Luận văn Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 12 trung học phổ thông tỉnh Kiên Giang

Kiên Giang là tỉnh nằm ở phía Tây Nam của tổ quốc với diện tích tự nhiên là 6.222 km2, rộng

nhất trong các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long và đứng thứ 18 so với 64 tỉnh thành trong cả nước. Kiên Giang có 14 huyện, thị, thành với tổng dân số năm 2003 là 1,611,746 triệu người; toàn tỉnh có tổng cộng 49 trường THPT, với tổng số học sinh là 38.935, trong đó riêng khối 12 là 10.633 học sinh (bao gồm 10.359 học sinh công lập và 274 học sinh ngoài công lập); riêng tại thành phố Rạch Giá có 7 trường THPT với số học sinh lớp 12 là 2.256 học sinh.

Do Kiên Giang là tỉnh ven biển, lại nằm sát biên giới nên việc tiếp cận được các nguồn thông

tin là rất khó khăn, và học sinh càng khó khăn hơn trong việc tiếp cận thông tin về nghề nghiệp cũng

như được tiếp cận các hoạt động tư vấn hướng nghiệp. Trong những năm gần đây Sở Giáo dục & Đào tạo cũng đã dành rất nhiều sự quan tâm, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi đến công tác này tại các trường THPT trong toàn tỉnh, cũng đã có nhiều chuyển biến đáng kể nhưng hiệu quả chưa cao.

pdf89 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6439 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 12 trung học phổ thông tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n: câu số 4. 6) Sự cần thiết của việc thành lập phòng tư vấn hướng nghiệp tại các trường THPT: câu số 5. 7) Ý kiến đóng góp của học sinh về hình thức, nội dung tư vấn hướng nghiệp trong thời gian tới (câu hỏi mở): câu số 6. 2.2.4. Phương pháp thống kê toán học: Xử lý số liệu điều tra thực trạng và sau thực nghiệm bằng phần mềm SPSS 11.5. Các số liệu được xử lý chủ yếu bằng thống kê mô tả và kiểm nghiệm Chi bình phương. Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 12 THPT. tỉnh Kiên Giang. 3.1.1. Đặc điểm chọn nghề của học sinh lớp 12 THPT. Kiên Giang là tỉnh nằm ở phía Tây Nam của tổ quốc với diện tích tự nhiên là 6.222 km2, rộng nhất trong các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long và đứng thứ 18 so với 64 tỉnh thành trong cả nước. Kiên Giang có 14 huyện, thị, thành với tổng dân số năm 2003 là 1,611,746 triệu người; toàn tỉnh có tổng cộng 49 trường THPT, với tổng số học sinh là 38.935, trong đó riêng khối 12 là 10.633 học sinh (bao gồm 10.359 học sinh công lập và 274 học sinh ngoài công lập); riêng tại thành phố Rạch Giá có 7 trường THPT với số học sinh lớp 12 là 2.256 học sinh. Do Kiên Giang là tỉnh ven biển, lại nằm sát biên giới nên việc tiếp cận được các nguồn thông tin là rất khó khăn, và học sinh càng khó khăn hơn trong việc tiếp cận thông tin về nghề nghiệp cũng như được tiếp cận các hoạt động tư vấn hướng nghiệp. Trong những năm gần đây Sở Giáo dục & Đào tạo cũng đã dành rất nhiều sự quan tâm, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi đến công tác này tại các trường THPT trong toàn tỉnh, cũng đã có nhiều chuyển biến đáng kể nhưng hiệu quả chưa cao. Hàng năm, khi gần đến kỳ thi tuyển sinh Đại học, các trường THPT mới bắt đầu liên hệ với một số trường Đại học, Cao đẳng về làm tư vấn tuyển sinh cho học sinh trường mình (chủ yếu là các trường Đại học gần như Đại học An Giang, Đại học Cần Thơ, Đại