lợi thế về điều kiện hạ tầng được Nhà nước quan tâm đầu tư đồng bộ như giao thông, cấp điện, cấp nước, bưu chính viễn thông, các công trình tiện ích xã hội. Đó là điều kiện và động lực tác động thúc đẩy sự phát triển nhanh trong thời kỳ tới. Với những điều kiện về tiềm năng và lợi thế trên, cùng với những cơ chế, chính sách ưu đãi thông thoáng, sự quan tâm của Chính phủ, các Bộ ngành và tỉnh TT.Huế đối với KKT Chân Mây - Lăng Cô là yếu tố quyết định cho sự phát triển và sự thành công của KKT Chân Mây - Lăng Cô. Một số hạn chế: (1)- Điểm xuất phát của nền kinh tế còn thấp, phát triển kinh tế chưa tương xứng với lợi thế so sánh của KKT Chân Mây - Lăng Cô; cơ cấu kinh tế còn có bộ phận chuyển dịch chậm, tỷ lệ lao động nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu lao động xã hội. Sự phân bố lực lượng sản xuất và đầu tư của Trung ương còn quá ít, chưa tạo được động lực để đẩy mạnh phát triển KKT Chân Mây – Lăng Cô, nhất là hạ tầng, dịch vụ và các lĩnh vực phát triển công nghiệp công nghệ cao (2)- Cơ sở hạ tầng tuy được quan tâm đầu tư, nhưng còn thiếu, chưa phát triển đồng bộ. (3)- Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, lực lượng lao động kỹ thuật, đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp có năng lực còn thiếu, nhất là các chuyên gia đầu ngành và năng lực cán bộ cấp cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập và sự Trư ờng Đạ i họ c K i h tế H uế 59 nghiệp CNH, HĐH tỉnh. Dân số còn tăng nhanh, lao động chưa có việc làm và việc làm không ổn định còn nhiều. 2.2. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KHU KINH TẾ CHÂN MÂY – LĂNG CÔ Đã được qui định tại Quyết định số 04/2006/QĐ-TTg ngày 05/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Khu Kinh tế Chân Mây – Lăng cô, tỉnh Thừa Thiên Huế: “KKT Chân Mây – Lăng Cô bao gồm các chức năng cơ bản: khu phi thuế quan; khu thuế quan (khu công nghiệp; khu cảng và dịch vụ hậu cần cảng; khu du lịch-dịch vụ; khu hành chính và dân cư). Để đảm bảo chất lượng quy hoạch phát triển dài hạn phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Ban Quản lý KKT Chân Mây – Lăng Cô được phép thuê công ty tư vấn nước ngoài tham gia lập quy hoạch xây dựng quy hoạch chi tiết các khu chức năng như: khu du lịch và dịch vụ giải trí, khu trung tâm thượng mại – tài chính, bưu chính, viễn thông, khu dân cư đô thị... và các dự án khả thi phù hợp với định hướng phát triển đã được duyệt”. Qui hoạch phân khu chức năng KKT Chân Mây – Lăng Cô: Tổng diện tích 27.108 ha, gồm: * Khu Kinh tế thương mại: Diện tích 2.003 ha, gồm: - Khu phi thuế quan: Diện tích 962 ha được ngăn cách với các khu chức năng khác trong KKT Chân Mây-Lăng Cô và nội địa Việt Nam bằng hệ thống tường rào, có cổng và cửa ra vào, đảm bảo sự kiểm soát của cơ quan chức năng có liên quan. Trong khu phi thuế quan có cơ quan hải quan để giám sát, kiểm tra, làm thủ tục hải quan hàng hoá ra, vào. Khu phi thuế quan ngăn cách với khu thuế quan bằng "hàng rào cứng" và liên hệ trực tiếp với cảng tự do. Định hướng phát triển: Gồm các loại hình sản xuất, kinh doanh chủ yếu như: Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 60 + Sản xuất, gia công, tái chế, sửa chữa thiết bị, lắp ráp hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu và hàng phục vụ tại chỗ; + Thương mại hàng hóa và dịch vụ; + Các hoạt động xúc tiến thương mại và các hoạt động thương mại khác. - Các khu công nghiệp: 1.041 ha, gồm: KCN tập trung số 1 (400 ha); KCN tập trung số 2 (396 ha); KCN tập trung số 3 (196 ha); Khu công nghệ cao (19 ha). Chủ yếu phát triển các ngành công nghiệp như: Công nghiệp phục vụ cảng, vận tải biển; các ngành công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp sạch; công nghiệp dệt may, sản xuất giày dép, đồ nhựa; công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, thực