Luận văn Nhận thức, thái độ và hành vi của cán bộ lãnh đạo - Quản lý đối với pháp lệnh dân số

Để đánh giá chính xác hiểu biết của CBLĐQL với một số nội dung chính của PLDS, nghiên cứu đã đưa ra nhiều chỉ báo đúng song cũng kèm một số chỉ báo sai. Đây là cách để kiểm tra nhận thức của các nhóm CBLĐQL. Những số liệu tổng hợp cho thấy, phần lớn CBLĐQL có nhận biết đúng về những nội dung cụ thể trong PLDS. Trong đó, nhận thức đúng quy định về KHHGĐ chiếm tỷ lệ cao nhất (90%). Mục đích chính của KHHGĐ là để điều chỉnh mức sinh. Đây là giải pháp quan trọng chính yếu để giảm sự gia tăng dân số.

 

doc98 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1830 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nhận thức, thái độ và hành vi của cán bộ lãnh đạo - Quản lý đối với pháp lệnh dân số, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thông còn nhiều khó khăn. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt với khoảng cách ngày một lớn. Vẫn còn tình trạng du canh, du cư và học sinh tái mù chữ. Nhiều xã chưa có điện, chưa có nước sạch; trẻ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn chiếm tỷ lệ cao. Nguyên nhân của tình trạng này có nhiều song ngoài yếu tố xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, trình độ dân trí thấp lại không đồng đều giữa các vùng thì ở vùng cao, tỷ lệ gia tăng dân số trên 2%. Đặc biệt, tỷ lệ sinh con thứ 3 tăng trở lại trong một số năm gần đây là vấn đề cần phải chú ý. Đây là yếu tố sẽ có ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển bền vững của Yên Bái - điều mà các ngành, các cấp của tỉnh Yên Bái không thể không quan tâm. 2.2. Nhận thức của cán bộ lãnh đạo, quản lý đối với pháp lệnh dân số Pháp lệnh dân số là văn bản có giá trị cao nhất với mục đích là nâng cao trách nhiệm của công dân, nhà nước và xã hội trong công tác dân số; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; tăng cường thống nhất quản lý nhà nước về dân số. Vì vậy, hiểu và biết rõ PLDS của CBLĐQL có ý nghĩa quan trọng. Trên cơ sở nhận thức đúng đắn và đầy đủ về PLDS, CBLĐQL mới có thái độ và hành vi tốt trong thực hiện PLDS. 2.2.1. Hiểu biết về thời gian và cơ quan ban hành pháp lệnh dân số Chỉ báo đầu tiên để đánh giá nhận thức của CBLĐQL đối với PLDS là thời gian ra đời của Pháp lệnh này. Tổng hợp số liệu từ câu hỏi điều tra: PLDS ban hành vào năm nào? Số liệu cho thấy, tỷ lệ CBLĐQL trả lời đúng (PLDS được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 9/1/2003, sau đó Chủ tịch nước công bố ngày 22/1/2003) là 55,3%; số CBLĐQL trả lời sai chiếm 32,7%, không biết 12%. Điều này cho thấy CBLĐQL biết về năm ban hành PLDS không cao. Tỷ lệ người trả lời đúng về năm ban hành PLDS ở cấp huyện chiếm cao nhất là 69,2%, cấp tỉnh là 60,9%, cấp xã, phường là 25%. Trong đó, cấp xã, phường trả lời sai về năm ban hành PLDS chiếm tỷ lệ cao nhất 70,6%, cấp tỉnh 26,8%, cấp huyện 13,8%. Số liệu này cho thấy có sự mâu thuẫn giữa nhận thức của các nhóm cán bộ và công việc thực tế mà họ đang làm. Cụ thể, cán bộ cấp xã, phường là những người trực tiếp nhất trong thực hiện công tác dân số nhưng PLDS ra đời năm nào họ lại ít nhớ chỉ 25% số người được hỏi trả lời đúng (xem biểu 2.1). Biểu 2.1: Tương quan giữa năm ban hành PLDS với cấp công tác của CBLĐQL Bên cạnh chỉ báo đánh giá về thời gian ban