Luận văn Những nội dung chính của Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN và lộ trình thực hiện Hiệp định

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I 3

KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH ĐẦU TƯ TRONG KHUÔN KHỔ ASEAN 3

1. Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 3

1.1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 3

1.2. Các hình thức của FDI 4

2. Vai trò của FDI đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là đối với các nước ASEAN 5

3. Cơ sở thực hiện của khu vực đầu tư ASEAN 9

3.1. Sự cần thiết của việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các nước ASEAN sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997-1998 9

3.2. Quá trình hợp tác đầu tư ASEAN và sự hình thành AIA 16

CHƯƠNG II 20

NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA HIỆP ĐỊNH KHUNG VỀ KHU VỰC ĐẦU TƯ ASEAN VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH 20

1. Những nội dung chính của Hiệp định 20

2. Nghị định thư sửa đổi Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN 25

3. Lộ trình thực hiện Hiệp định 26

3.1. Quá trình thực hiện Hiệp định 26

3.2. Một số điều chỉnh trong biện pháp chính sách của các nước ASEAN trong lộ trình thực hiện Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN 31

CHƯƠNG III 33

MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP 33

NƯỚC NGOÀI TẠI CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 33

1. Việc hình thành hoạt động đầu tư tại CHDCND Lào 33

1.1. Việc thành lập cơ quan quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Lào 33

1.1.1. Việc thành lập chi nhánh công ty đầu tư nước ngoài 33

1.1.2. Việc thành lập văn phòng đại diện 34

1.2. Đơn xin đầu tư 35

1.3. Các bước xem xét cho phép dự án đầu tư 35

1.3.1. Việc xem xét, cho phép dự án đầu tư trong biên lai khuyến khích đầu tư nước ngoài gồm các bước như sau 35

1.3.2. Việc xem xét đánh giá đơn xin phép đầu tư trong biên lai mở nhưng phải có điều kiện 36

1.4. Vốn đăng ký và việc góp vốn 38

1.5. Việc thay đổi các cơ sở khác của doanh nghiệp 38

2. Quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài tại CHDCND Lào 40

2.1. Việc phân cấp quản lý đầu tư 40

2.2. Việc ngừng hoặc chấm dứt dự án đầu tư nước ngoài 40

3. Quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư 41

3.1. Các quyền và lợi ích của nhà đầu tư 41

3.2. Nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài 43

4. Giải quyết tranh chấp đầu tư nước ngoài tại CHDCND Lào 43

4.1. Giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư với nhau 43

4.2. Việc giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với CHDCND Lào 44

KẾT LUẬN 45

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 47

DANH MỤC SÁCH - TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

 

 

