Luận văn Những biện pháp cơ bản nhằm thúc đẩy công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty bảo vệ thực vật I

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

 

1. Sự cần thiết của đề tài 1

2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2

2.1. Mục tiêu chung 2

2.2. Mục tiêu cụ thể 2

3. Đối tượng nghiên cứu 2

4. Phạm vị nghiên cứu 2

5. Phương pháp nghiên cứu 3

5.1. Phương pháp chung 3

5.2. Phương pháp cụ thể 3

 

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM

I-TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ NỘI DUNG CỦA TIÊU THỤ SẢN PHẨM

1.Bản chất của tiêu thụ sản phẩm 4

2.Vai trò mục đích nguyên tắc của tiêu thụ sản phẩm 5

2.1.Vai trò của tiêu thụ sản phẩm 5

2.2.Mục đích của tiêu thụ sản phẩm 8

2.3. Nguyên tắc của tiêu thụ sản phẩm 8

3.Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm 8

3.1.Nhân tố khách quan 9

3.2.Nhân tố nội tại doanh nghiệp 10

4.Một số nguyên nhân làm các doanh nghiệp gặp khó khăn trong công tác tiêu thụ sản phẩm 11

5.Nội dung của công tác tiêu thụ sản phẩm 12

5.1. Nghiên cứu thị trường sản phẩm 12

5.1.1. Mục đích nghiên cứu 12

5.1.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 14

5.2. Xây dựng chương trình tiêu thụ 14

5.2.1. Nội dung chương trình tiêu thụ 14

5.2.2. Căn cứ xây dựng chương trình tiêu thụ 16

5.2.1. Quá trình ra quyết định chương trình tiêu thụ 16

5.3. Tổ chức công tác tiêu thụ 17

5.3.1. Tổ chức mạng lưới bán hàng 17

5.3.2. Hoạt động hỗ trợ tiêu thụ 20

5.4. Đánh giá hoạt động tiêu thụ 21

II-CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 22

 

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY BẢO VỆ THỰC VẬT I NHỮNG NĂM TRỞ LẠI ĐÂY

 

I-GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY BẢO VỆ THỰC VẬT I

1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 25

2. Nhiệm vụ của Công ty 26

3. Tình hình trang thiết bị, cơ sở vật chất của Công ty 27

4.Tình hình vốn của Công ty 28

5. Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty 30

6.Tình hình lao động của Công ty 31

7. Đặc điểm về kinh tế kỹ thuật của nghành kinh doanh 32

7.1. Đặc điểm và tính chất sản xuất kinh doanh của Công ty 32

7.2. Đặc điểm sản phẩm của Công ty 33

II-THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TRỞ LẠI ĐÂY

1.Về tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty qua 3 năm qua 34

1. 1. Tình hình tiêu thụ sản lượng sản phẩm qua các tháng trong 3 năm qua 34

1.2. So sánh tình hình sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm chính của Công ty qua 3 năm qua 37

1.3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của một số đơn vị trực thuộc 38

2. Thị trường tiêu thụ của Công ty 40

3. Mạng lưới tiêu thụ của Công ty 42

4. Tình hình cạnh tranh của các đối thủ khác trên thị trường 44

5. Kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty 46

 

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY BẢO VỆ THỰC VẬT I

1. Không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm 48

2. Tổ chức điều tra nghiên cứu, dự báo nhu cầu của thị trường về sản phẩm 50

3. Xây dựng hệ thống quảng cáo tổng hợp 52

4. Hoàn thiện phương thức và chính sách tiêu thụ 53

5. Hoàn thiện hệ thống tổ chức bán hàng của Công ty 55

6. Hoàn thiện chính sách giá cả 56

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC 58

 

 

 

 

 

