Luận văn Những phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên sư phạm trường đại học Tiền Giang

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

MỞ ĐẦU .1

1. Lý do lựa chọn đề tài.8

2. Mục đích nghiên cứu.9

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .9

4. Giới hạn nghiên cứu.10

5. Giả thuyết nghiên cứu.10

6. Nhiệm vụ nghiên cứu.11

7. Phương pháp nghiên cứu .11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI .15

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề .15

1.1.1 Nghiên cứu phẩm chất nghề nghiệp ở nước ngoài . 15

1.1.2 Nghiên cứu phẩm chất nghề nghiệp ở Việt Nam. 18

1.2 Cơ sở lý luận về phẩm chất nghề nghiệp .24

1.2.1 Phẩm chất và phẩm chất nghề nghiệp . 24

1.2.1.1 Khái niệm “phẩm chất”.24

1.2.1.2 Khái niệm “phẩm chất nghề nghiệp” .26

1.2.1.3 Mức độ và biểu hiện của sự phù hợp với yêu cầu của nghề.27

1.2.1.4 Quá trình hình thành các phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên .28

1.2.2 Phẩm chất nghề sư phạm . 29

1.2.2.1 Khái niệm phẩm chất nghề sư phạm.29

1.2.2.2 Thành phần phẩm chất nghề sư phạm .29

1.2.3 Phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên sư phạm . 38

1.2.3.1 Những cơ sở để xác định phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên

sư phạm .38

1.2.3.2 Phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên sư phạm.44

1.2.4 Các yếu tố tác động đến quá trình hình thành phẩm chất nghề

nghiệp của sinh viên sư phạm. 46

pdf151 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 958 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên sư phạm trường đại học Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hơn và tập trung nhiều phẩm chất đạt ở mức độ trung bình. Kết quả này phù hợp với nhận định chung của một số giảng viên khoa Sư phạm và những thầy, cô trong Ban Giám hiệu ở các trường phổ thông, khi cho rằng “sinh viên sư phạm hiện nay còn hạn chế ở các kỹ năng sư phạm và kiến thức chuyên ngành”. Quan sát biểu hiện sinh viên khi tham gia các giờ học trên lớp và các giờ thực hành sư phạm, giảng viên khoa Sư phạm cho rằng: “sinh viên năm cuối phản biện khá tốt các vấn đề đang học, tuy nhiên khi hỏi về kiến thức cũ thì thường lúng túng, trong đó có những môn chuyên ngành, thể hiện khá rõ các bạn chưa lĩnh hội kiến thức một cách hệ thống”. Mặt khác, thầy Võ Hoài Nhân Trung – Trưởng khoa Sư phạm trường Đại học Tiền Giang nhận xét qua những buổi tham dự tổng kết kiến tập và thực tập sư phạm: “Các đơn vị trường học, nơi tiếp nhận sinh viên, phản ánh rất nhiều về sinh viên chưa có kỹ năng soạn kế hoạch giảng dạy, kỹ năng tổ chức lớp học còn hạn chế”. • So sánh giữa ba nhóm phẩm chất nghề nghiệp, chúng tôi cũng nhận thấy rằng độ lệch chuẩn ở nhóm phẩm chất đạo đức nghề khá cao. Điều này thể hiện ý kiến khác nhau của sinh viên nhìn nhận về các giá trị đạo đức nghề giáo. • Điều đáng lưu ý trong kết quả khảo sát, chúng tôi cho rằng sinh viên sư phạm hiện nay có những biểu hiện đặc trưng phù hợp với thời đại như ý thức học tập, nâng cao trình độ (ĐTB=2.86), tác phong gương mẫu (ĐTB=2.86), hướng về học sinh (ĐTB=2.76), khả năng ứng xử các tình huống sư phạm trong giáo dục (2.76), khả năng tiếp cận thông tin (2.46). Ở những nội dung phân tích tiếp theo, chúng tôi tập trung vào mức độ đạt được