học Tây Đô, Đại học Võ Trường Toản và 4 trường Cao đẳng trong tỉnh). Khi tư vấn tuyển sinh như vậy thì các trường chỉ tổ chức gói gọn trong một buổi, chủ yếu các em học sinh chỉ được nghe thông tin về chỉ tiêu tuyển sinh, về điểm chuẩn, về các ngành đào tạo, về mức học phí của trường đến làm tư vấn tuyển sinh. Khi các em có những băn khoăn khác như về sự phù hợp nghề, về thị trường lao động, khả năng phát triển của nghề đã chọn trong tương lai... thì hầu như không có thời gian để hỏi, hoặc không được giải thích một cách thoả đáng. Do đó, các em tuy đã chọn cho mình một nghề cụ thể nhưng lại rất mơ hồ với sự lựa chọn của mình. Chính vì vậy, hàng năm có rất nhiều sinh viên tốt nghiệp ở nhiều ngành nghề khác nhau nhưng các em rất khó tham gia vào thị trường lao động trong tỉnh, một phần do các em không đáp ứng được yêu cầu của nghề nghiệp, một phần do ngành nghề của các em chọn không có trong nhu cầu của thị trường lao động. Chọn nghề là một nhiệm vụ quan trọng, chi phối phần lớn suy nghĩ và hoạt động của các em học sinh cuối cấp THPT. Thông qua việc lựa chọn nghề nghiệp, các em học sinh tỏ rõ sự trưởng thành về năng lực lựa chọn của mình. Điều này được các em thể hiện trước nhất qua những dự định cho tương lai. - Dự định tương lai: Hầu hết học sinh lớp 12 THPT. đều có những dự định trước cho tương lai, và những dự định này của các em cũng khá đa dạng. Bảng 3.1: Dự định tương lai của học sinh (n=620) Dự định Số lượng chọn Tỉ lệ % Học ĐH, CĐ, THCN 551 88,9% Học nghề 14 2,3% Đi làm ngay 5 0,8% Vừa học vừa làm 27 4,4% Làm kinh tế tại GĐ 1 0,2% Chưa có dự định 17 2,7% Lựa chọn khác 5 0,8% Tổng cộng 620 100% Có 97,3% tổng số học sinh đã có dự định tương lai cho mình, chỉ có 2,7% học sinh là chưa có dự định gì cho tương lai. Trong đó, có đến 88,9% học sinh lớp 12 đã chọn sẽ tiếp tục học Đại học, Cao đẳng sau khi tốt nghiệp THPT. Có 4,4% học sinh chọn sẽ vừa học vừa làm. Chỉ có 2,3% học sinh chọn con đường đi học nghề. Những dự định khác chiếm tỉ lệ không đáng kể. Như vậy, đi học tiếp Đại học, Cao đẳng được các em chọn chủ yếu, chiếm tỉ lệ phần trăm cao nhất. Một thực tế để chúng ta cần quan tâm trong công tác tư vấn hướng nghiệp là hầu hết học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông đều đổ xô đi thi đại học, chỉ có những học sinh trượt tốt nghiệp hay đại học mới tính đến chuyện học trung cấp, tuy nhiên trong những em học sinh này có rất nhiều em vẫn cố thi lại đại học vào năm sau. Tâm lý chuộng bằng cấp, thích làm thầy không thích làm thợ đã ăn sâu vào suy nghĩ của các em học sinh và cả phụ huynh, chính vì vậy mà các em phải thi vào đại học mà không cần quan tâm đến năng lực bản thân có hay không. Các em xem nhẹ việc học nghề, trong khi đó học Đại học không phải là yếu tố duy nhất quyết định hay đảm bảo sự thành công của các em trong công việc hay trong cuộc sống, mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác, và nhất là trong tình trạng thừa thầy thiếu thợ như hiện nay. Và đa số học sinh lớp 12 đã chọn được một nghề cụ thể cho bản thân. - Nhóm nghề định chọn của học sinh: Tương tự như cách phân loại nghề nghiệp của cha mẹ học sinh, sau khi nghiên cứu các cách phân loại hệ thống ngành nghề đào tạo trong xã hội hiện nay, cùng với việc căn cứ vào lựa chọn cụ thể