doc62 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1460 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những biện pháp cơ bản nhằm thúc đẩy công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty bảo vệ thực vật I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng bảo hành, bảo dưỡng… Để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp còn phải tiến hành tổ chức hệ thống nhận các thông tin ý kiến phản hồi của khách hàng về các đặc tính của sản phẩm, giá cả, các phương thức thanh toán, dịch vụ sau bán hàng, tiếp nhận những phản ứng của khách hàng trong quá trình mua hàng cũng như quá trình sử dụng sản phẩm, từ đó tìm mọi biện pháp để làm dịu đi hay thoã mãn những đòi hòi của khách hàng. Những hoạt động này sẽ làm cho khách hàng tin tưởng hơn, trung thành hơn đối với sản phẩm và doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp có thể tạo ra một mối quan hệ lâu dài giữa khách hàng và doanh nghiệp, mối quan hệ này sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp làm ăn ổn định và phát triển. Thực trạng sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của công ty vật tư bảo vệ thực vật I Những năm trở lại đây I - Giới thiệu chung về công ty vật tư bảo vệ thực vật I Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty vật tư bảo vệ thực vật I, tên giao dịch quốc tế là: Pesticide-supply company NoI (PSC-I) được thành lập theo quyết định số 276 NN-QĐ ngày 14/8/1985 của Bộ Nông Nghiệp, trụ sở chính đặt tại 198B Tây Sơn-Đống Đa- Hà Nội. Tiền thân là một bộ phận của tổng Công ty vật tư nông nghiệp.Bước đầu hoạt động với hai chi nhánh ở Hải Phòng và Đà Nẵng. Năm 1985 có 3 đơn vị trực thuộc là chi nhánh 1 đóng văn phòng tại Đà Nẵng, chi nhánh 2 đóng văn phòng tại TP HCM, chi nhánh 3 đóng văn phòng tại TP Hải Phòng, văn phòng chính của Công ty đống tại Hà Nội. Ngày 13/5/1989 Bộ Nông Nghiệp và Công Nghệ thực phẩm ra quyết định số 403/NN/TCCB/QĐ tách bộ phận cung ứng vật tư thuốc bảo vệ thực vật trực thuộc bảo vệ thực vật để thành lập Công ty vật tư bảo vệ thực vật với tổng số vốn kinh doanh ban đầu là: -Vốn điều lệ: 31.615.025.144 đồng -Vốn dự trữ Nhà nước: 16.000.000.000 đồng Đến năm 1992, Bộ Nông Nghiệp và Công nghiệp thực phẩm tách chi nhánh tại TP HCM thành công ty mới lấy tên là Công ty vật tư bảo vệ thực vật II, Công ty vật tư bảo vệ thực vật I giữ lại hai chi nhánh: Chi nhánh vật tư bảo vệ thực vật ở TP Đà Nẵng và chi nhánh bảo vệ thực vật III ở Hải Phòng. .vntimeKhiKhiKhi nước ta chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự định hướng quản lý của Nhà Nước theo Chủ Nghĩa Xã Hội, Công ty vật tư bảo vệ thực vật I chính thức trở thành doanh nghiệp Nhà nước theo quy định 08/NN/TCCCB /QĐ ngày 06/01/1993 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn. Để tồn tại và phát triển trong cơ chế mới này Công ty đã mở thêm một loạt các cửa hàng đại diện ở Huế, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Buôn Ma Thuột,với sự quản lý có hiệu quả của các cấp lãnh đạo, Công ty đã từng bước mở rộng phạm vi hoạt động trên địa bàn cả nước. Năm 1995, Công ty thành lập văn phòng đại diện tại Hà Tĩnh, Bình Định, Năm 1996 và cuối năm thành lập một chi nhánh ở TP HCM Năm 1997, hình thành một số cửa hàng đại diện ở Tiên Lữ, và nâng cấp văn phòng Hà Tĩnh thành chi nhánh, đến cuối năm thì chi nhánh Thanh Hoá ra đời. Hiện nay, công ty có các chi nhánh: Chi nhánh vật tư bảo vệ thực vật I-Đà Nẵng Chi nhánh vật tư bảo vệ thực vật III-Hải Phòng Chi nhánh vật tư bảo vệ thực vật- Hưng yên Chi nhánh vật tư bảo vệ thực vật-Thanh Hoá Chi nhánh vật tư bảo vệ thực vật-Hà Tĩnh Chi nhánh vật tư bảo vệ thực vật-TP HCM Nhiệm vụ của