doc51 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3079 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những nội dung chính của Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN và lộ trình thực hiện Hiệp định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g những năm 1990-1991 xuống còn 31% trong giai đoạn 1994-1996. Nguyên nhân chủ yếu là do những hạn chế về năng lực trong nước, những trở ngại về cơ sở vật chất còn lạc hậu nghèo nàn, đặc biệt là do sự cạnh tranh mạnh mẽ trong việc thu hút vốn FDI từ các nền kinh tế mới nổi khác, nhất là Trung Quốc và Ấn Độ. Trước những yếu tố mang tính lịch sử và do tình hình thu hút FDI không mấy sáng sủa, trong khi nhu cầu về vốn để phát triển và tăng trưởng kinh tế để có thể đuổi kịp nền kinh tế của các nước phát triển lại đang là nhu cầu bức bách của các quốc gia ASEAN, chính vì thế mà các Quốc gia thành viên ASEAN đã đưa ra sáng kiến về việc thành lập đầu từ trong khuôn khổ ASEAN, một trong những chương trình liên kết và hợp tác về kinh tế của ASEAN. Vào ngày 15/12/1995, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 5 được tổ chức tại Băng Cốc, các nhà lãnh đạo ASEAN đã đưa ra sáng kiến về việc xây dựng khu vực đầu tư ASEAN nhằm tăng cường hợp tác, tính hấp dẫn và thu hút hơn nữa dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Và ngày 07/10/1998, tại Hội nghị Bộ trưởng kinh tế các nước ASEAN (AEM), Hiệp định khung đầu tư trong khuôn khổ ASEAN đã được ký kết tại Philippin, Hiệp định khung này dựa trên các điều khoản đã được ký kết từ những cuộc họp trước đó là: Các nước thành viên mong muốn giữ vững sự tăng trưởng và phát triển kinh tế ở tất cả các quốc gia thành viên bằng những nỗ lực chung nhằm tự do hóa thương mại, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các nước ASEAN đã được nêu trong Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN được ký kết tại Singapore ngày 28/1/1992. Đồng thời, Hội nghị cũng nhắc lại những quyết định của Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ V được tổ chức vào ngày 15/12/1995 về việc xây dựng khung đầu tư trong khuôn khổ ASEAN (AIA) nhằm tăng cường tính hấp dẫn và tính cạnh tranh của ASEAN để thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài. Và để khẳng định cam kết theo Hiệp định ASEAN năm 1987 về khuyến khích và bảo hộ đầu tư và Nghị định thư năm 1996 bổ sung hiệp định này nhằm củng cố lòng tin của các nhà đầu tư khi đầu tư vào ASEAN. Cùng với Hiệp định thành lập khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và việc thực hiện Chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO), việc thành lập khu vực đầu tư (AIA) nhằm khuyến khích đầu tư lớn hơn vào khu vực. Thừa nhận rằng nhu cầu thu hút FDI vào ASEAN với mức độ lớn hơn và bền vững hơn là điều cần thiết vì đầu tư trực tiếp nước ngoài là một nguồn tài chính quan trọng để giữ vững tốc độ phát triển kinh tế, công nghiệp, cơ sở hạ tầng và công nghiệp, mà sự hình thành khu vực đầu tư ASEAN góp phần giúp các nước thành viên đẩy mạnh cạnh tranh thu hút FDI với các nước trên thế giới, phục vụ cho mục tiêu này. Quyết tâm hoàn thành việc thực hiện tầm nhìn ASEAN xây dựng khu vực đầu tư ASEAN có tính cạnh tranh với môi trường đầu tư thông thoáng và rõ ràng hơn vào ngày 1/1/2010. Và những biện pháp được thỏa thuận nhằm hình thành khu vực đầu tư ASEAN có tính cạnh tranh vào năm 2010 sẽ góp phần hướng tới tầm nhìn ASEAN năm 2010. Góp phần hướng tới tầm nhìn 2020 và thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2020, mà hiện nay các nước đã quyết định đẩy nhanh thời hạn lên năm 2015, là mục tiêu quan trọng nhất mà các nước ASEAN đang quyết tâm thực hiện. Và cùng với khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), khu