Luận văn Những biện pháp hạn chế rào cản từ liên minh châu âu (EU) của Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RÀO CẢN THƯƠNG MẠI VÀ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) 4

1.1. Tổng quan về rào cản thương mại 4

1.1.1. Khái niệm rào cản thương mại 4

1.1.2. Nội dung rào cản thương mại của EU 4

1.2. Chính sách ngoại thương của EU 8

1.2.1. Một vài nét về EU 8

1.2.2. Chính sách ngoại thương của EU 16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RÀO CẢN CỦA EU ĐỐI VỚI VIỆT NAM 22

2.1. Tổng quan về quan hệ EU – Việt Nam và chính sách thương mại của EU đối với Việt Nam 22

2.1.1. Tổng quan về quan hệ EU – Việt Nam 22

2.1.2. Chính sách thương mại của EU đối với Việt Nam 28

2.2. Các rào cản của EU đối với Việt Nam 33

2.2.1. Rào cản thuế quan của EU 33

2.2.2. Rào cản phi thuế quan 35

2.3. Những tác động của rào cản thương mại của EU đối với Việt Nam 41

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RÀO CẢN TỪ EU CỦA VIỆT NAM 45

3.1. Giải pháp về phía nhà nước 45

3.2. Giải pháp về phía doanh nghiệp 48

KẾT LUẬN 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

 

