Luận văn Những giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Chương I: Hoạt động của ngân hàng thương mại và rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại

I. Vài nét về NHTM

1. Sự ra đời và phát triển của NHTM

2. Khái niệm về ngân hàng thương mại

3. Các hoạt động cơ bản của NHTM

3.1. Hoạt động tạo lập vốn

3.2. Hoạt động sử dụng và khai thác vốn

3.3. Hoạt động dịch vụ trung gian

4. Vai trò của NHTM

5. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM

5.1. Khái niệm về rủi ro

5.2. Các loại rủi ro thường gặp trong hoạt động kinh doanh ngân hàng

5.2.1. Rủi ro tín dụng

5.2.2. Rủi ro lãi suất

5.2.3. Rủi ro hối đoái

5.2.4. Rủi ro mất khả năng thanh toán

5.2.5. Rủi ro về nguồn vốn

5.2.6. Các rủi ro khác trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng

II. Rủi ro tín dụng và sự cần thiết phải phòng ngừa rủi ro tín dụng

1. Rủi ro tín dụng và dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại (NHTM)

1.1. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

1.2. Phân loại rủi ro tín dụng

2. Sự cần thiết phải phòng ngừa rủi ro tín dụng

III. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và một số chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng

1. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

1.1. Nguyên nhân từ phía ngân hàng

1.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng

1.3. Các nguyên nhân khác

2. Một số chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng

Chương II: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

I. Vài nét về Sở Giao Dịch – NH NN & PTNT Việt Nam

1. Quá trình hình thành và phát triển của Sở Giao Dịch NH NN & PTNT

Việt Nam

1.1. Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch

1.2. Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Sở giao dịch trong thời gian vừa qua

II. Thực trạng rủi ro tín dụng trong thời gian vừa qua tại Sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

1. Thực trạng rủi ro tín dụng trong thời gian vừa qua

1.1.Tình hình hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch

1.2.Thực trạng rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch

2. Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch

2.1. Một số kết quả đạt được trong công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng

2.2. Những tồn tại trong hoạt động cho vay vốn dẫn tới rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch

2.3. Nguyên nhân của những tồn tại trên

2.3.1. Nguyên nhân chủ quan

2.3.2. Nguyên nhân khách quan

2.3.3. Các nguyên nhân khác

Chương III: Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

I. Định hướng hoạt động của Sở giao dịch NHNN&PTNT VN trong thời gian tới

II. Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch NHNN&PTNTVN

1. Nghiên cứu khách hàng để sớm nhận ra các dấu hiệu rủi ro

2. Xây dựng và thực hiện tốt chiến lược khách hàng

3. Các giải pháp phòng ngừa, phân tán và bù đắp rủi ro

3.1. Cho vay đồng tài trợ

3.2. Tránh dồn vốn

3.3. Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ

3.4. Lập quỹ dự phòng rủi ro

3.5. Bảo hiểm tiền gửi

3.6. Thực hiện quy chế bảo đảm tiền vay

4. Đào tạo và bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ, nâng cao phẩm chất của cán bộ tín dụng.

5. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

III. Kiến nghị một số biện pháp hỗ trợ để phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch NHNN&PTNTVN

1. Về phía Nhà Nước

2. Về phía Ngân hàng nhà nước

 

 