vực đầu tư ASEAN (AIA) góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) thông qua việc loại bỏ hàng rào, đặc biệt là hàng rào phi thuế quan, nhằm biến ASEAN thành một trung tâm sản xuất, thương mại và đầu tư thành một khu vực tự do dịch chuyển lao động có tay nghề cao để từng bước thực hiện tầm nhìn 2020 trong xu thế toàn cầu hóa khu vực ngày càng gia tăng. Chính những cơ sở trên đây đã góp phần thúc đẩy các quốc gia thành viên nhanh chóng tiến tới việc thành lập đầu tư trong khuổn khổ ASEAN, nhằm giúp các nước thành viên tăng cường tính cạnh tranh trong việc thu hút FDI với các khu vực khác trên thế giới, đồng thời tạo một môi trường cạnh tranh hấp dẫn, thông thoáng cho khu vực ASEAN, với mục tiêu chung là góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi nước thành viên trong khuổn khổ ASEAN. CHƯƠNG II NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA HIỆP ĐỊNH KHUNG VỀ KHU VỰC ĐẦU TƯ ASEAN VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH 1. Những nội dung chính của Hiệp định Hiệp định gồm có 21 điều khoản với các nội dung chính như sau: Theo qui định của Hiệp định, nhà đầu tư ASEAN là một công dân của một Quốc gia thành viên hoặc một pháp nhân của một Quốc gia thành viên, thực hiện đầu tư vào Quốc gia thành viên khác, trong đó vốn ASEAN thực tế của pháp nhân đó cộng gộp với tất cả các vốn ASEAN khác, ít nhất phải bằng tỷ lệ tối thiểu cần có để thoả mãn yêu cầu về vốn quốc gia và các yêu cầu về vốn khác của pháp luật trong nước và các chính sách quốc gia được công bố, nếu có, của nước chủ nhà liên quan đến đầu tư đó. Về phạm vi và mục tiêu của Hiệp định: Phạm vi áp dụng của Hiệp định chỉ giới hạn đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, không bao gồm các hoạt động đầu tư gián tiếp cũng như các vấn đề liên quan đến đầu tư trực tiếp nhưng đã được các Hiệp định khác của ASEAN điều chỉnh như Hiệp định khung của ASEAN thành khu vực đầu tư có sức mạnh, hấp dẫn và cạnh tranh cao đối với hoạt động FDI trên cơ sở xây dựng một môi trường đầu tư thông thoáng và rõ ràng hơn giữa các quốc gia thành viên để thu hút đầu tư các nhà đầu tư cả trong lẫn ngoài ASEAN. Đặc điểm của khu vực đầu tư ASEAN Có một chương trình hợp tác đầu tư ASEAN nhằm tạo ra đầu tư lớn hơn từ các nước ASEAN và các nước ngoài ASEAN. Tất cả các ngành nghề được mở cửa và chế độ đối xử quốc gia được dành cho các nhà đầu tư ASEAN vào năm 2010 và cho tất cả các nhà đầu tư vào năm 2020, ngoại trừ các ngoại lệ được qui định trong Hiệp định này, tạo ra khu vực kinh doanh có vai trò to lớn hơn trong các nỗ lực hợp tác về đầu tư và các hoạt động có liên quan trong ASEAN và có lưu chuyển tự do hơn về vốn, lao động hành nghề và chuyên gia, và công nghệ giữa các Quốc gia thành viên. Các nghĩa vụ chung: Để thực hiện được các mục tiêu được qui định trong Điều 3 của Hiệp định, các Quốc gia thành viên sẽ đảm bảo rằng các biện pháp và các chương trình được thực hiện trên cơ sở công bằng và cùng có lợi; thực hiện các biện pháp tích cực để bảo đảm tính rõ ràng và nhất quán trong việc áp dụng và giải thích các luật, qui định và thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư của nước mình nhằm tạo ra và duy trì một chế độ đầu tư có thể dự đoán trước được trong ASEAN, bắt đầu quá trình hỗ trợ, xúc tiến và tự do hoá để có thể đóng góp một cách liên tục và đáng kể vào việc thực hiện mục tiêu thiết lập môi trường đầu tư thông thoáng và rõ ràng hơn;thực hiện các biện pháp thích hợp nhằm tăng cường tính hấp dẫn của môi trường đầu tư của các Quốc gia thành viên đối với các dòng đầu tư trực tiếp; và thực hiện các biện pháp hợp lý trong khả năng cho phép để bảo đảm việc tuân thủ các điều khoản của Hiệp định này của chính quyền