Công ty Khi thành lập Bộ Nông Nghiệp và PTNN giao cho Công ty vật tư bảo vệ thực I những chức năng và nhiệm vụ như sau: -Thực hiện chế độ tự sản xuất kinh doanh trong phạm vi pháp luật qui định dưới sự chỉ đạo của Bộ Nông Nghiệp và PTNN -Cung ứng các loại vật tư bảo vệ thực vật bao gồm: Thuốc bảo vệ thực vật, bình bơm phun thuốc, thuốc điều hoà sinh trưởng cây trồng và phân bón lá -Sản xuất hàng vật tư nông nghiệp và vật tư bảo vệ thực vật -Sản xuất gia công, sang chai, đóng gói nhỏ thuốc bảo vệ thực vật -Xuất nhập khẩu vật tư, nguyên liệu, hàng hoá, tư liệu sản xuất, nông sản phẩm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp -Thu gom xuất khẩu nông lâm thổ sản hoặc đổi hàng -Bán buôn, bán lẻ nguyên vật liệu, vật tư hàng hoá, nông sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp trong cả nước -Bảo quản, quản lý thuốc bảo vệ thực vật dự trữ Nhà nước -Hoạch toán kinh doanh có lãi, bảo toàn được vốn giao 3. Tình hình trang thiết bị, cơ sở vật chất kĩ thuật của Công ty Ngày mới thành lập, cơ sở vật chất kĩ thuật của Công ty thiếu thốn, nghèo nàn, nhà xưởng chật hẹp, nằm rãi rác, phân tán. Đến nay Công ty đã có quy mô sản xuất lớn, máy móc thiết bị tương đối nhiều, tiến tiến. Hiện nay Công ty có 16 máy gồm: Máy đóng chai các loại (100-240-480-1000) : 08 chiếc Máy móc sản xuất hạt, bột : 01 chiếc Máy móc sản xuất bột hòa tan : 02 Chiếc Máy móc sản xuất thuốc nước hoá sữa : 05 chiếc Với công suất hàng năm: - Thuốc nước hoá sữa : 40000-tấn/ năm - Thuốc hạt, bột rắc : 40000 tấn/năm - Thuốc bột hoà tan : 40000 tấn/năm -Đóng chai thuốc nước các loại : 80000 tấn/năm Số máy trên được phân bổ hợp lý vào các xưởng sản xuất ở các chi nhánh khác nhau: Xưởng Quán Toan-Hải Phòng Xưởng Tiên Lữ- Hưng yên Xưởng ở chi nhánh Hà Tĩnh Xưởng Hoà Khương-Đà Nẵng Xưởng Lê minh Xuân-TP HCM Ngoài ra Công ty còn một số các trang thiết bị khác phục vụ cho sản xuất kinh doanh như các kho lưu trữ,đội xe vận chuyển và các thiết bị văn phòng phục vụ cho việc quản lý. Biểu 1 : Tình hình cơ sở vật chất của Công ty qua 3 năm qua (Tính theo nguyên giá-ĐVT: nghìn đồng) Chỉ tiêu 1999 2000 2001 So sánh (%) 2000 /1999 2001 /2000 BQ 1.Nhà xưởng 5.887.076 7.849.368 8.600.200 135,5 109,6 121,5 2.Máy móc 2.383.463 2.503.000 2.850.400 105,1 113,88 109,5 3. Phương tiện, dụng cụ 1.147.210 1.960.400 2.535.100 170,88 129,32 150,1 4Tài sản cố định khác 976.352 1.026.764 1.169.720 105,16 119,8 112,48 Tổng 10.384.101 13.339.532 15.155.420 128,46 113,61 121,4 Nguồn: Phòng kế toán Qua biểu đồ trên ta thấy, tổng tài sản của Công ty hàng năm tăng lên, năm 2000 tăng so với năm 1999 là 28,46 %, năm 2001 tăng so với năm 2000 là 13,61%. Điều này chứng tổ công việc sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển và mở rộng nên yêu cầu phải đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị, xây dựng thêm nhà xưởng, kho tàng phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của Công ty. Đồng thời Công ty hết sức quan tâm đến khâu bảo quản, cất giữ sản phẩm là ra tránh việc thất thoát, hư hỏng và gây ô nhiễm, nên Công ty luôn chú trọng tu sửa, nâng cấp kho tàng nhà xưởng theo đúng qui trình công nghệ và tiến bộ khoa học.Do vậy mà cơ sở vật chất của Công ty ngày càng được nâng cao và hoàn thiện. 