Luận văn Phân tích rủi ro tín dụng cho vay hộ nông dân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bến Tre – Chi nhánh Mỏ Cày

Vốn là yếu tố quan trọng trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của một tổ chức kinh tế. Mục tiêu, chiến lược phát triển của bất kỳ tổ chức nào đều phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn và cách sử dụng vốn. Nền kinh tế nước ta vẫn còn thiếu vốn rất nhiều, đồng thời việc sử dụng vốn chưa có hiệu quả cao. Do đó một trong những nội dung của chương trình chuyển đổi nền kinh tế trên lĩnh vực tài chính, thì vấn đề làm thế nào để biến những đồng vốn bất động để trở thành hàng hoá luân chuyển mọi nơi và hướng vào những nơi cần vốn và biết sử dụng vốn có hiệu quả là vấn đề hết sức quan trọng.

doc79 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2350 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích rủi ro tín dụng cho vay hộ nông dân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bến Tre – Chi nhánh Mỏ Cày, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h hoạt động kinh doanh có hiệu quả của bộ phận tín dụng. Từ bảng số liệu trên ta có: + Vòng quay tín dụng năm 2004 là 0,77 lần, năm 2005 là 1,06 lần, giảm 0,29 lần so với năm 2004. + Vòng quay tín dụng năm 2006 là 1,12 lần, tăng 0,05 lần so với năm 2005. Ta thấy vòng vay vốn có chiều hướng tăng qua các năm chứng tỏ Ngân hàng sử dụng vốn có hiệu quả Dư nợ trên tổng vốn huy động: Chỉ tiêu dư nợ trên tổng vốn huy động đánh giá mức độ tập trung của tín dụng Ngân hàng. Qua bảng 2 ta thấy dư nợ trên tổng vốn huy động ở năm 2005 nợ trên giảm xuống 1,49 lần, giảm xuống rất nhiều so với năm 2004. Tuy nhiên đây là điều không đáng quan tâm của chi nhánh bởi vì khối lượng tín dụng gia tăng như thế là điều tốt nhưng chúng ta biết rằng mức độ rủi ro của tín dụng tỷ lệ thuận với khối lượng tín dụng. Chính vì vậy Ngân hàng cần phải thận trọng trong quá trình xét duyệt cho vay để đảm bảo rằng vốn tín dụng đưa ra có chất lượng cao và có khả năng thu hồi đúng hạn. Nhưng đến năm 2006 dư nợ trên tổng vốn huy động tăng lên 0,76 lần , điều này cho thấy năm 2006 Ngân hàng đã sử dụng vốn kinh doanh khá hiệu quả, khả năng đi vay được mở rộng làm cho nguồn vốn không bị ứ động. Thực hiện mục tiêu đi vay để cho vay. Hệ số sinh lời của vốn tín dụng: Chỉ tiêu này thể hiện mức sinh lời trên tổng số cho vay. Hệ số này qua ba năm tại chi nhánh như sau: năm 2004 là 14,42 %, năm 2005 là 13,15%, năm 2006 là 12,51% chứng tỏ hệ số này qua 3 năm đều giảm. Lợi nhuận ròng trên tổng thu nhập: Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lời trên tổng thu nhập, nếu tỉ lệ này càng cao thì cho thấy hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngày càng có hiệu quả. Năm 2005 lợi nhuận ròng trên tổng thu nhập giảm nhưng không đáng kể đến năm 2006 chỉ tiêu này tăng lên 8,38%. Năm 2006 lợi nhuận ròng trên tổng thu nhập là 39,87% chứng tỏ Chi nhánh hoạt động có hiệu quả. Tổng chi phí trên tổng thu nhập: Đây là chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận của chi nhánh, chỉ tiêu này càng nhỏ thì lợi nhuận càng lớn. Ta thấy chỉ tiêu này của năm 2005 lớn hơn năm 2004 nhưng lại nhỏ hơn năm 2006 do năm 2006 thu nhập tăng nhanh hơn chi phí. Năm 2004 tổng chi phí trên tổng thu nhập là 67,81%, năm 2005 chỉ tiêu này tăng 0,76%, năm 2006 giảm còn 60,19%. 