doc68 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1706 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
han hiếm nhưng tổng doanh số hoạt động TTQT đạt tốc độ tăng trưởng khá. --- - Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu đạt 105 triệu USD, tăng 1,9 triệu USD ( tăng 1,8% ) so với năm 2000. Trong đó: + Mở thư tín dụng : Sở giao dịch đã mở 334 món trị giá 59 triệu USD, tăng 50 món nhưng về giá trị giảm 9,9 triệu so với năm 2000 do giảm số lượng giao dịch của một số đơn vị thanh toán lớn và thường xuyên như công ty SXKD XNK Prosimex, công ty vật tư tổng hợp Hà Anh, machinoco 4. + Chuyển tiền thanh toán đạt 670 món, trị giá 44,3 triệu USD, tăng 56 món, trị giá tăng 10,2 triệu USD so với năm 2000. +Thanh toán nhờ thu đạt 35 món, trị giá 1,6 triệu USD, giảm 0,4 triệu so với năm 2000. Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu đạt giá trị 946.000 USD, tăng 46.000 (5,1%) so với năm 2000. Nhìn chung, hoạt động TTQT trong năm 2001 có sự tăng trưởng so với năm 2000 nhưng tốc độ tăng trưởng chậm, chưa tương xứng với vai trò của Sở giao dịch đầu mối. 2.5 Hoạt động kế toán – ngân quỹ Trong năn 2001, Sở giao dịch đã mở mới 1106 tài khoản, trong đó có 953 tài khoản cá nhân, 30 tài khoản ATM, 123 tài khoản của các công ty, năn gtoongr số tài khoản quản lý lên 2.028 tài khoản. Ngoài ra, Sở đã tham gia tham gia chương trình thử nghiệm thanh toán liên ngân hàng đạt kết quả tốt, đóng góp tích cực vào vấn đề hiện đại hoá của Sở giao dịch. Sở giao dịch đã ứng dụng công nghệ tin học vào thanh toán, kế toán thực hiện tốt góp phần thanh toán và hạch toán nhanh chóng, chính xác, nâng cao năng suất lao động, giảm thiểu thời gian làm thêm giờ. Hoạt động ngân quỹ cũng đạt kết quả tốt, mặc dù tổng số tiền thu chi bằng tiền mặt lớn ( gần 1.200 tỷ VNDD và 188,3 triệu USD ) nhưng vẫn đảm bảo nhanh chóng, an toàn. Với tinh thần trách nhiệm cao, trong năm 2001, Sở giao dịch đã trả tiền thừa cho khách 23 món với số tiền là 38,1 triệu đồng. 2.6 Công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ Trong tất cả các khâu nghiệp vụ, đặc biệt là nghiệp vụ đầu tư tín dụng, kế toán và kho quỹ, công tác tự kiểm tra luôn được coi trọng. 100% các hồ sơ vay vốn đã được kiểm tra, hàng ngày thực hện đúng quy trình kiểm đếm tiền và thực hiện đầy đủ quy chế chứng từ kế toán...Qua kiểm tra, đã phát hiện những sai sót trong thực hành nghiệp vụ, đã kiến nghị các phòng có liên quan tổ chức chấn chỉnh, sửa sai kịp thời, đồng thời nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm về những tồn tại so thanh tra Nhà Nước đã kết luận và chỉ đạo các phòng nghiệp vụ liên quan xây dựng kế hoạch chấn chỉnh, sửa sai theo kiến nghị của Đoàn thanh tra và xây dựng kế hoạch sửa saisau thanh tra toàn Sở giao dịch. 2.7 Một số công tác khác Để tăng chất lượng hoạt động và công tác chuyên môn, Sở giao dịch tham gia đầy đủ các lớp tập huấn nghiệp vụ do NHNN&PTNT VN tổ chức, xây dựng và bảo vệ kế hoạch đào tạo đến năm 2000, tổ chức tốt kế hoạch đào tạo đã xây dựng như mở 2 khoá học tin học cơ bản cho 26 cán bộ, mở 1 lớp ngoại ngữ tiếng Anh. Sở giao dịch còn tham gia đào tạo hướng dẫn nghiệp vụ cho một số chi nhánh Sóc Sơn, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Cà Mau... Thực trạng rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch 1.Thực trạng rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch 1.1 Tình hình hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch Là một chi nhánh NHTM lớn, đơn vị hạch toán phụ thuộc của NHNN&PTNTVN, Sở giao dịch không những cho vay phục vụ phát triển lĩnh vực nông nghiệp mà còn phục vụ một số lĩnh vực khác như công nghiệp, lâm nghiệp, thương mại và dịch vụ. Cùng với toàn hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, từ ngày thành lập tới nay, hoạt động tín dụng của Sở không ngừng được mở rộng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển và đổi mới kinh tế, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Có thể nói những thành công ngành nông nghiệp Việt Nam đạt được gần đây có một phần đóng góp không nhỏ của NHNN&PTNTVN nói chung và Sở giao dịch nói riêng. Cơ cấu tín dụng cũng được đổi mới, từ chỗ chỉ cho vay đối với các thành phần kinh tế quốc doanh, Sở đã tiến hành cho vay một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm ăn có hiệu quả và có phương án khả thi. Sở đã tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn đáp ứng nhu cầu đang ngày một tăng lên, mở rộng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, tín dụng bảo lãnh, các chương trình tín dụng bằng các nguồn vốn của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới WB, Ngân hàng phát triển Châu á ADB, quỹ tiền tệ thế giới IMF. Có thể xem xét tình hình hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch qua biểu dưới đây: Biểu 3 : Bảng tổng hợp tình hình tín dụng tại Sở giao dịch NHNN&PTNTVN Đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu 1999 2000 2001 Dư nợ % Dư nợ % % so với 1999 Dư nợ % % so với 2000 Tổng dư nợ 183 100 236 100 28,9 454 100 92,4 1. Theo thời gian - Ngắn hạn 78 42,6 127 54 62,8 80 17,6 63 - Trung và dài hạn 105 57,4 129 46 22,8 374 82,4 190 2. Phân theo TPKT - Quốc doanh 155,3 84,9 234 99,1 50,7 448,5 98,8 91,7 - Ngoài quốc doanh 27,7 15,1 2 0,9 7,2 5,5 1,2 175 3. Phân theo đơn vị tiền tệ - Nội tệ 66 36 154 65 133,3 179 39,4 16,2 - Ngoại tệ 117 64 82 35 -42,7 275 60,6 235 ( Nguồn : Báo cáo của Sở giao dịch NHNN&PTNTV năm 1999, 2000, 2001) Qua biểu trên ta thấy hoạt động tín dụng của Sở được mở rộng không ngừng, tính đến 31/12/1999 dư nợ tín dụng là 183 tỷ đồng, sang năm 2000 con số này là 236 tỷ đồng, tăng 53 tỷ hay 28,9% so với năm 1999. Năm 2001, tổng dư nợ tính đến 31/12/2001 là 454 tỷ đồng, tăng 218 tỷ đồng hay 92,4% so với năm 2000. Cùng với sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động, Sở đã tìm cách đầu tư từ hướng tập trung cho vay ngắn hạn sang trung và dài hạn. Nguồn vốn trung và dài hạn hình thành từ vốn huy động ngắn hạn và còn từ các nguồn vốn khác như vốn vay của các tổ chức quốc tế. Nguồn vốn này đã tập trung vào các dự án mua sắm máy móc, thiết bị kỹ thuật công nghệ tiên tiến , từ đó nâng cao cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như quốc tế, góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Xét tổng dư nợ theo thành phần kinh tế, chủ yếu Sở cho vay là thành phần kinh tế quốc doanh, chiếm đến gần 100% trong tổng dư nợ, cho vay thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Hoạt động tín dụng của Sở tập trung trên địa bàn Hà Nội. Năm 1999, Sở chỉ cho vay các doanh nghiệp, chưa thực hiện cho vay hộ gia đình và cá nhân, số khách hàng gồm 36 đơn vị trong đó có 26 doanh nghiệp Nhà Nước, 7 công ty trách nhiệm hữu hạn và 3 doanh nghiệp tư nhân. Sang năm 2000, ngoài việc tiếp tục củng cố, duy trì và phát triển tốt mối quan hệ tín dụng cũ với các doanh nghiệp, Sở giao dịch còn thu hút thêm 3 khách hàng mới ( trong đó có một tổng công ty 90 ) có tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tốt như Tổng công ty xây dựng công nghiệp, công ty may xuất khẩu, công ty vật tư ngân hàng... Năm 2001 là năm đầu tiên thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần IX, Nghị quyết số 15 NQ/TW ngày 15/12/2000 của Bộ chính trị về phương hướng phát triển thủ đô Hà Nội trong thời kỳ 2001- 2010, Nghị Quyết ĐH Đảng bộ lần XIII, đồng thời là năm mở đầu thực hiện các mục tiêu phát triển KTXH của chính phủ và toàn ngành ngân hàng đã tạo tiền đề và định hướng cho hoạt động của Sở giao dịch. Tổng dư nợ của Sở trong năm này tăng mạnh mẽ, nhất là tín dụng trung và dài hạn. Sở giao dịch đã tiếp cận và thiết lập quan hệ tín dụng với Tổng công ty hàng hải Việt Nam ( cho vay 6,3 triệu USD), Công ty XNK vật tư đường biển ( dư nợ 43,5 tỷ đồng ), Công ty than nội địa thuộc Tổng công ty than Việt Nam...