Luận văn Phân tích lượng nhỏ các nguyên tố đất hiếm trong lớp mạ hợp kim Ni- Zn

Mục lục

Nội dung Trang

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 3

1.1 Tình hình nghiên cứu lớp mạ hợp kim có nguyên tố đất hiếm bảo vệ bề mặt kim loại 3

1.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài 3

1.1.2 Nghiên cứu trong nước 5

1.2 Giới thiệu về các nguyên tố đất hiếm (NTĐH) 6

1.2.1 Giới thiệu chung về các NTĐH 6

1.2.2 Các hợp chất của đất hiếm 7

1.3 Các phương pháp xác định NTĐH 11

1.3.1 Các phương pháp hoá học 11

1.3.2 Phương pháp vật lý 13

1.3.3 Các phương pháp phân tích công cụ 13

1.3.4 Các phương pháp phân tích định lượng 15

1.4 Các phương pháp xác định hàm lượng Ni2+, Zn2+ 15

1.4.1 Xác định hàm lượng Ni2+ bằng phương pháp F-AAS 15

1.4.2 Xác định hàm lượng Zn2+ bằng phương pháp chuẩn độ 16

1.5 Phương pháp đánh giá khả năng chống ăn mòn của lớp mạ 16

1.5.1 Phương pháp kính hiển vi điện tử quét ( SEM) 16

1.5.2 Phương pháp nhỏ giọt 16

1.5.3. Phương pháp ngâm trong dung dịch muối ăn 17

1.5.4 Phương pháp điện hóa 17

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

2.1 Đối tượng, nội dung nghiên cứu19

2.1.1 Đối tượng 19

2.1.2 Nội dung 19

2.2 Phương pháp nghiên cứu 19

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 20

3.1 Thiết bị và hóa chất 20

3.1.1 Thiết bị 20

3.1.2 Hóa chất 20

3.2 Khảo sát phổ hấp thụ phân tử của phức Ce3+-arsenazo III bằng phương pháp trắc quang UV-VIS 22

3.3 Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến phép đo 22

3.3.1 Ảnh hưởng của pH môi trường đêm tới A22

3.3.2 Ảnh hưởng của thời gian tới độ bền của phức 23

3.3.3 Ảnh hưởng của thuốc thử dư tới A 24

3.3.4 Ảnh hưởng của các ion kim loại25

3.3.5 Loại trừ các yếu tố ảnh hưởng 29

3.4 Xây dựng phương trình đường chuẩn xác định Ce3+ 31

3.4.1 Xây dựng phương trình đường chuẩn 31

3.4.2 Kiểm tra sai số hệ thống của đường chuẩn 32

3.4.3 Giới hạn phát hiện (LOD) 33

3.4.4 Giới hạn định lượng (LOQ) 34

3.5 Chế tạo lớp mạ làm mẫu nghiên cứu 34

3.5.1 Xử lý bề mặt mẫu nghiên cứu 34

3.5.2 Chế tạo lớp mạ 34

3.5.3 Đánh giá khả năng chống ăn mòn của vật liêu sau mạ39

3.6 Xác định các nguyên tố có trong thành phần lớp mạ 42

3.6.1 Xử lý mẫu 42

3.6.2 Xác định hàm lượng Ce3+ trong lớp mạ bằng phương pháp trắc quang 42

3.6.3 Xác định Ni2+ trong lớp mạ bằng phương pháp F-AAS 45

3.6.4 Xác định Zn2+ trong lớp mạ bằng phương pháp chuẩn độ complecxon 47

KẾT LUẬN49

TÀI LIỆU THAM KHẢO51

 

 