hành PLDS, cuộc điều tra còn hướng tới làm rõ chủ thể ban hành PLDS. Điều này giúp xác định rõ hơn nhận thức của CBLĐQL đối với PLDS. Với câu hỏi: Đồng chí cho biết cơ quan nào ban hành PLDS, có 58% CBLĐQL trả lời đúng - đó là Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Số ý kiến trả lời sai khá cao 40%. Số ý kiến này cho rằng PLDS do các cơ quan khác như Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em Việt Nam, Chính phủ hoặc Bộ Chính trị ban hành (xem biểu 2.2). Biểu 2.2: Tỷ lệ CBLĐQL hiểu biết về cơ quan ban hành pháp lệnh dân số Những số liệu tổng hợp trên đã cho thấy, nhận thức của CBLĐQL về cơ quan ban hành PLDS còn khá mơ hồ, thiếu chính xác. Tuy nhiên, nhận thức này có sự khác biệt giữa các nhóm có học vấn khác nhau, nhóm có học vấn càng cao thì nhận thức đúng càng lớn. (xem bảng 2.1) Bảng 2.1: Hiểu biết của CBLĐQL về cơ quan ban hành PLDS phân theo trình độ học vấn Đơn vị tính: % Hiểu biết về cơ quan ban hành PLDS Trung học phổ thông Trung cấp Cao đẳng trở lên Đúng 35,0 45,5 64,5 Sai 60,0 50,7 33,5 Không biết 5,0 3,8 2,0 Bảng số liệu trên cho thấy, biến số học vấn có ảnh hưởng đến nhận thức của người trả lời về cơ quan ban hành PLDS. Có tới 64,5% CBLĐQL có trình độ Cao đẳng trở lên trả lời đúng, so với 45,5% CBLĐQL có trình độ học vấn trung cấp và 35% CBLĐQL có trình độ trung học phổ thông. Trong khi đó, nhóm CBLĐQL có trình độ trung học phổ thông trả lời “không biết” PLDS do cơ quan nào ban hành chiếm tỷ lệ cao nhất (5%). Như vậy, hiểu biết chung của CBLĐQL về năm ra đời và cơ quan ban hành PLDS còn thiếu chính xác. ở đây, yếu tố cấp công tác và tương đồng với nó là trình độ học vấn của CBLĐQL đã ảnh hưởng nhiều đến nhận thức của họ về PLDS: cấp công tác càng cao (cấp tỉnh), trình độ học vấn cao (cao đẳng trở lên) thì nhận thức càng rõ hơn về thời gian ban hành và chủ thể ban hành của PLDS. 2.2.2. Hiểu biết về nội dung của pháp lệnh dân số * Hiểu biết về một số nội dung chính của PLDS Đánh giá về nhận thức của CBLĐQL đối với PLDS không thể không tìm hiểu những hiểu biết của họ về nội dung mà PLDS đã đề cập. Tuy nhiên, nội dung của PLDS có rất nhiều, nghiên cứu chỉ đề cập đến một số vấn đề chính như: Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; quyền lợi và nghĩa vụ của công dân về công tác dân số; điều chỉnh quy mô dân số; KHHGĐ; điều chỉnh cơ cấu dân số; phân bố dân cư; chất lượng dân số và nâng cao chất lượng dân số; quản lý nhà nước về dân số; khen thưởng và xử lý vi phạm. Mỗi một nội dung cụ thể được quy định trong PLDS tuỳ theo khả năng tiếp cận thực tiễn của mình mà hiểu biết về PLDS của CBLĐQL ở các nhóm xã hội là khác nhau. Cụ thể: Bảng 2.2: Tỷ lệ CBLĐQL biết đúng về một số nội dung chính của PLDS Đơn vị tính % TT Nội dung PLDS Hiểu biết đúng Tỷ lệ % 1 Quy định phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng. 193 64,3 2 Quy định quyền lợi và nghĩa vụ của công dân về công tác dân số. 269 89,7 3 Quy định trách nhiệm của nhà nước, cơ quan, đoàn thể xã hội trong công tác dân số. 251 83,7 4 Quy định về phòng chống tệ nạn xã hội và HIV/AIDS. 95 31,7 5 Quy định về điều chỉnh quy mô dân số 214 71,3 6 Quy định về kế hoạch hoá gia đình 270 90,0 7 Quy định về an toàn cộng đồng, phòng chống tai nạn thương tích 35 11,7 8 Quy định về điều chỉnh cơ cấu dân số 211 70,3 9 Quy định về