Luận văn Nghiên cứu và xây dựng hệ thống sản xuất tinh gọn (lean) tại công ty cổ phần vicem bao bì Bút Sơn

LỜI MỞ ĐẦU .­ 1

CHƯƠNG 1.­ 3 ­

1.1. Định nghĩa về Hệ thống sản xuất tinh gọn (kỹ thuật Lean).- 3 -

1.2. Các nguyên tắc chính của Hệ thống sản xuất tinh gọn.- 4 -

1.3. Lịch sử của Hệ thống sản xuất tinh gọn.- 5 -

1.4. Những doanh nghiệp nào sẽ được lợi từ Hệ thống sản xuất tinh gọn.- 8 -

1.5. Các khái niệm trong Hệ thống sản xuất tinh gọn .- 9 -

1.6. Sản Xuất Pull (Kéo): . - 12 -

1.7. Các mô hình khác nhau của hệ thống sản xuất Pull:. - 13 -

1.8. Vì sao mức tồn kho cao làm tăng phế phẩm và lãng phí:. - 14 -

1.9. Tác động của hệ thống Pull đối với việc hoạch định sản xuất. - 15 -

1.10. Quy trình liên tục. - 16 -

1.11. Phối hợp quy trình liên tục và không liên tục. - 17 -

1.12. Cải tiến liên tục/ Kaizen. - 17 -

1.13. Sự tham gia của công nhân. - 18 -

1.14. Quy hoạch mặt bằng dạng Tế Bào. - 19 -

1.15. Lean cho Công Tác Hành Chính. - 20 -

1.16. Hiệu quả kinh tế của việc xây dựng Hệ thống sản xuất tinh gọn trong doanh nghiệp- 20 -

1.17. Công cụ và phương pháp trong Hệ thống sản xuất tinh gọn. - 21 -

1.18. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng Hệ thống sản xuất tinh gọn trong doanh

