Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản CAFATEX

Mặt hàng tôm đông block và cá đông block của công ty chủ yếu xuất khẩu ở thị trường Nhật Bản và thị trường Mỹ, tại hai thị trường này sản lượng tôm và cá đông block tiêu thụ rất mạnh chiếm khoảng hơn 1/2 số sản lượng đông block xuất khẩu. Mặt hàng tôm đông block có sản lượng tiêu thụ luôn cao hơn mặt hàng cá đông block nhưng giá bán của mặt hàng này giảm mạnh, chính điều này cũng đã góp phần làm giảm đi phần nào lợi nhuận của công ty. Ca da trơn của Việt Nam đangc ó lợi thế trên thị trường, do đó trong những năm sắp tới công ty sẽ ký những hợp đồng với các loại sản phẩm cá đông truyền thống nhiều hơn để gia tăng doanh thu lẫn lợi nhuận cho công ty.

doc90 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1532 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản CAFATEX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cung cấp dịch vụ chiếm một phần lớn trong tổng doanh thu nên đã tác động cho toàn cục năm 2005 và năm 2006. Do đó chính nhân tố doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm đã quyết định nên tổng doanh thu năm 2005 giảm so với năm 2004 và năm 2006 giảm so với năm 2005 4.2.1.1 Phân tích doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ qua 3 năm Bảng 4.3: DOANH THU THUẦN BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ QUA 3 NĂM (2004 – 2006) Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2005/2004 Chênh lệch 2006/2005 2004 2005 2006 Mức % Mức % Doanh thu thuần BH & CCDV + Doanh thu bán thành phẩm + Doanh thu cung cấp dịch vụ + Doanh thu bán xe, cano 1.261.060,68 1.258.709,81 2.350,87 0 1.050.796,75 1.045.006,79 1.845,71 3.944,25 884.003,97 877.714,13 3.251,39 3.038,45 (210.263,93) (213.703,02) (505,16) 3944,25 (16,67)) (16,98)) (21,49)) 0 (166.792,78) (167.292,66) 1.405,68 (905,80) (15,87) (16,00) 76,16 29,97 ĐVT: Triệu đồng (Nguồn: Phòng kế toán) Xem xét doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ qua từng năm. Năm 2005 so với năm 2004 do doanh thu bán thành phẩm giảm 16,98% tức giảm 213.703,02 triệu đồng và doanh thu cung cấp dịch vụ giảm 505,16 triệu đồng tức giảm 21,49% nên đã làm cho doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 16,67% tức giảm 210.263,93 triệu đồng. Trong năm 2005 và 2006 doanh thu bán thành phẩm giảm 16% tức giảm 167.292,66 triệu đồng, trong 2 năm này công ty bán xe và cano nên bổ sung được thêm một nguồn thu cho công ty nên làm cho doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2006 so với năm 2005 giảm nhẹ hơn (15,875) tương đương với số tiền là 166.792,78 triệu đồng. 4.2.1.2 Phân tích tình hình doanh thu từ hoạt động tài chính Bảng 4.4: DOANH THU TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN (04 – 06) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái 4.140,54 4.183,02 3.229,35 Thu lãi tiền gửi ngân hàng, lãi trong thanh toán chậm 59,24 1.940,84 4.508,01 Tổng 4.199,78 6.123,86 7.737,36 (Nguồn: Phòng kế toán) Bảng 4.4 cho ta thấy doanh thu hoạt động tài chính của công ty tăng, lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm và tiền thu lãi từ tiền gửi ngân hàng tăng. Cụ thể là: + Năm 2004 là 4.199,78 triệu đồng. Trong đó lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái chiếm tới 98,59%, tiền thu lãi từ tiền gửi