Luận văn Nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong việc thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta trong giai đoạn hiện nay

Trong công nghiệp đã có bước tiến khá rõ nét trong việc cơ cấu lại sản xuất, đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại, hình thành một số ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp kĩ thuật cao, tạo cơ sở ban đầu cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá; phát huy lợi thế của từng ngành, từng sản phẩm duy trì được nhịp độ tăng trưởng cao, gắn sản xuất với thị trường, sản phẩm tiêu thụ khá.

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 5 năm 2001 - 2005 là 15,4% cao hơn 2,3% so với kế hoạch đề ra. Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp tăng bình quân khoảng 10%/ năm. Sản xuất công nghiệp của các thành phần kinh tế đều phát triển khá. Khu vực kinh tế quốc doanh tăng bình quân khoảng 11% / năm, khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh tăng khoảng 19% /năm; khu vực công nghiệp có vốn đầu tư nứơc ngoài tăng khoảng 19,5% /năm. Sự tham gia của các thành phần kinh tế trong sản xuất công nghiệp đã làm cho sản xuất công nghiệp mang tính đa dạng cả về quy mô sản xuất, trình độ công nghệ, chủng loại và chất lượng sản phẩm, đáp ứng những nhu cầu khác nhau của các tầng lớp dân cư có mức độ thu nhập khác nhau .

 

doc91 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1423 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong việc thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triển nguồn nhân lực Thông qua các khoản trợ giúp tài chính hoặc mở các lớp đào tạo dạy nghề, FDI góp phần quan trọng đối với phát triển giáo dục của nước chủ nhà trong các lĩnh vực giáo dục đại cương, dạy nghề, nâng cao năng lực quản lý. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã góp vào quỹ giáo dục phổ thông, cung cấp thiết bị giảng dậy cho các cơ sở giáo dục của nước chủ nhà, tổ chức các chương trình phổ cập kiến thức cơ bản cho người lao động bản địa làm việc cho các dự án trong đó có nhiều người lao động được gửi ra nước ngoài đào tạo. FDI nâng cao trình độ quản lý của nước chủ nhà qua nhiều hình thức như các khoá học chính quy, không chính quy hoặc học trong quá trình làm việc cho các dự án nước ngoài đó. * Tạo việc làm Nguồn nhân lực có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất, các mức độ tiêu dùng và các vấn đề xã hội trong dân cư. Tạo việc làm không chỉ tăng thu nhập cho người lao động mà còn góp phần tích cực giải quyết các vấn đề xã hội. Đây là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ tăng trưởng. FDI có ảnh hưởng trực tiếp tới việc đem lại việc làm cho người lao động thông qua việc tuyển dụng các lao động làm việc cho các hãng đầu tư nước ngoài. FDI còn tạo những cơ hội việc làm khác khi các nhà đầu tư nước ngoài mua dịch vụ, hàng hoá từ các nhà dầu tư trong nước, hoặc thuê họ thông qua các hợp đồng gia công chế biến. Thực tiễn cho thấy FDI đã đóng góp tích cực tạo việc làm trong các ngành sử dụng nhiếu lao động như ngành may mặc, điện tử, chế biến... *FDI thúc đẩy xuất nhập khẩu và tiếp cận với thị trường thế giới Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang vào Việt Nam không chỉ vốn mà còn cả công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến do đó sản phẩm của các công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sản