Luận văn Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi Nhánh Kiên Giang

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU. Trang 1

1.1. Đặt vấn đềnghiên cứu . 1

1.1.1. Sựcần thiết nghiên cứu . 1

1.1.2. Căn cứkhoa học và thực tiễn. 2

1.2. Mục tiêu nghiên cứu . 2

1.2.1. Mục tiêu chung . 2

1.2.2. Mục tiêu cụthể. 2

1.3. Câu hỏi nghiên cứu . 3

1.4. Phạm vi nghiên cứu . 3

1.5. Lược khảo tài liệu nghiên cứu . 3

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .5

2.1. Phương pháp luận . 5

2.1.1. Các khái niệm cơbản vềngân hàng thương mại và phân tích tài chính

trong hoạt động của ngân hàng thương mại . 5

2.1.2. Các báo cáo tài chính của ngân hàng. 7

2.2. Phương pháp nghiên cứu . 10

2.2.1. Phương pháp thu thập sốliệu. 10

2.2.2. Phương pháp phân tích sốliệu. 10

CHƯƠNG 3. GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

CHI NHÁNH KIÊN GIANG . 12

3.1. Giới thiệu chung vềNHTM CP SGTT CN Kiên Giang. 12

3.1.1. Lịch sửhình thành . 12

3.1.2. Cơcấu tổchức . 13

3.1.3. Nội dung các sản phẩm, dịch vụchủyếu . 17

3.2. Khái quát kết quảhoạt động kinh doanh của NHTM CP SGTT CN Kiên

Giang qua 3 năm 2004- 2006. 17

3.3. Thuận lợi – khó khăn . 20

3.4. Phương hướng – mục tiêu hoạt động. 21

CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH

CỦA NGÂN HÀNG . 23

4.1. Phân tích phần nguồn vốn – Phân tích hoạt động huy động vốn. 23

4.1.1. Tiền gửi của tổchức tín dụng khác. 23

4.1.2. Tiền gửi của tổchức kinh tếvà dân cư. 25

4.1.3. Phát hành giấy tờcó giá . 26

4.2. Phân tích tình hình sửdụng vốn . 26

4.2.1. Phân tích doanh sốcho vay . 26

4.2.2. Phân tích doanh sốthu nợ. 33

4.2.3. Phân tích dưnợ. 38

4.2.4. Phân tích nợquá hạn. 42

4.3. Phân tích báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh . 46

4.3.1. Phân tích thu nhập. 46

4.3.2. Phân tích chi phí . 48

4.3.3. Phân tích lợi nhuận . 50

4.4. Phân tích các tỷsốtài chính trong hoạt động của Ngân hàng thương mại. 52

CHƯƠNG 5. MỘT SỐGIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢHOẠT

ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG . 56

5.1. Tồn tại và nguyên nhân. 56

5.2. Giải pháp. 57

CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 60

6.1. Kết luận. 60

6.2. Kiến nghị. 61

pdf71 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8851 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi Nhánh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cố ở TP. Hồ Chí Minh và nhiều chi nhánh mở trước nên góp phần làm cho ngân hàng thuận lợi hơn trong việc tiếp thị hình ảnh của mình đối với khách hàng trên địa bàn. + Sản phẩm, dịch vụ đa dạng, phong phú. + Nhân viên trẻ, đầy nhiệt huyết. 3.3.2. Khó khăn: + Đội ngũ nhân viên của ngân hàng đa số là trẻ tuy có ưu điểm là đầy nhiệt huyết nhưng đây cũng là một thử thách vì họ vẫn chưa chuyên nghiệp, vẫn còn hạn chế về mặt chuyên môn. + Việc áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động nghiệp vụ, vào công tác quản lý vẫn chưa được triệt để. + Nhiều nơi nhất là ở các huyện của tỉnh vẫn chưa có phòng giao dịch của ngân hàng nên làm hạn chế việc tiếp thị hình ảnh của ngân hàng để huy động vốn cũng như đưa các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đến rộng rãi người dân. 3.4. Phương hướng, mục tiêu hoạt động Ngân hàng năm 2007 Năm 2007 là năm mà ngân hàng đi vào hoạt động với 3 phòng giao dịch mới vừa được mở ở năm 2006. Đây là năm để ngân hàng thấy được hiệu quả hoạt động của các phòng giao dịch này, cũng như thấy được kết