Luận văn Nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Mục Lục

Mở đầu . . . .1

CHƯƠNG I : KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC

NGHIỆM VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ . .5

1.1. Các khái niệm về nợ và tăng trưởng kinh tề: . .5

1.1.1 Nợ nước ngoài của quốc gia . . 5

1.1.2 Tăng trưởng kinh tế . . .5

1.1.3 Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế. . . .6

1.2 Giá trị tới hạn của nợ đối với tăng trưởng kinh tế . . .8

1.3 Tiêu chí đánh giá mức độ an toàn nợ nước ngoài đối các quốc gia có thu nhập thấp . .9

1.3.1 - Tiêu chí đánh giá mức độ an toàn nợ nước ngoài của IMF. . . 9

1.3.2 - Tiêu chí của Ngân hàng thế giới (WB) đánh giá mức độ nợ của các quốc gia vay nợ. . .10

1.4 Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế . .11

1.4.1- Các nghiên cứu của tác giả nước ngoài. .,.11

1.4.2- Các nghiên cứu của tác giả trong nước. . .15

CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM . . . .18

2.1- Tổng quan về nợ nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 1986 – 2010 . .18

2.2- Những nguyên nhân làm gia tăng nợ nước ngoài của Việt Nam. . .21

2.2.1 - Nợ nước ngoài gia tăng do thâm hụt thương mại : .21

2.2.1.1 Thâm hụt thương mại do chênh lệch giữa đầu tư và tiết kiệm: .22

2.2.1.2 Thâm hụt thương mại do đầu tư tăng quá cao: . . 22

2.2.1.3 Thâm hụt thương mại do đầu tư không hiệu quả . .26

2.2.1.4 Thâm hụt thương mại do mức tiết kiệm thấp .29

2.2.1.5 Thâm hụt thương m ại do mất cân bằng giữa xuất khẩu và nhập khẩu . .30

2.2.2 - Nợ nước ngoài gia tăng do thâm hụt ngân sách : . 31

2.2.3 - Thâm hụt kép khuếch đại tác động đến nợ nước ngoài: .33

2.3- Đánh giá thực trạng nợ nước ngoài của Việt Nam .35

2.3.1 - Đánh giá độ an toàn nợ nước ngoài của Việt Nam theo mức ngưỡng của HIPCs . .35

2.3.2 - Đánh giá tính ổn định của nợ theo các tiêu chí giám sát an toàn nợ nước ngoài của Việt Nam . . .36

2.3.3- Đánh giá tính ổn định của nợ theo sức mạnh thể chế và chất lượng chính

sách quản lý nợ nước ngoài . .38

2.3.4- Đánh giá khả năng trả nợ nước ngoài trong tương lai . . 39

2.3.5- Đánh giá rủi ro việc vay nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh . . . .42

2.3.6- Đánh giá tính công bằng liên thế hệ trong qu ản lý và sử dụng nợ vay nước

ngoài tương lai . . 44

2.3.7- Những bất cập về quản lý nợ nước ngoài hiện nay. . . .45

CHƯƠNG III PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA NỢ NƯỚC

NGOÀI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986-2010 . . 47

3.1. Ước lượng ngưỡng nợ nước ngoài theo mô phỏng đường cong Laffer nợ. .47

3.2. Phân tích thực nghiệm ảnh hưởng nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế

Việt Nam giai đoạn 1986-2010 . 48

3.2.1. Mô hình nghiên cứu. . 48

3.2.2. Dữ liệu nghiên cứu và phương pháp thực nghiệm. . 50

3.2.3. Kết quả thực nghiệm. . 50

3.2.3.1 Các phân tích và kiểm định ban đầu. . 50

3.2.3.2 Phân tích cân bằng dài hạn-Phân tích đồng liên kết . 52

3.2.3.3 Phân tích cân b ằng ngắn hạn . .56

3.2.4. Kết luận . . 63

3.2.5. Hạn chế của mô hình định lượng . . 64

CHƯƠNG IV : MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM. . . 65

4.1- Gắn kết quy mô nợ nước ngoài với tăng trưởng kinh tế . . 65

4.2- Hướng đến cân đối tiết kiệm- đầu tư. . . 66

4.3- Tăng cường quản lý việc vay nợ nước ngoài không được bảo lãnh . 68

4.4- Cải thiện thể chế và chính sách để hướng đến xây dựng một chiến lược

quản lý nợ thích nghi với bối cảnh hiện nay. . 69

4.5- Hoàn thiện cơ chế quản lý nợ nước ngoài: . . 72

KẾT LUẬN . 78

HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO. 79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .

pdf106 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4664 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới 50% GDP. Tuy nhiên, trên thực tế không có hạn mức an toàn chung cho các nền kinh tế; việc xác định “ngưỡng an toàn” chỉ là khái niệm tương đối, không phải tỷ lệ nợ công trên GDP thấp là trong ngưỡng an toàn và ngược lại. Mức độ an toàn của nợ công phụ thuộc vào tình trạng mạnh hay yếu của nền kinh tế thông qua hệ thống chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng, tính bền vững trong phát triển, khả năng chống đỡ rủi ro. Bảng 2.10 : Các chỉ tiêu giám sát nợ nước ngoài của Việt Nam. Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số dư nợ nước ngoài so với GDP (%) 32.2 31.4 32.5 29.8 39 42.2 Nợ nước ngoài khu vực công so GDP (%) 27.8 26.7 28.2 25.1 29.3 31.1 Nghĩa vụ trả nợ trung và dài hạn so với xuất khẩu hàng hóa dịch vụ (%) 4.8 4 3.8 3.3 4.2 3.4 Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ so với thu NSNN (%) 4.1 3.7 3.6 3.5 5.1 3.7 Dự trữ ngoại hối so tổng dự nợ ngắn hạn (%) 4.075 6.380 10.177 2.808 290 187 Nghĩa vụ nợ dự phòng của chính phủ so với thu NSNN (%) 5.2 4.5 4.6 4.7 4.3 5.8 Nguồn : Bộ tài chính. Như vậy, trong thời điểm hiện tại, tỷ lệ nợ Chính phủ so với GDP, các chỉ tiêu nợ Chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia đều trong giới hạn an toàn. Phần lớn các khoản vay nước ngoài của Chính phủ có kỳ hạn dài, lãi suất ưu đãi. Mức lãi vay trung bình nợ nước ngoài của Chính phủ năm 2009 là 1,9%/năm, năm 2010 là 2,1%/năm Theo Bộ Tài chính, các chỉ số nợ của Việt Nam ở mức an toàn, nợ công được quản lý chặt chẽ theo quy định. Các khoản nợ trong nước và nước ngoài được thanh toán 38 đầy đủ, không có nợ xấu. Cụ thể, chỉ số nợ nước ngoài của Chính phủ trên GDP là 42,2%, vẫn dưới ngưỡng an toàn (50% GDP). Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ khoảng 16% tổng thu ngân sách nhà nước (giới hạn an toàn 35%). Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài trung và dài hạn trong nhiều năm qua khoảng 3,3 - 4,8% kim ngạch xuất khẩu (giới hạn an toàn là 25%). Cơ cấu nợ nước ngoài đang giảm dần so với tổng dư nợ của Chính phủ nhằm giảm sự phụ thuộc vào vốn vay nước ngoài… So với các nước đang phát triển có cùng hệ số tín nhiệm, chỉ số nợ công và nợ nước ngoài của Việt Nam ở mức trung bình. Vì vậy, để xác định, đánh giá đúng đắn mức độ an toàn của nợ công, không thể chỉ quan tâm đến tỷ lệ nợ trên GDP, mà cần phải xem xét nợ công một cách toàn diện trong mối liên hệ với hệ thống các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của nền kinh tế quốc dân, nhất là tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động tổng hợp, hiệu quả sử dụng vốn (qua tiêu chí ICOR), tỷ lệ thâm hụt ngân sách, mức tiết kiệm nội địa và mức đầu tư toàn xã hội... Bên cạnh đó, những tiêu chí, như cơ cấu nợ công, tỷ trọng các loại nợ, cơ cấu lãi suất, thời gian trả nợ.... cũng cần được phân tích kỹ lưỡng khi đánh giá tính bền vững nợ công. Đánh giá kết quả họat động vay, trả nợ và quản lý nợ công, nợ nước ngoài năm 2010, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại cho rằng, Việt Nam đã huy động được khối lượng vốn lớn bổ sung cho đầu tư phát triển, cân đối ngân sách nhà nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các chỉ tiêu về nợ Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia nằm trong giới hạn an toàn, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Các hình thức huy động vốn ngày càng đa dạng, linh họat, tạo tiền đề cho sự hình thành và phát triển đồng bộ thị trường tài chính... 