Luận văn Nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CHO NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 5

1.1 Nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp và vai trò của nó đối với sự phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội 5

1.2 Các yêu cầu từ phía các ngành công nghiệp đối với nguồn nhân lực trên địa bàn thành phố Hà Nội 14

1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội 17

Chương 2: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 24

2.1 Một số nét khái quát về môi trường chính sách kinh tế - xã hội của Hà Nội với sự phát triển của nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp 24

2.2 Thực trạng nguồn nhân lực trong các ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua 32

2.3 Những vấn đề đang đặt ra hiện nay đối với nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp Hà Nội 58

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2010 64

3.1 Dự báo về nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội 64

3.2 Phương hướng phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội 68

3.3 Những giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp ở Hà Nội. 72

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 82

 

doc94 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1509 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cơ sở sản xuất ngoài nhà nước là 580 người. So với năm 2000 thì số lao động trong ngành công nghiệp sản xuất than đã tăng thêm không đáng kể- tăng 618 người, bình quân mỗi năm tăng 206 người. 2. Ngành công nghiệp khai thác đá. ở Hà Nội, ngành công nghiệp khai thác đá không có điều kiện phát triển và không phải là thế mạnh của công nghiệp Hà Nội. Vì vậy số doanh nghiệp và các cơ sở khai thác đá liên tục giảm đi về số lượng và số lao động tham gia trong công nghiệp khai thác đá cũng ngày một giảm. Nếu năm 1995, ở Hà Nội có 7 doanh nghiệp nhà nước với 839 lao động và 87 cơ sở ngoài nhà nước với 357 lao động, thì đến năm 2000 giảm xuống còn 4 doanh nghiệp nhà nước với 490 lao động và 68 cơ sở ngoài nhà nước với 590 lao động. Đến năm 2003 thì số doanh nghiệp nhà nước trong ngành công nghiệp khai thác đá chỉ còn 2 doanh nghiệp với số lao động là 420 người và 65 cơ sở ngoài nhà nước với 523 người. Như vậy là số doanh nghiệp nhà nước và số lao động trong các doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành khai thác đá đã giảm một cách đáng kể so với năm 1995, năm 2003 số lao động trong ngành khai thác đá thuộc doanh nghiệp nhà nước đã giảm gần 2 lần còn số lao động ở các cơ sở ngoài nhà nước lại tăng lên. Nếu tính chung toàn ngành thì lực lượng lao động trong ngành công nghiệp khai thác đá là giảm đi. 3. Ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống. Năm 1995 trên địa bàn Hà Nội có 24 doanh nghiệp công nghiệp nhà nước sản xuất thực phẩm và đồ uống với tổng số lao động là 7.198 người; 12 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với 510 lao động và 4.203 cơ sở sản xuất ngoài nhà nước với 9.962 lao động tham gia. Tổng số lao động tham gia vào ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống năm 1995 là 17.670 người. Đến năm 2000 số doanh nghiệp nhà nước giảm xuống còn 17 doanh nghiệp với 6.325 lao động, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không giảm nhưng số lao động lại tăng lên 1.301 người, còn các cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài nhà nước tăng