phẩm phục vụ xuất khẩu.. * Khu Du lịch, diện tích 4.250 ha, giai đoạn 1: 1.350 ha, định hướng phát triển khu du lịch cao cấp đạt chuẩn quốc tế. - Khu cảng nước sâu: diện tích 684 ha, định hướng phát triển cảng thương mại, cảng du lịch quốc tế quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, của Trung Bắc Lào, đông Bắc Thái Lan, Myamar, Vân Nam (Trung Quốc)... - Khu đô thị: Diện tích 2.574ha, gồm các phân khu chức năng sau: Khu trung tâm đô thị Chân Mây; các khu dân cư; khu công viên cây xanh, khu thể dục thể thao; hệ thống cảng Chân Mây, các khu công nghiệp và khu phi thuế quan (được xem là bộ phận chức năng trong cơ cấu chức năng của đô thị Chân Mây). * Đất khác: diện tích 2.931 ha, gồm: Đất khu bảo vệ cảnh quan; đất mũi Chân Mây Đông; đất khu du lịch mũi Chân Mây Tây. * Đất dự trữ dài hạn: diện tích gồm 12.442 ha. 2.2.1. Tổ chức bộ máy điều hành tại KKT Chân Mây – Lăng Cô Thực hiện Quyết định số 385/QĐ-TTg ngày 09/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Quản lý KKT Chân Mây - Lăng Cô tỉnh TT.Huế, Quyết định số 973/2006/QĐ-UBND ngày 10/4/2006 về việc quy định chức năng, nhiệm Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 61 vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý KKT Chân Mây - Lăng Cô, bộ máy của Ban Quản lý KKT Chân Mây - Lăng Cô đã được hình thành với lực lượng ban đầu là 66 cán bộ, trong đó 38 công chức, viên chức được tổ chức thành 6 phòng và 2 đơn vị sự nghiệp nhằm quản lý thống nhất các hoạt động về đầu tư, xây dựng, tài nguyên môi trường, tài chính, doanh nghiệp ... trên nguyên tắc “một cửa, tại chỗ“ giải quyết nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật các hoạt động hành chính diễn ra trên địa bàn Khu kinh tế. Lực lượng cán bộ phần đông là cán bộ trẻ, đã qua công tác thực tế ở các sở ban ngành của tỉnh, nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ, pháp luật và ngoại ngữ, tin học, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 2.2.2. So sánh chính sách ưu đãi đầu tư của KKT Chân Mây – Lăng Cô với các KKT trong Vùng KTTĐ miền Trung Hệ thống chính sách ưu đãi đầu tư tại KKT Chân Mây – Lăng Cô được xây dựng với mức ưu đãi tối đa khung ưu đãi đầu tư của Chính Phủ, từ đó tạo sự hấp dẫn đặc biệt trong thu hút các nguồn vốn đầu tư. Chính sách đất đai có nhiều ưu đãi với nhà đầu tư chẳng hạn như giá thuê đất thấp hơn so với các khu kinh tế trong nước. Chính sách thuế ưu đãi bậc nhất Việt Nam với thuế suất thấp, thời gian miễn giảm dài, ưu đãi thuế đặc biệt với khu phi thuế quan. Bảng 2.10: So sánh chính sách ưu đãi đầu tư một số KKT khu vực miền Trung Các chính sách ưu đãi KKT Vũng Áng KKT Dung Quất KKT Chu Lai KKT Chân Mây - Lăng Cô 1. Địa bàn ưu đãi - Địa bàn có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn - Địa bàn điều kiện KTXH khó khăn - Địa điều kiện KTXH khó khăn Địa bàn điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn 2. Ngành nghề ưu đãi Theo qui định của Chính Phủ Theo quy định của Chính phủ Theo quy định của CP Theo quy định của CPTrư ờng Đạ i ọ c K i h tế H uế 62 3. Ưu đãi tiền thuê đất, thời hạn miễn tiền thuê đất - Giá thuê đất : 0.4% giá đất của UBND tỉnh được công bố hàng năm.Thời hạn miễn tiền thuê đất: 11-15 năm Giá thuê đất: tối thiểu 0,32 USD/m2/năm, Thời hạn miễn tiền thuê đất từ 7 đến 11 năm. Giá thuê đất: 0,32 USD/m2/năm , Thời hạn miễn tiền thuê đất từ 11-15 năm - Giá thuê đất: 0,09 USD/m2/năm, Miễn tiền thuê đất từ 11 năm đến suốt thời hạn DA . 4. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế suất: 10%/năm trong 15 năm Miễn 4 năm và giảm 50% cho 8 năm tiếp theo. Thuế suất : 20%/năm trong 7 năm Miễn trong 02 năm và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo. Thuế suất: 10% trong 15 năm. Miễn 100% thuế thu nhập trong 4 năm đầu và giảm 50% số trong 9 năm tiếp theo. Thuế suất: 10%/năm trong 15 năm. Miễn trong 04 năm, giảm 50% trong 9 năm tiếp theo. 5. Chính sách đền bù Nhà đầu tư ứng trước và khấu trừ vào tiền thuê đất hàng năm Ngân sách hoặc ngân sách và nhà đầu tư thực hiện. Hỗ trợ một phần chi phí bồi thường, GPMB đối với dự án sử dụng trên 1000 lao động Ngân sách và nhà đầu tư ứng trước, khấu trừ vào giá thuê đất 6. Chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo. Nhà đầu tư được hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo nhưng không quá 1 triệu đồng đối với dự án sử dụng thường xuyên trên 50 lao động trở lên Nhà đầu tư được hỗ trợ 30% kinh phí đào tạo trong nước. Đào tạo ở nước ngoài hỗ trợ bằng kinh phí đào tạo trong nước. Đào tạo công nhân kỹ thuật và cung ứng miễn phí cho các DAĐT. Hỗ trợ một phần chi phí đào tạo thực tế Nhà đầu tư được hỗ trợ 30% kinh phí đào tạo trong nước. Đào tạo ở nước ngoài hỗ trợ bằng kinh phí đào tạo trong nước. 7. Hoa hồng môi giới đầu tư, hỗ trợ tài chính khác. Giảm 50% chi phí quảng cáo trên Báo và Đài PTTH Hà Tĩnh trong 1 năm Hoa hồng môi giới. Môi giới sản xuất tiêu thụ sản phẩm mới, thay thế Hỗ trợ xây dựng chung cư cho công nhân Hoa hồng môi giới. Môi giới sản xuất tiêu thụ sản phẩm mới, thay thế Trư ờng Đạ i họ c K i h tế H ế 63 nhập khẩu. Hỗ trợ kinh phí áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến nhập khẩu. Hỗ trợ kinh phí áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến 8. Thời gian cấp GPĐT. 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với DA đăng ký cấp GCNĐT 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với DA thẩm định cấp GPĐT 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với DA đăng ký cấp GPĐT 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với DA thẩm định cấp GPĐT 6 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ. 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với DA thẩm định cấp GPĐT 06 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định. Nộp hồ sơ qua mạng internet. 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với DA thẩm định cấp GPĐT Qua so sánh chính sách ưu đãi của các KKT trong vùng trọng điểm miền Trung cho thấy các KKT có chính sách ưu đãi tương đồng như nhau. Bên cạnh đó, cùng với hiện tượng “phá rào” của một số Tỉnh đã làm giảm sút tính ưu đãi đặc biệt của KKT Chân Mây-Lăng Cô. Do đó, TT.Huế cần phải biết khai thác lợi thế, tiềm năng thế mạnh của mình trong lĩnh vực du lịch dịch vụ để thu hút đầu tư vào khu vực này. Tuy nhiên, trong quá trình thu hút đầu tư cần thu hút đầu tư có chọn lọc, chú trọng các nhà đầu tư có thương hiệu, sử dụng công nghệ sạchnếu chúng ta quyết tâm nhắm vào các đối tác lớn và xử lý các quan điểm về thu hút các DAĐT vào các dự án lớn thì vẫn có thể tiếp tục duy trì được kết quả khả quan trong những năm tới. Như vậy, bên cạnh cơ chế quản lý đặc biệt, hệ thống chính sách ưu đãi đã trở thành công cụ đắc lực của KKT Chân Mây – Lăng Cô trong nỗ lực cạnh tranh thu hút vốn đầu tư. Chính sách ưu đãi đầu tư mang tính khuyến khích cao đã và đang trở thành nhân tố quan trọng trong việc cải thiện môi trường đầu tư, giảm tính rủi ro, bù đắp một phần chi phí cho nhà đầu tư khi đầu tư vào KKT Chân Mây - Lăng Cô. Trư ờng Đạ i ọ c K inh tế H uế 64 2.3. TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO KHU KINH TẾ CHÂN MÂY – LĂNG CÔ Tính đến tháng 12/2008, Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô có 14 dự án được cấp phép, với tổng số vốn đăng ký là 1.408 triệu USD, chiếm 58,16% tổng vốn đăng ký trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó: thời kỳ 1995-2005 cấp được 06 dự án, với số vốn đầu tư đăng ký 23 triệu USD chiếm 1,63% tổng vốn FDI đăng ký, giai đoạn 2006-2009 (kể từ khi KKT Chân Mây – Lăng Cô được