4. Tình hình vốn của Công ty Khi mới thành lập, tổng số vốn của Công ty là 47.9 tỷ đồng, trong đó tách cho Công ty 36.61 tỷ đồng hoạt động còn lại 16,29 tỷ đồng của Nhà Nước gửi không được phép ghi vào vốn điều lệ. Vốn điều lệ của Công ty là: 31,61 tỷ đồng Trong đó: Vốn cố định : 0,66 tỷ đồng Vốn lưu đồng: 30,95 tỷ đồng Tình hình biến động vốn của Công ty qua 3 năm qua được thể hiện ở biểu bảng sau: Biểu 2: Tình hình vốn của Công ty 3 năm qua Chỉ tiêu 1999 2000 2001 So sánh (%) Giá trị CC (%) Giá trị CC (%) Giá trị CC (%) 2000/1999 01/00 BQ Tổng số vốn 58,50 100 61,60 100 61,18 100 105,3 105,84 105,57 I-Vốn cố định 6,22 10,63 9,25 15,02 12,83 19,69 148,7 137,6 143,8 1.Ngân sách 5,82 93,62 8,54 92,31 11,77 91,74 146,7 138,8 142,8 2.Tự bổ xung 0,40 6,38 0,71 7,69 1,06 8,26 177,5 149,1 163,29 3.Nguồn khác - - - - - - - - - II-Vốn lưu động 52,28 89,37 52,35 84,98 52,35 80,31 100,1 100 100,1 1.Ngân sách 47,14 90,17 46,27 88,39 46,67 89,16 98,15 100,89 99,51 2.Tự bổ xung 5,14 9,83 6,08 11,61 5,67 10,54 119,6 93,37 106,5 3.Nguồn khác - - - - - - - - - Nguồn: Phòng kế toán Qua biểu bảng trên cho thấy vốn của công ty không ngừng tăng lên, cụ thể là năm1999 tổng số vốn là 58,5 tỷ đồng đến năm 2001 là: 65,28 tỷ đồng tăng bình quân so với năm 1999 là 5,57%. Chứng tỏ việc huy động và sử dụng vốn của công ty là rất hiệu quả. Do việc sản xuất của Công ty chủ yếu là sang chai, đóng gói nên vốn cố định của Công ty thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số vốn. Năm 1999 vốn cố định là 6,22 tỷ đồng, năm 2001 là 12,83 tỷ đồng tăng bình quân so với năm 1999 là 43,81% .Riêng năm 2000 Công ty xây dựng và hình thành một số chi nhánh do đó hệ thống nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị dùng cho sản xuất và dịch vụ tăng lên. Vốn cố dịnh do ngân sách Nhà nước cấp cũng tăng lên hàng năm, nguồn vốn tự bổ xung của Công ty hàng năm tămg rất lớn cụ thể là đối với vốn cố định nguồn tự bổ xung năm 1999 tăng 0,4 tỷ đồng, năm 2000 tăng 0,71 tỷ đồng năm 2001 tâưng 1,06 tỷ đồng, nguồn tự bổ xung cho vốn lưu động tăng lên 0,94 tỷ đồng bằng 19,61%. Điều này chứng tỏ sự phát triển lớn mạnh Công ty, việc kinh doanh có hiệu quả.Tổng nguồn vốn của Công ty hàng năm tăng lên nhưng chủ yếu đầu tư vào vốn cố định vì cần phải xây dượng cơ sở hạ tầng, điều kiện sản xuất kinh doanh, tuy nhiên doanh nghiệp phải lưu ý là luôn cân đối bổ xung nguồn vốn sao hợp lý. Ngoài ngân sách cấp và nguồn tự bổ xung Công ty không còn một nguồn nào khác, đây là một bất lợi của Công ty trong việc huy động vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh. 5. Bộ máy tổ chức và quản lý của Công ty Công ty vật tư bảo vệ thực vật I là một đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc Bộ Nông Nghiệp và PTNT.Xuất phát từ yêu cầu quản lý, thệ hống quản lý của Công ty được tổ chức cấp I, đứng đầu là ban giám đốc, dưới là các phòng ban chực thuộc có nhiệm vụ điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty, và thực hiện các nhiệm vụ mà ban giám đốc Công ty đưa ra. Bộ máy tổ chức của Công ty bao gồm: Ban Giám Đốc (GĐ& PGĐ) P.Kế hoạch P.Kỷ thuật P. Kế toán P. Thị trường P.TCHC Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Ban giám đốc: Bao gồm một giám đốc và một phó giám đốc có nhiệm vụ đề ra các mục tiêu, phương hướng chỉ đạo lớn tạo dựng bộ máy quản lý doanh nghiệp, quyết định các biện pháp kiểm tra, kiểm soát của Công ty Các phòng ban chức năng gồm có: Phòng thị trường: Có nhiệm vụ lập kế hoạch tiêu thụ, xây dựng giá thành, giá bán, các biện pháp thực hiện kế hoạch, tiến hành công tác giao hàng cho các chi nhánh và các cửa hàng, xây dựng bán hàng, quản lý các đại lý, lập kế hoạch nhập nguyên liệu đầu vào. Phòng kế toán: Có nhiệm vụ hoạch toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý tiền và công nợ, thu tiền mặt một cách hợp lý, thanh toan lương và các khoản có tính chất lương cho cán bộ công nhân viên, quyết toán từng tháng, quý, năm. Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tuyển dụng, bố trí và đào tạo đội ngũ lao động trong Công ty, tổ chức lao động tiên lương, quản lý nhân sự,và bảo vệ tài sản của Công ty. Phòng kế hoạch: Lập các kế hoạch xuất nhập nguyên liệu, sản phẩm. Hàng ngày tiếp nhận hàng hoá tại các cửa khẩu làm nhiệm vụ tổng hợp của Công ty. Phòng kĩ thuật: Lên kế hoạch sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, sang chai, đóng gói nhỏ, quản lý chất lượng hàng hoá,quảng cáo, giới thiệu sản phẩm thiết kế các loại bao bì nhản mác. 6. Tình hình lao động của Công ty Khi mới bắt đầu thành lập Công ty chỉ có 45 cán bộ công nhân viên, qua thời gian tòn tại và phát triển, đến nay số lượng cán bộ công nhân viên làm vịc cho Công ty tăng lên 280 người, trong đó văn phòng Công ty có 65 người còn lại làm việc tại các chi nhánh, cửa hàng của Công ty. Biểu 3: Tình hình phân bổ lao động của Công ty 3 năm qua Chỉ tiêu 1999 2000 2001 So sánh (%) SL Người CC (%) SL Người CC (%) SL Người CC (%) 2000 /1999 2000 /2001 Bình quân Tổng số lao động 198 100 261 100 280 100 131,82 104,21 118,01 Phân theo biên chế 1. Thuộc biên chế 3 1,5 3 1,2 3 1.1 100 100 100 2. Hợp đồng 195 98,5 258 98,8 297 98,9 132,3 104,3 118,3 Phân theo LH LĐ 1.Trực tiếp 112 56,6 152 58,3 154 55,2 135,7 102 120,2 2.Gián tiếp 86 43,4 109 41,7 126 44,8 126,7 111,93 119,34 Phân theo TĐ ĐT 1.Trên đại học 1 0,5 2 0,8 3 1,07 200 150 175 2.Đại học 49 24,8 59 22,6 75 26,8 120,04 127,11 123,5 3.Cao đẳng,trung cấp 32 16,2 32 12,3 45 16,5 100 140,6 120,3 4.Sơ cấp 41 20,7 47 18,0 52 18,6 114,6 110,6 112,6 5. Không đào tạo 75 37,9 121 46,4 103 36,8 161,3 85,12 123,21 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Qua biểu đồ trên ta thấy số lượng lao động của Công ty trong 3 năm qua tăng lên dần, năm 2000 tăng lên so với năm 1999 là 31,82 %, năm 2001 tăng so với năm 2000 là 4,21%. Số lao động này tăng lên chủ yếu do Công ty mở thêm các chi nhánh, cửa hàng, mở rộng thêm mạng lưới tiêu thụ nhằm đưa sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng. Do Công ty thuộc doanh nghiệp Nhà nước nên Nhà nước giao biên chế cho Công ty với con số là 3 người gồm Giám đốc, Phó giám đốc, và Kế toán trưởng, còn lại tất cả là hợp đồng xác định và không xác định. Ngoài ra do tính chất và đặc điểm sản xuất kinh doanh nên Công ty còn một loại hợp đồng mùa vụ, khi đến mùa vụ sản xuất, Công ty phải tuyển thêm lao động để có thể sản xuất đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nên loại lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ nhiều, tuy nhiên do máy móc thiết bị của Công ty ngày được đầu tư nhiều nên tỉ lệ lao động này giảm dần sau các năm. 7. Đặc điểm về kinh tế kỹ thuật của ngành kinh doanh 7.1. Đặc điểm và tính chất sản xuất kinh doanh của Công ty Công ty vật tư bảo vệ thực vật là một đơn vị chuyên sản xuất kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật và một số loại vật tư phục vụ cho sản xuát nông nghiệp Do mặt hàng chủ yếu của Công ty sản xuất ra dùng cho nông nghiệp, nên quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty mang tính thời vụ sâu sắc, lượng hàng bán ra vào thời vụ là rất lớn do vậy khối lượng công việc ở thời điểm này cũng nhiều, nhu cầu thuốc bảo vệ thực vật của từng năm, từng vùng lại chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện thiên nhiên, thời tiết, khí hậu, biện pháp canh tác, giống cây trồng, dịch hại. Nếu thời tiết khí hậu không thuận lợi, dịch hại nhiều lúc đó nhu cầu về thuốc bảo vệ thực vật sẽ lớn , Công ty sẽ có thuận lợi trong Công ty tiêu thụ sản phảm. Nhưng với phương châm phục vụ bà con là chính Công ty thường xuyên cải tiến, thay đổi thuốc bảo vệ thực vật để giảm tính độc hại cho môi trường, con người, vật nuôi, là giảm khả năng hoặc chậm tính