doc53 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1419 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những biện pháp hạn chế rào cản từ liên minh châu âu (EU) của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản phẩm nội địa và hàng nhập khẩu. Ví dụ, các sản phẩm đang phải đương đầu với loại thuế này là đồ uống có cồn, thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá, và dầu khoáng sản được dùng làm nhiên liệu. Thuế tiêu thụ dánh vào dầu và các sản phẩm dầu bao gồm cả một loại “thuế xanh” để gây quỹ thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. Điều đó nhấn mạnh rằng thuế tiêu thụ không được hài hòa ở EU. Do vậy, mức thuế tiêu thụ đối với một sản phẩm nhất định có thể khác biệt giữa các nước thành viên. - Thuế giá trị gia tăng Tất cả các sản phẩm bán ở EU là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (VAT). Nhìn chung, mức thuế thấp áp dụng đối với các sản phẩm tất yếu và mức thuế cao áp dụng đối với các sản phẩm xa xỉ. Mặc dù, mực tiêu ban đầu là hài hòa thuế quan, các miền thuế đã được thu hẹp nhưng sự khác biệt đáng kể vẫn còn tồn tại giữa các nước thành viên EU. Tuy nhiên, sự hài hòa thuế quan vẫn nằm trong Chương trình nghị sự và do vậy có thể nhận ra ở giai đoạn sau. - Giấy phép nhập khẩu Giấy phép nhập khẩu có thể được yêu cầu đối với hàng nhậy cảm và hàng chiến lược, trong số này có hàng dệt (theo các quy tắc của Hiệp định đa sợi - MFA), các sản phẩm thép, than đá và than cốc, và vũ khí. Giấy phép nhập khẩu thông thường được cấp không có quá nhiều khó khăn và nhà nhập khẩu có trách nhiệm viết đơn xin cấp giấy phép. Nếu số lượng sản phẩm giảm theo Hiệp định đa sợi (MFA) và là đối tượng của hạn ngạch nhập khẩu, thì nhà xuất khẩu phải cung cấp cho nhà nhập khẩu giấy phép xuất khẩu hoặc giấy chứng nhận xuất khẩu đẻ nhà nhập khẩu xin được giấy phép nhập khẩu. - Hạn ngạch Hạn ngạch là sự hạn chế về số lượng hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu và được sử dụng để điều chỉnh nguồn cung. Hạn ngạch phổ biến nhất ở EU là hạn ngạch số lượng, loại hạn ngạch này giảm xuống theo Hiệp định đa sợi. Theo như mô tả ở tren, Hiệp định đa sợi đang tiến hành hủy bỏ dần hạn ngạch. Do vậy, hệ thống hạn ngạch đang bị tháo dỡ ở một số bước thực hiện. - Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật Các quy định về kiểm dịch thực vật có thể áp dụng đối với sản xuất các sản phẩm tươi như hoa quả. Điều đó có nghĩa là giấy chứng nhận kiểm dịch phải được cung cấp bởi nước có sản phẩm xuất khẩu trong điều kiện bảo đảm sức khỏe. Sản phẩm phải được giám định bởi cơ quan giám định thực phẩm có thẩm quyền của nước sản xuất để đảm bảo rằng không bị côn trùng và bênh tật. - Lệnh cấm EU ban hành lệnh cấm đối với một số sản phẩm, điều này có nghĩa là nhập khẩu bị cấm hoặc chỉ cho phép theo những điều kiện nhất định. Các lệnh cấm được áp dụng chủ yếu đối với việc mua bán các sản phẩm nguy hiểm, như phế thải hóa chất . Thuốc tân dược, thuốc trừ sâu, thực phẩm, sản phẩm điện, cây trồng và vật nuôi nhập khẩu có thể cung là đối tượng bị cấm trên cơ sở cân nhắc về an toàn và sức khỏe. Các luật quan trọng về những sản phẩm này là luật về chất thải hóa chất và công ước về thương mại quốc tế về các loại hàng hóa gây nguy hiểm Chương 2 Thực trạng rào cản thương mại của EU đối với Việt Nam 2.1. Tổng quan về quan hệ EU – Việt Nam và chính sách thương mại của EU đối với Việt Nam 2.1.1. Tổng quan về quan hệ Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) - Thời kỳ 1975 – 1990 Từ năm 1975 – 1979, EU đã có những cuộc tiếp xúc chính trị với Việt Nam là 109 triệu USD, trong đó viện trợ trực tiếp là 69 triệu USD. Tháng 7/1979 do vấn đề Campuchia nảy sinh, quan hệ giữa hai bên lắng xuống, EU tuyên bố đình