khu vực, địa phương và các cơ quan có thẩm quyền trong khu vực lãnh thổ của mình. Nguyên tắc, biện pháp, thực hiện AIA: Mở cửa tất cả các ngành nghề và dành chế độ đối xử quốc gia cho các nhà đầu tư ASEAN. Theo qui định tại điều 7, ngoài các biện pháp hoặc lĩnh vực được liệt kê trong danh mục loại trừ tạm thời (TEL) và danh mục nhạy cảm (SL) của nước mình, các nước thành viên ASEAN sẽ mở cửa cho tất cả các ngành nghề và dành chế độ đối xử quốc gia cho các nhà đầu tư ASEAN ngay sau khi Hiệp định khung về AIA có hiệu lực vào năm 2010 với 6 nước thành viên cũ, vào năm 2013 đối với Việt Nam và năm 2015 với Lào và Myanma. Danh mục nhạy cảm gồm các lĩnh vực hoặc các biện pháp chưa thể mở cửa hoặc dành chế độ đối xử quốc gia ngay và chưa thể xác định thời hạn loại bỏ. Các danh mục loại trừ tạm thời và danh mục nhạy cảm do các nước thành viên tự đưa ra phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của nước mình. Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng các nước có thể đưa ra quá nhiều biện pháp cho loại trừ, Hiệp định áp dụng nguyên tắc “có đi, có lại”, qui định nếu có một nước thành viên chưa sẵn sang dành chế độ đối xử quốc gia đối với một số biện pháp nào đó hoặc chưa mở cửa ngành nghề cho các nước thành viên khác thì nước đó cũng không được hưởng các ưu đãi liên quan đến biện pháp hoặc ngành nghề đó trên lãnh thổ các nước thành viên (với Việt Nam, Lào là sau 3 năm, Myanmar sau 5 năm). Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) Mỗi nước thành viên ASEAN sẽ dành ngay lập tức và vô điều kiện cho các nhà đầu tư của các nước thành viên sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho các nhà đầu tư của bất kỷ nước thứ ba nào với tất cả các biện pháp có tác động đến đầu tư bao gồm việc tiếp nhận, thành lập, nắm giữ, mở rộng, quản lý, vận hành và định đoạt đầu tư. Trên cơ sở nguyên tắc này, mọi đối xử ưu đãi theo các Hiệp định hoặc theo các thoả thuận hiện tại mà một quốc gia thành viên là một bên đều sẽ được dành cho tất cả các thành viên khác trên cơ sở đối xử tối huệ quốc. Hiệp định cũng đưa ra điều khoản về quyền khước từ đối xử tối huệ quốc. Theo đó một quốc gia thành viên tạm thời chưa sẵn sàng đưa ra các nhượng bộ trong khi các thành viên khác đã có những nhượng bộ thì thành viên nêu trên phải từ bỏ quyền được hưởng các nhượng bộ đó (với Việt Nam, Lào, sau 3 năm, Myanmar sau 5 năm). Nguyên tắc đảm bảo tính rõ ràng, trong sáng: Điều 11 của Hiệp định qui định nghĩa vụ của các quốc gia thành viên phải cung cấp thông tin, đảm bảo tính rõ ràng, trong sáng của pháp luật và các chính sách đầu tư của nước mình, ngoại trừ các thông tin làm ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật, trái với lợi ích công cộng hoặc làm thiệt hại tới quyền lợi thương mại hợp pháp của các doanh nghiệp. Mỗi nước thành viên phải nhanh chóng và ít nhất mỗi năm một lần thông báo cho Hội đồng AIA các thay đổi về pháp luật và chính sách ảnh hưởng tới đầu tư hoặc các cam kết theo Hiệp định này. Các ngoại lệ chung: Hiệp định qui định nguyên tắc không cấm các nước thành viên thực hiện các biện pháp được coi là các ngoại lệ chung, bao gồm: các biện pháp cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia hoặc đạo đức xã hội, bảo vệ con người, động vật và thực vật, bảo đảm sự tuân thủ pháp luật đối với hoạt động đầu tư và nhà đầu tư của các nước thành viên. Tuy nhiên, để đảm bảo công bằng giữa các quốc gia, các biện pháp thực thi phải đảm bảo không tạo ra sự phân biệt đối xử hoặc bất hợp lý. Các biện pháp tự vệ khẩn cấp: Hiệp định cũng cho phép các thành viên, nếu bị thiệt hại nghiêm trọng, hoặc có nguy cơ dẫn đến tình trạng trên do thực hiện chương trình tự do hoá, được áp dụng các biện pháp khẩn cấp trong