xuất ra với chất lượng cao, bên cạnh đó hầu hết các công ty đầu tư nước ngoài vào VN đều có thương hiệu nổi tiếng hoặc đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường thế giới do đó có sức cạnh tranh lớn trên thị trường trong nước cũng như thị trường thế giới. Ngoài ra như đã nói ở trên hàng hoá của các công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chất lượng tốt có tính cạnh tranh trên thị trường do đó thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước cũng phải cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mở rộng sản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu nhằm nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp nhờ đó cũng thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp trong nước. * Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta FDI giúp phát triển xuất khẩu tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến hướng ra xuất khẩu. Bên cạnh đó công nghệ của nước chủ nhà ngày càng phát triển, các ngành công nghệ cao ngày càng được chú trọng, sản xuất máy móc trong nước để phục vụ cho sản xuất trong nước cũng như xuất khẩu sẽ có điều kiện để phát triển, nâng cao dần tỷ trọng các ngành công nghiệp trong nền kinh tế. Các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao ngày càng sử dụng ít lao động, ngay cả các ngành công nghiệp chế biến thì số lao đông cũng sẽ ngày càng giảm do áp dụng công nghệ ngày càng hiện đại giảm bớt một số khâu cần lao động, ngay cả ngành nông nghiệp khi trình độ công nghệ của nước chủ nhà ngày càng nâng cao thì cơ giới hoá nông nghiệp ngày càng được chú trọng và cũng giảm dần lao động trong lĩnh vực nông nghiệp do đó số lao động dư thừa sinh ra được thu hút vào các ngành dịch vụ phục vụ cho sản xuất cũng như sinh hoạt. Do đó, FDI nâng cao khả năng cơ giới hoá, tự động hoá, hiện đại hoá trong các ngành trong nền kinh tế do đó tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ trong nền kinh tế. 3.2.Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA a) Khái niệm về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thứcODA ODA bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại, viện trợ hoàn lại, hoặc tín dụng ưu đãi của các chính phủ,các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống liên hiệp quốc, các tổ chức tài chính quốc tế giành cho những nước đang phát triển. b)Vai trò của ODA đối với quá trình CNH, HĐH ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng đựoc khái quát ở các nội dung sau * ODA là nguồn vốn quan trọng trong việc phát triển CSHT kĩ thuật cho sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta Để CNH, HĐH thành công chúng ta phải có một mạng lưới HTKT hoàn chỉnh, hiện đại. Tuy nhiên đầu tư cho CSHT đòi hỏi một lượng vốn lớn thời gian hoàn vốn lâu do đó các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước đều không muốn đầu tư. Do vậy, Nhà nước buộc phải dùng vốn ngân sách để đầu tư cho CSHT. Tuy nhiên với một nền kinh tế chưa phát triển thì vốn ngân sách là hạn chế không thể đủ để phát triển một hệ thống HTCS đáp ứng nhu cầu cho CNH, HĐH đất nước. Nguồn vốn ODA với mục đích là giúp các nước nghèo phát triển kinh tế thực hiện thành công CNH, HĐH đất nước đã giúp giải quyết vấn đề này. * ODA giúp thu hút FDI phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH của các nước đang phát triển