Luận văn Nội dung và các hình thức thanh toán trong công ty TNHH dịch vụ thương mại và xây dựng thuận Tường Ân

MỤC LỤC

 Trang

Lời cảm ơn i

Mục lục ii

Danh mục bảng iv

Danh mục sơ đồ v

Danh mục chữ viết tắt vi

I. MỞ ĐẦU 1

1.1. Đặt vấn đề 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứư 2

1.4. Kết cấu của luận văn 3

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

2.1. Tổng quan tài liệu 4

2.1.1. Hoạt động thanh toán trong doanh nghiệp 4

2.1.2. Những nội dung thanh toán chủ yếu trong doanh nghiệp 9

2.1.3. Các hình thức thanh toán chủ yếu trong doanh nghiệp 20

2.2. Phương pháp nghiên cứu 32

2.2.1. Phương pháp chung 32

2.2.2. Phương pháp chuyên môn 33

2.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 34

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35

3.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH dịch vụ thương mại và xây dựng Thuận Tường Ân 35

3.1.1. Giới thiệu chung về Công ty 35

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty TNHH dịch vụ thương mại và xây dựng Thuận Tường Ân 36

3.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH dịch vụ thương mại và xây dựng Thuận Tường Ân 36

3.1.4. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 37

3.1.5. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty 39

3.2. Tình hình cơ bản của Công ty 40

3.2.1. Tình hình lao động của công ty 40

3.2.2. Vốn sản xuất kinh doanh của công ty 43

3.2.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 45

3.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá công tác thanh toán tại Công ty TNHH dịch vụ thương mại và xây dựng Thuận Tường Ân 47

3.3. Nội dung và các hình thức thanh toán trong quan hệ thanh toán với khách hàng 48

3.4. Nội dung và hình thức thanh toán trong quan hệ thanh toán với nhà cung ứng 51

3.5. Nội dung và hình thức thanh toán trong quan hệ thanh toán với Nhà nước 54

3.5.1. Thanh toán thuế GTGT 54

3.5.2. Thanh toán thuế TNDN 56

3.5.3. Thanh toán thuế môn bài 57

3.6. Thực hiện thanh toán trong nội bộ Công ty 58

3.7. Đánh giá chung về Công ty và công tác thanh toán tại Công ty 60

3.7.1. Những ưu điểm 60

3.7.2. Một số hạn chế 61

3.7.3. Đề xuất 61

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63

4.1. Kết luận 63

4.2. Kiến nghị 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

PHỤ LỤC 67

 

 