nghiệp. - 30 -

1.19. Trình tự các bước áp dụng Lean tại Doanh nghiệp. - 35 -

pdf111 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 1024 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu và xây dựng hệ thống sản xuất tinh gọn (lean) tại công ty cổ phần vicem bao bì Bút Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áp dụng Lean tại Doanh nghiệp 1.19.1. Khảo sát tại sơ bộ tại Công ty. Khảo sát dây truyền, máy móc thiết bị, quy trình sản xuất của một doanh nghiệp nhằm đưa ra được phương án chuẩn bị để áp dụng Lean tại doanh nghiệp đó cụ thể như sau: Khảo sát các thông số, quá trình sản xuất của một chủng loại hàng cũng như hiện trạng sản xuất của chủng loại hàng đó để cân nhắc thời điểm vào Lean thích hợp (Thời điểm áp dụng Lean thích hợp là chủng loại hàng đang vào giai đoạn giữa của quá trình sản xuất, đang tạm ổn định) Khảo sát thực trạng máy móc thiết bị so sánh với các tiêu chí áp dụng Lean để đưa ra các phương án hiệu chỉnh, nâng cấp, bổ sung như: Hiệu chỉnh độ cao máy công cụ đảm bảo thống nhất trong cả chuyền cụ thể là máy đứng hay máy ngồi, trang bị thêm dây buộc các công cụ cắt gọt, trang bị bảng SWIS hướng dẫn hướng đi của bán thành phẩm, trang bị máng chuyển tiếp vải chỉ vụn, hệ thống đèn hiệu, bảng theo dõi năng suất, dụng cụ vệ sinh, túi đựng dụng cụ cá nhânKhảo sát về tay nghề công nhân, thái độ tinh thần công nhân để lựa chọn thời điểm tốt nhất áp dụng Lean. 1.19.2. Huấn luyện kiến thức về Lean cho nhân viên Sau khi khảo sát sơ bộ xưởng cũng như chuyền nếu thỏa mãn các tiêu chi đề ra, đảm bảo các tiền đề có thể áp dụng Lean phòng Kế hoạch – Thị trường kết hợp cùng với các phòng ban và hai đơn vị sản xuất sẽ từng bước thực hiện hóa việc áp dụng Lean vào sản xuất của mình. Tổ chức tuyên truyền về Lean cho công nhân và khối quản lý của Công ty, giúp họ nhận thức được tầm quang trọng của Lean trong sản xuất, thấy được tính thiết thực cũng như những ưu điểm tuyệt vời mà Lean sẽ mang lại cho họ. Các mục đích cụ thể như sau: Luận văn thạc sỹ Trường đại học Bách khoa Hà Nội Học viên : Vũ Quốc Hậu Viện Kinh tế và Quản lý - 36 - Đối với công nhân - Được làm việc trong một môi trường an toàn hơn, sạch sẽ hơn, chuyên nghiệp hơn, thân thiện hơn. - Giảm thiểu được bảy lãng phí: Sản xuất thừa, tồn kho, chờ đợi, thao tác, di chuyển, hàng sửa, gia công thừa, sản xuất thừa mở ra một tương lai hứa hẹn cho công nhân từ nay họ không phải tăng ca nữa, không phải tái chế hàng nữa, không phải chờ đợi và lãng phí thời gian sản xuất của mình nữa và quan trọng hơn hết là lương của họ sẽ cao hơn, cuộc sống được đảm bảo hơn. Đối với quản lý - Được làm việc trong một môi trường an toàn hơn, sạch sẽ hơn, chuyên nghiệp hơn, thân thiện hơn. - Công việc quản lý từ nay sẽ chuyên nghiệp hơn, có hệ thống hơn hiệu quả sẽ cao hơn. Tổ chức huấn luyện tập trung về Lean cho công nhân và quản lý nội dụng và mục đích các công việc cần làm cụ thể như sau: Đối với công nhân - Vệ sinh nhà xưởng, máy móc thiết bị sạch sẽ. Bảo quản công cụ đúng nơi qui định theo các tiêu chí của 5S. - Kiểm tra chất lượng tại nguồn giảm thiểu hư hỏng, tái chế trong sản xuất, khắc phục nhanh các lỗi trong sản xuất. - Cách đọc và sử dụng các công cụ trực quan như: bấm đèn xanh nếu cần sự trợ giúp của Kaizen, đèn vàng nếu cần tổ trưởng hay kỹ thuật, đèn đỏ nếu cần cơ điện. Các nội dung khác như hướng dẫn sử dụng các công cụ hỗ trợ, hướng dẫn sử dụng bảng màu, rổ người Kaizen sẽ hướng dẫn trực tiếp công việc cho công nhân khi triển khai Lean. Đối