quả của sự đầu tư về cơ sở hạ tầng, đầu tư về nguồn nhân lực của Ngân hàng đối với Chi nhánh cũng như các phòng giao dịch. Trên cơ sở phát huy những thành quả đã đạt được và chưa đạt được trong thời gian qua, đồng thời căn cứ vào mục tiêu, định hướng của toàn hệ thống Ngân Hàng SGTT, và dựa vào chủ trương, phương hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương, ta có định hướng phát triển của NHSGTT Chi Nhánh Kiên Giang như sau: - Tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuẩn mực hoá các quy trình thao tác nghiệp vụ, nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ nhân viên. - Đẩy mạnh tiến trình thực hiện mở rộng mạng lưới, dự kiến trong năm 2007 sẽ mở thêm phòng giao dịch ở Kiên Lương. 29 - Tập trung tài trợ vốn ngắn- trung- dài hạn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đẩy mạnh cho vay đối với tư nhân cá thể, tăng cường tài trợ xuất nhập khẩu và tài trợ thương mại dịch vụ, với các chính sách khách hàng hợp lý, các loại hình và phương thức cho vay phù hợp để từng bước hình thành một hệ ngân hàng thương mại. - Về công tác huy động vốn: Tiếp tục quan tâm công tác huy động vốn tại chỗ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế địa phương và đảm bảo khả năng thanh toán, đa dạng hoá các hình thức huy động để tạo nguồn, tăng cường công tác tuyên truyền, tiếp thị, chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lượng và thái độ phục vụ trong thanh toán, dịch vụ. Phải tập trung tư duy để đẩy mạnh huy động vốn tại chỗ, ngoài việc chú ý nâng cao chất lượng phục vụ như: khâu thanh toán, tinh thần thái độ phục vụ, phát triển sản phẩm mới tiện ích, chăm sóc khách hàng, tiếp thị khuyến mãi…, đòi hỏi phải nghiên cứu tình hình thực tế tại địa phương như tìm kiếm khách hàng tiềm năng, nghiên cứu giá cả, chính sách chăm sóc khách hàng, tiếp thị khuyến mãi của các NHTM trên địa bàn để đề ra chủ trương huy động vốn thích hợp, lãi suất linh hoạt, sát với lãi suất thị trường, đồng thời có tính cạnh tranh cao, thu hút mọi nguồn tiền nhàn rỗi gửi vào NHSGTT. Đảm bảo nguồn vốn huy động tăng trưởng bình quân đạt 30 – 35%. - Đối với công tác sử dụng vốn: Thực hiện tốt chủ trương cơ cấu lại khách hàng, cơ cấu lại dư nợ theo hướng nâng tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo, khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, phương án, dự án có tính khả thi cao, sản phẩm dịch vụ có tính cạnh tranh cao, khách hàng có uy tín. Đẩy mạnh các biện pháp tích cực để xử lý thu hồi các khoản nợ có vấn đề bao gồm nợ trong hạn có dấu hiệu khó khả năng thu hồi, nợ quá hạn, nợ đã xử lý rủi ro…Đảm bảo tỷ lệ nợ quá hạn dưới 1% tổng dư nợ. - Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. - Công tác thông tin tuyên truyền và công tác tiếp thị cần có sự đổi mới, thông tin công khai các điều kiện, thủ tục, lãi suất và các dịch vụ của ngân hàng để khách hàng tiện giao dịch. 30 31 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM CP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CN KIÊN GIANG 4.1. Phân tích phần nguồn vốn – Phân tích hoạt động huy động vốn 4.1.1. Tiền gửi của tổ chức tín dụng khác: Trong thời gian qua hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân trên địa bàn gặp nhiều thuận lợi, đời sống của người dân ngày càng được nâng lên , thu nhập ngày càng cao. Cùng với các ngân hàng thương mại khác, ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động, mở rộng mạng lưới nhằm tăng khả năng huy động vốn cũng như sử dụng vốn