doc90 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1381 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nội dung và các hình thức thanh toán trong công ty TNHH dịch vụ thương mại và xây dựng thuận Tường Ân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng bên bán (4) (3) (1) (8) (2) (7) (6) (5) Quá trình thanh toán bằng thư tín dụng được thực hiện theo sơ đồ sau: Sơ đồ 7: Quá trình luân chuyển chứng từ theo thư tín dụng (1) Bên mua lập giấy tờ xin mở thư tín dụng gửi đến Ngân hàng phục vụ mình. Nếu tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng không đủ tiền thì cần có kèm theo đơn đơn xin vay Ngân hàng để mở thư tín dụng; (2) Ngân hàng bên mua trích tài khoản của bên mua hoặc cho vay để mở thư tín dụng và thông báo cho Ngân hàng bên bán biết về nội dung thư tín dụng của bên bán; (3) Ngân hàng bên bán báo cho bên bán biết đã mở thư tín dụng tại Ngân hàng; (4) Bên bán khi nhận được thông báo sẽ giao hàng hoá, dịch vụ cho bên mua kèm theo các hoá đơn và giấy tờ cần thiết; (5) Bên bán nộp hoá đơn và giấy tờ cần thiết vào Ngân hàng phục vụ mình yêu cầu thanh toán; (6) Ngân hàng bên bán chuyển tiền từ thư tín dụng vào tài khoản của bên bán kèm theo chứng từ và gửi giấy báo có cho bên bán. (7) Ngân hang bên bán chuyển cho Ngân hàng bên mua giấy báo đã trả tiền theo thư tín dụng; (8) Ngân hàng bên mua ghi nợ vào tài khoản thư tín dụng của bên mua và gửi giấy báo nợ cho bên mua; d. Thanh toán bằng Ngân phiếu Ngân hàng Ngân hàng nhà nước phát hành các ngân phiếu thanh toán sau đó xuất kho và đưa qua sở giao dịch. Các tổ chức tài chính trung gian lĩnh Ngân phiếu thanh toán tại các sở giao dịch của Ngân hàng Trung ương và tiến hành phân phối cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu. Các tổ chức, cá nhân nắm giữ Ngân phiếu có thể sử dụng Ngân phiếu để trả nơ, nộp thuế , mua hàng hoá, dịch vụ…trong thời hạn hiệu lực ghi trên tờ Ngân phiếu. Nếu các đơn vị, cá nhân, doanh nghiệp nộp tờ Ngân phiếu đó vào Ngân hàng sẽ nhân được tiền mặt hoặc chuyển số tiền trên Ngân phiếu vào tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng. Sau quá trình luân chuyển, ngân phiếu được giữ lại ở các Ngân hàng thương mại, kho bạc, các tổ chức tín dụng khi hết hiệu lực thanh toán sau đó được chuyển vào kho tiền của Ngân hàng Trung ương. e. Thanh toán bằng thẻ thanh toán Thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do Ngân hàng phát hành, thẻ cấp cho khách hàng sử dụng để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc để rút tiền mặt ở các máy rút tiền tự động hay các Ngân hàng đại lý trong phạm vi số dư của tài khoản tiền gửi hay hạn mức tín dụng được ký kết giữa Ngân hàng phát hành thẻ với chủ thẻ. Hoá đơn thanh toán thẻ chính là giấy nhận nợi của chủ thẻ với cơ sở chấp nhận thẻ. * Quy trình phát hành thẻ Chủ thể Chủ tài khoản Ngân hàng phát hành (4) (3) (2) (1) Sơ đồ 8. Quy trình phát hành thẻ (1) Khách hàng nộp hồ sơ yêu cầu phát hành thẻ cho Ngân hàng phát hành (2) Ngân hàng kiểm tra hồ sơ theo quy định (3) Sau khi hồ sơ được chấp nhận Ngân hàng mở tài khoản thẻ cho khách hàng, lập hồ sơ quản lý thẻ, tiến hành mã hoá thẻ, xác định số pin và in thẻ (4) Ngân hàng tiến hành giao thẻ cho khách Chủ thể Cơ sở chấp nhận Tổ chức thẻ quốc tế quô Ngân hàng thanh toán Ngân hàng phát hành (10) (9) (7) (8) (5) (6) (3) (4) (2) (1) * Quá trình thanh toán thẻ Sơ đồ 9. Quá trình thanh toán thẻ (1) Chủ thẻ dùng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc rút tiền mặt tại cơ sở chấp nhận thẻ hoặc tại Ngân hàng đại lý; (2) Cơ sở chấp nhận thẻ hoặc Ngân hàng đại lý khi nhận được thẻ từ khách hàng phải kiểm tra lại tính hợp