chỉ các khoản viện trợ cho Việt Nam, kể cả khoản viện trợ 3 triệu USD đã đợc thông qua. Đến giữa những năm 80, bầu không khí chính trị trên thế giới được cải thiện, chuyển từ trạng thái đối đầu sang hòa dịu. Các nước thúc đẩy giải quyết các xung đột trong khu vực và thế giới. Từ cuối 1984, EU bắt đầu nối lại quan hệ và tiếp tục viện trợ cho Vệt Nam. Trong xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế ngày một mạnh mẽ, từ năm 1986 Việt Nam bắt đầu tiến hành cải cách kinh tế theo hướng mở cửa. Đặc biệt là từ năm 1989, Việt Nam thực hiện chính sách đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại để từng bước hòa nhập nền kinh tế khu vực và thế giới. Từ năm 1985 – 1990, số viện trợ của EU là 700.000 ECU. Ngày 22/10/1990, hội nghị ngoại trưởng EC đã quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu một bước chuyển biến mới trong quan hệ hai bên. Việc quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam trong chính sách của EU đối với khu vực Châu á - Thai Bình Dương trong đó Việt Nam được đánh là “cửa ngõ” để đi vào các nước trong khu vực. - Quan hệ Việt Nam – EU từ khi thiết lập ngoại giao chính thức Nhận thức rõ tiềm năng phát triển của Việt Nam, nhiều nước thành viên của EU đã cử nhiều đoàn cấp cao tới thăm Việt Nam và nối lại viện trợ phát triển tăng từ 16,6 triệu ECU năm 1991 lên 27,7 triệu USD năm 1992. Trong 3 năm từ 1992 – 1994, EU đã tài trợ khoảng 8,5 triệu USD cho các dự án vừa và nhỏ ở Việt Nam thông qua các tổ chức phi chính phủ; 16 triệu ECU cho các trương trình hợp tác kỹ thuật. Tháng 12/1990, đại diện của ủy ban Châu Âu và chính phủ Việt Nam đã thỏa thuận chương trình giúp đỡ ngới Việt Nam ra đi bất hợp pháp về tác hòa nhập trên nguyên tắc hồi hương tự nguyện. Đây là giai đoạn của một trương trình “EU – Việt Nam” trong đó EU cho vay tín dụng, đào tạo nghề và cho xây dựng những dự án nhỏ phục vụ cuộc sống với số vốn 12,5 triệu USD. Tháng 2/1992 thỏa thuận về giai đoạn hai của trương trình này đã được ký kết, giá trị vốn vay là 34,5 triệu USD. Đã có hàng loạt cuộc viếng thăm và những văn bản ký kết với một số nước Tây Âu do đoàn đại biểu cấp cao của chính phủ Việt Nam thực hiện 12/1991 và tháng 10/11/1992 cho thấy quan hệ của Vịêt Nam với EU có nhiều triển vọng tốt đẹp. Cuộc đi thăm một số nớc Tây Âu và EU cuối tháng 6/1993 của đoàn đại biểu và chính phủ Việt Nam do cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt dẫn đầu cùng kết quả những cuộc đàm phán, những hiệp định hợp tác EU – Việt Nam được ký kết là biểu hiện sự mở rộng quan hệ Việt Nam – EU. Hai sự kiện quan trọng đánh dấu những thành công của hai bên đã gặt hái được kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức là: Hiệp định hàng dệt may cà Hiệp định khung Việt Nam – EU đợc ký kết tại Bruxen ngày 15/12/1992 và 23/5/1995 cùng thời điểm Việt Nam gia nhập ASEAN. Đối với Việt Nam, đệt may là ngành đang có tiềm năng sản xuất khá lớn và có nhu cầu tìm kiếm thị trường. Việc ký hiệp định mở rộng hàng dệt may giai đoạn 1998 – 2000, Việt Nam – EU ký 11/1997 là đỉnh cao của mối quan hệ buôn bán ngày càng phát triển giữa hai bên Trong đó EU cam kết nâng cao hạn ngạch trung bình hàng năm cho mặt hàng đệt may của Việt Nam lên 40% và giảm các mặt hàng phải chịu giới hạn của ta từ 53 xuống 21. Đến 3/2000 hiệp định bổ xung quy định hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt trong ba măn (2000 - 2003) và gia hạn đến 2003 với mức tăng bình quân mỗi năm là 17%. Để tăng cường ngoại giao tháng 3/1998, thủ tướng Phan Văn Khải thăm chính thức áo, Pháp, Bỉ, thăm ủy ban Châu Âu tại Bruxen và tham dự cuộc họp cấp cao á -Âu lần thứ hai tại Lôn Đôn. Năm 2000 Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã có chuyến các nước Châu