Đầu tư của chính phủ vào việc nâng cấp cải thiện và xây dựng mới cơ sở hạ tầng, hệ thống tài chính, ngân hàng đều hết sức cần thiết nhằm làm cho môi trường đầu tư trở nên hấp dẫn hơn. Nhưng vốn đầu tư cho việc thực hiện mục tiêu này rất lớn, chỉ có ODA mới có thể đáp ứng. Và khi môi trường đầu tư được cải thiện thì sẽ khuyến khích được các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Mặt khác việc sử dụng ODA để đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong nước tập trung đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh thuộc các lĩnh vực khác của nền kinh tế. *Giúp các nước đang phát triển tiếp thu các thành tựu khoa học hiện đại đồng thời phát triển nguồn nhân lực Những lợi ích quan trọng mà ODA mang lại cho các nước nhận tài trợ là công nghệ, kĩ thuật hiện đại, kĩ xảo chuyên môn và trình độ quản lý tiên tiến thông qua các chương trình hợp tác kĩ thuật giúp dào tạo chuyên gia, các nước phát triển cử chuyên gia sang giúp đỡ Việt Nam, cung cấp các thiết bị và vật liệu độc lập cho Việt Nam, hợp tác kĩ thuật theo từng dự án,.. Các nhà tài trợ còn ưu tiên cho phát triển nguồn nhân lực vì họ tin tưởng rằng sự phát triển cuả một quốc gia quan hệ mật thiết với việc phát triển nguồn nhân lực. Đây mới chính là những lợi ích căn bản lâu dài đối với nước nhận tài trợ. *ODA giúp xoá đói giảm nghèo cho nông thôn của các nước đang phát triển ODA giúp phát triển nông nghiệp, nông thôn, và miền núi thông qua hàng loạt các dự án về phát triển cà phê, trồng rừng, xây dựng cảng, phát triển chăn nuôi, thực hiện các chương trình xoá đói giảm nghèo và phát triển cơ sở hạ tầng ở nhiều tỉnh nghèo của Việt Nam. *ODA tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước đang phát triển Nguồn ODA góp phần đáng kể nhằm thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế dưới sự giúp đỡ của WB, IMF, và các tổ chức quốc tế khác thông qua các khoản tín dụng điều chỉnh cơ cấu kinh tế, điều chỉnh kinh tế mở rộng, quỹ Miyazawa... Phần II Vai trò của nguồn vốn nước ngoài đối với quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam trong giai đoạn 2001-2005 I.Tình hình vận động của các nguồn vốn nước ngoài trong sự nghiệp CNH- HĐH của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2005 1.1.Về nguồn vốn FDI Tính đến hết năm 2004 tổng FDI cấp mới và tăng thêm là 58.645 tỷ USD. Trong đó giai đoạn 2001-2004 đạt 12.7 tỷ USD. Cả thời kì này FDI tập trung phần lớn vào công nghiệp chiếm tỷ trọng 73 %, nông - lâm nghiệp chiếm 10% và dịch vụ chiếm 17% cho cả thời kì. So với những năm đầu thực hiện Luật đầu tư nước ngoài, phần lớn FDI vào lĩnh vực thương mại dịch vụ 36%, những năm 1997-2000 còn 36%thì trong thời kỳ 2001-2004 chỉ còn 18%. FDI vào công nghiệp -xây dựng đã tăng dần từ 40% tổng vốn FDI những năm 1998-1990 lên trên 70% những năm 2001-2004. Đặc biệt, tỷ trọng đầu tư vào các ngành công nghiệp năng tăng mạnh từ 4% lên 19% những năm 1997-2000 và lên 37% những năm 2001-2004. Dịch vụ tỷ trọng biến đổi không nhiều trong cả thời kì 2001-2004, khoảng 17 %, những đã giảm gấp đôi so với những năm 1988-1990. Tỷ trọng FDI vào nông nghiệp lại có xu hướng tăng giảm dần, nhưng nếu xét về giá trị tuyết đối FDI vào nông nghiệp bình quân mỗi năm khoảng trên 300 triệu USD. Xu hướng trên cũng là điều dễ hiểu. Lúc đầu do trình độ phát triển kinh tế còn thấp các nhà đầu tư nước ngoài thường