doc65 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2155 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích lượng nhỏ các nguyên tố đất hiếm trong lớp mạ hợp kim Ni- Zn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của NTĐH với EDTA bền hơn nên trong dung dịch xảy ra phản ứng tạo phức: Ln+3 + Ind3- = LnInd Hồng Xanh LnInd + H2Y2- = LnY- + Ind3- + 2H+ Xanh Hồng Ln+3 : ion NTĐH hoá trị (III) Ind3- : Thuốc thử ở dạng phân ly H2Y2- : Complecxon (III) Điểm tương đương của phép chuẩn độ là thời điểm dung dịch chuyển từ màu xanh sang màu hồng 12 1.3.2 Phương pháp vật lý Các kỹ thuật dựa trên việc đo các tín hiệu vật lý của các chất như quang phổ phát xạ, độ phóng xạ, huỳnh quang tia X. Các phương pháp này đòi hỏi phải có các thiết bị phức tạp, nhưng lại cho phép phân tích thành phần hoá học của các lớp có độ sâu nhất định ở độ sâu khác nhau mà không cần phải phá mẫu và có thể phân tích được nhiều chỉ tiêu trong cùng một đối tượng. 1.3.3 Các phương pháp phân tích công cụ [3,5,6] 1.3.3.1 Phương pháp quang phổ phát xạ nguyên tử ( AES) AES là phương pháp có độ nhạy cao, phân tích nhanh, dùng đánh giá độ tinh khiết của nhiều hợp chất có độ tinh khiết cao. Nguyên tắc của phương pháp là làm bay hơi một lượng nhỏ mẫu và kích thích đám hơi nguyên tử đủ để nó bức xạ các ánh sáng đặc trưng trong nguồn phóng điện hồ quang hoặc tia lửa điện. Phương pháp trắc quang ( phổ hấp thụ phân tử UV-VIS ) [4] Phổ hấp thụ phân tử là phổ do tương tác của các điện tử hóa trị ở trong phân tử hay nhóm phân tử với chùm sáng kích thích (chùm tia bức xạ trong vùng UV-VIS) tạo ra. Các ion kim loại đất hiếm, bản thân nó không có khả năng hấp thụ tia bức xạ để sinh ra phổ UV-VIS nhưng nhờ khả năng tạo phức tốt đối với các thuốc thử hữu cơ tạo ra phức bền (có thể là phức màu hoặc hợp chất liên hợp) có khả năng hấp thụ tốt tia bức xạ và cho phổ UV-VIS nhạy. Các thuốc thử hữu cơ phổ biến là arsenazo III, PAR, alirazin S, Dithyzone, Diphenyicacbazit…Phức của các nguyên tố đất hiếm với các thuốc thử này có hệ số hấp thụ phân tử () rất cao. Ví dụ phức của đất hiếm vơi arsenazo III ở = 650-670 nm có = 78000. Độ nhạy của phương pháp đối với phép đo này khoảng 0,02-0,06g/ml. Phương pháp này được ứng dụng để xác định lượng nhỏ NTĐH ở pH không cao. 13 Phương pháp này có ưu điểm là phân tích nhanh dễ thực hiện nhưng có nhược điểm là phổ có ít cực đại hấp thụ nên phép định tính bị hạn chế, mặt khác phổ hấp thụ của nhiều chất xen phủ nhau thì việc đánh giá định tính bị sai lệch, do đó trong phép định lượng nếu phổ bị xen phủ thì phải phân tích trước rồi mới định lượng. * Giới thiệu về thuốc thử Arsenazo III [11,20] Arsenazo III là một thuốc thử hữu cơ trong phân tử chứa các liên kết đôi C=C, N=N-, liên kết liên hợp. Do vậy, chúng tạo ra phức bền với các ion kim loại trong các môi trường khác nhau. Tên hoá học là: 2,2 [1,8 dihydroxy-3,6disunlfo-2,7-naphtylendi(azo)] dibenzenazosonic axit Dạng rắn có màu đỏ đậm khối lượng phân tử bằng 822,27. Bị phân huỷ ở nhiệt độ trên 3200C, độ tan trung bình trong nước trong môi trường axit dung dịch có màu hồng hoặc màu đỏ thẫm tùy thuộc vào nồng độ của nó ở pH >5 dung dịch có màu tím hoặc xanh ở môi trường axit đặc chúng có màu xanh nhạt do nhóm azo bị proton hoá. Arsenazo III có cực đại hấp thụ ở bước sóng lmax = 540nm về hệ số hấp thụ phân tử là e =3,6.104. 