lên 4.260 cơ sở với 11.704 lao động. Năm 2003 thì doanh nghiệp công nghiệp nhà nước tiếp tục giảm xuống chỉ còn 10 doanh nghiệp và số lao động giảm xuống còn 6.082 người, doanh nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm xuống còn 11 doanh nghiệp với 1.172 lao động, riêng các cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài nhà nước lại tăng lên từ 4.260 cơ sở (năm 2000) lên 4.800 cơ sở và lượng lao động tăng lên là 12.535 người. Có thể nói ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống đã thu hút một lực lượng lớn lao động tham gia, mặc dù năm 2003 số lao động trong các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm đi nhưng số lao động trong các cơ sở sản xuất ngoài nhà nước lại tăng lên đáng kể góp phần làm tăng thêm giá trị sản xuất công nghiệp của Hà Nội. Năm 2003 với tổng số lao động trong ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống là 19.789 người, giá trị sản xuất công nghiệp của ngành là 2.139.460 triệu đồng (giá 1994). Đây là một trong những ngành công nghiệp chủ lực của Hà Nội. 4. Ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá. Trên địa bàn Hà Nội chỉ có một doanh nghiệp công nghiệp sản xuất thuốc lá là nhà máy thuốc lá Thăng long với số lao động 1.162 người (năm 1995) đến năm 2000 thì số lao động của nhà máy đã tăng lên là 1.216 người. Năm 2003, nhà máy có 1.341 lao động, số lao động trong ngành sản xuất thuốc lá có tăng lên qua các năm nhưng không đáng kể và so với năm 2000, doanh thu của ngành này đã giảm xuống từ 603.982 triệu đồng xuống 470.570 triệu đồng. Mặc dù không phải là ngành có nhiều ưu thế phát triển song ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá đã góp phần tạo việc làm cho hơn 1.200 lao động và góp phần tăng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn. 5. Ngành công nghiệp dệt Tham gia vào ngành công nghiệp dệt ở Hà Nội năm 1995 có 20 doanh nghiệp trong đó 15 doanh nghiệp công nghiệp nhà nước và 5 doanh nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, cùng 1.481 cơ sở sản xuất ngoài nhà nước, với tổng số lao động tham gia vào ngành dệt là 19.605 người (trong đó doanh nghiệp nhà nước là 14.627 người, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 489 người, cơ sở ngoài nhà nước là 4.489 người). Năm 2000 số doanh nghiệp trong ngành công nghiệp dệt giảm xuống còn 15 doanh nghiệp (doanh nghiệp công nghiệp nhà nước là 12 doanh nghiệp, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 3 doanh nghiệp) và cơ sở sản xuất công nghiệp dệt ngoài nhà nước giảm xuống chỉ còn 343 cơ sở. Do đó số lao động trong ngành công nghiệp dệt giảm xuống với một lượng đáng kể, tổng số lao động trong ngành công nghiệp dệt ở cả 3 khu vực năm 2001 là 17.311 người (doanh nghiệp nhà nước là 14.049 người). Như vậy là so với năm 1995 thì số lao động trong ngành dệt năm 2000 đã giảm đi 2.284 người. Đến năm 2003 số doanh nghiệp trong ngành dệt tăng lên là 16 doanh nghiệp (doanh nghiệp FDI tăng thêm 1 doanh nghiệp) và có 322 cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài nhà nước với tổng số lao động toàn ngành là 17.276 người. Như vậy là so với năm 2000, thì năm 2003 tổng số lao động trong ngành dệt có giảm đi nhưng với số lượng không nhiều (giảm 35 người). Sự giảm lao động trong ngành dệt năm 2003 chủ yếu giảm mạnh ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Nếu năm 2000 ở các doanh nghiệp dệt ở khu vực này có tới 732 lao động thì năm 