Luận văn Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm cà phê của công ty đầu tư sản xuất và xuất nhập khẩu cà phê, cao su Nghệ An

MỤC LỤC

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

2.1.1 Một số lý luận cơ bản về thị trường 4

2.1.2 Khái niệm và phân loại kênh tiêu thụ 8

2.1.3 Khái niệm giá cả 13

2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình tiêu thụ sản phẩm 16

2.1.5 Xây dựng chiến lược, kế hoạch xuất khẩu 17

2.1.6 Một số lý luận về sản xuất và kinh doanh cà phê 18

2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 22

2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê trên thế giới 22

2.2.2 Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam 23

PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

3.1 Giới thiệu một số nét cơ bản về công ty ĐT&XNK cà phê, cao su Nghệ An 26

3.1.1 Sự hình thành và phát triển của Công ty 26

3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu 28

3.1.3 Tình hình sử dụng lao động của Công ty qua 3 năm 33

3.1.4 Tình hình sử dụng vốn của Công ty qua 3 năm 35

3.1.5 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm 38

3.2 Phương pháp nghiên cứu và chỉ tiêu nghiên cứu 38

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 38

3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu 39

3.2.3 Phương pháp thống kê, phân tích kinh tế 39

3.2.4 Phương pháp so sánh 39

3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu sử dụng nghiên cứu đề tài 39

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40

4.1 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ cà phê của công ty 40

4.1.1 Tình hình sản xuất và thu mua cà phê của công ty 40

4.1.2 Tình hình tiêu thụ cà phê của công ty 47

4.1.3 Kết quả và hiệu quả tiêu thụ cà phê của công ty 56

4.2 Phương hướng đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cà phê của công ty 62

4.2.1 Phương hướng đẩy mạnh sản xuất 62

4.2.2 Phương hướng đẩy mạnh xuất khẩu 63

4.2.3 Phương hướng về tổ chức quản lý 63

4.3 Một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cà phê của công ty 63

4.3.1 Giải pháp về chất lượng sản phẩm 63

4.3.2 Giải pháp về mở rộng thị trường 65

4.3.3 Giải pháp về vốn 69

4.3.4 Một số giải pháp khác 69

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73

5.1 KẾT LUẬN 73

5.2 KIẾN NGHỊ 74

5.2.1 Đối với Nhà nước 74

5.2.2 Về phía Công ty 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

PHỤ LỤC 1. QUÁ TRÌNH CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ CÀ PHÊ 77

PHỤ LỤC 2. DÒNG CHẢY HÀNG HÓA VÀ TIỀN TỆ ĐỐI VỚI CÀ PHÊ NHÂN 78

 

 