các biểu hiện cụ thể của từng nhóm phẩm chất nghề sư phạm. 2.3.2 Mức độ đạt được các phẩm chất đạo đức nghề Phẩm chất đạo đức nghề giáo là những giá trị cốt lõi trong nhân cách người sinh viên sư phạm, quyết định trực tiếp thái độ của người sinh viên đối với nghề nghiệp trong tương lai. Đây cũng là những đặc điểm quan trọng giúp sinh viên nhận diện sự phù hợp với những đặc trưng của nghề dạy học. Biểu đồ 2.5 Mức độ đạt được phẩm chất đạo đức nghề sư phạm 2.64 2.63 2.86 2.64 2.43 2.86 2.76 2.64 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 2.9 ĐTB Trung thực Công bằng Gương mẫu Lý tưởng nghề nghiệp Cầu tiến Ý thức học tập Yêu học Yêu nghề Với 8 phẩm chất cơ bản về đạo đức nghề nghiệp, trong đó có 3 phẩm chất sinh viên đạt được mức độ cao, bao gồm: tác phong gương mẫu (ĐTB=2.86), ý thức học tập nâng cao trình độ (ĐTB=2.86), phẩm chất yêu học sinh (ĐTB=2.76). Các phẩm chất khác như tính trung thực, lòng yêu nghề, phẩm chất công bằng, sống có lý tưởng và thái độ cầu tiến đều đạt trên mức trung bình (ĐTB>2.34). Tuy nhiên, trong nhóm các phẩm chất đạo đức, phẩm chất cầu tiến ở sinh viên sư phạm biểu hiện thấp nhất (biểu đồ 2.5). Theo nhận xét chung của giảng viên khoa Sư phạm, “sinh viên sư phạm năm cuối có xu hướng thể hiện tâm lý ngại thay đổi, khi bị phê bình về những hạn chế trong học tập, giảng dạy, sinh viên rất dễ nản lòng và mất tự tin trong nghề nghiệp”. Điều này cho thấy thái độ chấp nhận ý kiến phê bình của người khác để tự rút kinh nghiệm và hoàn thiện bản thân của sinh viên chưa tích cực, còn mang tính cục bộ cá nhân. Để nhìn nhận một cách toàn diện, khách quan về các phẩm chất đạo đức nghề sư phạm, chúng tôi xét riêng từng phẩm chất với những biểu hiện cụ thể trong thực tế.  Biểu hiện của phẩm chất trung thực: biểu đồ 2.6 Biểu đô 2.6 Mức độ đạt được phẩm chất trung thực ở SVSP 2.77 2.84 2.61 2.4 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 2.9 ĐTB Chấp nhận ưu khuyết điểm Không vi phạm nội qui Không nói dối Mạnh dạn trong tranh luận Từ biểu đồ 2.6, chúng tôi rút ra một số nhận định như sau: • Tất cả 4 biểu hiện về phẩm chất trung thực của sinh viên sư phạm đều đạt mức điểm trên trung bình ( ĐTB>2.34). Trong đó có những biểu hiện mang tính trung thực cao như biểu hiện không vi phạm nội qui phòng thi (ĐTB = 2.84); không nói dối (ĐTB = 2.84). • Tuy nhiên, biểu hiện mạnh dạn tranh luận với giảng viên hướng dẫn về những nội dung chưa đồng tình còn hạn chế (ĐTB = 2.40). Điều này, chúng tôi cũng đã thu nhận được ý kiến đánh giá tương tự từ các giảng viên khoa Sư phạm trường Đại học Tiền Giang. Các thầy, cô cho rằng “sinh viên sư phạm còn chưa mạnh dạn đưa ra những tranh luận mà thông qua đó có thể đi đến việc mở rộng vấn đề hoặc giảng viên có thể hiểu được chính kiến của sinh viên”. Thực tế quan sát các giờ học trên lớp, sinh viên sư phạm trường Đại học Tiền Giang rất ít khi đưa ra ý kiến phản biện về những vấn đề giáo viên chuyển giao, họ thường chấp nhận những luận điểm của giảng viên và xem đó như là chuẩn mực. Những vấn đề sinh viên nghĩ ngược lại với luận điểm giảng viên, họ cũng thường chia sẻ trong nhóm bạn hoặc các thầy cô khác hơn là giảng viên trực tiếp hướng dẫn. Trong những giờ thảo luận nhóm, rất nhiều sinh viên đặt câu hỏi phản biện cho nhóm bạn, nhưng lại ít khi đưa những câu hỏi tương tự với giảng viên. Đôi khi ai đó mạnh dạn đưa ra những tranh luận, tập thể lớp có thể tỏ thái độ khó chịu và cho đó là biểu hiện vô lễ. Ở đây, chúng ta xét dưới góc độ phẩm chất trung thực, thì những điều suy nghĩ thật trong lòng mình, lại không dám đối mặt, đó là biểu hiện không mang tính tích cực.  