2003 giảm chỉ còn 167 lao động. Còn lao động ở khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm không nhiều. Song lao động ở khu vực ngoài nhà nước trong ngành dệt lại tăng từ 2.530 lao động (năm 2000) lên 3.247 lao động (năm 2003). Tuy các doanh nghiệp công nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp của ngành dệt giảm đi về số lượng và nguồn nhân lực song giá trị sản xuất của ngành dệt lại tăng lên liên tục với tốc độ cao. Nếu năm 1995 ngành dệt có giá trị sản xuất công nghiệp là 797.228 triệu đồng thì đến năm 2000 ngành dệt đạt giá trị sản xuất công nghiệp là 1.115.701 triệu đồng và năm 2003 đạt 1.779.892 triệu đồng. Mặc dù lượng lao động trong ngành dệt giảm đi nhưng giá trị sản xuất công nghiệp của ngành lại tăng lên là do áp dụng các máy móc, công nghệ dây chuyền sản xuất hiện đại nên đã tạo ra năng suất lao động cao, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Với giá trị sản xuất công nghiệp đã đạt được, ngành công nghiệp dệt Hà Nội được xếp vào một trong những ngành công nghiệp chủ lực của công nghiệp Hà Nội trong quá trình phát triển công nghiệp, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá thủ đô. 6. Ngành công nghiệp sản xuất trang phục (ngành may mặc) Đây là ngành thu hút lực lượng lao động lớn nhất trong ngành công nghiệp Hà Nội. Năm 1995 Hà Nội có 18 doanh nghiệp (doanh nghiệp nhà nước là 13, doanh nghiệp FDI là 5) và 2.946 cơ sở sản xuất ngoài nhà nước nhưng đã thu hút được 20.240 lao động (trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước là 12.532 lao động, doanh nghiệp FDI là 632 lao động, cơ sở ngoài nhà nước là 7076 lao động). Đến năm 2000 ngành công nghiệp may mặc Hà Nội có thêm một doanh nghiệp tham gia tức là có tới 19 doanh nghiệp trên địa bàn (14 doanh nghiệp nhà nước, 5 doanh nghiệp FDI) và 2.771 cơ sở sản xuất ngoài nhà nước, song có tới 23954 lao động (doanh nghiệp nhà nước là 14.972 người, doanh nghiệp FDI là 474 người, cơ sở sản xuất ngoài nhà nước là 8508 người). Đến năm 2003 trên địa bàn Hà Nội số lượng doanh nghiệp may mặc đã tăng lên từ 19 doanh nghiệp (năm 2000) lên 23 doanh nghiệp (trong đó doanh nghiệp nhà nước là 12, doanh nghiệp FDI là 11 doanh nghiệp) và 2.771 cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài nhà nước và đã thu hút một lượng lao động rất lớn là 40.054 lao động (doanh nghiệp nhà nước là 19.589, doanh nghịêp FDI là 4.293, cơ sở sản xuất ngoài nhà nước là 17.172). Từ năm 2000 đến nay số lao động vào ngành may tăng mạnh là do Hà Nội đã thực hiện được chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm may mặc sang thị trường các nước nhất là sang thị trường EU với việc xuất khẩu hàng may mặc, ngành công nghiệp sản xuất trang phục Hà Nội đang là một ngành công nghiệp chủ lực của Hà Nội không chỉ về giá trị sản xuất công nghiệp đạt được (năm 2003 giá trị sản xuất công nghiệp là 1.002.597 triệu đồng) mà còn thu hút một lượng lớn nguồn nhân lực của Hà Nội vào ngành công nghiệp. Góp phần tích cực trong việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế của Hà Nội theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. 