việc phân bố dân cư 123 41,0 10 Quy định về chất lượng dân số và nâng cao chất lượng dân số 220 73,3 11 Quy định về quyền trẻ em 117 39,0 12 Quy định quản lý nhà nước về dân số 244 81,3 13 Quy định về quyền phụ nữ 113 37,7 14 Quy định về khen thưởng và xử lý vi phạm 174 58,0 Để đánh giá chính xác hiểu biết của CBLĐQL với một số nội dung chính của PLDS, nghiên cứu đã đưa ra nhiều chỉ báo đúng song cũng kèm một số chỉ báo sai. Đây là cách để kiểm tra nhận thức của các nhóm CBLĐQL. Những số liệu tổng hợp cho thấy, phần lớn CBLĐQL có nhận biết đúng về những nội dung cụ thể trong PLDS. Trong đó, nhận thức đúng quy định về KHHGĐ chiếm tỷ lệ cao nhất (90%). Mục đích chính của KHHGĐ là để điều chỉnh mức sinh. Đây là giải pháp quan trọng chính yếu để giảm sự gia tăng dân số. Chiếm tỷ lệ cao thứ hai là hiểu biết của CBLĐQL về những quy định quyền lợi và nghĩa vụ của công dân trong công tác dân số (89,7%). Hầu hết, CBLĐQL đều ý thức rõ được quyền lợi và nghĩa vụ của công dân. Đây là sự nhấn mạnh gắn kết giữa quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân trong công tác dân số. Điều này đã được quy định ngay cả trong Hiến pháp năm 1992 và được sửa đổi, bổ sung năm 2001: “quyền công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân. Nhà nước bảo đảm các quyền của công dân; công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội” (Điều 51). Với những quy định như vậy, một người không thể chỉ đòi hỏi quyền mà không chịu thực hiện nghĩa vụ và ngược lại, không một ai chỉ có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ mà không được hưởng quyền lợi. Nghĩa vụ của mỗi công dân là thực hiện đúng, đủ các quy định của pháp luật về công tác dân số và được hưởng tất cả những quyền mà pháp luật đã quy định. Mặt khác, mỗi công dân còn có nhiều quyền như quyền được chăm sóc sức khoẻ, quyền được học tập, làm việc, quyền được phát triển toàn diện. Nhưng mỗi công dân cũng phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong KHHGĐ, nâng cao chất lượng dân số, thực hiện gia đình có quy mô nhỏ - chỉ có một hoặc hai con. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu chính xác là như vậy. Chiếm tỷ lệ cao thứ ba là quy định trách nhiệm của nhà nước, cơ quan, đoàn thể xã hội trong công tác dân số (83,7%). Số liệu này cho thấy, trách nhiệm của nhà nước, cơ quan, đoàn thể xã hội trong công tác dân số vẫn được người trả lời đánh giá cao. Đây cũng là sự thể hiện phần nào đó ý thức trách nhiệm của bản thân CBLĐQL với công tác dân số, DSPT trong các lĩnh vực công tác của mình. Nhà nước có trách nhiệm trong việc khuyến khích các tổ chức, cá nhân hỗ trợ chương trình KHHGĐ, chăm sóc SKSS và nâng cao chất lượng dân số. Các chính sách, biện pháp để triển khai công tác dân số được thể hiện qua hệ thống pháp luật, các chiến lược, chương trình có mục tiêu. Nhiều CBLĐQL cũng đã hiểu rằng, PLDS và các văn bản khác của nhà nước đã xác định các cơ quan, tổ chức phải tích cực chủ động lồng ghép các yếu tố dân số trong quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội; tuyên truyền, vận động thực hiện công tác dân số; cung cấp các loại dịch vụ dân số; tổ chức thực hiện pháp luật về dân số trong cơ quan, tổ chức mình. Chiếm tỷ lệ cao thứ tư là quy định quản lý nhà nước về dân số có 81,3% ý kiến được hỏi đồng ý. Số liệu cho