Luận văn Nhân vật hề trong sự sáng tạo của Shakespeare

Không khí kịch đỡcăng thẳng hơn khi có hề. Hềlàm giảm chất bi đáng

kể, tạo gốc của lòng yêu đời mặc dù không thuận lòng với những ngang trái

trong xã hội đảo điên. Hềmang tới tiếng cười lành mạnh và khỏe khoắn phục

vụcuộc sống đang lên. Hềmang ý chí, nguyện vọng bao đời của nhân dân,

hướng tiếng cười đảphá, cổvũcuộc đấu tranh giai cấp nếu có thể. Đối thoại

và độc thoại đỡdài hơn nhờcách nói ngắn gọn, dân dã của hề. Phương pháp

trộn lẫn giữa hài và bi, quá khứvà hiện tại, thực và hư, nghiêmtrang và bỡn

cợt đểqua mắt kiểmduyệt, đồng thời khơi gợi nhiều ý nghĩa tích cực nơi

khán giả. Hềsáng tạo lối viết kịch trong kịchbởi bản thân hềlà một vởkịch.

pdf88 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2312 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nhân vật hề trong sự sáng tạo của Shakespeare, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình). Cordelia và Lear cũng có vai trò này. Sau này, hề vẫn giữ vai trò cúp vàng "platea" bởi "aside" (lời nói mà nhân vật và khán giả hiểu, còn nhân vật khác thì không) bởi đó là tiếng nói dân gian. Nói như Says Sylvia Feldman: chức năng giáo huấn của đạo đức quan trọng đến nỗi mỗi câu tạo nên một hành động. Điều này bắt nguồn từ vai Bác sĩ trong Abraham and Isaac, người mở đường cho những nhận thức mới mẻ của Shakespeare về cảm thụ nơi khán giả. Hề Shakespeare đi đến gốc bệnh xã hội với trăm ngàn ghẻ lở, bản thân mặt phải cũng đã kinh tởm khi mà đồng kền năm xu nằm lấp ở dưới đáy của mọi lương tâm (chữ dùng của Banzac). Lời anh nói dẫu là hài hước Cũng trở thành lời răn dạy cao siêu (Boalo) 2.1.3. Hề Shakespeare với tư cách là một biểu tượng Shakespeare xây dựng hề từ hình mẫu Người Lùn. Người Lùn bước vào sân nhà của giới thượng đẳng với vai trò của hề. Hề lùn thể hiện sự khôn ngoan trong sân nhà Pharaloh Dadkeri - Assi suốt triều đại 15 ở Ai Cập từ năm 2500 trCN và ở Trung Quốc từ năm 1800 tr.CN. Họ cũng có đặc quyền như hề. Hầu hết bộ tộc Mỹ bản xứ có một vài kiểu hề riêng. Hề lẫn người Lùn giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, tôn giáo. Hề Lùn có tài năng đặc biệt về hùng biện. Thời Phục Hưng, có anh hề hay người Lùn bên cạnh là mốt thời thượng. Người Lùn bị đối xử như con vật được thuần hóa. Anh hề bị đối xử như người điên. Họ là những gì được thay thế cho cái vô thức mà chúng ta đang cố chăm sóc kín đáo và ru ngủ. Anh hề và người Lùn đều có đặc quyền tự do ngôn luận, cử chỉ buông thả với những biểu hiện không kiềm chế của vô thức dưới dạng nhân cách hóa. Họ mang sự nhanh nhạy thông minh của vô thức, tỏ ra là người có nhận thức vượt trội, mang toàn bộ sức mạnh bản năng và trực giác. Hề Shakespeare không chỉ là một cá nhân mà là một khâu trong chuỗi phát triển nhân loại. Hề mang triết lí sâu rộng với tinh thần cao cả bởi những gì tốt đẹp không cần phải có kích thước to lớn. Anh hề không cần phải mang tính chất khổng lồ nhưng lại là người phát triển về chất, là người vượt mọi giới hạn. Anh hề Shakespeare cũng được coi là “một nhân vật Khổng Lồ” theo khía cạnh nào đó. Hề Shakespeare thể hiện khả năng thay đổi bộ mặt thế giới và con người theo xu hướng tích tượng trưng cho