7. Ngành công nghiệp sản xuất đồ da, giày dép. Trong lĩnh vực sản xuất đồ da, giày dép ở Hà Nội năm 1995 có 9 doanh nghiệp nhà nước với 1.953 lao động và 77 cơ sở sản xuất ngoài nhà nước với 1.590 lao động. Đến năm 2000 Hà Nội đã có 10 doanh nghiệp nhà nước sản xuất đồ da, giày dép với 11.107 lao động và 453 cơ sở ngoài nhà nước với 3.560 lao động, so với năm 1995 lao động trong công nghiệp sản xuất đồ da, giày dép đã tăng lên đáng kể, tăng thêm 6.124 người. Sang đến năm 2003 doanh nghiệp nhà nước giảm còn 9 doanh nghiệp với 11.365 lao động nhưng các cơ sở sản xuất ngoài nhà nước lại tăng lên là 605 cơ sở sản xuất với 5.078 lao động. Vậy là đến năm 2003 lao động trong ngành vẫn tiếp tục tăng lên, đạt tổng số lao động là 16.443 người (doanh nghiệp nhà nước là 11.365 người, cơ sở sản xuất ngoài nhà nước là 5.078 người). Và so với năm 2000 thì năm 2003 số lao động trong ngành này đã tăng thêm 1.176 người. Từ 2000 đến 2003 bình quân mỗi năm tăng 592 người. Tuy số lượng lao động tăng không lớn như ngành công nghiệp sản xuất trang phục, nhưng ngành công nghiệp sản xuất đồ da, giày dép đã có giá trị sản xuất công nghiệp tăng liên tục (năm 1995 đạt 236.998 triệu đồng, năm 2000 đạt 599.162 triệu đồng, năm 2003 đạt 712.096 triệu đồng) 8. Ngành chế biến gỗ. Năm 2001 ở Hà Nội có 8 doanh nghiệp chế biến gỗ (trong đó 7 doanh nghiệp nhà nước, một doanh nghiệp FDI) và 1.936 cơ sở sản xuất ngoài nhà nước với tổng số lao động tham gia là 10.723 lao động ( doanh nghiệp nhà nước là 1.802 lao động, doanh nghiệp FDI là 256 lao động, cơ sở sản xuất ngoài nhà nước là 8.865 lao động). Đến năm 2002 số doanh nghiệp chế biến gỗ khu vực nhà nước giảm xuống còn 4 doanh nghiệp và khu vực FDI tăng thêm một doanh nghiệp nữa và số cơ sở sản xuất ngoài nhà nước giảm xuống còn 1.948 cơ sở, do vậy mà số lao động trong ngành chế biến gỗ cũng giảm xuống còn 9.465 người. Năm 2003, số doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ tiếp tục giảm còn 5 doanh nghiệp và 1.910 cơ sở sản xuất ngoài nhà nước với tổng số lao động trong ngành là 9.301 người. Như vậy số doanh nghiệp trong ngành chế biến gỗ có xu hướng giảm và ngành công nghiệp này có hướng thu hẹp lại. 9. Ngành công nghiệp sản xuất chế biến giấy. Tham gia vào ngành công nghiệp sản xuất chế biến giấy ở Hà Nội năm 1995 có 5 doanh nghiệp (4 doanh nghiệp nhà nước và một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) và 240 cơ sở sản xuất ngoài nhà nước với tổng lao động tham gia là 2.885 lao động. Đến năm 2002 số doanh nghiệp nhà nước giảm xuống còn 3 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất ngoài nhà nước giảm xuống còn 210 cơ sở nhưng số lượng lao động tham gia vào ngành công nghiệp này lại tăng lên là 4.484 lao động. So với năm 2001, năm 2002 lao động trong ngành tăng thêm là 1.328 người (năm 2001 là 3.056 lao động). Nhưng sang đến năm 2003 thì số cơ sở sản xuất ngoài nhà nước tăng lên là 230 cơ sở và tổng số lao động trong toàn ngành là 4.364 người. So với năm 2002 mặc dù cơ sở sản xuất giấy đã tăng thêm 29 cơ sở nhưng số lao động trong ngành lại giảm xuống 120 người. 10. Ngành công nghiệp sản xuất hoá chất. Ngành công nghiệp sản xuất hoá chất Hà Nội là một trong những ngành có mức thu hút lao động ở mức độ trung bình. Năm 1995 ngành công nghiệp hoá chất có 20 doanh nghiệp trong đó có 3 doanh nghiệp FDI và 145 cơ sở sản xuất ngoài nhà nước với tổng số lao động trong ngành là 5.700 người. Năm 2001, số doanh nghiệp của ngành tăng lên là 24 doanh nghiệp (17 doanh nghiệp nhà nước và 7 doanh nghiệp FDI) và 177 cơ sở sản xuất ngoài nhà nước. Do đó lao động trong ngành sản xuất hoá chất tăng lên là 6.178 người, bình quân mỗi năm tăng thêm gần 100 người. Đến năm 2003 số doanh nghiệp sản xuất hoá chất giảm xuống