Biểu hiện của phẩm chất công bằng: Kết quả hiển thị ở biểu đồ 2.7 Biểu đồ 2.7 Biểu hiện phẩm chất công bằng ở SVSP 2.37 2.65 2.8 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 ĐTB Phân công công việc như nhau Tạo cơ hội ngang bằng nhau Quan tâm đến tất cả học sinh Phẩm chất công bằng ở sinh viên sư phạm đạt mức độ cao ở hai biểu hiện quan tâm như nhau đến từng học sinh trong lớp (ĐTB=2.8) và tạo cơ hội ngang bằng nhau cho tất cả học sinh tham gia phát biểu ý kiến (ĐTB=2.65). Đối với biểu hiện phẩm chất công bằng thông qua việc phân chia công việc ngang nhau giữa các thành viên, mức độ đạt được của sinh viên thấp hơn (ĐTB=2.37), gần với mức trung bình  Biểu hiện của tác phong gương mẫu: Đây là một trong 8 phẩm chất đạo đức nghề nghiệp mà sinh viên đạt mức độ cao nhất.Tất cả bốn biểu hiện về tác phong gương mẫu của sinh viên như tính nghiêm túc, tính tự giác, uy tín, sự tôn trọng đều đạt trên 2.8, kết quả hiển thị ở biểu đồ 2.8. Biểu đồ 2.8 Mức độ đạt được tác phong gương mẫu 2.86 2.82 2.88 2.86 2.79 2.8 2.81 2.82 2.83 2.84 2.85 2.86 2.87 2.88 ĐTB Tính nghiêm túc Tình tự giác Uy tín Sự tôn trọng giáo viên  Biểu hiện của phẩm chất sống có lý tưởng nghề nghiệp: Lý tưởng nghề nghiệp là mục tiêu phấn đấu để đạt đến sự thành công. Nếu phẩm chất này được hình thành ngay từ quá trình đào tạo ở nhà trường, đó sẽ là động lực thúc đẩy sinh viên sư phạm tích cực, tự giác học tập, rèn luyện nghề nghiệp. Biểu đồ 2.9 Mức độ đạt được phẩm chất sống có lý tưởng nghề nghiệp 2.18 2.87 2.53 2.91 2.71 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 ĐTB Làm gương choHS Phấn đấu trở thành giáo viên giỏi Sẵn sàng dạy ở các vùng sâu vùng xa Hoàn thiện mình Tham gia chiến dịch thanh niên tình nguyện Từ kết quả ở biểu đồ 2.9, chúng tôi nhận thấy lý tưởng phấn đấu trở thành một giáo viên giỏi đạt mức độ cao ở sinh viên sư phạm (ĐTB>2.87). Bên cạnh đó, sinh viên cũng thể hiện lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ sẵn sàng phục vụ cho sự nghiệp giáo dục. Đây là hai biểu hiện quan trọng của lý tưởng nghề sư phạm, định hướng mục tiêu rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp cho sinh viên, đồng thời cũng là động lực quan trọng hình thành lòng yêu nghề, gắn bó lâu dài với sự nghiệp giáo dục. Tuy nhiên, lý tưởng phấn đấu để trở thành tấm gương cho học sinh, ở biểu hiện này sinh viên đạt mức trung bình (ĐTB=2.18). Vì đây là quá trình đòi hỏi sự hoàn thiện ở tất cả các mặt thuộc về nhân cách người sinh viên sư phạm.  