thấy, CBLĐQL đã có những hiểu biết tốt về những quy định trong quản lý nhà nước về dân số. Quy định này xác định rõ mục đích quản lý nhà nước nhằm bảo đảm cho việc thực hiện có hiệu quả công tác dân số và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; tăng cường, thống nhất quản lý nhà nước về dân số. Ngoài ra, PLDS còn quy định về chất lượng dân số và nâng cao chất lượng dân số. CBLĐQL đã có ý thức tốt về vấn đề này chiếm 73,3%. Một số CBLĐQL đã hiểu đây là quy định cơ bản và toàn diện nhằm nâng cao chất lượng con người và chất lượng dân số; nâng cao chỉ số phát triển con người. Từ việc bảo đảm những quyền cơ bản của con người như: quyền được phát triển đầy đủ về thể chất, trí tuệ, tinh thần đến việc được cung cấp thông tin qua tuyên truyền, tư vấn, giúp đỡ và đa dạng hoá các loại hình cung cấp dịch vụ về dân số và DSPT. Với PLDS, đây là lần đầu tiên vấn đề chất lượng dân số được đưa vào văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao, giải quyết đầy đủ, đồng bộ, cân đối các lĩnh vực của công tác dân số. Các quy định khác như quy định về điều chỉnh quy mô dân số cũng có 71,3% CBLĐQL được hỏi biết quy định này; quy định về điều chỉnh cơ cấu dân số (70,3%); quy định về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng (64,3%); quy định về khen thưởng và xử lý vi phạm (58%); quy định về phân bố dân cư (41%). Như vậy, nhiều nội dung cơ bản của PLDS đã được CBLĐQL biết đến - đây là điều đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh phần đông CBLĐQL trả lời nhận thức rõ về các nội dung cơ bản của pháp lệnh, vẫn còn những nhận thức chưa đúng về những nội dung cơ bản trong PLDS. Một số nội dung được đưa ra không có trong pháp lệnh, song vẫn có nhiều ý kiến cho rằng những nội dung này có trong PLDS như: “Quy định về quyền trẻ em” là nội dung không có trong PLDS nhưng có tới 39% số cán bộ trả lời có. Đây là một nhầm lẫn đáng tiếc; nội dung khác “quy định về quyền phụ nữ” cũng có tới 37,7% ý kiến cho rằng đây là một nội dung trong PLDS nhưng thực tế quyền sinh sản và quyền bảo vệ SKSS là quyền của chung tất cả mọi người; tương tự như vậy, “Quy định về phòng chống tệ nạn xã hội và HIV/AIDS” tuy không có trong PLDS như một mục riêng nhưng cũng có tới 31,7% ý kiến cán bộ cho rằng đây là một nội dung của PLDS; Bên cạnh đó, nội dung “quy định về an toàn cộng đồng, phòng chống tai nạn thương tích” thậm chí không có liên quan gì đến nội dung của PLDS thì cũng có tới 11,7% CBLĐQL được hỏi cho đó là nội dung PLDS. Tất cả những điều trên cho thấy, vẫn còn một bộ phận CBLĐQL chưa nắm vững những quy định được đưa ra trong PLDS. Về đại thể họ biết có trong PLDS song khi đi vào những nội dung cụ thể, chi tiết thì họ không nắm được. Đây là một khâu yếu trong tuyên truyền, giải thích và cung cấp thông tin cho CBLĐQL nói chung ở nước ta hiện nay, trong đó có PLDS. Điều này cho thấy, phải có kế hoạch tuyên truyền, vận động cụ thể hơn, chi tiết hơn cho từng nhóm cán bộ cũng như cho cả cộng đồng. Rõ ràng, ngay cả với đội ngũ CBLĐQL, công tác truyền thông về dân số, DSPT/SKSS và PLDS còn nhiều việc phải làm. Chỉ có như vậy mới làm thay đổi hẳn cả nhận thức, thái độ và hành vi của CBLĐQL - nhóm xã hội có vai trò cực kỳ quan trọng trong thực hiện PLDS. * Hiểu biết về một số nội dung cụ thể trong PLDS: Như đã phân tích ở