Luận văn Nhân tố chủ quan với việc thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CÔNG BẰNG XÃ HỘI VÀ VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 6

1.1. Quan niệm về công bằng xã hội 6

1.2. Nhân tố chủ quan và vai trò của nó đối với việc thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay 33

Chương 2: VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY - THỰC TRẠNG, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP (QUA THỰC TẾ VĨNH PHÚC) 53

2.1. Thực trạng việc phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong việc thực hiện ở nước ta hiện nay (qua thực tế Vĩnh Phúc) 53

2.2. Một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò nhân tố chủ quan với việc thực hiện công bằng xã hội ở nước ta hiện nay (qua thực tế Vĩnh Phúc) 74

KẾT LUẬN 87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

 

doc96 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2291 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nhân tố chủ quan với việc thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết các vấn đề xã hội có chuyển biến tốt, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Chính trị-xã hội ổn định, an ninh quốc phòng được tăng cường, quan hệ đối ngoại có những bước phát triển mới. Việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN có những bước tiến bộ trên cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân được phát huy. Công tác xây dựng Đảng đạt được một số kết quả tích cực…Đây chính là những điều kiện khách quan của việc thực hiện CBXH trong điều kiện nước ta hiện nay. NTCQ trong việc thực hiện CBXH trong điều kiện nước ta hiện nay trước hết được xác định là: - Đảng Cộng sản Việt Nam: Đảng lãnh đạo toàn thể xã hội thực hiện CBXH thông qua việc hoạch định các chủ trương đường lối, định hướng nhằm tạo ra các điều kiện vật chất và tinh thần như phát triển, TTKT, dùng kinh tế làm "giá đỡ vật chất", làm bàn đạp để thực hiện CBXH, Đảng xác định: TTKT phải đi đôi với việc thực hiện tiến bộ và CBXH, phải gắn TTKT với CBXH ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển. Như vậy Đảng ta xác định rất rõ điều kiện và cách thức thực hiện CBXH. Muốn thực hiện được CBXH thì trước hết phải phát triển kinh tế-một đòi hỏi hết sức quan trọng làm tiền đề cho việc thực hiện CBXH. Kinh tế kém phát triển, TTKT chậm thì không thể thực hiện được CBXH. Tuy nhiên chỉ thuần túy TTKT thì không thể đưa đến CBXH được mà đòi hỏi phải có sự can thiệp của" bàn tay hữu hình", đó chính là vai trò lãnh đạo của Đảng bằng các chủ trương, đường lối, quyết sách nhằm vừa phát triển kinh tế, vừa thực hiện CBXH theo định hướng XHCN trong điều kiện nước ta hiện nay. - Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Nhà nước có vai trò cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng bằng các chính sách cụ thể của mình, đồng thời tổ chức triển khai thực hiện và quản lý giám sát việc thực hiện CBXH trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đồng thời Nhà nước bằng công cụ của mình để hạn chế những bất công, BBĐ trong xã hội, tránh tình trạng TTKT hoặc thực hiện CBXH một cách đơn phương, tự phát, mà vừa TTKT kết hợp với thực hiện CBXH ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển, đồng thời ra sức hạn chế những bất công, bất bình đẳng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đó mới là CBXH. Để làm được điều đó đòi hỏi phải có sự can thiệp tích cực " bàn tay hữu hình" của nhà nước thì mới có thể thực hiện được CBXH. - Việc thực hiện CBXH không đơn thuần là công việc, trách nhiệm của Đảng và Nhà nước mà đòi hỏi phải có sự đồng thuận của toàn xã hội, sự phối hợp nhịp nhàng chặt chẽ của Các tổ chức chính trị -xã hội, các tổ chức kinh tế, các đơn vị sản xuất kinh doanh, các cá nhân, người lao động…Đó là sự xã hội hóa trong việc thực hiện CBXH, chỉ như vậy thì mới có thể thực hiện được CBXH. 