của ngân hàng thì ngân hàng SGTT CN Kiên Giang cũng nổ lực không kém trong công tác huy động vốn của mình. Nếu trong năm 2004, 2005 các tổ chức tín dụng khác chưa mở tài khoản cũng như gửi tiền tại NHSGTT Kiên Giang thì trong năm 2006, khi lãi suất tiền gửi của ngân hàng được điều chỉnh lại như nâng lãi suất lên, một số loại phí giảm như phí chuyển khoản, phí rút tiền mặt…thì một số ngân hàng thương mại khác trên địa bàn đã bắt đầu mở tài khoản và gửi tiền vào Sacombank Kiên Giang khi có số tiền mặt lớn chưa dùng đến để lấy lãi thay vì để tại ngân hàng mình hay gửi tại các ngân hàng khác trên địa bàn vì SGTT Kiên Giang đã có một bước tiến như thủ tục gửi tiền nhanh gọn, thái độ phục vụ tận tình, chu đáo, niềm nở với khách hàng. Kết quả, năm 2006, tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác tại Sacombank Kiên Giang là 2.142 triệu đồng, chiếm 0,85% tổng nguồn vốn huy động năm 2006, một con số khiêm tốn nhưng đây là kết quả bước đầu đáng khích lệ trong quá trình đa dạng hoá nguồn vốn huy động của ngân hàng. Dự kiến, trong năm 2007 và những năm sắp tới nguồn vốn huy động được từ nguồn này sẽ còn tăng cao hơn nữa và con số không chỉ dừng lại ở con số 0,85%. 24 Bảng 2: NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2004, 2005, 2006 ĐVT: Triệu đồng So sánh 2005 với 2004 So sánh 2006 với 2005 Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng nguồn vốn huy động 49.766 89.510 250.873 39.744 79,86 161.363 180,27 Tiền gửi của TCTD khác 0 0 2.142 0 0,00 2.142 Tiền gửi của TCKT và dân cư 47.199 86.074 220.060 38.875 82,36 133.986 155,66 + Tiền gửi tiết kiệm 22.655 33.569 101.227 10.914 48,17 67.658 201,55 + Tiền gửi thanh toán 24.544 52.505 118.833 27.961 113,92 66.328 126,33 Phát hành giấy tờ có giá 2.567 3.436 28.671 869 33,85 25.235 734,43 ( Nguồn: Phòng kế toán NH SGTT CN Kiên Giang) 4.1.2. Tiền gửi của tổ chức kinh tế và dân cư: Trong những năm qua, Ngân Hàng SGTT Kiên Giang đặt biệt coi trọng công tác huy động vốn, đưa ra nhiều hình thức huy động vốn mới với những mức lãi suất hấp dẫn nhằm thu hút tối đa mọi nguồn vốn nhàn rỗi tại địa bàn tỉnh, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng ngày càng tăng của khách của khách hàng. Với sự nỗ lực hết mình trong công tác huy động vốn, qua 3 năm 2004, 2005, 2006, nguồn vốn huy động của ngân hàng qua việc thu hút tiền gửi tổ chức kinh tế và dân cư tăng liên tục, năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2005, tổng nguồn vốn huy động từ tiền gửi của TCKT và dân cư là 86.074 triệu đồng, tăng 38.875 triệu đồng so với năm 2004, với tỷ lệ tăng là 82,36 %. Năm 2006, tổng nguồn vốn huy động từ tiền gửi của TCKT và dân cư là 220.060 triệu đồng, tăng 133.986 triệu đồng, với tỷ lệ tăng là 155,66 %. Điều đó cho thấy tiền gửi TCKT và dân cư đóng một vai trò quan trọng trong tổng nguồn vốn huy động khi qua 3 năm tỷ trọng của nguồn vốn huy động từ loại hình này là 94,8% ở năm 2004, 96,2% ở năm 2005 và 87,7% ở năm 2006. Tiền gửi của tổ chức kinh tế và dân cư tăng lên qua các năm chủ yếu ở hai hình thức: đó là tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán. Trong thời gian qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân trên địa bàn ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng được nâng lên, thu nhập ngày càng cao, do đó nhu cầu tích lũy tiền nhằm phục vụ cho mục đích tiêu dùng trong tương lai gia tăng. Mặc khác, trong thời gian qua, Sacombank Kiên Giang cũng đã tạo được lòng tin, uy tín nơi khách hàng; nâng