chừng mực và thời gian cần thiết để khắc phục nhưng phải được tiến hành một cách không phân biệt đối xử và thông báo cho Hội đồng AIA trong vòng 14 ngày kể từ ngày tiến hành các biện pháp đó. Ngoài những biện pháp trên, Hiệp định cũng cho phép thực hiện các biện pháp tiến hành hạn chế đối với đầu tư mà nước đó đã cam kết kể cả việc chuyển tiền trong trường hợp cán cân thanh toán lâm vào tình trạng nguy hiểm. Tuy nhiên, biện pháp này không vượt quá mức cần thiết và có tính chất tạm thời, phù hợp với qui định của Quĩ tiền tệ (IMF). Để thực hiện nội dung của Hiệp định AIA, ASEAN đã đề ra 3 chương trình cụ thể: Chương trình I: Chương trình hợp tác và tạo thuận lợi: Đối với chưong trình này, các quốc gia thành viên sẽ thực hiện: Sáng kiến riêng để tăng cường tính rõ ràng, trong sáng của các qui tắc, qui định, chính sách và thủ tục đầu tư của quốc gia thành viên thông qua việc xuất bản các thông tin đó có thể tiếp cận một cách rộng rãi, đơn giản hoá và làm nhanh chóng các thủ tục xin và phê duyệt các dự án đầu tư ở mọi cấp, và mở rộng số lượng các Hiệp định song phương về tránh đánh thuế hai lần giữa các quốc gia thành viên ASEAN. Sáng kiến tập thể để thiết lập cơ sở dữ liệu về các ngành công nghiệp hỗ trợ của ASEAN và về các nhà cung cấp công nghệ ASEAN, đồng thời thúc đẩy quan hệ giữa khu vực nhà nước và tư nhân thông qua đối thoại thường xuyên với cộng đồng doanh nghiệp ASEAN và các tổ chức quốc tế khác để xác định các trở ngại đầu tư trong và ngoại ASEAN và kiến nghị các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư ASEAN. Xác định các lĩnh vực trọng tâm để hợp tác kỹ thuật, như phát triển nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, các ngành công nghiệp hỗ trợ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghệ thông tin, công nghệ công nghiệp, nghiên cứu và phát triển, và phối hợp các nỗ lực trong ASEAN và với các tổ chức quốc tế khác tham gia hợp tác kỹ thuật. Xem xét lại và bổ sung Hiệp định ASEAN về khuyến khích và bảo hộ đầu tư, nếu có thể, và xem khả năng ký kết Hiệp định ASEAN về tránh đánh thuế hai lần. Chương trình II: Chương trình xúc tiến và tăng cường hiểu biết Các Quốc gia thành viên sẽ: tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư chung như hội thảo, lớp đào tạo, các chuyến khảo sát làm quen cho các nhà đầu tư các nước xuất vốn, cùng xúc tiến các dự án cụ thể với sự tham gia tích cực của khu vực tư nhân, tham vấn thường xuyên giữa các cơ quan đầu tư ASEAN về các vấn đề xúc tiến đầu tư, đồng thời tổ chức các chương trình đào tạo liên quan đến đầu tư cho các quan chức của các cơ quan đầu tư ASEAN, tiến hành trao đổi các danh mục các ngành lĩnh vực khuyến khích mà các Quốc gia thành viên có thể khuyến khích đầu tư từ các Quốc gia thành viên khác và đề xuất các hoạt động xúc tiến đầu tư, và xem xét các giải pháp mà các cơ quan đầu tư của các Quốc gia thành viên có thể hỗ trợ hoạt động xúc tiến của các Quốc gia thành viên khác. Chương trình III: Chương trình tự do hóa Các Quốc gia thành viên sẽ: + Đơn phương giảm bớt và loại bỏ những biện pháp hạn chế đầu tư và thường xuyên xem xét lại chế độ đầu tư theo hướng tự do hoá hơn. Về vấn đề này, các Quốc gia thành viên có thể thực hiện các biện pháp để tự do hoá trong đó có: - Các qui tắc, qui định và chính sách liên quan đến đầu tư - Các qui tắc về điều kiện cấp giấy phép - Các qui tắc liên quan đến việc tiếp cận nguồn vốn trong nước - Các qui tắc để tạo thuận lợi cho việc thanh toán, tiếp nhận và chuyển lợi nhuận của các nhà đầu tư ra nước ngoài + Thực hiện các kế hoạch hành động của từng nước để mở cửa tất cả các ngành nghề cho đầu tư của các nhà đầu tư ASEAN vào năm 2010 và cho tất cả các nhà đầu tư vào năm 2020 phù hợp với các