1.2.2. Vai trò nhân tố chủ quan đối với việc thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng hầu hết các nước phát triển trên thế giới đều phải trải qua quá trình phát triển nền KTTT, đó là một tất yếu khách quan của sự phát triển kinh tế-xã hội.Việt Nam muốn phát triển, thì tất yếu phải thực hiện KTTT. Ngay tại Văn kiện Đại hội VIII của Đảng đã khẳng định: "Sản xuất hàng hóa không đối lập với CNXH, mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng CNXH và cả khi CNXH đã được xây dựng" [10, tr. 97]. Việt Nam xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu, lại bị nhiều cuộc chiến tranh tàn phá nặng nề. Vì vậy, việc thực hiện phát triển kinh tế là mục tiêu và nhiệm vụ hàng đầu, nhằm tạo ra cơ sở vật chất để giải quyết các vấn đề xã hội. Muốn phát triển kinh tế thì con đường duy nhất là phải phát triển nền KTTT, khắc phục tình trạng kinh tế tự cấp tự túc, thúc đẩy phân công lao động xã hội, phát triển mọi ngành nghề, giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động, khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại nhằm tăng năng suất lao động, mở rộng giao lưu kinh tế giữa các địa phương, các vùng lãnh thổ, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đồng thời phát huy tính năng động sáng tạo của mỗi người lao động, mỗi chủ thể kinh doanh và mỗi đơn vị kinh tế đồng thời tạo ra cơ chế phân bố và sử dụng các nguồn lực của xã hội một cách hợp lý. Phát triển KTTT là điều kiện tiên quyết nhằm tạo cơ sở và động lực cho việc thực hiện CBXH. Tuy nhiên, nền KTTT ở nước ta có những điểm khác biệt với nền KTTT nói chung, sự khác biệt đó được thể hiện ở chỗ có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN, đảm bảo sự thống nhất giữa sự TTKT với CBXH. Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện KTTT, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, đa dạng hóa các hình thức sở hữu và các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh với nhiều hình thức liên kết đa phương, đa dạng, kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, phải chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Đó là nền kinh tế có nhiệm vụ trung tâm là xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến và hiện đại, từ một nước nông nghiệp lạc hậu, kinh tế còn kém phát triển, nhằm nhanh chóng đưa kinh tế nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, phấn đấu thực hiện mục tiêu Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh mà Đảng ta đã đề ra. Nền KTTT định hướng XHCN là nền kinh tế cùng tồn tại với nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu, và bình đẳng trước pháp luật, có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Nền KTTT định hướng XHCN phải dựa trên nguyên tắc, quy luật của nền kinh tế hàng hóa cũng như những nguyên tắc và bản chất của CNXH, xây dựng trên cơ sở LLSX phát triển ở trình độ cao, thúc đẩy TTKT luôn gắn với thực hiện CBXH ngay trong từng bước và trong từng chính sách phát triển. Nền KTTT định hướng XHCN là mô hình kinh tế mở, nhằm nhanh chóng tận dụng các cơ hội phát triển kinh tế và thực hiện CBXH. Tính chất mở đó được thể hiện ở chiến lược phát triển hướng về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu những sản phẩm mà trong nước sản xuất. Kinh tế mở cũng là đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại. Phát huy nội lực là chính đi đôi với tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài để tiến hành CNH, HĐH, chủ động tham gia phân công lao động và hợp tác quốc tế, từng bước hội nhập với khu vực và quốc tế, giữ vững độc lập, chủ quyền và bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc trong quá trình toàn cầu hóa đang tăng lên. Nền KTTT mà nước đang xây dựng là nền kinh tế dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước Việt Nam, là nền kinh tế của dân, do dân và vì dân, nó có tính hai mặt, một mặt tạo điều kiện