Biểu hiện của thái độ cầu tiến: Phẩm chất này được thể hiện thông qua các biểu hiện như tích cực lắng nghe ý kiến nhận xét của giảng viên, góp ý của bạn bè; không hài lòng với khuyết điểm bản thân; muốn có nhiều cơ hội thực tập giảng dạy nhằm hoàn thiện chính mình. Dựa vào biểu đồ 2.10 , sinh viên sư phạm Đại học Tiền Giang biểu hiện thái độ tích cực lắng nghe ý kiến người khác (ĐTB=2.31) và thái độ không hài lòng với khuyết điểm bản thân (ĐTB=2.34) ở mức độ trung bình. Ngược lại, biểu hiện mong muốn thực tập, rèn luyện mình trước bạn bè khá cao (ĐTB=2.65). Kết quả phản ánh thái độ cầu tiến của sinh viên sư phạm chưa thật sự tích cực, còn hướng về sự thể hiện bản thân nhiều hơn là đánh giá và tự đánh giá đúng khuyết điểm cá nhân. Biểu đồ 2.10 Mức độ đạt được thái độ cầu tiến 2.31 2.65 2.34 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 ĐTB Tích cực lắng nghe ý kiến đóng góp Muốn có nhiều cơ hội thực tập giảng dạy Không hài lòng với khuyết điểm bản thân  Biểu hiện ý thức học tập nâng cao trình độ: Ở phẩm chất này, sinh viên đạt được mức độ khá cao, tập trung ở hai biểu hiện cơ bản: xem trọng việc học tập, rèn luyện (ĐTB=2.92) ; huy động các nguồn thông tin để mở rộng vấn đề đã học (ĐTB=2.77).  Biểu hiện phẩm chất yêu học sinh: Đây là một trong những phẩm chất đạo đức cao quí của nhà giáo, xuất phát điểm của mọi hứng thú trong quá trình tương tác sư phạm. Mức độ đạt được phẩm chất yêu trẻ của sinh viên biểu hiện ở kết quả bảng 2.9 Đối với sinh viên sư phạm trường Đại học Tiền Giang, các biểu hiện của phẩm chất yêu học sinh nhìn chung đều đạt mức độ cao. Một số biểu hiện nổi bật như tinh thần trách nhiệm, quan tâm đến các em học sinh yếu kém, thích tiếp xúc với học sinh, cảm nhận niềm vui khi tạo ra bầu không khí tích cực trên lớp, tin yêu vào học sinh. Tuy nhiên, ở biểu hiện đầu tư cho những học sinh ưu tú (ĐTB=2.26), thể hiện chưa cao, đạt ở mức trung bình. Kết quả này cho thấy, sinh viên sư phạm trường Đại học Tiền Giang thể hiện lòng yêu trẻ, yêu học sinh bằng tinh thần trách nhiệm, thái độ quan tâm đầy thiện chí đối với học sinh, đặc biệt là những học sinh yếu kém, những học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Bảng 2.9 Biểu hiện phẩm chất yêu học sinh Biểu hiện phẩm chất yêu học sinh ĐTB ĐLC Yêu mến học sinh 2.85 0.38 Thích tiếp xúc với học sinh 2.85 0.39 Quan tâm đến từng học sinh trong lớp thực tập giảng dạy 2.74 0.52 Có niềm tin ở học sinh 2.80 0.45 Không khí học tập tích cực của học sinh luôn là niềm vui 2.86 0.41 Đầu tư phát triển khả năng của những học sinh ưu tú 2.26 0.76 Quan tâm nhiều hơn đến những học sinh học kém trong lớp 2.86 0.41 Đánh giá cao sự tiến bộ của học sinh trong rèn luyện hơn là kết quả bằng điểm số 2.75 0.54 Có trách nhiệm tìm ra biện pháp giúp đỡ những học sinh khó khăn 2.87 0.38 Sẵn sàng giảng giải cho học sinh đến khi nào hiểu thì thôi 2.78 0.46 Biểu hiện lòng yêu nghề: Lòng yêu trẻ và lòng yêu nghề là hai phẩm chất có mối quan hệ biện chứng với nhau, tạo nên nền tảng của sự phù hợp với các yêu cầu nghề dạy học. Trong kết quả điều tra khảo sát, chúng tôi nhận thấy, cả hai phẩm chất này sinh viên đều đạt trên mức trung bình. Từ kết quả ở bảng 2.10, một số biểu hiện của phẩm chất ở sinh viên đạt mức độ rất cao như biểu hiện quan tâm đến phương pháp phát huy tính chủ động của người học (ĐTB=2.89), biểu hiện đầu tư toàn bộ tâm huyết, kiến thức, khả năng của mình vào bài dạy (ĐTB=2.89), đi tìm những điều lý thú trong các bộ môn (ĐTB=2.85), tự hào là sinh viên sư phạm (ĐTB=2.83). Những biểu hiện này cho thấy, sinh viên sư phạm trường Đại học Tiền Giang thể hiện lòng yêu nghề với tinh thần làm việc trách nhiệm cao, hướng đến cải tiến phương pháp, nội dung dạy học phát huy tính tích cực của người học. Tuy