ngân hàng chỉ chiếm 1,41% trong tổng doanh thu từ hoạt động tài chính. + Năm 2005 là 6.123,86 triệu đồng tăng 1.924,08 triệu đồng so với năm 2004. Trong đó lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái chiếm 68,31%, tiền thu lãi từ tiền gửi ngân hàng chiếm 31,69% + Đến năm 2006 đạt đến 7.737,36 triệu đồng, trong đó lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái chiếm 41,74% và thu lãi từ tiền gửi ngân hàng và lãi trong thanh toán chậm tăng với tốc độ khá cao chiếm 58,26%. 4.2.2 Phân tích tình hình doanh thu theo cơ cấu sản phẩm của công ty giai đoạn (2004 – 2006) Do Cafatex xuất khẩu gần như 100% sản phẩm của mình, sản lượng bán ra ở thị trường nội địa ít và không ảnh hưởng nhiều đến doanh thu của công ty. Để thuận tiện cho việc tính toán nên phần giá bán trong bảng 4.5 là giá bán bình quân của thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu. Bảng 4.5: TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN (2004 – 2006) Mặt hàng Sản lượng bán ra (tấn) Giá bán/sảnphẩm (USD) Doanh thu (ngàn USD) 2004 2005 2006 2004 2005 2006 2004 2005 2006 Tôm đông block 1.539,19 1.726,62 2.379,12 13,8648 11,4580 7,9593 21.340,69 19.783,56 18.936,26 Cá đông block 626,05 811,66 1.156,08 3,0316 2,9167 2,4333 1.897,95 2.367,34 2.813,11 Tôm đông 4.766,11 3.074,36 3.868,15 11,8646 11,0504 6,2226 56.548,25 33.973,18 24.082,01 Cá đông 4.484,46 3.194,24 3.263,21 3,3206 3,5386 3,0668 14.891,03 11.303,39 10.012,13 Khác 46,32 42,68 45,03 1,6103 1,1206 1,2891 74,59 47,83 58,05 Tổng 11.462,13 8.849,56 10.711,59 94.752,51 67.475,30 55.901,56 (Nguồn: Phòng kế toán) Từ bảng 4.5 ta có thể nhận xét như sau: Qua 3 năm các loại sản phẩm tạo ra thu nhập cho công ty đều có biến động. Mặt hàng tôm đông chiếm tỷ trọng cao nhất, nó chiếm khoảng 1/2 doanh thu trong 3 năm: Sản lượng bán ra năm 2004 là 4.766,11 tấn với giá bán 11,8646 USD/Kg, năm 2005 bán được 3.074,25 tấn với giá 11,0504 USD/Kg, năm 2006 bán 3.868,15 tấn với giá 6,2226 USD/Kg. Qua đó ta có thể thấy doanh thu của mặt hàng tôm đông giảm dần năm 2004 đạt 56.548,25 ngàn USD nhưng đến năm 2006 chỉ còn 24.082,01 ngàn USD mặc dù trong năm này sản lượng bán ra nhiều hơn năm 2005 nhưng doanh thu vẫn thấp hơn do công ty phải bán với giá thấp để cạnh tranh với đối thủ. Những mặt hàng khác như là: Tôm đông block, cá đông block, cá đông…. cũng vậy dù sản lượng bán ra như thế nào thì giá bán cũng giảm hơn so với năm 2004 và giảm mạnh nhất vào năm 2006. Vì thế nó đã góp làm cho tổng doanh thu của công ty giảm dần qua 3 năm, tuy nhiên ta cũng có thể thấy rằng giá bán của mặt hàng cá giảm nhẹ hơn các lọai mặt hàng tôm nhưng tôm chính là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của doanh nghiệp 4.2.3 Phân tích tình hình dự trữ hàng hóa Vòng quay hàng tồn kho là chỉ tiêu kinh doanh khá quan trọng bởi vì sản xuất dự trữ hàng hóa để tiêu thụ nhằm đạt mục đích doanh số và lợi nhuận như mong muốn trên cơ sở đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Bảng 4.6: TÌNH HÌNH DỰ TRỮ HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM (2004 – 2006) Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 2005 2006 1. Giá vốn hàng bán Triệu đồng 1.106.368,38 939.762,67 811.121,54 2. Hàng tồn kho bình quân Triệu đồng 264.075,40 328.722,67 261.188,72 3. Vòng quay hàng