1.3.3.3 Phương pháp sắc ký [7] Sắc ký là quá trình tách và xác định hỗn hợp các chất do sự phân bố không đồng đều của chúng giữa pha tĩnh và pha động khi có pha động đi qua pha tĩnh. Phương pháp sắc ký cổ điển được áp dụng thông dụng nhất để xác định các NTĐH là sắc ký trao đổi ion. Chất phân tích trao đổi ion với nhựa của cột sau đó nhựa được rửa giải bằng chất có thành phần thích hợp, chất phân tích được phát hiện ở cuối cột và đem xác định nồng độ. 14 Trong những năm gần đây đã ra đời phương pháp sắc ký mới đó là sắc ký điện di mao quản với kỹ thuật tách và phân tích đồng thời các chất trong hỗn hợp dựa trên nguyên tắc điện di của dung dịch chất phân tích trong mao quản hẹp có chứa dung dịch đệm và điều khiển bằng lực điện trường ở hai đầu mao quản, kỹ thuật này đã được phát triển và ứng dụng có hiệu quả trong việc tách và phân tích định tính, định lượng nhiều loại chất khác nhau. 1.3.4 Các phương pháp phân tích định lượng [ 4,5,12] - Phương pháp đường chuẩn - Phương pháp thêm tiêu chuẩn - Phương pháp một mẫu chuẩn 1.4 Các phương pháp xác định hàm lượng Ni 2+ , Zn2+ 1.4.1 Xác định hàm lượng Ni 2+ bằng phương pháp F-AAS [ 9,12] Với hàm lượng Ni trong mẫu nhỏ thì các phương pháp phân tích hoá học được thay thế bằng phương pháp phân tích công cụ. Có rất nhiều phương pháp phân tích công cụ có thể xác định lượng nhỏ các nguyên tố có trong mẫu như các phương pháp điện hóa hoặc phương pháp trắc quang, các phương pháp tách chất, phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử,...mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm. Vì vậy mỗi phương pháp sẽ phù hợp với một đối tượng và phù hợp với nồng độ của chúng có trong mẫu. Với hàm lượng Ni trong mẫu phân tích nằm trong khoảng ppm thì phương pháp thường được sử dụng là phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử F-AAS. Muốn thực hiện được phép đo phổ hấp thụ nguyên tử F-AAS của một nguyên tố cần phải thực hiện các quá trình sau đây: - Chọn các điều kiện và một loại trang bị phù hợp chuyển mẫu phân tích từ trạng thái ban đầu (rắn, dung dịch) thành trạng thái hơi của nguyên tử tự do. - Chiếu chùm tia sáng bức xạ đặc trưng của nguyên tố cần phân tích qua đám hơi nguyên tử vừa điều chế được ở trên. - Tiếp đó, nhờ một hệ thống máy quang phổ người ta thu toàn bộ chùm sáng, phân ly và chọn một vạch phổ hấp thụ của nguyên tố cần nghiên cứu. 15 Ưu điểm của phương pháp này là có độ nhạy, độ chính xác, độ chọn lọc và độ phân tích nhanh thao tác phân tích đơn giản, thuận tiện có thể tự động hoá. Với các ưu điểm trên phương pháp F- AAS đã và đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau: sinh hoá, thực phẩm, địa chất, công nghiệp, nông nghiệp, luyện kim và môi trường... 1.4.2 Xác định hàm lượng Zn2+ bằng phương pháp chuẩn độ complecxon [8,22] Xác định hàm lượng Zn2+ bằng phương pháp chuẩn độ complecxon không gặp trở ngại gì và đã được áp dụng từ lâu.Trong phép xác định đó người ta chuẩn độ kẽm trong dung dịch đệm amoni có pH = 10 khi có mặt ET-OO làm chất chỉ thị, điểm tương đương rất rõ rệt. Trong thực tế người ta ứng dụng phép xác định complecxon kẽm trong phân tích những vật liệu khác nhau như: xác định kẽm của sản phẩm công nghiệp luyện kim, đặc biệt là các hợp kim nhôm, trong các hợp kim Zn- Ni, trong đồng thau, đồng đỏ, trong các hợp kim với đồng. Ngoài ra người ta còn xác định kẽm trong quặng và tinh quặng, trong nước, trong hơi nước ngưng tụ, trong các muối kẽm, trong dầu, trong tro xương động vật và trong tế bào thực vật, trong các bể mạ và trong công nghiệp sơn. Ưu điểm của phương pháp này là phân tích nhanh, thao tác phân tích đơn giản, độ chính xác cao và đang được sử dụng rộng rãi. 1.5 Phương pháp đánh giá chất lượng bề mặt và khả năng chống ăn mòn của lớp mạ 1.5.1 Phương pháp kính hiển vi điện tử quét (SEM) - Phương pháp kính hiển vi điện tử quét được ứng dụng chủ yếu để nghiên cứu bề mặt mẫu