nhiên, biểu hiện vượt qua những khó khăn để duy trì lòng yêu nghề ở sinh viên chỉ đạt mức trung bình (ĐTB=2.33). Đây là đặc điểm mang tính khách quan do sinh viên sư phạm năm cuối chưa trải nghiệm nhiều trong công việc thực tế, những thử thách nghề nghiệp trong quá thực tập sư phạm dễ làm sinh viên cảm thấy khó thích ứng. Bảng 2.10 Biểu hiện lòng yêu nghề Biểu hiện lòng yêu nghề ĐTB ĐLC Tự hào là sinh viên sư phạm 2.83 0.43 Muốn gắn bó lâu dài với nghề 2.78 0.46 Thích học những tiết rèn luyện nghiệp vụ sư phạm 2.77 0.46 Đi tìm những điều lý thú trong các bộ môn sẽ giảng dạy 2.85 0.38 Quan tâm đến những phương pháp dạy phát huy tính chủ động ở học sinh 2.89 0.32 Lòng nhiệt huyết của tôi đang giảm dần khi gặp khó khăn trong giảng dạy 2.33 0.81 Đầu tư toàn bộ tâm huyết, kiến thức, khả năng của mình vào bài dạy trên lớp 2.89 0.35 Thật yêu quí nghề sư phạm mặc dù chứng kiến những tiêu cực 2.66 0.53 Thích làm một công việc khác hơn là giảng dạy sau khi ra trường 2.41 0.76 Cho rằng dạy học rất nhàm chán 2.60 0.70 Kết luận chung, những biểu hiện phẩm chất đạo đức nghề của sinh viên sư phạm năm cuối trường Đại học Tiền Giang đều đạt mức độ từ trung bình đến cao, cơ bản đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trường. Trong đó, có những phẩm chất đạo đức truyền thống, đặc trưng của nghề giáo như lòng yêu trẻ, lòng yêu nghề, phong cách mẫu mực, tính trung thực biểu hiện khá tốt ở sinh viên. Bên cạnh đó, sinh viên cũng đạt được mức độ cao ở phẩm chất được xem là phù hợp với thời đại mới như ý thức học tập nâng trình độ. Tuy nhiên, biểu hiện khả năng vượt khó để thích ứng trong công việc còn hạn chế và chưa mạnh dạn đưa ra chính kiến của mình trong những tranh luận mang tính chất khoa học. 2.3.3 Mức độ đạt được các năng lực chuyên môn và năng lực sư phạm 2.3.3.1 Mức độ đạt được các năng lực chuyên môn Kết quả hiển thị ở biểu đồ 2.11 cho thấy, với ba biểu hiện về năng lực chuyên môn, sinh viên sư phạm trường Đại học Tiền Giang đạt được mức độ từ trung bình đến khá cao. Trong đó biểu hiện về phương pháp tiếp cận kiến thức đạt mức độ cao nhất so với hai biểu hiện còn lại. Mặt khác, chúng tôi cũng nhận thấy rằng, biểu hiện về năng lực kiến thức chuyên môn ở sinh viên sư phạm năm cuối còn hạn chế, chỉ đạt mức độ trung bình. Biểu đồ 2.11 Mức độ đạt được năng lực chuyên môn của SVSP 2.44 2.46 2.33 2.26 2.28 2.3 2.32 2.34 2.36 2.38 2.4 2.42 2.44 2.46 ĐTB Phân tích khái niệm Phương pháp tiếp cận kiến thức Kiến thức chuyên môn Trên cơ sở phân tích các mức độ đạt được năng lực chuyên môn qua tình huống cụ thể, chúng tôi rút ra một số kết quả: • Về năng lực phân tích khái niệm: Mức độ đạt được của sinh viên sư phạm năm cuối là trên trung bình (ĐTB=2.44). Với ba lựa chọn theo mức độ khó khác nhau, kết quả thống kê cho thấy, 23.7% sinh viên sư phạm đạt được mức độ thấp nhất là trình bày khái niệm, giải thích các từ, cụm từ liên quan, làm mẫu hướng dẫn học sinh vận dụng vào tình huống thực tế. Ở mức độ thứ hai, sinh viên trình bày khái niệm, định hướng người học tự vận dụng vào tình huống thực tế, có 9.1% sinh viên đạt được mức độ này. Và mức độ cao nhất là sinh viên không trình bày khái niệm có sẵn cho người học, mà thông qua hệ thống bài tập, các câu hỏi gợi mở hướng dẫn người học tự tiếp cận khái niệm, ở mức độ này, tỷ lệ sinh viên đạt được là 67.2%. Như vậy, ở năng lực phân tích khái niệm, số đông sinh viên đạt được tập trung ở mức độ 3 và mức độ 1. Ở năng lực phân tích khái niệm chuyên ngành thể hiện phân cách khá rõ rệt giữa mức độ thấp và mức độ cao. • Về phương pháp tiếp cận kiến thức: Có 16.7% sinh viên sư phạm tiếp cận kiến thức chủ yếu thông qua giờ dạy của giáo viên trên lớp, 20.4% sinh viên biết kết hợp thông tin từ sách giáo trình và bài dạy của giáo viên, 62.9% sinh viên tận dụng được nhiều nguồn thông tin khác nhau. Như vậy, tỷ lệ sinh viên đạt được mức độ cao nhất về phương pháp tiếp cận thông tin khá cao. Tuy nhiên, vẫn còn một số sinh viên lệ thuộc vào kiến thức cơ bản mà chưa hình thành phương thức tiếp cận thông tin phù hợp. • Về kiến thức chuyên môn: Kết quả đánh giá chung cho thấy về kiến thức chuyên môn, sinh viên chỉ đạt ở mức trung bình. Trong ba biểu hiện ở bảng 2.11, chúng tôi nhận định sinh viên sư phạm còn hạn chế ở hai năng lực vận dụng kiến thức và năng lực phản hồi thông tin về các vấn đề liên quan đến kiến thức chuyên môn. Có đến 11.3% sinh viên không phản hồi được thông tin, 11.8% sinh viên lúng túng xem lại các kiến thức đã học. Như vậy, năng lực về kiến thức chuyên môn của sinh viên sư phạm năm cuối cơ bản đáp ứng yêu cầu trình bày lại, khả năng phân tích sâu hoặc vận dụng vào trong quá trình nghiên cứu biểu hiện chưa cao Bảng 2.11 Biểu hiện kiến thức chuyên môn của SVSP Các mức độ đạt được SL % Kiến thức chuyên môn Tôi cảm thấy lúng túng, phải xem lại toàn bộ những gì đã học 44 11.8 Tôi có thể trình bày được sơ lược các nội dung cơ bản mà ít khi lấy ví dụ hoặc phân tích sâu 102 27.4 Tôi cảm thấy kiến thức chuyên ngành giúp tôi hiểu và diễn đạt mạch lạc trước học sinh trên lớp 226 60.8 Phản hồi thông tin về kiến thức chuyên môn Không tìm được minh chứng để trả lời cho câu hỏi 42 11.3 Tôi biết có thể tìm minh chứng cho câu trả lời ở đâu và phải tìm lại thông tin 147 39.5 Tôi có thể đưa ra những minh chứng cơ bản để trả lời câu hỏi. 183 49.2 Vận dụng kiến thức chuyên môn Trả lời các câu hỏi trên lớp của giáo viên 79 21.2 Thực hiện các chuyên đề nghiên cứu theo yêu cầu của giáo viên 128 34.4 Tự nghiên cứu sâu các chuyên đề quan trọng. 165 44.4 2.3.3.2 Mức độ đạt được các năng lực sư phạm Năng lực sư phạm bao gồm: năng lực dạy học và năng lực giáo dục. a. Mức độ đạt được năng lực dạy học, đối với sinh viên sư phạm có 10 biểu hiện đặc trưng ở biểu đồ 2.12. Biểu đồ 2.12 Biểu hiện năng lực sư phạm của sinh viên 2.34 2.34 2.3 2.36 2.34 2.28 2.3 2.25 2.48 2.33 2.1 2.15 2.2 2.25 2.3 2.35 2.4 2.45 2.5 Biểu đạt ngôn ngữ Phong cách đứng lớp Sử dụng phương pháp dạy học Sử dụng phương tiện dạy học Trình bày bảng Quản lý, tổ chức lớp học Lập kế hoạch dạy học Kiểm tra, đánh giá học sinh Hình thành kỹ năng học tập cho học sinh Ứng xử tình huống sư phạm trong dạy học Đ TB Dựa vào biểu đồ 2.12, chúng tôi nhận thấy, các biểu hiện năng lực sư phạm của sinh viên năm cuối, hầu hết đều đạt ở mức trung bình. Trong đó, có 2 biểu hiện đạt mức độ cao là năng lực hình thành kỹ năng học tập cho học sinh (ĐTB=2.48) và năng lực sử dụng phương tiện dạy học (ĐTB=2.36). Xét trên bình diện chung, nhóm các năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; năng lực quản lý, tổ chức lớp học ở sinh viên, đat