Luận văn Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ tin học Cát Tường

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1 . 1

GIỚI THIỆU . 1

1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI . 1

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: . 2

1.2.1. Mục tiêu chung . 2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể . 2

1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: . 3

1.4.1. Không gian . 3

1.4.2. Thời gian . 3

1.4.3. Đối tượng nghiên cứu . 3

CHƯƠNG 2 . 4

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 4

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN . 4

2.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh . 4

2.1.2. Sự cần thiết phải phân tích hoạt động kinh doanh . 4

2.1.3. Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh . 5

2.1.4. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh . 5

2.1.5. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích. 5

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 13

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu . 13

2.2.2. Phương pháp phân tích . 13

CHƯƠNG 3 . 16

KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG

NGHỆ TIN HỌC CÁT TƯỜNG . 16

3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY . 16

3.1.1. Giới thiệu công ty . 16

3.1.2. Nội dung kinh doanh . 16

3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY . 17

3.2.1. Cơ cấu tổ chức . 17

3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận . 18

3.2.3. Hình thức kế toán sử dụng tại Công ty. . 19

3.3. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY . 19

3.4. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN . 23

3.4.1. Thuận lợi . 23

3.4.2. Khó khăn . 24

3.4.3. Phương hướng phát triển . 24

CHƯƠNG 4 . 25

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH

ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TIN HỌC CÁT TƯỜNG . 25

4.1. PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH DOANH THU TIÊU TH Ụ SẢN

PHẨM . 25

4.1.1. Phân tích doanh thu tiêu thụ sản phẩm . 25

4.1.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm . 32

4.2. PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHI PHÍ . 37

4.2.1. Phân tích tình hình thực hiện chi phí . 37

4.2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí . 44

4.3. PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN VÀ CÁC CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ KINH

DOANH . 49

4.3.1. Phân tích chung tình hình lợi nhuận . 49

4.3.2. Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh . 52

4.3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận . 55

4.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA CÁC TỶ

SỐ TÀI CHÍNH . 58

4.4.1. Nhóm các tỷ số tài chính . 58

4.4.2. Sơ đồ Dupont của Công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển Tin Học Cát

Tường năm 2006, 2007 và 2008 . 62

CHƯƠNG 5 . 66

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TIN HỌC

CÁT TƯỜNG . 66

5.1. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH CỦA CÔNG TY CÁT TƯỜNG . 66