4.1.2.Tình hình doanh thu: Doanh thu của Ngân hàng là toàn bộ các khoản thu về hoạt động của Ngân hàng như thu phí dịch vụ, thu lãi cho vay, thu phí bảo lãnh … Doanh thu là rất cần thiết và rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Bảng 3: TÌNH HÌNH DOANH THU ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tăng trưởng 2005/2004 2006/2005 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt Đối Tương đối (%) 1. Thu lãi cho vay 28500 38600 46169 10100 35,44 7569 19,61 - Cho vay ngắn hạn 24050 33075 40100 9025 37,53 7025 21,24 - Cho vay trung và dài hạn 4450 5525 6069 1075 24,16 544 9,85 2. Thu khác 3500 3688 5130 188 5,37 1442 39,10 Tổng cộng 32000 42288 51299 10288 32,15 9011 21,31 ( Nguồn số liệu từ Phòng tín dụng Ngân hàng nông nghiệp huyện Mỏ Cày) Lãi là khoản thu nhập chủ yếu của chi nhánh có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Thu lãi cho vay bao gồm thu lãi cho vay ngắn hạn, thu lãi cho vay trung và dài hạn. Thu lãi càng nhiều thì hoạt động sản xuất kinh doanh càng có hiệu quả và lợi nhuận Ngân hàng càng cao. Lãi cho vay thu được nhiều hay ít phụ thuộc vào doanh số cho vay. Từ bảng 3 cho biết thu lãi cho vay năm 2004 là 28.500 triệu đồng, năm 2005 là 36.800 triệu đồng, tăng 10.100 triệu đồng hay tương ứng tăng 35,44%. Năm 2006 thu lãi cho vay là 46.169 triệu đồng, tăng 7.569 triệu đồng hay tăng 19,61%% so với năm 2005 Trong 2 khoản thu lãi cho vay: ngắn hạn, trung và dài hạn thì lãi cho vay ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao hơn. Cụ thể: Thu lãi cho vay ngắn hạn năm 2004 là 24.050 triệu đồng chiếm tỷ trọng 84,3% tổng số thu lãi cho vay, năm 2005 là 33075 triệu đồng chiếm tỷ trọng 85,7% tổng số thu lãi cho vay. Năm 2006 thu lãi cho vay ngắn hạn 40.100 triệu đồng chiếm 86,9% trên tổng số thu lãi cho vay. 4.2.PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG: 4.2.1.Quy trình tín dụng ngắn, trung và vài hạn: Trước khi phân tích hoạt động chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Mỏ Cày ta tìm hiểu quy trình cho vay tại Ngân hàng được thể hiện ở hình 3 và 4. * Quy trình tín dụng ngắn hạn: qua 7 bước. Xeùt duyeät cho vay, kyù hôïp ñoàng tín duïng Thaåm ñònh caùc chæ tieâu tín duïng Khaùch haøng noäp hoà sô Ñaùnh giaù hieäu quaû cho vay Giaûi ngaân, theo doõi, giaùm saùt vieäc söû duïng voán Thu nôï, laõi , phí vaø xöû lí phaùt sinh Thanh lí hôïp ñoàng tín duïng Hình 3: QUY TRÌNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN. + Bước 1: Khách hàng nộp hồ sơ. Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng liên hệ trực tiếp với Ngân hàng để được hướng dẫn cụ thể về thể lệ xin vay. Nhân viên hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn, hồ sơ vay vốn gồm: Hồ sơ pháp lý. Hồ sơ khoản vay. Hồ sơ đảm bảo tiền vay. Khi nộp hồ sơ vay phải có đầy đủ thủ tục hợp lý và nêu rõ mục đích vay vốn, đồng thời phải có chữ ký hợp pháp của người đại diện xin vay hoặc đóng dấu của cơ quan (nếu có) kể cả bảng kế hoạch hoạt động của đơn vị vay. + Bước 2: Thẩm định các chỉ tiêu tín dụng. Cán bộ tín dụng sau khi tiếp nhận hồ sơ, tiến hành kiểm tra tính đầy đủ, đúng đắn và hợp pháp của hồ sơ cũng như khả năng vay trả của khách hàng, từ đó có thể kiểm tra, quan sát trực tiếp tại địa bàn nơi đơn vị vay vốn có trụ sở hoạt động. + Bước 3: Xét duyệt cho vay, ký hợp đồng tín dụng. Trưởng phòng tín dụng