lý, hợp lệ của thẻ như: logo, biểu tượng, ký hiệu đặc biệt, thời hạn hiệu lực, các yếu tố in nổi trên thẻ…nếu hợp lệ thì tiến hành thanh toán; (3) Cơ sở chấp nhận thẻ hoặc Ngân hàng đại lý gửi hoá đơn thẻ cho Ngân hàng thanh toán; (4) Ngân hàng thanh toán ghi có vào tài khoản của cơ sở chấp nhận thẻ hoặc Ngân hàng đại lý; (5) Ngân hàng thanh toán tổng hợp toàn bộ các giao dịch phát sinh từ thẻ và truyền dữ liệu về tổ chức thẻ quốc tế (trường hợp thẻ thanh toán là thẻ quốc tế); (6) Tổ chức quốc tế ghi Có cho Ngân hàng thanh toán; (7) Tổ chức quốc tế ghi Nợ cho Ngân hàng phát hành thẻ; (8) Ngân hàng phát hành thẻ ghi Có cho tổ chức thẻ quốc tế; (9) Ngân hàng phát hành gửi sao kê cho chủ thẻ; (10) Chủ thẻ thanh toán nợ cho Ngân hàng phát hành thẻ hoặc Ngân hàng phát hành thẻ sẽ ghi Nợ vào tài khoản của chủ thẻ trong trường hợp chủ thẻ có tài khoản mở tại Ngân hàng phát hành; Thanh toán bằng thẻ rất phổ biến ở nước ta, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế nhất là trong bối cảnh hội nhập khu vực và thể giới của nước ta hiện nay. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp chung 2.2.1.1. Phương pháp duy vật biện chứng Là phương pháp đánh giá hiện tượng kinh tế xã hội dựa trên cơ sở nhìn nhận, xem xét mọi vấn đề trong mối quan hệ biện chứng giữa sự vật và hiện tượng. Chúng tác động qua lại ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình tồn tại và phát triển. Vận dụng phương pháp này trong đề tài nghiên cứu mối quan hệ biện chứng của công tác kế toán thanh toán với các hiện tượng khác trong sự vận động và phát triển. 2.2.1.2. Phương pháp duy vật lịch sử Phương pháp này đòi hỏi người nghiên cứu phải đặt các vấn đề nghiên cứu trong giai đoạn lịch sử cụ thể. 2.2.2. Phương pháp chuyên môn 2.2.2.1. Phương pháp thống kê kinh tế * Phương pháp thu thập tài liệu + Tài liệu thứ cấp: Những số liệu này chủ yêu được lấy từ sách, báo, mạng internet, tạp chí thống kê, các niên giám thống kê, các báo cáo sổ sách kế toán của công ty, kết quả nghiên cứu từ năm trước…và các tài liệu khác có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. + Tài liệu sơ cấp: Thu thập tài liệu chưa sẵn có bằng cách phỏng vấn trực tiếp những người có liên quan mà cụ thể là cán bộ công nhân viên trong phòng kế toán của công ty. * Phương pháp xử lý số liệu: Chủ yếu xử lý số liệu trên máy vi tính. * Phương pháp phân tích thống kê: Sử dụng thống kê mô tả bằng lời kết hợp với so sánh các số tuyệt đối, so sánh số tương đối, số bình quân để thấy được tình hình biến động về lao động, vốn, kết quả sản xuất kinh doanh …trong công ty qua các năm. 2.2.2.2. Phương pháp chuyên gia Là phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở tham khảo ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực sản xuất cơ khí, đúc, lĩnh vực kinh tế, kế toán…Phương pháp này được tiến hành bằng cách phỏng vấn trực tiếp hoặc gián tiếp. Thông qua ý kiến của các chuyên gia, chúng ta định hướng cho công tác và đưa ra những kiến nghị phù hợp với tình hình thực tế của công ty. 2.2.2.3. Phương pháp hạch toán kế toán * Phương pháp lập chứng từ: Lập chứng từ kế toán là phương pháp phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã hoàn thành bằng giấy tờ theo một mẫu quy định. Chứng từ kế toán là bằng chứng bằng giấy tờ để chứng minh cho một nghiệp vụ kinh tế phát sinh và hoàn thành. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải lập chứng từ kế toán mới có căn cứ hợp pháp để làm số liệu ghi chép vào các sổ sách kế toán. * Phương pháp cân đối: Là phương pháp phản ánh tổng quát tình hình tài sản theo hai cách phân loại: - Phân loại theo kế cấu của tài sản - Phân loại theo nguồn hình thành tài sản Bảng cân đối sử dụng thước đo giá trị để xác định các loại vốn tại một thời điểm nhất định. Thông qua bảng cân đối kế toán ta có thể xem xét được một cách toàn diện tình hình phân bổ và sử dụng vốn của doanh nghiệp. 