tồn kho (1)/(2) vòng 4,19 2,86 3,11 (Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Cafatex)) Theo kết quả phân tích trên ta thấy, vòng quay hàng tồn kho của công ty biến động nhẹ và ở mức thấp. Năm 2004 hàng hóa của công ty bán được nhanh nhất trong 3 năm là 4,19 vòng, cao hơn năm 2005 là 1,32 vòng và năm 2006 là 1,08 vòng. Vòng quay hàng tồn kho của công ty có chiều hướng giảm xuống rồi tăng lên do đó ta thấy rằng nó đang có chiều hướng tốt Tốc độ quay vòng của hàng tồn kho càng cao cho thấy rằng: - Công ty hoạt động đang có hiệu quả trong chừng mực có liên quan đến hàng dự trữ. - Giảm được lượng vốn đầu tư cho hàng dự trữ. - Rút ngắn được chu kỳ hoạt động liên quan đến việc chuyển đổi hàng tồn kho thành tiền mặt. - Giảm bớt được nguy cơ để hàng dự trữ trở thành hàng ứ động. 4.2.4 Phân tích doanh thu kinh doanh theo thị trường tiêu thụ Doanh thu trong hoạt động kinh doanh của công ty được chia thành hai nguồn: Doanh thu từ thị trường trong nước Doanh thu từ xuất khẩu Bảng 4.7: DOANH THU THEO THỊ TRƯỜNG ĐVT: Ngàn USD Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Chênh lệch 05/04 Chênh lệch 06/05 Mức % Mức % Doanh thu nội địa 9.326,18 2.843,68 4.368,65 (6.482,50) (69,50) 1.524,97 53,63 Doanh thu xuất khẩu 85.426,33 64.631,62 51.532,91 (20.793,64) (24,34) (13.098,71) (20,27) Tổng doanh thu 94.752,51 67.475,30 55.901,56 (27.277,21) (28,79) (11.573,74) (17,15) (Nguồn: Phòng kế toán) 4.2.4.1 Doanh thu từ thị trường nội địa Theo nghiên cứu thì thấy rằng mức tiêu dùng của người Việt Nam hiện tại đối với các loại thủy sản ước tính chiếm khoảng 50% về tiêu dùng thực phẩm chứa prôtêin và các trung tâm đô thị lớn như là Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng,… là những thành phố tiêu thụ lượng thủy sản tương đối cao chủ yếu là tại các hệ thống nhà hàng, siêu thị. Với qui mô đô thị hóa hiện tại mỗi năm hệ thống nhà hàng siêu thị sẽ tăng 12%, theo dự đoán ban đầu mới tiếp cận thị trường thì sản lượng cung cấp cho khu vực này chiếm khoảng 1% sản lượng chế biến của Cafatex. Bên cạnh đó cùng với sự giàu lên, hiện đại lên của đời sống kinh tế, dẫn đến xu hướng ở mỗi người dân bắt đầu đề cao cái ngon và cái sang trong bữa ăn của mỗi gia đình nên mức tiêu dùng thực phẩm sẽ ngày một tăng cao, đặc biệt là ngày nay nhân dân đã có xu thế thiên về sử dụng thực phẩm ít béo nên sản phẩm cá, tôm, mực và sản phẩm gốc là thủy sản trở thành loại thực phẩm chiếm phần quan trọng. Chính vì vậy, thời gian qua công ty đã bỏ phí mất phần nào doanh thu và lợi nhuận của mình khi không chú trọng và đẩy mạnh việc mở rộng thị trường nội địa. Hiện nay, công ty đã và đang có nhiều kế hoạch nhằm quảng bá, giới thiệu để đưa sản phẩm thủy sản của công ty đến tay người tiêu dùng trong nước một cách nhanh nhất đồng thời công ty đã tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị chất lượng cao, bao bì mẫu mã đẹp, cung cấp nguyên liệu tươi đóng gói nhỏ hoặc hộp cho các bếp ăn nhà hàng, siêu thị nhằm cung cấp cho hộ gia đình ở nước ta. Qua bảng 4.7 ta thấy phần doanh thu từ thị trường nội địa của công ty thấp hơn nhiều so với doanh thu xuất khẩu. Vào năm 2005 khi tình hình nguyên liệu gặp khó khăn (sản lượng sản xuất ra của công ty ít hơn những năm trước) mà công ty lại không chú trọng nhiều đến thị trường trong nước nên sản