yếu tố du diễn của sự sống giống nhân vật Mặt Nạ. Mặt nạ phủ định tính phiến diện, tính trùng khớp đơn thuần với bản thân mình và tính bất biến của sự vật. Còn hề Shakespeare nổi bật tính đa dạng và phức tạp của con người. Vì nhiều người e ngại sự buồn rầu Tìm trò vui chứ không phải lời giáo huấn Nên triết học ở đây Được trình diễn như một trò tiêu khiển (John Racestent, con rể Thomas More) Như đã nói, Hề và Điên kiểu Shakespeare luôn chuyển hóa cho nhau. Gốc của "fool" theo tiếng Latin, có nghĩa là "túi của gió" hoặc “không khí để thở”. Jesters và fool được cho là trường hợp đặc biệt mà Thiên Chúa tiếp xúc một đức trẻ mất trí –một món quà hay một lời nguyền, biến đứa trẻ thành người “bất thường” (nhảy lò cò hay làm điều buồn cười) và có đặc ân mà người bình thường khác không thể có (tự do ngôn luận). Jester xuất phát từ "jest" (lời nói của người điên). Hề Shakespeare ít nhiều mang hình ảnh của Điên trong bài Tarot. Thẻ bài không được đánh số. Điên đại diện cho Spirit (tinh thần), God (Thượng đế), Monad (cá nhân), Eternity (sự bất tử), Life Power (nguồn sống), Originating Creative Power (Tạo hóa), the Will of God (số phận), the Essence or Essential Self (bản ngã), Tao (đạo), Aether, Prana, Akasha, the Void (chân không), the White Brilliance (tài năng, the Radiant Field of God (hào quang của Chúa), Omnirevelation (khải lộ), the Universal Light (ánh sáng), Boundless Space (vũ trụ), Superconsciousness (ý thức), the Inner Rulerv (tiềm ẩn), the Plenitude (sự sung túc), the Unmanifest (vô thường), the Hermit (ẩn sĩ), Mysterium Magnum (Mặt trời – thiên đường)… Hề được miêu tả là người tung hứng với thái độ hờ hững. Động tác vô tình nhưng cách thể hiện rất sắc. Điệu bộ giống như một người đang đứng trên vách đá thẳng đứng, hoặc ngay mép của bờ vực, hoặc nơi cao chót vót đầy nguy hiểm. Hình ảnh này tượng trưng cho các khía cạnh của con người: vô tội, vô minh, không nhất quán, tự do, hào hứng, ham muốn trần thế, táo bạo, tự tin, sức mạnh của chân lí và văn hóa… Hề Shakespeare là biểu tượng của nhận thức khái quát và hiển minh. Hề tận dụng đặc quyền và sự quan sát trung thực để cố vấn, chỉ trích và làm nổi bật sự ngớ ngẩn điên rồ của nhân vật khác. Đó là nguyên nhân hàng đầu khiến hề xuất hiện ở cung đình. Hề xiếc là hình ảnh cổ truyền của ông vua bị giết. Y biểu thị tất cả sự đảo ngược những thuộc tính đế vương qua cách ăn mặc, nói năng, phong độ… Thay cho sự uy nghi đường bệ là sư lố lăng khiếm nhã. Thay cho quyền lực tối cao là sự mất trắng uy quyền. Thay cho nỗi lo sợ là tiếng cười. Thay cho chiến thắng là thất bại. Thay cho những nghi lễ thiêng liêng là những trò hề. Thay vì cái chết là sự giễu nhại, nhân vật tựa hồ mặt trái của huy chương, cái đối nghịch của vương quyền. Hề là hiện thân của sự giễu nhại. Hề có khi bị kết tội chết, vì khi quân. Trong lịch sử cũng có nhiều anh hề bị làm vật hiến sinh. Đó là dấu hiệu chỉ sự non kém về đạo đức - tinh thần của xã hội. Xã hội và từng cá nhân không có khả năng tự cán đán nổi toàn thể bản thân mình nên bèn đem hiến sinh cái bộ phận hề được cho là xấu xa, vướng víu. Hề Shakespeare có một đặc ân đặc biệt gần như là “miễn tử” bởi khấu hiện thời Phục Hưng: con người là kích thước