với quản lý Huấn luyện lý thuyết về Lean bao gồm: Khái niệm về Lean, mục tiêu, nguyên tắc, các lãng phí trong sản xuất. Luận văn thạc sỹ Trường đại học Bách khoa Hà Nội Học viên : Vũ Quốc Hậu Viện Kinh tế và Quản lý - 37 - - Huấn luyện về chức năng nhiệm vụ, chi tiết công việc cụ thể các bước thực hiện công việc của nhóm Kaizen được miêu tả cụ thể như bảng LAYOUT, 5S & VISUAL DISPLAY, SUPER MARKET. - Huấn luyện tham quan và học tập thực tế một ngày tại chuyền hoặc xưởng đã áp dụng thành công Lean 8 NOS. Sau khi nắm được các kiếm thức căn bản và nhiệm vụ của mình người Kaizen sẽ được tổ chức cho đi học tập thực tế tại một xưởng cụ thể. Mục đích giúp người Kaizen có được một cái nhìn cụ thể về việc áp dụng Lean 8 NOS hình thành được tư duy và tiêu chuẩn trước Lean và sau Lean. Cách thực hiện công việc thực tế của mình trước và sau Lean 8 NOS, cách sử lý các tình huống phát sinh trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Luận văn thạc sỹ Trường đại học Bách khoa Hà Nội Học viên : Vũ Quốc Hậu Viện Kinh tế và Quản lý - 38 - KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Do ảnh hưởng của nền kinh tế suy thoái , các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Về mặt chính trị doanh nghiệp sản xuất luôn phải hoạt động giữ công ăn việc làm cho người lao động, tìm giải pháp vượt qua các khó khăn ổn định sản xuất kinh doanh, đó là một bài toán khó giải và nhậy cảm thách thức các nhà quản trị , với những tiến bộ về khoa học kỹ thuật , các phương pháp quản lí mới đã được các nhà quản trị áp dụng . Kỹ thuật ( Lean) là một trong những giải pháp đang được các doanh nghiệp lựa chọn , Kỹ thuật ( Lean) là hệ thống các công cụ được áp dụng vào hệ thống sản xuất nhằm giảm lãng phí tại doanh nghiệp, tăng năng suất lao động, hiệu quả lao động, đồng thời chất lượng sản phẩm cũng luôn ở mức độ ổn định nhất. Làm thế nào để giảm tối đa các lãng phí đó, điều này đã được Lean chỉ ra rất rõ và đưa ra các phương pháp áp dụng cụ thể vào doanh nghiệp. Chương 1 gồm những nội dung, tổng hợp để đánh giá lãng phí trong sản xuất, đây sẽ là cơ sở để phân tích đánh giá thực trạng hệ thống sản xuất ở Công ty cổ phần Vicem bao bì Bút Sơn trong chương 2, qua đó có thể tìm ra được những ưu điểm để tiếp tục phát triển đồng thời tìm ra được những mặt hạn chế còn yếu kém để đưa ra các giải pháp tốt nhất giúp cho công ty nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Luận văn thạc sỹ Trường đại học Bách khoa Hà Nội Học viên : Vũ Quốc Hậu Viện Kinh tế và Quản lý - 39 - CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VICEM BAO BÌ BÚT SƠN 2.1. Giới thiệu về Công ty cổ phần Vicem Bao bì Bút Sơn. 2.1.1. Đặc điểm tình hình chung của đơn vị. Công ty cổ phần Vicem bao bì Bút Sơn là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam chuyên sản xuất vỏ bao đựng xi măng các loại cung cấp các nhà máy xi măng trong và ngoài Tổng Công ty, Công ty được thành lập theo quyết định số 173B/QĐ-UB ngày 18/06/1996 của UBND tỉnh Nam Hà ( nay là tỉnh Nam Định). Trụ sở chính: Km số 2, Đường Văn Cao, thành phố Nam Định. Số lượng công nhân viên của công ty là: 350 người, trong đó khối sản xuất gián tiếp là:50 người, khối sản xuất trực tiếp là 300 người Từ khi thành lập đến tháng 11/1996: • Giai đoạn này chủ yếu tập trung xây dựng cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng và mua máy móc thiết bị, công nghệ phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm. • Hình thành bộ máy quản lý nhà máy và sắp xếp công nhân kỹ thuật