đầu tư vào các ngành dịch vụ quy mô vốn nhỏ, những nhanh chóng hoàn vốn. Sau này cùng với quá trình phát triển kinh tế, hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện, với lợi thế về vốn, máy móc, công nghệ, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là các hàng lớn, trình độ công nghệ cũng cao hơn. Trong các ngành công nghiệp do giá nhân công rẻ, nhiều mặt hàng nông lâm thủy sản có thể chế biến xuất khẩu nên đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp nhẹ, chế biến lương thực phảm cũng tăng nhanh. Mặc dù không bằng các ngành công nghiệp nặng song cũng tăng từ 4% những năm 1988-1990 lên 26% trong những năm 2001-2004. Bảng 2 FDI đăng kí theo ngành kinh tế giai đoạn 1988-2004 Theo ngành 1988-1990 Tỷ trọng 1991-1996 Tỷ trọng 1997-2000 Tỷ trọng 2001 Tỷ trọng 2002 Tỷ trọng 2003 Tỷ trọng 2004 Tỷ trọng 2001-2004 Tỷ trọng Đơn vị tr.USD % tr.USD % tr.USD % tr.USD % tr.USD % tr.USD % tr.USD % tr.USD % Công nghiệp - Xây dựng 560.8 40% 11,373.8 44% 7,543.5 61% 2,420,5 75% 1986.8 72.5% 2302.4 74.0% 2539.6 70.3% 9249.3 72.9% CN dầu khí 384.7 27% 1,037.0 4% 2,683.0 22% - 0.0% 45.2 1.6% 16.0 0.5% 0.0% 61.2 0.5% CN nặng 53.0 4% 4,264.1 16% 2,301.4 19% 1,486,8 46% 872.3 31.8% 845.3 27.2% 1240.8 34.4% 4445.3 35.0% CN nhẹ 62.5 4% 2,254.2 9% 949.7 8% 773,0 24% 773.3 28.2% 1168.0 37.5% 700.1 19.4% 3414.5 26.9% CN thực phẩm 50.7 4% 1,483.8 6% 484.1 4% 73,772,5 2.3% 103.4 3.8% 172.0 5.5% 127.7 3.5% 477.0 3.8% Xây dựng 9.9 1% 2,334.7 9% 1,125.2 9% 86,829,5 2.7% 192.5 7.0% 101.0 3.2% 471.0 13.0% 851.4 6.7% Nông Lâm nghiệp 349.5 25% 1,730.8 7% 671.4 5% 250,4 7.8% 259.0 9.4% 295.1 9.5% 441.3 12.2% 1245.8 9.8% Nông-Lâm nghiệp 196.0 14% 1,585.2 6% 603.1 5% 211,3 6.5% 222.4 8.1% 243.1 7.8% 423.7 11.7% 1100.6 8.7% Thủy sản 153.5 11% 145.6 1% 68.3 1% 39,1 1.2% 36.5 1.3% 52.0 1.7% 17.6 0.5% 145.2 1.1% Dịch vụ 502.4 36% 12,755.8 49% 4,206.0 34% 555,8 17.2% 494.9 18.1% 515.4 16.6% 629.4 17.4% 2195.5 17.3% GTVT-Bưu điện 164.6 12% 1,566.9 6% 1,538.1 12% 244,4 7.6% 77.9 2.8% 18.8 0.6% 63.9 1.8% 405.1 3.2% Khách sạn-Du lịch 302.3 21% 2,761.3 11% 1,010.9 8% 18,7 0.6% 193.2 7.0% 174.8 5.6% 202.2 5.6% 588.9 4.6% Tài chính-Ngân hàng 10.4 1% 453.7 2% 109.0 1% 36,2 1.1% 71.0 2.6% 10.0 0.3% 30.0 0.8% 147.2 1.2% Văn hóa-Ytế-Giáo dục 1.4 0% 300.9 1% 259.7 2% 72,4 2.2% 34.9 1.3% 55.6 1.8% 29.7 0.8% 192.6 1.5% XD hạ tầng KCX-KCN - 0% 693.5 3% 208 2% 29,9 0.9% 1986.8 2.6% 2302.4 0.6% 2539.6 1.1% 9249.3 1.3% XD Khu đô thị mới - 0% 3,108.2 12% 356 3% - 0.0% 45.2 0.0% 16.0 0.0% 0.0% 61.2 0.0% XD Văn phòng-Căn hộ 11.9 1% 3,688.0 14% 291.0 2% 12,5 0.4% 872.3 0.7% 845.3 4.2% 1240.8 3.6% 4445.3 2.3% Dịch vụ khác 11.8 1% 183.3 1% 433.0 3% 141,7 4.4% 773.3 1.0% 1168.0 3.5% 700.1 3.7% 3414.5 3.2% Tổng 1,413 100% 25,860 100% 12,421 100% 3,226,7 100.0% 2,740,7 100.0% 3,112,9 100.0% 3,610,2 100.0% 12,690,5 100.0% Biểu đồ1Tỷ trọng FDI công nghiệp, công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ trong FDI cả nước & tăng trưởng CN Còn trong nông nghiệp đầu tư cho nông- lâm nghiệp chiếm tỷ trọng áp đảo. Và trong lĩnh vực dịch vụ FDI tập trung chủ yếu vào GTVT- Bưu điện, tiếp đó là văn hoá-y tế- giáo dục, tài chính ngân hàng. 1.2.Về nguồn vốn ODA Công tác vận động ODA trong thời kì 2001-2005 đã được thực hiện tích cực rộng khắp theo chủ trương Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển. Việc vận