lượng của công ty sản xuất ra được hầu như đều tập trung vào thị trường xuất khẩu, vào năm này doanh thu từ thị trường nội địa của công ty so với năm 2004 giảm 6.482,5 ngàn USD tức giảm 69,5%. Đến năm 2006 công ty bắt đầu quan tâm đến thị trường trong nước, dù tình hình nguyên liệu vẫn gặp khó khăn do đó giá trị thu về từ thị trường nội địa của công ty tăng 1.524,97 ngàn USD tức tăng 53,63% so với năm 2005. Bảng 4.8: SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ NỘI ĐỊA THEO CƠ CẤU MẶT HÀNG CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch 2005/2004 Chênh lệch 2006/2005 Sản lượng (tấn) Giá trị (Ngàn USD) Sản lượng (tấn) Giá trị (Ngàn USD) Sản lượng (tấn) Giá trị (Ngàn USD) Giá trị (Ngàn USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (Ngàn USD) Tỷ trọng (%) Sản phẩm thô 191,31 550,49 533,29 1.517,09 609,19 1.640,45 966,6 175,58 123,36 8,13 Tôm đông block 34,95 149,36 35,14 122,35 58,61 185,59 (27,01) (18,08) 63,24 51,69 Cá đông block 156,36 401,13 498,15 1.394,74 550,58 1.454,86 993,61 247,70 60,12 4,31 Sản phẩm cao cấp 2.991,49 8.775,69 496,94 1.326,59 1.147,37 2.728,20 (7.449,10) (84,88) 1.401,61 105,65 Tôm đông 3,31 11,97 15,52 67,00 28,56 112,03 55,03 459,73 45,03 67,21 Cồi điệp 17,67 20,14 42,68 47,83 45,03 58,05 27,69 137,49 10,22 21,37 Nghêu 21,46 40,06 0 0 0 0 (40,06) (100,00) 0,00 0,00 Cá đông 2.949,05 8.703,50 438,74 1.211,76 1.073,78 2.558,12 (7.491,74) (86,07) 1.346,36 111,11 Tổng 3.182,80 9.326,18 1.030,23 2.843,68 1.756,56 4.368,65 (6.482,50) (69,5) 1.524,97 53,63 (Nguồn: Báo cáo Thu mua – Sản xuất – Tiêu thụ của công ty Cafatex) Tình hình tiêu thụ thủy sản của công ty tại thị trường nội địa tương đối thấp, vì thị trường xuất khẩu thủy sản đem đến cho công ty nhiều doanh thu lẫn lợi nhuận hơn thị trường nội địa, nên công ty vẫn chưa tập trung nhiều đến thị trường trong nước. Qua bảng tiêu thụ sản phẩm trên thì ta có thể nói rằng sản phẩm cao cấp tiêu thụ mạnh hơn sản phẩm thô, cụ thể như sau: - Sản phẩm thô:Trong 3 năm (2004 -2006) sản phẩm thô tại thị trường nội địa luôn tăng. Cụ thể: Cá đông block luôn chiếm sản lượng cao hơn tôm đông block. Đối với sản phẩm tôm thì sản lượng tôm năm 2005 so với năm 2004 không có gì thay đổi vẫn là khoảng 35 tấn nhưng giá trị thu về năm 2005 lại thấp hơn năm 2004 (giảm 27,01 ngàn USD) đến năm 2006 thì sản lượng tôm tiêu thụ tại thị trường nội địa tăng lên nên giá trị thu về của năm 2006 tăng 63,24 ngàn USD, tức tăng 51,69%. Còn đối với mặt hàng cá đông block thì sản lượng cá tiêu thụ ngày một tăng, tiêu biểu như năm 2004 thì sản lượng cá đông block tiêu thụ chỉ 156,36 tấn giá trị thu về đạt 401,13 ngàn USD đến năm 2005 sản lượng tiêu thụ đã tăng lên 498,15 tấn (tăng một sản lượng rất lớn) và giá trị thu về đạt 1.394,74 ngàn USD, tăng 247,7% so với năm 2004. Tuy nhiên, vào năm 2006 thì sản lượng tiêu thụ cá đông block tại thị trường nội địa tăng chậm lại, chỉ tăng 4,31% về giá trị so với năm 2005. - Sản phẩm cao cấp: Trong 3 năm (2004 – 2006) tuy sản phẩm cao cấp tiêu thụ mạnh hơn sản phẩm thô nhưng lại có sự biến động liên tục. Vào năm 2004 tổng sản lượng cao cấp tiêu thụ tại thị trường nội địa đạt 2.991,49 tấn nhưng đến năm 2005 giảm xuống đột ngột còn 496,94 tấn sang năm 2006 thì tình hình tiêu thụ khả quan hơn đạt 1.147,37 tấn. Ngoài