của học sinh, nghề nghiệp lựa chọn của học sinh được chia thành 5 nhóm nghề như sau: 1) Sư phạm; 2) Y tế; 3) Kỹ thuật; 4) Kinh tế; 5) Ngành Khác (Luật, Báo chí, Thiết kế thời trang, Du lịch, Diễn viên,...). Bảng 3.2: Nhóm nghề định chọn (n=620) Nhóm nghề Số lượng chọn Tỉ lệ % Sư phạm 61 9,8% Y tế 58 9,4% Kỹ thuật 60 9,7% Kinh tế 191 30,8% Ngành khác 101 16,3% Tổng 471 76% Chưa lựa chọn 149 24% Tổng cộng 620 100% Có 76% học sinh nêu rõ được nghề nghiệp định chọn và 24% học sinh là chưa biết phải chọn nghề gì cho phù hợp với bản thân. Trong đó có 30,8% học sinh chọn nhóm ngành Kinh tế (chiếm tỉ lệ cao nhất), kế đó là nhóm ngành Khác (Luật, Báo chí, Thiết kế thời trang, Diễn viên,...) là 16,3%. Nhóm ngành Sư phạm là 9,8%, nhóm ngành Y tế là 9,4%, và nhóm ngành Kỹ thuật là 9,7%. - Tương quan giữa học lực và ngành nghề lựa chọn: Để tìm hiểu mối tương quan giữa học lực và ngành nghề lựa chọn của học sinh, chúng tôi phân tích số liệu bằng kiểm định Chi bình phương và được kết quả χ2 = 28.874 (với Sig = 0.000 < 0.04). Như vậy kết quả kiểm định cho thấy có mối tương quan giữa học lực trung bình và ngành nghề lựa chọn của học sinh (phụ lục 3.1). Đa số học sinh có học lực Yếu chọn nhóm ngành là nhóm Khác và nhóm Kinh tế. Đối với nhóm học sinh có học lực Trung Bình thì tỉ lệ chọn nhóm ngành Kinh tế là chiếm đa số trong tổng số học sinh có học lực trung bình (36,3%). Nhóm học sinh Khá Giỏi cũng tương tự, tỉ lệ chọn nhóm ngành Kinh tế cũng rất cao (54,5%). Như vậy ta nhận thấy rõ xu hướng chọn nghề của học sinh hiện nay đa phần ngiêng về nhóm ngành khối Kinh tế. Tuy nhiên vẫn nhận rõ sự không phù hợp lắm trong việc lựa chọn của các em vì tỉ lệ chọn nhóm ngành Kinh tế của học sinh trung bình và học sinh yếu còn chiếm khá nhiều và chưa phù hợp với học lực hiện tại. - Tương quan giữa giới tính và ngành nghề lựa chọn : Tương tự, chúng tôi được kết quả χ2 = 86.324 (với Sig = 0.000 < 0.04), như vậy kết quả kiểm định cho thấy có mối tương quan giữa giới tính với ngành nghề lựa chọn của học sinh (phụ lục 3.2). Học sinh nam chọn nhiều nhất nhóm ngành Kỹ thuật (88,3%), học sinh nữ thì lại ngiêng về nhóm ngành Kinh tế nhiều hơn, đặc biệt là ở chuyên ngành Tài chính kế toán (74,3%). Ở hai nhóm ngành Sư phạm và Y tế thì tỉ lệ nữ chọn nhiều hơn nam. Điều này cũng phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của nam và nữ vì đây là hai nhóm ngành nghề rất cần sự tỉ mỉ và chịu khó. Riêng ở nhóm ngành Khác (Luật, Báo chí, Thiết kế thời trang, Du lịch, Diễn viên,...) thì tỉ lệ chọn của nam và nữ gần như ngang bằng nhau. - Tương quan giữa địa bàn sinh sống và ngành nghề lựa chọn: Kết quả kiểm định Chi bình phương χ2 = 54.684 (với Sig = 0.000 < 0.04) cho thấy có mối tương quan giữa địa bàn sinh sống với ngành nghề lựa chọn của học sinh (phụ lục 3.3). Nếu xét tỉ lệ học sinh giữa thành phố Rạch Giá và các huyện, thị thì tỉ lệ học sinh tại thành phố Rạch Giá chiếm tỉ lệ đông nhất, vì vậy tỉ lệ chọn lựa các nhóm ngành của học sinh tại RG cũng cao hơn là cũng phù hợp. Nhưng ngay tại thành phố Rạch Giá thì sự sự chọn lựa các nhóm ngành cũng khá chênh lệch, nhóm ngành Kinh tế vẫn chiếm đa số tỉ lệ phần trăm học sinh chọn (78%), kế đến là nhóm ngành Khác (71,3%), và nhóm ngành Kỹ thuật (70%). Hai nhóm ngành còn