trên, PLDS có rất nhiều nội dung cụ thể khác nhau, nghiên cứu chỉ đưa ra một số nội dung cơ bản để đánh giá sự hiểu biết của CBLĐQL đối với một số quy định, nhất là những quy định liên quan đến quyền và nghĩa vụ công dân và các yếu tố của quá trình dân số. + Hiểu biết đối với quy định về quy mô gia đình 1-2 con: Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII đã ban hành Nghị quyết về chính sách DS - KHHGĐ đã chỉ rõ trong phần mục tiêu cụ thể “Mỗi gia đình chỉ có một hoặc hai con, để tới năm 2015 bình quân trong toàn xã hội mỗi gia đình (mỗi cặp vợ chồng) có 2 con, tiến tới ổn định quy mô dân số từ giữa thế kỷ 21. Tập trung mọi nỗ lực nhằm tạo chuyển biến rõ rệt ngay trong thập kỷ 90 này” [59, tr.35]. Trong PLDS, điều 4, khoản 2, điểm a quy định: Công dân có nghĩa vụ “Thực hiện KHHGĐ, xây dựng quy mô gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững” [82, tr.3]. Nghị định 104/2003/NĐ-CP ngày 16/9/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của PLDS: Điều 3, khoản 2 quy định “Quy mô gia đình ít con là mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con”; Điều 17, khoản 3, điểm a quy định: Mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có nghĩa vụ “Thực hiện quy mô gia đình ít con - có một hoặc hai con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững” [31, tr.7]. Theo kết quả khảo sát, nhận thức của CBLĐQL đối với quy định của nhà nước về số con của các cặp vợ chồng là tương đối rõ ràng và chính xác. Hầu hết những người được hỏi (chiếm 96%) đều biết rõ về quy định số con trong PLDS. Khi phân tích tương quan giữa các nhóm tuổi cho thấy, phần lớn CBLĐQL được hỏi ở các nhóm tuổi đều trả lời đúng về quy định số con trong PLDS như: CBLĐQL dưới 30 tuổi trả lời đúng là 95,7%, từ 31 - 40 tuổi (96,7%), từ 41- 50 tuổi (95,5%) và CBLĐQL trên 51 tuổi nhận thức đúng là 100%. Tuy nhiên, vẫn còn một số CBLĐQL nhận thức sai khi cho rằng PLDS quy định mỗi cặp vợ chồng có thể sinh ba con hoặc chỉ được sinh một con. Số lượng ý kiến này là không đáng kể nhưng rất đáng chú ý. Bởi lẽ đây là những nhận thức hết sức sai lầm - nguyên nhân làm tăng tỷ lệ dân số trong thời gian qua. Nghiên cứu định tính cũng cho những kết quả tương tự. Có thể thấy điều này qua phỏng vấn sâu CBLĐQL cấp xã như sau: “Pháp lệnh dân số ra đời, tôi cứ tưởng là nhà nước cho sinh con thứ ba. Gia đình nào có khả năng thì cứ sinh chứ không phải sinh 1-2 con” (PVS, LĐ cấp xã, dân tộc Mông, xã Tá Lâu, huyện Trạm Tấu). Tương tự như vậy, quan điểm một CBLĐQL cấp huyện cho biết: “Tôi nghe nói PLDS ra đời là mọi người có thể tự quyết định sinh con tuỳ ý, Nhà nước không cấm đoán chuyện này như trước nữa. Nhà tôi thì cũng mới có 3 cháu gái, vợ tôi và ông bà hai bên nội ngoại đều mong muốn có thêm cháu trai nên tôi quyết định sinh và đã được như mong muốn”(PVS, LĐ huyện, huyện Mù Cang Chải). Kết quả phỏng vấn sâu trên cho thấy, không chỉ cộng đồng mà ngay cả cán bộ, kể cả CBLĐQL huyện đang có nhận thức lệch lạc về quy định số con của mỗi cặp vợ chồng trong PLDS. Đây cũng là biểu hiện cho thấy sự thiếu vững chắc trong những thành quả mà chương trình dân số quốc gia đã đạt được. Tâm lý muốn có con trai để “nối dõi tông đường” và tâm lý “đông con nhiều phúc” còn nặng. + Hiểu biết quy định về khoảng cách giữa các lần sinh Trong PLDS điều 10, khoản 