tôm đông và cá đông thì còn có sản phẩm nghêu và cồi điệp cũng chiếm một sản lượng tiêu thụ tương đối. Từ năm 2004 đến 2006 thì sản lượng tiêu thụ của tôm và cồi điệp tăng, còn sản lượng của sản phẩm nghêu thì mất hẳn vào năm 2005 và cá tiêu thụ tương đối thấp năm 2005 chỉ tiêu thụ được 438,74 tấn đến năm 2006 thì tình hình tiêu thụ cá đông tăng trở lại đạt 1.073,78 tấn. Cá là mặt hàng mang lại cho công ty khá nhiều lợi nhuận và ít vốn, giá bán lại thấp. Vì vậy, công ty nên có những giải pháp đẩy mạnh việc tiêu thụ cá nhiều hơn nữa để doanh thu của công ty ngày một tăng cao. Để thấy rõ hơn sự tăng giảm của sản phẩm thô và sản phẩm cao cấp tăng giảm qua ba năm ta có biểu đồ về tình hình sản lượng tiêu thụ nội địa sau: Tấn Năm Biểu đồ 4.2: SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ NỘI ĐỊA (2004-2006) Từ bảng 4.8 và biểu đồ 4.2 cho thấy về sản lượng tiêu thụ nội địa sản phẩm thô và sản phẩm cao cấp của công ty thì ở thị trường nội địa hai loại sản phẩm này tăng giảm không tương đồng nhau và sản phẩm cao cấp đóng vai trò quan trọng hơn sản phẩm thô nhưng không vì thế mà công ty xem nhẹ sản phẩm thô. Năm 2005 thì sản phẩm thô tăng trong khi đó thì sản phẩm cao cấp lại giảm mạnh, đến năm 2006 thì sản phẩm thô tăng nhẹ hơn sản phẩm cao cấp. Vì vậy, công ty cần phải có những phương pháp quảng cáo và phát triển sản phẩm để sao cho hai sản phẩm này tăng lên một cách đều đặn nhằm phát triển thị trường nội địa ngày càng mạnh. 4.2.4.2 Doanh thu từ thị trường xuất khẩu Do hạn chế số liệu về sản lượng xuất khẩu từng mặt hàng vào một nước cụ thể nên ở đây tôi trình bày dưới 2 bảng: Sản lượng xuất khẩu chung của công ty qua 3 năm và tình hình xuất khẩu chung vào 1 số nước để phân tích. Bảng 4.9: SẢN LƯỢNG XUẤT KHẨU THEO CƠ CẤU MẶT HÀNG CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2004 – 2006) Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch 2005/2004 Chênh lệch 2006/2005 Sản lượng (tấn) Giá trị (Ngàn USD) Sản lượng (tấn) Giá trị (Ngàn USD) Sản lượng (tấn) Giá trị (Ngàn USD) Giá trị (Ngàn USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (Ngàn USD) Tỷ trọng (%) Sản phẩm thô 1.973,93 22.688,15 2.004,99 20.633,81 2.926,01 20.108,92 (2.054,34) (9,05) (524,89) (2,54) Tôm đông block 1.504,24 21.191,33 1.691,48 19.661,21 2.320,51 18.750,67 (1.530,12) (7,22) (910,54) (4,63) Cá đông block 469,69 1.496,82 313,51 972,60 605,5 1.358,25 (524,22) (35,02) 385,65 39,65 Sản phẩm cao cấp 6.305,40 62.738,20 5.814,34 43.997,81 6.029,02 31.423,99 (18.740,39) (29,87) (12.573,82) (28,58) Tôm đông 4.762,80 56.536,28 3.058,84 33.906,18 3.839,59 23.969,98 (22.630,10) (40,03) (9.936,20) (29,30) Cồi điệp 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 Nghêu 7,19 14,39 0,00 0,00 0,00 0,00 (14,39) (100,00) 0,00 0,00 Cá đông 1.535,41 6.187,53 2.755,5 10.091,63 2.189,43 7.454,01 3.904,10 63,10 (2.637,62) (26,14) Tổng 8.279,33 85.426,35 7.819,33 64.631,62 8.955,03 51.532,91 (20.794,73) (24,34) (13.098,71) (20,27) (Nguồn: Báo cáo Thu mua – Sản xuất – Tiêu thụ của công ty Cafatex) Qua số liệu sản lượng tiêu thụ xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng của bảng 4.9 ta thấy: Tổng sản lượng năm 2004 là 8.279,33 tấn đến năm 2005 đạt 7.819,33 tấn giảm 460 tấn nhưng so về giá trị thì giá trị thu về của năm 2005 so