lại là Y tế (55,2%) và Sư phạm (41%) được chọn ít hơn. - Tương quan giữa thành phần dân tộc và ngành nghề lựa chọn: Kết quả kiểm định Chi bình phương χ2 = 39.410 (với Sig = 0.000 < 0.04) cho thấy có mối tương quan giữa thành phần dân tộc với ngành nghề lựa chọn của học sinh (phụ lục 3.4) Xét giữa các thành phần dân tộc của học sinh thì dân tộc Kinh chiếm đa số, kế đến là dân tộc Khơme, và ít nhất là dân tộc Hoa. Vì vậy sự lựa chọn ở học sinh dân tộc người Kinh chiếm tỉ lệ nhiều nhất ở các ngành so với hai dân tộc còn lại là cũng hợp lý. Tuy nhiên, ở học sinh dân tộc Khơme, sự lựa chọn nhiều nhất của các em là ở hai nhóm ngành Sư phạm (29,5%) và Y tế (27,6%), kế đến là nhóm ngành Khác (14,9%) và nhóm ngành Kỹ thuật (10%). Nhóm ngành Kinh tế có tỉ lệ chọn thấp nhất (7,3%). Ở học sinh dân tộc Hoa, hai nhóm ngành được chọn nhiều là Y tế (12,1%) và Kinh tế (7,9%), nhóm ngành Kỹ thuật là không có học sinh nào chọn (0%). - Tương quan giữa trình độ học vấn của cha mẹ và ngành nghề lựa chọn: Chỉ có 50,2% học sinh biết được trình độ học vấn của cha, có tới 49,8% học sinh không biết trình độ học vấn của cha (bỏ trống không trả lời). Kết quả kiểm định Chi bình phương χ2 = 33.447 (với Sig = 0.001 < 0.04) cho thấy có mối tương quan giữa trình độ học vấn của cha với ngành nghề lựa chọn của học sinh (phụ lục 3.5). Đa số các lựa chọn nghề nghiệp của học sinh chủ yếu ở những học sinh có cha có trình độ học vấn THCS (31,8%) và THPT (41,8%), kế đến là trình độ Đại học (13,5%) và thấp nhất và trình độ Tiểu học (12,9%). Và ở mỗi nhóm ngành nghề thì sự lựa chọn của học sinh vẫn cao nhất đều là những học sinh có cha có trình độ học vấn là THPT. Tương tự như vậy, có 49,4% học sinh biết được trình độ học vấn của mẹ, có tới 50,6% học sinh không biết được trình độ học vấn của mẹ. Kết quả kiểm định Chi bình phương χ2 = 30.332 (với Sig = 0.002 < 0.04) cho thấy có mối tương quan giữa trình độ học vấn của mẹ với ngành nghề lựa chọn của học sinh (phụ lục 3.6). Chiếm tỉ lệ lựa chọn cao nhất vẫn là những học sinh có mẹ có trình độ học vấn THCS (40,5%) và THPT (34,6%). Tuy nhiên, trình độ học vấn của mẹ tương đối thấp hơn so với trình độ học vấn của cha, và nhìn chung thì trình độ học vấn của cha mẹ cũng có một ảnh hưởng nhất định đến việc quyết định chọn nghề của học sinh. - Tương quan giữa nghề nghiệp của cha mẹ với ngành nghề lựa chọn: Có 76% học sinh cho biết nghề nghiệp của cha. Kết quả kiểm định Chi bình phương χ2 = 66.477 (với Sig = 0.000 < 0.04) cho thấy có mối tương quan giữa nghề nghiệp của cha với ngành nghề lựa chọn của học sinh (phụ lục 3.7). Ở nhóm ngành Kinh tế, tỉ lệ học sinh chọn cao nhất (27,7%) là những học sinh có cha có nghề nghiệp là Tự kinh doanh. Điều này cho thấy nếu cha làm nghề Tự kinh doanh thì học sinh có khuynh hướng chọn nhóm ngành Kinh tế nhiều hơn. Ở nhóm ngành Kỹ thuật, tỉ lệ học sinh chọn cao nhất (30%) có cha là CB,CNVC. Ở ba nhóm ngành còn lại là Sư phạm (50,8%), Y tế (51,7%), và ngành Khác (36,6%) có cha làm nghề Nông nghiệp. Tương tự như vậy, có 76% học sinh cho biết nghề nghiệp của mẹ. Kết quả kiểm định Chi bình phương χ2 = 69.234 (với Sig = 0.000 < 0.04) cho thấy có mối tương quan giữa nghề nghiệp của mẹ với ngành nghề lựa chọn của học sinh (phụ lục 3.8). Những học sinh có