đồng thời tiếp nhận và hoàn thiện hồ sơ cho vay đồng tài trợ dự án mở rộng nhà máy nhiệt điện Uông Bí ( vốn tham gia là 39,5 triệu USD và 206 tỷ đồng), dự án của công ty xi măng Chinfon Hải Phòng ( 90 tỷ đồng)... Đối với tín dụng ngoài quốc doanh chứa đựng nhiều rủi ro , các doanh nghiệp có vốn thấp, điều kiên thế chấp không, quy mô vay vốn nhỏ, không đảm bảo nên Sở hạn chế cho vay, bởi vậy tỷ lệ dư nợ thuộc các thành phần ngoài quốc doanh rất thấp. Khi xét tới cơ cấu dư nợ theo đơn vị tiền tệ, thì dư nợ bằng ngoại tệ chiếm tỷ lệ chủ yếu. Năm 1999, dư nợ bằng ngoại tệ là 117 tỷ chiếm 64% tổng dư nợ, năm 2000 là 82 tỷ chiếm 35% so với tổng dư nợ và giảm 42,7 % so với năm 1999. Năm 2000, nợ quá hạn bằng ngoại tệ đạt 275 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 60,6 % so với tổng dư nợ và tăng 234% so với năm 2000. Sở dĩ có tình trạng như vậy là vì Sở giao dịch đã tham gia cho vay một số dự án lớn bằng ngoại tệ như dự án khí Nam Côn Sơn 6,8 triệu USD, dự án khí điện trạm Cà Mau 10 triệu USD...Ngoài ra Sở còn tài trợ xuất nhập khẩu và tài trợ các dự án khác. Hiện nay cơ cấu cho vay của Sở giao dịch đã thay đổi, đầu tư chiều sâu tăng lên, vốn tín dụng ngân hàng tập trung vào các doanh nghiệp lớn có sản phẩm giữ vị trí quan trọng và thiết yếu trong nền kinh tế với những dự án khả thi, thu nợ chắc chắn. Mặc dù lĩnh vực phục vụ chính của Sở là nông nghiệp nhưng cơ cấu tín dụng của Sở giao dịch được dàn trải trong tất cả các ngành sản xuất. Điều này phù hợp với phương hướng chiến lược của Đảng và Nhà Nước về phát triển một nền kinh tế nhiều thành phần với vai trò chủ đạo, chủ lực của kinh tế quốc doanh. 1.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch NH NN&PTNTVN Rủi ro tín dụng luôn là một vấn đề được quan tâm đặc biệt đối với mọi ngân hàng. Trên thực tế, hầu hết mọi ngân hàng đều đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa và hạn chế, nhưng do rất nhiều nguyên nhân, cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, rủi ro tín dụng vẫn phát sinh, gây những thiệt hại đối với ngân hàng. Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chủ yếu là do rủi ro nợ quá hạn, nợ khó đòi mà nguyên nhân chủ yếu là từ khách hàng. Trên cơ sở đảm bảo tín dụng, Sở giao dịch giao vốn cho khách hàng sử dụng với cam kết sẽ trả cả vốn và lãi đúng thời hạn thoả thuận. Nghiệp vụ cho vay tại Sở giao dịch được thực hiện theo nội dung quy định tại văn bản số 198/QĐ-NH1 ngày 16/9/1994 của thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam về việc ban hành thể lệ tín dụng ngắn hạn đối với các tổ chức kinh tế, quyết định số 367/QĐ1 ngày 21/12/1995 của Thống đốc ngân hàng Nhà Nước về việc ban hành thể lệ tín dụng tín dụng trung và dài hạn... Đây là những nguyên tắc tín dụng của Ngân hàng, tuy nhiên những nguyên tắc này trên thực tế vẫn luôn bị vi phạm. Có thể xem xét tình hình nợ quá hạn tại Sở giao dịch qua biểu sau: Biểu 3 : Tình hình nợ quá hạn tại Sở giao dịch NHN0 VN Đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 So sánh năm 00/99 Năm 2001 So sánh năm 01/00 Tổng dư nợ 183 236 29% 454 92,4% Nợ quá hạn 39,7 8,5 -78,2% 8,6 +1,17% Nợ quá hạn so với tổng dư nợ 21,7% 3,6% -17,7% 1,9% -1,7% Qua biểu 3 ta thấy biến động của nợ quá hạn có xu hướng giảm, năm 1999 nợ quá hạn là 39,7 tỷ, năm 1999 là 8,5 tỷ, như vậy so với năm 1999 nợ quá hạn