với năm 2004 lại giảm đến 20.794,73 ngàn USD tức giảm 24,34% bên cạnh đó cũng có môt số mặt hàng vẫn tăng như tôm đông block và cá đông cao cấp. Đến năm 2006 tổng sản lượng đạt đến 8.955,03 tấn nhưng giá trị thu về lại giảm 13.098,71 ngàn USD tức giảm 20,27% so với năm 2005. Để có cái nhìn tổng quát hơn ta đi sâu nghiên cứu riêng từng mặt hàng thô và mặt hàng cao cấp. - Mặt hàng tôm đông block và cá đông block của công ty chủ yếu xuất khẩu ở thị trường Nhật Bản và thị trường Mỹ, tại hai thị trường này sản lượng tôm và cá đông block tiêu thụ rất mạnh chiếm khoảng hơn 1/2 số sản lượng đông block xuất khẩu. Mặt hàng tôm đông block có sản lượng tiêu thụ luôn cao hơn mặt hàng cá đông block nhưng giá bán của mặt hàng này giảm mạnh, chính điều này cũng đã góp phần làm giảm đi phần nào lợi nhuận của công ty. Ca da trơn của Việt Nam đangc ó lợi thế trên thị trường, do đó trong những năm sắp tới công ty sẽ ký những hợp đồng với các loại sản phẩm cá đông truyền thống nhiều hơn để gia tăng doanh thu lẫn lợi nhuận cho công ty. - Đối với sản phẩm cao cấp thì trong đó mặt hàng tôm đông và cá đông giữ vai trò trung phong trong các mặt hàng xuất khẩu của công ty. Từ năm 2004 đến năm 2006 thì sản lượng xuất khẩu tôm đông và cá đông luôn biến động khi sản phẩm này xuất khẩu tăng thì sản phẩm kia giảm. Sản phẩm cá tra, cá ba sa đông lạnh là mặt hàng mới của công ty, công ty bắt đầu đi vào hoạt động chế biến và xuất khẩu sản phẩm này vào năm 2000 và tới năm 2006 sản phẩm cá đông block đã có mặt tại 16 nước trên thế giới, thị trường chủ lực của Cafatex ở thị trường quen thuộc như Mỹ và EU,… trong đó Mỹ là thị trường quan trọng nhất. Biểu đồ 4.3: SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ XUẤT KHẨU (2004-2006) Nhìn chung, qua biểu đồ 4.3 về sản lượng tiêu thụ xuất khẩu của sản phẩm thô và sản phẩm cao cấp thì các mặt hàng thủy sản cao cấp luôn tăng cao hơn các mặt hàng thô. Mặt hàng tôm đông và cá đông cao cấp có thể đáp ứng được những thị trường khó tính như thị trường Nhật, Mỹ và EU, tuy nhiên trình độ tay nghề của công nhân phải cao thì mới có khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nước. Do đó, công ty cũng đang cố gắng đào tạo để nâng cao trình độ tay nghề của công nhân ngày càng tốt hơn nhằm tạo ra những sản phẩm thủy sản đông lạnh đạt giá trị tốt nhất để những mặt hàng thủy sản này đến được các thị trường hiện tại và thị trường tiềm năng của công ty. Hiện nay Cafatex xuất khẩu gần như 100% sản phẩm của mình do thị trường xuất khẩu khả quan. Nhìn chung, qua 3 năm (2004 - 2006) thì sản phẩm của Cafatex đều có mặt ở hầu hết các thị trường lớn và quan trọng trên thế giới, trong đó thị trường Nhật Bản và Mỹ chiếm thị phần lớn nhất. Năm 2004 doanh thu tiêu thụ ở thị trường xuất khẩu đạt 85.426,35 ngàn USD với sản lượng là 8.279,33 tấn, trong năm này do công ty xuất ủy thác cho công ty DVKTNN An Giang với số lượng lớn nên làm cho doanh thu xuất khẩu của năm này đạt cao hơn so với năm 2005 và năm 2006, do vậy doanh thu thu về ở năm 2005 giảm 24,34% so với năm 2004 đến năm 2006 sản lượng tiêu thụ lên tới 8.955,03 tấn nhưng doanh thu thu từ việc xuất khẩu chỉ còn 51.532,91 ngàn USD tức giảm 20,27% so với năm 2005. Trong 3 năm (2004 – 2006) thị trường Nhật tương đối tốt, công ty xuất được sản lượng lớn và thu