mẹ làm ở nhóm nghề Khác (chủ yếu là nội trợ, may vá, hoặc làm thuê) có sự chọn lựa cao ở 3 nhóm ngành Kỹ thuật (58,3%), Kinh tế (48,7%) và ngành Khác (40,6%). Những học sinh có mẹ làm nghề nông lựa chọn nhiều nhóm ngành Sư phạm (47,5%) và Y tế (43,1%). Nhìn chung, nghề nghiệp của cha mẹ không ảnh hưởng nhiều đến lựa chọn ngành nghề của học sinh, phần lớn cha mẹ học sinh đều làm nghề nông là do đặc thù nền kinh tế chủ yếu của tỉnh là nông nghiệp. Cha mẹ làm nghề buôn bán nhỏ (tự kinh doanh) hoặc là CB,CNVC chiếm một tỉ lệ trung bình. Nhóm nghề khác (nội trợ, làm thuê) cũng có một tỉ lệ khá lớn vì phần đông học sinh đều có mẹ ở nhà làm nội trợ hoặc may vá. - Những cơ sở học sinh dựa vào khi chọn nghề: Những cơ sở mà học sinh căn cứ vào đó khi chọn nghề được xem là lý do chọn nghề của học sinh. Xét về phương diện rộng thì lý do chọn nghề có thể được xem là động cơ chọn nghề của học sinh. Lý do chọn nghề của học sinh chính là cái thúc đẩy học sinh vươn tới sự xác định cho mình một nghề nào đó. Trong việc lựa chọn nghề nghiệp, học sinh có thể có nhiều lý do khác nhau, đôi khi chọn cùng một nghề nhưng lý do để chọn của mỗi em là khác nhau. Và trong một chừng mực nào đó, căn cứ vào lý do chọn nghề của học sinh, chúng ta có thể đoán được chiều hướng hoạt động cũng như tính hiệu quả trong hoạt động của cá nhân ở lĩnh vực nghề nghiệp mà cá nhân đó chọn. Thường thì trong lý do chọn nghề của học sinh sẽ có nhiều lý do khác nhau tạo thành một tổ hợp và sẽ có một vài lý do chính. Ở đây, chúng tôi đưa ra 11 lý do mà trên thực tế học sinh thường căn cứ vào đó để chọn nghề và yêu cầu học sinh chọn 4 lý do quan trọng nhất đối với các em. Bảng 3.3: Lý do chọn nghề của học sinh (n=620). Lý do chọn nghề Kết quả chọn Số lượng chọn Tỉ lệ % Có thu nhập cao 299 48,2% Phù hợp năng lực bản thân 477 76,9% Sở thích, đam mê 456 73,5% Nghề được ưa chuộng 67 10,8% Bạn bè chọn nhiều 15 2,4% Dễ xin việc 184 29,7% Nhu cầu thực tế xã hội 366 59% Theo cảm tính 58 9,4% Theo truyền thống gia đình 53 8,5% Theo điều kiện kinh tế gia đình 304 49% Theo điều kiện sức khoẻ tâm lý 187 30,2% Đa số học sinh cho rằng mình chọn nghề phù hợp với năng lực bản thân (76,9%), kế đến phù hợp với sở thích, đam mê (73,5%), đồng thời cũng phù hợp với nhu cầu thực tế xã hội (59%). Bên cạnh đó các em cũng quan tâm đến điều kiện kinh tế gia đình (49%), mức thu nhập của nghề (48,2%), và điều kiện sức khoẻ tâm lý (30,2%). Kết quả như vậy cũng phù hợp với sự chọn lựa nghề của học sinh, đảm bảo sự phù hợp nghề của các em sau này. Để hiểu rõ hơn nhận thức của học sinh về nghề nghiệp, bên cạnh những lý do chọn nghề đã đưa ra cho học sinh chọn, chúng tôi yêu cầu học sinh đánh giá mức độ quan trọng của từng yếu tố đó đối với học sinh khi được tư vấn lựa chọn nghề nghiệp tương lai cho bản thân, thang đánh giá gồm có 5 mức độ quan trọng từ thấp đến cao (phụ lục 3.9). Yếu tố 1: Phù hợp với năng lực của bản thân: Có đến 90,2% học sinh chọn và chiếm tỉ lệ phần trăm cao nhất trong các yếu tố mà học sinh đánh giá. Như vậy đa số học sinh đều hiểu rằng năng lực là một yếu tố quan trọng để có được sự phù hợp nghề. Năng lực này được hiểu như là khả năng tiềm ẩn về nghề nghiệp mà học sinh định chọn. Yếu tố 2: Nghề có địa vị trong xã hội: Có 30,3% học sinh chọn. Địa