vật liệu, đặc biệt là các vật liệu không thể chế tạo mẫu dạng lá mỏng cho chùm tia điện tử xuyên qua hoặc mẫu không thể chế hoá thành dạng bột. Chúng tôi tiến hành phân tích lớp mạ hợp kim trên kính hiển vi điện tử HITACHI S4800. Thông qua hình ảnh vi cấu trúc cho phép ta quan sát được kích thước hạt cũng như độ phân tán kích thước của chúng để từ đó rút ra được những kết luận cho nghiên cứu. 16 1.5.2 Phương pháp nhỏ giọt Theo tiêu chuẩn nghiệm thu các sản phẩm vũ khí của Bộ Quốc phòng thì dung dịch nhỏ giọt để kiểm tra khả năng chống ăn mòn có thành phần như sau: Dung dịch CuSO4. 0,5N : 40ml Dung dịch HCl 0,1% : 0,8ml Dung dịch NaCl 10% : 20ml Sau khi trộn lẫn, lắc đều dung dịch trên đồng nhất mới được sử dụng, dùng bông đã tẩy sạch dầu mỡ, thấm ướt bằng cồn etylic lau sạch một vùng bề mặt lớp mạ định kiểm tra. Sau khi cồn đã bay hơi hết, dùng ống nhỏ giọt nhỏ một số giọt dung dịch lên đó. Bấm đồng hồ từ khi bắt đầu nhỏ giọt cho đến khi ở vị trí nhỏ giọt dung dịch biến đổi màu từ màu xanh sang màu vàng gạch hoặc hồng thì ngừng (tiến hành ở nhiệt độ phòng). Thời gian đó được biểu thị tính năng chống ăn mòn của lớp mạ. Thông thường lấy một phút là hợp lý, còn nếu yêu cầu khả năng chống ăn mòn rất tốt thì phải từ 5 phút trở lên. 1.5.3 Phương pháp ngâm trong dung dịch muối ăn Căn cứ vào yêu cầu chất lượng của lớp mạ hợp kim có thể theo các cách sau đây để kiểm tra khả năng chống ăn mòn. - Ngâm chi tiết đã mạ vào dung dịch NaCl 3%. Sau 2 giờ rồi lấy ra, bề mặt lớp mạ không thấy xuất hiện các vết tích lạ, trừ các mép biên, đỉnh nhọn, điểm hàn nối là đạt yêu cầu. - Ngâm chi tiết đã mạ vào dung dịch NaCl 3% sau 15 phút lấy ra rửa sạch, để yên trong không khí khô, mát 30 phút, nếu không thấy các điểm vệt vàng là được. 1.5.4 Phương pháp điện hoá [13,14] 17 Xác định độ ăn mòn điện hoá tức là đo dòng ăn mòn iam và thế ăn mòn Eam của hệ, xây dựng đường cong phân cực bằng cách phân cực hệ ra khỏi trạng thái cân bằng của nó rồi ngoại suy về trạng thái không có dòng điện ở đây chúng tôi sử dụng phương pháp đo điện thế ổn định (điện thế dừng) xây dựng đường cong phân cực, từ đường công phân cực tính tốc độ ăn mòn. Cách tính : - Bước 1: Đo thế nghỉ (Eam). - Bước 2 : Phân cực anôt, catôt, xây dựng đường cong E-lgi. - Bước3 : Tính tốc độ ăn mòn bằng cách ngoại suy một phần đường cong tìm iam. - Ngoại suy miền anôt cho đồ thị ha=aa + bblgi - Ngoại suy miền catôt cho đồ thị hc= ac + bclgi - Hai đường này cắt nhau tại điểm có toạ độ (iam, Eam) - Ea nằm trong miền Tafel của phản ứng điện cực Hình 1.1: Đồ thị miêu tả phương pháp ngoại suy Tafel. Từ việc xác định dòng ăn mòn iam khi không có chất ức chế và có chất ức chế, từ đo suy ra mức độ bảo vệ iam°, iam: mật độ dòng ăn mòn khi không và có chất ức chế 18 CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng, nội dung nghiên cứu 2.1.1 Đối tượng Các NTĐH đưa vào lớp mạ hợp kim Ni-Zn rất phong phú nhưng trong đó Xeri là chất phụ gia phổ biến được đưa vào lớp mạ để tăng khả năng chống ăn mòn cho kim loại. Vì vậy trong phạm vi luận văn này chúng tôi tập trung chủ yếu vào việc phân tích xác định hàm lượng của Ce3+ trong lớp mạ hợp kim Ni-Zn bằng phương pháp quang phổ thụ phân tử UV-VIS Nội dung - Khảo sát chọn các điều kiện tối ưu để xác định Ce3+ bằng phương pháp trắc quang UV-VIS. - Tiến hành phân tích lớp mạ hợp kim Ni-Zn có chứa phụ gia Ce3+. + Chế tạo lớp mạ để làm mẫu nghiên cứu. + Đánh giá chất lượng lớp mạ (chất lượng bề mặt và khả năng chống ăn mòn của lớp mạ hợp kim Ni-Zn có phụ gia Ce3+). + Phân tích thành phần lớp mạ hợp kim Ni-Zn có phụ gia Ce3+. 