để đo lường vạn vật. Hề đôi khi liên quan tới sự phân biệt chủng tộc. Những mưu toan, xuyên tạc bóp méo những người bị áp bức thành những tên hề, không tự nhận đó là một phần của mỗi người đang bị ruồng rẫy, cố tình coi nó là phần khác để tìm cách vất bỏ. Hề bị loại bỏ hay bị kết tội tượng trưng cho sự trì trệ trong quá trình đi lên. Hề Shakespeare không tự loại bỏ mình hoặc để mọi người giễu cợt. Tất cả những gì hề Shakespeare thể hiện là tư tưởng cao quí về một trật tự mới nhân ái hơn. Tính điên rồ là một phần trong hề Shakespeare cũng như bản thân mỗi người. Điên là sự khôn ngoan đủ để sợ trước bí ẩn của Sáng Tạo. Điên sâu sắc đủ để thiết lập công trình khai thác về kiểu nhân vật này. Hề là một phần mỗi người để tự nhìn vào tư tưởng bản thân. Hề hay mang theo một loài động vât lạ thể hiện “sự biết trước” và “sự khác biệt” với người khác. Hề Shakespeare là biểu tượng cho lực nội sinh của con người và nhiệt tâm thường bị tổn thương trong quá trình tìm hiểu bản chất thực tại. Tính điên của hề chính là cái bản chất chưa biết, là bản ngã con người. 2.2. Vai trò của hề Shakespeare Hề chỉ xuất hiện trên sân khấu (kịch, rối, chèo, tuồng…) chứ không xuất hiện trong các loại hình nghệ thuật khác. Hề Shakespeare đặc biệt thành công trong bi kịch. Hề trung Cổ không gắn với kịch bản và chỉ để mua vui cho công chúng giữa các hồi kịch. Lyly và Green là người đầu tiên có ý định biến hề thành một nhân vật. Shakespeare kế thừa và phát triển, biến hề thành nhân vật chính thức. Các vai hề từ hài kịch tham gia vào bi kịch nhưng đôi khi vượt ra khỏi kịch bản. Trong Hamlet, Shakespeare nhấn mạnh “những ai trong các bạn đóng vai hề thì đừng nói quá mức qui định, bởi vì có những kẻ xoay ra cười cợt để mua vui cho một số người xem trống rỗng, trong khi họ phải chú ý tới một chỗ quan trọng nào đó trong vở kịch. Làm như thế là đê tiện và chứng tỏ thói huyênh hoang rất đáng buồn của vai hề”. Hề Shakespeare thuộc lớp đầu tiên và hoàn thành xuất sắc vai trò được chọn. 2.2.1. Lấp chỗ trống giữa các màn kịch Đặc điểm của kịch là có sự gián cách giữa các hồi, các màn. Giữa hồi này với hồi khác, các diễn viên cần có thời gian thay đổi y phục, hóa trang, dựng cảnh. Thời gian gián cách có thể ngắn hay dài. Hề xuất hiện, kể chuyện, làm trò, tám chuyện phiếm cùng mọi người trong khi chờ đợi màn tiếp theo. 2.2.2. Liên thông tình cảm Kịch lễ thức xuất hiện ở Anh vào thế kỉ X, trong các tu viện dòng Benoit. Đến thế kỉ XII, nhà thờ bắt đầu xen kịch khôi hài để khuyến dụ tín đồ. Hề dần sát nhập như một biểu tượng sơ khai cho văn hóa dân gian. Qui luật hề trở nên quan trọng. “Anh ta chiếm một vị trí rất lớn trong sân khấu kịch tiền hiện đại” (Weimann). Việc phụng sự diễn kịch này nhanh chóng lan rộng. Sự lập luận kinh thánh trở nên sinh động. Tuy nhiên hề bị hạn chế nhiều bởi nơi chốn, dàn đồng ca, giáo đường và những ràng buộc lễ thức. Sự tham gia của công chúng còn hạn chế và không nhằm vào sự liên kết nào. Những hình thức khánh tiết chính thức của nhà thờ Trung cổ giữ con người trong trật tự nghiêm khắc để thuần hóa, củng cố quyền lực bằng cách mượn quá khứ đè nén thực tại. Giá trị tôn giáo, luật pháp, thể chế là bất dịch. Mọi người phục sức theo đúng