điều khoản của Hiệp định này và dành đối xử quốc gia cho tất cả các nhà đầu tư ASEAN vào năm 2010 và cho tất cả các nhà đầu tư vào năm 2020 phù hợp với các điều khoản của Hiệp định này. + Thúc đẩy dòng lưu chuyển tự do hơn về vốn, lao động lành nghề và chuyên gia, và công nghệ giữa các Quốc gia thành viên ASEAN. Mỗi nước ASEAN sẽ tự vạch ra chương trình hành động của mình để cụ thể hoá các chương trình nói trên. Cứ 2 năm 1 lần, các kế hoạch của từng Quốc gia sẽ được ra soát lại để đảm bảo tiến độ thực hiện AIA. 2. Nghị định thư sửa đổi Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN Tại Hội nghị Hội đồng Khu vực Đầu tư lần thứ 14 (AIA 14) diễn ra ngày 14/10/2001 tại Hà Nội, trước tình hình thu hút đầu tư nước ngoài của khu vực đang gặp phải những thách thức lớn cả từ bên trong lẫn bên ngoài, khả năng tăng trưởng kinh tế chậm lại làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư toàn cầu, sự xuất hiện của nhiều khu vực kinh tế và quốc gia cạnh tranh đáng kể với các nước ASEAN về thu hút đầu tư trực tiếp, đại diện của các Quốc gia ASEAN đã cùng xem xét, đưa ra quyết định quan trọng nhằm cải thiện tình hình đầu tư của khu vực, thúc đẩy thực hiện AIA và các chương trình về đầu tư trong kế hoạch hành động Hà Nội. Nghị định thư sửa đổi Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN đã được các nước ký kết, nhằm mở rộng phạm vi điều chỉnh của Hiệp định, và đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu vực đầu tư ASEAN, trong đó đẩy nhanh thời hạn thực hiện loại bỏ danh mục loại TEL cho khu vực sản xuất chế tạo từ 2010 xuống 2003 đối với nhóm nước ASEAN 6 và từ 2013/2015 xuống 2010 đối với các nước thành viên mới của ASEAN. Nghị định thư cũng mở rộng phạm vi của Hiệp định khung để bao gồm cả các khu vực nông, lâm, ngư nghiệp và khai khoáng, cũng như các dịch vụ gắn với các khu vực thuộc phạm vi Hiệp định. Tại AIA-14, các nước đã quyết định rút ngắn thời gian thực hiện đối xử quốc gia và mở cửa thị trường các ngành sản xuất chế tạo, nông, lâm, ngư nghiệp và khai khoáng cho tất cả các nhà đầu tư từ 2020 theo Hiệp định xuống 2010 đối với nhóm nước ASEAN 6 và 2015 đối với các thành viên mới. 3. Lộ trình thực hiện Hiệp định 3.1. Quá trình thực hiện Hiệp định Sự suy giảm nhanh chóng của tốc độ tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, đặc biệt là đầu tư từ đầu năm 1996, đến giữa năm 1997 thì cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nổ ra, đã đẩy các nước ASEAN lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn về kinh tế. Điều này đã khiến cho một số nước có xu hướng thay đổi chiến lược, chuyển trọng tâm từ hợp tác kinh tế khu vực sang tập trung ổn định tình hình, củng cố kinh tế trong nước, kết hợp từng bước thực hiện chương trình hợp tác có trọng điểm, phù hợp với tình hình thực tế đã thay đổi. Trước tình hình đó, các bước tiến hành và triển khai sự hình thành khu vực đầu tư ASEAN vẫn được các thành viên tiếp tục thực hiện nhằm thúc đẩy dòng FDI, hạn chế tác động trong lĩnh vực đầu tư. Bên cạnh việc đẩy nhanh việc áp dụng chế độ đối xứ quốc gia đẩy đủ cho các nhà đầu tư ASEAN, các nước cũng chủ trương đẩy nhanh việc áp dụng này cho các nhà đầu tư ngoài ASEAN. Chính vì vậy từ Hội nghị Thượng đỉnh tại Hà Nội tháng 12/1998, các thành viên ASEAN đã đề ra các biện pháp ngắn hạn và trung hạn nhằm cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư trong khu vực, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư với EU, Mỹ, Nhật Bản. Một thống nhất khác hướng tới việc thực hiện Hiệp định là các nước thống nhất nguyên tắc giữ nguyên hiện trạng. Theo nguyên tắc này, khi lập danh mục, các nước không nên đưa thêm các biện pháp, các loại trừ làm xấu hơn tình hình hiện tại và các