Âu để tăng cường ngoại giao, đa mối quan hệ Việt Nam – EU lên tầm cao mới. Qua chuyến thăm của Tổng bí thư thì chủ tịch ủy ban Châu Âu R.Prodi đã thông báo rằng: ủy ban Châu Âu đã quyết định về nguyên tắc công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trờng nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang EU, thúc đẩy đầu tư và hợp tác thương mại và bất luận quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước khác như thế nào, EU vẫn ủng hộ Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Hai bên nhất trí sẽ thảo luận và thông qua chiến lược hợp tác trong 5 năm (2001 - 2005). Có thể nói đây là chuyến đi thăm có ý nghĩa quan trọng mở ra một trang mới trong quan hệ Việt Nam – EU khẳng định đổi mới là quyết tâm và ý chí của nhân Việt Nam nhằm khắc phục nghèo nàn, phát triển đất nước bền vững, dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh và chủ chương hội nhập kinh tế với cộng đồng là thuận lợi lớn đa Việt Nam vào thế kỷ 21 với mục tiêu công nghiếp hóa hiện đại hóa đất nước. Để tăng cường hơn nữa quan hệ ngoại giao với EU, năm 2005 chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An đã có một chuyến thăm các nước Châu Âu, thông qua chuyến thăm này nhằm thu hút viện trợ, thu hút đầu tư và hạn chế bớt các rào cản từ EU đối với Việt Nam. Trong những năm qua, quan hệ Việt Nam và EU nhằm các mục tiêu chủ yếu là: Tạo điều kiện, khuyến khích tăng trưởng, phát triển đầu tư và thương mại hai chiều giữa hai bên vì lợi ích chung, có đi có lại, Hỗ trợ phát triển kinh tế lâu bền và cải thiện điều kiện sống cho các tầng lớp dân cư nghèo ở Việt Nam. Thúc đẩy hợp tác kinh tế vì lợi ích chung, bao gồm cả hỗ trợ chính phủ Việt Nam trong nỗ lực cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển sang nền kinh tế thị trường. Hỗ trợ bảo vệ môi trường và sử dụng lâu bền các tài nguyên thiên nhiên Mục tiêu được cụ thể hóa trong chiến lược hợp tác EU – Việt Nam trong thời kỳ 1996 – 2000 dưới tên gọi “Cộng đồng Châu Âu – Việt Nam hướng tới một quan hệ đối tác toàn diện”. - Hợp tác toàn diện EU – Việt Nam EU đã trở thành một trong những đối tác quan trọng nhất đối với Việt Nam về ngoại thương và đầu tư, đồng thời cũng là một bên tài trợ. Ngoài sự giúp đỡ chính thức trực tiếp từ các dự án của EU, của ủy ban Châu Âu, của các tổ chức NGO, EU cũng đã có mặt từ những ngày đầu ở Việt Nam và đã giúp đỡ rất nhiều địa phương, kể cả miền núi có điều kiện sinh hoạt khó khăn để xóa đói giảm nghèo, đẩy lùi tệ nạn xã hội và phát triển con người. Trên bình diện thương mại, Liên minh Châu Âu đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Nhờ EU trợ giúp và mở cửa thị trường, xuất khẩu của Việt Nam sang EU đã tăng nhanh chóng qua các năm, như năm 1998 tăng 17 lần so với năm 1990; năm 2000 xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt 3,1 tỷ ERUO; năm 2003 là 3,86 tỷ USD; năm 2004 Việt Nam xuất khẩu sang EU trên 4,5 tỷ USD, bao gồm các mặt hàng như hàng dệt may, giày dép, cà phê, thủy sản và trong khi EU xuất sang Việt Nam năm 2000 là 1 tỷ ERUO; năm 2004 gần 6,5 tỷ USD. Qua số liệu các năm cho thấy cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam có chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các hàng công nghiệp, và kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và EU tăng lên nhng vẫn chưa xứng tầm với quan hệ hai bên. Về du lịch, khách du lịch từ các nước Châu Âu đến Việt Nam chiếm tỷ trọng đáng kể trong số khách du lịch quốc tế, tuy nhiên chưa tương xứng với tiềm năng của hai bên EU và các nước thành viên cũng đầu tư đáng kể vào Việt Nam. Các nước trong EU đầu tư vào Việt Nam tính từ 1988 – 2001 đã có 322 dự án trị giá 5,381 tỷ USD chiếm 12,6% tổng mức FDI ở Việt Nam. Trừ các dự án hết