địa vị của mình. Tiếng cười xa lạ với sự trang nghiêm. Anh hề là kẻ thù của giáo hội. Nhưng bản chất chân chính của sân khấu hề không thể hủy diệt được. Bên cạnh các ngày hội chính thức, giai cấp thống trị bị ép buộc vẫn phải cho phép tổ chức các hình thức dân gian. Với anh hề, con người sống thật bản chất của mình. Hề Shakespeare đặc biệt xóa đi sự cách biệt giữa sân khấu, nhân vật và khán giả, giữa kịch và đời vì tiếng nói của hề là tiếng nói của quần chúng. Khi có hề, khán giả rạp Theater Globe tăng lên đáng kể. Anh hề nổi tiếng đầu tiên của Shakespeare là Falstaff. Falstaff là nhân vật hề lấy cảm hứng từ nhân vật trong vở opera thứ ba của Giuseppe Verdi. Falstaff của Shakespeare lấy từ tên "John Oldcastle" và Lord Cobham có trong lịch sử. Hoàng tử Hal đề nghị Falstaff với tưa cách là "my old lad of the castle" (người cha già sở hữu một lâu đài). Falstaff mập, hay khoe khoang, nhát gan… luôn đưa hoàng tử Hal vào những khó khăn nhưng cuối cùng chối bỏ lỗi lầm đó khi hoàng tử trở thành vua. Mỗi hành động của con người dư thừa lượng mỡ và chuyên nói dối này là lúc nào cũng tỏ ra không thân thiện với mọi thời đại. Cái giúp ông tồn tại tới hôm nay là bản chất rất người của ông: sự mở lòng trong những hành động tội lỗi, sự thiếu trung thành quá thường xuyên, sự thành thật cần thiết (chứ không quá thành thật), cái cười xếch tự khẳng định, và biết cách quan sát… khiến ông trở nên rất gần gũi với khán giả bởi ông giống con người thực hơn là một người được lí tưởng trên sân khấu Ông ta quá hài hước đến nỗi làm mất đi ấn tượng tốt cho mình nhưng khán giả không hế ghét bỏ.Ông bắt đầu xuất giữa năm 1596 và 1597, từng bước tỏa sáng trên sân khấu, được nâng lên bởi sự bổ sung của nhưng vệ tinh nhỏ hơn, kể cả Hoàng tử. Ông nhiệt tình xông pha khó khăn miễn nó không nguy hại tới tính mạng. Như lời Fenton, bạn Hoàng tử nói, ông mang lại không khí vui vẻ cho tất cả mọi người, kể cả khán giả bởi ông có thể chỉ ra bản thân bất cứ lúc nào và luôn có gì đó ẩn sau dòng chữ "Is not the truth the truth?" . Trong vở kịch thứ ba, ông cố vươn lên tầng lớp quí tộc và tư sản. Sự thật là ông không hề thay đổi. Một kị sĩ đầy rẫy tiếng xấu lại đứng giữa hai quí bà xinh đẹp. Falstaff's là nhân vật cần hiết cho sự phát triển của nhân vật Hal cũng như tính khí Hotspur. Falstaff nhạy bén, hài hước là sự cần thiết để phát triển Hal, thông qua những mối quan hệ và những quyết định của ông ta. Falstaff không đơn thuần chỉ là một người nhát gan, háu ăn, chuyên gây khó khăn mà ông có những cảm nhận sâu xa và niềm tin chính trị hết sức sắc sảo. Vai trò của Falstaff's được khẳng định hơn 1200 dòng, trở thành nhân vật quan trọng thứ hai có nhiều vấn đề bàn cãi nhất sau Hamlet. Ông là kẻ nghiện rượu, tên trộm, kẻ nối dối nhưng vẫn được yêu thích vì tính hài hước và lối sống tự do. Hành động vẫn được lĩnh hội khi ông không xuất hiện nữa. Hal rất chịu đựng ôngVới Hal, ông là công sự tốt trong quân đội của vua khi ông là người duy nhất có khả năng làm đội quân nhát gan trở nên sa sút phẩm chất và làm thất thoát ngân khố. Ông chấp nhận hối lộ và giữ vua ra khỏi trận đánh. Ông lựa chọn giữa thức ăn và quyền lực. Trong trận Shrewsbury, sự nhát gan của ông trở