5.1.1. Môi trường bên trong . 66

5.1.2. Môi trường bên ngoài . 67

5.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH

TẠI CÔNG TY . 68

5.2.1. Biện pháp làm tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh . 68

5.2.2. Về tình hình tài chính . 71

5.2.3. Một số biện pháp khác . 72

CHƯƠNG 6 . 73

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 73

6.1. KẾT LUẬN. 73

6.2. KIẾN NGHỊ . 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 76

PHỤ LỤC . 77

pdf91 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1816 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ tin học Cát Tường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9,41 11.490.718 99,67 - Doanh thu bán hàng 1.182.900 94,02 7.802.190 98,18 10.911.797 94,65 + Máy bộ 301.500 23,96 2.238.510 28,17 2.066.750 17,93 + Máy in 178.500 14,19 974.400 12,26 1.365.000 11,84 + Mainboard 182.700 14,52 1.479.500 18,62 2.573.937 22,33 + Máy notebook 141.810 11,27 1.097.350 13,81 1.933.500 16,77 + Monitor 10.500 0,84 72.630 0,91 101.160 0,88 + HDD 237.800 18,90 1.560.000 19,63 2.244.000 19,46 + Webcam 62.320 4,95 155.750 1,96 230.010 1,99 + USB – thẻ nhớ 30.720 2,44 80.550 1,01 186.840 1,62 + Ram 37.050 2,95 144.000 1,81 210.600 1,83 - Doanh thu thiết kế và lắp đặt mạng 50.000 3,97 85.000 1,07 510.000 4,42 - Doanh thu cho thuê 9.290 0,74 13.162 0,16 68.921 0,60 Doanh thu hoạt động tài chính 10.330 0,82 37.632 0,47 21.740 0,19 www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Cát Tường GVHD: Lê Phước Hương - 30 - SVTH: Nguyễn Thị Quyền Thu nhập khác 5.610 0,45 9.150 0,12 15.690 0,14 Tổng doanh thu 1.258.130 100 7.947.134 100 11.528.148 100 (Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cát tường) Song song với sự gia tăng của doanh thu bán hàng thì tỷ trọng của doanh thu từ hoạt động tài chính liên tục giảm và giảm mạnh. Năm 2006 là 0,82%, năm 2007 là 0,47% và năm 2008 giảm xuống còn 0,19%. Nguyên nhân là do bị ảnh hưởng của sự khủng hoảng tình hình tài chính trong những năm gần đây. Nhìn chung, ta thấy doanh thu các mặt hàng chủ lực của Công ty tương đối ổn định. Bên cạnh đó, Công ty cần đầu tư thêm vào một số mặt hàng có triển vọng phát triển như hoạt động thiết kế và lắp đặt mạng để có thể tăng thêm hiệu quả kinh doanh của Công ty. 4.1.1.3. Phân tích theo thị trường Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cát Tường chủ yếu là các tỉnh khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Phân tích theo thị trường để Công ty có thể biết được thị trường nào là thị trường chủ lực, thị trường nào là tiềm năng cần được mở rộng. Từ đó mà Công ty có kế hoạch đầu tư, cung ứng cho phù hợp. Bảng 4.4: DOANH THU THEO THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2006, 2007, 2008) Thị trường 2006 2007 2008 Số tiền (1.000 đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (1.000 đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (1.000 đ) Tỷ trọng (%) Cần Thơ 987.632,05 78,5 5.642.465,14 71 8.819.033,22 76,5 Ngoài Cần Thơ 270.497,95 21,5 2.304.668,86 29 2.709.114,78 23,5 Tổng doanh thu 1.258.130 100 7.947.134 100 11.528.148 100 (Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cát Tường) Nhìn từ bảng số liệu ta thấy tỷ trọng doanh thu tại địa bàn thành phố Cần Thơ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của Công ty mặc dù có giảm. Bên cạnh đó, doanh thu ngoài địa bàn Cần Thơ qua các năm có tăng nhưng nó chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ. Nguyên nhân của vấn đề trên là do Công ty mới thành lập nên qui www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Cát Tường GVHD: Lê Phước Hương - 31 - SVTH: Nguyễn Thị Quyền mô hoạt động còn hạn hẹp. Bên cạnh đó, do