2.3.3- Đánh giá tính ổn định của nợ theo sức mạnh thể chế và chất lượng chính sách quản lý nợ nước ngoài. Trong vài năm gần đây, một cách tiếp cận mới mà Ngân hàng Thế giới đưa vào để đánh giá chất lượng quản lý nợ công đó là dựa vào chất lượng chính sách và thể chế. Các quốc gia có chính sách và thể chế tốt thì có thể chống đỡ được mức nợ cao 39 hơn so với mức ổn định nợ cơ bản. Cách tiếp cận này đưa ra giá trị mức ngưỡng dựa vào tỷ lệ nợ truyền thống để làm cơ sở đánh giá thể chế và chính sách của quốc gia. Dựa vào giá trị ngưỡng, Ngân hàng Thế giới phân loại 3 mức thực hiện chính sách: kém, vừa và mạnh (Bảng 2.11). Bảng 2.11: Mức ngưỡng phụ thuộc vào chính sách và thể chế theo tiêu chuẩn của HIPCs. Mức ngưỡng % Đánh giá sức mạnh thể chế và chất lượng chính sách Kém CPIA ≤ 3 Vừa 3 < CPIA < 3,9 Mạnh CPIA ≥ 3.9 NPV/GDP 30% 45% 60% NPV/X 100% 200% 300% NPV/DBR 200% 275% 350% Nguồn: Ngân hàng thế giới. (chú thích: NPV/GDP: Nợ nước ngoài/GDP) Qua số liệu từ bảng số 2.9 cho thấy, từ năm 2004 đến năm 2010, ba chỉ số hiện giá thuần nợ nước ngoài của Việt Nam : NPV/GDP ≤ 30% , NPV/X < 60% và NPV/DBR < 150%. Điều này cho thấy thể chế và chính sách quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam xếp vào chỉ số CPIA ≤3, tức là ở mức kém. Tóm lại, qua phân tích các chỉ tiêu đánh giá nợ nước ngoài, nghiên cứu nhận thấy mặc dù nợ nước ngoài của Việt Nam có gia tăng nhanh trong những năm gần đây nhưng vẫn nằm trong khả năng thanh toán, chưa rơi vào tình trạng nguy kịch như một số quốc gia Châu Âu. 2.3.4- Đánh giá khả năng trả nợ nước ngoài trong tương lai. Theo báo cáo của Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, năm 2010 khi Chính phủ vay thêm 4.571,84 triệu USD thì sau khi trả nợ và phí (1.672,32 triệu USD) còn lại 2.899,52 triệu USD. Với số nợ và lãi suất hiện tại, trong những năm tới không vay thêm thì số tiền Việt Nam phải bỏ ra mỗi năm để trả nợ sẽ cao nhất vào năm 2020 40 trên 2,380 tỉ USD (Trong đó : trả nợ gốc 2.134,62 triệu USD và trả lãi trên 245.71 triệu USD). Trước mắt, năm 2011 Việt Nam sẽ phải trả nợ khoảng 1.331,50 triệu USD tính cả gốc lẫn lãi. Đến năm 2026, cũng còn phải trả 865 triệu USD/năm tiền gốc và 110,23 triệu USD lãi. Bảng 2.12 : Dự kiến nghĩa vụ nợ hàng năm về nợ nước ngoài của Chính phủ, tính đến 31/12/2010 Năm Dự kiến nghĩa vụ nợ tại thời điểm 31/12/2009 Dự kiến nghĩa vụ nợ tại thời điểm 31/12/2010 So sánh (%) Gốc Lãi và phí Nghĩa vụ trả nợ 2011 1.148,01 809,04 522,46 1.331,50 116% 2012 1.330,43 971,95 528,24 1.500,19 113% 2013 1.492,24 1.163,29 488,73 1.652,02 111% 2014 1.389,96 1.071,37 452,89 1.524,26 110% 2015 1.281,99 1.056,52 423,72 1.480,24 115% 2016 2.015,43 1.844,76 380,50 2.225,26 110% 2017 1.196,70 1.146,84 333,75 1.480,59 124% 2018 1.186,03 1.100,42 316,42 1.416,84 119% 2019 1.176,75 1.096,65 299,12 1.395,77 119% 2020 1.150,64 2.134,62 245,71 2.380,33 207% 2021 1.119,24 1.114,87 193,31 1.308,18 117% 2022 1.109,98 1.150,16 173,76 1.323,92 119% 2023 982,01 976,42 154,95 1.131,37 115% 2024 952,83 1.007,91 139,77 1.147,68 120% 2025 856,56 924,30 124,50 1.048,80 122% 2026 760,29 865,00 110,23 975,23 128% Nguồn : Bộ Tài chính. Với số nợ hiện tại theo bảng 2.12, dự kiến nghĩa vụ nợ hàng năm về nợ nước ngoài của chính phủ năm đã tăng lên đáng kể, nợ gốc tăng bình quân 19%, lãi và phí tăng 45%, nếu tính đến năm 2026 thì nghĩa vụ nợ tăng bình quân 25% mỗi năm. Điều 41 này thật sự đáng lo ngại về khả năng trả nợ của Việt Nam trong tương lai, vì dự kiến nghĩa vụ nợ năm vào 31/12/2009 chỉ là 1.101,57 triệu USD, thì năm 2010 thực tế trả nợ đã tăng lên đến 52% (1.673,32 triệu USD), trong khi số nợ nước ngoài huy động thêm chỉ tăng lên 16,3% (từ 27,9 lến 32,5 tỷ). Rõ ràng là Việt Nam