về ngoại tệ cao trong thị trường này. Đối với thị trường Mỹ năm 2004 và năm 2005 kim ngạch xuất khẩu của Cafatex sang thị trường này luôn dẫn đầu nhưng đến năm 2006 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này giảm. Tuy vậy với tình hình bấy giờ công ty có thể tiêu thụ ở nước ngoài một lượng như thế là đã thành công so với các công ty xuất khẩu thủy sản khác trong nước. Trong các thị trường xuất khẩu lớn của công ty ngoài thị trường Nhật Bản và Mỹ thì thị trường EU là ổn định nhất, kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng đều ở mỗi năm. Do đó, công ty đang đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh và tăng cường nghiên cứu thị trường để xuất khẩu thủy sản sang EU ngày càng nhiều càng tốt. Từ năm 2005, thủy sản xuất khẩu của Cafatex bắt đầu xuất sang thị trường Đức, Hàn Quốc, Úc và Bồ Đào Nha, đây là những thị trường đang rất phát triển, những thị trường này sẽ đem lại cho công ty khá nhiều lợi nhuận. Đồng thời, sau một thời gian nghiên cứu thị trường Thái Lan thì công ty đã quyết định xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Thái Lan trở lại và qua bảng báo cáo xuất khẩu năm 2005 của Cafatex thấy rằng công ty đã xuất khẩu sản phẩm sang thị trường này một lượng đáng kể đem lại một phần lợi nhuận cho công ty (trước đây công ty đã từng xuất khẩu sang thị trường này nhưng do cạnh tranh không lại nên đã không xuất khẩu vào thị trường này nữa). Bảng 4.10: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU VÀO 1 SỐ NƯỚC CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN (2004 – 2006) Nước 2004 2005 2006 Khối lượng (tấn) Giá trị (Ngàn USD) Tỷ trọng ( %) Khối lượng (tấn) Giá trị (Ngàn USD) Tỷ trọng ( %) Khối lượng (tấn) Giá trị (Ngàn USD) Tỷ trọng (%) Xuất trực tiếp 6.237,82 67.317,99 78,8 7.818,28 64.626,62 99,99 8.955,03 51.532,91 100,00 Đan Mạch 44,56 151,52 0,18 143,54 440,79 0,68 111,61 273,30 0,53 Canada 36,13 130,75 0,15 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 Đức 0,00 0,00 0,00 225,34 1.104,27 1,71 395,60 1.933,96 3,66 Anh 161,20 1.371,51 1,60 14,04 116,07 0,18 50,02 382,79 0,74 Bồ Đào Nha 0,00 0,00 0,00 22,00 147,24 0,23 18,00 48,79 0,09 Ba Lan 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 88,42 281,82 0,55 Bỉ 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 161,24 533,11 1,03 Hà Lan 438,67 2.237,32 2,62 1.021,67 4.781,28 7,40 3.839,97 14.274,92 27,70 Hàn Quốc 0,00 0,00 0,00 6,11 40,00 0,06 21,60 173,37 0,34 Hồng Kông 18,10 170,10 0,19 64,48 233,79 0,36 90,16 280,33 0,54 Li Băng 4,60 35,07 0,04 12,04 119,75 0,19 195,11 869,49 1,69 Mỹ 2.887,65 33.734,50 39,50 3.019,65 26.784,25 41,44 284,03 2.285,37 4,43 Nhật 2.112,03 26.269,66 30,75 2.188,24 25.137,91 38,89 1.712,43 20.806,70 40,4 Úc 0,00 0,00 0,00 23,48 58,10 0,09 128,48 812,85 1,58 Pháp 33,39 180,92 0,21 16,50 132,09 0,21 15,00 50,25 0,09 Singapore 67,13 161,36 0,19 89,74 289,48 0,45 267,46 950,13 1,84 Tây Ban Nha 33,79 120,62 0,14 135,46 443,19 0,68 487,17 1.560,72 3,03 Thái Lan 0,00 0,00 0,00 89,27 437,30 0,67 70,47 632,33 1,23 Thụy Điển 65,10 229,60 0,27 326,27 1.493,50 2,31 338,07 1.217,31 2,36 Thụy Sỹ 335,47 2.525,06 2,96 420,45 2.867,61 4,44 663,19 4.165,20 8,08 Ý 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 17,00 50,42 0,09 Xuất ủy thác 2.041,51 18.108,36 