có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát lại toàn bộ hồ sơ, tài liệu và điều kiện tín dụng trong quá trình xét duyệt của cán bộ tín dụng, thống nhất ý kiến nội bộ của cán bộ tín dụng rồi ghi ra giấy ý kiến của mình trên đơn xin vay. Sau đó trình lên Ban giám đốc là người quyết định cuối cùng và chuyển trả hồ sơ lại cho cán bộ tín dụng. + Bước 4: Giải ngân, theo dõi và giám sát việc sử dụng vốn vay. - Căn cứ vào hồ sơ đã được duyệt, Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ vay cho phòng kế toán kiểm tra phần xét duyệt vay của cán bộ tín dụng và Giám đốc theo nội dung qui định. - Khi rút tiền vay, bên vay chỉ lập chứng từ thanh toán, cán bộ tín dụng ký trên bảng kê thanh toán, trưởng phòng kiểm tra lại các điều liện, ký và trình lên Ban giám đốc, xong chuyển cho kế toán kiểm tra khớp đúng thì thanh toán và hoạch toán vốn vay, nếu có sơ sót thì gửi cho cán bộ tín dụng kiểm tra lại. - Cán bộ tín dụng phải kiểm tra trực tiếp. Thường xuyên việc sử dụng tiền vay của đơn vị vay bằng cách đối chiếu mục đích vay vốn đã ghi trên đơn với nội dung tiền vay, vật đảm bảo nợ vay. - Trên cơ sở số liệu, kế toán kết hợp kiểm tra thực tế số liệu sổ sách của người vay vốn với số khế ước vay Ngân hàng. Đồng thời cán bộ tín dụng phải kiểm tra, đối chiếu phân tích nợ luân chuyển bình thường, nợ quá hạn, nợ khó đòi để có biện pháp thu hồi nợ. + Bước 5: Thu nợ, lãi, phí và xử lí phát sinh. - Cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi hoạt động của khách hàng vay vốn để đôn đốc thu nợ và gửi trước 5 ngày khi thu nợ. - Cán bộ tín dụng kết hợp với kế toán để thu nợ, thu lãi khi đến hạn. Trong trường hợp nguyên nhân khách quan hay chủ quan mà người vay vốn không trả nợ đúng hạn thì cán bộ tín dụng phải nêu rõ lý do để có biện pháp xử lý. - Nếu khách hàng vay vốn gặp khó khăn thực sự thì làm đơn xin gia hạn nợ và Ngân hàng sẽ xem xét cho gia hạn, nếu không Ngân hàng sẽ chuyển sang nợ quá hạn. + Bước 6: Đánh giá kết quả cho vay. Khi hợp đồng tín dụng kết thúc, khách hàng vay vốn đã hoàn thành trách nhiệm của mình đối với Ngân hàng. Cán bộ tín dụng phải phân tích đánh giá hiệu quả của việc đầu tư tín dụng đối với hoạt động kinh doanh của khách hàng và rút ra kinh nghiệm trong việc cho vay vốn nhằm quyết định duy trì, mở rộng hay thu hẹp quan hệ tín dụng. + Bước 7: Thanh lý hợp đồng tín dụng. - Thanh lý hợp đồng tín dụng. - Giải ngân tài sản đảm bảo tiền vay. -Lưu hồ sơ. * Quy trình tín dụng trung và dài hạn: Qua 6 bước: Höôùng daãn khaùch haøng veà hoà sô vay voán Thaåm ñònh hieäu quaû vaø khaû naêng traû nôï Quyeát ñònh cho vay Thanh lyù hôïp ñoàng tín duïng Giaûi ngaân, theo doõi, giaùm saùt vieäc söû duïng voán vay Thu nôï, laõi phí vaø xöû lí phaùt sinh Hình 4: QUY TRÌNH TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN + Bước 1: Hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn. - Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn. - Kiểm tra và tiếp nhận hồ sơ. + Bước 2: Thẩm định hiệu quả và khả năng trả nợ. + Bước 3: Quyết định cho vay. - Xét duyệt cho vay. Thông báo cho khách hàng. Thời hạn xem xét quyết định cho vay. Ký hợp đồng tín dụng. + Bước 4: Giải ngân, theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay. -Hoàn thiện các điều kiện trước khi giải ngân. Giải ngân. Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn và trả nợ của khách hàng. Trường hợp đảm bảo tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay cán bộ tín dụng lập hồ sơ hướng dẫn. + Bước 5: Thu nợ, lãi, phí và xử lý phát sinh. + Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng. - Tất toán khoản vay. - Thanh lý hợp đồng tín dụng. Giải chấp tài sản đảm bảo tiền vay. Lưu hồ sơ. 4.2.2. Tình hình huy động và sử dụng vốn: * Tình hình huy động vốn: Vốn là yếu tố quan trọng trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của một tổ chức kinh tế. Mục tiêu, chiến lược phát triển của bất kỳ tổ chức nào đều phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn và cách sử dụng vốn. Nền kinh tế nước ta vẫn còn thiếu vốn rất nhiều, đồng thời việc sử dụng vốn chưa có hiệu quả cao. Do đó một trong những nội dung của chương trình chuyển đổi nền kinh tế trên lĩnh vực tài chính, thì vấn đề làm thế nào để biến những đồng vốn bất động để trở thành hàng hoá luân chuyển mọi nơi và hướng vào những nơi cần vốn và biết sử dụng vốn có hiệu quả là vấn đề hết sức quan trọng. Một trong những chuẩn mục đánh giá hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp là hiệu quả sử dụng vốn. Đối với Ngân hàng, hoạt động tín dụng gắn liền với công tác huy động vốn.Việc huy động vốn có hiệu quả thì công tác sử dụng vốn cũng được thuận lợi. Do đó trước khi tìm hiểu về tình hình sử dụng vốn ta cần biết về huy động vốn. Bảng 4: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN. ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tăng trưởng 2005/2004 2006/2005 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt Đối Tương đối (%) 1. Vốn huy động 73100 151100 138320 78000 106,70 -12780 -8,46 - Tiền gửi không kỳ hạn 33900 64300 78500 30400 89,68 14200 22,08 - TGTK dưới 12 tháng 38200 81000 50500 42800 112,04 -30500 -37,65 - TGTK từ 12 tháng trở lên 1000 5800 9320 4800 480,00 3520 60,69 2. Vốn điều chuyển 1714 2414 2650 700 40,84 236 9,78 3. Vốn vay 192000 160100 189580 -31900 -16,61 29480 18,41 Tổng cộng 266814 313614 330550 46800 17,54 16936 5,40 ( Nguồn số liệu từ Bảng báo cáo tổng kết năm 2004, 2005 và 2006 của Ngân hàng nông nghiệp huyện Mỏ Cày) Huy động vốn là công việc đầu tiên trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, muốn hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì chi nhánh phải tạo ra một nguồn vốn an toàn để đảm bảo cho quá trình kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Trong thời gian qua nguồn vốn chi nhánh huy động ngày càng tăng là một dấu hiệu tốt, nó thể hiện được hiệu quả công tác huy động vốn của Ngân hàng, chứng tỏ uy tín của chi nhánh ngày càng được nâng cao. Thông qua hoạt động huy động vốn tạo ra nguồn vốn cho hoạt động đầu tư và cho vay đối với nền kinh tế, đồng thời đáp ứng yêu cầu cho người dân gởi tiền và vay vốn được thuận lợi an toàn. Qua bảng 4cho thấy tổng nguồn vốn huy động của địa phương: Năm 2004 là 73100 triệu đồng, năm 2005 là 151.100 triệu đồng, tăng 106,7% so với năm 2004. Có được kết quả trên là do chi nhánh thường xuyên theo dõi biến động lãi suất trên địa bàn, điều chỉnh lãi suất huy động khá hấp dẫn, áp dụng nhiều phương thức trả lãi, hình thức huy động đa dạng, phong phú, có chính sách lãi suất ưu đãi đối với khách hàng có tiền gửi lớn. Bên cạnh đó Ngân hàng chú trọng việc thể hiện phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự, thao tác nhanh nhẹn đảm