2.2 Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành bản luận văn này, các phương pháp nghiên cứu được lựa chọn sử dụng là : 1- Phương pháp quang phổ hấp phụ phân tử UV-VIS để xác định hàm lượng phụ gia Ce3+ trong lớp mạ hợp kim Ni-Zn. 2- Phương pháp hấp thụ nguyên tử F-AAS để xác định Ni2+ 3- Phương chuẩn độ complecxon để xác định Zn2+ 4- Đánh giá khả năng chống ăn mòn của lớp mạ Ni-Zn có chứa Ce3+: * Phương pháp kính hiển vi điện tử quét (SEM) * Phương pháp nhỏ giọt * Phương pháp ngâm trong dung dịch muối ăn 19 * Phương pháp điện hoá CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Thiết bị và hóa chất 3.1.1 Thiết bị: - Dụng cụ thí nghiệm - Máy trắc quang UV–VIS, UV - 1650 PC, UV-VISIBLE Spectrophotometer, Shimadzu - Máy hấp thụ nguyên tử F- AAS, Philips, Model SP9 / 800 - Máy đo pH, Oakton, 2500 Series, Singapo. 3.1.2 Hóa chất: Các hóa chất sử dụng: Hóa chất điều chế là loại tinh khiết của Trung Quốc, hóa chất dùng để phân tích là loại tinh khiết phân tích của Meck- Đức. - Ce(OH)4 tinh khiết, rắn - CeO2 tinh khiết, rắn - HNO3 đặc - HCl đặc - H2SO4 đặc - H3PO4 đặc - FeSO4.7H2O tinh thể - Fe2(SO4)3.10H2O tinh thể - NiSO4.7H2O tinh thể - NaCl tinh thể - EDTA tinh thể - NaOH dạng viên 20 - Dung dịch H2O2 30% - Zn(NO3)2 .6H2O tinh thể - Ni(NO3)2.6H2O tinh thể - NaNO2 tinh thể - Dung dịch Ni2+ chuẩn 1000ppm - Dung dịch Zn2+ chuẩn 1000ppm - Chỉ thị ET-OO - Chỉ thị PP - Nhựa IRA – 400 - Dung dịch 4-metyl 2- pentanol - NH4NO3 tinh thể. - KNO3 tinh thể. - CuSO4.5H2O tinh thể. - CH3COOH đặc - CH3COONa.3 H2O - Arsenazo III. Pha chế một số dung dịch * Pha dung dịch gốc Ce3+: Cân chính xác trên cân phân tích một lượng 0,8606 g CeO2 ( Merck) , tẩm ướt bằng nước cất 2 lần, hòa tan bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng đến nhiệt độ 60- 700C, khuấy dung dịch cho đến khi tan hết, cô cạn đến muối ẩm. Hòa tan muối ẩm và định mức thành 100ml. Ta được dung dịch CeO2 0,05M, dùng H2O2 30 % để khử Ce4+ về Ce3+, sau đó xác định lại nồng độ Ce3+ bằng dung dịch EDTA 0,01 M với thuốc thử arsenazo III ở pH= 4-5. 21 *Pha đệm axetat (pH = 4,75): Dung dịch đệm được pha từ axit axetic và muối natriaxetat (pa). Pha nồng độ của axit axetic 0,5M và muối natriaxetat 0,5M, sau đó trộn theo thể tích bằng nhau, lắc kỹ rồi đem xác định lại pH của dung dịch đệm trên máy đo pH. Điều chỉnh pH bằng dung dịch CH3COOH hoặc NaOH . * Pha thuốc thử arsenazo III nồng độ 10-3M: Cân chính xác 0,0411 (g) thuốc thử arsenazo III đem hòa tan và định mức thành 50 ml dung dịch bằng dung dịch đệm axetat, lắc kỹ cho tan hết. 3.2 Khảo sát phổ hấp thụ của phức Ce3+ - arsenazo III bằng phương pháp trắc quang UV- VIS Cách tiến hành: Pha dung dịch Ce3+ nồng độ 10-5M và nồng độ thuốc thử arsenazo III 10-4 M trong môi trường đệm axetat có pH = 4,75 để tạo phức trong 30 phút. Đem đo phổ hấp thụ phân tử của phức thu được kết quả như hình 3.1. Phổ cho thấy phức của Ce3+- arsenazo III có hai cực đại λmax = 610 nm và λmax = 656 nm . Trong phép đo chúng tôi chọn λmax = 656 nm. Hình 3.1: Phổ UV- VIS của phức Ce3+ - arsenazo III 3.3 Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến phép đo 3.3.1 Ảnh hưởng của pH dung dịch tới độ hấp thụ quang A 22 Mỗi hợp chất chỉ bền và tồn tại trong một môi trường pH nhất định hay ở độ axit nhất định. Vì thế pH của dung dịch màu có ảnh hưởng đến độ hấp thụ quang của chất phân tích. Tiến hành: Pha các dung dịch đệm axetat có pH từ 3 ÷ 6 trong các bình định mức 25ml. Chỉnh pH bằng axit axetic hoặc kiềm, sau đó kiểm tra lại bằng máy đo pH. Cho vào các bình định mức với các giá trị pH khác nhau, cùng một lượng Ce3+ nồng độ 10-5M và nồng độ thuốc thử arsenazo