cao chất lượng phục vụ cũng như điều chỉnh lãi suất linh hoạt, hấp dẫn với nhiều chương trình khuyến mãi, trúng thưởng, đơn giản về thủ tục… nên đã góp phần làm cho tiền gửi tiết kiệm tăng lên đáng kể đặt biệt là trong năm 2006 ( năm 2005 tăng 48,17% so với 2004, năm 2006 tăng 201,55% so với 2005). Cùng với xu hướng tăng lên của tiền gửi tiết kiệm thì tiền gửi thanh toán cũng tăng lên đáng kể qua 2 năm 2005, 2006. Trong những năm qua, kinh tế xã hội Kiên Giang trên đà phát triển.Trên con đường xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Chính quyền địa phương tỉnh Kiên Giang đã tạo nhiều điều kiện thông thoáng cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn, tạo điều kiện cho hoạt động 25 26 của các doanh nghiệp ngày càng phát triển và mở rộng. Để hội nhập với xu thế phát triển của nền kinh tế, đồng thời nhận thấy được hình thức thanh toán không dùng tiền mặt vừa đảm bảo tính tiện lợi, nhanh chóng, an toàn vì thế xu hướng thanh toán bằng chuyển khoản giữa các doanh nghiệp, giữa những người làm ăn mua bán… trên địa bàn ngày càng tăng. Do đó làm cho tiền gửi thanh toán có xu hướng tăng lên liên tục qua các năm, năm 2005 tăng 27.961 triệu đồng so với năm 2004, năm 2006 tăng 66.328 triệu đồng so với năm 2005, góp phần làm tăng nguồn vốn huy động tại chổ của ngân hàng. 4.1.3. Phát hành giấy tờ có giá: Góp phần làm cho nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng lên liên tục qua các năm qua, một phần cũng là kết quả của việc huy động vốn bằng việc phát hành giấy tờ có giá. Đặt biệt là năm 2006 nguồn vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá tăng 734,43% so với năm 2005. Do trong năm Ngân hàng đã phát hành các đợt kỳ phiếu với lãi suất hấp dẫn, mặc khác việc huy động vốn thông qua chứng chỉ tiền gửi, chứng chỉ huy động vốn với lãi suất hấp dẫn, có thể chiết khấu, tất toán trước thời hạn đã thu hút nhiều người dân tham gia đầu tư vào giấy tờ có giá. Tóm lại, nguồn vốn huy động tăng lên liên tục qua 2 năm 2005, 2006, đã thể hiện rõ Chi Nhánh đã có nhiều biện pháp tích cực trong công tác huy động vốn, áp dụng nhiều hình thức huy động vốn phong phú và hấp dẫn, thu hút ngày càng tăng lượng tiền gửi trong dân cư và các doanh nghiệp trên địa bàn. 4.2. Phân tích tình hình sử dụng vốn 4.2.1. Phân tích doanh số cho vay 4.2.1.1.Doanh số cho vay theo thời gian Thực hiện định hướng của ngân hàng SGTT, SGTT Kiên Giang đã thực hiện việc mở rộng tín dụng đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng trong tầm quản lý. Đa dạng hoá các ngành cho vay trên địa bàn tỉnh. Trong 2 năm 2005, 2006 và đặt biệt là trong năm 2006, Ngân hàng thực hiện đa dạng hóa đối tượng đầu tư đi đôi với việc mở rộng cho vay ở nhiều ngành như sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, tiêu dùng… Kết quả như sau (bảng 3): doanh số cho vay năm 2005 tăng 45.112 triệu đồng so với năm 2004, với tỷ lệ tăng là 7,45%; năm 2006, doanh số cho vay tăng 456.135 triệu đồng so với 2005, với tỷ lệ tăng là 70,14%, một con số đáng trân trọng và sẽ được phát huy trong thời gian tới. Năm 2006 cũng là năm mà việc đầu tư mở rộng tín dụng nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương để xứng tầm là một thành phố biển trong tương lai. 27 Bảng 3: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI GIAN ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 So sánh 2005 với 2004 So sánh 2006 với 2005 Doanh Số Tỷ Trọng Doanh Số Tỷ Trọng Doanh Số Tỷ Trọng Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Tổng