Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển đồng Tháp - Phòng giao dịch Sa Đéc

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU . 1

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀNGHIÊN CỨU . 1

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . 2

1.2.1. Mục tiêu chung . 2

1.2.2. Mục tiêu cụthể . 2

1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 2

1.4. NỘI DUNG ĐỀTÀI . 2

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU. 3

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN . 3

2.1.1. Khái niệm vềtín dụng. 3

2.1.2. Các hình thức tín dụng . 3

2.1.2.1 Thời hạn tín dụng . 3

2.1.2.2. Đối tượng tín dụng. 4

2.1.2.3. Mục đích sửdụng vốn . 4

2.1.2.4. Chủthểtrong quan hệtín dụng. 4

2.1.2.5. Căn cứvào đối tượng trảnợ . 4

2.1.3. Nguyên tắc, chức năng, vai trò và ý nghĩa của tín dụng. 4

2.1.3.1. Nguyên tắc . 4

2.1.3.2. Chức năng . 5

2.1.3.3. Vai trò và ý nghĩa. 6

2.1.4. Khái quát vềrủi ro tín dụng . 8

2.1.4.1. Khái niệm rủi ro. 8

2.1.4.2. Các loại rủi ro cơbản . 8

2.1.5. Khái quát đảm bảo tín dụng . 9

2.1.5.1. Khái niệm về đảm bảo tín dụng . 9

2.1.5.2. Vai trò của đảm bảo tín dụng. 9

2.1.5.3. Biện pháp đảm bảo tiền vay. 9

2.1.5.4. Nguyên tắc bảo đảm tiền vay. 10

2.1.6. Các tỷsốtài chính đánh giá hiệu quảhoạt động tín dụng . 10

2.1.6.1. Vốn huy động / Tổng nguồn vốn (%) . 10

2.1.6.2. Tổng dưnợ/ Tổng huy động vốn (%, lần) . 10

2.1.6.3. Mức độrủi ro tín dụng. 10

2.1.6.4. Vòng quay vốn tín dụng (vòng). 11

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 11

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀNGÂN HÀNG ĐẦU TƯVÀ

PHÁT TRIỂN ĐỒNG THÁP – PHÒNG GIAO DỊCH SA ĐÉC . 12

3.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀNGÂN HÀNG ĐẦU TƯVÀ PHÁT TRIỂN