cho các thành viên tự do sản xuất kinh doanh, tự do làm việc theo năng lực của mình và sử dụng tốt các điều kiện khác để mang lại thu nhập cho bản thân và từ đó đóng góp cho xã hội. Cơ chế thị trường huy động mọi nguồn lực trong xã hội một cách nhanh chóng, hiệu quả thông qua cơ chế cạnh tranh, tạo ra của cải vật chất cho xã hội, góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất và TTKT tạo cơ sở cho sự phát triển xã hội. Trong cơ chế thị trường thì các chủ thể kinh tế có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, không phân biệt đối xử. Quyền bình đẳng, tự do đó tồn tại trong nền sản xuất hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường, nó tiến bộ hơn hẳn nền sản xuất tự nhiên, cơ chế thị trường là cạnh tranh gắn với động lực phát triển là lợi nhuận, nên các chủ thể kinh tế trở nên rất năng động trong sản xuất kinh doanh, có quyền lựa chọn lao động, cũng như sản xuất, mở rộng thị trường, huy động và khai thác hiệu quả mọi nguồn lực, tài nguyên của xã hội vào phục vụ quá trình sản xuất. Do đó vai trò của các doanh nghiệp, doanh nhân ngày càng được đề cao. Dưới sự tác động của quy luật kinh tế, đặc biệt là quy luật giá trị, các chủ thể kinh tế đều có quyền như nhau phát triển hết khả năng của mình để sản xuất kinh doanh và có quyền được hưởng thụ kết quả sản xuất từ sự sản xuất kinh doanh đó. Đây chính là cơ sở để thống nhất giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giữa cống hiến và hưởng thụ của các thành viên trong xã hội. Như vậy KTTT có thể khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh các lĩnh vực, các vùng, thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần nâng cao đời sống xã hội. Mặt khác, KTTT cũng đặt ra những vấn đề làm ảnh hưởng đến CBXH, sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng, các tầng lớp, xu hướng đó sẽ tạo nên khoảng cách phân hóa giàu nghèo. Bên cạnh đó sự hình thành và phát triển của các khu công nghiệp, khu đô thị cũng là nguyên nhân làm mất cân đối về thu nhập, lao động, việc làm, văn hóa giữa các vùng nông thôn và thành thị, đồng bằng và miền núi, dân tộc thiểu số và dân tộc đa số. Những vấn đề đó sẽ là nguyên nhân dẫn đến mất CBXH. Trong kinh tế thị trường, xuất phát từ vấn đề lợi nhuận nên cạnh tranh diễn ra gay gắt, dẫn đến nhiều xí nghiệp, chủ thể kinh doanh làm ăn thua lỗ kéo dài dẫn tới phá sản, người lao động thất nghiệp, mất việc làm. Bên cạnh đó một bộ phận khác lại chạy theo lợi nhuận, tất cả vì lợi nhuận nên sẵn sàng làm tất cả vì lợi nhuận (buôn lậu, chốn thuế, làm hàng giả, tham nhũng,thu nhập không chính đáng…) dẫn tới vi phạm đến CBXH. Kinh tế thị trường đã đem lại những thành tựu rất to lớn, nhưng bên cạnh đó cũng có những mặt còn hạn chế ảnh hưởng đến việc thực hiện CBXH như sự phân hóa giàu nghèo một cách quá mức, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm ở một bộ phận dân cư dẫn đến có thu nhập thấp, đời sống trở nên khó khăn, nghèo khổ, khoảng cách giàu nghèo trong nội bộ dân cư có chiều hướng ngày càng gia tăng làm ảnh hưởng đến việc thực hiện CBXH. Việt Nam muốn phát triển thì phải thực hiện nền KTTT là tất yếu hợp với quy luật khách quan, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Bản chất của KTTT là cạnh tranh, từ sự cạnh tranh đó làm cho nhiều chủ thể kinh tế có năng lực làm ăn phát đạt, nhưng cũng không ít các đơn vị kinh doanh làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản, hàng loạt công nhân mất việc làm, không có thu nhập, đời sống bấp bênh làm ảnh hưởng đến việc thực hiện CBXH. Mục đích chính của KTTT là tìm kiếm lợi nhuận, vì lợi nhuận mà các chủ thể kinh tế sẵn sàng làm tất cả để thu lợi nhiều nhất về cho chính bản thân mình, như hối lộ, trốn thuế, buôn lậu, lợi dụng kẽ hở trong quản lí kinh tế, cạnh tranh không lành mạnh… để thu được lợi nhuận một cách tối đa nhất, làm mất sự công bằng, cản trở đến việc