doc83 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3963 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm cà phê của công ty đầu tư sản xuất và xuất nhập khẩu cà phê, cao su Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à nhận vốn. - Trả các khoản tín dụng Công ty trực tiếp vay hoặc trả các khoản tín dụng được Công ty bảo lãnh cho các đơn vị trực thuộc vay theo hợp đồng bảo lãnh khi đơn vị không có khả năng trả. 3- Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký, chịu trách nhiệm với UBND tỉnh về hiệu quả hoạt động của mình và chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về sản phẩm, dịch vụ do Công ty thực hiện. 4- Xây dựng kế hoạch phát triển hàng năm, 5 năm phù hợp với mục tiêu nhiệm vụ Nhà nước giao cho và nhu cầu thị trường. 5- Ký kết và thực hiện đầy đủ hợp đồng kinh tế đã ký với khách hàng, ủy quyền và bảo lãnh các hợp đồng kinh tế cho các đơn vị trực thuộc theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty. 6- Công ty có nhiệm vụ nộp tất cả các loại thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định. 7- Thực hiện các chế độ báo cáo thống kê, báo cáo kế toán định kỳ, đột xuất, chế độ kiểm toán, các chế độ khác theo quy định của Nhà nước. Chức năng lãnh đạo: - Hoạch định các chiến lược phát triển ngắn, trung và dài hạn. - Quản lý các đơn vị thành viên về vốn phân cấp, chỉ đạo việc báo cáo thực hiện nhiệm vụ hàng năm, giúp đỡ hỗ trợ các đơn vị thành viên khi gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh Bí thư Đảng ủy Giám đốc Phó Giám đốc Phòng Kỹ thuật CN Phòng Xuất khẩu Phòng Tổ chức H/chính Phòng Kế toán tài vụ P. Kế hoạch ĐT NT Tây Hiếu III NT Tây Hiếu II NT Tây Hiếu I Nông trường Cờ Đỏ Xí nghiệp Chế Biến Nông trường Đông Hiếu CN 17 Quang Trung, Vinh SƠ ĐỒ 3.1 BỘ MÁY CỦA CÔNG TY + Giám đốc Công ty Giám đốc Công ty do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật. Giám đốc là người đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm trước người bổ nhiệm và pháp luật về điều hành hoạt động của Công ty. Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất của Công ty. + Phó Giám đốc: Các Phó Giám đốc là người giúp việc Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo sự phân công và ủy quyền của Giám đốc. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Giám đốc phân công. + Kế toán trưởng Giúp Giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê của Công ty, có các quyền hạn và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. + Các phòng ban chuyên môn: Có chức năng tham mưu giúp việc cho Giám đốc (hoặc Phó Giám đốc) trong quản lý điều hành công việc theo phần hành được giao. + Các đơn vị trực thuộc Công ty: - Nông trường Tây Hiếu I. - Nông trường Tây Hiếu II. - Nông trường Tây Hiếu III. - Nông trường Đông Hiếu. - Nông trường Cờ Đỏ. - Xí nghiệp Chế biến - Văn phòng Công ty: Số 25 đường 48, phường Hòa Hiếu, thị xã Thái Hòa, Nghệ An - Chi nhánh: Số 17 đường Quang Trung, thành phố Vinh, Nghệ An Các đơn vị trực thuộc có tư cách pháp nhân không đầy đủ, có con dấu. Tùy theo điều kiện cụ thể của Công ty mà các đơn vị trực thuộc có thể được mở tài khoản chuyển thu, chuyển chi tại ngân hàng phù hợp. Các đơn vị trực thuộc được Giám đốc giao vốn, tài sản và các nguồn lực khác để sử dụng, sản xuất kinh doanh theo kế hoạch của Công ty giao. Phải chịu trách nhiệm bảo toàn vốn, phát triển vốn. Chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Công ty. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và pháp luật về kết quả sản xuất kinh doanh được giao theo sự phân công của Công ty. Chịu trách nhiệm cuối cùng về nhiệm vụ tài chính của đơn vị trực thuộc. Các đơn vị trực thuộc có quy chế hoạt động riêng. Được quyền trực tiếp ký kết các hợp đồng kinh tế với khách hàng, các tổ chức kinh tế, tập thể, hộ gia đình, cá nhân trong và ngoài nước trên cơ sở tuân thủ quy chế của Công ty. Lập các phương án sản xuất kinh doanh bao gồm kế hoạch đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu, hợp tác kinh doanh. Được phép đề nghị mở rộng hay thu nhỏ quy mô sản xuất kinh doanh. Tài chính của Công ty Công ty thực hiện chế độ hạch toán 2 cấp tự chủ tài chính trong kinh doanh phù hợp với quy định của Luật doanh nghiệp Nhà nước, các quy định của pháp luật và điều lệ của Công ty. Vốn điều lệ gồm có: - Vốn được Nhà nước giao tại thời điểm thành lập Công ty. - Vốn Nhà nước bổ sung cho Công ty (nếu có) - Phần lợi nhuận sau thuế được trích bổ sung theo quy định hiện hành - Các nguồn vốn khác (nếu có) Công ty hoạt động trên nguyên tắc tự chủ tài chính, tự cân đối các khoản thu, chi. Có trách nhiệm bảo toàn và phát triển các nguồn vốn kinh doanh của Công ty, kể cả phần góp vốn vào các doanh nghiệp khác. 3.1.3 Tình hình sử dụng lao động của Công ty qua 3 năm Qua biểu trên, tổng số lao động qua các đều có sự biến động. Năm 2007 tăng 12,49% (262 người) so với năm 2006, năm 2007 lại giảm đi 3,73% (88 người) so với năm 2008, tốc độ tăng bình quân 4,38%. Con số lao động tăng lên là chủ yếu do việc bổ sung lao động trực tiếp. Tuy nhiên trong năm qua thì có sự cân đối lại lao động phù hợp với quy mô sản xuất nên có sự giảm đi về lao động trực tiếp. Lao động gián tiếp cũng có biến đổi, tuy nhiên cũng không đáng kể và có xu hướng giảm đi do sự tổ chức lại cơ cấu hoạt động của Công ty. BIỂU 3.1 Tình hình lao động của công ty giai đoạn 2006 -2008 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh (%) SL CC% SL CC% SL CC% 07/06 08/07 BQ Tổng số LĐ 2098 100,00 2360 100,00 2272 100,00 112,49 96,27 104,38 1- Theo giới tính LĐ nam 1011 48,18 1160 49,16 1010 45,29 114,73 87,06 100,90 LĐ nữ 1087 51,82 1200 50,84 1262 54,71 110,40 105,17 107,78 2- Theo loại LĐ LĐ gián tiếp 175 8,34 164 6,95 151 6,65 93,71 92,07 92,89 LĐ trực tiếp 1923 91,66 2196 93,05 2121 93,35 114,20 96,58 105,39 3- Phân theo KV Nông nghiệp 1778 84,75 2100 88,98 2150 94,63 118,11 102,38 110,25 CN-XD 265 12,63 175 7,42 80 3,52 66,03 45,71 55,87 Kinh doanh DV 55 2,62 85 3,60 42 1,85 154,55 49,41 101,98 4- Theo trình độ Trên ĐH 2 0,09 2 0,08 2 0,08 100,00 100,00 100,00 ĐH và CĐ 70 3,33 68 2,88 75 3,31 97,14 110,29 103,72 TC, học nghề 200 9,54 225 9,54 220 9,68 112,50 97,77 105,14 Chưa qua ĐT 1826 87,04 2065 87,50 1975 86,93 113,08 95,64 104,36 (Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ Công ty) Do đặc điểm của Công ty là hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nên lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao. Năm 2006 chiếm 84,75%, năm 2007 là 88,98% và năm 2008 tăng lên 94,63%. Số lượng ở lĩnh vực khác rất ít, chiếm xấp xỉ từ 2 – 13% tổng số lao động của Công ty, số lao động này chủ yếu tham gia vào quá trình sản xuất, chế biến và quản lý. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có tốt hay không một phần được quyết định bởi trình độ của người quản lý, điều hành. Trong những năm qua, số lượng lao động trình độ đại học, cao đẳng tại công ty có sự biến động đáng kể. Năm 2007, số lao động có trình độ cao đẳng trở lên giảm 2.86% so với năm 2006. Nhưng sang năm 2008, con số này đã tăng 10,29% so với năm 2007. Nguyên nhân của hiện tượng này là do năm 2007 có một số lao động đến tuổi nghỉ hưu, và sang năm 2008 công ty đã bổ sung thêm những lao động trẻ có trình độ. Với định hướng đầu tư phát triển theo chiều sâu, công ty đã thực hiện tổ chức lại nhằm tinh giảm số lượng nhân viên quản lý nhưng nâng cao chất lượng đội ngũ này. Bên cạnh đó, do việc cơ giới hóa quy trình sản xuất nên số lượng lao động gián tiếp mùa vụ (thường là lao động chưa qua đào tạo) của công ty đang giảm xuống mặc dù diện tích cà phê của công ty đang tăng lên. Qua bảng lao động của Công ty thì tình hình lao động của Công ty có sự biến động trong 3 năm qua nhưng không đáng kể. Sự biến động này theo một xu hướng tích cực và hợp lý là thu gọn bộ máy quản lý, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 3.1.4 Tình hình sử dụng vốn của Công ty qua 3 năm Quy mô sản xuất của Công ty cũng khá rộng, bao gồm nông trường Tây Hiếu I, nông trường Tây Hiếu II, nông trường Tây Hiếu III, nông trường Đông Hiếu, nông trường Cờ Đỏ. Diện tích gieo trồng của vùng Phủ Quỳ này chủ yếu là của Công ty ĐT&XNK cà phê - cao su Nghệ An nên việc phân bổ nguồn vốn hợp lý là việc rất cần thiết và quan trọng để phát triển. Ta thấy tổng nguồn vốn tăng lên liên tục trong các năm. Năm 2007 tăng 2,54%, tương đương 233 triệu đồng, năm 2008 so với năm 2007 tăng 2,14%, tương đương với 202 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân 2,34%. Nhận thức được tầm quan trọng và giá trị đặc trưng riêng của cây cà phê Phủ Quỳ được trồng từ thời Pháp thuộc nên Công ty đầu tư một lượng khá lớn để thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho đa số lao động nông thôn. Công ty ĐT&XNK cà phê - cao su Nghệ An với sản phẩm chủ yếu vẫn là cà phê và cao su nên nguồn vốn kinh doanh chủ yếu được phân bố cho hai nguồn này. Vốn trồng, kinh doanh cà phê của Công ty được tăng liên tục qua các năm. Năm 2006 tăng 3,63% so với năm 2005 (233 triệu đồng), năm 2008 tăng 3,04% so với năm 2007 (202 triệu đồng). Nguyên nhân lượng vốn đầu tăng ít hơn là do diện tích trồng mới của cây cà phê không tăng lên, và công ty đã ổn định diện tích trồng để có chiến lược kinh doanh đi vào chiều sâu của cây cà phê. Tốc độ tăng bình quân của 3 năm là 3,33%. Qua biểu trên ta thấy nguồn vốn kinh doanh chủ yếu là do nguồn vốn tự bổ sung. Nguồn vốn tự bổ sung chiếm 43,41% tổng nguồn vốn, còn vốn ngân sách chỉ chiếm 11,43% thì hiệu quả kinh doanh và kết quả kinh doanh sản xuất của Công ty ngày càng có hiệu quả, chất lượng sản phẩm được khẳng định. Vì vậy lợi nhuận của Công ty ngày một cao, khối lượng vốn được bổ sung vào vốn kinh doanh cà phê ngày một nhiều. BIỂU 3.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh (%) SL CC% SL CC% SL CC% 07/06 08/07 BQ Tổng nguồn vốn 9.166 100 9.399 100 9.601 100 102,54 102,14 102,34 Vốn dài hạn 7.182 78,35 7.388 78,6 7.570 78,85 102,9 102,5 102,7 Vốn ngắn hạn 1.984 21,65 2.011 21,4 2.031 21,15 101,4 101,0 101,2 Vốn KD cà phê 6.416 70 6.649 70,74 6.851 71,36 103,6 103,0 103,3 Vốn dài hạn 5.027 54,84 5.233 55,68 5.415 56,4 104,1 103,5 103,8 Vốn ngân sách 1.048 11,43 1.048 11,15 1.230 12,81 100,0 117,4 108,7 Vốn tự bổ sung 3.979 43,41 4.185 44,53 4.185 43,59 105,2 100 102,6 Vốn ngắn hạn 1.389 15,15 1.416 15,07 1.436 14,96 101,9 101,4 101,7 Vốn ngân sách 1.199 13,08 1.199 12,76 1.199 12,49 100,0 100,0 100,0 Vốn tự bổ sung 190 2,07 217 2,31 237 2,47 114,2 109,2 111,7 Vốn ĐTXDCB 5.894 64,3 1.668 17,75 1.668 17,37 28,3 100,0 64,15 Vốn ngân sách 5.883 64,18 1.266 13,47 1.266 13,19 21,52 100,0 60,76 Vốn tự bổ sung 11 0,12 402 4,28 402 4,19 36,45 100,0 68,22 (Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ Công ty) 3.1.5 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm BIỂU 3.3 KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh (%) 07/06 08/07 BQ 1. Tổng doanh thu 193,1 201,27 285,48 104.23 141,84 121,59 2. Doanh thu từ cà phê 192,23 200,56 284,65 104,33 141,93 121,68 3. Doanh thu từ sản phẩm khác 0,87 0.71 0,83 81,61 116,90 97,67 4. Lợi nhuận 2.94 2.89 4.56 98,30 157,78 124,93 5. Nộp ngân sách 0.98 0,91 1.32 92,85 145,05 116,05 (Nguồn: Phòng Kế toán Công ty) Qua số liệu thống kê ở trên ta thấy tuy trong thời gian qua nền kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động bất lợi nhưng công ty vẫn đảm bảo kinh doanh có lãi. Với doanh thu chủ yếu là từ sản xuất kinh doanh cây cà phê, sự biến động của doanh thu của cây cà phê gây nên sự biến động doanh thu của toàn công ty. Qua 3 năm doanh thu từ các sản phẩm khác của công ty giảm 2.33% nhưng oanh thu từ cà phê tăng 21,68%. Nhờ đó doanh thu của công ty tăng 21,59%. Lợi nhuận của công ty tăng trung bình trong 3 năm là 24,93%. Đây là tiền đề thuận lợi để công ty tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất trong nhữn năm tới. Với sự phát triển của công ty, hàng năm công ty đã đóng góp cho ngân sách Nhà nước hàng trăm tỷ đồng. 3.2 Phương pháp nghiên cứu và chỉ tiêu nghiên cứu 3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Phương pháp này được sử dụng trong việc thu thập số liệu trên cơ sở điều tra và thu thập theo hai nguồn: - Thu thập số liệu thứ cấp: Là nguồn số liệu có sẵn, liên quan đến đề tài nghiên cứu như: Niên giám thống kê các năm, sách báo, văn kiện, các báo cáo của Công ty, nguồn từ internet... - Thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu điều tra qua thực tế, phỏng vấn... 3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu thu thập được phân tích trên phần mềm Excell 3.2.3 Phương pháp thống kê, phân tích kinh tế Đây là phương pháp phổ biến nhằm nghiên cứu các hoạt động kinh tế, xã hội. Phương pháp này giúp điều tra, thu thập số liệu bằng phân tổ thống kê. Sau đó phân tích tài liệu để thấy được chiều hướng biến động của hiện tượng mà mình đang nghiên cứu, dự báo xu hướng phát triển để đưa ra những biện pháp có căn cứ khoa học hơn. 3.2.4 Phương pháp so sánh Nhằm phân tích, đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa và có cùng một nội dung, một tính chất tương tự để xác định những xu hướng mức độ biến động của chỉ tiêu. Trên cơ sở đó đánh giá những mặt thuận lợi và khó khăn, hiệu quả hay không hiệu quả, tìm ra giải pháp để đưa mức tiêu thụ hàng hóa lên cao nhất. 3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu sử dụng nghiên cứu đề tài Để đánh giá tình hình tiêu thụ và xuất khẩu cà phê, đề tài sử dụng các chỉ tiêu sau: - Chỉ tiêu đánh giá khả năng sản xuất và chế biến bao gồm: Chỉ tiêu về diện tích, năng suất và sản lượng - Chỉ tiêu đánh giá xuất khẩu: Tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê, xuất khẩu bình quân, cơ cấu chất lượng cà phê xuất khẩu. - Chỉ tiêu chất lượng: Tỷ lệ hạt đen, tạp chất, kiểu dáng bao bì. - Số lượng cà phê xuất khẩu biến động qua các năm. - Thị trường tiêu thụ và cơ cấu cà phê xuất khẩu trên từng thị trường. - Các chỉ tiêu phản ánh nguyên nhân ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê (hương vị, chất lượng, chủng loại cà phê...) PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ cà phê của công ty 4.1.1 Tình hình sản xuất và thu mua cà phê của công ty 4.1.1.1 Tình hình sản xuất cà phê của công ty Cà phê là một loại cây trồng có tầm quan trọng đối với nền kinh tế và cơ cấu xã hội. Là loại cây trồng lâu năm, có giá trị kinh tế cao, góp phần vào việc nâng cao mức sống người dân. Cà phê còn là động lực phát triển kinh tế, thông