bảo chính xác … đã thu hút được nhiều khách hàng mới và giúp được khách hàng cũ. Năm 2006, tổng vốn huy động giảm 8,46% do cuối năm đã có cơn bão gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sản xuất của ngươi dân. Điều này cũng gây khó khăn trong việc huy động vốn và đã làm cho nguồn vốn huy động giảm so với năm 2005. TGTK từ 12 tháng trở lên chiếm tỷ trọng thấp trong nguồn vốn huy động.Trong những năm gần đây, chi nhánh rất quan tâm đến việc thiết lập và duy trì mối quan hệ với khách hàng gởi tiền và các tổ chức kinh tế bằng nhiều biệp pháp như: Tăng cường tiếp thị, đổi mới phong cách phục vụ… Vì đây là khách hàng có tiềm năng tiền gởi ổn định với số lượng lớn. Vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn kinh doanh năm 2004 là 1.714 triệu đồng, năm 2005 là 2.414 triệu đồng, năm 2006 là 2.650 triệu đồng. Vốn vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh, cụ thể năm 2004 là 192.000 triệu đồng, năm 2005 là 160.100 triệu đồng, năm 2006 là 189.580 triệu đồng. Cơ cấu nguồn vốn: Bảng 5: CƠ CẤU NGUỒN VỐN NGÂN HÀNG. ĐVT: % CHỈ TIÊU Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 So sánh 2005/2004 2006/2005 1. Vốn huy động/NVKD 27,40 48,18 41,85 20,78 -6,33 - TG không kỳ hạn/NVKD 12,71 20,50 23,75 7,80 3,25 - TG dưới 12 tháng/NVKD 14,32 25,83 15,28 11,51 -10,55 - TG từ 12 tháng trở lên/NVKD 0,37 1,85 2,82 1,47 0,97 2. Vốn điều chuyển/NVKD 0,64 0,77 0,80 0,13 0,03 3. Vốn vay/NVKD 71,96 51,05 57,35 -20,91 6,30 ( Nguồn số liệu từ Bảng báo cáo tổng kết năm 2003, 2004 và 2005 của Ngân hàng nông nghiệp huyện Mỏ Cày) Cơ cấu nguồn vốn tại chi nhánh gồm: Vốn huy động, vốn điều chuyển và vốn vay. Từ bảng 5 cho biết: -Nguồn vốn huy động: Chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn của chi nhánh. Năm 2004 nguồn vốn huy động trên tổng nguồn vốn kinh doanh là 27,40%, đến năm 2005 chỉ tiêu này tăng lên là 48,18%, đến năm 2006 lại giảm chỉ còn 41,85%.Trong đó tiền gởi không kỳ hạn và tiền gửi từ 12 tháng trở lên không ngừng tăng lên. - Vốn điều chuyển: Qua 3 năm vốn điều chuyển có tăng nhưng không nhiều cu thể năm 2005 tăng so với năm 2004 là 0,13% và năm 2006 tăng so với năm 2005 là 0,03%. - Vốn vay chủ yếu là các tổ chức tín dụng, do nhu cầu sử dụng vốn ngày càng lớn, mặc dù nguồn vốn huy động tại địa phương có chiều hướng tăng nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động kinh doanh, vì vậy chi nhánh phải đi vay vốn của các tổ chức tín dụng khác. Nguồn vốn vay chiếm tỉ trọng khá lớn trên tổng nguồn vốn của chi nhánh. Năm 2005 vốn vay giảm so với năm trước cho thấy công tác huy động vốn của chi nhánh hoạt động ngày càng có hiệu quả đã nâng dần lên được khả năng tự cân đối nguồn vốn hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, góp phần tháo gỡ những khó khăn chung cho toàn bộ hệ thống về nguồn vốn. Nhưng đến năm 2006 nguồn vốn vay lại tăng lên do nguồn vốn huy động đã giảm xuống. * Tình hình sử dụng vốn: Phân tích tình hình cho vay hộ sản xuất nông nghiệp: Trong những năm qua hoạt động của chi nhánh NHNo & PTNH huyện Mỏ Cày đạt được những thành tựu hết sức khả quan trên tất cả các lĩnh vực công tác, song phải kể đến một kết quả mang lợi ích thiết thực, đồng thời đây cũng là lĩnh vực công tác quan trọng trong hoạt động Ngân hàng, đó chính là công tác tín dụng. Qua những số liệu phản ánh thực trạng chung hoạt động tín