2.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu Chỉ tiêu tổng hợp phản ánh và phân tích mức độ của hiện tượng: số tương đối, số tuyệt đối. Chỉ tiêu phản ánh và phân tích tình hình biến động của hiện tượng: tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH dịch vụ thương mại và xây dựng Thuận Tường Ân 3.1.1. Giới thiệu chung về Công ty Công ty TNHH dịch vụ thương mại và xây dựng Thuận Tường Ân được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103006358 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Địa chỉ trụ sở: P.203E1B - Khu TT Kim Liên - Phương Mai - Hà Nội Điện thoại: 0422424360 E - mail: Thuantuongan@gmail.com Số vốn điều lệ là 1.000.000.000 đồng Lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty là đúc, cơ khí đúc. Công ty sản xuất các máy nông nghiệp, công nghiệp, thép ống hoặc sản xuất các chi tiết máy theo đơn đặt hàng, đối tượng khách hàng mà Công ty luôn hướng tới là tất cảc các cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu. Từ khi thành lập đến nay Công ty gặp nhiều khó khăn do sản xuất chưa ổn định và do chưa tận dụng hết công suất máy móc, tuy nhiên đến năm 2008 tình hình sản xuất của Công ty đã tương đối ổn định. Công ty đã tìm được chỗ đứng cho mình trong lĩnh vực sản xuất máy nông nghiệp. Cuối năm 2008, lợi nhuận sau thuế của Công ty đạt 26 326 655 Đồng Việt Nam . Đây là con số khá khiêm tốn nhưng đó là kết quả cố gắng của tất cả tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. Để tồn tại và đứng vững trong nền kinh tế thị trường, Công ty đã tổ chức lại sản xuất, bố trí lại lao động, đầu tư thiết bị cho sản xuất, nghiên cứu và chế tạo ra nhiều loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu từng khách hàng. Công ty luôn coi trọng chính sách, mục tiêu chất lượng sản phẩm của mình để cung ứng sản phẩm, dịch vụ thoả mãn nhu cầu của khách hàng. 3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty TNHH dịch vụ thương mại và xây dựng Thuận Tường Ân Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty là đúc, cơ khí đúc, sản xuất máy nông nghiệp, công nghiệp và các chi tiết máy nông nghiệp, công nghiệp, thép ống. Để làm tốt chức năng trên thì nhiệm vụ chủ yếu của công ty trong những năm tới là: + Nâng cao chất lượng, tính năng, kiểu dáng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. + Mở rộng quy mô sản xuất. + Đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân, không ngừng áp dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất. + Xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn. + Thực hiện tốt các nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, với người lao động 3.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH dịch vụ thương mại và xây dựng Thuận Tường Ân - Bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng. - Giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất về việc điều hành và tổ chức mọi hoạt động của Công ty. Ngoài việc uỷ quyền cho các phó giám đốc, giám đốc Công ty còn trực tiếp chỉ đạo phòng tài chính kế toán, chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Phó giám đốc kỹ thuật sản xuất: Quản lý về mặt kỹ thuật của các xí nghiệp sản xuất, chịu trách nhiệm trước công ty. - Phó giám đốc kinh doanh: phụ trách toàn bộ kế hoạch sản xuất của toàn công ty. - Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán, quản lý tài chính của công ty theo quy định của