nếu tiếp tục với cách điều hành kinh tế như hiện nay thì có thể sẽ nhanh chóng mất khả năng chi trả nợ nước ngoài. Ta có thể suy ra điều này khi thấy là tổng số nợ nước ngoài tăng rất nhanh (trung bình 22 % một năm), cao hơn nhiều so với mức tăng danh nghĩa của GDP (trung bình 16 % một năm). Nhưng quan trọng hơn là nợ nước ngoài đang tăng tốc, vào năm 2009 tăng ở mức khủng 49 %. Và đặc biệt quan trọng là nợ doanh nghiệp không có bảo lãnh là nợ có lãi suất thị trường còn tăng mạnh hơn nhiều, ở mức 125 %. Chính việc tăng loại nợ của doanh nghiệp kể cả quốc doanh và ngoài quốc doanh, có bảo lãnh hay không bảo lãnh của chính phủ hiện nay đã tới mức gần 12 tỷ và đang tăng nhanh là điều đáng lo ngại. Số nợ này có thể nói gần như toàn bộ là nợ của doanh nghiệp quốc doanh vì chỉ có doanh nghiệp quốc doanh mới có thể vay mượn được, dù chính phủ chính thức đứng ra bảo lãnh hay không; lý do là các nhà ngân hàng và các đầu tư nước ngoài cho vay hay mua trái khoán doanh nghiệp chỉ vì họ biết rằng chúng là doanh nghiệp nhà nước do đó chính phủ Việt Nam có trách nhiệm chi trả. Theo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, lãi suất trung bình nợ nước ngoài của Chính phủ đã tăng từ 1,54%/năm vào năm 2006 lên 1,9%/năm trong năm 2009 và năm nay đạt tới 2,1%/năm. Theo lộ trình đến năm 2012, Việt Nam sẽ dần dần bị giảm đi các khoản vay ưu đãi do trở thành nước có thu nhập trung bình. Thay vào đó là các khoản vay thương mại với lãi suất cao hơn, thời gian ngắn hơn. Điều này đòi hỏi việc sử dụng vốn phải hiệu quả nhiều hơn nữa, nếu không, áp lực trả nợ ngày càng lớn hơn và tác động ngay đến ngưỡng an toàn nợ công. Tuy nhiên, nếu không tiếp tục tăng mạnh vay nợ nước ngoài thì nghĩa vụ nợ hàng năm dưới 2 tỷ USD vẫn nằm trong tầm kiểm soát của Chính phủ Việt Nam, đây là 42 số tiền không lớn để chúng ta trả nợ nước ngoài, đồng thời trên 80% số nợ nước ngoài của Việt Nam là vay nợ dài hạn. 2.3.5- Đánh giá rủi ro việc vay nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh. Theo Luật Quản lý nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia bao gồm: Nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của doanh nghiệp và tổ chức khác được vay theo hình thức tự vay, tự trả theo quy định của pháp luật Việt Nam. Như vậy, có thể thấy rõ, nợ nước ngoài của Chính phủ và nợ nước ngoài của doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh chỉ là một bộ phận trong khái niệm “Nợ nước ngoài của quốc gia” nêu trên. Bảng 2.13 : Các chỉ tiêu giám sát về nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế (Giai đoạn 2005-2010). Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 GDP (tỷ USD) 51.1 58.6 68.3 86.9 95.3 104.6 Tổng số dư nợ nước ngoài quốc gia so với GDP (%) 32.2 31.4 32.5 29.8 39 42.2 Nợ nước ngoài khu vực công so GDP (%) 27.8 26.7 28.2 25.1 29.3 31.1 Tổng nợ nước ngoài quốc gia (Tỷ USD) 16.45 18.39 22.19 25.90 37.17 44.14 Nợ nước ngoài khu vực công (tỷ USD) 14.20 15.64 19.25 21.82 27.93 32.53 Nợ nước ngoài của các tổ chức không được bảo lãnh (tỷ USD) 2.25 2.75 2.94 4.09 9.25 11.60 Nguồn : Bộ Tài chính và tác giả tự tính toán. Bảng 2.14 : Tốc độ tăng nợ nước ngoài của quốc gia, khu vực công và không được bảo lãnh, giai đoạn 2006-2010 . 