nên đáng khinh. Ông nghĩ cuộc chiến chỉ kết thúc khi Hal chết nên tốt hơn là tự cứu mình. Ông lãnh đạo những đức bé nhếch nhác vào trận đánh khi biết rõ kẻ thù đã chết. Falstaff thể hiện đầy đủ bản chất của con người chính trị. Sự loại bỏ Falstaff là đỉnh cao nhất trong chuỗi mưu mẹo của Hoàng tử, là đỉnh cao của sự chịu đựng những hành động xấu của Falstaff, là sự cần thiết đối với tiến trình đăng quang của Hoàng tử. Shakespeare chọn tên là Falstaff bởi gần với tên John Fastolf, một người lính tham chiến và bị bắt làm tù binh trong chiến tranh hoa hồng, nổi danh nhát gan. Ông là vật chắn đối với hoàng tử Hal, là một anh hề đáng được kính trọng hơn là một người cha lưu manh, côn đồ, rỗng tuếch, ích kỉ… liên quan tới chính trị với thái độ không mấy vinh quang. Tên Fafstaff là một sự nhại lại của lịch sử Anh. Cũng giống như Socrates và Hamlet, tên tuổi ông trải qua bốn thế kỉ và trở thành thần tượng của người nghèo bị lãng quên, luôn khuấy động nhận thức mỗi người bởi ông là cái gương phản chiếu hình bóng mỗi người. Trong Henry IV, ông đối lập mình với xã hội. Trong The Merry Wives of Windsor, ông cố thích ứng với đời sống thị dân nhưng không có phương tiện và không thể. Ông đánh mất tự do, khiếu hài hước và bị cười nhạo. Fafstaff nối liền kịch biên niên với hài kịch. Hề Shakespeare đề cập đến cá thể với sự đấu tranh thiện - ác, chung – riêng. Ý nghĩa không còn thể hiện qua thiện thần và lời răn sau cùng mà xuất hiện trong từng câu chữ của hề. Nhưng điều này chưa được công khai hoan nghênh, cũng như chuyện người ta chỉ trích Thomas More là kẻ rồ đại “lưỡi rìu thì được ở nhà còn cái đầu thì nằm ngoài phố” (Wyatt). Cải cách tôn giáo mang lại nhiều đổi mới. Kịch thế tục lộ diện, lẽ phải ra khỏi chuyện ngụ ngôn và những hình tượng huyền bí của Spencer mà lẽ phải hiện ngay trước mắt. Shakespeare khám phá một cách sâu sắc những mâu thuẫn thời đại, thế lực mới nguy hiểm hơn. Giai cấp tư bản câu kết phong kiến từng bước bần cùng hóa nhân dân nhưng không thể qua mắt anh hề. Quan niệm nhân đạo của thời kì Phục Hưng bị đổ vỡ cùng với con người lí tưởng trong Shakespeare. Và sự đổ vỡ này cũng ngày càng tăng lên nơi khán giả. Hề phải được thể hiện dưới một cái nhìn mới để truyền tải những vấn đề tồn tại trong xã hội đương thời. Những vấn đề mà Shakespeare đưa ra cần một câu trả lời hay nỗ lực trả lời nơi khán giả để vững bước đi vào chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo mà xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. 2.2.3. Điều hòa không khí kịch Không khí kịch đỡ căng thẳng hơn khi có hề. Hề làm giảm chất bi đáng kể, tạo gốc của lòng yêu đời mặc dù không thuận lòng với những ngang trái trong xã hội đảo điên. Hề mang tới tiếng cười lành mạnh và khỏe khoắn phục vụ cuộc sống đang lên. Hề mang ý chí, nguyện vọng bao đời của nhân dân, hướng tiếng cười đả phá, cổ vũ cuộc đấu tranh giai cấp nếu có thể. Đối thoại và độc thoại đỡ dài hơn nhờ cách nói ngắn gọn, dân dã của hề. Phương pháp trộn lẫn giữa hài và bi, quá khứ và hiện tại, thực và hư, nghiêm trang và bỡn cợt để qua mắt kiểm duyệt, đồng thời khơi gợi nhiều ý nghĩa tích cực nơi khán giả. Hề sáng tạo lối viết kịch trong kịch bởi bản thân hề là một