giảm đột biến 30,5 tỷ hay 78,2 %. Năm 2001, nợ quá hạn là 8,6 tỷ, tăng 0,1 tỷ hay 1,17% so với năm 2000. Tuy nhiên, việc nợ quá hạn tăng lên không đồng nghĩa với chất lượng tín dụng kém, Sở giao dịch lơ là khâu quản lý rủi ro, mà phải xét tới tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ. Như vậy trong năm 2000, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ giảm 17,7%, và đến năm 2001, tỷ lệ này tiếp tục giảm 1,7%. Trong năm 1999, nợ quá hạn là 39 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 21,3 % so với tổng dư nợ, đây là một tỷ lệ rất cao, vượt khỏi tỷ lệ an toàn. Sở dĩ có tình trạng như vậy chủ yếu là nợ quá hạn của các khoản vay ngoại tệ từ năm 1998 trở về trước, các khoản vay năm 1999 phát sinh nợ quá hạn là 7,1 tỷ đồng, đã thu nợ ngay trong năm, còn lại nợ quá hạn đến 31/12/1999 là 0,3 tỷ. Nợ quá hạn phát sinh trong năm cao là do những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ tại khu vực tác động tới nền kinh tế Việt Nam, hiện tượng thiểu phát kéo dài khiến các dự án đầu tư bị giảm xuống, môi trường kinh doanh khó khăn và hàng nội không cạnh tranh được với hàng ngoại nhập nên dẫn đến các doanh nghiệp không thể trả nợ được ngân hàng như cam kết trước khi vay. Ngoài ra còn do nền kinh tế tăng trưởng chậm, tỷ giá đồng USD so với đồng nội tệ liên tục tăng và liên tiếp xảy ra các đợt bão lụt ở các tỉnh miền trung khiến tình hình kinh tế càng thêm khó khăn gây nên những khó khăn cho doanh nghiệp. Sang năm 2000, nợ quá hạn giảm mạnh xuống còn 8,5 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm 3,6% trong tổng dư nợ. Có được thành công trên là do Sở giao dịch đã tích cực xử lý nợ quá hạn cho vay bằng ngoại tệ trên địa bàn Hải Phòng, nghiêm túc phân tích thực trạng tài chính và tình hình nợ quá hạn đến 100% các đơn vị có dư nợ, phân loại khách hàng để có định hướng đầu tư đúng đắn. Sở đã thường xuyên bám sát và phối hợp với VKS Hải Phòng trong việc xử lý TSTC của các đơn vị vay ngoại tệ, thu nợ 4,1 tỷ đồng, trong đó thu cho Sở giao dịch 3,1 tỷ đồng. Tích cực, chủ động phối hợp với TCT mía đường I, đề xuất NHNN&PTNTVN và các Bộ ngành, chính phủ giải quyết khó khăn về khoản nợ cho công ty mía đường I vay, hoàn thiện hồ sơ trình và được NHNN Việt Nam giải quyết xử lý rủi ro đợt 3 năm 2000 với số tiền là 996.481 USD (tương đương 14,461 triệu VNĐ). Sang năm 2001, Sở giao dịch tiếp tục thu hồi các khoản nợ quá hạn và nợ khó đòi cũ qua tích cực làm việc với các đơn vị có NQH tồn đọng, thường xuyên duy trì hoạt động của tổ thu hồi nợ để tập trung thu nợ quá hạn, phối hợp với NHCT Chương Dương, chi nhánh NHCP Hàng Hải tại Hà Nội và làm việc với các cơ quan có liên quan xử lý tài sản của công ty. Nhờ đó mà tỷ lệ nợ quá hạn trong dư nợ có giảm so với năm 2000. Để hiểu rõ xem nợ quá hạn phát sinh từ đâu, ta xem qua bảng dưới đây: Biểu 4 : Phân tích nợ quá hạn tại Sở giao dịch theo thời gian Đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu 1999 2000 2001 NQH % NQH % NQH % Tổng dư nợ quá hạn 39,7 100 8,5 100 8,6 100 1. Nợ quá hạn < 6 tháng 10,6 26,7 3 35 0 0 2. Nợ quá hạn từ 6- 12 tháng 8,3 20,9 5,4 63,5 8,4 98,5 3. Nợ quá hạn > 12 tháng 20,8 52,4 0,1 1,5 0,2 1,5 ( Nguồn Báo cáo của SGD Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam năm 1999, 2000, 2001 ) Nợ quá hạn dưới 6 tháng chiếm tỷ lệ không cao qua các năm, năm 1999 là 10,6 tỷ chiếm 26,7% tổng dư nợ quá hạn, năm 2000 là 3 tỷ đồng chiếm 35% và năm 2000 hoàn toàn không còn nợ quá hạn loại này. Điều này cho thấy công tác thu hồi nợ của Sở đã phát huy tác dụng và những dự án cho vay trong năm này tương đối hiệu quả, nếu có khó khăn cũng chỉ là những khó khăn tạm thời. Qua biểu trên, ta thấy nợ quá hạn từ 6 đến 12 tháng là chủ yếu, năm 