III 10-4M ta thu được kết quả như sau : Bảng 3.1 : Ảnh hưởng của pH đến độ hấp thụ quang A STT 1 2 3 4 5 6 7 8 pH 3 3,5 4 4,5 4,75 5 5,5 6 A 0,069 0,109 0,136 0,160 0,169 0,168 0,160 0,158 Biểu diễn trên đồ thị: Hình 3.2 : Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của A vào pH. Kết luận: Nhìn vào bảng và đồ thị ta thấy tại pH = 4,75 thì độ hấp thụ quang là lớn nhất. Ta chọn pH = 4,75 để thực hiện các khảo sát tiếp theo. 3.3.2 Ảnh hưởng của thời gian tới độ bền màu của phức 23 Nhiều hợp chất có độ hấp thụ quang tăng hoặc giảm theo thời gian. Chính vì thế phải chọn thời gian đo phù hợp với mỗi hợp chất phức là cần thiết để tìm ra khoảng thời gian mà chất phân tích có độ hấp thụ quang tốt nhất. Tiến hành: Pha một mẫu dung dịch phức của Ce3+ - arsenazo III rồi đo ở các thời gian khác nhau ta thu được kết quả như sau: Hình 3.3: Độ bền màu của phức theo thời gian Kết luận: Dựa vào đồ thị ta thấy màu của phức Ce3+ - arsenazo III bền trong khoảng 1 giờ sau khi pha. Chúng tôi chọn thời điểm 20 phút sau khi tạo phức để đo độ hấp thụ quang của dung dịch. 3.3.3 Ảnh hưởng của lượng thuốc thử tới độ hấp thụ quang A Trong trắc quang, để phân tích được nguyên tố cần xác định, thì phải chuyển nguyên tố đó thành hợp chất có khả năng hấp thụ quang, để nguyên tố cần xác định thành hợp chất hấp thụ hoàn toàn người ta thường dùng lượng thuốc thử dư. Nhưng thêm bao nhiêu để không gây sai số cho phép định lượng. Do đó cần nghiên cứu cụ thể để thêm lượng thuốc thử như thế nào để đủ và tốt nhất cho việc phân tích. 24 Tiến hành: Lấy cố định nồng độ Ce3+ 10-5M trong mỗi bình, thay đổi lượng thuốc thử arsenazo III từ 4.10-5M đến 2.10-4M, chờ tạo phức 20 phút rồi đem đo độ hấp thụ quang của dung dịch ta thu được kết quả như sau: Bảng 3.2: Ảnh hưởng của lượng thuốc thử (CR) STT 1 2 3 4 5 6 7 8 CR (M) 4.10-5 6. 10-5 8.10-5 10-4 1,2.10-4 1,4.10-4 1,6.10-4 2.10-4 A 0,071 0,121 0,152 0,172 0,168 0,160 0,156 0,150 Biểu diễn dưới dạng đồ thị như sau: Hình 3.4: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của lượng thuốc thử đến độ hấp thụ quang của Ce3+. Kết luận: Nhìn vào bảng và đồ thị ta thấy ở nồng độ thuốc thử arsenazo III là 10-4 M (gấp 10 lần nồng độ Ce3+) thì độ hấp thụ quang là lớn nhất. 3.3.4 Ảnh hưởng của các ion kim loại 25 Trong phép đo xác định Ce3+ trong lớp mạ của chúng tôi, các chất đi kèm là: Fe2+, Fe3+, Ni2+, Zn2+. Vì thế chúng tôi nghiên cứu ảnh hưởng của từng nguyên tố đến độ hấp thụ quang của phức Ce3+- arsenazo III và cách loại trừ các yếu tố ảnh hưởng nếu có. 3.3.4.1 Ảnh hưởng của ion Fe2+ Pha 7 mẫu có cùng nồng độ Ce3+ là 10-5M, nồng độ thuốc thử arsenazo III là 10-4M trong môi trường đệm axetat pH=4,75. Thay đổi nồng độ của Fe2+ theo thứ tự tăng dần từ 1 đến 100 lần . Ta thu được kết quả như sau: Bảng 3.3: Ảnh hưởng của Fe2+ tới độ hấp thụ quangcủa Ce3+ STT 1 2 3 4 5 6 7 [Fe2+],10-5 M 0 1 5 10 20 50 100 A 0,170 0,169 0,168 0,168 0,166 0,160 0,159 Sai số (%) 0 -0,580 -1,176 - 1,176 -2,353 -5,882 -6,470 Kết luận: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nồng độ Fe2+ hầu như không ảnh hưởng tới độ hấp thụ quang của Ce3+. 3.3.4.2 Ảnh hưởng của ion Fe3+ Pha 7 mẫu có cùng nồng độ Ce3+ là 10-5M, nồng độ thuốc thử arsenazo III là 10-4M trong môi trường đệm axetat pH= 4,75. Thay đổi nồng độ của Fe3+ theo thứ tự tăng dần từ 1 đến 100 lần . Kết quả thu được như bảng sau: Bảng 3.4 Ảnh hưởng của nồng độ Fe3+ tới độ hấp thụ quang của Ce3+ STT 1 2 3 4 5 6 7 [Fe3+],10-5 M 0 1 5 10 20 50 100 A 0,171 0,168 0,162 0,144 0,119 0,037 0,027 Sai số (%) 0 -1,754 -5,263 -15,789 -30,409 -78,362 -84,210 26 Kết quả được biểu diễn dưới dạng đồ thị như sau: Hình 3.5: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của Fe3+ tới độ hấp thụ quang A của Ce3+ Kết luận: Nhìn vào bảng số liệu và đồ thị ta thấy Fe3+ có ảnh hưởng rõ rệt tới độ hấp thụ quang của Ce3+, khi nồng độ Fe3+ lớn gấp 10 lần thì độ hấp thụ quang của Ce3+ bắt đầu thấp dần, và khi nồng độ Fe3+lớn gấp 100 lần thì tín hiệu gần như tắt. Vì thế để đo được độ hấp thụ quang của Ce3+ có độ chính xác chúng ta cần loại bỏ Fe3+. 