thực hiện CBXH. Muốn phát triển kinh tế tốt thì phải có điều kiện phát triển kinh tế tốt, điều kiện đó lại thường ở những nơi gần các trung tâm đô thị, thành phố, thị xã, thị trấn, các trung tâm tỉnh lị, nơi có giao thông thuận tiện, thuận lợi cho việc tiêu thụ, chuyên trở trao đổi nguyên vật liệu và hàng hóa. vì vậy việc tạo cơ hội thực hiện CBXH giữa các vùng miền gặp rất nhiều khó khăn. Đây là những vấn đế hết sức phức tạp trong điều kiện KTTT ở nước ta hiện nay, đòi hỏi NTCQ phải có những chủ trương chính sách hợp lý nhằm tạo cơ hội và điều kiện cho việc thực hiện CBXH. Hiện nay Việt Nam đang thực hiện phát triển nền KTTT định hướng XHCN, đây là một mô hình kinh tế đầu tiên trong lịch sử chưa có tiền lệ, mô hình kinh tế đó sau một thời gian được áp dụng đã đem lại những thành quả to lớn về kinh tế trong thời gian vừa qua. Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần, CBXH từng bước được bảo đảm tạo ra động lực mạnh mẽ cho việc phát triển và TTKT. Để đạt được thành tựu to lớn đó trước hết phải nói đến vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý, định hướng của nhà nước đối với việc thực hiện CBXH trong điều kiện KTTT ở nước ta hiện nay. CBXH luôn gắn với phát triển và TTKT, thực hiện CBXH phải dựa trên nền tảng kinh tế và không thể tách rời vai trò lãnh đạo, định hướng của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện CBXH. Đảng và Nhà nước bằng các chủ trương, đường lối, và bằng công cụ của mình như luật pháp, chính sách tác động điều tiết nền kinh tế phát triển theo đúng hướng mà Đảng và Nhà nước đã đề ra, vì vậy việc thực hiện CBXH phụ thuộc rất lớn vào vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Việt Nam hiện nay đang phát triển và hoàn thiện kinh tế thị trường định hướng XHCN với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, Đảng ta đã xác định: TTKT phải gắn liền với công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển. CBXH là đảm bảo cho nhân dân không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. CBXH phải gắn với TTKT và phải thực hiện bởi cơ chế kinh tế, sự lãnh đạo của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chính sách điều tiết của Chính phủ. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3, Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII đã chỉ rõ: "Thông qua các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô và vai trò kinh tế của Nhà nước để quản lý thị trường, điều tiết thu nhập, kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện CBXH, thúc đẩy sự phát triển đồng đều giữa các vùng và các tầng lớp dân cư" [11, tr. 50]. Như vậy, Đảng ta đã khẳng định vai trò to lớn của Nhà nước trong việc thực hiện kinh tế thị trường và vấn đề CBXH, vai trò đó được thông qua hướng dẫn, điều tiết và quản lý nền kinh tế theo định hướng XHCN, là sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển đúng hướng, đảm bảo cho kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể là nền tảng kinh tế quốc dân, chăm lo lợi ích nhân dân, thực hiện CBXH, tất cả vì mục tiêu và lợi ích của con người. Nhà nước tạo điều kiện và môi trường thuận lợi trong lao động sản xuất kinh doanh, phát triển và kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật để thực hiện CBXH. Đảng và Nhà nước phải định hướng xây dựng được các kết cấu hạ tầng, mở rộng giao lưu hàng hóa, hình thành các loại thị trường để bảo vệ sản xuất trong nước, thu hút vốn đầu tư nước ngoài … Đây là những điều kiện và môi trường thuận lợi để nền kinh tế phát triển đúng hướng. Những định hướng đó phải gắn liền với thực hiện CBXH bằng các chính sách và công cụ điều tiết tiền tệ, thuế, pháp luật, chính sách xã hội … Đảm bảo quyền bình đẳng cho các thành viên tham gia vào cơ chế thị trường, cạnh tranh với nhau một cách lành mạnh, chống độc quyền, buôn lậu, chốn thuế, hàng giả, thấp nghiệp, phân hóa xã hội, tệ nạn xã hội…Đó