cho các phân xưởng sản xuất. • Tuyển dụng và đào tạo lao động địa phương cho các ngành nghề: Thuộc lĩnh vực sản xuất vỏ bao xi măng. Từ tháng 11/1997 – 06/1998: • Tiếp tục hoàn thiện phần còn lại của dự án đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm và lắp đặt các dây truyền thiết bị công nghệ sản xuất. • Chạy thử, hiệu chỉnh thiết bị và ổn định tổ chức quản lý. • Tổ chức sản xuất kinh doanh mặt hàng đã được định hướng. Từ tháng 07/1998 - 01/1999: Bước vào giai đoạn sản xuất chính, sản phẩm chủ yếu thời kì này là các loại bao PP 2 lớp (gồm 1 lớp tráng PP và 1 lớp giấy Kraft) cung cấp cho các nhà máy xi măng lò quay và các loại vải cung cấp cho các đơn vị bạn cùng trong ngành sản xuất vỏ bao. Luận văn thạc sỹ Trường đại học Bách khoa Hà Nội Học viên : Vũ Quốc Hậu Viện Kinh tế và Quản lý - 40 - • Từ năm 1999 đến nay Công ty tập trung vào sản xuất, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm và quảng bá thương hiệu, ..nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. • Ngày 21/05/2001 Hội đồng quản trị Tổng Công ty xi măng Việt Nam ban hành quyết định số 285/XMVN - HĐQT tiếp nhận, tổ chức lại sản xuất và đổi tên Công ty bao bì xi măng Nam Hà thành Xí nghiệp bao bì xi măng Nam Định, trực thuộc Công ty xi măng Bút Sơn - Tổng Công ty xi măng Việt Nam từ ngày 01/07/2001. • Ngày 10/06/2002 HĐQT Tổng Công ty xi măng Việt Nam ban hành QĐ số 908/XMVN - HĐQT tiến hành cổ phần hoá Xí nghiệp bao bì xi măng Nam Định, thuộc Công ty XM Bút Sơn. Xí nghiệp đã hoàn thành các thủ tục theo quy định của pháp luật về tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp và ngày 01/05/2003 Công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần và đổi tên thành “Công ty cổ phần Vicem bao bì Bút sơn”. • Ngày 28/12/2005 Công ty thực hiện phiên giao dịch đầu tiên trên thị trường chứng khoán với số vốn điều lệ 100.000.000.000 đồng tương đương 10.000.000 cổ phần (mệnh giá niêm yết: 10.000 đồng/1 cổ phần). • Từ năm 2009 cùng với sự phát triển của Tổng công ty xi măng Việt nam các nhà máy xi măng hầu hết đều chuyển đổi công nghệ sản xuất xi măng từ là đứng sang lò quay và các nhà máy đều mở rộng sản xuất ,xây dựng thêm dây truyền mới do đó nhu cầu sử dụng vỏ bao xi măng tăng lên- trong khi đó dây truyền thiết bị hiện tại đầu tư từ năm 1996 đã hết khấu hao, hiệu quả khai thác thấp . Nhận định được điều đó Hội đồng quản trị công ty thành lập ( Hội đồng khoa học kỹ thuật ) Nghiên cứu xây dựng đề án mở rộng sản xuất , Trình Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt nam, được Tổng công ty duyệt cho phép mở rộng sản xuất đầu tư 50 tỷ đồng mua thêm hai dây truyền sản xuất nâng công suất sản xuất lên từ 27 triệu vỏ bao/năm lên 80 triệu vỏ bao/ năm. 2.1.2. Sản phẩm sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm. • Sản phẩm sản xuất. Công ty sản xuất các loại bán thành phẩm và thành phẩm như: - Mành dệt khổ rộng 1050 ± 0,5 mm định lượng 70 gam/ m2 Luận văn thạc sỹ Trường đại học Bách khoa Hà Nội Học viên : Vũ Quốc Hậu Viện Kinh tế và Quản lý - 41 - - Mành tráng khổ rộng mành 1042 mm định lượng 161 gam/ m2 - Băngnẹp sử dụng giấy Kraft để cắt thành khổ rộng 50mm. - Sản phẩm bao KPK 3 lớp: bao gồm 1 lớp mành PP nằm giữa 2 lớp giấy Kraft. - Sản phẩm bao PK 2 lớp: gồm một lớp mành PP và 1 lớp giấy Kraft lót trong. Hình ảnh: Một số sản phẩm điển hình công ty đang sản xuất. •Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Nhưng từ năm 2010 đến nay với sự nỗ lực, cố gắng không mệt mỏi của tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty và nhận được sự ủng hộ của khách hàng lâu năm cũng như khách hàng tiềm năng Công ty đã mở rộng địa bàn tiêu thụ với hầu hết các nhà máy xi măng trong cả nước như: Công ty xi măng Bút Sơn, Công ty xi măng Hoàng Mai, Công ty xi măng xi măng Nghi Sơn, Công ty xi măng xi măng Cosevco Sông Gianh, Công ty xi măng xi măng Phúc Sơn, Công ty xi măng xi măng Tam Điệp, Công ty xi măng Hạ long... Ngoài ra công ty còn sản xuất một số vỏ bao xi măng xuất khấu như bao xi măng CEMET MOTANIA. Luận văn thạc sỹ Trường đại học Bách khoa Hà Nội Học viên : Vũ Quốc Hậu Viện Kinh tế và Quản lý - 42 - 2.1.3. Đặc điểm bộ máy quản lý của Công ty CP bao bì Xi măng Bút Sơn. 2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH Phó giám đốc phụ trách kinh doanh Phó giám đốc phụ trách sản xuất Xưởng sản xuất Phòng cơ điện Trung Tâm tiêu thụ xi măng Phòng kế hoạch thị trường Phòng hành chính nhân sự Phòng kế toán tài chính Luận văn thạc sỹ Trường đại học Bách khoa Hà Nội Học viên : Vũ Quốc Hậu Viện Kinh tế và Quản lý - 43 - 2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý của Công ty. • Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, họp mỗi năm ít nhất 01 lần. Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên mỗi năm một lần. Đại hội đồng cổ đông quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định. Đại hội đồng cổ đông thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của Công ty... • Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của Công ty (trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông). Hiện tại Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Vicem bao bì Bút Sơn có 05 thành viên, nhiệm kỳ tối đa của mỗi thành viên là 5 năm. • Ban kiểm soát: là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm soát mọi mặt hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty. Số thành viên của Ban Kiểm soát theo điều lệ Công ty quy định là 03 đến 05 thành viên. Hiện Ban kiểm soát Công ty gồm 03 thành viên, có nhiệm kỳ 05 năm. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Giám đốc. • Ban giám đốc: do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty theo những chiến lược và kế hoạch đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua. Giám đốc và phó giám đốc có nhiệm kỳ là 5 năm. • Giám đốc điều hành: phụ trách toàn bộ hoạt động của Công ty, giúp việc cho Giám đốc có Phó giám đốc và các Trưởng phòng , phụ trách các phòng ban nghiệp vụ, quản đốc xưởng sản xuất. Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty. • Phó giám đốc: giúp việc cho Giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về những quyết định của mình trong công việc nói chung và lĩnh vực công Luận văn thạc sỹ Trường đại học Bách khoa Hà Nội Học viên : Vũ Quốc Hậu Viện Kinh tế và Quản lý - 44 - việc được phân công phụ trách nói riêng. • Phòng Kế hoạch – Thị trường: là đơn vị trực thuộc Công ty cổ phần Vicem bao bì Bút Sơn có chức năng tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo Công ty về công tác kế hoạch, chiến lược, thị trường. Thực hiện chức năng mua bán hàng hóa, vật tư, thiết bị, nguyên liệu phục vụ sản xuất; phát lệnh sản xuất; quản lý chất lượng (nguyên liệu đầu vào và sản phẩm sản xuất); quản lý kho tàng; bán hàng; xây dựng định mức và quyết toán vật tư; thu hồi công nợ. • Phòng Hành chính – Nhân sự: là đơn vị có chức năng tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo Công ty về công táctổ chức lao động, tiền lương, thi đua