động ODA đã được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và ở tất cả các cấp từ trung ương đến cơ sở cũng như các cơ quan đại diện của VN ở nước ngoài. Công tác vận động viện trợ đã thực hiện thông qua các hội nghị CG thường niên và giữa kì tạo ra một diễn đàn trao đổi ý kiến giữa chính phủ và các nhà tài trợ về chính sách phát triển kinh tế xã hội, các hội nghị điều phối viện trợ đối với một số ngành, các hoạt động của nhiều nhóm quan hệ đối tác và các hội nghị vận động viện trợ tại địa phương... Công tác vận động và sử dụng ODA phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội thời kì 2001-2005 được tiến hành trên cơ sở nghị quyết của đại hội Đảng lần thứ IX; Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001-2010; Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo; kế hoạch 5 năm 2001-2005; các quy hoạch phát triển các ngành, địa phương và các văn bản pháp quy của Nhà nước về quản lý và sử dụng ODA. Thông qua các hội nghị CG thường niên, các nhà tài trợ đã cam kết ODA cho VN với mức cam kết năm sau cao hơn năm trước và dự kiến tổng lượng đạt 13.64 tỷ USD trong giai đoạn 2001-2005. Số vốn ODA cam kết nói trên bao gồm viện trợ không hoàn lại chiếm 15-20%, phần còn lại là vốn vay ưu đãi. Số vốn ODA cam kết đã được sử dụng trong nhiều năm, tuỳ thuộc vào thời hạn của các chương trình và dự án cụ thể. Để sử dụng ODA đã cam kết, chính phủ Việt Nam đã kí kết với các nhà tài trợ các điều ước quốc tế về ODA (dự án, nghị định thư, hiệp định, chương trình). Tính từ năm 2001-11/2004, tổng giá trị các điều ước quốc tế về ODA đã được kí kết ước đạt 8584 triệu USD, trong đó 7289 triệu USD vốn vay và 1295 triệu USD viện trợ không hoàn lại, đạt 84% tổng nguồn ODA đã được cam kết trong cùng giai đoạn. Căn cứ vào chính sách ưu tiên sử dụng ODA đã cam kết, chính phủ VN đã định hướng nguồn ODA ưu tiên cho các lĩnh vực như giao thông vận tải; phát triển hệ thống nguồn điện, mạng lưới truyền tải và phân phối điện; phát triển nông nghiệp và nông thôn bao gồm cả thuỷ lợi, thuỷ sản, lâm nghiệp kết hợp xoá đói giảm nghèo; cấp thoát nước và bảo vệ môi trường; y tế giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ, tăng cường năng lực và thể chế... Bảng 3 Cơ cấu ODA đã kí kết từ 1993 đến 2004(phân theo ngành) Ngành Tổng số(tỷ USD) Tỷ trọng(%) Giao thông vận tải 4.88 22.8 Nguồn đường dây tải và lưới điện phân phối 4.11 19.2 Nông nghiệp và phát triển nông thôn 3.07 14.4 Cấp thoát nước và hạ tầng đô thị 1.92 9.0 Giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ 1.75 8.2 Y tế, xã hội 1.22 5.7 Các lĩnh vực khác 4.33 20.7 Nguồn ODA đẫ được giải ngân trong giai đoạn từ năm 2001 đến hết năm 2004 ước đạt khoảng 5962 triệu USD, bằng 65% tổng giá trị ODA đã kí kết và bằng khoảng 55% tổng lượng ODA đã cam kết trong thời kì này. Bảng 4 ODA cam kết và giải ngân giai đoạn 2001-2005 Năm Cam kết Giải ngân Tỷ lệ ODA giải ngân so với cam kết 2001 2400 1500 62.50% 2002 2600 1550 59.62% 2003 2839 1422 50.09% 2004 2900 1390 47.93% 2005 2900 1700 58.62% 2001-2005 13639 7562 55.44% Đơn vị: Triệu USD Biểu đồ 2 Cơ cấu ODA đã kí kết từ 1993 đến 2004(phân theo ngành) Mức giải ngân ODA khác nhau cho các nhà tài trợ và giữa các loại hình dự án. Các dự án hỗ trợ kĩ thuật thường có mức giải ngân cao ( chủ yếu là chi cho chuyên gia, mua sắm thiết bị, máy móc và đào tạo). Các dự án đầu tư xây dựng