chính là những yếu tố dẫn đến mất CBXH. Vai trò của Đảng và Nhà nước đối với thực hiện CBXH có thể khái quát ở các nội dung sau: Thứ nhất, định hướng phát triển kinh tế và phân bổ các nguồn lực đảm bảo CBXH. Định hướng là chức năng quan trọng hàng đầu của Nhà nước trong quản lý kinh tế vĩ mô. Thông qua việc định hướng mà Đảng lãnh đạo nhà nước xác định phương hướng phát triển kinh tế - xã hội cho toàn bộ nền kinh tế và cho từng vùng, từng địa phương, trên cơ sở đó phân bố nguồn lực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý. Vì vậy, định hướng đúng thì đầu tư có hiệu quả và ngược lại. Định hướng bằng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình dự án… Việc phát triển không đều giữa các vùng là tất yếu của KTTT bởi nó mang tính chất lịch sử xã hội, từ lợi thế so sách của các vùng khác nhau, vì vậy các vùng có điều kiện thuận lợi, các vùng kinh tế trọng điểm cần được ưu tiên để tiến tới TTKT và là trung tâm kinh tế - xã hội nhằm kích thích thúc đẩy các vùng kinh tế lân cận cùng phát triển. Xong cũng chính vì vậy làm cho sự phát triển có sự chênh lệch giữa các vùng, những nơi không có điều kiện phát triển sản xuất thường là nơi có tốc độ TTKT chậm, kinh tế - xã hội lạc hậu, thu nhập thấp, chính vì những điều kiện như trên nên làm mất cân đối giữa các vùng miền trong cùng một lãnh thổ. Vì vậy Đảng và Nhà nước cần phải cân đối tư liệu sản xuất trên toàn xã hội, đồng thời phải đưa ra được các chính sách kinh tế - xã hội thích hợp nhằm đảm bảo phân phối hợp lý các nguồn lực và cân đối đầu tư, có như vậy mới tạo ra cái góc của sự công bằng, tức là phải công bằng từ cái tạo ra thu nhập chứ không đơn giản chỉ là các chính sách điều tiết thu nhập thực tế để thực hiện CBXH. Thứ hai, tạo lập hành lang pháp lý, môi trường ổn định để phát triển kinh tế và thực hiện CBXH. Đây là vấn đề quan trọng đối với phát triển kinh tế và thực hiện CBXH. Một mặt Đảng và Nhà nước đề ra các quy tắc hợp lý để tất cả các đối tượng như doanh nghiệp, người tiêu dùng, Chính phủ đều phải tuân thủ và tôn trọng. Nó bao gồm các quy định về tài sản, các quy tắc về hợp đồng và hoạt động kinh doanh, các trách nhiệm tương hỗ của các liên đoàn lao động và ban quản lý và nhiều luật lệ để xác định môi trường kinh tế. Mặt khác đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, quyền tự do lựa chọn loại hình và quy mô kinh doanh của các chủ thể kinh tế, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, chống các hình thức và biểu hiện độc quyền, tạo sự bình đẳng cho người lao động tìm việc làm và bảo vệ quyền lợi cho người lao động, người tiêu dùng. Thứ ba, điều tiết phân phối thu nhập của các tầng lớp dân cư. Quá trình phân phối trong cơ chế thị trường diễn ra khá phức tạp trong kinh tế thị trường. Thị trường có chức năng phân phối thu nhập thông qua quan hệ sở hữu và quan hệ cung cầu. Theo nguyên tắc của thị trường thì các yếu tố sản xuất như vốn, tài sản, sức lao động phải được trả giá hợp lý, công bằng theo thỏa thuận, nhưng cũng chính từ đó làm nảy sinh ra bất bình đẳng trong thu nhập và hưởng thụ, gây mâu thuẫn, thậm chí xung đột giữa các tầng lớp, các giai cấp khác nhau trong xã hội. Vì vậy thị trường không phải là cán cân phân phối thực sự công bằng và hợp lý đối với mọi trường hợp mà cần thiết phải có sự điều tiết của Nhà nước. Nhà nước điều tiết và phân phối thu nhập trong nền KTTT không phải là bình quân, cào bằng làm thui chột động lực phát triển kinh tế, mà ngược lại chức năng điều tiết của Nhà nước phải thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao đời sống các thành viên trong xã hội để mọi người đều được hưởng thành quả của TTKT nhưng không làm mất động lực của các quan hệ thị trường trong phân phối lợi nhuận. Quan hệ phân phối đảm bảo hiệu quả và công bằng ở nước ta được thực hiện thông qua ba hình thức chủ yếu: - Phân phối theo lao động và hiệu quả kinh