từ khi thành lập đến nay, tình hình thị trường mua bán đang trong thời kỳ bấp bênh do ảnh hưởng của lạm phát nên Ban giám đốc Công ty chưa dám đầu tư nhiều ra ngoài tỉnh. Mặc dù vậy, doanh thu tại các thị trường vẫn tăng. Và để biết cụ thể doanh thu của từng địa bàn tăng, giảm bao nhiêu, bằng phương pháp so sánh ta sẽ đánh giá được sự biến động của doanh thu qua các năm. Sau đây là bảng số liệu thể hiện sự biến động của doanh thu theo thị trường qua các năm của Công ty. Bảng 4.5: CHÊCH LỆCH DOANH THU THEO THỊ TRƯỜNG QUA 3 NĂM (2006 – 2008) Thị trường 2006 2007 Số tiền (1.000 đ) % Số tiền (1.000 đ) % Cần Thơ 4.654.833,09 471,31 3.176.568,08 56,30 Ngoài Cần Thơ 2.033.170,91 751,64 404.445,92 17,55 Tổng doanh thu 6.689.004 531,66 3.581.014 45,06 (Nguồn: Lấy từ bảng 4.4) * Thị trường Cần Thơ Ta thấy năm 2006, doanh thu tại Cần Thơ là 987.632,05 ngàn đồng, đến năm 2007 là 5.642.465,14 ngàn đồng, tăng 4.654.833,09 ngàn đồng tương ứng 471,31%. Năm 2008 là 8.819.033,22 ngàn đồng, tăng 3.176.568,08 ngàn đồng tương ứng tăng 56,30%. Qua 3 năm thì doanh thu tại Cần Thơ đều tăng, sở dĩ như vậy là do trụ sở kinh doanh của Công ty nằm tại trung tâm thành phố Cần Thơ, và vì vậy mà khách hàng chủ yếu của Công ty là ở Cần Thơ và ngày càng được mở rộng ra các quận, huyện, xã. Chính đều này làm cho doanh thu tại Cần thơ qua các năm luôn tăng. * Thị trường ngoài Cần Thơ Năm 2006, doanh thu ngoài Cần Thơ là 270.497,95 ngàn đồng, năm 2007 là 2.304.668,86 ngàn đồng, tăng 2.033.170,91 ngàn đồng tức tăng 751,64% so với năm 2006. Và năm 2008 là 2.709.114,78 ngàn đồng, tăng 404.445,92 ngàn đồng tức tăng www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Cát Tường GVHD: Lê Phước Hương - 32 - SVTH: Nguyễn Thị Quyền 17,55% so với năm 2007. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do được sự giới thiệu của những bạn hàng quen cùng với chất lượng sản phẩm và uy tín của Công ty. Nhìn tổng quát, doanh thu của Công ty qua các năm của 2 thị trường đều tăng. Tuy nhiên, tỷ trọng của doanh thu ngoài địa bàn Cần Thơ nhỏ nhưng doanh thu lại tăng. Điều này chứng tỏ thị trường ngoài địa bàn có tiềm năng để mở rộng. Vì vậy Công ty cần có chiến lược mở rộng thị trường tiêu thụ để tăng doanh thu ngoài thành phố Cần Thơ. 4.1.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm Ta thấy, doanh thu bán hàng của Công ty chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng doanh thu của Công ty. Do đó, ở đây ta chỉ phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng của một số mặt hàng chính của Công ty. Ta có phương trình: Doanh thu (M) = Khối lượng (q) x Giá bán (p) Mặc dù doanh thu bán hàng bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khách quan, chủ quan khác nhau. Nhưng từ phương trình trên ta thấy doanh thu bán hàng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi 2 nhân tố là khối lượng và giá cả hàng hóa tiêu thụ. Bảng 4.6: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH THU CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2006 – 2008) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 q0 p0 (1.000 đ) q1 p1 (1.000 đ) q2 p2 (1.000 đ) Máy bộ (cái) 45 6.700 290 7.719 250 8.267 Máy in (cái) 150 1.190 580 1.680 650 2.100 Mainboard (cái) 290 630 1.700 870 2.580 997,65 Máy notebook (cái) 13 10.910 85 12.910 150 12.890 Monitor (cái) 5 2.100 27 2.690 36 2.810 HDD (ổ) 580 410 2.600 600 3.400 660 Webcam (cái) 760 82 1.750 89 2.040 112,75 USB – thẻ nhớ (cái) 160 192 450 179 692 270 Ram (thanh) 190 195 480 300 600 351 www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Cát Tường GVHD: Lê Phước Hương - 33 - SVTH: Nguyễn Thị Quyền Doanh thu bán hàng 1.182.900 7.802.190 10.911.797 (Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cát tường) Nhìn từ bảng số liệu trên ta thấy qua các năm thì giá bán tất cả các mặt hàng đều tăng là do tăng theo giá cả của thị trường. Mặc dù giá bán tăng nhưng sản lượng tiêu thụ của các mặt hàng cũng tăng và tăng tương đối mạnh, đặc biệt là năm 2007. Nguyên nhân là do trong thời buổi mở cửa hội nhập cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, công nghệ thông tin đang chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong công việc và đời sống, đặc biệt là trong công việc vì hiện nay công việc đang dần được tự động hoá nên nó đòi hỏi con người phải có một trình độ nhất định về tin học. Do đó mà nhu cầu tiêu dùng về những mặt hàng này của con người tăng lên. Thêm vào đó là do uy tín của Công ty đối với khách hàng ngày càng được nâng cao nhờ vào trình độ tay nghề của bộ phận kỷ thuật và do trình độ nghệ thuật trong giao tiếp ứng xử với khách hàng của bộ phận bán hàng. Từ đó mà khối lượng tiêu thụ sản phẩm tăng lên. Và bằng cách sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn, ta sẽ xác định được mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng nhân tố: khối lượng hàng hoá tiêu thụ và giá cả hàng hóa tiêu thụ đến doanh thu bán hàng. 4.1.2.1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu năm 2007 Nhìn vào bảng số liệu 9 ta thấy doanh thu bán hàng năm 2007 của Công ty tăng 6.619.790 ngàn đồng là do nhân tố giá tăng 1.724.940 ngàn đồng và nhân tố sản lượng tăng 4.894.850 ngàn đồng. Trong đó, nhân tố sản lượng tăng nhiều hơn nhân tố giá và chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu tăng lên của Công ty. - Nhân tố giá bán tăng chủ yếu là do giá của một số mặt hàng có giá bán cao như máy bộ, máy in, máy notebook, Monitor tăng. Tuy nhiên, giá bán của USB – thẻ nhớ lại giảm nhưng giảm không đáng kể. - Ta thấy sản lượng của tất cả các mặt hàng chính của Công ty đều tăng mạnh, đặc biệt là một số mặt hàng có giá bán cao như máy bộ, máy in, máy notebook, Monitor, Mainboard. Ta thấy cả giá bán và sản lượng của một số mặt hàng có giá bán cao của Công ty đều tăng và những mặt hàng lại chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu bán hàng của www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Cát Tường GVHD: Lê Phước Hương - 34 - SVTH: Nguyễn Thị Quyền Công ty. Điều này chứng tỏ Công ty đã đẩy mạnh tốc độ bán ra mặc dù tình hình thị trường năm 2007 không được thuận lợi. 4.1.2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu năm 2008 Nhìn vào bảng 10 ta thấy, nhân tố giá bán tăng 1.086.679ngàn đồng và nhân tố sản lượng tiêu thụ tăng 2.022.428 ngàn đồng đã làm cho tổng doanh thu bán hàng của năm 2008 so với năm 2007 tăng lên 3.109.107 ngàn đồng. Trong đó: - Nhân tố giá bán tăng là do giá bán của máy bộ, máy in, Mainboard, Webcam tăng mạnh. Tuy nhiên, máy notebook có giá bán cao nhưng trong năm 2008 giá bán của mặt hàng này lại giảm là do trong năm 2007 mặt hàng này đang hút hàng nên các nhà cung ứng tăng giá lên, qua năm 2008 thì chựng lại và vì vậy mà làm cho giá vốn giảm. Tuy chi phí giá vốn giảm không nhiều nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tổng giá trị tăng lên của doanh thu. - Nhân tố sản lượng tăng là do tất cả các mặt hàng đều tăng mạnh. Riêng máy bộ, khối lượng tiêu thụ lại giảm hơn so với năm 2007 đã làm cho tổng doanh thu về khối tăng với tốc độ chậm . Sở dĩ sản lượng máy bộ giảm là do các cửa hàng mới xuất hiện đã chiếm một phần lớn thị phần cũng như khách hàng của Công ty. Sang năm 2008 thì nhân tố sản lượng vẫn là nhân tố ảnh hưởng lớn đến sự tăng lên của tổng doanh thu mặc dù tốc độ tăng tương đối chậm hơn so với năm 2007. Nhưng đây vẫn là một lợi thế để Công ty tiến