còn 19 doanh nghiệp (doanh nghiệp nhà nước là 13, doanh nghiệp FDI là 6) và cơ sở sản xuất hoá chất là 175 cơ sở, nhưng tổng số lao động trong ngành hoá chất lại tăng lên đáng kể là 9214 lao động. So với năm 2000 thì năm 2003 số lao động trong ngành hoá chất đã tăng thêm là 3.027 lao động. Từ năm 2001 đến năm 2003 bình quân mỗi năm tăng thêm 1.009 lao động vào ngành hoá chất. Sự thu hút một lực lượng lao động đông đảo vào ngành hoá chất từ năm 2000 đến nay trong điều kiện các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất hoá chất ngoài nhà nước giảm đi về số lượng đã chứng tỏ khả năng phát triển của ngành công nghiệp hoá chất trước nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội. 11. Ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm từ cao su, plastic. Năm 1995 ngành công nghiệp này chỉ có 11 doanh nghiệp (9 doanh nghiệp nhà nước và 2 doanh nghiệp FDI) và 283 cơ sở sản xuất ngoài nhà nước với tổng số lao động là 5.253 người. Đến năm 2000 số doanh nghiệp của ngành đã tăng lên là 13 doanh nghiệp và 287 cơ sở với tổng số lao động là 8.107 người. Năm 2003 số doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ cao su, plastic giảm xuống còn 12 doanh nghiệp nhưng số cơ sở sản xuất ngoài nhà nước lại tăng lên là 295 cơ sở và đã thu hút 9.991 lao động vào hoạt động sản xuất với tổng giá trị sản phẩm công nghiệp đạt được là 1.003.291 triệu đồng (giá 1994) góp phần vào sự phát triển của ngành công nghiệp Hà Nội. 12. Ngành xuất bản in. Tính đến năm 2003 ở Hà Nội đã có 43 doanh nghiệp xuất bản in (40 doanh nghiệp nhà nước, 3 doanh nghiệp FDI ) và 515 cơ sở sản xuất ngoài nhà nước với tổng số lao động là 9.119 người. So với năm 2002 thì số lao động trong ngành xuất bản in đã giảm đi 53 người nhưng so với năm 1995 thì số lao động trong ngành xuất bản in đã tăng lên hơn gấp đôi. Song với nhu cầu phát triển văn hoá của xã hội nói chung thì trong thời gian tới có thể ngành công nghiệp này vẫn tiếp tục phát triển và số lượng lao động của ngành vẫn giữ ở mức ổn định hoặc tăng lên nhưng không nhiều. 13. Ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại. Đây là một trong những ngành công nghiệp phát triển ở Hà Nội đã thu hút một lực lượng lao động khá lớn trong ngành công nghiệp. Năm 1995 Hà Nội có 36 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại (29 doanh nghiệp nhà nước, 7 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) và 2.208 cơ sở sản xuất ngoài nhà nước với tổng số lao động là 19.392 người. Đến năm 2000 số doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại đã giảm xuống còn 31 doanh nghiệp và doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm xuống còn 1.677 cơ sở nhưng tổng số lao động của ngành lại tăng lên là 19.516 người. So với năm 1995 số lao động năm 2000 tăng lên không nhiều, song đến văm 2003 số lao động của ngành lại tăng lên đến 22.736 lao động, do cơ sở sản xuất ngoài nhà nước tăng lên từ 1.677 cơ sở (năm 2000) lên 1.900 cơ sở (năm 2003), mặc dù doanh nghiệp nhà nước giảm từ 23 doanh nghiệp xuống còn 19 doanh nghiệp nhưng lao động trong doanh nghiệp nhà nước lại tăng lên từ 8.997 người (năm 2000) lên 9.182 người (năm 2003) và số lao động doanh nghiệp FDI tăng từ 663 lao động năm 2000 lên 970 lao động. Số lao động trong các cơ sở ngoài nhà nước cũng tăng từ 9.856 người lên 12.504 người. Sự tăng lên của lao động trong ngành công nghiệp sản xuất phi kim loại đã góp phần tăng giá trị sản xuất công nghiệp của ngành lên tới 1.703.816 triệu đồng. 14. Ngành công nghiệp sản xuất kim loại. Năm 2000 ngành công nghiệp sản xuất kim loại ở Hà Nội có một doanh nghiệp nhà nước với số lao động là 155 người, đến năm 2003 số lao động của doanh nghiệp đã lên tới 200 người. Còn doanh nghiệp FDI có 6 doanh nghiệp với 735 lao động (năm 2000) đến năm 2002 số doanh nghiệp FDI giảm xuống còn 5 doanh nghiệp với số lao động là 813 người. Và đến năm 2003 số doanh nghiệp FDI tiếp tục giảm còn 4 doanh nghiệp nhưng số lao động trong khu vực này là tăng lên 867 người. Bên cạnh những doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI ở Hà Nội là cơ sở sản xuất kim loại ngoài nhà nước có xu hướng phát triển. Năm 1995 ở Hà Nội mới chỉ có 73 cơ sở với 646 lao động, thì đến năm 2000 số cơ sở sản xuất kim loại này đã tăng lên 158 cơ sở với 1.008 lao động, số cơ sở sản xuất kim loại và lao động trong các cơ sở này đã liên tục tăng lên, nếu như năm 2002 có 196 cơ sở với 1.759 lao động , thì 2003 là 204 cơ sở với 1.795 lao động. Tính từ năm 2000 đến năm 2003 thì số lao động trong ngành sản xuất kim loại ở Hà Nội đã tăng lên liên tục từ 1.898 người (năm 2000) lên 2.772 (năm 2002) và lên đến 2.862 (năm 2003). Sự tăng lên về số lượng trong ngành sản xuất kim loại ở Hà Nội đã chứng tỏ ngành công nghiệp sản xuất kim loại vẫn có thể tiếp tục phát triển. 15. Ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm từ kim loại. Đây là một trong những ngành có số doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI và các cơ sở sản xuất ngoài nhà nước có số lượng tương đối cao ở Hà Nội. Năm 1995 ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm từ kim loại có 18 doanh nghiệp (13 doanh nghiệp nhà nước và 5 doanh nghiệp FDI) và 1.782 cơ sở sản xuất ngoài nhà nước với tổng số lao động là 9.386 người. Đến năm 2000 số doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI tăng thêm 8 doanh nghiệp làm cho số lượng doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ kim loại là 26 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất sản phẩm từ kim loại ngoài nhà nước cũng tăng lên 2.019 cơ sở. Do vậy mà tổng số lao động của ngành đã tăng từ 9.386 người (năm 1995) lên 1.5176 người. Tuy nhiên đến năm 2002 và năm 2003 số doanh nghiệp nhà nước giảm xuống 6 doanh nghiệp nhưng số cơ sở sản xuất ngoài nhà nước lại tăng lên năm 2002 là 2.540 cơ sở, năm 2003 là 2.160 cơ sở. Và số lao động trong ngành cũng tăng lên liên tục với số lượng là 18.882 lao động (năm 2002) và 21037 lao động (năm 2003). Do đó giá trị sản xuất công nghiệp của ngành cũng tăng lên từ 768.660 triệu đồng năm 2000 lên 1.227.997 triệu đồng (năm 2002) và 1.399.818 triệu đồng (năm 2003). Sự phát triển của ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp Hà Nội. 16. Ngành công nghiệp sản xuất máy móc thiết bị. Ngành công nghiệp sản xuất máy móc thiết bị có số lượng doanh nghiệp đứng thứ 2 sau ngành công nghiệp xuất bản in ở Hà Nội tham gia vào ngành này chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước. Năm 1995 ở Hà Nội có 38 doanh nghiệp nhà nước với 8.442 lao động và 2 doanh nghiệp FDI có 349 lao động cùng với 30 cơ sở ngoài nhà nước tham gia sản xuất máy móc thiết bị với 357 lao động. Số người tham gia vào ngành công nghiệp sản xuất máy móc thiết bị năm 1995 là 9.148 người. Đến năm 2000, số doanh nghiệp nhà nước của ngành giảm xuống còn 28 doanh nghiệp làm cho số lao động trong doanh