ĐỒNG THÁP –PHÒNG GIAO DỊCH SA ĐÉC. 12

3.1.1. Khái quát vềNgân hàng Đầu tưvà Phát Triển Việt Nam. 12

3.1.2 Ngân hàng Đầu tưvà Phát triển Đồng Tháp (BIBV Đồng Tháp). 13

3.1.3. Ngân hàng Đầu tưvà Phát triển Đồng Tháp - Phòng Giao Dịch

Sa Đéc. 13

3.2. CHỨC NĂNG, VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA

PHÒNG GIAO DỊCH SA ĐÉC . 14

3.2.1. Chức năng. . 14

3.2.2. Vai trò. . 14

3.2.3. Trách nhiệm và quyền hạn. 15

3.3. ĐỐI TƯỢNG ĐẦU TƯ . 16

3.4. ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG . 16

3.5. CƠCẤU TỔCHỨC . 17

3.5.1. Sơ đồtổchức . 17

3.5.2 Nhân sự, chức năng và nhiện vụcủa các phòng ban . 17

3.6. MỘT SỐQUY ĐỊNH CỤTHỂTẠI NHĐT&PTĐT-PHÒNG GIAO DỊCH

SA ĐÉC . 20

3.6.1 Nguyên tắc cho vay . 20

3.6.2. Điều kiện cho vay. 21

3.6.3. Đối tượng cho vay . 22

3.6.4. Thủtục và quy trình cho vay. 23

3.7. KHÁI QUÁT KẾT QUẢHOẠT DỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM

(2005-2007) . 26

3.8. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN. . 28

3.8.1. Thuận lợi. 28

3.8.2. Khó khăn. 28

3.8.3. Phương hương hoạt động . 29

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

ĐẦU TƯVÀ PHÁT TRIỂN ĐỒNG THÁP - PHÒNG GIAO DỊCH SA

ĐÉC . 30

4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN . 30

4.1.1. Phân tích tình hình nguồn vốn. 30

4.1.1.1. Phân tích tình hình huy động vốn . 32

4.1.1.2. Phân tích tình hình sửdụng vốn . 33

4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY THEO THỜI HẠN . 35

4.2.1. Phân tích doanh sốcho vay theo thời hạn. 35

4.2.2. Phân tích doanh sốthu nợtheo thời hạn. 37

4.2.3. Phân tích dưnợtheo thời hạn. 38

4.2.4. Phân tích nợquá hạn theo thời hạn . 40

4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

(TPKT). 42

4.3.1. Phân tích doanh sốcho vay theo TPKT. 42

4.3.2. Phân tích tình hình thu nợtheo TPKT. 45

4.3.3. Phân tích dưnợtheo TPKT. 47

4.3.1. Phân tích tình hình nợquá hạn theo TPKT. 49

4.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ. 50

4.4.1 Phân tích doanh sốcho vay theo ngành kinh tế. . 50

4.4.2. Phân tích doanh sốthu nợtheo ngành kinh tế . 52

4.4.3. Phân tích tình hình dưnợtheo ngành kinh tế . 54

4.4.4. Phân tích tình hình nợquá hạn theo ngành kinh tế . 56

4.5. MỘT SỐCHỈTIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

TẠI NGÂN HÀNG . 58

4.5.1. Vốn huy động / Tổng nguồn vốn . 59

4.5.2. Doanh sốcho vay / Tổng nguồn vốn . 59

4.5.3. Tổng dưnợ/ Tổng vốn huy động . 59

4.5.4. Tỷlệnợquá hạn/Tổng dưnợ . 60

4.5.5. Vòng quay vốn tín dụng . 60

CHƯƠNG 5: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG. 62

5.1. NHỮNG GIẢI PHÁP MỞRỘNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH . 62

5.1.1. Giải pháp nhằm mởrộng hoạt động tín dụng . 62

5.1.1.1. Vềhuy động vốn. 62

5.1.1.2. Vềhoạt động cho vay. 64

5.2. GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾRỦI RO TRONG CÔNG TÁC THU HỒI

NỢVÀ XỬLÝ NỢQUÁ HẠN. 65

5.3. NHỮNG GIẢI PHÁP KHÁC . 67

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 69

6.1. KẾT LUẬN . 69

6.2. KIẾN NGHỊ . 70

pdf81 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1407 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển đồng Tháp - Phòng giao dịch Sa Đéc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i đã duyệt cho vay, ngân hàng mở cho mỗi khách hàng vay một tài khoản cho vay để hạch toán cho vay và thu nợ (nếu khách hàng chưa có tài khoản tiền vay). Căn cứ vào hợp đồng tín dụng và tiến độ thực hiện phương án sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng cơ bản của khách hàng (có phát sinh nhu cầu vốn thực tế), ngân hàng phát tiền vay. Đối với khách hàng vay luân chuyển, trong phạm vi hạn mức tín dụng đã xác định, từng lần vay vốn, khách hàng đi vay phải gửi đến cho ngân hàng cho vay đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng trong khả năng nguồn vốn cho phép. Kiểm tra và giám sát khoản vay là quá trình thực hiện các bước công việc sau khi cho vay nhằm hướng dẫn, đôn đốc người vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả số tiền vay, hoàn trả nợ gốc, lãi vay đúng hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thích hợp nếu người vay không thực hiện đẩy đủ, đúng hạn các cam kết. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam quy định việc kiểm tra, giám sát các khoản vay được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất với 100% khoản vay, một hay nhiều lần tùy theo độ an toàn của khoản vay. Bước 5: Thu nợ, thu lãi, phí và xử lý phát sinh. Việc thu nợ được tiến hành theo kỳ hạn nợ đã ghi trong hợp đồng tín dụng. Khách hàng có thể trả nợ trước hạn và phải chủ động trả nợ khi đến hạn. Khách hàng không trả được nợ đến hạn, ngân hàng sẽ xử lý theo những trường hợp sau: + Do nguyên nhân khách quan, khách hàng có văn bản giải trình xin gia hạn nợ, ngân hàng có thể xét cho gia hạn nợ. Theo quy định trong quy chế cho vay hiện hành của Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển, thời hạn được gia hạn nợ tối đa bằng một kỳ hạn nợ. Nhưng do nguyên nhân khách quan thì thời hạn quá hạn Luận văn tốt nghiệp Phân tích hoạt động tín dụng 26 nợ tối đa không quá 12 tháng đối với cho vay ngắn hạn và trung hạn tối đa nửa thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. + Do nguyên nhân chủ quan, ngân hàng sẽ chuyển nợ quá hạn và phạt theo mức lãi suất nợ quá hạn. Theo quy định hiện hành, lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay. + Nếu không có thỏa thuận gia hạn nợ nêu trên và khách hàng không có thiện chí trả nợ cho ngân hàng thì ngân hàng có quyền bán tài sản thế chấp, cầm cố để thu hồi nợ. Việc chuyển nhượng, bán tài sản thế chấp, cầm cố để thu hồi vốn trong một thời gian nhất định theo quy định của pháp luật. + Nếu ba trường hợp trên hai bên không thỏa thuận để giải quyết được, ngân hàng sẽ khởi kiện khách hàng vi phạm hợp dồng tín dụng. Việc tín lãi, thu lãi được tiến hành hàng tháng hoặc thu một lần cùng với nợ gốc tùy theo kỳ hạn nợ thích hợp giữa ngân hàng và khách hàng thỏa thuận. Trường hợp cho vay theo hạn mức thì việc tính lãi và thu lãi được thực hiện hàng tháng vào ngày cuối tháng. Nếu khách hàng vay chưa trả được lãi khi đến hạn và có đề nghị gia hạn lái thì ngân hàng tính và hạch toán vào tài khoản ngoại bảng để thu dần vào kỳ sau, không nhập lãi vào nợ gốc. Trong trường hợp khách hàng vay có khó khăn về tài chính do nguyên nhân khách quan thì tổng giám đốc ngân hàng cho vay có thể quyết định cho giảm hoặc miễn lãi đối với khách hàng vay. Việc giảm hoặc miễn lãi của khách hàng tùy theo khả năng tài chính của ngân hàng cho vay. Bước 6: Kết thúc hợp đồng tín dụng. - Tất toán tài khoản. - Thanh lý hợp đồng tín dụng. - Giải chấp tài sản bảo đảm tiền vay. - Lưu hồ sơ. 3.7 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM (2005-2007). Qua số liệu bảng 1 ta thấy, tình hình hoạt động kinh doanh của Phòng giao dịch rất khả quan, thu nhập của Phòng giao dịch không ngừng tăng lên. Tuy nhiên chi phí cũng tăng rất đáng kể đã làm cho năm 2006 lợi nhuận trước thuế Luận văn tốt nghiệp Phân tích hoạt động tín dụng 27 giảm so với năm 2005 là -4,94%, số tuyệt đối -203 triệu đồng, đến năm 2007 lợi nhuận sau thuế tăng đạt 5,48% so với năm 2006, số tuyệt đối là 214 triệu đồng. Bảng 1: Tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm. Đơn vị tính: Triệu đồng. 2005 2006 2007 So sánh 06/05 So sánh 07/06 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) I Tổng thu 12.688 14.891 15.765 2.203 17,36 874 5,86 1. Thu lãi cho vay 12.179 14.391 15.276 2.212 18,16 885 6,15 -.Ngắn hạn 5.618 6.718 10.994 1.100 19,58 4.276 63,64 -Trung-dài hạn 6.561 7.673 4.282 1.112 16,95 -3.391 -44,19 2.Thu khác 509 500 489 -9 -1,76 -11 -2,20 II.Tổng chi 8.585 10.991 11.651 2.406 28,02 660 6,00 1.Chi hoạt động kinh doanh 1.252 2.239 3.651 987 78,83 1.412 63,06 2.Chi khác 7.333 8.752 8.000 1.419 19,35 -752 -8,59 III.LNTT 4.103 3.900 4.114 -203 -4,94 214 5,48 (Nguồn: Báo cáo KQHĐKD PGD Sa Đéc) Đạt được kết quả này là do trong thời gian qua với sự nổ lực của toàn Phòng giao dịch trong việc mở rộng đối