xa hơn trong thời gian sắp tới. www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Cát Tường GVHD: Lê Phước Hương - 35 - SVTH: Nguyễn Thị Quyền Từ bảng số liệu 4.6 ta có bảng sau: Bảng 4.7: MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG, GIÁ BÁN ĐẾN DOANH THU CỦA NĂM 2007 VỚI 2006 Đơn vị tính: 1.000 đồng Sản phẩm M06 = q06 x p06 q07 x p06 M07 = q07 x p07 q07/06 p07/06 M07/06 Máy bộ (cái) 301.500 1.943.000 2.238.510 1.641.500 295.510 1.937.010 Máy in (cái) 178.500 690.200 974.400 511.700 284.200 795.900 Mainboard (cái) 182.700 1.071.000 1.479.500 888.300 408.500 1.296.800 Máy notebook (cái) 141.810 927.350 1.097.350 785.540 170.000 955.540 Monitor (cái) 10.500 56.700 72.630 46.200 15.930 62.130 HDD (ổ) 237.800 1.066.000 1.560.000 828.200 494.000 1.322.200 Webcam (cái) 62.320 143.500 155.750 81.180 12.250 93.430 USB – thẻ nhớ (cái) 30.720 86.400 80.550 55.680 (5.850) 49.830 Ram (thanh) 37.050 93.600 144.000 56.550 50.400 106.950 Tổng 1.182.900 6.077.750 7.802.690 4.894.850 1.724.940 6.619.790 (Nguồn: Lấy từ bảng 4.6) * Ghi chú: q07/06 = q07 x p06 - q06 x p06 p07/06 = q07 x p07 - q07 x p06 M07/06 = q07/06 + p07/06 hay M07/06 = M07 - M06 www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Cát Tường GVHD: Lê Phước Hương - 36 - SVTH: Nguyễn Thị Quyền Từ bảng số liệu 4.6 ta có bảng sau: Bảng 4.8: MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG, GIÁ BÁN ĐẾN DOANH THU CỦA NĂM 2008 VỚI 2007 Đơn vị tính: 1.000 đồng Sản phẩm M07 = q07 x p07 Q08 x p07 M08 = q08 x p08 q08/07 p08/07 M08/07 Máy bộ (cái) 2.238.510 1.929.750 2.066.750 (308.760) 137.000 (171.760) Máy in (cái) 974.400 1.092.000 1.365.000 117.600 273.000 390.600 Mainboard (cái) 1.479.500 2.244.600 2.573.937 765.100 329.337 1.094.437 Máy notebook (cái) 1.097.350 1.936.500 1.933.500 839.150 (3.000) 836.150 Monitor (cái) 72.630 96.840 101.160 24.210 4.320 28.530 HDD (ổ) 1.560.000 2.040.000 2.244.000 480.000 204.000 684.000 Webcam (cái) 155.750 181.560 230.010 25.810 48.450 74.260 USB – thẻ nhớ (cái) 80.550 123.868 186.840 43.318 62.972 106.290 Ram (thanh) 144.000 180.000 210.600 36.000 30.600 66.600 Tổng 7.802.690 9.825.118 7.802.690 2.022.428 1.086.679 3.109.107 (Nguồn: Lấy từ bảng 4.6) * Ghi chú: q08/07 = q08 x p07 – q07 x p07 p08/07 = q08 x p08 – q08 x p07 M08/07 = q08/07 + p08/07 hay M08/07 = M08 – M07 www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cát Tường GVHD: Lê Phước Hương - 37 - SVTH: Nguyễn Thị Quyền 4.2. PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHI PHÍ 4.2.1. Phân tích tình hình thực hiện chi phí Chi phí là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Mỗi một sự tăng, giảm của chi phí sẽ dẫn đến sự tăng, giảm của lợi nhuận. Do đó, chúng ta cần xem xét tình hình thực hiện chi phí một cách hết sức cẩn thận để hạn chế sự gia tăng và có thể giảm các loại chi phí đến mức thấp nhất. Điều này đồng nghĩa với việc làm tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. 4.2.1.1. Phân tích chung tình hình thực hiện chi phí Phân tích chung tình hình thực hiện chi phí của Công ty là đánh giá tổng quát tình hình biến động chi phí năm sau so với năm trước, xác định mức độ tiết kiệm hay bội chi chi phí. a) Phân tích tổng mức chi phí thực hiện Tổng chi phí nói lên qui mô của chi phí. Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ chi phí phát sinh có liên quan đến sự tồn tại và hoạt động của Công ty. Chi phí của Công ty bao gồm chi phí từ hoạt động bán hàng và cưng ứng dịch vụ, chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác. Và sau đây là số liệu thể hiện tình hình hoạt động chi phí của Công ty Cát Tường qua 3 năm. Bảng 4.9: TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền (1.000 đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (1.000 đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (1.000 đ) Tỷ trọng (%) Giá vốn 1.128.230 94,65 7.597.694 97,67 11.069.932 98,29 Chi phí tài chính 9.400 0,79 45.120 0,58 20.100 0,18 Chi phí bán hàng 20.150 1,69 57.662 0,74 61.858 0,55 Chi phí quản lý 31.700 2,66 72.020 0,93 101.032 0,90 Chi phí khác 2.500 0,21 6.788 0,08 9.326 0,08 Tổng chi phí 1.191.980 100 7.779.284 100 11.262.248 100 (Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cát Tường) www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cát Tường GVHD: Lê Phước Hương - 38 - SVTH: Nguyễn Thị Quyền Qua bảng 11 ta thấy tình hình thực hiện chi phí qua 3 năm của Công ty có tăng nhưng năm sau tăng ít hơn năm trước tức là mức độ tăng giảm dần, đây là dấu hiệu đáng mừng. Vì thế, Công ty cần phấn đấu hơn nữa để giảm dần tốc độ tăng của chi phí ở mức độ thích hợp, từ đó làm cho lợi nhuận tăng lên. Cụ thể tình hình chi phí của Công ty là: năm 2006 tổng chi phí của Công ty là 1.191.980 ngàn đồng tăng lên 7.779.284 ngàn đồng và năm 2008 là 11.262.248 ngàn đồng. Từ đây ta thấy chi phí trong năm 2007 tăng nhanh hơn so với những năm khác. Và để thấy được mức độ tăng, giảm cụ thể bao nhiêu ta có bảng 12. Bảng 4.10: CHÊCH LỆCH CHI PHÍ 2007 VỚI 2006 VÀ 2008 VỚI 2007 Chỉ tiêu 2007 / 2006 2008 / 2007 Số tiền (1.000 đ) % Số tiền (1.000 đ) % Giá vốn 6.469.464 573,42 4.072.238 53,60 Chi phí tài chính 35.720 380,00 (25.020) (55,45) Chi phí bán hàng 37.512 186,16 4.196 7,28 Chi phí quản lý 40.320 127,19 29.012 40,28 Chi phí khác 4.288 171,52 2.538 37,39 Tổng chi phí 6.587.304 552,64 3.482.964 44,77 (Nguồn: Lấy từ bảng 4.9) Kết quả của bảng số liệu cho ta thấy tổng chi phí của năm năm 2007 tăng hơn rất nhiều so với năm 2006, tăng 6.587.304 ngàn đồng tương đương 552,64% là do giá vốn hàng bán tăng mạnh (tăng 6.469.464 ngàn đồng chiếm tỷ lệ 573,42%). Sở dĩ giá vốn hàng bán tăng cao là do trong năm 2007 Công ty tiêu thụ được một số lượng hàng hoá khá lớn. Bên cạnh đó thì chi phí tài chính của Công ty cũng tăng tương đối cao (chiếm tỷ lê 380,00%), nguyên nhân là do trong năm 2007 các khoản vay dài hạn và ngắn hạn của Công ty đều ở mức cao. Qua năm 2008, tổng chi phí của Công ty tiếp tục tăng và so với năm 2007 tăng 3.482.964 ngàn đồng tương ứng tăng 44,77%. Nguyên nhân của sự tăng chậm này là do giá vốn hàng bán tăng cao (tăng 4.072.238 ngàn đồng tức 53,60%) trong khi đó chi phí hoạt động tài chính lại giảm (giảm 25.020 ngàn đồng tương ứng 55,45%). www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cát Tường GVHD: Lê Phước Hương - 39 - SVTH: Nguyễn Thị Quyền Chi phí hoạt động tài chính giảm là do các khoản vay dài hạn của Công ty đã được thanh toán hết trong năm 2007 và khoản vay mới chưa phát sinh chi phí nhiều. Nhìn một cách tổng quát qua 2 bảng số liệu trên ta thấy trong tổng chi phí của Công ty thì giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất là do loại hình hoạt động của Công ty là kinh doanh mua bán hàng hóa nên chi phí hoạt động kinh doanh là chính mà chủ yếu là giá vốn. Tuy nhiên thì sự tăng lên khá cao của giá vốn có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của Công ty mà kết quả cuối cùng là lợi nhuận. Do đó, Công ty cần có kế hoạch hạ thấp chi phí giá vốn hàng bán ở mức nhất định để kết quả hoạt động kinh của Công ty ngày một tăng cao hơn nữa. b) Phân tích tỷ suất chi phí Tỷ suất chi phí nói lên trình độ tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh, chất lượng quản lý chi phí của Công ty. Qua tỷ số này thì ta có thể kết luận sơ bộ là Công ty kinh doanh có hiệu quả hay không. Và tỷ số này được tính từ tổng chi phí và doanh thu bán hàng. Ta