biện pháp nếu có phải đáp ứng được xu hướng phát triển trong tương lai. Phạm vi bao quát của khu vực đầu tư ASEAN bao gồm các ngành: Chế tác, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, và khai khoáng. Kể từ khi Hiệp định AIA được ký kết tháng 10/1998, Hội đồng AIA đã tiến hành thêm 6 phiên họp nữa: Phiên họp thứ hai tại Singapore tháng 9/1999 Phiên họp thứ ba tại Thái Lan tháng 10/2000 Phiên họp thứ tư tại Việt Nam tháng 10/2001 Phiên họp thứ năm tại Brunei tháng 9/2002 Phiên họp thứ sáu tại Campuchia tháng 9/2003 Phiên họp thứ bẩy tại Lào tháng 9/2005 Trong phiên họp thứ ba, các nước hài lòng về sự tiến triển quan trọng trong việc thực hiện chương trình đầu tư và những hoạt động có liên quan khác, trong tiến trình AIA, để tăng cường FDI trong khu vực. Các nước đã hoàn thành việc thúc đẩy các cuộc hội thảo ở Nhật Bản vào tháng 2 và nhiệm vụ xúc tiến đầu tư với Mỹ và Châu Âu vào tháng 5/2000. Đồng thời hoàn thành xuất bản các sách có liên quan đến đầu tư, nhằm tăng cường tính minh bạch của chế độ đầu tư của các Quốc gia thành viên và tăng sự nhận thức của các nhà đầu tư về cơ hội đầu tư, ưu tiên đầu tư, chính sách đầu tư cũng như sự thuận lợi trong đầu tư ở ASEAN. Các nước thành viên cũng hoàn thành việc đưa ra những danh mục tạm thời của mình về lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, và khai khoáng; và hoàn thành kế hoạch hành động riêng của mỗi nước để thực hiện các chương trình đơn giản hoá, xúc tiến và tự do hoá của Hiệp định AIA. Sang đến năm 2001, trong phiên họp thứ tư Hội đồng AIA đồng ý thúc đẩy việc thực thi AIA cho các nhà đầu tư ngoài ASEAN trong ngành chế biến sản xuất, nông, lâm, ngư nghiệp và khai thác mỏ. Hội đồng cũng đã đồng ý về sự cần thiết phải tiến hành nghiên cứu toàn diện về tính cạnh tranh của Đông Nam Á. Nghiên cứu giúp xác định tính cạnh tranh và lợi thế so sánh của các ngành công nghiệp so với các khu vực khác, đưa ra chính sách, đề nghị, tạo khả năng cho ASEAN phát triển nền công nghiệp có tính cạnh tranh đang được hội nhập ở cấp độ khu vực, để nâng cao khả năng của ASEAN trong việc thu hút FDI. Hội đồng đồng ý rằng các quốc gia thành viên sẽ đóng góp ngân sách cho việc nghiên cứu và phải được hoàn thành vào thời điểm AIA họp vào quý 2 năm 2002 tại Kuala Lumper. Đồng thời, diễn đàn Hội đồng AIA và doanh nghiệp đầu tiên được tiến hành vào 13/9/2001, với mục đích nghiên cứu củng cố liên kết Nhà nước-nhân dân rộng rãi hơn và để can thiệp chủ động hơn vào các khu vực tư nhân của tiến trình AIA. Cũng trong năm 2001 này, Nghị định thư thúc đẩy Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN đã được ký kết. Nội dung của Nghị định này nhằm rút ngắn thời gian chấm dứt danh mục loại trừ tạm thời của khu vực sản xuất đến 2003 thay vì 2010 cho sáu quốc gia thành viên cũ, các nước CMLV sẽ chấm dứt không trễ hơn 2010, đồng thời mở rộng phạm vi Hiệp định AIA bao gồm nông, lâm, ngư nghiệp, khai thác mỏ và dịch vụ liên quan đến ngành sản xuất và các ngành trên. Để hỗ trợ quá trình soạn thảo các danh mục này, CCI nhất trí một số điểm sau: - Các quốc gia cần trao đổi kinh nghiệm trong soạn thảo các danh mục TEL và SL thông qua việc trao đổi các danh mục minh hoạ của nước mình về những ngành dịch vụ nói trên. - Do phạm vi điều chỉnh của các ngành dịch vụ nêu trên là khá rộng, các quốc gia thành viên có thể bắt đầu xây dựng các danh mục về lĩnh vực sản xuất trước rồi sau đó đến mới làm các lĩnh vực dịch vụ khác. Về việc đẩy nhanh thời hạn mở cửa và dành đối xử quốc gia cho các nhà đầu tư, theo qui định của Hiệp định AIA, trừ các ngoại lệ được qui định, các nước thành viên ASEAN phải mở cửa các ngành nghề và dành đối xử quốc gia cho các nhà đầu tư ASEAN vào năm 2010 và cho tất cả