1999 là 8,3 tỷ và chỉ chiếm 20,9 % tổng nợ quá hạn, nhưng sang năm 2000 là 5,4 tỷ chiếm 63,5%. Nợ quá hạn loại này tiếp tục tăng lên cả về số tương đối và số tuyệt đối là 8,4 tỷ đồng và chiếm tới 98,5% tổng dư nợ quá hạn vào năm 2001 do cả hai nguyên nhân là chưa thu hồi được nợ cũ đồng thời những khó khăn như thiên tai liên tiếp làm cho nợ quá hạn tiếp tục phát sinh. Bởi vậy muốn giảm tỷ lệ nợ quá hạn thì trước hết Sở giao dịch phải giải quyết được số nợ này. Nợ quá hạn trên 12 tháng năm 1999 là 20,8 tỷ đồng và chiếm một tỷ lệ rất cao trong tổng dư nợ quá hạn là 52,4%. Vào cuối năm 1999 và đầu năm 2000, Sở giao dịch đã tích cực phối hợp với các ban ngành có liên quan giải quyết nợ cũ như đã trình Chính Phủ xin khoanh nợ, một phần nợ chuyển về Hải Phòng nên nợ quá hạn giảm xuống còn 0,1 tỷ đồng chiếm 1,5%, sang năm 2001 tăng lên là 0,2 tỷ đồng chiếm 1,57%. Đây là một tỷ lệ nhỏ, không đáng kể so với tổng dư nợ quá hạn. Theo quy định của Nhà Nước thì nợ quá hạn trên 12 tháng được coi là nợ khó đòi, bởi vậy những khoản nợ này khó có khả năng thu hồi. Nếu phân chia nợ quá hạn theo cơ cấu nợ quá hạn, thì nợ quá hạn bao gồm nợ quá hạn ngắn hạn và nợ quá hạn dài hạn. Biểu 5 : Phân tích nợ quá hạn theo kỳ hạn nợ Đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu 1999 2000 2001 NQH % NQH % NQH % Tổng dư nợ quá hạn 39,7 100 8,5 100 8,6 100 1. Ngắn hạn 15,7 39,5 6,8 80 8,0 94 2.Trung và dài hạn 24 60,5 1,7 20 0,6 6 ( Nguồn : Báo cáo của Sở giao dịch NHN0VN năm 1999, 2000, 2001) Qua biểu 5 ta thấy nợ quá hạn tại sở tập trung vào nợ quá hạn ngắn hạn. Năm 1999 nợ quá hạn ngắn hạn là 15,7 tỷ đồng, chiếm 39,5% tổng dư nợ quá hạn. Sang năm 2000, nợ quá hạn ngắn hạn là 6,8 tỷ chiếm 805 và năm 2001 là 8 tỷ chiếm 945 tổng dư nợ quá hạn. Như vậy, nợ quá hạn loại này có giảm so với năm 1999 nhưng tỷ lệ trong tổng dư nợ quá hạn lại tăng lên và năm 2001 thì chiếm một tỷ lệ rất cao. Phân tích nợ quá hạn ngắn hạn trên tổng dư nợ quá hạn, năm 1999 nợ quá hạn ngắn hạn là 15,7 tỷ, chiếm 39,5% tổng dư nợ quá hạn. Năm này nợ quá hạn cao hơn các năm trước vì vẫn còn phải chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực từ cuối năm 1997, đầu tư từ khối ASIAN vào việt Nam giảm mạnh đồng thời các doanh nghiệp Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh gay gắt hàng hoá nước ngoài cả về chất lượng lẫn giá cả, dẫn tới tình trạng nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ do hàng hoá bị tồn kho, vốn lưu động không luân chuyển được và không trả nợ cho ngân hàng. Sang năm 2000, nợ quá hạn ngắn hạn giảm mạnh chỉ còn 6,8 tỷ, giảm 8,9 tỷ so với năm 1999. Có được kết quả trên là do Sở giao dịch đã áp dụng nhiều biện pháp để thu hồi nợ, đồng thời nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực, GDP tăng lên, các ngành nông nghiệp, công nghiệp cũng lấy lại được đà tăng trưởng, hoạt động thương mại dịch vụ có nhiều khởi sắc. Năm 2001, nợ quá hạn ngắn hạn lại tiếp tục tăng lên một phần do những khoản nợ cũ vẫn chưa thu hồi được, đồng thời lại tiếp tục mở rộng hoạt động tín dụng ngắn hạn. Xem xét nợ quá hạn ngắn hạn trên tổng dư nợ, ta thấy năm 1999 tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ chiếm tỷ lệ khá cao là 8,5%. Năm 2000, tổng dư nợ tăng lên là 236 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn so với tổng dư nợ là 2,9%, tức là giảm mạnh so với năm 1999. Năm 2000, tỷ lệ này là 1,8%, giảm 1,1% so với năm 2000. Qua đây có thể thấy chất lượng các khoản cho vay dài hạn đang được cải thiện, mặc dù cho vay ngắn hạn có tăng lên nhưng không phát sinh thêm nhiều nợ quá hạn. Xét cơ cấu nợ quá hạn ngắn hạn, ta thấy nợ quá hạn ngắn hạn của các doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ lệ chủ yếu.Năm 1999, nợ quá hạn ngắn hạn của doanh nghiệp Nhà Nước là 6,845 tỷ đồng chiếm 43,6% so với tổng dư nợ quá hạn ngắn hạn và của doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 9 tỷ đồng chiếm 57,3%. Năm 2000, DNNN nợ 6,845 tỷ đồng chiếm 100% tổng dư nợ quá hạn ngắn hạn và DNNQD là 0%. Năm 2001nợ quá hạn ngắn hạn của DNNN là 8,6 tỷ chiếm 100% tổng dư nợ quá hạn ngắn hạn. Như vậy có thể thấy rằng các khoản vay ngắn hạn của doanh nghiệp Nhà Nước là không hiệu quả, khả năng kinh doanh và nắm bắt thị trường kém. Nợ quá hạn trung và dài hạn tại Sở chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng dư nợ và có xu hướng giảm dần khi tổng dư nợ, tổng dư nợ trung và dài hạn và nợ quá hạn ngắn hạn vẫn tăng lên nhanh. Sở dĩ như vậy là do Sở giao dịch mới thành lập từ năm 1999 nên các khoản tín dụng dài hạn vẫn chưa đến hạn trả nợ nên chưa biết có rủi ro hay không. Trong cơ cấu nợ quá hạn trung và dài hạn, số nợ quá hạn trung và dài hạn tập trung vào các khoản nợ dài hạn cũ chưa thu hồi được và cũng khó có khả năng thu hồi, như khoản nợ của công ty dệt Nam Định. Trong cơ cấu nợ quá hạn dài hạn thì thành phần kinh tế chiếm tỷ lệ chủ yếu. Năm 2001, Sở giao dịch đã tích cực thu hồi nợ và phối hợp với các ban ngành có liên quan để giải quyết nợ quá hạn cũ như trình chính phủ cho gia hạn nợ và xoá nợ cho Tổng công ty mía đường I. Tuy nhiên trong tình hình nền kinh tế hiện nay, Sở giao dịch nên tăng cường hoạt động tín dụng trung và dài hạn bởi nhu cầu tín dụng trung và dài hạn của các TCKT là rất lớn để đầu tư cơ sở vật chất và thực hiện các dự án lớn. Và chắc chắn để hoạt động tín dụng trung và dài hạn đạt kết quả thì công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng càng phải được chú trọng và thực hiện tốt để đảm bảo sự tồn tại và phát triển lành mạnh của Sở. Phân nợ quá hạn theo thành phần kinh tế, ta có nợ quá hạn thuộc thành phần kinh tế quốc doanh và nợ quá hạn thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Ta thấy nợ quá hạn của thành phần kinh tế quốc doanh chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng nợ quá hạn do đối tượng khách hàng chủ yếu của Sở chiếm gần 100% tổng dư nợ. Trên thực tế cho vay đối với thành phần kinh tế này khá được quan tâm bởi thành phần kinh tế quốc doanh vay chủ yếu dựa trên uy tín, họ được quyền vay vốn không có thế chấp và nếu có thì không quá số vốn mà họ cần vay, thêm vào đó là các doanh nghiệp Nhà Nước thường không bị giới hạn về số vốn vay, có một số DNNN được vay theo chỉ định của Chính Phủ. Các DNNN cũng thường được ưu ái hơn so với các DNNQD, trong một số trường hợp DNNNđã phát sinh nợ quá hạn nhưng để phục hồi sản xuất thì ngân hàng lại tiếp tục cho vay thêm , hoặc gia hạn nợ hoặc điều chỉnh hợp đồng. Ngược lại, các ngân hàng thường hạn chế các khách hàng thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh bằng các đưa ra các quy định khắt khe hơn về tài sản đảm bảo hoặc tài sản thế chấp, và thường giới hạn về số vốn vay. Lý do là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường thiếu uy tín, không được sự bảo lãnh của bên thứ ba, quy mô nhỏ, vốn ít, làm ăn theo thời vụ lúc được lúc mất và thực tế đã chứng minh rất nhiều doanh nghiệp loại này đã phá sản vì không tồn tại được trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt hiện nay. Thêm vào đó là hiện tượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cố tình lừa đảo để chiếm dụng vốn của ngân hàng hoặc sử dụng vốn sai với mục đích đã cam kết từ trước.Bởi vậy cho vay thành phần kinh tế này thường mạo hiểm, dế gặp rủi ro cao và không được các TCTD quan tâm. Biểu 6 : Nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu 1999 2000 2001 NQH % NQH % NQH % Tổng dư nợ quá hạn 39,7 