có công thức sau: TCP Tỷ suất chi phí (PCP) = x 100% Doanh thu (Lợi nhuận) Từ công thức trên ta được bảng số liệu sau: Bảng 4.11: TỶ SUẤT CHI PHÍ CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2006 – 2008) Đơn vị tính: 1.000 đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Chênh lệch 2007/2006 2008/2007 Tổng doanh thu 1.258.130 7.947.134 11.528.148 6.689.004 3.581.014 Tổng chi phí 1.191.980 7.779.284 11.262.248 6.587.304 3.482.964 Lợi nhuận trước thuế 66.150 167.850 265.900 101.700 98.050 Tỷ suất chi phí (%) 94,74 97,89 97,69 3,15 (0,21) (Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cát tường) www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cát Tường GVHD: Lê Phước Hương - 40 - SVTH: Nguyễn Thị Quyền Qua bảng số liệu trên ta thấy: - Năm 2006, tỷ suất chi phí của Công ty là 94,74% cho thấy chất lượng quản lý chi phí của Công ty chưa tốt và do đó tình hình kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả chưa cao. - Năm 2007, tỷ suất chi phí là 97,89%, tăng 3,15% so với năm 2006 là do hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2007 đi vào ổn định, doanh thu tăng lên nên chi phí cũng tăng theo nhưng tốc độ tăng của doanh thu chậm hơn tốc độ tăng của chi phí. Tuy nhiên, sự gia tăng này là phù hợp mặc dù nó vẫn ở mức cao và điều này được chứng minh qua tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty vẫn có lãi. - Năm 2008, tỷ suất chi phí của Công ty là 97,69%, giảm 0,21% so với năm 2007 là do tốc độ tăng của doanh thu tương đối nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí. Tuy nhiên, chỉ tiêu này vẫn còn ở mức cao, vì vậy Công ty nên có kế hoạch để hạ thấp tỷ suất chi phí. Mặc dù tỷ suất ch phí của Công ty qua 3 năm đều ở mức cao nhưng nhìn một cách tổng quát thì tỷ suất chi phí còn được coi là một chỉ tiêu chất lượng, nó được tính từ tổng chi phí và tổng doanh thu của Công ty nên phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tác động lên chi phí cũng như doanh thu, chẳng hạn như: khối lượng, giá bán, giá vốn, kết cấu hàng hóa,… Vì vậy, tỷ suất chi phí của Công ty cao cho thấy khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ của Công ty mạnh nên lợi nhuận của Công ty hàng năm đều tăng. c) Phân tích tình hình tiết kiệm chi phí Xét tình hình tiết kiệm chi phí ta sẽ thấy được chi phí của năm sau so với năm trước của Công ty tiết kiệm hay bội chi bao nhiêu. Từ đó tìm nguyên nhân và đưa ra biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí của Công ty. Ta có công thức sau: Mức tiết kiệm (giảm) hay bội chi (tăng) = Doanh thu x (PCP (năm sau) - PCP (năm trước)) Từ công thức trên, qua quá trình tính toán ta được bảng số liệu bên dưới thể hiện tình hình tiết kiệm chi phí của Công ty qua 3 năm (năm 2006, năm 2007 và năm 2008). www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cát Tường GVHD: Lê Phước Hương - 41 - SVTH: Nguyễn Thị Quyền Bảng 4.12: TÌNH HÌNH TIẾT KIỆM CHI PHÍ CỦA QUA 3 NĂM Đơn vị tính: 1.000 đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Chênh lệch 2007 / 2006 2008 / 2007 Tổng doanh thu 1.258.130 7.947.134 11.528.148 6.689.004 3.581.014 Tổng chi phí 1.191.980 7.779.284 11.262.248 6.587.304 3.482.964 Lợi nhuận trước thuế 66.150 167.850 265.900 101.700 98.050 Tỷ suất chi phí (%) 94,74 97.89 97,69 3,15 (0,21) Tăng, giảm 0 250.334,721 24.209,111 250.334,721 (226.125,610) (Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cát tường) Qua bảng số liệu trên ta thấy: - Năm 2007, Công ty quản lý chi phí chưa tốt nên làm cho Công ty phải bội chi một khoản chi phí tương đối lớn: 250.334,721 ngàn đồng tương ứng tăng 3,15%. - Năm 2008, tình hình quản lý chi phí có vẻ khả quan hơn so với năm 2007. Tuy tổng