1, điểm a và Nghị định 104/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của PLDS, điều 17, khoản 2, điểm a quy định Quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng giữa các lần sinh phù hợp với quy mô gia đình ít con, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và chính sách dân số của nhà nước trong từng giai đoạn; phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khoẻ, điều kiện học tập, lao động, công tác, thu nhập và nuôi dạy con của các cặp vợ chồng, cá nhân trên cơ sở bình đẳng [31, tr.7]. Với câu hỏi “Đồng chí có biết trong hướng dẫn về PLDS quy định cụ thể về khoảng cách giữa các lần sinh không?”, kết quả thu được cho thấy, có tới 70% những người được hỏi cho biết nhà nước đã có quy định về khoảng cách giữa các lần sinh, nhưng vẫn còn tới 24,7% số người được hỏi cho rằng không có quy định này và 5,3% không biết nhà nước đã có quy định điều này trong PLDS hay không. Những số liệu này cho thấy, mặc dù PLDS đã được tuyên truyền nhiều nhưng tính hình thức còn lớn, hiệu quả truyền thông chưa cao, còn tới 1/3 số cán bộ được hỏi trả lời sai hoặc không biết có quy định này trong PLDS hay không. Đây là điều đáng chú ý để đưa ra giải pháp can thiệp về sau. So sánh nhận thức về quy định khoảng cách giữa các lần sinh trong PLDS của CBLĐQL phân theo khối công tác cũng thấy những khác biệt đáng chú ý (xem biểu 2.3). Biểu 2.3: Tương quan giữa quy định về khoảng cách giữa các lần sinh với khối công tác của CBLĐQL Số liệu ở biểu đồ trên cho thấy, CBLĐQL thuộc khối đoàn thể có nhận thức chính xác với tỷ lệ cao nhất, sau đó là khối chính quyền, khối doanh nghiệp và khối Đảng có tỷ lệ nhận thức đúng thấp hơn hai khối trên. Trên thực tế, khối đoàn thể là khối thường xuyên tiếp cận và lồng ghép công tác tuyên truyền, vận động những nội dung liên quan đến dân số nhiều hơn, do đó, có thể họ có những nhận thức rõ hơn những khối cơ quan khác. Qua khảo sát cho thấy, 77% số người được hỏi thuộc khối đoàn thể khẳng định PLDS có quy định về khoảng cách giữa các lần sinh, 17% khẳng định không có quy định này và chỉ với 6% không biết là có quy định này; khối chính quyền có biết quy định về khoảng cách giữa các lần sinh là 71%, không có quy định là 25% và số không biết là 4%; khối Đảng biết có quy định về khoảng cách giữa các lần sinh là 61%, không có quy định là 34% và số không biết là 5%. Như vậy, khối đoàn thể và doanh nghiệp có hiểu biết tốt hơn khối chính quyền và khối Đảng. + Hiểu biết đối với quy định về quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng và cá nhân trong việc thực hiện KHHGĐ. Điều 10, khoản 1 quy định: Mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có quyền: a. Quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khoẻ, điều kiện học tập, lao động, công tác, thu nhập và nuôi dạy con của cá nhân, cặp vợ chồng trên cơ sở bình đẳng. b. Lựa chọn, sử dụng các biện pháp kế hoạch hoá gia đình [82, tr.5]. Đây là điều khoản quy định trong PLDS dễ bị hiểu lầm và gây tranh cãi nhiều nhất. Chính vì vậy, nghiên cứu đã đặt ra câu hỏi để CBLĐQL trả lời xem quy định trên đã rõ ràng, rành mạch chưa? Tổng hợp số liệu từ câu trả lời của CBLĐQL được hỏi cho số liệu trong bảng sau ( xem bảng 2.3). Bảng 2.3: Hiểu biết của CBLĐQL về quyền của mỗi cặp vợ chồng và cá nhân trong việc thực hiện KHHGĐ. Đơn