doanh số cho vay 605.219 100 650.331 100 1.106.466 100 45.112 7,45 456.135 70,14 Ngắn hạn 376.331 62,18 467.133 71,83 830.508 75,06 90.802 24,13 363.375 77,79 Trung, dài hạn 228.888 37,82 183.198 28,17 275.958 24,94 -45.690 -19,96 92.760 50,63 ( Nguồn: Phòng kế toán NH SGTT CN Kiên Giang) Tóm lại, doanh số cho vay của Ngân hàng tăng lên liên tục qua 2 năm 2005, 2006 đã thể hiện bước đột phá khả quan trong việc tìm kiếm khách hàng, mở rộng tín dụng nhằm đem lại lợi nhuận ngày càng cao cho Ngân hàng, uy tín và vị thế của Ngân hàng ngày càng vững mạnh, tạo được lòng tin và uy tín từ phía khách hàng, thu hút ngày càng đông khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng. Theo bảng số liệu ta thấy tổng doanh số cho vay tăng liên tục qua 2 năm 2005, 2006; trong đó doanh số cho vay ngắn hạn đều tăng liên tục qua 2 năm; còn đối với trung và dài hạn thì có biến động nhưng đến hết năm 2006 thì doanh số cho vay trung và dài hạn cũng tăng. Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của vùng chủ yếu là kinh tế hộ, vòng vay vốn theo mùa vụ, nhu cầu vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh phần lớn là vốn lưu động. Vì thế trong doanh số cho vay của SGTT Kiên Giang hàng năm thì vốn vay ngắn hạn luôn chiếm phần lớn trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Mặt khác, để giảm bớt rủi ro về lãi suất trong cho vay trung, dài hạn, đơn giản hoá thủ tục trong cho vay ngắn hạn và dễ dàng hơn trong quản lý vốn vay của khách hàng, Ngân hàng đã tập trung đầu tư cho tín dụng ngắn hạn, đẩy doanh số cho vay ngắn hạn năm 2005 tăng 90.802 triệu đồng so với năm 2004, năm 2006 tăng 363.375 triệu đồng so với năm 2005. Dựa vào bảng số liệu ta thấy rằng, doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên liên tục qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay. Đối với Ngân hàng, bộ hồ sơ vay vốn đơn giản, thủ tục giải ngân nhanh gọn, cán bộ tín dụng và nhân viên giao dịch nhiệt tình vui vẻ đã giúp cho việc chuyển tải vốn đầu tư đến khách hàng một cách nhanh chóng, thuận lợi và an toàn, thu hút đông đảo khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng, đẩy doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên vượt bậc qua các năm. Mặc khác, nhằm đầu tư trọng điểm vào những vùng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng cho vay ngắn hạn để chăn nuôi, phát triển ngành nghề nông thôn, thu mua lương thực,… góp phần đưa doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên hàng năm. Cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay ngắn hạn, doanh số cho vay trung, dài hạn cũng tăng lên ở năm 2006 mặc dù năm 2005 doanh số cho vay trung, dài hạn có giảm so với năm 2004 nhưng không đáng kể. Năm 2005 doanh số cho vay trung, dài hạn giảm 45.690 triệu đồng so với năm 2004, chiếm tỷ lệ 19,96%. Nhưng sang năm 2006 doanh số cho vay trung, dài hạn lại tăng 92.760 triệu đồng so với 2005, chiếm tỷ lệ 50,63%. 28 29 Tuy chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhiều so với doanh số cho vay ngắn hạn (37,82%) nhưng vốn vay trung, dài hạn cũng đã mang lại hiệu quả kinh tế trong việc phát triển kinh tế địa phương, tạo cho ngân hàng có được nguồn thu nhập đáng kể hàng năm. Doanh số cho vay trung, dài hạn tăng lên trong năm 2006 chủ yếu đầu tư cho các công ty, doanh nghiệp vay để mua sắm tài sản, xây dựng cơ sở hạ tầng… Mặt khác hiện nay cán bộ công nhân viên trên địa bàn tỉnh ngày một gia tăng, với chế độ tiền lương như hiện nay chưa đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, xây dựng nhà cửa của cán bộ công nhân viên. Do đó, lượng nhân viên có nhu cầu vay vốn đến giao dịch với Ngân hàng năm sau luôn cao hơn năm trước. Từ những nguyên nhân trên đã góp phần làm cho doanh số cho vay trung, dài hạn tăng lên ở năm 2006. Tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay (24,94%). 