3.3.4.3 Ảnh hưởng của ion Ni2+ Pha 7 mẫu có cùng nồng độ Ce3+ là 10-5M, nồng độ thuốc thử arsenazo III là 10-4M trong môi trường đệm axetat pH =4,75. Thay đổi nồng độ Ni2+ theo thứ tự tăng dần từ 1 đến 100 lần. Kết quả thu được như sau: Bảng 3.5: Ảnh hưởng của Ni2+ tới độ hấp thụ quang của Ce3+ STT 1 2 3 4 5 6 7 [Ni2+],10-5M 0 1 5 10 20 50 100 A 0,168 0,168 0,169 0,170 0,171 0,167 0,166 Sai số (%) 0 0 + 0,595 27 +1,190 + 1,785 -0,595 -1,190 Kết luận: Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy khi nồng độ Ni2+ gấp 100 lần so với nồng độ của Ce3+ vẫn không ảnh hưởng tới độ hấp thụ quang của Ce3+ . 3.3.4.4 Ảnh hưởng của ion Zn2+ Pha 7 mẫu có cùng nồng độ Ce3+ là 10-5M, nồng độ thuốc thử arsenazo III là 10-4M trong môi trường đệm axetat pH=4,75. Thay đổi nồng độ của Zn2+ theo thứ tự tăng dần ( từ 1 đến 100 lần ). Kết quả thu được như sau. Bảng 3.6: Ảnh hưởng của Zn2+ tới độ hấp thụ quangcủa Ce3+ STT 1 2 3 4 5 6 7 [Zn2+], 10-5M 0 1 5 10 20 50 100 A 0,171 0,170 0,163 0,150 0,131 0,101 0,087 Sai số (%) 0 - 0,585 - 4,678 -12,281 -23,392 -40,936 49,123 Biểu diễn dưới dạng đồ thị: Hình 3.6: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của Zn2+ tới A của Ce3+. 28 Kết luận: Nhìn vào bảng số liệu và đồ thị ta thấy Zn2+ có ảnh hưởng đến độ hấp thụ quang của Ce3+, nên phải loại trừ Zn2+ trước khi thực hiện phép đo. 3.3.5 Loại trừ các yếu tố ảnh hưởng [33] 3.3.5.1 Loại trừ ảnh hưởng của Zn2+bằng phương pháp tạo phức- trao đổi ion Trong môi trường axit HCl, các nguyên tố Fe3+, Zn2+, Ni2+… tạo thành phức mang điện tích âm có độ bền khác nhau. Trong điều kiện nồng độ HCl = 0,5 – 2M chỉ có phức [ZnCl4]2- hình thành tốt nhất, các ion khác có phức rất kém bền. Khi cho hỗn hợp này đi qua cột anionit thì [ZnCl4]2- bị giữ lại hoàn toàn, còn các ion khác đi ra khỏi cột. Dùng dung dịch là hỗn hợp NaCl 1,7M + HCl 0,12M để tạo phức cho Zn2+ giữ lại trên cột và rửa cho đến hết vết Fe3+ (thử bằng giấy tẩm K4Fe(CN)6 không còn màu xanh) thu được dung dịch Fe3+. Giải hấp Zn2+ bằng dung dịch đệm NH3 + NH4Cl cho đến khi hết vết Zn2+ (thử bằng chỉ thị ET-OO trong dung dịch đệm NH3 + NH4Cl không còn màu hồng). 3.3.5.2 Loại trừ ảnh hưởng của Fe3+ bằng phương pháp chiết và trao đổi ion Phương pháp chiết Chúng tôi thực hiện chiết bằng dung môi 4-metyl-2-pentanol trong môi trường H+. Ta khảo sát ảnh hưởng của nồng độ H+ đến hiệu suất chiết. Dung dịch gồm 0,25 ml Ce3+ 10-3M và 0,25 ml Fe3+ 0,2M, dung dịch HCl có nồng độ khác nhau và tất cả được định mức trong bình 25 ml. Sau đó tiến hành chiết trong 5 ml dung môi 4-metyl-2-pentanol. Trên phễu chiết sẽ phân 2 lớp: Lớp trên gồm dung môi và phức của Fe, còn Ce phân bố ở lớp dưới. Chiết dung dịch ở phía dưới mang đi đo độ hấp thụ quang. So sánh độ hấp thụ quang của dung dịch này với dung dịch chuẩn Ce 10-5 M không chứa Fe. Hiệu suất chiết = ACe(chiết).100%/ ACe (chuẩn) với ACe (chuẩn) = 0,168. Sự phân lớp này phụ thuộc vào nồng độ H+ nên ta có bảng sau: Bảng 3.7: Ảnh hưởng của nồng độ H+ tới khả năng tách Fe3+ ra khỏi Ce3+. [H+] (M) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 A 0,009 0,017 0,042 0,076 0,126 0,145 0,153 0,157 0,161 0,161 