tế; - Phân phối theo tài sản hay theo vốn; - Phân phối thông qua quỹ phúc lợi xã hội; Thứ tư, Nhà nước đề ra, lãnh đạo thực hiện các chính sách xã hội, thực hiện CBXH như xóa đói giảm nghèo, ưu đãi các gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng…đảm bảo cho họ có đời sống vật chất và tinh thần ít nhất bằng mức sống trung bình của người dân ở cùng khu vực cư trú. Các chính sách thu hút, tạo việc làm đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động, có nhu cầu và điều kiện làm việc, đều có cơ hội có việc làm…nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho xã hội, hạn chế những bất công và chênh lệch trong quá trình phát triển kinh tế. Các chính sách cứu trợ xã hội đối với những người rủi ro trong cuộc sống, nhằm tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi thành viên trong cộng đồng. Việc thực hiện tốt chính sách này thể hiện sự quan tâm của xã hội đối với từng cá nhân, vừa là thể hiện tình cảm cao đẹp của dân tộc ta, tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, thương người như thể thương thân. Các chính sách về bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo một phần thu nhập cho người lao động khi họ mất hoặc giảm khoản thu nhập từ nghề nghiệp do bị mất khả năng lao động hoặc mất việc làm. Nước ta hiện nay đang thực hiện nền KTTT, từng bước TTKT đều gắn với các chính sách xã hội nhằm thực hiện CBXH, chỉ như vậy mới thực sự đảm bảo được thực chất của vấn đề CBXH mang tính thực tế và tương đối ổn định. Đây chính là đảm bảo xã hội trên cơ sở phát huy mặt tích cực của cơ chế thị trường, thúc đẩy sự sáng tạo và cạnh tranh lành mạnh trong các hoạt động kinh tế, đảm bảo sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành phần kinh tế trước pháp luật, đồng thời hạn chế mặt tiêu cực và hạn chế sự phân hóa giàu nghèo, bần cùng hóa người lao động. Chính sách xã hội của Nhà nước phải tạo ra được điều kiện, những cơ hội như nhau để mọi người cùng có cơ hội phát triển. Để đảm bảo được CBXH thì Đảng và nhà nước giữ vai trò hết sức quan trọng, đó chính là sự lãnh đạo, định hướng, quản lý và điều tiết. một nền kinh tế phát triển có đúng hướng và hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào vai trò của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, thực hiện CBXH còn phụ thuộc vào sự hợp tác phối kết hợp nhịp nhàng của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế, cá nhân và sự đồng thuận của toàn xã hội toàn xã hội. Các tổ chức chính trị -xã hội có vai trò triển khai và thực hiện, thực thi cụ thể hóa các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong các lĩnh vực, cụ thể. Việc thực hiện CBXH có đạt hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào hoạt động của các tổ chức chính trị -xã hội. Các tổ chức kinh tế, đơn vị kinh doanh có vai trò rất lớn trong việc thực hiện CBXH, bằng các hình thức như tài trợ, đóng góp kinh phí để hỗ trợ cho các gia đình chính sách gặp khó khăn như Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các người già cả neo đơn không nơi nương tựa, trẻ mồ côi cơ nhỡ, các người lầm đường lạc lối giúp họ có điều kiện hòa nhập cộng đồng và có điều kiện phát triển kinh tế, hỗ trợ các vùng đặc biệt khó khăn, thiên tai lũ lụt…Đây là một việc làm tình nghĩa hết sức cao đẹp, vừa mang tính truyền thống dân tộc, vừa góp phần tích cực vào việc xóa bỏ bất công, thực hiện CBXH mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra. Thực hiện CBXH đòi hỏi phải có sự nỗ lực và tự giác của toàn thể cá nhân và xã hội, thực hiện tinh thần mỗi người vì mọi người và mọi người vì mỗi người, tinh thần tương thân tương ái, "lá lành đùm lá rách", "thương người như thể thương thân", hỗ trợ cùng nhau phát triển. CBXH đòi hỏi phải có sự đồng thuận của toàn xã hội, tất cả mọi cá nhân, mọi tổ chức, mọi lực lượng xã hội phải nỗ lực phấn đấu, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, toàn