kháng thuốc của sâu bệnh, và có những chính sách bán ưu đãi đối với bà con trong những năm thời tiết khó khăn. 6.2- Đặc điểm sản phẩm của Công ty Công ty bảo vệ thực vật I kinh doanh loại mặt hàng chủ yếu là thuốc bảo vệ thực vật, ngoài ra còn có một số vật tư như bình phun, và các loại dụng cụ khác. Thuốc bảo vệ thực vật hay còn gọi là thuốc trừ dịch hại là những chất độc có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp hoá học dùng để phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại, chuột hại cây trồng và nông sản. Sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật được gia côgn chế biến từ các laọi nguyên liệu phụ gia nhập của nước ngoài, nó khác với các loại sản phẩm , hàng hoá khác là không thể để lâu được, vì có một số thuốc trừ sâu nếu để lâu sẽ bị phân huỷ hoặc kết tủa làm cho thuốc kém phẩm chất gây hậu quả kém tới việc phòng trừ bệnh, dại, gây ô nhiễm tới môi trường, và sức khoẻ con người. Vì vậy mà để bảo quản tốt thuốc bảo vệ thực vật Công ty luôn phải có hệ thống kho tàng và các phương tiện bảo quản đúng qui định Các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật đa số là bột dễ ngấm nước, thuốc có phụ gia dung môi rất dễ bị bay hơi và dễ bắt lửa, vì vậy trong quá trình sản xuất và bảo quản phải tuân thủ nghiêm ngặt về chế độ phòng cháy, chữa cháy và chống bão lũ trong mùa mưa. Thuốc bảo vệ thực vật gồm nhiều loại khác nhau gọi theo tên các mhóm sinh vật gây hại như thuốc trừ sâu dùng để trừ sâu hại, thuốc trừ bệnh dùng để trừ bệnh cây, thuốc trừ cỏ dùng để trừ các loại cỏ hại cây trồng.Trừ một số trường hợp, còn nói chung mỗi loại mhóm thuốc chỉ có tác dụng đối với sinh vật gây hại thuộc nhóm đó. Thuốc trừ bệnh có thời hạn sử dụng ngắn, khó bảo quản ,và có nhiều dạng khác nhau như : thuốc dạng bột rắc, thuốc bột hoà nước,dạng hạt, dạng nhũ cốc, thuốc dạng dung dịch. II- Thực trạng công tác tiêu thụ của Công ty trong những năm trở lại đây 1-Về tình hình tiêu thụ của Công ty qua 3 năm qua 1.1-Tình hình tiêu thụ sản lượng sản phẩm qua các tháng trong 3 năm qua Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động sản xuất kinh doanh đều mong muốn tối đa hoá lợi nhuận, đây là mục tiêu hàng đầu và là mục tiêu quan trọng nhất mà các doanh nghiệp mong muốn đạt được. Để đạt được lợi nhuận cao thì sản phẩm sản xuất ra phải được tiêu thụ nhiều, sản phẩm chiếm được ưu thế và ngày càng có uy tín trên thị trường Thuốc bảo vệ thực vật là loại vật tư gắn liền với sản xuất nông nghiệp, tuỳ thuộc vào từng vùng, từng loại cây trồng, vào thời tiết khí hậu…mà lượng thuốc tiêu thụ nhiều hay ít. Lúa là cây có diện tích cây trồng lớn nhất ở nước ta, đây được coi là loại cây trồng mục tiêu trong sản xuất kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật do vậy mà lượng thuốc bảo vệ thực vật tiêu thụ chủ yếu là thuốc trừ sâu và trừ bệnh. Do ảnh hưởng của thời tiết, nên cây lúa ở đây chỉ được trồng trong hai vụ: Đông xuân và Hè thu. Vì thế lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng được tiêu thụ nhiều hơn trong thời gian này. Vụ đông xuân bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 5, lượng thuốc bảo vệ thực vật tiêu thụ nhiều nhất vào tháng 3 và tháng 4 hàng năm, đây là thời kỳ mà thời tiết rất thích hợp cho sâu bệnh phát triển và sinh trưởng và cũng là thời điểm tiêu diệt sinh vật hại có hiệu quả nhất. Tình hình số lượng thuốc bảo vệ thực vật được tiêu thụ qua 3 năm qua của Công ty được thể hiện trên bảng biểu sau: Biểu 4: Tình hình tiêu thụ thuốc bảo vệ thực vật qua các tháng Đơn vị: tấn Năm 1999 2000 2001 So sánh (%) Tháng Số luợng CC (%) Số luợng CC (%) Số luợng CC (%) 2000 /1999 2001 /2000 Bình