thành lập đến nay) cấp được 8 dự án với số vốn đầu tư đăng ký là 1.385 triệu USD chiếm 98,36% tổng vốn FDI đăng ký. Các dự án FDI đăng ký đầu tư vào KKT Chân Mây – Lăng Cô có qui mô tương đối lớn, bình quân một dự án 100,579 triệu USD và cao hơn so với qui mô vốn bình quân một dự án đầu tư cả nước (51,47 triệu USD/dự án) và dự án FDI trên địa bàn tỉnh (36,133 triệu USD/dự án). Hiện tại, có 03 dự án đang hoạt động sản xuất kinh doanh với tổng vốn đầu tư là 12.023 triệu USD, chiếm 0,9% tổng vốn FDI đăng ký, 06 dự án đang triển khai xây dựng cơ bản, 03 dự án chậm triển khai và 02 dự án chấm dứt hoạt động. Kết quả này đã góp phần quan trọng thay đổi vị thế của tỉnh Thừa Thiên Huế về thu hút đầu tư nước ngoài so với cả nước và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. So với các tỉnh trong Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh TT.Huế lớn cả về số dự án và quy mô đăng ký đầu tư. So sánh với tỉnh Quảng Nam là một trong những địa phương có nhiều cơ chế, chính sách linh hoạt trong thu hút dầu tư, cộng với khu kinh tế mở Chu Lai là một trong hai khu kinh tế đầu tiên của cả nước được tập trung đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật khá hoàn thiện nhưng vốn đầu tư đăng ký trong 2 năm 2007-2008 chỉ xấp xỉ 1/6 lần tỉnh TT.Huế. 2.3.1. Cơ cấu vốn đầu tư theo lĩnh vực KKT Chân Mây – Lăng Cô Đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu tập trung vào lĩnh vực du lịch có 09 dự án chiếm 64,29% về số dự án FDI, với số vốn đăng ký là 1.337,640 triệu USD, chiếm 94,99% tổng vốn FDI đăng ký vào KKT Chân Mây – Lăng Cô. Qui mô vốn Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 65 FDI ngành du lịch bình quân cho một dự án 191,091 triệu USD cao hơn nhiều so với qui mô vốn bình quân dự án đầu tư trong nước ngành du lịch (136,93 tỷ đồng/dự án) và cao hơn so với qui mô vốn bình quân dự án FDI ngành du lịch trên địa bàn tiêu chuẩn 4-5 sao (120 tỷ đồng/dự án). Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp có 02 dự án, với số vốn đầu tư là 7,037 triệu USD, chiếm 4,99% tổng vốn FDI đăng ký. Qui mô đầu tư bình quân cho một dự án FDI là 3,518 triệu USD, thấp hơn nhiều so với qui mô bình quân vốn đầu tư trong nước ngành công nghiệp (14,55 triệu USD/dự án). Như vậy, số lượng dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp còn ít, qui mô vốn thấp, đây là một thực trạng đáng lo bởi nền tảng cho sự phát triển bền vững của KKT Chân Mây – Lăng Cô phải được đặt trên tốc độ tăng trưởng cao của công nghiệp, công nghệ cao, xuất khẩu sản phẩm công nghiệp, xu hướng CNH-HĐH với yêu cầu ngày càng tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho nền kinh tế, mà yêu cầu này chính là thế mạnh của các dự án FDI. Đặc biệt, xu thế vận động FDI của thế giới là sự gia tăng mạnh nguồn vốn vào ngành chế tạo, công nghiệp tiêu dùng, đây là cơ hội cho KKT CM- LC nhanh chóng đẩy mạnh thu hút FDI vào công nghiệp, đẩy nhanh quá trình CNH- HĐH nền kinh tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông - lâm - thuỷ sản có 02 dự án, với tổng vốn đầu tư 7,033 triệu USD chiếm 4,99% tổng vốn FDI, qui mô vốn đầu tư bình quân cho một dự án là 3,516 triệu USD, cao hơn so với qui mô bình quân vốn đầu tư trong nước 1,306 triệu USD/dự án. Như vậy, vốn đầu tư vào lĩnh vực này ít, bởi đây là ngành kinh doanh có tỷ suất sinh lời thấp, tính rủi ro trong đầu tư cao và chịu sự tác động mạnh của điều kiện tự nhiên. Do vậy, cần phải có các chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút dự án đầu tư vào lĩnh vực này nhằm khai thác và phát huy các lợi thế hiện có về thuỷ sản của địa phư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_thu_hut_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_vao_khu_kinh_te_chan_may_lang_co_tinh_thua_thien_hue.pdf
Tài liệu liên quan