43 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Trung bình (%) Tổng nợ nước ngoài quốc gia 12% 21% 17% 44% 19% 22% Nợ nước ngoài khu vực công 10% 23% 13% 28% 16% 18% Nợ nước ngoài của các tổ chức không được bảo lãnh 23% 7% 39% 126% 26% 44% Nguồn : Bộ Tài chính và tác giả tự tính toán. Theo công bố của Bộ Tài chính tỷ lệ nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP tại thời điểm 31/12/2010 là 42,2% và nợ nước ngoài của khu vực công là 32,5 tỷ USD ( Chỉ bao gồm nợ nước ngoài của Chính phủ và được Chính phủ bảo lãnh). Như vậy, nếu so sánh với GDP năm 2010 được Tổng cục Thống kê công bố là khoảng 104,6 tỷ USD, thì tổng nợ nước ngoài của quốc gia tính đến 31/12/2010 vào khoảng 44,1 tỷ USD. Phần nợ của doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp có cổ phần của nhà nước vay theo hình thức tự vay tự trả (Nợ nước ngoài của các tổ chức không được bảo lãnh) là 11,6 tỷ USD, con số này thật là một số bí ẩn đầy rủi ro. Bởi vì, trước tình trạng một số doanh nghiệp, thậm chí cả các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ, không trả được nợ thì Chính phủ phải trả nợ bằng tiền thuế của dân hoặc từ nguồn từ bán tài sản quốc gia (nguồn thu từ khai thác tài nguyên). Qua số liệu tính toán từ bảng 2.13 và 2.14, ta thấy nợ nước ngoài không được bảo lãnh đã tăng rất nhanh những năm gần đây ( Năm 2008 là 4.09 tỷ USD; năm 2009 là 9.25 tỷ USD , đến 2010 đã tăng lên 11,6 tỷ và hiện nay cũng đang tiếp tục tăng). Đây là những khoản nợ mà Chính phủ không nắm được rồi cuối cùng khoản vay đó lại sử dụng không hiệu quả, dẫn tới vỡ nợ thì quy luật tài chính nó như bình thông nhau, khi một lĩnh vực đã bị khủng hoảng thì sẽ tác động đến nhau theo hiệu ứng domino, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến tòan bộ nền kinh tế. 44 Trong những năm gần đây nợ nước ngoài quốc gia có xu hướng tăng khá nhanh do thời gian qua có nhiều dự án đầu tư lớn được triển khai với các khoản vay lớn từ nước ngoài. Đồng thời, vay thương mại nước ngoài của doanh nghiệp theo phương thức tự vay tự trả cũng có xu hướng tăng nhanh, nhất là nợ ngắn hạn. Mặc dù, các doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp có cổ phần của nhà nước vay theo nguyên tắc “tự vay, tự trả” phần lớn là vay thương mại lãi suất cao không được chính phủ bảo lãnh nhưng nhà nước không thể hay khó lòng về mặt chính trị xóa trách nhiệm đối với nợ của các doanh nghiệp do chính Chính phủ dựng lên. Vì nợ công là thước đo hành xử về chính sách của nhà nước. Theo nhận định của GS. Trần Ngọc Thơ, nguyên tắc “ tư vay, tự trả” nghe thì hợp lý nhưng thật sự không ổn, do người vay và người trả có thể là hai chủ thể khác nhau. Bởi vì, “tự vay” là lãnh đạo doanh nghiệp (không có tài sản thế chấp) sẽ thực hiện nhiều phi vụ kinh doanh, nếu thắng lãnh đạo DNNN vừa được lợi vừa có thành tích để thăng tiến, nếu khi làm ăn thua lỗ, không hiệu quả thì Chính phủ tiếp tục trả nợ, “tự trả” từ tiền thuế của dân. Vì vậy, từ nguyên tắc “tự vay, tự trả”, ở một số trường hợp đã trở thành “tự vay, người khác trả”. Các cơ quan chức năng luôn tự tin khẳng định con số nợ nước ngoài và nợ công của Việt Nam vẫn trong ngưỡng an toàn. Nhưng quan điểm này có thể bị lung lay trong trường hợp liên tục diễn ra các kịch bản chuyển dịch rủi ro theo hướng “tự vay, người khác trả”. Trong bối cảnh nhu cầu vốn chi cho phát triển kinh tế - xã hội lớn, khả năng nguồn lực nội tại chưa đáp ứng thì việc huy động nguồn lực thông qua vay nợ từ bên ngoài là cần thiết. Trong giai đoạn tập trung đầu tư, việc gia tăng chỉ số nợ nước ngoài là không thể tránh khỏi. Việc cân đối giữa vay nợ với đảm bảo an ninh tài chính và cân đối vĩ mô luôn là một yêu cầu hàng đầu của Chính phủ. 2.3.6- Đánh giá tính công bằng liên thế hệ trong quản lý và sử dụng nợ vay nước ngoài tương lai. Theo lý thuyết tân cổ điển cho rằng vay nợ gây chèn lấn đầu tư khu vực tư. Khi Chính phủ thực hiện dự án, cho dù được tài trợ bằng thuế hay vay nợ, thì những 45 nguồn lực đều lấy từ khu vực tư. Như vậy, nợ có ảnh hưởng đến vốn đầu tư của khu vực tư và tạo ra gánh