vị xã hội của nghề ít được các em quan tâm khi quyết định cho tương lai. Như vậy giá trị xã hội của nghề ít có tác dụng đối với việc chọn nghề của học sinh, nhưng các em cũng có quan tâm đến giá trị xã hội của nghề nghiệp. Yếu tố 3: Phù hợp với sức khoẻ bản thân: Có 66,9% học sinh chọn. Yếu tố sức khoẻ cũng khá quan trọng để giúp cá nhân có được sự phù hợp với nghề. Yếu tố 4: Có nhiều bạn lựa chọn nghề đó: Có 3,7% học sinh chọn. Như vậy học sinh có suy nghĩ và sự lựa chọn riêng khi chọn nghề cho mình mà không theo xu hướng chung của bạn bè. Yếu tố 5: Có thu nhập cao: Có 56,2% học sinh chọn, các em cho rằng thu nhập của nghề để đảm bảo điều kiện cuộc sống và giúp cá nhân an tâm theo đuổi nghề. Đó cũng là một yếu tố đáng quan tâm. Yếu tố 6: Công việc không ràng buộc về thời gian: Có 29,2% học sinh chọn yếu tố này. Chính những đặc trưng của xã hội hiện nay cần sự thích ứng cao, linh hoạt, nhanh, nhạy bén trong việc tiếp thu những cái mới... đã làm cho thế hệ trẻ năng động ngày càng yêu thích và tìm đến những công việc ít có sự ràng buộc về thời gian để tự chủ và phát huy tối đa tính sáng tạo. Yếu tố 7: Phù hợp sở thích cá nhân: Có 76,3% học sinh chọn, và chiếm một tỉ lệ cũng tương đối cao, vì hứng thú nghề nghiệp giúp cá nhân có được những khát vọng hành động và hành động một cách sáng tạo, hứng thú nghề nghiệp là động lực thúc đẩy các em chọn nghề và là nguồn gốc cơ bản của lòng yêu nghề, của niềm vui nghề nghiệp. Yếu tố 8: Dễ xin việc: Có 71,1% học sinh chọn. Sau khi ra trường, mỗi cá nhân đều mong muốn là mau chóng có được việc làm để có thể làm chủ bản thân, để được thực hiện ước mơ và hoài bão về nghề nghiệp và góp một phần công sức cho sự phát triển chung của xã hội. Yếu tố 9: Theo nhu cầu thực tế xã hội: Có 65,5% học sinh chọn. Như chúng ta đã biết, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, thì lao động cũng là một thứ hàng hoá. Cho dù hàng hoá có tốt bao nhiêu nhưng nếu không có cầu thì cũng không thể nào giải quyết được đầu ra. Chính vì vậy mà học sinh khi chọn nghề tương lai cho mình, bên cạnh sự phù hợp với năng lực bản thân thì cũng phải tính đến nhu cầu thực tế của xã hội. Yếu tố 10: Phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình: Có 69,7% học sinh chọn. Kinh tế có tính quyết định tương đối đến hiệu quả công việc. Kinh tế thoả mãn sẽ làm cho con người an tâm hơn trong công việc. Cá nhân học sinh muốn con đường theo đuổi nghề nghiệp tương lai thuận lợi thì cũng cần phải quan tâm đến điều kiện kinh tế gia đình có phù hợp hay không để có thể an tâm đầu tư cho quá trình đào tạo nghề. Yếu tố 11: Phù hợp với điều kiện sức khoẻ, tâm lý: Có 63,8% học sinh chọn. Mỗi nghề nghiệp đều có những chống chỉ định y học riêng, chính vì vậy mà học sinh khi chọn nghề cần kiểm tra xem nghề đó có phù hợp với sức khoẻ, tâm lý của mình hay không để đảm bảo sự an toàn trong quá trình hoạt động trong lĩnh vực nghề nghiệp, đồng thời làm hiệu quả công việc cao hơn. Yếu tố 12: Theo truyền thống gia đình: Có 9,5% học sinh chọn. Thế giới nghề nghiệp vô cùng phong phú, đa dạng, sự phát triển của xã hội kéo theo sự xuất hiện nhiều nghề mới trong xã hội. Đồng thời, mỗi cá nhân khác nhau sẽ thích hợp với nghề nghiệp khác nhau. Chính vì vậy ngày càng ít các em học sinh chọn nghề