thường giải ngân chậm ( chi phí nhiều thời gian cho công tác chuẩn bị như đền bù, di dân và tái định cư). Nhìn chung giải ngân ODA trong thời gian qua chỉ đạt khoảng 70-80% kế hoạch đề ra. Công tác quản lý Nhà nước về ODA đã được tăng cường. Năm 2001, Chính phủ đã ban hành nghị định mới về quản lý và sử dụng ODA, tạo ra khung pháp lý chặt chẽ và khá đồng bộ đối với công tác quản lý nhà nước về ODA. Trong giai đoạn 2001-2005, bộ kế hoạch đầu tư , bộ tài chính đã ban hành nhiều văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện nghị định nói trên của Chính phủ. Công tác quản lý nhà nước về ODA về cơ bản đã tập trung vào một đầu mối, ở TW là bộ kế hoạch và đầu tư, ở các bộ là các vụ kế hoạch đầu tư hoặc vụ hợp tác quốc tế, ở các tỉnh là các sở kế hoạch và đầu tư. Tuy nhiên, ở một số địa phương công tác quản lý ODA vẫn còn phân tán, ảnh hưởng tới công tác phối hợp và sử dụng có hiệu quả nguồn lực này. Nhìn chung lại, sự ổn định chính trị, xã hội, nền kinh tế có tăng trưởng liên tục; năm sau cao hơn năm trước; công tác xoá đói giảm nghèo đạt được những kết quả rõ rệt; nhiều vấn đề phát triển xã hội đạt được những kết quả khích lệ đã tạo ra môi trường thuận lợi để vận động ODA hỗ trợ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội trong 5 năm 2001-2005. II.Tác động của nguồn vốn nước ngoài đối với quá trình CNH, HĐH của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2005 2.1.Những thành tựu chủ yếu trong quá trình CNH- HĐH đất nước trong 5 năm qua Một là, kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng nhanh và đã đạt được một số mặt nổi trội Sau một số năm giảm sút do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực và những khó khăn trong nội tại nền kinh tế, từ năm 2000, nền kinh tế của VN đã và đang phục hồi và duy trì khả năng tăng trưởng cao. Kinh tế phát triển theo chiều hướng tích cực, năm sau tăng hơn năm trước; dự kiến GDP bình quân năm của Việt Nam trong 5 năm từ 2001-2005 dự kiến tăng 7,4 % năm, cao hơn mức tăng trưởng bình quân 5 năm trước, trong đó nông, lâm ngư nghiệp đạt 3.4% /năm, khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 10.2 %/năm và các ngành dịch vụ đạt 6.9%/năm. Đây là cố gắng lớn, cũng là mức tăng trưởng khá cao so với các nước trong khu vực trong cùng thời kì. Năm 2005, tổng GDP có thể đạt 50 tỷ đô la và GDP bình quân đầu người khoảng 600 USD. Bảng 5 Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội Đơn vị :% Chỉ tiêu Chỉ tiêu kế hoạch 2001-2005 Ước thực hiện Tốc độ tăng trưởng GDP 7.5 7.4 Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp 4.8 5.1 Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp 13.1 15.4 Tốc độ tăng giá trị các ngành dịch vụ 7.5 7.5 Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu 14-16 14.5 Cơ cấu ngành kinh tế 100 100 Nông, lâm, ngư nghiệp 21-22 19 Công nghiệp và xây dựng 38-39 42 Dịch vụ 41-42 39 Tỷ lệ huy động vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP đến năm 2005 35.5 36.5 Tỷ lệ huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài so với GDP đến năm 2005 5.822 5.986 Một số thành tưu nổi trội trong sự nghiệp CNH, HĐH trong giai đoạn vừa qua: Trong nông nghiệp đã có sự chuyển dịch đáng kể về cơ cấu sản xuất, cơ cấu sản phẩm. Tốc độ tăng trưởng các ngành sản xuất toàn ngành nông, lâm, ngư nghiệp đạt bình quân khoảng 5 % năm, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó nông nghiệp tăng 3.7 %, lâm nghiệp tăng 2.5 % và ngư nghiệp tăng 11,8 %. Giá trị tăng thêm của ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân khoảng 3.4 % / năm. Ngành trồng trọt đã từng bước gắn sản xuất với thị trường, nâng cao chất lượng và giá trị hàng hoá. Chăn nuôi có bước phát triển khá; giá trị sản phẩm sản phẩm chăn nuôi đã chiếm khoảng 20, 2 % giá trị sản xuất nông nghiệp thuần. Ngành thuỷ sản phát triển toàn diện cả về đánh cá và nuôi trồng; chiếm khoảng 21,3% trong giá trị sản xuất toàn ngành nông, lâm, như nghiệp. Ngành lâm nghiệp đã chuyển hướng từ lâm nghiệp Nhà nước thuần tuý sang lâm nghiệp xã hội có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, do đó đã có sự phục hồi và phát triển vốn rừng, độ che phủ rừng từ 33,7% năm 2000 ước tăng lên 39,5% năm 2005 . Kinh tế nông thôn phát triển theo hướng đa dạng hoá ngành nghề, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm sản xuất thuần nông. Trong 5 năm qua, tỷ trọng công nghiệp trong kinh tế nông thôn đã tăng hơn 6% ; tỷ trọng dịch vụ đã tăng hơn 4%, trong khi tỷ trọng nông, lâm ngư nghiệp giảm hơn 10%. Các mô hình làm ăn giỏi về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ hải sản xuất hiện ngày càng nhiều; phong trào chuyển đổi mùa vụ, thay đổi cơ cấu cây trồng , tăng thu nhập trên 1 ha đất canh tác đã thu hút phần lớn các hộ nông dân tham gia. Chương trình hỗ trợ hạ tầng làng nghề, xây dựng chợ nông thôn, phát triển hạ tầngkhu công nghiệp nhỉ và vừa đã thu hút được nhiều nguồn vốn trong dân cư, góp phần thúc đẩy chuyểnb dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, đồng thời tăng sức mua của dân cư và xoá đói giảm nghèo ở nông thôn . Nhiều làng nghề được khôi phục. Cơ sở hạ tầng nông thôn, nhất là đường giao thông, thuỷ lợi, cấp điện, cấp nước, trường học, bệnh xá, chợ ..được chú ý đầu tư . Thu nhập của nông thôn nhiều vùng đã được tăng lên do sản lượng hàng hoá tăng và giá cả nhiều sản phẩm chủ yếu được cải thiện. Cơ cấu thu nhập dân cư ở nông thôn đã có những thay đổi, đặc biệt là thu nhập từ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn đã chiếm 10% và thu nhập từ các ngành dịch vụ nông thôn chiếm gần 15% ... Đời sống nhân dân nhiều vùng nông thôn đã được cải thiện đáng kể . Trong công nghiệp đã có bước tiến khá rõ nét trong việc cơ cấu lại sản xuất, đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại, hình thành một số ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp kĩ thuật cao, tạo cơ sở ban đầu cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá; phát huy lợi thế của từng ngành, từng sản phẩm duy trì được nhịp độ tăng trưởng cao, gắn sản xuất với thị trường, sản phẩm tiêu thụ khá. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 5 năm 2001 - 2005 là 15,4% cao hơn 2,3% so với kế hoạch đề ra. Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp tăng bình quân khoảng 10%/ năm. Sản xuất công nghiệp của các thành phần kinh tế đều phát triển khá. Khu vực kinh tế quốc doanh tăng bình quân khoảng 11% / năm, khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh tăng khoảng 19% /năm; khu vực công nghiệp có vốn đầu tư nứơc ngoài tăng khoảng 19,5% /năm. Sự tham gia của các thành phần kinh tế trong sản xuất công nghiệp đã làm cho sản xuất công nghiệp mang tính đa dạng cả về quy mô sản xuất, trình độ công nghệ, chủng loại và