nghiệp nhà nước giảm xuống, số doanh nghiệp FDI tăng lên là 5 doanh nghiệp, và số cơ sở ngoài nhà nước là 35 cơ sở nhưng số lao động ở 2 khu vực này tăng lên không đáng kể. Do vậy mà tổng số lao động trong toàn ngành đã giảm xuống còn 8.146 người. Năm 2003 số doanh nghiệp nhà nước giảm xuống còn 20 doanh nghiệp, doanh nghiệp FDI tăng lên là 7 doanh nghiệp và 30 cơ sở sản xuất ngoài doanh nghiệp nhà nước. Số lượng lao động trong ngành tăng lên là 9.748 lao động. Nhìn tổng thể sự phát triển về nguồn nhân lực của ngành sản xuất máy móc thiết bị từ năm 1995 đến nay chúng ta thấy tuy số lượng tăng không nhiều, thậm chí năm 2000 còn giảm xuống, năm 1995 có 9.148 lao động, năm 2000 có 8.146 lao động, năm 2002 lại tăng lên 9.667 lao động và năm 2003 là 9.748 lao động, nhưng giá trị sản xuất công nghiệp của ngành lại tăng lên liên tục. Năm 1995 đạt giá trị sản xuất công nghiệp 372.774 triệu đồng, thì đến năm 2000 đạt 513.483 triệu đồng và năm 2003 đạt 819.734 triệu đồng góp phần vào sự tăng trưởng của ngành công nghiệp Hà Nội. 17. Ngành công nghiệp sản xuất thiết bị văn phòng. Tham gia vào ngành sản xuất thiết bị văn phòng ở Hà Nội năm 2001 có 5 doanh nghiệp (3 doanh nghiệp nhà nước và 2 doanh nghiệp FDI) với tổng số lao động 275 người. Năm 2002 đến nay số doanh nghiệp FDI giảm đi 1 doanh nghiệp, do đó chỉ còn 4 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thiết bị văn phòng nên số lượng lao động thu hút vào ngành này không lớn như đối với các ngành khác nhưng lại có số lao động tăng lên liên tục. Năm 2002 có 827 người, năm 2003 đã lên tới 1341 người. Tuy số doanh nghiệp và lao động không nhiều nhưng lại là ngành sản xuất có giá trị khá cao năm 2003. Giá trị sản xuất công nghiệp ngành công nghiệp sản xuất thiết bị văn phòng đạt 1.860998 triệu đồng (giá 1994). 18. Ngành công nghiệp sản xuất thiết bị điện. Là một trong những ngành công nghiệp chủ lực của công nghiệp Hà Nội. Tuy số lao động và doanh nghiệp không lớn như các ngành dệt - may, da - giày nhưng lại là ngành có giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất. Năm 2000 ngành công nghiệp sản xuất máy móc thiết bị điện có 18 doanh nghiệp (10 doanh nghiệp nhà nước và 8 doanh nghiệp FDI) và 100 cơ sở sản xuất ngoài nhà nước với tổng số lao động là 8.313 người. Đến năm 2003 số doanh nghiệp tham gia vào ngành này đã tăng lên 23 doanh nghiệp (12 doanh nghiệp nhà nước và 11 doanh nghiệp FDI) và 98 cơ sở sản xuất nhưng đã thu hút 11.618 lao động. Tính từ năm 2000 đến nay số lao động của ngành sản xuất máy móc thiết bị điện tăng liên tục bình quân 1.102 người, góp phần làm tăng giá trị sản xuất công nghiệp của ngành tăng lên từ 1.386.417 triệu đồng (năm 2000) lên 1.989.198 triệu đồng (năm 2001) và 2.579.979 triệu đồng (năm 2002), đến năm 2003 đạt 306.3877 triệu đồng (giá 1994). Là mức cao nhất của tất cả các ngành công nghiệp Hà Nội. Với giá trị đạt được ngành công nghiệp sản xuất máy móc thiết bị điện ở Hà Nội đã góp phần to lớn trong việc thay đổi cơ cấu GDP của thủ đô, làm cho tỷ trọng công nghiệp ngày càng tăng lên. 19. Ngành công nghiệp sản xuất dụng cụ y tế. Tuy số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và lao động tham gia vào ngành công nghiệp sản xuất dụng cụ y tế không nhiều nhưng đã góp phần làm cho ngành công nghiệp Hà Nội phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. năm 1995 ở Hà Nội có 8 doanh nghiệp sản xuất dụng cụ y tế (3 doanh nghiệp nhà nước