4.2.1.2. Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng Cho vay là hoạt động tiềm ẩn rủi ro rất cao. Nhận thấy được điều đó, Sacombank Kiên Giang đã không ngừng tìm ra những giải pháp để hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Một trong những giải pháp để hạn chế rủi ro phát sinh là đa dạng hoá đầu tư, mở rộng cho vay đa ngành, đa mục đích sử dụng, đa lĩnh vực. Do đó, NH SGTT Kiên Giang đã mở rộng cho vay nông nghiệp, tiêu dùng, sản xuất kinh doanh và nhiều mục đích khác. Tuy nhiên vốn vay tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất kinh doanh, tiêu dùng. a. Doanh số cho vay nông nghiệp: Kiên Giang là một vùng đất ở vùng Tây Nam Bộ, có hệ thống kênh rạch chằng chịt, đất đai màu mở thuận lợi cho ngành sản xuất lúa gạo, hoa màu và một số loại cây ăn quả. Chính vì thế mà nông nghiệp chính là ngành kinh tế chính mang lại thu nhập hàng năm cho phần lớn người dân của tỉnh. Do đó doanh số cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay hàng năm. Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế của tỉnh, khuyến khích cho vay phát triển kinh tế vùng nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo cho bà con nông dân trên cơ sở đầu tư tín dụng theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. 30 Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO MỤC ĐÍCH VAY ĐVT: Triệu đồng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 So sánh 2005 với 2004 So sánh 2006 với 2005 CHỈ TIÊU Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng doanh số cho vay 605.219 100,00 650.331 100 1.106.466 100 45.112 7,45 456.135 70,14 Nông nghiệp 178.539 29,50 195.749 34,20 362.035 32,72 17.210 9,64 166.286 84,95 Sản xuất kinh doanh 211.827 35,00 222.414 30,10 365.134 33,00 10.587 5,00 142.720 64,17 Tiêu dùng 165.225 27,30 171.037 26,30 315.343 28,50 5.812 3,52 144.306 84,37 Mục đích vay khác 49.628 8,20 61.131 9,40 63.954 5,78 11.503 23,18 2.823 4.62 ( Nguồn: Phòng kế toán NH SGTT CN Kiên Giang) Trong năm 2005, 2006 doanh số cho vay ngành nông nghiệp: trồng lúa, nuôi lợn, cải tạo vườn tạp, nuôi cá… tăng nhanh so với những năm trước, năm 2005 tăng 17.210 triệu đồng so với năm 2004, chiếm tỷ trọng 30,1% trong tổng doanh số cho vay; năm 2006 tăng 166.286 triệu đồng so với năm 2005, với tỷ lệ tăng là 84,95% và đạt tỷ trọng là 32,72% trong tổng doanh số cho vay. Doanh số cho vay ngành nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng mạnh như vậy là do ngân hàng đã áp dụng mức lãi suất cho vay hợp lý, có đội ngũ cán bộ nhiệt tình, vui vẻ với khách hàng, có mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương từng địa bàn, nắm được nhu cầu và tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng để có kế hoạch hỗ trợ vốn một cách hợp lý. Đồng thời trong năm 2006, Ngân hàng đã mở rộng phạm vi hoạt động về các huyện nơi có nhiều nhu cầu vay vốn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Từ đó đã thu hút được đông đảo khách hàng đến vay vốn đẩy doanh số cho vay tăng vượt qua các năm. b. Cho vay sản xuất kinh doanh: Trong những năm trở lại đây khi tỉnh Kiên Giang đã đầu tư cơ sở