chi phí có tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn tốc độ của doanh thu và Công ty đã tiết kiệm được một khoảng chi phí là 24.209,111 ngàn đồng tương ứng với giảm 0,21%. Mặc dù giá trị chi phí giảm ít nhưng điều này cho ta biết được tình hình sử dụng chi phí của Công ty đạt hiệu quả khá tốt và vì vậy Công ty cần duy trì và nên có kế hoạch để có thể tiết kiệm được chi phí của Công ty ở mức phù hợp trong thời gian sắp tới, từ đó góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng chi phí và cuối cùng là tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. 4.2.1.2. Phân tích các khoản mục chi phí chủ yếu Cũng như bao công ty khác, Công ty Cát Tường cũng có 5 khoản mục chi phí. Ở đây, ta chỉ xét 3 khoản mục chi phí chủ yếu có ảnh hưởng lớn đến quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty là giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Ta có bảng số liệu sau: www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cát Tường GVHD: Lê Phước Hương - 42 - SVTH: Nguyễn Thị Quyền Bảng 4.13: CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2006 – 2008) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền (1.000 đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (1.000 đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (1.000 đ) Tỷ trọng (%) Giá vốn 1.128.230 95,61 7.597.691 98,32 11.669.932 98,62 Chi phí bán hàng 20.150 1,71 57.662 0,75 61.858 0,53 Chi phí quản lý 31.700 2,68 72.020 0,93 101.032 0,85 Tổng 1.180.080 100 7.727.376 100 11.832.822 (Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cát Tường) Nhìn từ bảng số liệu trên ta thấy, qua 3 năm giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất là do hoạt động chủ yếu của Công ty là mua và bán hàng hoá. Vì vậy, giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao là chuyện hiển nhiên. Tuy nhiên để biết được sự tăng lên này là tốt hay xấu thì ta cần đặt nó trong mối quan hệ với doanh thu. Bên cạnh đó, hai khoản mục chi phí còn lại là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng khá nhỏ và mặc dù tỷ trọng nhỏ nhưng 2 khoản chi phí này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty. Và để biết được mức độ tăng, giảm cũng như sự ảnh hưởng của các khoản mục này như thế nào, bằng phương pháp so sánh ta có bảng số liệu sau: Bảng 4.14: CHÊCH LỆCH CHI PHÍ CÁC KHOẢN MỤC CỦA CÔNG TY (2007 SO VỚI 2006 VÀ 2008 SO VỚI 2007) Chỉ tiêu 2007 / 2006 2008 / 2007 Số tiền (1.000 đ) Tỷ lệ (%) Số tiền (1.000 đ) Tỷ lê (%) Giá vốn 6.469.464 573,42 4.072.238 53,60 Chi phí bán hàng 37.512 186,16 4.196 7,28 Chi phí quản lý 40.320 127,19 29.012 40,28 Tổng 6.547.296 554,82 4.105.446 53,13 (Nguồn: Lấy từ bảng 4.13) www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cát Tường GVHD: Lê Phước Hương - 43 - SVTH: Nguyễn Thị Quyền Nhìn từ bảng số liệu 16 ta nhận thấy được: * Giá vốn hàng bán Tại Công ty Cát Tường, hoạt động kinh doanh chủ yếu là bán hàng, thiết kế và lắp đặt mạng, hoạt động cho thuê. Vì vậy giá vốn của Công ty của công ty là giá mua từ các đơn vị cung ứng. Năm 2006, giá vốn hàng bán của Công ty là 1.128.230 ngàn đồng. Sang năm 2007 là 7.597.691 ngàn đồng, so với năm 2006 tăng 6.469.464 ngàn đồng tương ứng tăng 573,42%. Năm 2008 là 11.669.932 ngàn đồng, tăng 4.072.238 ngàn đồng tức tăng 53,60% so với 2007. Nguyên nhân giá vốn tăng là tuỳ thuộc vào sản lượng tiêu thụ. Ngoài ra, giá vốn hàng bán là nhân tố mà Công ty khó có thể chủ động, vì nhiều lý do như là đơn đặt hàng nhiều hoặc ít, nguồn cung ứng sản phẩm, ngoài ra nó còn phụ thuộc vào sự biến động của thị trường, và hiện nay, mặt hàng mà Công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Cát Tường.pdf
Tài liệu liên quan