vở kịch. Anh hề xuất hiện trong bi kịch như một sự tương phản. “Bi kịch là một sự mộ phỏng hành động thực tại, được thể hiện qua các phần khác nhau bằng nghệ thuật thơ. Bi kịch có tác dụng thanh lọc tâm hồn con người bằng cách gây nên sự sợ hãi và lòng thương xót…” (Aristote). Bi kịch tái hiện những đổ vỡ, thất bại của ước mơ to lớn nhưng vấp phải hiện thực phũ phàng, dễ dàng đưa khán giả tới sự bi quan nhưng hề xuất hiện lại là chuyện khác. Anh hề Shakespeare đa dạng với nhiều thủ thuật. Thời gian và địa đểm có thể bị biến đổi ngay trong phạm vi của một hồi, khiến sự miêu tả kịch tự do như hình thức tự sự. Kịch Shakespeare không là kịch thơ nên gần gũi với nghệ thuật hùng biện và thơ trữ tình hơn so với các nhà viết kịch khác. Shakespeare cho anh hề vừa pha trò vừa ca hát, vui buồn lẫn lộn, tạo sự cân bằng sự kiện. Câu chuyện vừa lãng mạn vừa liêu trai. Bên cạnh kẻ ác có anh hề lương thiện. Bên cạnh kẻ sầu có anh hề vui tính. Trong sự kiện căng thẳng có những phút giây thư giãn…Shakespeare sử dụng chọn đúng chỗ, hạ đúng từ làm câu chữ mực thước nhưng vẫn mang tính dân gian. Điều này chỉ thực hiện được với một trái tim xúc động biết phẫn nộ để phơi bày kẻ ác nhiều mặt nhưng cùng bản chất. Shakespeare phản ánh sự tan vỡ và bế tắc của chủ nghĩa nhân văn Phục Hưng trước sự tàn phá của các thế lực phản động (đồng tiền, sự câu kết của thế lực cũ và mới…) nhưng không hề tuyên truyền chủ nghĩa thất bại mà tin tưởng vào khả năng vô hạn, lí trí sáng suốt, lương tri trong sáng của hề bởi hề là người khám phá, phát hiện và dự báo xã hội, tạo sự liên thông giữa các màn kịch khác với hề của nhà viết kịch Noh Zeami Motokiyo, (dưới dạng anh hề, ông già, đứa bé, người điên…) chỉ xuất hiện phần cuối trong kết cấu năm màn mang tính chất tổng kết sự việc “e là tôi cũng không biết nhiều về nó, nhưng … cây thông từng là phần không thể thiếu của Pinding Wind và Sudden Rain. Chắc chắn sẽ tốt lành nếu cầu nguyện mỗi khi đi qua nó” (trong Pinding wind). Hề Shakespeare đi theo tiến trình của kịch mặc dù không xuất hiện suốt. Hề Shakespeare khám phá tận cùng các loại mâu thuẫn, nhìn thấy trước hậu quả của những nguyên nhân, tạo sự ám ảnh bao trùm không khí kịch. Trước khi hề Shakespeare biến mất đều để lại một tuyên bố dưới dạng sấm truyền (lời hề bói cho ai tì nữ của Cleopathtra, lời của những người đào huyệt trong Hamlet, lời của Fool trong King Lear…). Chức năng này của hề Shakespeare cũng gần giống vai trò của dàn đồng ca trong kịch Hi Lạp. Dàn đồng ca xuất phát từ catharsis, có nghĩa là “hành động tỉa cành, làm cho tâm thần khuây khỏa bằng cách thỏa mãn thực hay tưởng tượng nhu cầu tinh thần nào đó, và cả những nghi lễ thanh tẩy mà những người muốn thụ pháp phải chịu” [16, 9]. Có thể hiểu lời của dàn đồng ca là lời phát ngôn của tác giả. Tai nghe những chuyện lạ lùng Mắt nhìn những cảnh đau thương não nề [Promete bị xiềng – Eschyle] “Những nỗi đau thương đang nặng trĩu xuống đầu tôi không thể nào đếm xuể. Cả dân chúng này đang héo hắt dần và ngã gục trong điêu linh” [Édipe làm vua –Sophocle,101]. Họ cất lên những bài hát mang tư tưởng kịch chủ đạo. Sau mỗi bước phát triển của hành động, bài hát được cất lên để gói ghém lại và chuyển