hạ tầng về giao thông, qui hoạch khu lấn biển,… thì đã thu hút nhiều nhà đầu tư, nhiều doanh nghiệp đã mọc lên tại Rạch Giá, khu công nghiệp ở Hà Tiên, Kiên Lương cũng ngày một phát triển… Chính vì thế mà nhu cầu vốn để sản xuất kinh doanh cũng tăng lên đámg kể nhằm đầu tư trang thiết bị hiện đại, bổ sung vốn lưu động… để nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường có rất nhiều đối thủ cạnh tranh như hiện nay. Và đối với ngân hàng thì đây là nguồn khách hàng cần khai thác vì đây là những khách hàng lớn, nhu cầu vay lớn và cũng là nguồn khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ thanh toán của Ngân hàng góp phần nâng cao doanh thu cho Ngân hàng. Do đó mà tỷ trọng doanh số cho vay sản xuất kinh doanh ở các năm đều khá cao. Cụ thể: năm 2004 là 35%, năm 2005 là 34,2% và năm 2006 là 33% trong tổng doanh số cho vay. Xác định được tầm quan trọng của ngành sản xuất kinh doanh, trong những năm vừa qua, Sacombank Kiên Giang đã đầu tư phần lớn nguồn vốn để phát triển ngành, đưa doanh số cho vay sản xuất kinh doanh tăng trưởng liên tục qua các năm 2004 -> 2006, năm 2005 cho vay sản xuất kinh doanh tăng 10.587 triệu đồng so với năm 2004, năm 2006 tăng 142.720 triệu đồng so với năm 2005, với tỷ lệ tăng là 64,17%. Có thể nói trong những năm vừa qua, hoạt động của NH SGTT Kiên Giang luôn bám sát định hướng phát triển kinh tế xã hội của vùng, 31 luôn tìm tòi khai thác những lĩnh vực đầu tư mang lại hiệu quả cao, những ngành kinh tế trọng điểm được Tỉnh quan tâm phát triển. Từ đó đem lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao cho Ngân hàng, đồng thời góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh Kiên Giang. c. Cho vay tiêu dùng: Tỷ trọng doanh số cho vay tiêu dùng cũng chiếm khá cao trong tổng doanh số cho vay: năm 2004 là 27,3%, năm 2005 là 26,3%, năm 2006 là 28,5%. Cùng với cho vay để sản xuất nông nghiệp và sản xuất kinh doanh thì doanh số cho vay với mục đích tiêu dùng cũng tăng liên tục qua các năm. Cho vay với mục đích tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của người dân trên địa bàn. Trong những năm trở lại đây, nhu cầu mua sắm trang thiết bị trong nhà, sửa chữa hay xây dựng nhà mới, mua xe… của người dân ngày càng tăng lên để nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong khi đó nhiều người vẫn chưa tích luỹ đủ số tiền cần dùng, Ngân hàng nhận thấy được nhu cầu chính đáng này của người dân , cũng như một số ngân hàng khác, SGTT Kiên Giang cũng đã mạnh dạn đưa số khách hàng mục tiêu này vào nhóm khách hàng của mình. Và doanh số cho vay ở mục đích tiêu dùng năm 2005 đã tăng 5.812 triệu đồng so với năm 2004, với tỷ lệ 3.52%, năm 2006 doanh số cho vay tiêu dùng tăng 144.306 triệu đồng so với năm 2005, với tỷ lệ tăng là 84,37%, góp phần không nhỏ trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. d. Vay mục đích khác: Tuy tỷ trọng cho vay ở nhóm này khá thấp ( năm 2004 là 8,2%, năm 2005 là 9,4%, năm 2006 là 5,7%) nhưng cho vay mục đích khác như cho vay du học, cho vay chợ, tiểu thương…đây là những đối tượng cho vay góp phần đa dạng hóa đối tượng đầu tư trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, làm phong phú thêm lượng khách hàng và góp phần mở rộng uy tín, vị thế, hình ảnh của Ngân hàng trên nhiều lĩnh vực. Trong thời gian qua, nhiều tiểu thương ở các chợ đã biết đến Ngân hàng và đến vay vốn của Ngân hàng để phục vụ cho việc mua bán của mình. Cho vay chợ, Ngân hàng sẽ đến thu lãi và gốc tận nơi theo chu kỳ trả nợ ở