theo ngành nghề truyền thống của gia đình. Nhận xét: Các yếu tố mà học sinh đánh giá là rất quan trọng và quan trọng để căn cứ khi quyết định chọn nghề là nghề phù hợp năng lực bản thân, phù hợp sở thích và phù hợp sức khoẻ, tâm lý, đồng thời nghề đó dễ xin việc, đúng theo nhu cầu thực tế xã hội. Mặt khác, các em cũng có chú ý đến điều kiện kinh tế của gia đình, là điều kiện có tính quyết định sự thuận lợi của các em trong quá trình theo đuổi việc đào tạo nghề. Tóm lại, phần lớn học sinh chọn nghề thường căn cứ vào các lý do chủ yếu như phù hợp với năng lực bản thân, phù hợp sở thích, đam mê, và phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình, đồng thời nghề đó sau khi ra trường phải dễ xin việc và đem lại thu nhập cao cho người lao động. Và đó cũng là những yếu tố được học sinh đánh giá ở mức độ quan trọng khá cao. 3.1.2. Mức độ hiểu biết của học sinh lớp 12 THPT. đối với nghề nghiệp. 3.1.2.1. Nhận thức về nghề nghiệp nói chung. Nếu nói chọn nghề là một nhiệm vụ quan trọng, thì điều này càng đặc biệt quan trọng hơn với học sinh lớp 12, vì đây là bước chuẩn bị để các em bước vào cuộc sống, chọn nghề phù hợp giúp các em khẳng định bản thân, đồng thời đóng góp được nhiều hơn cho xã hội. Theo tác giả K. K. Platonov, để chọn cho mình một nghề phù hợp, cá nhân cần phải nhận thức đầy đủ ba loại thông tin cơ bản sau: Một là những thông tin liên quan đến thị trường lao động, nơi mà mình sẽ tham gia lao động với nghề sau này. Hai là những thông tin liên quan đến nghề mà bản thân dự định lựa chọn. Ba là những thông tin về đặc điểm tâm sinh lý của bản thân. Nếu hiểu biết đầy đủ và đúng đắn những thông tin trên thì cá nhân sẽ dễ dàng chọn cho mình một nghề phù hợp, và đảm bảo thành công trong sự nghiệp sau này. Nhận thức của học sinh về nghề nghiệp tương lai thể hiện nhu cầu cần tư vấn của học sinh khi chọn nghề. a. Nhận thức về thị trường lao động: Nền kinh tế của nước ta hiện nay là một nền kinh tế được vận hành theo theo cơ chế thị trường, vì vậy lao động cũng là một thứ hàng hoá, và giá trị của lao động hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ, kỹ năng, thái độ của người lao động cũng như phụ thuộc vào quy luật cung-cầu của thị trường lao động. Điều bắt buộc đối với học sinh khi các em đang trong quá trình chọn nghề là các em phải tìm hiểu kỹ nhu cầu của thị trường lao động nói riêng, nơi mà các em sẽ tham gia lao động sau này, và nhu cầu của nền kinh tế xã hội nói chung, để tìm được cho mình một nghề với nhiều cơ hội tuyển dụng cũng như khả năng đóng góp cao nhất cho sự phát triển chung của xã hội. - Nhận thức về việc tìm hiểu thị trường lao động đối với nghề định chọn. Chính vì tầm quan trọng của thị trường lao động đối với việc hành nghề của các em sau này mà các em cũng rất quan tâm, và có sự chủ động tìm hiểu về vấn đề này, nhưng mỗi học sinh có suy nghĩ khác nhau về vấn đề. Bảng 3.4: Tìm hiểu về thị trường lao động của học sinh (n=620) Lựa chọn Số lượng chọn Tỉ lệ % Có 333 53,7% Có nhưng chưa kỹ 275 44,4% Không 12 1,9% Tổng cộng 620 100% Có 53,7% học sinh có sự chủ động tìm hiểu về thị trường lao động đối với ngành nghề mà mình đã lựa chọn. Có 44,4% học sinh cũng có tìm hiểu nhưng chưa kỹ, chỉ có 1,9% học sinh là không tìm hiểu về thị trường lao động khi