hạn, giải thể hoặc chuyển nhượng vốn, thì EU còn 241 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký 4,38 tỷ USD, đứng thứ tư trong các nước đầu tư vào Việt Nam. Năm 2002 các nước thành viên của EU có 315 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đầu tư là 5.900,5 triệu $; năm 2003 EU đầu tư vào Việt Nam trên 500 dự án với tổng số vốn đạt gần 7 tỷ USD. Mặc dù đã đạt được quy mô đáng kể và tiến bộ nhanh chóng, song sự hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và EU vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của hai bên. Quan hệ Việt Nam – EU ngày càng phát triển là xu hướng tất yếu của thời đại, là xuất phát từ lợi ích của các bên. Việc Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa đã diễn ra trùng với làn sóng lan tỏa mạnh mẽ của xu hướng khu vực hóa và toàn cầu hóa trong sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế, Việt Nam đã trở nên quan trọng và là thị trường bổ xung vào cơ cấu kinh tế của những nước có trình độ phát triển kinh tế cao. Thêm vào đó, trong bối cảnh Liên minh Châu Âu đang chủ động triển khai một chính sách mạnh mẽ hướng về khu vực Châu á - thái Bình Dương mà theo đánh giá “sự phát triển và ổn định trong tương lai của nền kinh tế thế giới sẽ lệ thuộc nhiều vào đó”, thì Việt Nam trở thành cầu nối cho liên minh Châu á trong khu vực. Bởi vậy nhiều nhà lãnh đạo Liên minh Châu Âu đã phat biểu rằng Việt Nam là một trong những ưu tiên trong chính sách của liên minh Châu á của khu vực. Nhờ chính sách đối ngoại đúng đắn, sáng suất mà trong năm 1995, Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ và ký hiệp định hợp tác thương mại với Liên minh Châu Âu, gia nhập ASEAN, đã tạo nên bước tiến quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, phá bỏ hoàn toàn bao vây cấm vận. Tính đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế giới, trao đổi thơng mại với trên 100 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Việt Nam đã trở thành đối tác quan trọng của cả ba trụ cột trên thế giới. Hiệp định hợp tác thương mại Việt Nam - EU được ký kết ngày 17/7/1995 đã mở ra một hợp tác toàn diện và có hiệu qủa giữa hai bên. Hiệp định đã tạo nên những yếu tố thuận lợi cho EU và các nước thành viên, trong quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam – EU Với hiệp định này Việt Nam có điều kiện tiếp cận với một thị trường rông lớn và đầy tiềm năng, một trung tâm mạnh cả về kinh tế, khoa học, kỹ thuật và công nghệ của thế giới. Tóm lại, quan hệ Việt Nam – Liên minh Châu Âu trong thời gian qua đã có những bước phát triển tốt đẹp. Việt Nam đánh giá cao mối quan hệ này cả hiện tại và trong tương lai, chủ trương hợp tác trên cơ sở hai bên cùng có lợi với Liên minh Châu Âu và coi đó là một trong những yêu tiên trong chính sách đối ngoại mở rộng của nước ta hiện nay. 2.1.2. Chính sách thương mại của EU đối với Việt Nam Trong quan hệ thương mại với Việt Nam, EU xây dựng một chính sách thương mại dựa trên nguyên tắc “không phân biệt đối xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công bằng” như đối với các nước phát triển khác, với các biện pháp phổ biến như: thuế quan, hạn ngạch, chống bán phá giá, chống trợ cấp xuất khẩu và hàng rào kỹ thuật. Tuy nhiên Việt Nam và EU cũng đã ký kết các hiệp định và có những thỏa thuận riêng bổ sung cho chính sách thương mại của EU với Việt Nam. Cụ thể: Hiệp định khung giữa Việt Nam Và EU – cơ sở điều chỉnh chính sách thương mại của EU đối với Việt Nam. Mục tiêu chủ yếu và hàng đầu của Hiệp định là: đảm bảo các điều kiện cần thiết nhằm khuyến khích, thúc đẩy mạnh và phát triển quan hệ thương mại, đầu tư hai chiều trên cơ sở hai bên cùng có lợi, đương nhiên có tính tới hoàn cảnh của mỗi bên. Và điều đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp Việt Nam là EU cam kết dành cho Việt Nam quy chế MFN và GSP, tạo cơ hội cho Việt Nam mở rộng xuất khẩu sang thị trường EU. Có thể nói Hiệp định khung đã tạo dựng được một khuôn khổ mới, định ra những hướng lớn và tương đối đầy đủ về hợp tác thương mại giữa EU với Việt Nam, từ đó tạo cho các mối quan hệ khác phát triển. Những khía cạnh cụ thể trong chính sách thương mại của Liên minh Châu Âu đối với Việt Nam. Trên cơ sở chính sách thương mại của mình và những cam kết về thương mại dành cho Việt Nam, EU cụ thể hóa chính sách thương mại dành cho Việt Nam thông qua các hệ thống công cụ sau: - Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trương EU được hưởng GSP từ 1996, và hiện nay dang được hưởng chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập của EU cho thời kỳ 1/7/1999 đến 331/12/2001. Theo chương trình này, EU chia các sản phẩm được hưởng GSP thành 4 nhóm với 4 mức độ ưu đãi khác nhau dựa trên mức độ nhậy cảm đối với bên nhập khẩu, tuy nhiên cũng căn cứ vào mức độ phát triển của bên xuất khẩu và những văn bản thỏa thuận giữa Việt Nam và EU để có sự điều chỉnh thích hợp. Nếu so với chế độ GSP của Nhật Bản có 67 mặt hàng được hưởng 50% thuế suất so với thuế MFN, hay chế độ GSP của Hoa Kỳ qy định tất cả các mặt hàng được hưởng GSP đều có thuế suất bằng không thì chế độ GSP của EU có phần phức tạp hơn. Tính phức tạp của hệ thống GSP trong chính sách ngoại thương của EU thể hiện qua một số quy định như: Quy định về xuất xứ hàng hóa trong chính sách thương mại của EU là căn cứ để xác định hàng hóa của Việt Nam được hưởng chế độ GSP Thứ nhất, đối với các sản phẩm hoàn toàn được sản xuất hay trồng, khai thác và thu hoạch tại lãnh thổ nước hưởng GSP (Việt Nam) thì được xem là có xuất xứ toàn bộ và được hưởng trọn vẹn mức thuế suất GSP. Thứ hai, đối với những sản phẩm sản xuất tại Việt Nam có thành phần nhập khẩu thì EU quy định “thỏa mãn suất xứ theo GSP” nếu chúng ta trải qua “quá trình gia công chế biến đầy đủ” tại nước xuất khẩu được hưởng GSP. Thông thường hàm lượng trị giá sản phẩm sáng tạo tại nước xuất khẩu phải đạt 60% tổng trị giá hàng liên quan. Tuy nhiên, đối với một số nhóm hàng thì hàm lượng này thấp hơn. Thứ ba, EU cũng quy định xuất xứ cộng gộp, theo đó hàng của Việt Nam có thành phần xuất xứ từ một nước khác trong cùng một tổ chức khu vực cũng được hưởng GSP thì các thành phần đó cung được xem là có xuất xứ từ nước liên quan. Quy định này rất có ý nghĩa với Việt Nam trong thời gian qua vì ta xuất khẩu sang EU những mặt hàng có thành phần nhập khẩu từ các nước ASEAN thì vẫn được coi là có xuất xứ Việt Nam và được hưởng GSP nếu đủ hàm lượng quy định. Thứ tư, EU còn cho phép áp dụng quy tắc bảo trợ để xác định xuất xứ hàng hóa. Nghĩa là nếu EU cung cấp nguyên phụ liệu hoặc các chi tiết được sản xuất tại EU cho một nước được hưởng GSP để sử dụng trong quá trình gia công thì các thành phần này được coi là có xuất xứtừ nước đó khi xác định điều kiện hưởng GSP của sản phẩm cuối cùng. Thứ năm, hàng hóa của Việt Nam nhập khẩu Vào EU muốn được hưởng GSP còn phải đáp ứng yêu cầu về vận tải trực tiếp – hàng hóa đó là hàng được vận chuyển thẳng không qua lãnh thổ của một nước nào khác. Hoặc hàng hóa đó cũng có thể được vận chuyển qua lãnh thổ của nước khác với nước xuất khẩu và có thể được chuyển tải hay lưu kho tại nước đó, nhưng phải đảm bảo rằng hàng hóa đó được nằm dưới sự giám sát của hải quan nước quá cảnh hoặc lưu kho, không được buôn bán hay sử dụng, không được gia công chế biến.. EU còn đưa ra một số biện pháp khuyến khích trong chế độ GSP mới (có hiệu lực từ ngày 1/7/1999). Căn cứ vào các biện pháp này, hàng xuất khẩu của Việt Nam thỏa mãn các điều kiện sau còn được hưởng ưu