100 8,5 100 8,6 100 1. KTQD 24,7 62,2 8,3 97,6 8,6 100 2. KT NQD 15 37,8 0,2 2,4 0 0 ( Nguồn : Báo cáo của Sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam năm 1999, 2000, 2001 ) Qua biểu trên ta thấy nợ quá hạn thuộc thành phần KTQD chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng dư nợ quá hạn. Năm 1999, nợ quá hạn của thành phần kinh tế này là 24,7 tỷ đồng chiếm 62,2% trong tổng dư nợ quá hạn, năm 2000 là 8,3 tỷ đồng và chiếm 97,6%, giảm 16,4 tỷ đồng hay giảm 66,4% so với năm 1999. Năm 2001 nợ quá hạn của thành phần kinh tế quốc doanh là 8,6 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 100% trong tổng dư nợ quá hạn, tăng 0,3 tỷ đồng hay 3,6% so với năm 2000. Xét tỷ lệ nợ quá hạn của thành phần kinh tế quốc doanh so với dư nợ đối với thành phần kinh tế quốc doanh, ta thấy năm 1999 tỷ lệ này là 15,9%, năm 2000 là 3,5%, giảm 12,4% so với năm 1999. Sang năm 2001 tỷ lệ này là 1,9% tức là tiếp tục giảm 1,6% so với năm 2000. Như vậy có dấu hiệu đáng mừng là tuy Sở giao dịch luôn mở rộng tín dụng cho thành phần kinh tế quốc doanh nhưng tỷ lệ nợ quá hạn so với dư nợ đối với thành phần này có xu hướng ngày một giảm. Trong năm 2001 tuy có nợ quá hạn có tăng về số tuyệt đối là 0,3 tỷ đồng so với năm 2000 nhưng thực tế khi so sánh tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ đối với các thành phần kinh quốc doanh thì lại giảm đi về số tương đối. Điều này chứng tỏ rằng chất lượng tín dụng đối với các thành phần kinh tế quốc doanh được ngày một nâng cao, các doanh nghiệp quốc doanh đã tỏ dấu hiệu đáng mừng về tình hình sản xuất kinh doanh. Thêm vào đó, ngoài một số doanh nghiệp Nhà Nước làm ăn thiếu hiệu quả như Tổng công mía đường I, một số doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty thuỷ tinh và gốm sứ xây dựng là công ty nguyên liệu vật tư thiết bị, công ty gốm Hữu Hưng có tình hình tài chính rất khó khăn thì Sở giao dịch cũng có một số khách hàng tin cậy, tín nhiệm sòng phẳng như Tổng công ty công trình giao thông 8. Đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, nợ quá hạn so với tổng dư nợ quá hạn chiếm tỷ lệ rất thấp. Năm 1999, nợ quá hạn của thành phần KTNQD là 15 tỷ, chiếm 37,8% trong tổng dư nợ quá hạn. Năm 2000 nợ quá hạn là 0,2 tỷ đồng chiếm 2,4% trong tổng dư nợ quá hạn và sang năm 2001, nợ quá hạn của thành phần kinh tế này được giải quyết hoàn toàn, đó là nhờ Sở giao dịch đã có nhiều biện pháp tích cực, kiên quyết để thu nợ quá hạn, nợ tồn đọng, nợ đã xử lý rủi ro như tiến hành thu lại từ tài sản xiết nợ. Mặt khác, Sở giao dịch cũng hạn chế cho thành phần kinh tế ngoài quốc doanh vay vì nhiều lý do, trong đó lý do an toàn tín dụng là chủ yếu vì trên thực tế cho vay thành phần này không được đảm bảo. Tóm lại, nợ quá hạn cao tập trung chủ yếu vào nợ quá hạn thuộc thành phần kinh tế quốc doanh, mà một phần trong số này là do nợ quá hạn cũ chưa được xử lý và chuyển thành nợ khó đòi. Riêng trong năm 2001, nợ quá hạn cũ vừa mới được giải quyết thì khoản nợ quá hạn mới của xí nghiệp xây lắp đường dây và trạm điện là 8,13 tỷ đồng đã phát sinh làm ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh của Sở giao dịch. Bởi vậy, muốn giảm nợ quá hạn, trước tiên phải giảm nợ quá hạn thuộc thành phần kinh tế quốc doanh bằng cách giải quyết các khoản nợ cũ và nhiều biện pháp khác nữa. Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam 2.1 Một số kết quả đạt được trong công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng Với những nỗ lực của mình, năm 2001 Sở giao dịch đã đạt được một số thành công nhất định trong việc giải quyết nợ quá hạn, tuy nợ quá hạn trong năm này là 8,6 tỷ đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNganHang 78.doc
Tài liệu liên quan