Luận văn Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5

1.1. Nguồn nhân lực, các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội 5

1.2. Vai trò của nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi 26

1.3. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số nước 33

Chương 2: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH THANH HOÁ HIỆN NAY 41

2.1. Những đặc điểm ảnh hưởng đến nguồn nhân lực các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá 41

2.2. Thực trạng nguồn nhân lực các huyện miền núi Thanh Hoá cho phát triển kinh tế - xã hội trong những năm qua 51

Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH THANH HOÁ 76

3.1. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực 76

3.2. Một số giải pháp cơ bản về phát triển nguồn nhân lực các huyện miền núi Thanh Hoá thông qua đào tạo nghề 83

KẾT LUẬN 100

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

 

 

doc107 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3661 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p tăng do sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm sản và công nghiệp khai khoáng. Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp đã có sự chuyển dịch nhanh theo hướng tích cực. Sự chuyển biến mạnh về nhận thức đã tạo đà cho các nghề sản xuất mới ra đời. Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tăng từ 17,5% năm 2005 lên 32,6% năm 2007 và đứng đầu trong nhóm ngành công nghiệp. Tỷ trọng ngành chế biến nông, lâm sản cũng tăng nhanh, từ 10,6% năm 2005 tăng lên 17,9% năm 2007, chủ yếu là chế biến từ cây luồng, cây sắn và cung cấp nguyên liệu giấy. Các làng nghề tiểu thủ công nghiệp, nghề dệt thổ cẩm truyền thống với việc khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ đang được hình thành ở các thị trấn, thị tứ thu hút một lực lượng lớn lao động vào làm việc tạo nên một bức tranh lạc quan đối với kinh tế miền núi. - Trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và thủy sản Đây là ngành chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế miền núi Thanh Hóa. Tỷ trọng giá trị qua các năm đều trên 55% so với GDP của khu vực. Năm 2007, giá trị sản lượng nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 2.987,3 tỷ đồng chiếm 55,21% (giá cố định 1994). Trồng trọt chủ yếu là lúa, ngô, khoai, sắn, rau và các loại cây công nghiệp hàng năm. Tổng sản lượng lương thực quy thóc bình quân đầu người là 315kg/năm. Năng xuất lúa tăng bình quân từ 37,9 tạ/ha năm 2005 lên 42,5tạ/ha năm 2007. Bên cạnh việc trồng trọt, chăn nuôi kiểu mô hình trang trại, chăn nuôi công nghiệp tập trung đang được mở rộng. Các chương trình sind hóa đàn lợn, đàn bò, cá, gia cầm đã đem lại những kết quả khả quan, nếu so với năm 2005 ngành chăn nuôi tăng lên 35%. Trong đó đàn trâu tăng 23,7%, đàn bò tăng 28,4%, đàn lợn tăng 18,6%, gia cầm tăng 4,8%, sản lượng cá đạt 3.991 tấn tăng 5,2%. Lâm nghiệp là một thế mạnh của miền núi Thanh Hóa, những năm gần đây do làm tốt công tác khuyến lâm, diện tích rừng khai thác không đúng quy hoạch giảm dần, rừng trồng mới được tăng lên. Năm 2007 giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 818.702 triệu đồng tăng 29,8% so với năm 2005. Trong đó trồng mới và khoanh nuôi rừng đạt 253.461 triệu đồng, khai thác gỗ và lâm sản 550.164 triệu đồng, lâm nghiệp khác 15.077 triệu đồng. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đã có bước phát triển tốt, khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, rừng và mặt nước vào sản xuất góp phần vào tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh. Đã có sự gắn kết giữa sản xuất nông, lâm nghiệp với công nghiệp chế biến quy mô nhỏ ở khu vực nông thôn, góp phần giải quyết lao động và nâng cao giá trị các sản phẩm nông, lâm nghiệp. Quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn được củng cố. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nông, lâm nghiệp được tăng cường một bước. Việc ứng dụng các kỹ thuật - công nghệ mới vào sản xuất, nhất là khâu giống, kỹ thuật canh tác góp phần nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi tăng nhanh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường. - Trong lĩnh vực dịch vụ Khi chuyển đổi cơ chế, mạng lưới dịch vụ phát triển khá mạnh mẽ không chỉ ở các khu đô thị vùng đồng bằng mà tại các huyện miền núi cũng phát triển khá nhanh chóng. Năm 2007 số cơ sở đăng ký kinh doanh loại hình này là 12.824 so với năm 2005 tăng 12,21%; số người kinh doanh thương mại, du lịch và khách sạn, nhà hàng tăng 28,65%. Giá trị xuất khẩu của khu vực năm 2007 đạt tới 8,2 triệu USD tăng so với năm 2005 là 11,65%. Như vậy, bằng hệ thống chính sách điều hành vĩ mô và sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, các huyện miền núi đã có những bước phát triển kinh tế khá mạnh bạo. Hàng năm mức đầu tư phát triển toàn xã hội đều được tăng lên, năm 2005 là 1.409.149 triệu đồng, năm 2006 khu vực miền núi là 1.951.700 triệu đồng, năm 2007 là 2.073.104 triệu đồng. Trong đó từ ngân sách nhà nước là 82,91%, vốn tín dụng Nhà nước là 9,23%. Tuy nhiên, do sự đầu tư chưa đúng với tiềm năng nên trong lĩnh vực dịch vụ ở các huyện miền núi của tỉnh còn nhiều hạn chế như: sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, chủ yếu mới khai thác tiềm năng tự nhiên và những di sản sẵn có, chưa có dự án lớn vào phát triển du lịch trên địa bàn. Các hoạt động dịch vụ về tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thông tin, tư vấn, việc làm … đã được quan tâm và đầu tư, bám sát các chủ trương và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và vùng để đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng phục vụ phát triển kinh tế. 2.1.3.2. Đặc điểm xã hội - Dân số Thanh Hóa nói chung và miền núi của tỉnh nói riêng có dân cư đông đúc. Năm 2007, dân số trung bình của tỉnh là 3.727.206 người, riêng 11 huyện miền núi là 907.586 người của 8 dân tộc, chiếm 24,35% dân số toàn tỉnh. Trong đó có 7 dân tộc thiểu số, chiếm 16,49 dân số toàn tỉnh (Mường 9,49%, Thái 6,15%, H’Mông 0,4%, Thổ 0,27%, Dao 0,15%, Khơ mú 0,02%, Tày 0,01%). Mật độ dân số bình quân 339 người/km2. Tốc độ tăng dân số bình quân thời kỳ 2003 - 2007 là 1,02%, cao hơn mức tăng dân số của vùng Bắc Trung Bộ (1,01%). Trong những năm gần đây do công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trong tỉnh được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả, nhận thức của người dân về công tác này ngày càng cao nên có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên đối với miền núi Thanh Hóa, do trình độ dân trí còn thấp nên việc sinh đẻ nhiều con vẫn còn phổ biến trong các hộ gia đình, nhất là các hộ ở vùng sâu, vùng xa, người dân tộc H’Mông dẻo cao. Các dân tộc ở Thanh Hóa có những nét đặc trưng riêng của vùng Bắc Trung Bộ. Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhiều lễ hội và phong tục truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc đang được phục hồi và phát triển theo hướng tiến bộ và trở thành một trong những nguồn lực phát triển quan trọng của du lịch. - Về chất lượng dân số: Do thực hiện tốt từng bước chương trình phổ cập giáo dục và chăm sóc sức khỏe của nhân dân các dân tộc thiểu số nên chất lượng dân số khu vực miền núi Thanh Hóa không ngừng được cải thiện cả về thể lực và trí lực. Về cơ bản, miền núi Thanh Hóa có một cơ cấu dân số tương đối trẻ, sức khỏe tốt. Đây là nguồn nhân lực chủ yếu sẽ được huy động vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và của khu vực miền núi nói riêng. Trình độ học vấn của người dân cũng ngày càng được nâng cao. Đến năm 2005, miền núi Thanh Hóa đã có 8/11 huyện đạt phổ cập trung học cơ sở đúng độ tuổi. Tuy nhiên, tại một số xã giáp biên giới do phần lớn dân cư là người dân tộc thiểu số với nhiều tập tục lạc hậu, lại sống rải rác ở các khu vùng cao, vùng xa, điều kiện đầu tư cho giáo dục khó khăn … nên trình độ dân trí thấp và học vấn của dân cư còn thấp, tình trạng tái mù chữ còn tương đối phổ biến. - Về phân bố dân cư: Sự phân bố dân cư của Thanh Hóa rất không đồng đều giữa các vùng, các khu vực. Hầu hết dân cư sinh sống ở địa bàn nông thôn, chiếm trên 90,2% dân số toàn tỉnh; dân số thành thị chỉ chiếm 9,8%, thấp hơn rất nhiều so với trung bình cả nước (trung bình cả nước là 27%). Huyện có số dân cao nhất là 281.315 người chiếm 7,7% dân số toàn tỉnh; huyện có số dân ít nhất là Mường Lát có 32.487 người, chiếm gần 0,9% dân số của tỉnh. Mật độ dân số tập trung cao ở vùng đồng bằng và ven biển, cao nhất là thành phố Thanh Hóa 3.365 người/km2. Ngược lại ở cá huyện miền núi dân cư rất thưa thớt, thấp nhất là huyện Quan Sơn mật độ dân số chỉ có 37 người/km2, huyện Mường Lát là 39 người/km2. Điều này cho thấy mức độ đô thị hóa, phát triển công nghiệp và dịch vụ ở Thanh Hóa trong những năm qua còn rất thấp. Thực trạng phân bố dân cư nêu trên của các huyện miền núi Thanh Hóa cùng với tình trạng di cư tự do của một số bộ phận dân cư ở các huyện vùng cao của tỉnh đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Trong những năm qua, ngoài tình trạng di cư tự do trong nội bộ các huyện vùng cao biên giới của tỉnh, đồng bào người H’Mông ở các tỉnh miền núi phía Bắc chuyển đến cũng khá đông, nảy sinh những vấn đề phức tạp trong quản lý dân cư, an ninh chính trị và trật tự xã hội. Vài năm gần đây, mặc dù tình trạng di cư tự do đã giảm nhưng hiện tượng vượt biên trái phép, vi phạm Hiệp định biên giới vẫn còn xảy ra, đòi hỏi phải quy hoạch phân bố sắp xếp lại dân cư trên địa bàn để vừa thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vừa đảm bảo an ninh chính trị và trật tự xã hội cho các khu vực vùng biên. Trong những năm qua việc thực hiện chăm sóc sức khỏe của nhân dân được Đảng bộ và chính quyền tỉnh rất coi trọng. Công tác vệ sinh, phòng bệnh đã được triển khai rộng khắp các thôn xóm, làng bản, mạng lưới y tế được củng cố và tăng cường đội ngũ cán bộ khá tốt. Hiện tại có 1 bệnh viện đa khoa khu vực, 10 bệnh viện tuyến huyện, 188/194 xã có trạm xá. Số cán bộ ngành y thuộc khu vực nhà nước quản lý là 969 người, trong đó có 258 bác sỹ chiếm 26,63%, 466 y sỹ, kỹ thuật viên chiếm 48,01% và 245 y tá, hộ lý chiếm 25,36%. Số cán bộ ngành