đãi thêm, chẳng hạn: bảo vệ quyền của người lao động, bảo vệ môi trường. Ngoài ra, EU còn có một số quy định khác về cơ chế trưởng thành, cơ chế tự vệ, việc thu hồi tạm thời quyền hưởng GSP, bằng chứng về chứng từ, việc hợp tác quản lý hành chính giữa EU và Việt Nam…nhưng yêu cầu mấu chốt để được hưởng GSP đối với hàng hóa của Vịêt Nam là phải tuân thủ các quy định về xuất xứ hàng hóa và phải xuất trình C/O form A do cơ quan có thẩm quyền của nước đó cấp. - Các hiệp định thỏa thuận khác Cùng với hiệp định hợp tác khung, hai bên Việt Nam và EU đồng thời đã ký kết những hiệp định và thỏa thuận chuyên ngành về dệt may, giầy dép, thủy sản… Ngày 15/12/1992, tại Brussel, Việt Nam và EU đã ký tắt “Hiệp định về buôn bán hàng dệt và may mặc” có hiệu lực 5 năm bắt đầu từ ngày 1/1/1993, quy định những điều khoản về xuất khẩu hàng dệt may sản xuất tại Việt Nam sang EU. Cho đến nay, Hiệp định này đã được điều chỉnh, bổ sung ba lần, trong đó có hai lần được gia hạn và tăng hạn ngạch băng thư trao đổi ký tắt ngày 1/8/1995 và được ký chính thức ngày 16/7/1996; Hiệp định bổ sung áp dụng cho giai đoạn từ 1998 – 2000 ký tháng 11/1997, có hiệu lực từ ngày 1/1/1998; và biên bản thảo luận điều chỉnh Hiệp định hiện hành ký tắt tháng 3/2000 và được bắt đầu thực hiện từ ngày 15/6/2000. Cả ba văn bản này được ký giữa chính phủ Việt Nam và cộng đồng kinh tế Châu Âu. Hiệp định này không chỉ định mức hạn ngạch mà còn quy định có thể chuyển đổi hạn ngạch, theo đó Việt Nam được sử dụng thêm hạn ngạch của Singapore, Indonesia và Philippines tới mức 10% hạn ngạch của các chủng loại. Theo Hiệp định, trong giai đoạn trước năm 2000, hàng năm Việt Nam được xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU với lượng hàng 21.938 tấn – 23000 tấn. Số Cát chịu sự quản lý bằng hạn ngạch giảm từ 106 xuống 29, tăng hạn ngạch ở một số cát “nóng” và nâng mức chuyển đổi hạn ngạch giữa các Cát lên 27%. Hiệp định ký tháng 3/2000 quy định thay đổi thời hạn đến hết năm 2002 thay vì năm 2000, đồng thời tăng hạn hàng dệt may 16 Cát của Việt Nam xuất khẩu vào EU; trọng lượng tăng lên 4.324 tấn, đạt mức trên 26% so với hạn ngạch cơ sở của 16 Cát. Mặt hàng giầy dép cũng là một mặt hàng được quan tâm nhiều trong chính sách thương mại của EU đối với Việt Nam. Thị trường EU ngày càng mở rộng hơn cho mặt hàng này. Trước đây, xuất khẩu mặt hàng này có quy định hạn ngạch. Tuy nhiên, do những năm qua xuất hiện việc giả danh hàng xuất xứ từ Việt Nam để vào EU, hai bên đã ký tắt bản nghi nhớ về chông gian lận trong buôn bán giầy dép, áp dụng từ ngày 1/1/2000 và ký biên bản chính thức vào tháng 10/2000. Phía Việt Nam cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) mặt hàng giầy dép, còn EU không áp dụng hạn ngạch với mặt hàng này của Việt Nam. Thêm vào đó, EU cung cho hàng giầy dép của Việt Nam được hưởng mức thuế nhập khẩu thấp hơn hàng của một số nước. Đối với hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, từ ngày 1/1/1997, EU đưa ra quyết định cấm nhập khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ; hàng thủy sản của Việt Nam trước năm 1999 xuất khẩu vào nước thành viên nào thì phải tuân thủ quy định về vệ sinh thực phẩm riêng của nước đó và không được tự do luân chuyển sang các nước thành viên EU khác. tuy nhiên, kể từ tháng 11/1999, cơ quan chức năng EU đã cùng bộ thủy sản Việt Nam kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh hàng thủy sản của Việt Nam. Tháng 3/2000 EU đã công nhận 29 doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn. Đến cuối tháng 6/2000, EU công nhận thêm 11 doanh nghiệp. EU sẽ công nhận, bổ sung thường xuyên các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào EU. EU cò dành cho Việt Nam quota xuất khẩu lớn các sản phẩm