mức độ trung bình nhưng thấp nhất trong nhóm các năng lực sư phạm. Bên cạnh đó, các năng lực cơ bản trong hoạt động dạy học như năng lực lập kế hoạch dạy học, năng lực sử dụng các phương pháp dạy học chưa biểu hiện cao ở sinh viên sư phạm năm cuối. Phân tích các biểu hiện cụ thể của từng năng lực dạy học , chúng tôi nhận thấy một số kết quả như sau: • Về năng lực biểu đạt ngôn ngữ, ở biểu đồ 2.13, tỷ lệ 52.96% sinh viên đạt được mức độ cao, có thể điều chỉnh khả năng biểu đạt ngôn ngữ cho phù hợp với tính chất nội dung, đặc điểm lứa tuổi học sinh. Ở mức độ trung bình, có 29.57% sinh viên lựa chọn được ngôn từ biểu đạt chính xác, nhưng vẫn chưa hạn chế được tiếng đệm hoàn toàn. Đối với mức độ thấp nhất, 17.47% sinh viên sư phạm bộc lộc nhiều nhược điểm trong kỹ năng diễn đạt ngôn ngữ như tiếng đệm, lúng túng, còn ngập ngừng. Biểu đồ 2.13 Các mức độ đạt được năng lực biểu đạt ngôn ngữ 17.47% 29.57% 52.96% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% Tỷ lệ phần trăm Lúng túng, diễn đạt khó trôi chảy Sử dụng đúng từ, phát âm chuẩn xác, ít ngôn ngữ đệm Chú ý điều chỉnh được ngữ điệu phù hợp hoàn cảnh, đối tượng • Về năng lực thể hiện phong cách đứng lớp: Kết quả thống kê ở bảng 1 - Phụ lục 4, cho thấy, các biểu hiện phong cách đứng lớp của sinh viên sư phạm năm cuối đạt được mức độ từ trung bình đến cao. Trong đó có 3 biểu hiện tốt nhất về thể hiện điệu bộ, biểu cảm trên nét mặt, điều chỉnh các bước di chuyển, tất cả đều đạt mức độ khá cao (ĐTB>2.34). Hai biểu hiện còn lại về khả năng hút sự chú ý và khả năng điều chỉnh tâm lý đạt ở mức trung bình. Chúng tôi nhận thấy rằng, sinh viên sư phạm năm cuối về cơ bản đáp ứng các yêu cầu tác phong đứng lớp, đặc biệt là sự điều chỉnh những biểu hiện hành vi bên ngoài. Tuy nhiên, khả năng điều chỉnh các yếu tố tâm lý còn hạn chế, 46.7% sinh viên luôn phải ý thức duy trì sự điềm tĩnh và sự tự tin trong quá trình tương tác sư phạm. Kết quả cũng cho thấy, phong cách truyền đạt của sinh viên thu hút được sự chú ý của học sinh, tuy nhiên chưa điều chỉnh được tốc độ, bố cục nội dung trình bày, tỷ lệ 46.2% sinh viên thừa nhận người nghe rất khó ghi chép lại các thông tin. • Về năng lực sử dụng phương pháp dạy học: Mức độ đạt được năng lực sử dụng phương pháp dạy học của sinh viên ở mức trung bình. Kết quả thống kê cho thấy 62.9% sinh viên sư phạm có ứng dụng các phương pháp tích cực nhằm khơi gợi người học chủ động lĩnh hội tri thức, kỹ năng. Bên cạnh đó, 27.7% sinh viên biết kết hợp phương pháp trực quan hỗ trợ cho phương pháp thuyết trình và 9.4% sinh viên sư phạm còn sử dụng thuyết trình như là phương pháp chủ đạo trong dạy học. Biểu đồ 2.14 Khả năng vận dụng phương pháp thuyết trình ở SVSP 53% 20% 27% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% Tỷ lệ phần trăm Nội dung trừu tượng Học sinh thụ động Đảm bảo tiến độ thời gian Nhằm đánh giá mức độ vận dụng phương pháp thuyết trình của sinh viên sư phạm vào hoàn cảnh thực tế ở lớp học, kết quả cho thấy ở biểu đồ 2.14. Số đông sinh viên, chiếm tỷ lệ 53%, đã sử dụng phù hợp phương pháp thuyết trình vào triển khai các nội dung mang tính trừu tượng, khái quát so với trình độ của học sinh. Tuy nhiên, 47% sinh viên còn lại chưa cải thiện được tính thụ động do phương pháp thuyết trình mang lại. • Về năng