dược thuộc nhà nước quản lý là 58 người, trong đó dược sỹ cao cấp 6 người bằng 10,34%, dược sỹ trung cấp 43 người bằng 74,14%, dược tá 9 người bằng 15,52%. Nhìn chung các cơ sở y tế đã được quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất và trang thiết bị nên đã đáp ứng ngày càng tốt hơn công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Bệnh viện đa khoa khu vực được nâng cấp, xây dựng mới bước đầu đã khắc phục được tình trạng một số bệnh trước đây phải chuyển lên tuyến trên để chữa trị. Các trạm y tế xã được đầu tư cải tạo và nâng cấp đảm bảo nhu cầu khám chữa bệnh thông thường cho nhân dân. Ngành y tế đã tổ chức tốt việc khám và chữa bệnh bảo hiểm y tế ở cả 3 tuyến, giúp người nghèo giảm chi phí trong khám và chữa bệnh. Mạng lưới y tế dự phòng tương đối phát triển, nhiều chương trình y tế được triển khai tốt như: chăm sóc sức khỏe ban đầu, tiêm chủng mở rộng, chương trình phòng chống sốt rét, bướu cổ, thanh toán bệnh mắt hột, phòng chống lao…các bệnh xã hội được phát hiện kịp thời và quản lý điều trị có hiệu quả, góp phần tăng sức khỏe cho cộng đồng, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Tuy nhiên, với số lượng cán bộ y tế ở các huyện miền núi như trên vẫn chưa thể đáp ứng yêu cầu của người dân, cơ sở vật chất và trang thiết bị vẫn còn nghèo nàn, chưa đồng bộ, số gường bệnh còn ít, tình trạng quá tải là phổ biến. Hiện tại vẫn còn 6 xã chưa có trạm y tế. Hệ thống giao thông còn khó khăn, dân cư ở không tập trung nên rất khó cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như chăm sóc sức khỏe. Những đặc điểm kinh tế - xã hội trên có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nhân lực ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa về mặt thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của vùng. 2.2. Thực trạng nguồn nhân lực các huyện miền núi Thanh Hóa cho phát triển kinh tế - xã hội trong những năm qua Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế chúng ta phải giữ vững nguyên tắc là đảm bảo an ninh lương thực, ổn định xã hội. Do đó, không thể giảm tỷ trọng GDP từ nông nghiệp bằng cách giảm thấp sự phát triển của khu vực này. Trái lại, trên cơ sở phát triển mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa, áp dụng khoa học công nghệ - kỹ thuật tiên tiến, đổi mới cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi, tập quán và kỹ thuật sản xuất, tăng nhanh năng suất lao động xã hội để có thể chuyển ngày càng nhiều lực lượng lao động nông thôn vào làm việc trong các ngành công nghiệp và dịch vụ. Để thực hiện yêu cầu này, vấn đề nâng cao chất lượng nguồn lao động nông thôn đóng vai trò hết sức quan trọng. Bởi vì, không có lao động chuyên môn kỹ thuật, lao động đã qua đào tạo thì không thể ứng dụng hiệu quả thành tựu khoa học công nghệ và kỹ thuật mới; không thể thay đổi được tập quán và kỹ thuật sản xuất lạc hậu, không thể nâng cao năng suất lao động xã hội, do đó không thể giảm một cách đáng kể lực lượng lao động nông thôn ra khỏi khu vực nông nghiệp. Mặt khác, nếu chất lượng nguồn lao động thấp, đặc biệt là lực lượng lao động trẻ mặc dù khu vực nông nghiệp không có khả năng tạo thêm chỗ làm việc mới thì cũng không dễ dàng để chuyển đội ngũ này sang làm việc trong các ngành nghề phi nông nghiệp tại địa phương cũng như ở nơi khác. Sự mất cân đối giữa cung và cầu về chất lượng lao động ở nông thôn là trở ngại trực tiếp cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp và cơ cấu lao động của vùng. Do đó, việc phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có ý nghĩa quyết định cho phát triển kinh tế - xã hội của một huyện và cả vùng miền núi Thanh Hóa. Vì vậy, vấn đề dân số và nguồn nhân lực phải được quan tâm và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tốc độ phát triển dân số và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực. 2.2.1. Dân số và sự hình thành nguồn nhân lực miền núi Thanh Hóa 2.2.1.1. Sự phát triển dân số qua các năm - Tốc độ gia tăng dân số: Thanh Hóa nói chung và khu vực miền núi nói riêng có quy mô dân số lớn và ngày càng tăng đang là một trong những cản trở lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, trong đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nguồn nhân lực. Tính đến thời điểm 31/12/2006 toàn tỉnh có 3.727.206 người, trong đó khu vực miền núi là 907.586 người bằng 24,35% dân số toàn tỉnh. Trong giai đoạn 2003 - 2007 cùng với những chuyển biến sâu sắc về kinh tế - xã hội, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình ở miền núi Thanh Hóa đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại về tâm lý xã hội, về tập tục lạc hậu tồn tại qua nhiều thế hệ, những khó khăn mang tính đặc thù của từng dân tộc, địa phương để đạt được quy mô dân số giảm nhanh. Tốc độ tăng dân số tự nhiên thời kỳ này là 1,34%. Như vậy, sau 5 năm khu vực miền núi tăng 13.684 người (bằng dân số của huyện lớn Ngọc Lặc). Số trẻ sinh ra sống hàng năm khoảng từ 3.200 đến 3.600 cháu, qua đó cho thấy miền núi Thanh Hóa có dân số đông và có tốc độ phát triển nhanh. Bảng 2.2: Dân số và tỷ lệ phát triển dân số thời kỳ 2003-2007 Chỉ tiêu 2003 2005 2007 Dân số trung bình (người) 889.741 896.187 903.425 Tỷ suất sinh (‰) 24,91 23,78 21,33 Tỷ suất chết (‰) 10,89 9,93 8,73 Tỷ suất tăng tự nhiên (‰) 14,02 13,85 12,60 Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên (%) 67,72 57,21 50,03 Số con trung bình 3,85 3,31 3,10 Nguồn: - ủy ban Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Thanh Hóa - Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa Từ số liệu ở bảng 2.2, chúng ta thấy: - Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, từ 67,72% năm 2003 giảm xuống còn 57,21% năm 2005 và 50,03% năm 2007. Bình quân mỗi năm giảm được 3,54%. Thời gian sau 2005 số phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên giảm chậm do chính sách dân số và việc chuyển đổi cơ chế quản lý nên có sự buông lỏng công tác này, đặc biệt là miền núi Thanh Hóa nhận thức cùng với các tập tục còn nặng nề về giới tính của bà con dân tộc thiểu số. - Đối chiếu với kế hoạch giảm sinh trong chiến lược dân số đến năm 2010 của UBND tỉnh Thanh Hóa thì tỷ suất sinh khu vực miền núi đến năm 2010 là 21,35‰, nhưng đến 2007 đã đạt 21,33‰; kết quả coi như đã về trước 3 năm, và với mức sinh như hiện nay, miền núi Thanh Hóa sẽ đạt mức sinh thay thế (2,1 con) vào những năm 2010. - Cơ cấu dân số + Cơ cấu dân số theo giới tính: Bảng 2.3: Dân số miền núi Thanh Hóa chia theo giới tính Năm Tổng dân số miền núi (người) Chia theo giới tính Nam Nữ Số người % Số người % 2003 889.741 433.303 48,7 456.438 51,3 2004 892.932 435.750 48,8 457.182 51,2 2005 896.187 437.339 48,8 458.848 51,2 2006 899.964 440.082 48,9 459.882 51,1 2007 903.425 441.774 48,9 461.651 51,1 Nguồn: Cục Thống kê Thanh