qua kinh doanh cà phê, người ta mới có điều kiện kiếm tiền. Tại nhiều vùng trồng cà phê, kinh doanh tự cung tự cấp, những sản phẩm nông nghiệp thường chỉ để phục vụ bản thân người trồng. Trong những năm gần đây xu hướng trồng cà phê đã được thay đổi, tuy chi phí trồng cà phê có cao hơn chi phí của các loại cây khác nhưng lợi ích kinh tế mà cây cà phê mang lại rất lớn nên các vùng có điều kiện trồng phù hợp loại cây này đều rất ưa chuộng, đặc biệt là vùng Tây Nguyên nước ta. Đối với Công ty, qua 3 năm diện tích cà phê tăng lên rõ rệt. Năm 2006 diện tích cà phê chỉ là 1.029,93 ha nhưng đến năm 2007 diện tích cà phê đã tăng lên 1.168.46 ha. Diện tích cà phê tăng lên là do chiến lược tăng diện tích nhằm nâng cao sản lượng, giảm bớt sự thu mua ngoài nên công ty hàng năm đều trồng mới. Năm 2006 diện tích trồng mới của 5 nông trường là 234,6 ha. Đến năm 2008 thì Công ty có chiến lược giảm diện tích trồng mới cà phê mà đầu tư vào năng suất và chất lượng cà phê. Tổng diện tích năm 2008 là 1.373,46 ha, tăng 17,54% so với năm 2007, tương đương 205 ha. Trong 3 năm qua diện tích cà phê giai đoạn kiến thiết cơ bản và giai đoạn kinh doanh tăng lên. Diện tích kinh doanh cà phê năm 2007 tăng 35,66% (159,93ha), năm 2008 tăng 33,69% (205ha). Điều này cho biết sản lượng cà phê công ty sản xuất được trong giai đoạn này sẽ tăng lên. Mặc dù giá cả cà phê trong những năm qua có biến động rất lớn như rớt giá cà phê, nhiều nhà sản xuất cà phê phải chặt phá và chuyển sang các loại cây nông sản khác. Nhưng tổng diện tích cà phê của Công ty không có xu hướng giảm xuống mà tăng lên do lợi ích loại cây trồng này đem lại. Bên cạnh đó Công ty cũng phát triển một số mặt hàng nông sản như ngô, khoai, mía, cam v.v... Song song với việc mở rộng quy mô sản xuất thì Công ty cũng tăng cường vốn để nâng cao năng suất, chất lượng cà phê như khoán cho từng nông trường, thúc đẩy và hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nâng cao công tác kỹ thuật, thực hiện thâm canh chọn lọc những vườn cà phê có chất lượng cao rồi nhân rộng thêm cho các nông trường khác. Bên cạnh đó Công ty tiến hành đầu tư xây dựng công trình thủy lợi phục vụ cho sản xuất như hồ chứa nước, thủy lợi tưới tiêu, hệ thống giao thông nông trường, công trình điện, y tế phục vụ tốt cho cả đời sống công nhân viên của Công ty. Mặt khác Công ty không ngừng tiếp thu những công trình nghiên cứu của Viện Khoa học về các giống cà phê mới chất lượng tốt hơn, đảm bảo phù hợp với khí hậu miền Tây Nghệ An để tăng tính cạnh tranh của cà phê Phủ Quỳ cả trong và ngoài nước. Kết quả năm 2006 năng suất đạt 8,16 tấn/ha nhưng đến năm 2007 năng suất đạt đến 9,34 tấn/ha, tăng lên 14,46%. Đến năm 2008 năng suất tăng 15,63% so với năm 2007, tương đương 1,46 tấn/ha, tốc độ tăng trưởng bình quân là 15,04 %. Với sự tăng lên về diện tích và năng suất nên sản lượng cà phê của công ty trong 3 năm qua tăng bình quân 32,86%, đạt 14.833,37 tấn năm 2008. Như vậy, ngoài diện tích cà phê kinh doanh, hàng năm Công ty còn chú trọng đầu tư phát triển kiến thiết cơ bản, diện tích kinh doanh để đảm bảo sự ổn định lâu dài của Công ty cũng như các nông trường trực thuộc. Hiện nay Công ty đang tập trung phát triển sản xuất cà phê chè và thu hẹp diện tích cà phê vối, vì nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước có yêu cầu thưởng thức cà phê cao hơn nên Công ty phải có thay đổi phù hợp với thị trường. Ngoài nguyên nhân trên thì năng suất cà phê chè cao hơn năng suất cà phê vối. Năng suất cà phê của Công ty tăng tương đối cao và ổn định, do có đội ngũ cán bộ kỹ thuật nông nghiệp và áp dụng đúng quy trình trồng và chăm sóc cà phê từ khi trồng đến khi thu hoạch của Bộ Nông nghiệp & PTNT nghiên cứu và truyền đạt. Năm 2008 khí hậu thuận lợi với điều kiện phát triển của cây cà phê Nghệ An như nắng không gay gắt, ít gió và đất của vùng Phủ Quỳ thích hợp với cà phê làm cho hoa nở và đậu quả rất tốt nên năng suất của năm 2008 tăng lên rõ rệt. BIỂU 4.1 TÌNH HÌNH DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG, NĂNG SUẤT QUA 3 NĂM Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh (%) SL CC% SL CC% SL CC% 07/06 08/07 BQ DT cà phê ha 1.029,93 100 1.168,46 100 1.373,46 100 113,45 117,54 115,47 Diện tích KD ha 448,43 43,54 608,36 52,07 813,36 59,22 136 134 130 Diện tích KTCB ha 346,9 33,68 439,6 37,62 560,1 40,78 127 127 130 DT trồng mới ha 234,6 22,78 120,5 10,31 0 0 51 0 30 Năng suất BQ tấn/ha 8,16 - 9,34 - 10,8 - 114,46 115,63 115,04 Sản lượng tấn 8.404,23 - 10.913,42 - 14.833,37 - 129,86 135,92 132,86 (Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ Công ty) 4.1.1.2 Tình hình thu, mua cà phê của công ty Nguồn hàng chủ yếu của Công ty là do hai nguồn, thứ nhất được thu hoạch từ sản lượng của các nông trường, thứ hai là do thu mua của các hộ nông dân và các nông trường, Công ty thương mại khác. a. Tình hình thu sản lượng của các nông trường Thực tế cho thấy các đơn vị thành viên của Công ty chủ yếu là các nông trường thuộc huyện Nghĩa Đàn. Đây là nguồn thu sản lượng chính của Công ty. Các nông trường trực thuộc Công ty trực tiếp trồng cà phê cho Công ty cùng với các hộ nông dân theo hai hình thức khoán sau đây: - Hình thức thứ nhất: Đối với vườn cây thuộc tài sản của Công ty, có nghĩa là vườn cây này được Công ty bỏ vốn ra hoàn toàn (từ diện tích trồng mới đến giai đoạn kinh doanh) nên khi Công ty giao khoán cho các nông trường và các hộ nông dân thì mức khoán như sau: + Một là: Thuế nông nghiệp theo giá thóc + Hai là: Thu theo 3 quỹ: • Bảo hiểm xã hội • Công đoàn, y tế. • Quản lý phí (bằng 30% thuế nông nghiệp) + Ba là: Khấu hao tài sản cố định. Ở hình thức thứ nhất này sản lượng thu khoán hàng năm bằng 1/3 sản lượng theo định mức khoán, 2/3 sản lượng còn lại là do nông trường trực thuộc, các hộ nông dân viên phải bán sản phẩm cho Công ty như đã ký trong hợp đồng, tuy nhiên hình thức này ít phổ biến ở Công ty. - Hình thức khoán thứ hai: Công ty khoán theo Nghị định 01/CP về khoán nhưng lại thu theo Thông tư liên Bộ 02/TTLB, nghĩa là Công ty và các nông trường trực thuộc giao đất ổn định lâu dài cho các hộ nông dân, các nông trường trực thuộc, sau đó mới thu khoán + Thuế nông nghiệp theo giá thóc + Thu theo 3 quỹ: • Bảo hiểm xã hội • Công đoàn và y tế. • Quản lý phí. Hình thức này khá phổ biến ở nước ta nói chung và Công ty ĐT&XNK cà phê - cao su Nghệ An nói riêng, bởi vì khi được giao đất ổn định, lâu dài, họ có quyền quyết định kinh doanh và tự chủ trong việc kinh doanh, sản xuất trên mảnh đất đó. Mặt khác, với hình thức này họ phải đầu tư từ đầu nên không phải trích khấu hao tài sản cho Công ty. Do đó ngoài sản lượng phải nộp cho Công ty như đã khoán thì số còn lại họ có quyền tự quyết định, chính vì thế sẽ thúc đẩy họ làm và chăm sóc tưới tiêu hơn để phục vụ lợi ích cho Công ty cũng như cho chính bản thân mình. Hình thức giao khoán thứ hai rất thuận lợi đối với Công ty là năng suất và sản lượng, diện tích hàng năm đều được tăng lên. Cán bộ, công nhân viên và các nông trường viên yên tâm sản xuất. Nhưng mặt hạn chế của hình thức này là ngoài định mức khoán thì phần sản lượng còn lại họ có quyền quyết định như bán cho các nhà tư thương hay bán non để kịp hòa vốn hay tiêu dùng hàng ngày. Hình thức này