dân đoàn kết kiên quyết xóa bỏ bất công, thực hiện CBXH. Chỉ có như vậy thì CBXH mới được bảo đảm. Như vậy, thực hiện CBXH không đơn giản là công việc của một tổ chức, một cá nhân, mà là sự phối kết hợp đồng thuận của toàn xã hội, công việc đó là của toàn Đảng toàn quân toàn dân ta, đó là sức mạnh tổng hợp của tinh thần đoàn kết toàn dân tộc kiên quyết đấu tranh chống những bất công, bất bình đẳng, thực hiện CBXH. Chương 2 VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY- THỰC TRẠNG, PHƯƠNG HƯỚNGVÀ GIẢI PHÁP (QUA THỰC TẾ VĨNH PHÚC) 2.1. THỰC TRẠNG VIỆC PHÁT HUY VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN TRONG VIỆC THỰC HIỆN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (QUA THỰC TẾ VĨNH PHÚC) 2.1.1. Thực trạng việc thực hiện công bằng xã hội ở Vĩnh Phúc hiện nay Vĩnh Phúc được thành lập từ năm 1950 trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phúc Yên, đến tháng 3/1968 Vĩnh Phúc sát nhập với tỉnh Phú Thọ lấy tên là tỉnh Vĩnh Phú. Sau gần 30 năm hợp nhất, ngày 01/01/1997 Vĩnh Phúc được tái lập trên cơ sở tách tỉnh Vĩnh Phú thành hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Về vị trí địa lý: Vĩnh Phúc nằm ở Trung tâm phía Bắc của tổ quốc, thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông hồng, cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 50 Km về phía Tây Bắc, tiếp giáp với 5 tỉnh thành: phía Tây Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Đông Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên, phía Đông Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hà Tây, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ. Tỉnh Vĩnh Phúc được Trung ương xếp vào nhóm 10 tỉnh có tốc độ phát triển cao nhất cả nước hiện nay; GDP tăng trưởng bình quân 14,4%/năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp (công nghiệp-xây dựng chiếm 50,44%; Dịch vụ 28,23%; Nông nghiệp 21,23%). Theo niên giám thống kê Vĩnh Phúc năm 2005, Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên là 1.372.000 km2; Dân số trung bình là 1.169.067 người; mật động dân số 852 người/km2, bao gồm 9 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 2 thị xã, 7 huyện) 152 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 17 phường, thị trấn, 135 xã). Về địa hình: Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc đồng bằng trung du Bắc Bộ nên địa hình hương đối phong phú và đa dạng, vừa có đồi núi lại vừa có đồng bằng. Núi cao như dãy Tam Đảo, có chiều dài hơn 50 km, có nhiều đỉnh cao hơn 1.000m (So với mực nước biển như đỉnh giữa cao 1.592m; Đỉnh Thạch Bàn cao 1.388m; Đỉnh Thiên Thị 1.376m; Đỉnh Phú Nghĩa 1.300m). Vùng núi thấp phân bổ chủ yếu ở huyện Lập Thạch (như đỉnh Sáng Sơn cao 633m). Vùng đồi tập trung chủ yếu ở các huyện Lập Thạch và Tam Dương, Bình Xuyên, Phúc Yên đồi chiếm 50% diện tích, đồi hình bát úp, sườn thoải, đỉnh tròn, cao khoảng từ 20-50m, kích thước không lớn. Vùng đồng bằng ở Vĩnh Phúc tương đối bằng phẳng với diện tích khoảng 2/5 diện tích toàn tỉnh. Về nguồn lao động: Theo số liệu niên giám thống kê Vĩnh Phúc 2005, số người trong độ tuổi lao động là 736,75 nghìn người, trong đó số người có khả năng lao động là 729,19 nghìn người, số người mất khả năng lao động là 7,56 nghìn người. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 625,59 nghìn người, trong đó nông lâm nghiệp - thủy sản là 391,10 nghìn người, công nghiệp xây dựng là 113,75 nghìn người, dịch vụ là 147,74 nghìn người [65]. Về nguồn nhân lực: Vĩnh Phúc có nguồn nhân lực khá dồi dào, chiếm khoảng 61,6% tổng dân số, trên địa bàn tỉnh có gần 20 trường Đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề của Trung ương và địa phương, quy mô đào tạo hơn 20.000 học sinh, hàng năm có khoảng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van - chinh thuc.doc
  • docBia-ThS.doc
  • docMuc luc.doc
Tài liệu liên quan