Hóa. Nghiên cứu số liệu ở bảng 2.3 chúng ta thấy được cơ cấu giới tính dân số các huyện miền núi Thanh Hóa 2003 - 2007. Miền núi Thanh Hóa có tỷ lệ nữ cao hơn nam từ 2,2 - 3%, điều này cho thấy ở miền núi tỷ suất chết của nam cao hơn nữ và tuổi thọ của nữ lại cao hơn nam. Đây là nét đặc thù riêng có ở các huyện miền núi nói chung và của Thanh Hóa nói riêng. Ngoài ra phải nói đến một nguyên nhân sâu xa nữa là do hậu quả của cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược, đặc biệt là cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ và chiến tranh biên giới đã làm cho số nam chết nhiều hơn nữ. + Cơ cấu dân số theo tuổi: Sự thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi cũng làm thay đổi về nguồn lao động. Theo báo cáo của ủy ban Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Thanh Hóa thì dân số Thanh Hóa nói chung và của miền núi nói riêng thuộc dạng “dân số trẻ”. Số trẻ em dưới 14 tuổi năm 2003 là 362.658, chiếm 40,76% dân số miền núi; con số này tại thời điểm năm 2007 đã giảm còn 35,45%. Ngược lại với tỷ lệ này là số lượng người trong độ tuổi lại tăng lên nhanh. Năm 2003, số người trong độ tuổi lao động miền núi là 419.957 chiếm 47,2% so với lao động miền núi. Đến năm 2007 đã tăng lên 495.076 chiếm tỷ lệ 54,8% so với lao động miền núi. Mức sinh của miền núi Thanh Hóa khá cao của những năm trước, do đó nguồn lực lao động được bổ sung sẽ ngày càng tăng vào thời kỳ 2010-2015. Đây cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho sức ép về lao động việc làm ngày càng cao ngay tại nông thôn miền núi. + Mức độ đô thị hóa: Chỉ số sử dụng để xác định mức độ đô thị hóa là số phần trăm (%) dân số sống ở khu vực thành thị so với tổng số dân số. Các chỉ số này được trình bày qua số liệu ở bảng số 6 của miền núi Thanh Hóa và toàn tỉnh qua các năm 2003, 2005 và 2007. Bảng 2.4: Dân số đô thị của miền núi và toàn tỉnh Thanh Hóa Năm Tỉnh Thanh Hóa Khu vực miền núi Số lượng (người) % so dân số toàn tỉnh Số lượng (người) % so dân số toàn tỉnh 2003 222.289 6,14 40.321 1,11 2005 270.138 7,35 46.380 1,24 2007 343.275 9,21 47.708 1,28 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa. Dân số ở các thị trấn miền núi năm 2005 bằng 1,2 lần so với năm 2003 và nếu so toàn tỉnh bằng 4,79 lần; bình quân hàng năm thời kỳ 2003-2005 dân số các thị trấn miền núi tăng 3,66%. Việc tăng nhanh dân số đô thị miền núi do việc chia tách thành lập mới 4 huyện và như vậy hình thành 4 thị trấn mới kéo theo dân số thành thị tăng theo và làm cho quy mô dân số đô thị tăng thêm 7.387 người. Với tốc độ tăng nhanh dân số các thị trấn cho thấy tốc độ đô thị hóa ở các huyện miền núi cũng tăng theo. Đây là yêu cầu tất yếu khách quan của quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn đối với mọi địa phương. Mặc dù vậy, số lượng dân số sinh sống và làm kinh tế ở các thị trấn miền núi vẫn còn ít, năm 2003 chỉ có 4,53% và đến năm 2007 có 5,28% (so với dân số miền núi) số dân miền núi sống ở các thị trấn. Tuy nhiên cũng phải thấy rõ tính hai mặt của quá trình này. Mặt tích cực là tạo được môi trường và điều kiện thuận lợi để nhanh chóng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bảo đảm được việc cung cấp lực lượng lao động có tay nghề, chuyên môn cao, đồng thời cho phép người lao động tiếp cận với các loại hình dịch vụ có hàm lượng chất xám cao. Đây là một trong những yếu tố rất căn bản để phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, hậu quả của việc đô thị hóa quá nhanh có thể để lại nhiều tiêu cực nghiêm trọng nếu không có sự quy hoạch đồng bộ, lâu dài và sự kiểm soát nghiêm minh, kiên quyết của Nhà nước. 2.2.1.2. Sự hình thành nguồn nhân lực qua các năm Như trên đã phân tích lực lượng lao động đồng nghĩa với dân số tham gia các hoạt động kinh tế. Việc đánh giá lực lượng lao động dựa trên dữ liệu tổng hợp từ kết quả điều tra lao động, việc làm hàng năm thời kỳ 2003-2005 do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Tổng Cục Thống kê, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Thanh Hóa cho thấy một số vấn đề cơ bản đặc trưng thực trạng và xu hướng biến động cũng như tình hình sử dụng lực lượng lao động của các huyện miền núi Thanh Hóa giai đoạn 2003-2007 như sau: - Quy mô lực lượng lao động gia tăng với tốc độ cao. Năm 2007 khu vực miền núi có 440.149 người bằng 1,05 lần so với năm 2003; bình quân hàng năm thời kỳ này tăng 2,71%, với quy mô tăng thêm 4.110 người/năm. Trong đó lực lượng lao động ở các thị trấn cũng có xu hướng gia tăng do phát triển công nghiệp chế biến, hình thành các nhóm nghề thủ công nghiệp, chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, nghề truyền thống. Bảng 2.5: Lực lượng lao động các huyện miền núi Thanh Hóa phân theo nhóm tuổi Nhóm tuổi của lực lượng lao động Năm 2003 Năm 2007 Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ ( %) Tổng lực lượng lao động 419.602 100,00 440.149 100,00 15 - 24 95.124 22,67 95.116 21,61 25 - 34 120.929 28,82 112.370 25,53 35 - 44 109.600 26,12 129.271 29,37 45 - 54 50.478 12,03 67.387 15,31 54 - 59 18.672 4,45 17.034 3,87 ³ 60 24.799 5,91 18.971 4,31 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa. Số liệu ở bảng 2.5 cho thấy, năm 2007 tỷ lệ lao động trẻ gồm những người từ đủ 15 tuổi đến 34 tuổi trong tổng lực lượng lao động miền núi đã giảm từ 51,49% xuống còn 47,14%; nhóm tuổi lao động trung niên từ đủ 35 tuổi đến 54 tuổi lại tăng từ 38,15% lên 44,68%. Như vậy, xu hướng già hóa lực lượng lao động các huyện miền núi Thanh Hóa phát triển tốc độ nhanh. - Về dân số, lao động và chất lượng nguồn lao động đã có bước chuyển biến tích cực. Số liệu ở bảng 2.8 thể hiện rất rõ: Dân số trong độ tuổi có xu hướng tăng dần ở các thị trấn, năm 2003 có 5,21% thì đến năm 2007 đã tăng lên 6,08% so với lao động khu vực miền núi. Đây cũng là xu thế chuyển dịch cơ cấu lao động, một bộ phận lao động từ sản xuất nông nghiệp sang làm việc ở các ngành sản xuất khác. Bảng 2.6: Dân số, lao động và chất lượng lao động các huyện miền núi Thanh Hóa giai đoạn 2003-2007 Chỉ tiêu ĐVT 2003 2005 2007 1- Dân số miền núi Người 889.714 896.187 903.425 2- Dân số miền núi trong độ tuổi LĐ Người 419.602 429.721 440.149 Tỷ lệ % so dân số miền núi % 47,16 47,95 48,72 Chia theo: - Thành thị Người 21.858 25.675 26.750 Tỷ lệ % so với dân số trong độ tuổi % 5,21 5,97 6,08 - Nông thôn Người 397.744 404.046 413.399 Tỷ lệ % so với dân số trong độ tuổi % 94,79 94,03 93,92 3- Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 17,31 23,12 25,05 Trong đó qua đào tạo nghề % 9,62 13,51 17,26 Chỉ tiêu tuyển mới lao động học nghề Người 5.120 5.756 6.210 Trong đó: - Trung cấp nghề Người 550 730 850 - Sơ cấp nghề Người 4.570 5.026 5.360 Nguồn: - Cục Thống kê Thanh Hóa - Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Thanh