tiếp bước sau. Dàn đồng ca đứng ngoài quan sát, mang tư tưởng người ngoài cuộc. Tuy vậy, dàn đồng ca không thực hiện chức năng dự báo xã hội như hề Shakespeare. Hề Shakespeare ở bên trong câu chuyện để đưa ra những lời phát biểu hợp lí và biện chứng.Vai trò điều hòa không khí kịch và điềm báo của hề có ý nghĩa rất lớn cho việc chuẩn bị tâm lí nơi khán giả. Nói cách khác, hề Shakespeare thể hiện ý tiềm ẩn nên có giá trị lâu dài. 2.2.4. Phục hưng và giao thoa văn hóa Trong Corpus Christ, khi chúa xuất hiện, Cain đã hỏi Abel “Cái tên hề trên tường đó là ai vậy? . Sự suồng sã đối với tôn giáo đã khuyến khích cho hề xuất hiện ở chốn uy nghiêm. “Khi đạt tới cái nhìn vượt thời đại. Sự thật, chân lí, quan điểm cá nhân không được hoan nghênh ở nhà thờ, nơi mà lẽ ra là mưu cầu hạnh phúc cho mọi người. Ngược lại, nhà thờ chỉ tìm cách nâng cao uy quyền thông qua những bài thuyết giáo” [30,87]. Kịch tiền hiện đại phục vụ cho kịch nghi thức nhằm nhấn mạnh đức tin. Diễn viên hề cũng là linh mục, nổi bật nhất là giám mục John Baylore. Hề thể hiện tính tự nhiên của con người (thông tục, hưởng lạc, phạm điều cấm…). Hề lúc này là hiện thân của con người tiền hiện đại. Tuy nhiên, hề Shakespeare còn biết phát biểu những nhận thức về thời đại, tay cầm gây trượng tượng trưng cho bản chất và quyền lực cao nhất của hề. Hề Shakespeare đóng góp vào văn hóa của mình theo hai cách:  Hề diễn những cái được cho là sai so với bản chất thực của nó.  Hề diễn một sự việc bình thường theo một cách sai lầm. Tính đại diện của hề Shakespeare làm hài lòng khán giả. Chân lí thời tiền hiện đại thể hiện bằng sự phản ứng của hề thời Phục Hưng. Lượng khán giả của Shakespeare trong những năm 1600 vẫn còn giới hạn do tình trạng mù chữ kéo dài. Cải cách Anh bắt đầu bởi Martin Luther năm 1517 dưới triều đại Nữ Hoàng, đưa con người ngày càng xa lánh nhà thờ: Chúa không công bằng khi trừng phạt người khác. này hoàn toàn thụ động và cần phải biến đổi. Kịch Shakespeare, theo Lyly, đã thay đổi hoàn toàn khán giả lúc bấy giờ, tác động mạnh mẽ bởi phong cách hề, như một sự khởi thủy cho một loại kịch mới khi sự phá vỡ ranh giới các thể loại kịch. Văn hóa thay đổi cùng với hề của shakespeare. Mục đích của kịch là theo đuổi khán giả. Shakespeare nhận thức rất rõ điều này và sử dụng hề như một vũ khi truyền bá. Hề giúp cho “người không biết chữ trở nên hiểu biết hơn, làm cho người ít học biết được những mẫu chuyện lịch sử vinh quang ch hề, các vị thần và những người thủ công thô lỗ, nhà vua và tên khác, không phải hướng tới bản thân anh ta mà là hướng tới khán giả). Hề kết , những người không biết đọc có thể biết đến sử biên niên của nước Anh” [30, 35]. Hề Shakespeare mang tới thế giới vui tươi, hình thức giải trí mang tính nhân bản. Hề sử dụng tục ngữ hóm hỉnh, những bài hát vui, nhảy múa (Kemp, diễn viên hề vang danh với điệu digran và các nhạc cụ truyền thống). Nổi tiếng nhất là Tarlton. “Anh ta xuất hiện và làm giàu thêm cho nền văn hóa nước mình” [100, 86]. “Anh được mọi người yêu thích bởi ẩn ý của những câu nói” [106, 23]. Hề đại diện cho một nhánh văn hóa dân gian, tạo nên một đặc điểm tính cách bởi nhiều yếu tố truyền thống, dần hình thành đặc điểm nhận dạng chủ đề, liên quan đến lịch sử, những bài viết của Shakespeare, và nhất là những khía cạnh tự nhiên. Tính hiện đại là một yếu tố quan trọng trong thời này. Robert Greene là thầy hướng dẫn cho Shakespeare. Hề từ thời kì tiền hiện đại bước lên sân khấu kịch với nhiều nét mới mẻ song vẫn bị nhầm lẫn với tiền bối là Vice trong Mankind. Hề Shakespeare tiếp tục chức năng của hề tiền hiện đại [102, 86]. Ban đầu, kịch hướng tới tầng lớp thượng lưu, diễn viên tham gia với phong cách của tầng lớp trên, có khi “phải bán rẽ danh dự, tên tuổi, tài năng để phục vụ cho tầng lớp đó” [103, 217] song mọi thứ đã thay đổi. Shakespeare không ngại kết hợp những yếu tố tương phản “bi kịch cao cả và kị cướp, bậc hiền minh và thằng điên, người khổng lồ và tên thị đồng bé tẹo…” [30,202]. Cách thức mà Shakespeare sử dụng mang quan điểm nhận thức và tính giải trí cao [96, 89]. Đó là sự phát triển tuyệt với của kịch trường Anh, “một thứ hỗn tạp nhưng tuyệt vời của quê mùa trộn thượng đẳng, bình dân lẫn vua chúa” [97, 203]. Hệ quả là dẫn tới một bước nhảy vọt, dân quê đã vào cung cấm. Bakhtin gọi đó là "heteroglossia" (lời nói khác trong một thứ ngôn ngữ hợp hài hòa giữa sách vở và dân gian, giữa văn học truyền miệng và văn học viết, kể cả những thứ bị coi là thừa thãi. Chính từ sự tổng hợp này đưa đến cái nhìn to tượng trưng chỉ có Launce mà có cả một tầng lớp bình dân trình diễn trong ngôi nhà àn vẹn cho kịch Shakespeare. Wendy Griswold nghiên cứu lịch sử thời Phục Hưng trong sự cố gắng hiểu được toàn bộ tiến trình, nhất là chỉ ra được mối quan hệ ảnh hưởng giữa xã hội và văn hóa [97, 5]. Kịch Shakespeare đạt hiệu quả cao bởi kịch cho sự thăng trầm của xã hội có thể thấy nhưng không nói được. Hề Shakespeare được dùng để truyền tải trực tiếp và mạnh mẽ những chủ đề văn hóa. Hề mang mẫu hình tiêu biểu về hình thức lẫn hình thái xã hội bấy giờ: chức đựng liên mục đích của một hoặc nhiều biểu tượng, phù hợp cho sự thể hiện đa nghĩa, mở rộng nghĩa cho bất kì chủ đề văn hóa nào, với những xúc cảm và kí ức của quần chúng [97, 6]. Hề Shakespeare dễ nhận dạng nhờ sự kết hợp truyền thống và hiện đại. Trong “The Two Gentlemen of Verona”, Launce xuất hiện ở nhiều cảnh tạo vui nhộn. Một vài cảnh thể hiện sự liên đới văn hóa bằng cách đề cập tới nhiều biểu tượng nhưng vẫn mang tiêu chuẩn chung của hề. Launce xuất hiện trong cảnh yêu đương (chẳng thể quên Proteus, một người đang yêu), trình diễn một bài thơ nhại, vừa hát vừa quăng giày, nón, chổi… Kết thúc bằng việc anh ta so sánh mùi của mẹ mình với mùi của đôi giày. Đây là một ví dụ điển hình về quan hệ qua lại giữa xã hội và nghệ thuật, trong khi đó vẫn giữ gìn được phẩm chất ưu tú của hề truyền thống khi anh làm trò cho cảnh yêu đương, một hình thức rất phổ biến trong kịch những năm 1590. Cuối kịch, anh hỏi chó Crab “when didst thou see me heave up my leg and make water on a gentlewoman's farthingale?" (IV, iv, 37-39)” (ngươi đã thấy ta nhấc chân lên và uống ước từ váy phồng của một quí bà là khi nào?). Trong hề kịch truyền thống, sự hài hước trong phòng tắm được sử dụng như một sự phản hồi văn hóa thời Elizabeth. Không

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHVHNN011.pdf
Tài liệu liên quan