tượng khách hàng, mở rộng thị trường thực hiện những chương trình quảng cáo tiếp thị nhằm duy trì và thu hút khách hàng, làm cho thu nhập từ các hoạt động tín dụng, phi tín dụng đều tăng lên. Trong 3 năm qua, bên cạnh chi phí tài chính từ lãi và các khoản tương tự tăng qua các năm do việc tăng cường huy động vốn của ngân hàng thì thu nhập từ lãi và các khoản thu nhập khác cũng tăng theo. Cụ thể, thu nhập từ lãi tăng: năm 2005 đạt 12.179 triệu đồng, năm 2006 đạt 14.391 triệu đồng, năm 2007 đạt 15.276 triệu đồng cho thấy được hiệu quả tín dụng của ngân hàng qua các năm. Thêm vào đó, trong 3 năm qua, Phòng giao dịch đã không ngừng cũng cố, mở rộng và nâng cao chất lượng phục vụ của các loại hình dịch vụ như: Thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, dịch vụ ngân quỹ, chi trả lương cho các đơn vị qua tài khoản,...Điều này làm cho thu nhập không ngừng tăng lên. Nhìn chung, thu nhập qua các năm tăng cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả cao, chi phí bỏ ra đầu tư đúng mục đích và khẳng định được vị thế, vai trò của ngân hàng trên địa bàn. Luận văn tốt nghiệp Phân tích hoạt động tín dụng 28 3.8. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN. 3.8.1. Thuận lợi. - Về môi trường kinh doanh: Phòng giao dịch Sa Đéc-Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đồng Tháp nằm tại trung tâm thị xã Sa Đéc nơi có mật độ dân cư đông đúc, có nhiều nguồn vốn nhàn rỗi và rất thuận tiện cho khách hàng đến giao dịch. - Về nhân sự: Có sự đoàn kết nhất trí và nổ lực trong chi bộ cũng như lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng thực hiện tốt kế hoạch đề ra. Đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao. Trong đó có những cán bộ trẻ rất năng động. Bên cạnh đó, ngân hàng có đủ cơ sở vật chất cho hoạt động và được sự hỗ trợ tích cực của đại phương cùng các ban ngành đã giúp ngân hàng tháo gỡ những vướn mắc, khó khăn trong lĩnh vực đầu tư và tạo điều kiện cho ngân hàng cho vay thuận lợi. + Tập thể cán bộ công nhân viên có truyền thống thống nhất ý chí hoạt động, năng động sáng tạo, không chùn bước trước những khó khăn, có quy trình nghiệp vụ chặt chẽ. + Hoạt động thi đua của do công đoàn và Đoàn thanh niên tổ chức luôn được duy trì tốt. Từ đó góp phần lãnh đạo, giáo dục, động viên về chính trị, tư tưởng cho từng cán bộ công nhân viên. - Về môi trường pháp lý: Thủ tục hành chính ngày càng được đơn giản hóa tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch với ngân hàng. - Sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước mà vị trí đầu tư rất quan trọng được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. NHĐT & PTĐT nói chung Phòng giao dịch Sa Đéc nói riêng là ngân hàng phục vụ trong lĩnh vực này. Đó là một thuận lợi rất lớn. - Có sự hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời của Ngân hàng Trung Ương trong hoạt động kinh doanh của mình. 3.8.2. Khó khăn. - Do mỗi cán bộ tín dụng phải đảm trách một khối lượng công việc rất lớn của công ty, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân trên địa bàn cho vay nên không tránh khỏi những thiếu sót. - Trên địa bàn có nhiều ngân hàng hoạt động nên có sự cạnh tranh gay gắt. Luận văn tốt nghiệp Phân tích hoạt động tín dụng 29 - Về huy động vốn chủ yếu từ các tổ chức cho nên không ổn định, nguồn vốn huy động từ dân cư thấp. Bên cạnh đó, nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng nhiều, song khả năng đáp ứng điều kiện để được vay còn ít. 3.8.3. Phương hướng hoạt động. Góp phần xây dựng hệ thống BIDV phát triển bền vững, từng bước hội nhập khu vực và quốc tế, cùng các tổ chức tín dụng khác đóng góp tích cực vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu sau: Tiếp tục tăng trưởng và phát triển, lấy an toàn và hiệu quả là mục tiêu xuyên suốt, cải tiến và nâng cao quản trị điều hành, tăng cường huy động vốn và dịch vụ tín dụng đi đôi với việc kiểm soát rủi ro đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Cụ thể: + Cũng cố và hoàn thiện hệ thống trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh như vận hành có hiệu quả mạng máy tính đảm bảo cho công tác thanh toán kịp thời và nhanh chóng. + Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên hiện có, hoàn thiện hơn nữa cung cách phục vụ, tiếp tục mở rộng quy mô kinh doanh. + Tăng cường tín dụng phục vụ các thành phần kinh tế, tăng cường công tác huy động vốn nhàn rỗi trong tầng lớp xã hội và dân cư. + Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, tích cực thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn phải luôn phấn đấu đạt dưới mức quy định của BIDV Việt Nam. + Giữ vững khách hàng truyền thống, tăng cường tìm kiếm khách hàng mới, đa dạng hóa các khách hàng thuộc mọi lĩnh vực đầu tư để phát triển. + Nâng cao công tác quản trị điều hành, xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh mà chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đồng Tháp giao, ngày càng nâng cao hơn nữa đời sống của cán bộ công nhân viên ngân hàng. Luận văn tốt nghiệp Phân tích hoạt động tín dụng 30 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐỒNG THÁP - PHÒNG GIAO DỊCH SA ĐÉC 4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN 4.1.1. Phân tích tình hình nguồn vốn Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại thì nguồn vốn nói chung không những giữ vai trò quan trọng mà còn mang tính quyết định đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Muốn hoạt động có hiệu quả ngân hàng phải biết tự chăm lo về nguồn vốn. Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng chủ yếu từ 2 nguồn: vốn điều chuyển từ Hội sở chính và vốn huy động tại chỗ của ngân hàng. Đối với nguồn vốn điều chuyển, do hoạt động của ngân hàng chủ yếu là huy động và cho vay nên việc đảm bảo khả năng chi trả là một trong các mục tiêu quan trọng hàng đầu trong hoạt động của bất kỳ ngân hàng nào. Hơn nữa, nguồn vốn đầu tư cho tín dụng thường chiếm tỷ lệ cao, đôi khi có những biến động về nhu cầu rút vốn, vượt quá khả năng cân đối vốn của Phòng giao dịch, nếu không có sự hỗ trợ bên ngoài, ngân hàng sẽ lâm vào tình trạng khó khăn trong thanh toán, dẫn đến gây mất lòng tin nơi khách hàng và đưa các ngân hàng đến bờ vực thẳm của sự phá sản, ảnh hưởng xấu đến hoạt động của toàn hệ thống hoặc ngân hàng phải tìm biện pháp vay ngoài với lãi suất cao, điều đó sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngân hàng. Trong trường hợp thừa vốn hay thiếu vốn, ngân hàng luôn nhận được sự hỗ trợ của ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Đồng Tháp với vai trò điều hoà vốn nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cho Phòng giao dịch, giữ vững uy tín trước khách hàng gửi tiền. Chính vì vậy, nguồn vốn điều chuyển từ chi nhánh ngân hàng Tỉnh đến các Phòng giao dịch là rất cần thiết, nó góp phần giúp cho hoạt động của Phòng giao dịch ngày càng ổn định và phát triển. Bên cạnh nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên, nguồn vốn huy động được xem là nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần tích cực trong hoạt động này để tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, nhằm Luận văn tốt nghiệp Phân tích hoạt động tín dụng 31 đầu tư có hiệu quả góp phần phát triển mọi thành phần kinh tế trong nền kinh tế. Tình hình nguồn vốn của ngân hàng được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2: Tình hình nguồn vốn của ngân hàng Đơn vị tính: Triệu đồng 2005 2006 2007 So sánh 06/05 So sánh 07/06 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tương đối (%) Số tiền Tương đối (%) Vốn huy động 50.857 46,49 68.595 55,33 56.779 34,27 17.738 34,88 - 11.816 -17,23 Vốn điều chuyển 58.540 53,51 55.374 44,46 108.909 65,73 -3.166 -5,40 53.535 96,68 Tổng 109.397 100 123.969 100 165.688 100 14.572 13,32 41.719 33,65 (Nguồn: Tổ tín dụng) ĐVT: Triệu đồng 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000 2005 2006 2007 Năm Vốn huy động Vốn điều chuyển Tổng Hình 1: Đồ thị tình hình nguồn vốn của ngân hàng Qua số liệu cho thấy, tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng tăng qua các năm. Cụ thể là năm 2006 tăng so với năm 2005 là 13,32%, số tuyệt đối là 14.572 triệu đồng, năm 2007tăng so với năm 2006 là 33,65%, số tuyệt đối là 41.719 triệu đồng. Điều đó cho thấy hoạt động của phòng giao dịch ngày càng tăng trưởng, khách hàng tìm đến phòng giao dịch ngày càng nhiều, hoạt động tín dụng cũng vì thế mà tăng cao, đòi hỏi ngân hàng phải gia tăng nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Trong tổng nguồn vốn, vốn huy động năm 2006 tăng so với năm 2005 là 33,88%, số tuyệt đối là 17.738 triệu đồng và năm 2007 giảm so với năm 2006 là Luận văn tốt nghiệp Phân tích hoạt động tín dụng 32 17,23%, số tuyệt đối là 11.816 triệu đồng. Việc tăng trưởng huy động vốn của Phòng giao dịch còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do trên địa bàn có nhiều tổ chức tín dụng hoạt động với mạng lưới rộng khắp. Việc gia tăng số lượng ngân hàng cổ phần với lãi suất cao và nhiều chính sách khuyến mãi đã thu hút khách hàng đến Phòng giao dịch ngày càng đông trong năm 2006. Đến năm 2007 với mức lãi suất huy động vốn thấp hơn so với các ngân hàng khác trên địa bàn nên khó thu hút khách hàng đến quan hệ tiền gửi, làm ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của Phòng giao dịch năm 2007 có xu hướng giảm. Điều này đã khiến ngân hàng phải tăng khoản điều chuyển vốn từ chi nhánh tỉnh năm 2007 cao hơn năm 2006 là 96,68%, số tuyệt đối là 53.535 triệu đồng. Mặc dù vậy, nhưng cũng cho thấy rằng tuy vốn huy động có giảm nhưng vốn điều chuyển ngày càng tăng cho thấy lượng khách hàng đến quan hệ tín dụng cao, thể hiện sự tin tưởng của khách hàng với ngân hàng. 4.1.1.1. Phân tích tình hình huy động vốn Những năm vừa qua việc huy động vốn theo hình thức của ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vốn huy động của phòng giao dịch Sa Đéc chịu ảnh hưởng bởi nhân tố Tiền gửi doanh nghiệp, tiền gửi dân cư, tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác. Điều này được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3: Tình hình huy động vốn theo hình thức Đơn vị tính: Triệu đồng 2005 2006 2007 So sánh 06/05 So sánh 07/06 STT Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tương đối (%) Số tiền Tương đối (%) 1 Tiền gửi thanh toán 16.513 35.950 27.895 19.437 117,71 -8.055 -22,41 2 Tiền gửi không kỳ hạn 3.608 1.127 1.246 -2.481 -68,76 119 10,55 3 Tiền gửi tiết kiệm <12 tháng 12.027 17.578 17.302 5.551 46,15 -276 -1,57 4 Tiền gửi tiết kiệm >12 tháng 14.744 11.558 10.333 -3.186 -21,61 -1.225 -10,59 5 Tiền gửi kỳ phiếu 3.865 2.382 3 -1.483 -38,37 -2.379 -99,87 6 Khác 100 0 0 -100 -100 0 - Tổng 50.857 68.595 56.779 17.738 34,88 -11.816 -17,23 (Nguồn: Tổ tín dụng) Luận văn tốt nghiệp Phân tích hoạt động tín dụng 33 Qua bảng số liệu trên cho thấy, tình hình huy động vốn theo hình thức của ngân hàng tập trung chủ yếu ở hai hình thức là tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm. Trong đó, số tiền gửi tiết kiệm cao gần phân nữa tổng số vốn huy động của ngân hàng. Số tiền gửi thanh toán tăng giảm không đều, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 19.437 triệu đồng, số tương đối là 117,71%. Nhưng đến năm 2007 lại có xu hướng giảm so với năm 2006 là 8.055 triệu đồng, số tương đối giảm 22,41%. Cả hai hình thức huy động này đều tăng, giảm đều qua các năm. Đặc biệt năm 2006, tổng vốn huy động tăng rất cao lên đến 68.595 triệu đồng. Nguyên nhân là do ngân hàng đã phát phát hành chương trình tiết kiệm dự thưởng với nhiều giải thưởng hấp dẫn thu hút một số lượng lớn khách hàng gửi tiền vào ngân hàng làm cho số tiền gửi tiết kiệm năm 2006 là 29.136 triệu đồng. Bên cạnh đó cũng có đóng góp không nhỏ của tất cả nhân viên ngân hàng đã nổ lực không ngừng vì mục tiêu phát triển của ngân hàng. Ngược lại, đối với hình thức như: Phát hành kỳ phiếu, phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi…lại không ổn định qua các năm. Năm 2005 lượng huy động vốn từ phát hành kỳ phiếu tăng cao đạt 3.865 triệu đồng, đến năm 2006 giảm so với năm 2005 là 1.483 triệu