các chợ thuận tiện cho người vay tiết kiệm được thời gian. Ngoài ra, nhu cầu vay vốn để phục vụ cho đời sống hay mục đích tiêu dùng của cán bộ công nhân viên cũng ngày càng cao. Năm 2005, doanh số cho vay mục khác tăng 11.503 triệu đồng so với năm 2004, năm 2006 doanh số cho vay này tăng 2.823 triệu đồng so với năm 2005 góp phần làm tăng doanh số cho vay của Ngân hàng. 32 33 Nhìn chung trong thời gian qua (2004, 2005, 2006) tổng doanh số cho vay đã tăng lên liên tục, một kết quả đáng mừng trong việc mở rộng đầu tư tín dụng của NH SGTT Kiên Giang. 4.2.2. Phân tích doanh số thu nợ 4.2.2.1. Doanh số thu nợ theo thời gian Đi đôi với công tác cho vay thì công tác thu nợ cũng là công tác hết sức khó khăn và vô cùng quan trọng. Doanh số thu nợ cũng thể hiện phần nào hiệu quả công tác tín dụng và hiệu quả trong việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Và doanh số thu nợ theo thời gian của khách hàng như sau: ta thấy rằng, công tác thu nợ trong thời gian qua đã được sự quan tâm tích cực của đội ngũ cán bộ công nhân viên NH SGTT Kiên Giang. Ngân hàng đã có mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương để hỗ trợ Ngân hàng trong công tác thu hồi và xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn. Từ đó làm cho doanh số thu nợ tăng lên liên tục, năm sau luôn cao hơn năm trước. Tuy nhiên, công tác thu hồi nợ còn phụ thuộc vào thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng với khách hàng về kỳ hạn trả nợ. Đối với các khoản vay ngắn hạn thì kỳ hạn trả nợ thường là một chu kỳ sản xuất hoặc một số khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, việc đầu tư vốn vay Ngân hàng đạt hiệu quả và thu hồi vốn trước hạn thì khách hàng mới tiến hành trả nợ vay cho Ngân hàng. Như vậy, doanh số thu nợ hàng năm tăng lên liên tục cho thấy người vay đã sử dụng vốn vay để đầu tư, sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả khả quan, sự nổ lực hết mình của cán bộ tín dụng trong công tác thu hồi nợ. Doanh số thu nợ tăng lên liên tục qua 2 năm 2005, 2006. Năm 2005 tăng 103.326 triệu đồng so với năm 2004, năm 2006 tăng 378.025 triệu đồng so với năm 2005. Trong đó doanh số thu nợ ngắn hạn tăng liên tục qua 2 năm. Còn đối với doanh số thu nợ trung, dài hạn tuy có sự biến động nhưng đến năm 2006 thì cũng tăng nhiều so với năm 2005. 34 Bảng 5: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI GIAN ĐVT: Triệu đồng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 So sánh 2005 với 2004 So sánh 2006 với 200 Chỉ tiêu Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng doanh số thu nợ 532.633 100 635.960 100 1.013.985 100 103.327 19,40 378.025 59,44 Ngắn hạn 332.057 62,34 449.999 70,76 755.408 74,50 117.942 35,52 305.409 67,87 Trung, dài hạn 200.576 37,66 185.961 29,24 258.577 25,50 -14.615 -7,29 72.616 39,05 (Nguồn: Phòng kế toán NH SGTT CN Kiên Giang) 35 Năm 2005 thu nợ ngắn hạn tăng 117.942 triệu đồng so với 2004, thu nợ trung, dài hạn giảm 14.615 triệu đồng so với 2004 do kỳ hạn trả nợ cũng như thỏa thuận giữa Ngân hàng với khách hàng, đồng thời doanh số cho vay trung, dài hạn năm 2005 cũng giảm so với 2004. Sang năm 2006 thu nợ ngắn hạn tăng 305.409 triệu đồng, thu nợ trung, dài hạn tăng 72.616 triệu đồng so với năm 2005. Kết quả thu nợ tập trung chủ yếu ở cho vay kinh tế hộ, thương mại,…Điều này chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng ngày càng tăng, đồng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi Nhánh Kiên Giang.pdf
Tài liệu liên quan