chiếm phần lớn diện tích trồng cà phê của Công ty. Vì vậy để tránh thất thoát cũng như thiệt hại, Công ty nên có những biện pháp kịp thời như cho các hộ vay vốn sản xuất, bao tiêu sản phẩm theo giá định trước hoặc có hình thức thu mua hợp lý khác và đáp ứng kịp thời trong công tác thu mua. Nên cho các hộ nông dân vay vốn với lãi suất thấp để có điều kiện tốt trong thời gian trồng cà phê để trang trải cuộc sống, nhất là trong giai đoạn gần thu hoạch cà phê, giảm bán cà phê non. BIỂU 4.2 BẢNG SỐ LIỆU THU MUA SẢN LƯỢNG CỦA CÁC NÔNG TRƯỜNG Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh (%) SL (tấn) CC (%) SL (tấn) CC (%) SL (tấn) CC (%) 07/06 08/07 BQ Sản xuất 8.404,23 100 10.913,42 100 14.833,37 100 130 136 130 NT Tây Hiếu 1 4.451 52,9 4.935 45,22 7.467 50,34 111 151 130 NT Tây Hiếu 2 1.150 13,67 1.380 12,64 2.156 14,53 120 156 140 NT Tây Hiếu 3 989,7 11,88 1.802 7,88 1.820 12,27 182 101 140 NT Cờ Đỏ 603,53 7,17 857,7 7,86 920,37 6,20 142 107 120 NT Đông Hiếu 1.210 14,38 1.938,72 17,76 2.470 16,65 160 127 140 (Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ Công ty) Qua biểu trên ta thấy sản lượng cà phê tự sản xuất của Công ty tăng lên liên tục qua các năm, tăng 30% của năm 2007 so với năm 2006, tương đương 2.498,89 tấn, tăng ở năm 2007 là do lượng cà phê trồng mới của những năm trước đến năm 2007 là thu hoạch tốt. Sản lượng năm 2008 tăng 36%. Tuy năm 2008 Công ty không trồng mới cà phê nhưng điều kiện tự nhiên thuận lợi tạo điều kiện tốt cho sự phát triển và thời kỳ ra hoa của cà phê nên cà phê năm 2008 rất được mùa làm sản lượng cà phê năm 2008 tăng hơn năm 2007 là 3.919,95 tấn. Tốc độ tăng bình quân 3 năm là 32,86 %. Lượng cà phê được trồng chủ yếu ở nông trường Tây Hiếu 1, ở đây điều kiện đất đai, khí hậu tự nhiên rất thuận lợi cho cây cà phê. Còn các nông trường khác trồng chủ yếu là cao su, mía, ngô, khoai v.v... b. Tình hình thu mua ngoài Công ty Công ty có thị trường tiêu thụ cả trong nước và ngoài nước. Để quá trình tiêu thụ có thể tiến hành trôi chảy, thuận lợi, có hiệu quả cao trong công tác tiêu thụ thì hàng năm Công ty còn mua một lượng lớn từ Công ty và các hộ nông dân mua ngoài để tạo nguồn hàng dồi dào cho xuất khẩu cà phê. BIỂU 4.3 KẾT QUẢ THU MUA CÀ PHÊ CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM Đơn vị tính: Tấn Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh (%) SL (Tấn) CC (%) SL (Tấn) CC (%) SL (Tấn) CC (%) 07/06 08/07 BQ Tổng mua 4.116 100 4.106 100 3.126 100 100 76 90 Nông trường 1/5 812 19,73 774 18,85 465 14,88 95 60 80 Nông trường 19/5 1.126 27,36 1.089 26,52 1.020 32,63 97 94 95,5 Công ty khác 1.785 43,37 1.826 44,47 1.120 35,83 102 61 80 Các hộ dân 393 9,55 417 10,16 521 16,67 106 125 120 (Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ Công ty) Qua biểu trên ta thấy Công ty đã chuẩn bị tốt cho đầu vào cũng như khâu tiêu thụ cả tự sản xuất và mua ngoài. Qua hai biểu 4.2 và 4.3 ta thấy lượng đầu vào của Công ty chủ yếu là do nông trường trực thuộc tự sản xuất, chiếm hơn 60% lượng cà phê có của Công ty. Qua 3 năm từ 2006 đến 2008, sản lượng cà phê sản xuất ra có xu hướng tăng với tốc độ không cao nhưng thể hiện được sự quan tâm của Công ty đối với mặt hàng này. Mặt hàng này có khả năng xuất khẩu rất cao, cao nhất trong các loại cây trồng của công ty. Nên công ty phải chú tâm vào loại hàng này và đầu ra của công ty phải hợp lý để nâng cao mức tiêu thụ. Doanh thu của công ty phần lớn là do xuất khẩu cà phê, cao su và bù trừ được chi phí trồng các loại cây khác. Khối lượng cà ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc55. HOANG CONG DUC.doc