Hóa Tỷ lệ lao động qua đào tạo tuy có tăng qua hàng năm nhưng vẫn còn thấp hơn mức trung bình của tỉnh. Năm 2003 là 17,31% và đến năm 2007 là 25,5% (bình quân toàn tỉnh là 23,1% năm 2003 và 32,0% năm 2007). - Về sử dụng lao động khu vực miền núi Thanh Hóa: Từ năm 2003 đến nay, cơ cấu lao động làm việc ở các ngành kinh tế khu vực miền núi đã có sự biến đổi theo hướng tiến bộ. Tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng lao động ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên. Tuy nhiên những biến đổi đó còn rất chậm. Số liệu ở bảng 2.7, sẽ cho thấy điều đó. Bảng 2.7: Lao động làm việc theo khu vực kinh tế Chỉ tiêu ĐVT 2003 2005 2007 Tổng số người 419.602 429.184 440.149 1- Nông, lâm, thủy sản người 310.806 308.283 291.159 Tỷ trọng % 74,31 71,83 66,15 2- Công nghiệp, xây dựng cơ bản người 47.750 51.888 72.536 Tỷ trọng % 11,38 12,09 16,48 3- Dịch vụ người 61.046 69.013 76.454 Tỷ trọng % 14,31 16,08 17,37 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa. Năm 2007, số người lao động ở cả ba khu vực kinh tế miền núi Thanh Hóa là 440.149 người. Cơ cấu lao động chưa hợp lý, tỷ lệ lao động trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản còn lớn. Lao động ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2003 là 310.806 người và giảm còn 291.159 người vào năm 2007. Lao động các ngành công nghiệp, xây dựng cơ bản và dịch vụ có xu hướng tăng lên tích cực, năm sau cao hơn năm trước. Số lao động ngành công nghiệp, xây dựng cơ bản năm 2003 là 47.750 người, chiếm 11,38% đã tăng lên vào năm 2007 là 72.536 người chiếm 16,48% so với lao động miền núi. Ngành dịch vụ năm 2003 từ 61.046 người chiếm 14,31% lên 76.454 người chiếm 17,37% năm 2007 so với lao động miền núi. Như vậy, cơ cấu lao động miền núi Thanh Hóa đã có sự chuyển dịch nhưng với tốc độ còn chậm so với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, qua số liệu trên có thể thấy cơ cấu lao động các huyện miền núi Thanh Hóa có sự biến đổi theo chiều hướng tốt: Lao động nông, lâm và thủy sản chiếm tỷ trọng từ 74,31% năm 2003 xuống còn 66,15% năm 2007. Tỷ trọng lao động công nghiệp, xây dựng cơ bản tăng dần từ 11,38% năm 2003 lên 16,48% năm 2007. Tỷ trọng lao động dịch vụ tăng từ 14,31% năm 2003 lên 17,37% năm 2007. Những số liệu này cho thấy lao động ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản và dịch vụ quá ít. Số liệu này cho thấy nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi Thanh Hóa còn nhiều hạn chế. Mặc dù trong nhiều năm qua Đảng bộ tỉnh đã có các chính sách đầu tư cho miền núi, các huyện tích cực chủ động kêu gọi đầu tư thu hút được các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước làm cho bộ mặt kinh tế miền núi có sự thay đổi mạnh mẽ, đã giải quyết và tạo ra nhiều chỗ làm việc mới cho lao động, giải phóng một bộ phận lao động xã hội có việc làm và thu nhập ổn định. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là trình độ chuyên môn, tay nghề của lao động các huyện miền núi còn thấp, chủ yếu là lao động phổ thông, thậm chí còn chưa qua đào tạo nên chưa thể đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, nhiệm vụ trước mắt và lâu dài là phải quan tâm hơn nữa sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho người lao động để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn chính thức.doc MOI.doc
  • docbia ngoai moi.doc
Tài liệu liên quan