21,20 1,05 5,00 0,01 0,00 0,00 0,00 Tổng 8.279,33 85.426,35 100,00 7.819,33 64.631,62 100,00 8.955,03 51.532,91 100,00 (Nguồn: Báo cáo Xuất khẩu của Công ty Cafatex) Qua bảng 4.10 ta thấy các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Cafatex hiện nay là thị trường Nhật Bản và thị trường Mỹ. Thị trường Nhật Bản: Đây là thị trường xuất khẩu quan trọng của công ty, năm 2004 công ty xuất sang thị trường này 2.112,03 tấn với tổng giá trị xuất khẩu là 26.269,66 ngàn USD đạt tỷ trọng là 30,75% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó, năm 2005 công ty xuất với số lượng là 2.188,24 tấn và thu về 25.137,91 ngàn USD, đạt tỷ trọng là 38,89%. Đến năm 2006 sản lượng xuất khẩu của công ty sang thị trường này giảm mạnh, trong năm công ty chỉ xuất được 1.712,43 tấn và giá trị thu về đạt 20.806,7 ngàn USD và đạt 40,4%. Qua đó ta có thể thấy tình hình xuất khẩu của công ty ở thị trường này không được ổn định, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu ở thị trường này bị chậm lại là do sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tuy nhiên, so với các thị trường khác thì thị trường Nhật Bản chiếm một vị trí quan trọng đối với công ty, thị trường nay đứng ở vị trí thứ hai sau thị trường Mỹ trong năm 2004 và 2005 nhưng đến năm 2006 đã vươn lên vị trí đứng đầu. Qua phân tích trên ta thấy rằng mặc dù Nhật Bản là thị trường rộng lớn và kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào thị trường này chiếm tỷ trọng tương đối lớn nhưng công ty vẫn chưa phải là bạn hàng lớn của thị trường này. Bởi vì, hiện nay một số thị trường khác cũng đang tìm mọi cách để xuất khẩu hàng sang Nhật như Thái Lan, Trung Quốc,…và đó cũng là những đối thủ cạnh tranh lớn mà công ty cần phải quan tâm. Từ đó, ta thấy rằng thị trường Nhật Bản là thị trường có tiềm năng lớn trong việc nhập khẩu thủy sản và mặt hàng thủy sản đông lạnh của công ty có thể nói là đã tạo dựng được uy tín ở thị truờng này. Thị trường Mỹ: Tuy là thị trường đầy tiềm năng đối với tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam thế nhưng thị trường này luôn có sóng gió và biến động. Năm 2004 công ty xuất khẩu 2.887,65 tấn sang thị trường này đạt 33.734,5 ngàn USD chiếm 39,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty (đứng đầu trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Cafatex). Đến năm 2005 với sản lượng xuất khẩu là 3.019,65 tấn nhưng công ty chỉ thu về được 26.784,25 ngàn USD (giá bán trên 1Kg bị giảm), tuy vậy tính trong năm thì thị trường này vẫn chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất của công ty (chiếm 41,44%). Sang đến năm 2006 sản lượng xuất khẩu của công ty sang thị trường này giảm hẳn, chỉ xuất được 284,03 tấn và thu về 2.285,37 ngàn USD chiếm 4,43% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Nguyên nhân giá trị thu về ở thị trường này giảm do ảnh hưởng của vụ kiện, Mỹ ép giá bán của Việt Nam. Các thị trường khác: Ta thấy trong 3 năm (2004 – 2006) tình hình xuất khẩu của công ty sang các thị trường Canada, Đức, Bồ Đào Nha, Hàn Quốc... có nhiều sự thay đổi, có những thị trường công ty đã bị thất bại khi đưa sản phẩm vào, tuy nhiên cũng có những thị trường công ty đã thành công trong việc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản CAFATEX.doc
Tài liệu liên quan