nặng cho thế hệ tương lai. Để khắc phục chèn lấn, yêu cầu các dự án đầu tư của Chính phủ phải có hiệu quả để thu hút lại sự đầu tư của khu vực tư. Việt Nam vay nợ để đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội, song hiệu quả đầu tư thấp khiến nguồn thu hồi để trả nợ trong tương lai từ các dự án này thấp và bị hạn chế. Các khoản vay và chi tiêu hiện tại của Chính phủ không tạo nên nguồn thu hiệu quả trong tương lai; chúng làm tăng sức ép lên bội chi mới. Hậu quả là, thế hệ tương lai sẽ phải chịu gánh nặng nợ cao hơn thế hệ hiện tại. Tóm lại, tính công bằng liên thế hệ về gánh nặng nợ ở Việt Nam được đánh giá là thấp. Các dự án đầu tư từ nguồn vốn khu vực công, trong đó có nợ, mặc dù có sự đóng góp đáng kể đến tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua. Song, nếu tính đến bài toán công bằng giữa các thế hệ thì quản lý nợ công của Việt Nam còn kém hiệu quả, cần phải được cải thiện trong thời gian tới. 3.7- Những bất cập về quản lý nợ nước ngoài hiện nay. Hiện nay, trong công tác quản lý nợ Chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia còn nhiều bất cập, chưa thực hiện đầy đủ việc công khai nợ và đặc biệt năng lực quản lý nợ cũng cần được cải thiện. Những bất cập có thể kể đến bao gồm nhưng vấn đề cơ bản như sau: - Việc quản lý và sử dụng nguồn vốn vay chưa thật sự mang lại hiệu quả: Nguồn vốn vay nợ nước ngoài trong thời gian qua chưa thực sự gắn với hiệu quả sử dụng và trách nhiệm trả nợ, nhiều dự án không trả được khó khăn trong việc hoàn trả vốn vay, chủ trương đầu tư và phân phối cho các đối tượng sử dụng vốn đôi khi không rõ ràng, không gắn trách nhiệm của cơ quan ra quyết định, cơ quan sử dụng vốn và cơ quan trả nợ trong khi chế tài xử lý không nghiêm. Vì vậy, nên có một số nơi tiếp nhận nguồn vốn này như là một khoản tiền được tặng hoặc nếu không thì Chính phủ là người có trách nhiệm trả nợ lấy từ nguồn thu ngân sách. Từ đó, đã xảy ra tình 46 trạng thất thoát, tham nhũng, lãng phí, biến tiền ODA thành tiền của mình và tiêu xài ăn chơi một cách phung phí; - Việc tổ chức đánh giá mức an toàn nợ chưa toàn diện, đúng ra phải đánh giá cả phần nợ của tổ chức, doanh nghiệp vay nợ nước ngoài với hình thức tự vay tự trả, vì theo nguyên tắc bình thông nhau, các doanh nghiệp cùng hoạt động kinh doanh trong nước nếu bị thua lỗ, mất khả năng thanh khoản sẽ tác động dây chuyền đến các doanh nghiệp khác và nếu nhiều doanh nghiệp phá sản sẽ tác động xấu cả nền kinh tế theo hiệu ứng Domino. 47 CHƯƠNG III PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA NỢ NƯỚC NGOÀI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986-2010 3.1. Ước lượng ngưỡng nợ nước ngoài của Việt Nam theo mô phỏng đường cong Laffer nợ. Mặc dù các lí thuyết “debt overhang” không trực tiếp giải thích ảnh hưởng của nợ đến tăng trưởng nhưng ta có thể mở rộng và áp dụng đường cong Laffer nợ để mô tả đường cong Laffer về ảnh hưởng của nợ đến tăng trưởng. Do đỉnh đường cong Laffer nợ là điểm mà tại đó sự tăng lên trong tổng nợ bắt đầu tạo ra gánh nặng cho đầu tư, cải tổ kinh tế và các hoạt động khác, điểm này có thể liên quan đến điểm mà tại đó nợ bắt đầu ảnh hưởng ngược chiều đến tăng trưởng. Nó cũng chính là điểm chỉ ra mức độ nợ tối ưu mà một quốc gia có thể duy trì mà không phải lo ngại vấn đề “debt overhang”. Nghiên cứu sử dụng hàm phi tuyến dạng đường cong phương trình bậc hai để mô phỏng đường cong Laffer nợ. Để vẽ được đường cong này nghiên cứu sử dụng phần mềm thống kê SPSS để vẽ đường cong theo các điểm phân tán của biến tỷ lệ tăng trưởng theo tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP (theo giá cố định năm 2000), ký hiệu