vị tính: % Hiểu biết điều 10, khoản 1, điểm a Điều 10, khoản 1, điểm a Điều 10, khoản 1, điểm b Số lượng % Số lượng % Rất rõ ràng 68 22.7 103 34.3 Rõ ràng 90 30.0 177 59.0 Không rõ ràng 136 45.3 13 4.3 Khó trả lời 6 2.0 7 2.4 Tổng số 300 100 300 100 Kết quả khảo sát cho thấy, về Điều 10, khoản 1, điểm a, tỷ lệ người được hỏi cho rằng quy định như vậy là không rõ ràng chiếm 45,3%. Điều này gây nhiều tranh cãi và có những hiểu lầm về việc quy định số con từ khi PLDS ra đời. Ngược lại, với điểm b có tới 93,3% CBLĐQL có ý kiến cho rằng quy định mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có quyền lựa chọn, sử dụng các biện pháp KHHGĐ là rất rõ ràng và rõ ràng, chỉ có 4,3% ý kiến cho rằng không rõ ràng. Một số phỏng vấn sâu cũng cho thấy, hầu hết CBLĐQL đều cho rằng Nhà nước quy định mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có quyền quyết định số con là chưa rõ ràng, thiếu chặt chẽ. Khi hỏi ý kiến của CBLĐQL là Nhà nước cho các cặp vợ chồng được đẻ tự do đúng hay sai? 56,7% CBLĐQL cho rằng điều đó là sai. Khi họ đánh giá là sai tức là họ đã có những nhận thức đúng, bởi vì, PLDS không hàm ý các cặp vợ chồng được sinh đẻ “tự do”. Bên cạnh đó vẫn còn 43,3% số người được hỏi cho rằng điều đó là đúng, nghĩa là họ đã có nhận thức sai. PLDS không hàm ý cho các cặp vợ chồng được sinh đẻ “tự do”. Trong khi đó đánh giá của người trả lời về ý kiến của đồng nghiệp với câu hỏi này cho thấy kết quả tương tự như cách mà họ đã hiểu. Nghĩa là cán bộ ở cơ quan đơn vị người công tác trả lời có nhận thức đúng chiếm 55,7% và sai chiếm 44,3%. Những con số này cho thấy CBLĐQL có sự hiểu biết sai hoặc cố tình hiểu sai về quy định trong điều 10, khoản 1, điểm a là khá đông. Họ đã không hiểu tính ràng buộc giữa quyền với nghĩa vụ của công dân trong quy định về số con. Điều này cắt nghĩa cho tình trạng gia tăng dân số trở lại của tỉnh Yên Bái nói riêng, cũng như của cả nước nói chung, từ sau khi có PLDS. Theo báo cáo của Uỷ ban Dân số, gia đình và trẻ em (UBDSGĐ&TE) tỉnh Yên Bái, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên một số năm gần đây như sau: Biểu 2.4: Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên qua một số năm gần đây ở tỉnh Yên Bái Qua biểu 2.4 cho thấy, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở Yên Bái tăng lên từ khi PLDS ra đời. Năm 2002 tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 10,55% nhưng đến năm 2003 tỷ lệ này tăng lên 12,9%; năm 2004 tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm xuống còn 11,6%; năm 2005 tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tăng lên 12% và đến tháng 6/2006 tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tiếp tục tăng trở lại 12,45%. Một thực tế khó phủ nhận, những người sinh con thứ ba trở lên ở tỉnh Yên Bái không phải chỉ là người dân mà đang tăng ở cả cán bộ, đảng viên. Qua phỏng vấn sâu, một CBLĐQL ở cấp xã đã sinh con thứ ba cho câu trả lời sau: “Tôi đã sinh được 3 đứa con gái rồi. Vì tôi là con trưởng trong gia đình nên Bố mẹ tôi mong có cháu đức tôn nên tôi quyết định sinh thêm cháu thứ 4...”