công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, lâm sản,…, miễn thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng như hạt điều, cao su. Đồng thời, EU cũng sẵn sàng đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam. Trong chuyến thăm của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 2000, EU thông báo Hội đồng EU đã công nhận Việt Nam áp dụng cơ chế thị trường. Tuy việc này không tạo thêm ưu đãi cho xuất khẩu của Việt Nam nhưng có ý nghĩa quan trọng khẳng định hàng hóa của Việt Nam không bị phân biệt đối xử. Tuy nhiên, hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn phải chờ đợi cho đến khi Hội đồng EU chính thức đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước có nền thương nghiệp quốc doanh. Tóm lại, so với chính sách ngoại thương chung của EU, chính sách thương mại của EU với Việt Nam có nhiều quy định tạo điều kiện thuận lợi và ưu đãi hơn cho hàng xuất khẩu của ta vào thị trường EU, đặc biệt là các ưu đãi về thuế quan và hạn ngạch. Nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại không ít kho khăn như các quy định khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm, các biện pháp chống bán phá giá, trợ cấp xuất khẩu,… 2.2. Các rào cản của EU đối với Việt Nam 2.2.1. Hàng rào thuế quan của EU Đối với các sản phẩm nông sản nhập khẩu vào EU, mức thuế thay đổi trong phạm vi từ 0% (chiếm 13% số dòng thuế nông nghiệp) đối với đậu nành và bách dầu tới mức thuế ước tính (ngoài hạn ngạch) là 5% đối với chuối. Thuế đỉnh (cao gấp 3 lần mức thuế trung bình giản đơn) được áp dụng đối với thịt, sản phẩm sữa, ngũ cốc…39% số dòng thuế đối với nông sản là thuế phần trăm và phần còn lại là thuế phi phần trăm. Các dòng thuế này tồn tại dưới dạng thuế tuyệt đối, thuế tổng hợp và cả các loại thuế mang tính kỹ thuật khác và đánh vào các sản phẩm như động vật sống, thịt, sản phẩm sữa, rau quả tươi, sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, dầu ô lưu, gạo đường, v.v. Tuy nhiên, thuế nhập khẩu trong các cơ chế ưu đãi mà EU tham gia cũng rất khác nhau. Trong vòng đàm phán Urugoay, EU chấp nhận thiết lập giá trần tính thuế đối với ngũ cốc. Bên cạnh đó, EU đã áp dụng chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập GSP. Theo chương trình này, EU chia các sản phẩm được hưởng GSP thành 4 nhóm với 4 mức thuế khác nhau dựa trên chế độ nhạy cảm đối với bên nhập khẩu, mức độ phát triển của nước xuất khẩu và những văn bản thỏa thuận đã ký kết giữa hai bên. Bốn nhóm sản phẩm của các nước đang phát triển được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập của EU như sau: Nhóm 1: Sản phẩm rất nhạy cảm bao gồm phần lớn là nông sản và một số ít sản phẩm công nghiệp tiêu dùng như chuối tươi, chuối khô, dứa tươi, dứa hộp (lượng đường không quá 17% trọng lượng), quần áo may sẵn, nguyên liệu thuốc lá, lụa tơ tầm…được hưởng mức thuế GSP bằng 85% thuế suất MFN. Đây là nhóm hàng mà EU hạn chế nhập khẩu. Nhóm 2: Sản phẩm nhạy cảm chủ yếu là thực phẩm, đồ uống, hóa chất, nguyên liệu, hàng thủ công, hàng giầy dép, hàng điện tử dân dụng, xe đạp, ô tô…được hưởng mức thuế GSP bằng 70% thuế suất MFN (thuế tối huệ quốc). Đây hàng nhóm hàng EU không khuyến khích nhập khẩu. Nhóm 3: Sản phẩm bán nhạy cảm bao gồm phần lớn là thủy sản đông lạnh, một số nguyên liệu hóa chất, hàng công nghiệp dân dụng được hưởng mức thuế GSP bằng 35% mức thuế suất MFN. Đây là nhóm sản phẩm mà EU khuyến khích nhập khẩu. Nhóm 4: Sản phẩm không nhạy cảm chủ yếu là một số loại thực phẩm, đồ uống, nguyên liệu, nông sản, được hưởng mức thuế GSP bằng 1-10% thuế MFN. Đây là nhóm hàng EU đặc biệt khuyến khích nhập khẩu. Mỗi nhóm hàng trên gồm nhiề

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34137.doc
Tài liệu liên quan