Nhà nước, theo dõi tình hình sử dụng vốn, tình hình thu - chi, kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Phân tích hoạt động kinh tế để cung cấp thông tin cho lãnh đao, lập báo cáo tài chính. - Phòng kinh doanh tổng hợp: Lên kế hoạch kinh doanh cho toàn công ty, tiến hành các hoạt động nghiên cứu, đánh giá nhu cầu của khách hàng để xác định chiến lược kinh doanh cho công ty. Tổ chức hợp lý việc quản lý nguồn hàng, thực hiện ký kết hợp đồng với bạn hàng. - Phòng tổ chức hành chính: Quản lý hành chính, phân bổ mạng lưới kinh doanh, hợp lý hoá việc sử dụng nguồn nhân lực cho các phòng ban trong toàn công ty. - Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ nghiên cứu và trực tiếp chỉ đạo về kỹ thuật cho xí nghiệp sản xuất của công ty. GIÁM ĐỐC Phó.GĐ kỹ thuật sản xuất Phó.GĐ kinh doanh Phòng kỹ thuất Xí nghiêp sản xuất Phòng kinh doanh tổng hợp Phòng kế toán tài chính Phòng tổ chức hành chính GIÁM ĐỐC Phó.GĐ kỹ thuật sản xuất Phó.GĐ kinh doanh Phòng kỹ thuất Xí nghiêp sản xuất Phòng kinh doanh tổng hợp Phòng kế toán tài chính Phòng tổ chức hành chính Sơ đồ 10: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH dịch vụ thương mại và xây dựng Thuận Tường Ân Qua mô hình quản lý này Công ty đã đảm bảo được công tác quản lý, điều hành, phát huy được tính chủ động và sáng tạo trong sản xuất và kinh doạn, giúp Giám đốc chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong toàn Công ty 3.1.4. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Công ty TNHH dịch vụ thương mại và xây dựng Thuận Tường Ân là một đơn vị hạch toán độc lập. Xuất phát từ những điều kiện thực tế về đặc điểm tổ chức sản xuất và kinh doanh, trình độ quản lý, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức kế toán phân tán. Công ty sử dụng các phần mền kế toán trong việc hạch toán nên bộ máy kế toán của công ty gọn nhẹ. đơn giản, tiết kiệm chi phí, giảm bớt các công việc cho nhân viên kế toán - Nhiệm vụ của phòng kế toán: Phòng kế toán có nhiệm vụ thu thập, xử lý chứng từ, ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, liên tục. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết quả công tác tài chính kế toán của Công ty, quản lý toàn diện về mặt tài chính của Công ty, chấp hành đúng quy chế và pháp lệnh quản lý tài chính của Nhà nước. Có quyền đề xuất với Giám đốc những biệm pháp nhằm quản lý chặt chẽ tài sản, tiền vốn và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Kế toán trưởng - Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tại công ty như sau: Kế toán tổng hợp Kế toán thuế Kế toán thanh toán Thủ quỹ Kế toán xí nghiệp Sơ đồ 11. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tại công ty - Kế toán trưởng: Là người điều hành công tác kế toán tại Công ty, giám sát, chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động tài chính của đơn vị, có vai trò tham mưu cho tổng giám đốc trong công việc tham gia các kế hoạch tài chính và các hợp đồng công ty. Chịu trách nhiệm trước cấp trên về toàn bộ số liệu kế toán có liên quan. - Kế toán tổng hợp: Làm nhiệm vụ tổng hợp các số liệu kế toán từ kế toán thanh toán và các bộ phận liên qua. Sau đó tính toán, tổng hợp các số liệu liên quan tới tiền lương, thuế, tính giá thành sản phẩm. - Kế toán thuế: theo dõi việc kê khai nộp thuế của doanh nghiệp, hoàn tất các thủ tục về chứng từ để kê khai nộp thuế. - Kế toán thanh toán: Thực hiện xử lý và hạch toán các nghniệp vụ phát sinh hàng ngày vào sổ kế toán, đồng thời đối chiếu các khâu phân hành kế toán và kế toán tổng hợp. Cuối mỗi tháng, quý, năm kiểm tra đối chiếu hồ sơ chứng từ thanh toán trước khi trình ký, thực hiện các hồ sơ thanh toán qua Ngân hàng và kiểm tra theo dõi số dư nợ tiền gửi, tiền vay. - Kế toán xí nghiệp: Thực hiện hạch toán kế toán toàn xí nghiệp. - Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt của công ty, chịu trách nhiệm mở sổ theo dõi tiền mặt tại quỹ, ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự các khoản thu, chi của công ty. 3.1.5. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty - Công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006. - Niên độ kế toán bắt đầu từ 1/1 kết thúc vào 31/12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng tiền tệ: Đồng Việt Nam. - Chế độ kế toán áp dụng: Doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Công ty thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Công ty luôn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước một cách đầy đủ và đúng chế độ quy định của Nhà nước. - Hệ thống chứng từ công ty sử dụng được ban hành của Bộ Tài chính bao gồm phiếu thu - phiếu chi, phiếu nhập kho - phiếu xuất kho, hoá đơn bán hàng, bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá mua vào, bán ra… - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kê toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. * Hình thức kế toán: Kế toán máy Do đặc điểm về hoạt động kinh doanh, lượng nghiệp vụ phát sinh nhiều. Vì vậy, hình thức kế toán áp dụng hiện nay tại công ty là hình thức kế toán máy, phần mền kế toán sử dụng tại công ty là…. - Hàng ngày khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán lập chứng từ gốc để thu nhận thông tin. Chứng từ gốc kế toán ghi vào sổ quỹ hoặc thẻ kho và các sổ kế toán chi tiết phục vụ cho việc quản lý tài sản của doanh nghiệp, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy tính.Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán chi tiết, nhật ký chung, sổ cái tài khoản, bảng tổng hợp chi tiết. - Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ), lập bảng cân đối tài khoản, lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định. Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay. TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH SỔ KẾ TOÁN - Sổ kế toán chi tiết - Bảng tổng hợp chi tiết CHỨNG TỪ GỐC Sổ quỹ, thẻ kho - Bảng cân đối tài khoản - Báo cáo tài chính PHẦN MỀM KẾ TOÁN MÁY VI TÍNH Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 12. Trình tự ghi sổ kế toán của công ty 3.2. Tình hình cơ bản của Công ty 3.2.1. Tình hình lao động của công ty Lao động là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh, nó tác động trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh. Việc sử dụng lao động như thế nào cho hợp lý, hiệu quả là vấn đề mà mọi doanh nghiệp quan tâm. Sử dụng tốt nguồn lao động sẽ là thế mạnh của bất cứ doanh nghiệp nào. Bảng 3.1: Tình hình lao động của công ty qua 3 năm (2006 - 2008) STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh Số lượng (Người) Cơ cấu (%) Số lượng (Người) Cơ cấu (%) Số lượng (Người) Cơ cấu (%) 2007/2006 2008/2007 BQ Tổng số lao động 230 100 256 100 290 100 111,30 113,28 112,29 1 - Theo giới tính + Nam + Nữ 140 90 60,8 39,2 145 111 56,6 43,4 162 128 55,7 44,3 103,57 123,33 107,64 119,32 107,64 119,32 2 - Theo tính chất công việc + Lao động trực tiếp + Lao động gián tiếp 160 70 69,6 30,4 165 91 64,5 35,5 172 118 59,3 40,7 103,12 130 103,68 129,83 103,68 129,83 3 - Phân theo trình độ + Đại học + Cao đẳng và trung cấp + Công nhân 25 30 175 10,9 13,0 76,1 32 35 189 12,5 13,7 73,8 53 42 195 18,3 14,5 67,2 128 116,67 108 146,81 120 103,17 137,41 118,33 105,58 Nguồn: Phòng tài chính - Kế toán Biểu đồ 1: Tình hình lao động của Công ty qua 3 năm (2006 - 2008) Tuy