khen thưởng, kỷ luật. Thực hiện công tác thư ký văn phòng, quản lý lao động, nhân sự, pháp chế, hành chính quản trị, đời sống và an ninh trật tự trong Công ty, xây dựng cơ bản, công tác văn phòng các tổ chức đoàn thể. • Phòng Kế toán – Tài chính: là đơn vị có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Công ty, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát các lĩnh vực như công tác tài chính - tín dụng, công tác kế toán – thống kê, công tác thông tin kinh tế....Ngoài ra phòng Kế toán còn chịu trách nhiệm về tổ chức hệ thống chứng từ theo quy định của Nhà nước. • Phòng Cơ - Điện: là đơn vị thực hiện công tác sửa chữa , bảo dưỡng thiết bị về cơ cũng như về điện, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật đạt hiệu quả tốt. Phòng cơ điện gồm các bộ phận: Tổ cơ khí, tổ điện, xe nâng hàng. Tham mưu cho lãnh đạo Công ty áp dụng cải tiến, sáng kiến kỹ thuật để hệ thống dây truyền thiết bị hoạt động ổn định . • Xưởng sản xuất: có chức năng tổ chức điều hành sản xuất, quản lý lao động, dây truyền thiết bị - Công nghệ, vật tư nguyên liệu phụ liệu được Công ty cấp theo định mức với kế hoạch sản xuất được giao, là đơn vị trực tiếp sản xuất ra sản phẩm vỏ bao xi măng các loại. Phối kết hợp với các phòng nghiệp vụ có liên quan duy trì kỷ luật lao động, quy trình vận hành thiết bị, bảo quản thiết bị bảo đảm sản xuất liên tục theo yêu cầu kế Luận văn thạc sỹ Trường đại học Bách khoa Hà Nội Học viên : Vũ Quốc Hậu Viện Kinh tế và Quản lý - 45 - hoạch do Công ty giao. • Trung tâm tiêu thụ xi măng : là đơn vị trực thuộc công ty có chức năng hoạt động là nhà phân phối cấp 1 của các nhà máy xi măng Vicem. 2.1.3.3. Đặc điểm tổ chức hệ thống sản xuất, quy trình công nghệ sản phẩm. a. Đặc điểm tổ chức hệ thống sản xuất. - Sản xuất theo dây truyền khép kín, sản phẩm của công đoạn này là nguyên liệu của công đoạn tiếp theo. - Máy móc thiết bị hiện đại. - Mặt bằng nhà xưởng rộng, thoáng mát, có hệ thống chiếu sáng và hệ thống thông gió tốt. - Môi trường làm việc ít tiếng ồn, ít bụi, ít độc hại. (công tác vệ sinh nhà xưởng được duy trì theo các ca sản xuất). - Công tác an toàn lao động và vệ sinh cháy nổ được thực hiện thường xuyên bằng phương theo dõi và bình xét thi đua đến từng cá nhân , đơn vị . b. Thiết bị và năng lực sản xuất Công ty đã xây dựng kế hoạch và lựa chọn phương án đầu tư đúng hướng, đúng quy định và mang lại hiệu quả kinh tế, công tác đầu tư trang thiết bị, công nghệ nhìn chung phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty, đã đáp ứng được nhu cầu tăng năng lực để có thể cạnh tranh, phát triển trên thị trường. Trong 5 năm qua (từ năm 2009-2013) đã thực hiện đầu tư thiết bị trên 50 tỷ đồng. Tất cả các tài sản đầu tư đều phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, sát với thực tế và đã phát huy được hiệu quả sử dụng sau đầu tư. TT TÊN THIẾT BỊ SL XUẤT XỨ CÔNG SUẤT (triệu sp/năm) CHỨC NĂNG 1 Máy tạo sợi (STAREX) 3 Áo 100 Tạo sợi PP 2 Máy dệt tròn (SL61) 40 Áo 120  Dệt vải PP 3 Máy tráng màng (STARCOTEX) 2 Áo 100  Tráng mành KP,PP 4 Máy lồng ống (POLYTEX) 1 Đức 80  In, tạo ống bao KPK 5 Máy lồng ống (NEWLONG) 2 Nhật Bản 80  In, tạo ống bao KPK 6 Dàn máy may tự động 2 đầu 6 Nhật Bản 80  May van ống 2 đầu 7 Máy in giáp lai 2 Việt Nam 80  In giáp lai 8 Máy ép kiện 3 Việt Nam 80  Đóng kiện Luận văn thạc sỹ Trường đại học Bách khoa Hà Nội Học viên : Vũ Quốc Hậu Viện Kinh tế và Quản lý - 46 - 9 Máy xén nẹp + nhuộm màu 1 Việt Nam 80  Xén nẹp làm van 10 Máy tái chế phế liệu thu hồi 1 Việt Nam 20 tấn / tháng  Tái chế phế liệu 11 Máy nén khí Copsco 3 Bỉ 80  Cung cấp khí sản xuất 12 Máy tách nước FD80 3 Italia 80  Cung cấp khí sản xuất 13 Máy lạnh Fusheng 4 Đài Loan 80  Làm lạnh nước sản xuất 14 Xe nâng hàng 3 Nhật Bản 80  Xếp dỡ 15 Hệ thống Palăng cầu trục 3 Việt Nam 80  Nâng hạ cuộn vải,giấy (Bảng 2: Hệ thống máy móc thiết bị tại Công ty) c. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất vỏ bao xi măng: Hiện nay, Công ty sản xuất các loại vỏ bao xi măng trên dây chuyền công nghệ đồng bộ của hãng STALINGER nước Cộng hòa Áo sản xuất năm 2010 gồm các công đoạn chính sau: - Công đoạn sản xuất sợi PP ( Gồm Ba dàn máy 1.1, 1.2, 1.3) ( Hình ảnh 2: Máy tạo sợi StarEX 1400) Nguyên liệu đầu vào là hỗn hợp nguyên liệu hạt nhựa PP, hạt Phụ gia, Hạt tái chế được định lượng theo tỷ lệ , trước khi đưa vào máy tạo sợi. Các thông số vận hành được kiểm tra nhằm cân chỉnh và cài đặt cho toàn bộ dây chuyền cho phù hợp Hạt nhựa sau khi nung nóng và hóa lỏng sẽ được chuyển qua máy ép, đùn chạy qua khuôn tạo thành màng mỏng. Màng nhựa sau khi được định hình được cắt thành từng sợi nhỏ, kéo dãn để tạo độ chắc cần thiết và cuộn thành cuộn sợi nhờ máy cuốn sợi. Các cuộn Luận văn thạc sỹ Trường đại học Bách khoa Hà Nội Học viên : Vũ Quốc Hậu Viện Kinh tế và Quản lý - 47 - sợi sẽ liên tục được lấy mẫu để thí nghiệm về các tiêu chuẩn kỹ thuật như độ mịn, bền kéo và đàn hồi Sản phẩm của Máy tạo sợi StarEX 1400 - Công đoạn sản xuất vải dệt( Gồm 40 máy dệt được ký hiệu từ số 2.1 – 2.40) (Hình ảnh 3: Máy dệt LSL610 ) Các cuộn sợi đạt yêu cầu được đưa vào máy dệt tròn LSL610 để dệt thành các cuộn vải khổ 1050mm. Các cuộn vải sẽ được kiểm mẫu để đảm bảo các thông số về Luận văn thạc sỹ Trường đại học Bách khoa Hà Nội Học viên : Vũ Quốc Hậu Viện Kinh tế và Quản lý - 48 - định lượng vải, độ bền kéo, đàn hồi ngang dọc. Các cuộn vải đạt yêu cầu sẽ được chuyển sang công đoạn tráng màng. - Công đoạn sản xuất vải tráng ( Gồm 2 máy ký hiệu 3.1- 3.2) (Hình ảnh 4: Máy tráng màng Starcotex) Các cuộn vải dệt, giấy Kraft, hạt nhựa PP tráng và hạt phụ gia được đưa qua máy tráng để tráng một lớp nhựa PP nhằm tăng độ bền và sức chịu đựng của vải. Lúc này vải PP đã tráng được lót một lớp giấy Kraft để tạo ra các cuộn giấy KP khổ 1042mm. Các cuộn KP được kiểm tra các tiêu chuẩn về kích thước cuộn, độ bám dính và định lượng tráng trước khi chuyển sang công đoạn tiếp theo. - Công đoạn in, tạo ống sản phẩm :( Gồm 3 máy Ký hiệu 4.1 – 4.3) Các cuộn vải KP đạt yêu cầu được đưa vào hệ thống máy in (in logo tên, chủng loại sản phẩm của khách hàng và các thông số kỹ thuật), vải được dán mép, cắt tạo ống sản phẩm .Có ba dây chuyền máy in tạo ống bao, sản suất các loại sản phẩm vỏ Luận văn thạc sỹ Trường đại học Bách khoa Hà Nội Học viên : Vũ Quốc Hậu Viện Kinh tế và Quản lý - 49 - bao khác nhau điều này thường xuyên nảy sinh thời gian chờ đợi, ví vụ cần sản xuất đơn đặt hàng lô bao MC25 Bút sơn thì phải chờ đợi máy làm xong lô hàng trước đó . (Hình ảnh 5: Máy in Polytex) (Hình ảnh 6: Máy tạo ống bao Polytex) Luận văn thạc sỹ Trường đại học Bách khoa Hà Nội Học viên : Vũ Quốc Hậu Viện Kinh tế và Quản lý - 50 - ¾ Máy in tạo ống số 4.1 : Sản xuất sản phẩm vỏ bao xi măng Vicem Bút sơn. ¾ Máy in tạo ống số 4.2 : Sản xuất sản phẩm vỏ bao xi măng Vicem Hoàng Mai. ¾ Máy in tạo ống số 4.3 : Sản xuất sản phẩm vỏ bao xi măng ngoài Vicem. Các vỏ bao xi măng theo tiêu chuẩn đều có chiều dài, chiều rộng giống nhau vì có thể tích chứa đựng được 50 kg/ bao ( Dài 80 cm x 40 cm) , khi cắt tạo ống bao bước cắt ( Dài 85cm x 40 cm) để khi may bao máy may xén tạo van khi đóng xi măng , khi đó sẽ có một phần phoi thừa cắt bỏ đi. - Công đoạn may hoàn thiện, đóng bao, ép kiện và nhập kho thành phẩm: Ở công đoạn này bao gồm 06 dàn máy may ký hiệu ( 5.1 – 5.6) , các máy may được trang bị hai đầu máy khâu , công nghệ may tự động theo dâu chuyền theo nguyên lý : ống bao đã được in ,cắt ,gấp van hoàn chỉnh được thả từng cái một vào băng tải xích , băng tải xích vừa kẹp giữ bao chạy qua lưỡi dao xén van, lần lượt chạy qua từng máy khâu và được khâu hai đầu bao hoàn chỉnh. Ưu điểm : Máy hoạt động tự động . Nhược điểm : Cơ cấu xén van đặt tại máy may làm mất nhiều thời gian quan sát vận hành , phoi phế liệu vương vãi lẫn trong bao đã may , mất nhiều thời gian kiểm ,vệ sinh. Tại khâu này, chất lượng may được kiểm tra kỹ thông qua việc kiểm tra loại chỉ may, bước chỉ may, gấu may...                           Van bao                                   Phôi liệu bỏ đi Vỏ bao số 1 Vỏ bao số 2 Luận văn thạc sỹ Trường đại học Bách khoa Hà Nội Học viên : Vũ Quốc Hậu Viện Kinh tế và Quản lý - 51 - (Hình ảnh 6: Công nhân đang may van vỏ bao xi măng) Các vỏ bao xi măng sau khi được may van 2 đầu (băng nẹp và chỉ) xong sẽ được kiểm tra chặt chẽ về toàn bộ các chỉ tiêu từ công đoạn đầu đến công đoạn hoàn thiện sản phẩm trước nhập kho thành phẩm. Bên cạnh đó, do yêu cầu về vận chuyển và yêu cầu phát sinh về công nghệ của dây chuyền, dây chuyền được thiết kế thêm phần in giáp lai trên vỏ bao xi măng và đóng kiện để tạo ra vỏ bao xi măng hoàn thiện. Dây chuyền của Công ty được thiết kế chủ yếu tạo ra các sản phẩm vỏ bao xi măng KPK, đối với các sản phẩm vỏ bao xi măng PK thì không qua giai đoạn vải tráng chính phẩm. 2.1.3.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2009 – 2013 Từ năm 2009 đến năm 2013 Công ty đã có những bước phát triển lớn trong quá trình sản xuất kinh doanh, để có được kết quả như vậy đầu tiên là sự chỉ đạo sát sao của ban lãnh đạo Công ty trong việc luôn ưu tiên quá trình sản xuất, lựa chọn con Luận văn thạc sỹ Trường đại học Bách khoa Hà Nội Học viên : Vũ Quốc Hậu Viện Kinh tế và Quản lý - 52 - người vào từng vị trí phù hợp, vì vậy kết quả sản xuất của công ty năm sau luôn cao hơn năm trước, mức lương của người lao động cũng tăng cao và là một trong những đơn vị có mức thu nhập khá trên địa bàn tỉnh Nam Định, cụ thể như sau: Sản lượng (triệu cái) Doanh thu (tỷ đồng) Lợi nhuận (tỷ đồng) Nộp NSNN (tỷ đồng) Thu nhập (triệu đồng) Năm Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện 2009 27,0 27,1 82,3 85,8 4,2 6,1 2,0 2,5 1,7 1,8 2010 30,2 49,3 110,0 156,0 5,3 6,8 2,5 4,7 2,5 3,5 2011 48,0 59,3 250,0 270,5 8,0 8,5 5,2 5,2 4,0 4,5 2012 55,0 57,0 302,5 313,5 15,8 20,1 5,3 5,3 5,2 6,5 2013 70,0 80,3 385,0 441,6 20,0 25,3 6,1 6,1 6,5 7,6 (Bảng 3: Một số chỉ tiêu SXKD của công ty từ năm 2009 – 2013) Năm 2010, Sản phẩm vỏ bao xi măng của Công ty cung cấp cho các Công ty xi măng thuộc tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam chiếm tỷ lệ 66,26% tương đương với 32 triệu sản phẩm còn lại là các Công ty xi măng tư nhân hoặc liên doanh 16,297 triệu sản phẩm. Chủng loại sản phẩm của Công ty chủ yếu tập trung vào vỏ bao xi măng KPK chiếm tới 92,88%, vỏ bao xi măng PK chỉ khoảng 7,12%. SẢN PHẨM SỐ LƯỢNG TỶ LỆ (%) I Trong Vicem 34.000.000 66,26% 1 VBXM Bút Sơn 23.400

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273572_3586_1951414.pdf
Tài liệu liên quan