quân 1 63,86 2,3 287,64 6,44 185,84 4,08 451,7 64,6 285,1 2 187,91 6,77 372,1 8,34 245,99 5,4 198,0 66,1 132,0 3 270,24 9,73 266,04 5,96 405,59 8,91 98,40 152,5 125,5 4 483,96 17,43 605,94 13,57 628,39 13,8 125,0 103,7 114,4 5 244,64 8,8 368,69 8,26 548,52 12,1 150,7 148,7 149,7 6 228,77 8,24 423,15 9,48 544,17 11,95 185,0 128,5 156,7 7 209,17 7,53 467,66 10,48 299,79 6,6 223,6 64,1 143,7 8 466,51 16,8 565,53 12,67 763,77 16,77 121,2 135,0 128,1 9 183,58 6,61 288,82 6,47 356,09 7,82 157,3 123,3 125,3 10 100,67 3,63 309,79 6,96 144,3 3,17 307,7 46,6 177,1 11 97,54 3,51 212,20 4,75 146,95 3,23 217,6 69,3 143,5 12 293,63 8,63 295,36 6,62 283,34 6,22 123,3 95,9 109,6 Tổng 2776,2 100 4436,9 100 4552,7 100 160,80 102,00 131,35 Nguồn: Phòng thị trường Qua biểu đồ trên cho thấy, lượng thuốc bảo vệ thực vật của Công ty được tiêu thụ tăng dần qua các năm, năm 2000 lượng thuốc được tiêu thụ tăng 4436,9 tấn, tăng vọt so với năm 1999 là 60,8 %, sở dĩ có sự tăng vọt về khối lượng tiêu thụ sản phẩm trong năm 2000 so với 1999 là do Công ty đã mở rộng thị trường tiêu thụ vào các vùng thị trường mới như vùng Tây nguyên. Năm 2001 tiêu thụ 4552,74 tấn, tăng so với năm 2000 là 2%. Lượng thuốc tiêu thụ trong các tháng cũng biến động trong năm, năm 1999 lượng tiêu thụ nhiều nhất vào tháng 4, chiếm 17,43 % cả năm, rồi đến tháng 8, chiếm 16,80 % cả năm. Năm 2000 trong tháng 4 tiêu thụ 605,94 tấn, chiếm 13,57 % cả năm, giảm hơn so với tỷ lệ của năm 1999 mặc dù lượng tăng lên từ 483,96 tấn lên 605,38 tấn. Năm 2001, lượng tiêu thụ trong tháng 4 tăng so với cùng tháng năm 2000, tăng từ 605,98 tấn lên 628,385 tấn. Lượng tiêu thụ thấp nhất vào tháng 11 năm 2000,2001 và tháng 1 năm 1999. Tháng 1 năm 1999 chỉ tiêu thụ được 63,86 tấn chiếm 2,3 % cả năm. Tháng 11 năm 2000 tiêu thụ được 212,196 tấn, chiếm 4,75 % cả năm, tháng 11 năm 2001 tiêu thụ được 146,95 tấn, giảm hơn so với năm 2000 là 65,249 tấn, chiếm tỷ lệ 3,23 % cả năm Nói chung lượng thuốc tiêu thụ, lượng sản phẩm được tiêu thụ hàng năm ở Công ty tăng lên dần, và lượng thuốc được tiêu thụ nhiều nhất trong năm thường rơi vào các tháng 3,4,5, và 7,8,9 lượng tiêu thụ thấp nhất thường vào thời điểm là tháng 1,10,11. Do vậy mà trong công tác tiêu thụ sản phẩm Công ty nên chuẩn bị thật chu đáo ào các tháng mà lượng thuốc cần dùng nhiều để thúc đẩy hơn nữa lượng thúc bán ra Sự biến động lượng sản phẩm bán ra của các tháng trong 3 năm qua được thể hiện rõ qua biểu đồ sau: 1.2- So sánh tình hình sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm chính của Công ty qua 3 năm qua Biểu 5: So sánh tình hình sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm chính ĐVT:Tấn Tênsản phẩm 1999 2000 2001 Lượng sản xuất Lượng tiêu thụ TT/SX (%) Lượng sản xuất Lượng tiêu thụ TT/SX (%) Lượng sản xuất Lượng tiêu thụ TT/SX (%) Thuốc trừ sâu Bassa 50EC 147,82 131,38 88,20 150,00 150,4 100,27 151,76 198,99 131,12 Bitox 400EX 140,67 0,40 29,00 158,21 166,6 105,3 188,99 354,96 187,81 Kayaginon 10g 160,29 37,11 45,61 369,01 332,44 90,09 197,35 185,18 93,83 Oftox 400 EC 580,64 514,70 88,64 479,65 560,80 116,92 636,05 631,39 99,26 Padan 549,31 585,43 106,58 561,93 696,39 123,97 560,25 628,60 112,20 Shachangshuang 95 119,98 27,01 22,51 121,85 186,80 153,30 203,19 69,80 47,64 Trebon 48,92 27,07 55,33 57,88 56,29 97,25 233,89 37,79 111,50 Thuốc trừ bệnh Fujione 40 EC 203,00 183,52 90,40 211,40 274,02 129,62 262,20 271,77 103,63 Newhinosan 300EC 152,16 184,00 120,92 175,72 189,1 107,60 102,01 93,89 92,04 Valiđasin 3SC 34,01 39,35 115,7 48,00 71,53 149,02 56,43 52,60 93,35 Viđa 3SC 191,76 277,32 144,62 204,73 268,78 131,28 280,81 270,79 96,43 Thuốc trừ sâu