dụng thể hiện ở bảng 6 cho thấy chi nhánh khá thành công trong lĩnh vực cho vay. Doanh số cho vay ở năm sau cao hơn năm trước với tổng doanh số cho vay năm 2004 là 149.656 triệu đồng, năm 2005 là 220.774 triệu đồng, tăng 71.118 triệu đồng hay tương ứng tăng 47,52% so với năm 2004. Năm 2006 tổng doanh số cho vay là 234.483 triệu đồng, tăng 13.709 triệu đồng, tương ứng tăng 6,21%. Chiếm tổng tỷ trọng lớn nhất là doanh số cho vay ngắn hạn đạt 108.842 triệu đồng, chiếm 72,73% trong tổng doanh số ở năm 2004. Năm 2005 là 175.481 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 79,48% trong tổng doanh số, tăng 66.639 triệu đồng, tương ứng giảm 61,23%. Và ở năm 2006 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 193.611 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 82,57%, tăng 18.130 triệu đồng, tương ứng tăng 10,33% so với 2005. Doanh số cho vay ngắn hạn chủ yếu là cho vay trồng trọt và chăn nuôi. Cho vay trồng trọt luôn chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Năm 2004 đạt 46,71% , năm 2005 đạt 38,91% và năm 2006 là 29,37% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Trong những năm qua chi nhánh đã hoạt động có hiệu quả trong cho vay hộ sản xuất nông nghiệp góp phần làm tăng doanh số cho vay và làm cho đồng vốn luân chuyển nhanh hơn. Nói chung, việc cho vay đối với hộ sản xuất nông nghiệp luôn được Ngân hàng chú trọng , tăng cường đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn tín dụng. Dư nợ bình quân ngày càng tăng. Doanh số cho vay trung hạn chiếm tổng tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay. Cụ thể năm 45.293 triệu đồng, chiếm 20,52%, tăng 4.479 triệu đồng hay tăng 10,97% so với 2004. Năm 2006 đạt 40.872 triệu đồng, chiếm 17,43% trong tổng doanh số cho vay, giảm 4.421 triệu đồng, tương ứng giảm 9,76% so với 2005. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh số cho vay trung hạn vẫn là cho vay trồng trọt. Cho vay trồng trọt năm 2004 đạt 24.488 triệu đồng, năm 2005 đạt 27.155 triệu đồng và năm 2006 đạt 21.642 triệu đồng. Qua phân tích trên ta thấy chi nhánh chủ yếu tập trung cho vay ngắn hạn nhiều hơn cho vay trung và dài hạn, dễ kiểm soát hơn và nhất là vòng quay vốn sẽ nhanh hơn góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bảng 6: TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY HỘ NÔNG DÂN ĐVT: triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2004 Năm 2005 năm 2006 Tăng trưởng 2005/2004 Tăng trưởng 2006/2005 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 1. DSCV ngắn hạn 108842 72,73 175481 79,48 193611 82,57 66639 61,23 18130 10,33 - Trồng trọt 69905 46,71 85905 38,91 68856 29,37 16000 22,89 -17049 -19,85 - Chăn nuôi 38937 26,02 89576 40,57 124755 53,20 50639 130,05 35179 39,27 2. DSCV trung dài hạn 40814 27,27 45293 20,52 40872 17,43 4479 10,97 -4421 -9,76 - Trồng trọt 24488 16,36 27155 12,30 21642 9,23 2667 10,89 -5513 -20,30 - Chăn nuôi 16326 10,91 18138 8,22 19230 8,20 1812 11,10 1092 6,02 Tổng cộng 149656 100 220774 100 234483 100 71118 47,52 13709 6,21 ( Nguồn số liệu từ Phòng tín dụng Ngân hàng nông nghiệp huyện Mỏ Cày) Bảng 7: TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2004 Năm 2005 năm 2006 Tăng trưởng 2005/2004 Tăng trưởng 2006/2005 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Ngành SXNN 170975 86,54 230017 78,31 338851 91,83 59042 34,53 108834 47,32 Ngành khác 26593 13,46 63597 21,69 30149 8,17 37104 139,53 -33448 -52,59 Tổng cộng 197568 100,00 293614 100,00 369000 100,00 96146 48,66 75286 25,68 ( Nguồn số liệu từ Phòng tín dụng Ngân hàng nông nghiệp huyện Mỏ Cày) Phân tích tình hình cho vay theo ngành kinh tế: Đối với cho vay ngành kinh tế, chi nhánh đáp ứng nhu cầu vốn cho 2 loại vay: Vay ngành sản xuất nông nghiệp và cho vay các ngành khác. Doanh số cho vay được thể hiện qua bảng 7 như sau: - Xét về tỷ trọng: + Năm 2004 cho vay ngành sản xuất nông nghiệp đạt 170.975 triệu đồng, chiếm 86,54% trong tổng doanh số cho vay. Ngành khác đạt 26.593 triệu đồng, chiếm 13,46% trong tổng doanh số. + Năm 2005 cho vay ngành sản xuất nông nghiệp đạt 230.017 triệu đồng, chiếm 78,34% và ngành khác đạt 63.597 triệu đồng, chiếm 21,66% trong tổng doanh số cho vay. + Năm 2006 cho vay ngành sản xuất nông nghiệp đạt 338.851 triệu đồng, chiếm 91,83% và cho vay ngành khác đạt 30.149 triệu đồng, chiếm 8,17% trong tổng doanh số cho vay. - Xét về tốc độ tăng trưởng: + Doanh số cho vay sản xuất nông nghiệp năm 2004 đạt 170.975 triệu đồng, năm 2005 đạt 230.017 triệu đồng, tăng 59.042triệu đồng, tương ứng tăng 34.52% so với 2004. Năm 2006 đạt 338.851 triệu đồng, tăng 108.834triệu đồng, tương ứng tăng 47,32% so với năm 2005. + Doanh số cho vay ngành khác năm 2005 khá cao đạt 63.597 triệu đồng, tăng 37.004 triệu đồng so với năm 2004 hay tương ứng tăng 139,15% . Nhưng đến năm 2006 doanh số cho vay ngành khác giảm mạnh cụ thể là 30.149 triệu đồng, giảm 33.448 triệu đồng, tương ứng giảm 52,59% so với năm 2005. 4.3. PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NÔNG DÂN: 4.3.1. Nhận dạng rủi ro: Các rủi ro thường gặp trong hoạt động của Ngân hàng như: -Rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng là thất thoát tài sản có thể phát sinh khi một bên đối tác không thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ theo hợp đồng đối với một Ngân hàng, bao gồm cả việc thực hiện thanh toán nợ cho dù đó là nợ gốc hay nợ lãi khi khoản nợ đến hạn. Rủi ro này bao gồm cả rủi ro thanh toán khi một bên thứ 3 (ví dụ một Ngân hàng thanh toán) không thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với Ngân hàng này. Ngân hàng là đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ nên dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều cơ chế, chính sách nhà nước và cả cung cầu tiền tệ của nền kinh tế, mặt khác giá cả trên thị trường trong những năm qua tăng đột biến nhất là trong ngành xăng dầu, khí đốt. Ngoài ra còn chịu sự ảnh hưởng nặng nề của thiên tai như bão, lụt, thất mùa … dẫn đến việc đầu tư kém hiệu quả, không thu được nợ lẫn vốn gốc cho Ngân hàng, tình trạng nợ quá hạn cao. Bất kể một hoạt động kinh doanh nào thì quá trình sinh lời cũng đi cùng với rủi ro, nếu thuận lợi càng cao thì rủi ro càng nhiều và ngược lại. Trong hoạt động của Ngân hàng cũng vậy, doanh thu chủ yếu của Ngân hàng là thu lãi từ hoạt động tín dụng nên rủi ro tín dụng được xem là rủi ro lớn nhất của Ngân hàng, gây thiệt hại về vật chất lẫn uy tín của Ngân hàng. -Rủi ro lãi suất: Rủi ro lãi suất thể hiện rủi ro lỗ tiềm năng của một Ngân hàng do các biến động của lãi suất. Rủi ro lãi suất có thể có một số hình thức khác nhau, như rủi ro xác định lãi suất, rủi ro đường cong lãi suất thay đổi, rủi ro tương quan lãi suất và rủi ro