GDP, số liệu từ năm 1986-2010. Đường cong được tìm thấy như Hình 3.1. Đỉnh của đường cong được xác định với giá trị bằng 90.6% đây chính là ngưỡng nợ nước ngoài trên GDP mà nghiên cứu cần tìm. Tuy nhiên, để ngưỡng nợ nêu trên phản ánh đúng mức độ an tòan nợ của Việt Nam cần phải xem xét, đánh giá một cách toàn diện trong mối quan hệ tác động của các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, nhất là tỷ giá hối đoái, lạm phát, tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, hiệu quả sử dụng vốn và khả năng chóng đỡ rủi ro của nền kinh tế. Hình 3.1 : Ước lượng ngưỡng nợ nước ngoài trên GDP (2000) của Việt Nam. 48 Nguồn : World Bank và kết quả tính toán từ phần mềm thống kê SPSS. 3.2. Phân tích thực nghiệm ảnh hưởng nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam, giai đoạn 1986-2010. 3.2.1 Mô hình nghiên cứu. Nhằm đo lường tác động của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam, tác giả thực hiện mô hình nghiên cứu với giả định là tăng trưởng kinh tế chịu ảnh hưởng bởi các biến kinh tế vĩ mô như: Nợ nước ngoài, đầu tư trong nước, dịch vụ nợ, độ mở của nền kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài, mô hình dạng bán logarit (Lin-log), mô hình được tác giả sử dụng tương tự như mô hình Frimpong, J. M.Oteng-Abayi, E. F sử dụng khi nghiên cứu các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế tại Ghana, 2006. Mô hình này theo tác giả là phù hợp với hoàn cảnh nghiên cứu về nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay vì tình trạng nợ nước ngoài của Ghana cũng giống như các nước HIPCs, có thể tìm thấy số liệu thống kê của các 90.6 Đường mô phỏng đường cong Laffer nợ. Đường mô phỏng tỷ lệ tăng trưởng theo tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP. 49 biến trong mô hình trong khi các mô hình khác rất khó tìm được đủ số liệu thống kê. Mặc khác hệ số tuyến tính giữa biến tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP chỉ ở mức 17,7% cho nên mô hình đa biến là lựa chọn phù hợp hơn. Mô hình cụ thể như sau : Yt = α0 + α1 lnEDTt + α2 lnFDIt + α3 lnINVt + α4 lnTDSt + α5 EXPt + εt (1) Trong đó: - Biến Y (%) là biến phụ thuộc đại diện cho mức tăng trưởng kinh tế và các biến độc lập hay biến giải thích sau: - Biến EDT là tỷ số giữa tổng số nợ nước ngoài trên GDP, (%); - Biến FDI là tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài trên GDP (%); - Biến INV là tỷ lệ đầu tư trong nước trên GDP (%); - Biến TDS là tỷ lệ tổng dịch vụ nợ trên xuất khẩu (%); - Biến EXP là chỉ tiêu đại diện cho biến đo lường độ mở của nền kinh tế (%), được tính bằng cách lấy tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa dịch vụ tính theo giá hiện tại qui về Việt Nam Đồng chia cho chỉ số giá điều chỉnh hàng nhập khẩu. Tất cả các biến này đều được biểu diễn dưới dạng hàm số logarith cơ số tự nhiên, ngoại trừ biến phụ thuộc Y và biến độc lập EXP. Để phù hợp với mô hình tăng trưởng kinh tế, quan điểm lý thuyết và phân tích phần trên đã trình bày, khi nợ nước ngoài của Việt Nam chưa vượt ngưỡng an toàn “threshold level” nên nghiên cứu kỳ vọng nợ nước ngoài tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu mong đợi α1 > 0; tương tự tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài trên GDP bổ sung nguồn lực bên ngoài thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và mong đợi một tác động tích cực đến tăng trưởng, vì vậy kỳ vọng α2 >0 ; tỷ lệ đầu tư trong nước so với GDP dự kiến sẽ có ảnh hưởng tích cực đáng kể vào tăng trưởng GDP, nên nghiên cứu mong đợi α3>0 ; tỷ lệ tổng dịch vụ nợ trên xuất khẩu dự kiến sẽ tác động tiêu cực do việc giảm chi phí đầu tư trong nước từ dịch vụ thanh toán nợ, nên nghiên cứu dự đoán α4 <0. Nền kinh tế Việt Nam hiện đã và đang hòa nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới, tốc độ xuất khẩu tăng nhanh qua các năm so với nhập khẩu, độ mở nền kinh tế ngày càng rộng, nghiên cứu kỳ vọng α5 > 0. 