chọn lựa nghề nghiệp cho mình. Như vậy, với kết quả trên, cho thấy tuy đa số các em có sự quan tâm, nhưng cũng còn khá nhiều học sinh còn hời hợt, chưa quan tâm và đầu tư cho nghề nghiệp tương lai của mình nên không có sự tìm hiểu kỹ. Các em đều nhận thức được việc nắm bắt đầy đủ các thông tin của thị trường lao động là quan trọng và cần thiết, rất có ích cho các em về sau nhưng các em lại thiếu sự quan tâm đúng mức. Điều này cho thấy nhận thức của các em về thị trường lao động là còn lệch lạc. - Các nguồn tư vấn về thị trường lao động mà học sinh thường tìm đến. Một số nguồn tư vấn về thị trường lao động chủ yếu mà học sinh thường tìm đến để tư vấn: Bảng 3.5: Nguồn tư vấn về thị trường lao động (n=620). Nguồn tư vấn Số lượng chọn Tỉ lệ % Gia đình 321 51,8% Thầy cô 300 48,4% Bạn bè 277 36,6% Các phương tiện thông tin đại chúng 505 81,5% Các chuyên gia, tư vấn viên 221 35,6% Các sinh viên tình nguyện 178 28,7% Các buổi toạ đàm, giao lưu với doanh nghiệp 87 14% Các phương tiện thông tin đại chúng là kênh thông tin mà học sinh thường tìm hiểu về thị trường lao động nhiều nhất, chiếm tới 81,5%, kế đến là gia đình chiếm 51,8%, thầy cô là 48,4%, bạn bè là 36,6% và các chuyên gia, tư vấn viên là 35,6%. Hai kênh còn lại là từ sinh viên tình nguyện và các buổi toạ đàm, giao lưu với doanh nghiệp có tỉ lệ thấp nhất. Có một điều đáng quan tâm là trong các nguồn tư vấn thì các phương tiện thông tin đại chúng chiếm giữ ở vị trí thứ nhất trong sự chọn lựa của học sinh, gia đình ở vị trí thứ hai, và nhà trường (các thầy cô giáo) lại ở vị trí thứ ba. Trong khi đó, gia đình và thầy cô có thể là 2 nguồn tư vấn để học sinh tìm hiểu thông tin khá tốt, nhưng lại đứng sau khá xa trong sự chọn lựa của học sinh đối với các phương tiện thông tin đại chúng. Nhà trường là nơi chiếm ưu thế nhất trong việc giáo dục, đáng lẽ phải là nơi cung cấp thông tin về nghề nghiệp đến học sinh chính xác nhất thông qua hoạt động dạy học, và các hoạt động ngoại khoá thì lẽ ra nhà trường phải đứng ở vị trí thứ nhất trong việc giúp học sinh nhận thức về nghề nghiệp. Có thể nói nhà trường chưa hoàn thành tốt vai trò của mình trong việc hướng nghiệp cho học sinh. Các phương tiện thông tin đại chúng (sách, báo, đài,...) tuy cũng là nguồn thông tin quan trọng giúp học sinh cập nhật được những thông tin có liên quan đến nghề nghiệp, và những nguồn thông tin này học sinh có thể tiếp xúc hàng ngày. Thế nhưng, đối với những học sinh ở vùng nông thôn khó khăn sẽ là một thiệt thòi, cơ sở vật chất thiếu thốn làm các em khó tiếp cận với các phương tiện này. Sự lựa chọn của học sinh ở cha mẹ thấp có thể giải thích được là tuy cha mẹ có nhiều kinh nghiệm hơn, nhưng cha mẹ chưa phải là người hiểu nghề nhiều hơn các em học sinh, bởi vì phần đông cha mẹ học sinh đều là những người nông dân. Vai trò của các chuyên gia, tư vấn viên còn khá mờ nhạt đối với học sinh, chưa được học sinh biết đến nhiều. Tuy nhiên chúng tôi cũng có thể lý giải được điều này, hiện nay trên thực tế thì hầu hết các trường THPT đều do các giáo viên chủ nhiệm, hoặc cán bộ Đoàn trường kiêm nhiệm thêm công tác này mà không có chuyên gia, hay tư vấn viên chuyên nghiệp. Ngay cả Sở Giáo dục cũng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVTLH036.pdf
Tài liệu liên quan