nhiên, việc sử dụng lao động lại tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Là công ty vừa sản xuất, vừa kinh doanh, khối lượng lao động của công ty khá ổn định, ty nhiên công ty vẫn sử dụng lao động thời vụ tuỳ thuộc vào số lượng đơn đặt hàng, vì vậy số lượng lao động của công ty thay đổi theo từng thời kỳ nhất định. Qua bảng 3.1 “Tình hình lao động của Công ty qua ba năm 2006 – 2008” ta thấy, lực lượng lao động có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2007 tăng 11,3% so với năm 2006, năm 2008 tăng 13,28% so với năm 2007, bình quân ba năm tăng 12,29%. Xét về trình độ lao động: trình độ lao động đại học, cao đẳng và trung cấp có xu hướng tăng. Năm 2007, số lao động có trình độ đại học tăng 28% so với năm 2006, năm 2008 tăng 46,81% so với năm 2007, bình quân ba năm tăng 37,41%. Số lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp năm 2007 tăng 16,67% so với năm 2006, năm 2008 tăng 20% so với năm 2007, bình quân 3 năm tăng 18,33%. Lực lượng lao động của Công ty ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. 3.2.2. Vốn sản xuất kinh doanh của công ty Nguồn vốn cũng là yếu tố rất quan trọng trong quá trình SXKD của doanh nghiệp. Vốn không những có vai trò duy trì sản xuất, tạo sự lưu thông của hàng hoá, dich vụ trong chuỗi vận động hàng hoá mà còn thể hiện quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Đối với hoạt động thanh toán nói chung, nguồn vốn có vai trò quan trọng. Nếu nguồn vốn đủ lớn thì Công ty mới đủ khả năng thanh toán. Qua bảng 3.2 “Tình hình vốn kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2006 – 2008” ta thấy, nguồn vốn kinh doanh của Công ty có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2007 giảm 2,01% so với năm 2006 nhưng năm 2008 lại tăng 130,02 so với năm 2007, bình quân ba năm vẫn tăng 61,01%. Xét về mặt tài sản, nguồn vốn: TSCĐ và ĐTDH của Công ty tăng qua các năm. Năm 2007 tăng 24,57% so với năm 2006, năm 2008 tăng 96,29% so với năm 2007, bình quân ba năm tăng 4,37%. TSLĐ và ĐTNH của Công ty năm 2007 giảm 2,35% so với năm 2006 nhưng năm 2008 tăng 103,93% so với năm 2007, bình quân ba năm tăng 50,79%. Xét về mặt nguồn, vốn: vốn CSH có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2007 tăng 1,64% so với năm 2006, năm 2008 tăng 2,51% so với năm 2007, bình quân ba năm tăng 2,01%. Nợ phải trả có xu hướng tăng nhanh, Năm 2007 giảm 4,85% so với năm 2006 nhưng năm 2008 lại tăng 239,42%, bình quân tăng 217,28%. Năm 2008, Công ty chủ yếu sử dụng vốn chiếm dụng của các đối tác khác thể hiện ở số nợ phải trả rất lớn và tăng nhanh năm 2008. Bảng 3.2: Tình hình vốn kinh doanh của công ty qua ba năm (2006 - 2008) Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh Số tiền % Số tiền % Số tiền % 2007/2006 2008/2007 BQ Tổng số 2362683023 100 2315235479 100 5371894172 100 97,99 230,02 165,01 I. Phân theo tài sản 2362683023 100 2315235479 100 5371894172 100 97,99 230,02 165,01 1. TSLĐ và ĐTNH 2333004910 98,74 2278262708 98,4 4646148272 86,48 97,65 203,93 150,79 2. TSCĐ và ĐTDH 29678113 1,26 36972771 1,6 725745900 13,52 124,57 196,29 104,37 II. Phân theo nguồn vốn 2362683023 100 2315235479 100 5371894172 100 97,99 230,02 165,01 1. Vốn CSH 1032531528 43,7 1049538396 45,33 1075865053 20,03 101,64 102,51 102,01 2. Nợ phải trả 1330151495 56,3 1265697083 54,67 4296029119 79,97 95,15 339,42 217,28 Nguồn: Phòng tài chính - Kế toán Biểu đồ 2: Tình hình vốn kinh doanh của Công ty qua 3 năm (2006 - 2008) 3.2.