lực sử dụng phương tiện dạy học: Dựa vào biểu đồ 2.15, chúng tôi nhận thấy sinh viên sư phạm năm cuối biểu hiện mức độ sử dụng cao ở các đồ dùng dạy học trực quan tự làm. Bên cạnh đó, các đồ dùng dạy học truyền thống như phấn, bảng, đồ dùng trực quan có sẵn vẫn được duy trì.. Biểu đồ 2.15 Mức độ sử dụng đồ dùng dạy học của SVSP 48% 31% 21% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45% 50% Tỷ lệ phần trăm Đồ dùng trực quan tự làm Bảng, phấn, giáo án Đồ dùng dạy học có sẵn Bên cạnh đồ dùng dạy học, sinh viên sư phạm còn ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học đạt mức độ cao. Biểu đồ 2.16 thể hiện tỷ lệ 66.9% sinh viên sư phạm ứng dụng công nghệ thông tin một cách tích cực, chủ động. Mặt khác, tỷ lệ 33.1% sinh viên có ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, nhưng còn mang tính bắt buộc, thụ động. Biểu đồ 2.16 Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 10.5% 22.60% 66.90% 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% Tỷ lệ phần trăm Yêu cầu bắc buộc Được trang bị sẵn Chủ động ứng dụng vào bài giảng • Về năng lực trình bày bảng: Sinh viên sư phạm năm thứ ba, thứ tư biểu hiện năng lực trình bày bảng ở mức độ trung bình. Trong đó, có 48.9% sinh viên sư phạm thể hiện nội dung trình bày trên bảng theo bố cụ rõ ràng, nét chữ đẹp, đúng qui cách. Ở mức độ hai, khả năng trình bày bảng phù hợp với canh dòng, tuy nhiên nét chữ chưa đẹp, tỷ lệ sinh viên đạt được là 38.4%. Còn lại 12.6% sinh viên trình bày bảng, viết chưa ngay hàng, còn sai chính tả. • Về năng lực quản lý, tổ chức lớp học: Với ba biểu hiện được trình bày ở bảng 2- Phụ lục 4, kết quả cho thấy năng lực tổ chức thời gian trên lớp học của sinh viên sư phạm ở mức độ khá cao, với 54.8% sinh viên làm chủ được thời gian tổ chức. Ngược lại, cách thức tổ chức giờ học cho học sinh và xây dựng bầu không khí lớp học tích cực, sinh viên sư phạm đạt mức độ trung bình. Đặc biệt ở năng lực xây dựng bầu không khí lớp học tích cực, có đến 63.2% sinh viên sư phạm chỉ đạt mức trung bình, thu hút câu trả lời từ phía người học, chưa khơi gợi được những câu hỏi mở rộng vấn đề. Đối với biểu hiện về hình thức tổ chức lớp học, nhìn chung sinh viên sư phạm đã chú trọng đến dạy học theo nhóm, phát huy vai trò chủ động của học sinh. Tuy nhiên tỷ lệ khá cao 23.4% sinh viên vẫn còn dạy theo hình thức truyền thống theo tập thể lớp học. • Về năng lực lập kế hoạch dạy học: Kết quả bảng 2.12, ở hai biểu hiện năng lực định hướng lập kế hoạch dạy học và năng lực viết mục tiêu dạy học, sinh viên sư phạm chỉ đạt mức trung bình. Trong đó, ở kỹ năng viết mục tiêu dạy học có đến 38.7% sinh viên sư phạm chỉ đảm bảo được yêu cầu về ba mục tiêu: kiến thức, kỹ năng, thái độ. Khả năng thiết kế mục tiêu dạy học phù hợp với tính chất nội dung và đặc điểm đối tượng học sinh biểu hiện chưa cao ở sinh viên. Nhìn chung các tiêu chí của từng năng lực lập kế hoạch dạy, chúng tôi nhận thấy số đông sinh viên đạt mức độ đạt được thứ hai, mức độ trung bình của từng tiêu chí. Bảng 2.12 Biểu hiện năng lực lập kế hoạch dạy học ĐTB ĐLC Mức độ đạt được % Định hướng lập kế hoạch dạy học 2.31 0.70 Nghiên cứu sách giáo khoa, lập ý tưởng về bố cục nộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_01_21_8683400986_0391_1869299.pdf
Tài liệu liên quan