các nhà đầu tư vào năm 2020. Tuy nhiên, trên thực tế, các nước đã tiến hành những bước tự do hoá đáng kể môi trường đầu tư của mình, sớm hơn cả khung thời hạn qui định trong Hiệp định AIA. Hầu hết các nước ASEAN, phù hợp với pháp luật, đã đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, thời hạn mở cửa và dành đối xử quốc gia cho các nhà đầu tư ngoài ASEAN đã được CCI (Uỷ ban điều phối đầu tư ASEAN) đẩy nhanh lên, sớm hơn ít nhất là 5 năm. Theo như Hiệp định AIA, các nước thành viên được yêu cầu thực hiện các biện pháp thúc đẩy, đơn giản hóa và tự do hoá cụ thể. Năm 2002-2003, nhiều biện pháp đã được thực hiện và những sáng kiến đầu tư mới được đưa ra nhằm tăng cường tính hấp dẫn của khu vực đối với FDI. Những hoạt động như thúc đẩy và đơn giản hoá đầu tư đã được thực hiện thành công. Vào tháng 1/2003, năm nước thành viên ASEAN (Bruney, Indonesia, Myanma, Philippin và Thái Lan) đã thực hiện từng bước các Danh mục loại trừ tạm thời của mình theo như Hiệp định AIA và mở cửa nhiều hơn các khu vực cho đầu tư nước ngoài mà được hưởng quyền đối xử quốc gia. Điều này có nghĩa là, với kết quả này, từ tháng 1/2003, bất kể nhà đầu tư ASEAN nào cũng có thể đầu tư vào bất cứ quốc gia ASEAN nào và đều được hưởng đối xử quốc gia trong khu vực sản xuất bao gồm cả những khu vực mà trước đó đã bị loại trừ. Bên cạnh đó, ASEAN đã ký kết Hiệp định và riêng rẽ, đó là Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện, nhằm tăng cường quan hệ và thắt chặt quan hệ đối tác kinh tế với Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Theo như những Hiệp định này thì ASEAN sẽ thành lập một khu vực tự do thương mại với Trung Quốc vào năm 2010, với Ấn Độ vào năm 2011, và với Nhật Bản vào năm 2012. Nội dung các Hiệp định này bao gồm các điều khoản quan trọng về đầu tư như tự do hoá, đơn giản hoá, hợp tác và phát triển. Vấn đề bảo hộ đầu tư cũng được đề cập đến một cách chính xác. Trong cuôc họp lần thứ 6 tại Phômpênh của Hội đồng AIA, khu vực dịch vụ được đặc biệt nhấn mạnh, chiếm 50% tổng FDI vào khu vực năm 2000-2002. Điều này cho thấy rằng khu vực dịch vụ ngày càng có tầm quan trọng lớn đối với nền kinh tế của mỗi nước thành viên. Hơn nữa, nhận thức được làn sóng mới của các cơ hội kinh doanh và phát triển toàn cầu trong lĩnh vực dịch vụ, mục tiêu mở rộng AIA bao gồm tất cả các ngành dịch vụ đã được thực hiện. Thành tựu quan trọng nữa mà các nước ASEAN đạt được đó là việc chuyển giao khu vực và các biện pháp trong danh mục nhạy cảm (SL) sang danh mục loại trừ tạm thời (TEL). Thêm vào đó, theo như các cam kết trong Hiệp định AIA, các nước thành viên ASEAN, dựa trên nền tảng cá nhân của mình, cũng đưa ra các biện pháp thích hợp để cải thiện thể chế đầu tư của mình. Một vài dự án về thúc đẩy và đơn giản hoá đầu tư đã được thực hiện thành công. Những dự án này nhằm mục đích tăng cường khả năng xây dựng, hội nhập khu vực, cải thiện tính trong sáng và sự hài hoà, cùng với việc cải thiện chất lượng dữ liệu về FDI được thực hiện với sự hỗ trợ của các bên đối thoại và các tổ chức quốc tế như UNCTAD. Hội đồng AIA tán thành việc tổ chức các cuộc đối thoại thường kỳ với các bên đối tác của ASEAN theo cơ chế hợp lý để thúc đẩy hợp tác đầu tư và thuận tiện cho việc trao đổi kinh nghiệm về các vấn đề đầu tư. Đồng thời, Hội đồng AIA đồng ý tiến hành các cuộc đối thoại tích cực hơn với các đại diện doanh nghiệp ASEAN và ngoài ASEAN. Hội đồng AIA đã hoan nghênh việc thành lập tổ chức doanh nghiệp ASEAN đầu tiên và Hội nghị cấp cao về đầu tư vào tháng 10/2003 ở Bali, đây là một sự kiện quan trọng để thế giới có thể nhìn nhận ASEAN như một điểm đến quan trọng của đầu tư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLDOCS (56).doc
Tài liệu liên quan