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Kết quả SXKD là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Nếu kết quả này tốt chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn hiệu quả sẽ thu hút được nhiều sự quan tâm đầu tư của các đối tác khác và ngược lại, nếu kết quả trên không tốt chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn thu lỗ, cần phải có biệm pháp khắc phục và đẩy mạnh sản xuất. Qua bảng 3.3 " Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua ba năm 2006 - 2008" ta thấy, năm 2006 tổng doanh thu thuần là 6903837528 Đồng, năm 2007 là 7487779562 Đồng tăng so với năm 2006 là 538942034 Đồng tương ứng với 8,45%. Năm 2008 tăng so với năm 2007 là 66,56% tương ứng với 4983899698 Đồng. Mặc dù doanh thu của công ty tăng cao qua các năm nhưng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh lại thấp do chi phí quản lý doanh nghiệp và giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của doanh thu. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty qua ba năm giảm, năm 2006 là 30319414 đồng, năm 2007 là 17006868 Đồng, giảm 43,91% so với năm 2006, năm 2008 là 26323357 Đồng tăng 54,8% tương ứng với 9319789 Đồng so với năm 2007, nhưng so với năm 2006 thì giảm 3,17% tương ứng với 3992757 Đồng. Bảng 3.3: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua ba năm (2006 2008) Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 07/06 08/07 Chênh lệch % Chênh lệch % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 6.933.038.028 7458579062 12471679264 525541034 107,58 5013100198 167,21 2. Các khoản giảm trừ 29200500 (29200500) - - - - 3. DT thuần về bàn hàng và cung cấp dịch vụ 6903837528 7487779562 12471679264 538942034 108,45 4983899698 166,56 4. Giá vốn hàng bán 6217847589 6827514467 11304901287 609666878 109,81 4477396813 165,57 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 685989939 660265095 1166777977 (25724844) 96,25 506512882 176,71 6. DT hoạt động tài chính 2012498 7577418 4848668 5564920 376,52 (2728750) 63,99 7. Chi phí tài chính Trong đó: Chi phí lãi vay 60439148 60439148 278897104 287897104 - - - - 227457956 227457956 461,45 461,45 8. Chi phí quản lý kinh doanh 644392140 587574715 855652482 (56817415) 91,18 277077676 145,62 9. Tổng LN thuần từ HĐKD 43610297 19828650 37077059 (23781647) 45,47 17248409 186,98 10. Thu nhập khác 3792000 - - - - 11. Chi phí khác 1500000 512257 - - - - 12. LN khác (1500000) 3792000 (512257) - - - - 13. Tổng LN kế toán trước thuế 42110297 23620650 36564802 (18489647) 56,09 12944152 154,8 14. Chi phí thuế TNDN 11790883 6613782 10238145 (5177101) 56,09 3624363 154,8 15. LN sau thuế TNDN 30319414 17006868 26326657 (13312546) 56,09 9319789 154,8 Nguồn: Phòng tài chính kế toán 3.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá công tác thanh toán tại Công ty TNHH dịch vụ thương mại và xây dựng Thuận Tường Ân Để đánh giá được khả năng thanh toán của Công ty chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu một số chỉ tiêu về hệ số khả năng thanh toán của Công ty. Từ đó đưa ra kết luận về trạng thái hoạt động của Công ty tại thời điểm đầu năm 2009. Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu về hệ số khả năng thanh toán của Công ty năm 2008 STT Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm So sánh 1 Hệ số nợ so với tổng vốn CSH 3,99 1,21 -2,78 2 Hệ số nợ so với tổng tài sản 0,8 0,55 -0,25 3 Tỷ lệ thanh toán nhanh 0,84 0,74 -0,1 4 Tỷ lệ các khoản phải thu so với phải trả 0,75 0,71 -0,04 Hệ số nợ so với tổng vốn CSH = Tổng nợ phải trả Tổng vốn CSH + Hệ số nợ so với tổng vốn CSH Qua bảng 3.4 ta thấy, hệ số nợ với vốn CSH đầu năm 2008 là 3,99, cuối năm giảm xuống còn 1,21 chứng tỏ số nợ phải trả của Cô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc63. Trang bai sua ngay15.doc
Tài liệu liên quan