và 5 doanh nghiệp FDI) và 5 cơ sở sản xuất ngoài nhà nước với tổng số lao động của ngành là 670 người. Năm 2000 số doanh nghiệp sản xuất dụng cụ y tế tăng lên 11 doanh nghiệp (tăng thêm 3 doanh nghiệp FDI) và 11 cơ sở sản xuất ngoài nhà nước với số lượng lao động tăng lên 1.143 người. Năm 2003, số doanh nghiệp của ngành chỉ còn 10 doanh nghiệp và 10 cơ sở sản xuất ngoài nhà nước nhưng tổng số lao động của ngành vẫn tiếp tục tăng lên 1.395 người. Từ 2000 đến 2003 bình quân mỗi năm tăng thêm 84 người.Với số lượng lao động tăng hàng năm không nhiều nhưng giá trị sản xuất công nghiệp của ngành tăng lên liên tục từ 17.160 triệu đồng (năm 1995) lên 148.250 triệu đồng (năm 2000) và đạt 225.570 triệu đồng năm 2002, năm 2003 có giảm sút một chút so với 2002 và chỉ đạt mức 210.635 triệu đồng. 20. Ngành công nghiệp sản xuất ti vi, radio. Năm 1995, ở Hà Nội có 13 doanh nghiệp nhà nước và 5 doanh nghiệp FDI, 5 cơ sở sản xuất ngoài nhà nước trong lĩnh vực sản xuất ti vi, radio với tổng số lao động là 3.808 người. Đến năm 2000 có thêm 2 doanh nghiệp FDI và 6 cơ sở sản xuất ngoài nhà nước tham gia sản xuất ti vi, radio, làm cho tổng số lao động của ngành đã tăng lên là 4.366 lao động. Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội chỉ còn 5 doanh nghiệp nhà nước và 10 doanh nghiệp FDI và 12 cơ sở sản xuất ngoài nhà nước với tổng số lao động là 4.945 lao động như vậy là từ 2000 đến 2003 số lao động tham gia vào ngành công nghiệp này tăng không đáng kể, bình quân tăng gần 160 người nhưng giá trị sản xuất công nghiệp của ngành tăng liên tục hàng năm. Năm 2000 là 2.054.747 triệu đồng, năm 2001 là 2.083.149 triệu đồng, Năm 2002 là 2.230.661 triệu đồng và năm 2003 là 2.663.771 triệu đồng (giá 1994). Sự tăng trưởng của ngành sản xuất ti vi, radio đã góp phần tăng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thủ đô Hà Nội. 21. Ngành công nghiệp sản xuất xe động cơ. Tính đến năm 2003 trên địa bàn Hà Nội có 16 doanh nghiệp sản xuất xe động cơ (8 doanh nghiệp nhà nước và 8 doanh nghiệp FDI) và 93 cơ sở sản xuất ngoài nhà nước với tổng số lao động là 4.932 lao động. Đây là một trong những ngành công nghiệp có sự phát triển nhanh về nguồn nhân lực. Từ 2000 đến 2003 bình quân mỗi năm thu hút gần 860 lao động vào làm việc. Do đó giá trị sản xuất công nghiệp của ngành này cũng liên tục tăng lên. Năm 2000 đạt 905.741 triệu đồng, năm 2001 đạt 1.326.187 triệu đồng, năm 2002 đạt 1.824.535 triệu đồng và năm 2003 đạt 2.336.241 triệu đồng (giá 1994). Sự phát triển ngành công nghiệp sản xuất xe động cơ đã thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp Hà Nội góp phần dịch chuyển cơ cấu kinh tế của thủ đô theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. 22. Ngành công nghiệp sản xuất phương tiện vận tải khác. Hiện nay ở Hà Nội ngành công nghiệp sản xuất phương tiện vận tải có giá trị sản xuất công nghiệp đứng thứ 2 sau ngành sản xuất máy móc thiết bị điện. Nếu năm 2000 ở Hà Nội có 23 doanh nghiệp (15 doanh nghiệp nhà nước và 8 doanh nghiệp FDI) và 41 cơ sở sản xuất với tổng số lao động là 5.413 người đã tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp là 1.585.416 triệu đồng (giá 1994) thì đến năm 2003 ngành chỉ còn 21 doanh nghiệp (11 doanh nghiệp nhà nước, 10 doanh nghiệp FDI) và 29 cơ sở sản xuất doanh nghiệp ngoài nhà nước nhưng có số lượng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van AAAA.doc
  • docbia.doc
Tài liệu liên quan