50 Mô hình trên được sử dụng nhằm mục đích tìm hiểu liệu có hay không mối quan hệ trong dài hạn giữa tăng trưởng kinh tế Việt Nam và các yếu tố đầu vào nêu trên. Khả năng xảy ra mối quan hệ trong dài hạn được kiểm định bằng kỹ thuật đồng liên kết. 3.2.2- Dữ liệu nghiên cứu và phương pháp thực nghiệm. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng dữ liệu hàng năm 1986 đến năm 2009. Dữ liệu được thu thập chủ yếu từ nguồn thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB), Bộ Tài chính (MOF) và Tổng Cục thống kê Việt Nam (GSO). Để đo lường các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế trong mô hình thực nghiệm, tác giả thực hiện theo các bước sau :  Bước một, thực hiện việc kiểm định tính dừng và không dừng (unit roots or non-stationary) của các chuỗi thời gian sử dụng trong mô hình thực nghiệm (kiểm định nghiệm đơn vị ). Giữa các chuỗi số không dừng có thể tồn tại mối quan hệ đồng liên kết (mối quan hệ trong dài hạn). Tương quan đồng liên kết tồn tại khi quan hệ tuyến tính giữa hai chuỗi là một chuỗi có tính dừng (stationary). Kết hợp tuyến tính giữa các cặp chuỗi thời gian là hiệu số giữa chúng. Nếu có quan hệ đồng liên kết, hiệu số đó là một chuỗi ngẫu nhiên có tính chất của nhiễu trắng.  Bước hai, sử dụng phương pháp phân tích đồng tích hợp (Cointegration) của Engle – Granger (1987) để đo lường các mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến (quan hệ đồng liên kết).  Cuối cùng, tác giả sẽ thực hiện khảo sát mối quan hệ động trong ngắn hạn giữa tăng trưởng kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng. Mô hình điều chỉnh sai số ECM (Error Correction Model) được sử dụng nếu tồn tại các mối quan hệ trong dài hạn kể trên. 3.2.3. Kết quả thực nghiệm. 3.2.3.1 Các phân tích và kiểm định ban đầu a- Phân tích ma trận hệ số tương quan : Từ kết quả phân tích ma trận hệ số tương quan cho thấy các cặp hệ số tương quan giữa các biến giải thích trong mô hình có giá trị < 0.9, nên sự kết hợp giải thích giữa 51 các biến trong mô hình là phù hợp và đáng tin cậy. Bảng 3.1: Ma trận hệ số tương quan. LnEDT LnFDI LnINV LnTDS EXP LnEDT 1 LnFDI 0.693947 1 LnINV 0.084898 0.629561 1 LnTDS 0.836063 0.711098 0.235481 1 EXP 0.363403 0.469147 0.310004 0.422376 1 Nguồn: Kết quả tính toán từ Eview 5.1 b- Kiểm định nghiệm đơn vị. Có nhiều cách để nhận dạng một chuỗi thời gian là dừng hay không dừng như : Phân tích đồ thị, sai phân, hàm tự tương quan, kiểm định Ljung-Box. Tuy nhiên, kiểm định nghiệm đơn vị (Unit root test) là cách kiểm định được sử dụng phổ biến hiện nay. Trong bài nghiên cứu, tác giả đã tiến hành kiểm định nghiệm đơn vị của từng biến riêng biệt để xác định thuộc tính dừng bằng hai phương pháp phổ biến là phương pháp ADF (Augmented Dickey-Fuller) và KPSS (Kwiatkowski-Phillips-Schmidt- Shin). Kết quả kiểm định ở cả hai phương pháp đều cho thấy các biến Y, LnEDT, LnFDI, LnINV, Ln TDS và EXP,là chuỗi thời gian không dừng (không xu hướng) I(0) và chuỗi dừng I (1). Bảng 3.2. Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị ADF Mức 1% Mức 5% Mức 10% Y -2.076 -3.788 -3.012 -2.646 Không dừng LnEDT -2.928 -3.738 -2.992 -2.636 Không dừng mức 10%, mức 5% 52 LnFDI -6.770 -3.738 -2.992 -2.636 Dừng LnINV -1.047 -3.738 -2.992 -2.636 Kh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfno_nuoc_ngoai_va_tang_truong_kinh_te_cua_viet_nam.pdf
Tài liệu liên quan