(PVS, LĐ cấp xã, dân tộc Mông, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, Yên Bái ) Trước đây, cán bộ công chức Nhà nước sinh ít con, một phần do bị hạn chế bởi những quy định chỉ được phép sinh một hoặc hai con chứ không chỉ đơn thuần là từ ý thức giác ngộ và mong muốn của họ. Vì vậy, khi có cơ hội là tỷ lệ sinh con thứ ba lập tức tăng. Đây là kết quả tác động của các yếu tố kinh tế tăng trưởng liên tục, đời sống được cải thiện, tâm lý thích con trai vẫn còn nặng trong cộng đồng dân cư. Thực tế khá nhiều người hiểu quyền quyết định số con mà PLDS quy định cho mỗi cặp vợ chồng và cá nhân đồng nghĩa với sinh bao nhiêu tuỳ ý. Một số người cho rằng, PLDS khuyến khích các gia đình sinh thêm con. Quan niệm sai lầm này tồn tại không chỉ ở người dân mà còn ở cả cán bộ, đảng viên. Họ cho rằng PLDS tạo cho họ một tâm lý thoải mái hơn hay coi việc sinh con thứ 3 trở lên là chuyện bình thường, đương nhiên được chấp nhận trong xã hội. Điều đó có nghĩa là hiểu biết của CBLĐQL vẫn còn có sự bất cập giữa nhận thức thực tế và nhận thức về những quy định chung. Đây là vấn đề cần phải chú ý để có giải pháp về tuyên truyền giáo dục và tổ chức quản lý của CBLĐQL trong thực hiện triệt để PLDS. Như vậy, vấn đề về số con nhất là con trai vẫn đang là một vấn đề nhạy cảm. Bước vào thế kỷ XXI, Việt Nam đã tiến gần đến mức sinh thay thế. Song những thành tựu mà công tác dân số của Việt Nam đạt được vẫn chưa thực sự bền vững. Quy mô dân số vẫn có nguy cơ tăng nhanh trở lại nếu công tác tuyên truyền và các biện pháp thực hiện thiếu rõ ràng. Do đó, việc nâng cao nhận thức cho các CBLĐQL vẫn là vấn đề rất cần được quan tâm. Về nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng và cá nhân trong việc thực hiện KHHGĐ, PLDS đã ghi rõ trong Điều 10, khoản 2, các điểm a, b, c. Cụ thể: Mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có nghĩa vụ: a. Sử dụng các biện pháp tránh thai b. Bảo vệ sức khoẻ và thực hiện các biện pháp phòng, tránh các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS c. Thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hóa gia đình [82, tr.5-6] Khi hỏi về hiểu biết của CBLĐQL về các điều quy định này, tổng hợp số liệu khảo sát ở tỉnh Yên Bái cho thấy như sau: Bảng 2.4: Hiểu biết của CBLĐQL về nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng và cá nhân trong việc thực hiện KHHGĐ. Đơn vị tính: % Hiểu biết về nghĩa vụ Sử dụng các biện pháp tránh thai Bảo vệ sức khoẻ, phòng bệnh Nghĩa vụ khác Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Rất rõ ràng 116 38.7 122 40.7 104 34.7 Rõ ràng 147 49.0 167 55.7 159 53.0 Không rõ ràng 31 10.3 8 2.6 34 11.3 Khó trả lời 6 2.0 3 1.0 3 1.0 Bảng số liệu tổng hợp trên cho thấy, phần lớn những quy định về nghĩa vụ của mỗi công dân đã được cán bộ trả lời là rất rõ ràng và rõ ràng. Trong đó, quy định về nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng và cá nhân trong việc bảo vệ sức khoẻ và thực hiện các biện pháp phòng, tránh các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS được CBLĐQL đánh giá là rõ ràng nhất với tỷ lệ 96,4%. Tuy nhiên, số ý kiến trả lời không rõ ràng tuy chiếm tỷ lệ nhỏ 11,3% với việc thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến chăm sóc SKSS, KHHGĐ; 10,3% với việc sử dụng các biện pháp tránh thai và 2,6% với việc bảo vệ sức khoẻ và thực hiện các biện pháp phòng, tránh các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản và các bệnh lây truyền qua đường tình

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van.doc