đồng, tương đương giảm 38,37%. Đến năm 2007 số tiền huy động vốn bằng hình thức này giảm đột biến chỉ còn 3 triệu đồng, giảm so với năm 2006 là 2.379 triệu đồng, số tương đối giảm 99,87%. Điều này nói lên hình thức huy động này ngày càng không hiệu quả. Tùy theo nhu cầu vốn ở từng thời điểm mà ngân hàng đề ra chính sách huy động phù hợp, tạo nên sự chuyển dịch vốn qua lại giữa các hình thức với nhau. Nếu ngân hàng có nhu cầu vốn nhiều vào thời điểm nào đó, ngân hàng có thể phát hành kỳ phiếu với lãi suất cao. Khi đó, ngoài phần tăng lên do người gửi tiền còn có phần tăng lên do sự chênh lệch giữa lãi suất thông thường với lãi suất cao. Ngân hàng không những thu hút lượng khách hàng đến với ngân hàng ngày càng đông mà còn giải quyết được những nhu cầu cần thiết của ngân hàng. 4.1.1.2. Phân tích tình hình sử dụng vốn Cùng với sự gia tăng về nguồn vốn thì quy mô tín dụng và chất lượng tín dụng có xu hướng gia tăng. Tình hình sử dụng vốn của ngân hàng được thể hiện qua bảng sau: Luận văn tốt nghiệp Phân tích hoạt động tín dụng 34 Bảng 4: Tình hình sử dụng vốn của ngân hàng Đơn vị tính: Triệu đồng 2005 2006 2007 So sánh 06/05 So sánh 07/06 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tương đối (%) Số tiền Tương đối (%) 1. DSCV 130.166 148.501 318.535 18.335 14,09 170.034 114,50 -Ngắn hạn 103.852 138.273 299.250 34.421 33,14 160.977 116,41 -Trung-dài hạn 26.314 10.228 19.285 -16.086 -61,13 9.057 88,55 2. DSTN 110.645 135.715 249.870 25.070 22,66 114.155 84,11 3.DN 98.142 110.928 179.593 12.786 13,03 68.665 61,90 4. NQH 803 855 334 52 6,48 -521 -60,94 (Nguồn: Tổ tín dụng) Nhìn chung, ngân hàng sử dụng vốn rất hiệu quả chủ yếu là cho vay ngắn hạn sẽ thu hồi vốn nhanh mà còn hạn chế được rủi ro. Ngân hàng không đầu tư nhiều cho tín dụng trung và dài hạn một mặt để hạn chế rủi ro, mặt khác không có nhiều dự án đầu tư thật sự khả thi, có hiệu quả. Doanh số cho vay của ngân hàng ngày càng tăng lên, cụ thể là năm 2006 tăng so với năm 2005 là 18.335 triệu đồng, số tương đối tăng 14,08%. Năm 2007 tăng lên đột biến so với năm 2006 là 114,50%, số tuyệt đối tăng 170.034 triệu đồng. Điều này thể hiện ngân hàng ngày càng tạo được sự tín nhiệm đối với khách hàng, khách hàng đến quan hệ tín dụng ngày càng cao. Bên cạnh doanh số cho vay ngày càng tăng thì doanh số thu nợ cũng rất khả quan, có chiều hướng tăng lên qua các năm. Cụ thể, năm 2006 thu nợ tăng 25.070 triệu đồng so với năm 2006, số tương đối tăng 22,65%; năm 2007 tăng so với năm 2006 là 114.155 triệu đồng, số tương đối tăng 84,11%. Thực hiện được điều đó là nhờ sự nổ lực cán bộ tín dụng trong công tác thu hồi và quản lý nợ. Từ đó, góp phần làm giảm tình trạng nợ quá hạn xuống cụ thể năm 2007 chỉ cồn 334 triệu đồng, giảm so với năm 2006 là 60,94%, số tương đối giảm 521 triệu đồng. Tình hình dư nợ cũng có chiều hướng tăng cao. Nguyên nhân là do Phòng giao dịch ngày càng tiếp cận được nhiều dự án và nhiều khách hàng hoạt động trong khu công nghiệp Sa Đéc. Bên cạnh đó, ngân hàng đẩy mạnh công tác tiếp thị tìm kiếm khách hàng có nhu cầu cần vốn lưu động, phục vụ sản xuất… Luận văn tốt nghiệp Phân tích hoạt động tín dụng 35 Nợ quá hạn của ngân hàng năm 2006 cao nhất trong 3 năm qua, tăng 6,48% so với năm 2005. Nguyên nhân chue yếu là do trong năm 2006 nền kinh tế cóa nhiều biến động, giá cả các mặt hàng không ổn định ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của một số khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi heo gặp nhiều khó khăn làm cho những khách hàng này không thu hồi vốn kịp để thanh toán nợ cho ngân hàng dẫn đến tình trạng nợ quá hạn cao. Nhưng đến năm 2007 tình hình nợ quá hạn của ngân hàng giảm xuống một cách rõ rệt, cụ thể giảm đi 521 triệu đồng so với năm 2006, tương ứng giảm 60,94%. Đây là điều đáng mừng. Nguyên nhân là do nợ quá hạn cho vay khắc phục hậu quả của năm 2006, một số doanh nghiệp, hộ kinh tế cá thể trước đây làm ăn không đạt hiệu quả thì đến năm 2007 việc kinh doanh dần ổn định hơn, thu được nhiều lợi nhuận hơn nên nhanh chóng trả nợ cho ngân hàng dẫn đến nợ quá hạn giảm đi hẳn. 4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY THEO THỜI HẠN 4.2.1. Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn Nền kinh tế của tỉnh Đồng Tháp nói chung và của thị xã Sa Đéc nói riêng chủ yếu dựa vào nông nghiệp trong khi giá các mặt hàng lương thực, nông thủy hải sản không ổn định ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và đời sống của người dân, dịch cúm gia cầm xảy ra trên diện rộng và kéo dài, giá cả của một số mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống như xăng, dầu, thép, phân bón…Tuy nhiên, với sự phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Phòng giao dịch đã nổ lực thực hiện công tác tín dụng ngày càng phát triển góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế địa phương, doanh số cho vay của ngân hàng được thể hiện thông qua kết quả tổng hợp dưới đây. Luận văn tốt nghiệp Phân tích hoạt động tín dụng 36 Bảng 5: Tình hình doanh số cho vay theo thời hạn Đơn vị tính: Triệu đồng 2005 2006 2007 So sánh 06/05 So sánh 07/06 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tương đối (%) Số tiền Tương đối (%) 1. Ngắn hạn 103.852 79,78 138.273 93,11 299.250 93,95 34.421 33,14 160.977 116,41 2. Trung- dài hạn 26.314 20,22 10.228 6,89 19.285 6,05 - 16.086 -61,13 9.057 88,55 Tổng 130.166 100 148.501 100 318.535 100 18.335 14,09 170.034 114,50 (Nguồn: Tổ tín dụng) ĐVT: Triệu đồng 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 2005 2006 2007 Năm Ngắn hạn Trung và dài hạn Tổng Hình 2: Đồ thị tình hình doanh số cho vay theo thời hạn Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao từ khoảng 80% trở lên trên tổng doanh số cho vay qua 3 năm. Đồng thời có xu hướng tăng lên liên tục, từ năm 2005 con số cho vay là 103.852 triệu đồng thì đến năm 2006 con số này lên đến 138.273 triệu đồng (tăng 34.421 triệu đồng so với năm 2005) và năm 2007 thì tăng 160.977 triệu đồng so với năm 2006, số tương đối tăng 114,41%. Điều đó cho thấy, ngân hàng đã rất tập trung cho vay ngắn hạn. Bởi vì cho vay ngắn hạn có khả năng sinh lời nhiều mà rủi ro lại thấp hơn cho vay trung – dài hạn. Cùng với sự phát triển của tỉnh, khu công nghiệp Sa Đéc ngày càng có nhiều doanh nghiệp đến đầu tư cũng như mở ra thị trường lớn cho ngân hàng, góp phần không nhỏ trong việc tăng doanh số cho vay. Ngoài ra, Luận văn tốt nghiệp Phân tích hoạt động tín dụng 37 ngân hàng cũng tích cực trong việc thu hồi nợ ngắn hạn với nhiều biện pháp xử lý nợ hiệu quả nên vòng quay vốn tăng làm cho doanh số thu nợ ngắn hạn tăng lên. Bên canh đó, sự cố gắng hết mình của các cán bộ tín dụng trong công tác tiếp thị, tìm thị trường, sự quyết đoán của ban lãnh đạo trong việc đề ra các chính sách khách hàng đá đóng góp không nhỏ vào hiệu quả kinh doanh tín dụng của ngân hàng. Đối với cho vay trung – dài hạn, mặc dù chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong tổng doanh số cho vay nhưng cũng góp phần làm tăng doanh số cho vay. Cụ thể năm 2006, doanh số cho vay trung – dài hạn giảm hơn năm 2005 là 16.086 triệu đồng, tương đối giảm 61,13%. Nguyên nhân là do trong năm 2006 các doanh nghiệp chưa có nhu cầu vay vốn để đầu tư máy móc, thiết bị nhiều, cho vay trung – dài hạn chủ yếu là cho cán bộ công nhân viên vay để tiêu dùng, sản xuất nhỏ. Nhưng đến năm 2007 con số này đã tăng lên so với năm 2006 là 9.057 triệu đồng, số tương đối tăng 88,55%. Điều này cho thấy ngân hàng có xu hướng mở rộng hơn về đầu tư tín dụng trung – dài hạn, góp phần nâng cao doanh số cho vay tăng lên. 4.2.2. Phân tích doanh số thu nợ theo thời hạn Nhìn chung, tình hình thu nợ qua các năm của ngân hàng khá có xu hướng tăng lên, năm 2006 doanh số thu nợ tăng hơn năm 2005 là 22,66%, số tuyệt đối là 25.070 triệu đồng và năm 2007 tăng cao so với năm 2006 là 114.155 triệu đồng, số tương đối tăng 84,11%. Tuy nhiên với doanh số cho vay tăng mà thu nợ lại tăng thì đó l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển đồng Tháp - Phòng giao dịch Sa Đéc.pdf
Tài liệu liên quan