chất lượng sản phẩm, đáp ứng những nhu cầu khác nhau của các tầng lớp dân cư có mức độ thu nhập khác nhau . Khối lượng sản xuất nhiều sản phẩm chủ yếu tăng cao và tiêu thụ tốt trên thị trường trong nước và ngoài nước như: than đá, xi măng thép xây dựng, các sản phẩm công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Cơ cấu sản xuất công nghiệp đã được chuyển dịch một bước. Các ngành công nghiệp chế tác đã được sắp xếp lại cùng với việc quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu . Các ngành dịch vụ có bước dịch chuyển tích cực, theo hướng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư. Giá trị sản xuất của các ngành dịch vụ tăng bình quân hàng năm khoảng 7,5%, xấp xỉ đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra . Ngành thương mại hoạt động sôi nổi, đảm bảo lưu thông hàng hoá và vật tư trong cả nước và trong từng vùng. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ bình quân 5 năm tăng khoảng 13% / năm. Ngành du lịch có bước phát triển khá nhanh và toàn diện. Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đã tăng từ 2,1triệu lượt người năm 2000 lên khoảng 3,2 triệu lượt người năm 2005. Dịch vụ vận tải hành khách và hàng hoá tiếp tục phát triển, cơ bản đáp ứng được nhu cầu giao lưu hàng hoá và đi lại của nhân dân với nhiều loại phương tiện đa dạng và phương thức thuận tiện; chất lượng dịch vụ được tăng lên. Dịch vụ bưu chính - viễn thông phát triển mạnh; mạng lưới viễn thông về cơ bản đã được hiện đại hoá; chất lượng dịch vụ được cải thiện trong khi giá cả tiếp tục giảm dần, dự kiếm cuối năm 2005 sẽ cơ bản đạt cùng mặt bằng với các nước trong khu vực và phổ cập dịch vụ điện thoại đến 100% số xã trong toàn quốc. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm kiểm toán, tư vấn pháp luật, tin học, kỹ thuật, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao .....đều có bước phát triển khá và tiến bộ cơ bản so với thời kì trước . Bảng 6 GDP phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2001-2004 (giá ss1994 Chỉ tiêu đơn vị 2001 2002 2003 2004 Phát triển GDP %(2001=100%) 100 107.1 121.6 123.5 Nông nghiệp nghìn tỷ Đ 65.62 68.35 70.574 73.17 Công nghiệp nghìn tỷ Đ 106.98 117.12 129.247 142.29 Dịch vụ nghìn tỷ Đ 119.9 127.775 135.9 145.87 Biểuđồ3 GDP theo khu vực (1000 tỷ Đ) và tăng trưởng kinh tế (2001=100%) Hai là, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá . Mục tiêu của sự nghiệp CNH, HĐH là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nâng cao dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong nền kinh tế đồng thời giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Trong 5 năm qua đã có sự chuyển dịch đáng kể tỷ trọng của các ngành kinh tế của GDP theo chiều hướng tích cực và hiệu quả, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP tiếp tục giảm, từ 24,5% năm 2000 xuống còn 20,4 % năm 2004 và ước 19% năm 2005 (mục tiêu 20-21%). Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng liên tục tăng từ 36,5 %năm 2000 ước lên 42,5% năm 2005 ( mục tiêu là 38-39% ). Tỷ trọng các ngành dịch vụ duy trì ở mức 39% ( mục tiêu là đạt 41-12% ), giảm so với năm 1995, do tốc dộ tăng trưởng thấp hơn tăng trưởng kinh tế. Sau 20 năm đổi mới (1986-2005), tỷ trọng của nông nghiệp đã giảm 1/2 từ 38% xuống 19%, tỷ trọng công nghi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11.doc
Tài liệu liên quan