quyền chọn đi kèm. Trong những năm gần đây, địa bàn Mỏ Cày có nhiều Ngân hàng thương mại cạnh tranh, lãi suất huy động của họ cao hơn lãi suất huy động của Ngân hàng nông nghiệp, do đó Ngân hàng sẽ mất nhiều khách hàng tiền gửi. Về nguồn vốn huy động thì nguồn vốn tiền gửi định kỳ dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn huy động, người dân có thể rút tiền ra bất cứ lúc nào, do đó nguồn vốn này không ổn định dẫn đến rủi ro phải chạy vốn để chi trả kịp thời. -Rủi ro thanh khoản: Phát sinh chủ yếu từ xu hướng của các Ngân hàng là huy động ngắn hạn và cho vay dài hạn. Trường hợp này thường xảy ra nếu như các khoản huy động về mặt kỹ thuật sẽ phải hoàn trả theo yêu cầu của người gửi tiền , đặc biệt như chúng ta đã thấy trong bất cứ cuộc khủng hoảng nào thì người gửi tiền sẽ rút tiền của mình ra nhanh hơn việc người đi vay sẵn sàng trả nợ. Rủi ro giá cả: Đây là rủi ro về việc giá trị tài sản của một Ngân hàng có thể biến động. Rủi ro này xuất hiện trong tất cả các chủng loại tài sản, từ bất động sản đến cổ phiếu và trái phiếu … -Rủi ro ngoại hối: Phát sinh khi có sự chênh lệch về kỳ hạn, về loại tiền tệ của các khoản ngoại hối nắm giữ, và vì thế làm cho Ngân hàng có thể phải gánh chịu thua lỗ khi tỷ giá ngoại hối biến động. -Rủi ro hoạt động: Bao gồm toàn bộ các rủi ro có thể phát sinh từ cách thức và một Ngân hàng điều hành các loại hoạt động của mình. Các ví dụ về rủi ro hoạt động là rất nhiều như: việc cấu trúc hạn mức không phù hợp trong lĩnh vực kinh doanh nguồn vốn, quản trị tồi các quy trình quản lý tín dụng, cán bộ tham ô, thiếu các kế hoạch khôi phục kinh doanh trong trường hợp xảy ra thảm hoạ … - Rủi ro pháp lý Các khách hàng và những người khác có thể khởi kiện Ngân hàng. Lý do của việc khởi kiện có thể phát sinh từ quá trình hoạt động kinh doanh bình thường, ví dụ việc Ngân hàng từ chối cấp lại hạn mức cho vay mà theo khách hàng là vô lý. - Rủi ro chiến lược: Phát sinh từ các thay đổi trong môi trường hoạt động của Ngân hàng trên phạm vi rộng hơn về mặt kinh doanh và tài chính. Rủi ro chiến lược cũng có thể phát sinh từ hoạt động của bản thân Ngân hàng. Ví dụ việc xâm nhập vào một thị trường mới mà thiếu sự nghiên cứu đầy đủ và các nguồn lực cần thiết để khai thác thị trường có thể làm cho Ngân hàng gặp phải rủi ro thua lỗ. - Rủi ro uy tín: Rủi ro uy tín là rủi ro dư luận đánh giá xấu về Ngân hàng, gây khó khăn nghiêm trọng cho Ngân hàng trong việc tiếp cận nguồn vốn hoặc khách hàng rời bỏ Ngân hàng. 4.3.2. Đánh giá rủi ro: * Chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng: Chi tiêu này được xác định thông qua công thức sau: Rủi ro tín dụng = Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ. Trong đó: - Nợ quá hạn: là số tiền gốc hoặc lãi của khoản vay, các khoản chi phí, lệ phí khác đã phát sinh nhưng chưa được trả sau ngày đến hạn phải trả. - Dư nợ: là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định tổng số tiền Ngân hàng cho vay hiện khách hàng còn nợ. - Chỉ tiêu trên phản ánh chất lượng đầu tư tín dụng của Ngân hàng. Nếu tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ càng nhỏ thì chất lượng tín dụng càng tốt còn ngược lạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích rủi ro tín dụng cho vay hộ nông dân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bến Tre – Chi nhánh Mỏ Cày.doc
Tài liệu liên quan