Hê cô 600 EC 158,21 81,93 51,79 161,53 195,62 121,10 115,38 107,96 93,57 Sofit 300 EC 200,87 245,05 169,57 Phân bón lá Yogen 27,00 34,00 38,41 112,98 10 8,5 85,00 Nguồn: Phòng thị trường Qua biểu đồ trên ta thấy, các mặt hàng có số lượng sản xuất ra tiêu thụ hết trong các năm là không nhiều. Năm 1999, trong số 14 mặt hàng chính của Công ty thì chỉ có 4 mặt hàng có lượng tiêu thụ vượt mức sản xuất ra. Một số mặt hàng như PADAN 95 SP có tỷ lệ tiêu thụ cao hơn với sản xuất là 6,58 %, NEWHINOSAN tiêu thụ vượt mức sản xuất là 20,92 %. Trong đó một số mặt hàng loại hàng hoá khác lại có số lượng tiêu thụ thấp hơn nức sản xuất nhiều. BITOX 40EC chỉ tiêu thụ được 29% lượng sản xuất ra, SHACHONGSHUANG lượng tiêu thụ chỉ bằng 22,51 % lượng sản xuất ra. Năm 2000 thì lượng tiêu thụ của một số mặt hàng so với lượng sản xuát có khả quan hơn. Tuy nhiên năm 2001 thì tỷ lệ tiêu thụ so với sản xuất lại giảm so với năm 2000. Nói chung, những năm vừa qua khối lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty thường thấp hơn mức sản xuất, vấn đề này có thể do nhiều nguyên nhân như việc biến động bất thường của thời tiết, khí hậu, dịch hại… và một phần do Công ty chưa nghiên cứu kỷ nhu cầu của thị trường do đó mà lượng sản xuất ra thường không sát với nhu cầu thực tế. Cơ cấu sản phẩm thường không hợp lý nên dẫn đến một số sản phẩm có tỷ lệ tiêu thụ trên sản xuất cao và một số thì có tỷ lệ này thấp. 1.3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của một số đơn vị trực thuộc Công ty vật tư bảo vệ thực vật I là một đơn vị sản xuất kinh doanh bao gồm 6 chi nhánh hoạt động ở 6 khu vực thị trường khác nhaudưới sự chỉ đạo, quản lý của văn phòng Công ty. Tât cả các chi nhánh và cả văn phòng Công ty đều tham gia vào quá trình cung ứng hàng hoá ra thị trường.Kết quả cung ứng của các đơn vị trong 3 năm qua được thể hiện ở dưới biểu đồ sau: Biểu 6: Kết quả tiêu thụ sản phẩm của các đơn vị trực thuộc Chỉ tiêu 1999 2000 2001 Đơn vị SL bán (tấn) DS bán (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) SL bán (tấn) DS bán (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) SL bán (tấn) DS bán (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) 1.Văn phòng CTy 437,00 32,32 16,22 586,49 36,30 12,95 155,73 12,88 4,86 2.C.nhánh Hải Phòng 113,94 12,59 6,23 136,88 10,02 3,57 45,18 2,56 0,96 3.C.nhánh Hưng Yên 626,23 39,97 20,06 779,60 53,39 14,04 1187,5 74,26 28,0 2.C.nhánhThanh Hoá 304,99 24,19 12,14 353,45 26,56 9,97 337,65 20,87 7,87 5.C.nhánh Hà Tĩnh 176,29 14,76 7,41 221,56 20,32 7,25 278,62 21,41 8,07 6.C.nhánh Đã Nẵng 682,23 43,57 21,87 1247,3 67,18 23,96 1471,76 66,41 25,04 7,C.nhánh TP HCM 435,49 31,84 15,98 1138,7 66,52 23,3 1076,23 66,78 25,18 Tổng 2776,2 199,23 100 4463,9 280,29 100 4552,74 265,17 100 Nguồn: Phòng thị trường Từ biểu đồ trên cho thấy, năm 2000 tổng tiêu thụ của Công ty tăng lên rất nhiều so với 1999, năm 1999 số lượng tiêu thụ đạt 2776,17 tấn, năm 2000 là 4463,91tấn, tăng lên 1687,73 tấn. Năm2001 lượng cung ứng tăng không đáng kể so với năm 2000, chỉ tăng hơn là 88,83 tấn, mặc dù như vậy nhưng doanh số bán ra giảm so với năm 2000 vì năm này có mức giá thấp hơn năm 2000.Trong các chi nhánh của Công ty thì Đà Nẵng là chi nhánh có lượng hàng hoá tiêu thụ lớn nhất, chiếm 21,87% tổng doanh số bán của Công ty trong 1999 và chiếm 23,96 % tổng doanh số bán của Công ty trong năm2000. Năm 2001, mặc dù lượng thuốc bán ra là lớn nhất nhưng doanh số bán ra lại thấp hơn doanh số bán ra tại Hưng Yên và TP HCM, điều đó chứng tỏ giá bán tại Đà Nẵng có mức giá thấp hơn các nơi khá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10327.DOC
Tài liệu liên quan