0,161 H (%) 5,36 10,23 25,07 45,34 29 75,23 86,31 91,07 93,45 95,80 95,80 95,08 Biểu diễn dưới dạng đồ thị: Hình 3.7: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của nồng độ H+ tới khả năng tách Fe3+ ra khỏi Ce3+. Nhận xét: Nhìn vào đồ thị ta thấy tại [H+] = 8M thì khả năng tách Fe3+ ra khỏi Ce3+ là cao và ổn định. Phương pháp trao đổi ion Theo [34] trong môi trường HCl 7-8M, Fe3+ tạo phức FeCl4- trong khi Ce3+ tạo phức âm rất kém. Dùng cột trao đổi anionit thì có thể tách Fe3+ ra khỏi Ce3+ . - Chuẩn bị nhựa trao đổi anionit: Nhựa IRA 400 được xử lí bằng cách ngâm trong nước cất nhiều lần, sau đó ngâm nhựa trong axit HCl 10 - 15% trong 30 phút để các hạt nhựa trương đều. Rửa lại bằng nước cất, rửa sạch các tạp chất có trong nhựa bằng HCl 10 - 15% nhiều lần rồi chuyển lên cột. 30 - Cách nạp nhựa vào cột: Chuyển nhựa cùng nước cất vào cột. Khi nạp nhựa cần theo dõi sao cho không bị các bọt khí trong cột. Sau đó rửa lại bằng nước cất rồi tiến hành thí nghiệm (chú ý: Nhựa phải luôn nằm dưới nước, nếu nhựa nằm trên nước thì phải tíên hành nạp nhựa lại từ đầu). - Sau mỗi lần thí nghiệm phải tái sinh nhựa bằng dung dịch HCl 2M. - Xác định hiệu suất thu hồi của Ce3+: Lấy 1 ml Ce3+ 0,01M trộn với 1; 2; 5 ml Fe3+ 0,01 M định mức 10 ml bằng hỗn hợp dung dịch HCl 7M + NaCl 1M (khi đó nồng độ Ce3+ là 10-3M) để tạo phức trong 30 phút sau đó chuyển lên cột trao đổi anion, tốc độ nhỏ giọt 2 giọt/phút, tráng rửa nhiều lần bằng dung dịch HCl 7M. Lấy dung dịch thu được đem định mức thành 50 ml (dung dịch 1). Xác định hàm lượng Ce3+ đi ra khỏi cột trao đổi bằng cách lấy 2,5 ml dung dịch 1 cho vào bình định mức 25ml, trung hòa bớt axit bằng dung dịch NaOH đến pH4 , thêm thuốc thử arsenazo III nồng độ 10-4M trong môi trường đệm axetat pH= 4,75 (khi đó nồng độ pha loãng 50 lần so với ban đầu). Hiệu suất thu hồi Ce3+ sẽ bằng 50 x [Ce3+] thu được x 100%/10-3 ta thu được bảng số liệu sau: Bảng 3.8: Hiệu suất thu hồi Ce3+ STT Fe3+ 0,01M [Ce3+] thu hồi (M) Hiệu suất thu hồi Ce3+(%) 1 1ml 1,927.10-5 96,35 2 2ml 1,92.10-5 96,00 3 5ml 1,9.10-5 95,0 Kết luận: Ta thấy tách Fe3+ ra khỏi Ce3+ bằng phương pháp trao đổi ion cho hiệu suất khá cao, cao hơn phương pháp chiết, nhất là khi tỉ lệ Fe3+/Ce3+ thấp. Thông qua việc khảo sát trên trong luận văn này chúng tôi chọn phương trao đổi ion để tách Fe3+ ra khỏi Ce3 +. 3.4 Xây dựng phương trình đường chuẩn xác định Ce3+ 3.4.1 Xây dựng phương trình đường chuẩn 31 Từ các điều kiện tối ưu đã khảo sát ở trên ta xây dựng đường chuẩn của Ce3+. Chuẩn bị 5 bình, mỗi bình chứa dung dịch đệm axetat pH = 4,75, nồng độ thuốc thử arsenazo III 10-4 M và nồng độ Ce3+ tăng dần từ 10-6 M đến 2,5.10-5M ta thu được các giá trị A như sau: Bảng 3.9: Xác định giá trị A của đường chuẩn Ce3+ STT 1 2 3 4 5 [Ce3+], M 10-6 5. 10-6 7,5. 10-6 10-5 2,5. 10-5 A 0,017 0,083 0,124 0,166 0,415 Sử dụng phần mềm origin 7.5 xây dựng được đồ thị như sau: Hình 3.8: Đường chuẩn xác định Ce3+ Tra bảng t (0,95; 3) = 3,18 Phương trình đường chuẩn của Ce3+: y = (4,8545.10-5 ± 2,500.10-4) + (0,1659 ± 1,9676.10-4)x 3.4.2 Kiểm tra sai số hệ thống của đường chuẩn Cách làm: So sánh A của phương trình với giá trị 0 với độ tin cậy là 32 P = 0,95. Nếu xem A= 0 thì phương trình y = A + Bx được viết thành phương trình y = B’x. Thay các giá trị yi và xi vào phương trình y = B’x ta sẽ thu được các giá trị B’ và giá trị B’ chính là trung bình cộng của các giá trị B’i thu được. Sau đó đánh giá sự sai khác giữa A và 0 theo chuẩn F (tính theo tỷ số của hai phương sai

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van Nguyen_Thi_Anh.doc
Tài liệu liên quan