Luận văn Phân tích rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương tín chi nhánh Cần Thơ

MỤC LỤC

 

Trang

Chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.1. Sự cần thiết của đề tài 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1. Mục tiêu chung 2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2

1.3. Phạm vi nghiên cứu 3

1.3.1. Không gian 3

1.3.2. Thời gian 3

1.4. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu 3

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

2.1. Phương pháp luận 5

2.1.1. Những vấn đề chung về tín dụng 5

2.1.1.1. Khái niệm tín dụng 5

2.1.1.2. Các loại tín dụng ngân hàng 5

2.1.1.3. Vai trò của tín dụng 6

2.1.1.4. Những vấn đề chung về hoạt động tín dụng 8

2.1.2. Một số lý luận có liên quan đến phân tích kết quả tín dụng 12

2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn 12

2.1.2.2. Doanh số cho vay 13

2.1.2.3. Dư nợ 13

2.1.2.4. Nợ quá hạn 13

2.1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động tín dụng 14

2.1.3.1. Hệ số thu nợ 14

2.1.3.2. Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng chi phí 14

2.1.3.3. Tỷ suất lợi nhuận 14

2.1.3.4. Vòng quay vốn tín dụng 14

2.1.3.5. Nợ quá hạn trên tổng dư nợ 15

2.1.4. Những vấn đề chung về rủi ro tín dụng 15

2.1.4.1. Khái niệm rủi ro tín dụng 15

2.1.4.2. Các loại rủi ro tín dụng 16

2.1.4.3. Những thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra 16

2.1.4.4. Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 17

2.1.5. Tín dụng ngắn hạn 20

2.1.5.1. Khái niệm 20

2.1.5.2. Các hình thức cho vay ngắn hạn 21

2.2. Phương pháp nghiên cứu 21

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 22

Chương 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH CẦN THƠ 23

3.1. Giới thiệu tổng quan về ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín 23

3.2. Giời thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh

Cần Thơ 24

3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển 24

3.2.2. Chức năng hoạt động của chi nhánh 25

3.2.3. Cơ cấu tổ chức 26

3.2.4. Thị trường mục tiêu 28

3.2.4.1. Đối tượng khách hàng 28

3.2.4.2. Phân đoạn thị trường mục tiêu 28

3.2.5. Những thuận lợi và khó khăn của ngân hàng 30

3.2.5.1. Thuận lợi 30

3.2.5.2. Khó khăn 31

3.2.6. Phương hướng, mục tiêu phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 33

3.3. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng 36

3.3.1. Tình hình chi phí và thu nhập của Sacombank Cần Thơ 36

3.3.1.1. Thu nhập 36

3.3.1.2. Chi phí 37

3.3.1.3. Lợi nhuận 38

Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG VÀ THỰC TRẠNG

RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN

CỦA SACOMBANK CẦN THƠ 39

4.1. Phân tích thực trạng tín dụng của Sacombank Cần Thơ 39

4.1.1. Cơ cấu nguồn vốn 39

4.1.2. Tình hình huy động vốn 40

4.1.2.1. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế 40

4.1.2.2. Tiền gửi tiết kiệm 43

4.1.2.3. Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác 45

4.1.3. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng 46

4.1.3.1. Doanh số cho vay 46

4.1.3.2. Doanh số thu nợ 48

4.1.3.3. Dư nợ 49

4.2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của Sacombank

Cần Thơ 50

4.2.1. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn 50

4.2.1.1. Dư nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn 50

4.2.1.2. Dư nợ ngắn hạn trên tổng vốn huy động 51

4.2.1.3. Hệ số thu nợ trong lĩnh vực tín dụng ngắn hạn 52

4.2.1.4. Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn 52

4.2.2. Tình hình nợ quá hạn chung của chi nhánh 53

4.2.3. Rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của Sacombank

Cần Thơ 55

4.2.3.1. Rủi ro nợ quá hạn tính theo thời gian 55

4.2.3.2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng ngắn hạn theo ngành

kinh tế 60

4.2.3.3. Nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của Sacombank

Cần Thơ theo mục đích sử dụng vốn 66

4.2.3.4. Nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của Sacombank

Cần Thơ theo thành phần kinh tế 69

Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG

TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN ĐỐI VỚI SACOMBANK CẦN THƠ 72

5.1. Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 72

5.1.1. Nguyên nhân chủ quan 72

5.1.2. Nguyên nhân khách quan 75

5.2. Một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng 77

5.2.1. Biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng 77

5.2.2. Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng 78

5.2.2.1. Trong công tác xem xét hồ sơ, thẩm định tài sản thế chấp,

phương án sản xuất kinh doanh 78

5.2.2.2. Trong công tác theo dõi nợ, thu lãi định kỳ 79

5.2.2.3. Tiến hành phân tích đánh giá lại từng hồ sơ khách hàng hiện đang

vay vốn ngân hàng 80

5.2.3. Biện pháp xử lý rủi ro tín dụng 80

5.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng 82

5.3.1. Giải pháp nhằm mở rộng quy mô hoạt động tín dụng ngắn hạn trong

thời gian tới 82

5.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn 83

Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86

6.1. KẾT LUẬN 86

6.2. KIẾN NGHỊ 87

6.2.1. Đối với cơ quan Nhà nước 87

6.2.2. Đối với ngân hàng Nhà nước 87

6.2.3. Đối với Sacombank Cần Thơ 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

 

 

 

 

 

 

doc103 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2961 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương tín chi nhánh Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chủ hơn về nguồn vốn và công tác huy động vốn ngày càng tỏ ra có hiệu quả hơn nhờ vào việc áp dụng các mức lãi suất huy động hấp dẫn cho từng đối tượng khách hàng. Mặc dù trong năm 2005 việc tách chi nhánh Hậu Giang, Chi nhánh Vĩnh Long, Chi nhánh Đồng Tháp ra khỏi chi nhánh Cần Thơ nhưng nguồn vốn của chi nhánh vẫn được duy trì ổn định. Điều này cho thấy công tác quản trị nguồn vốn của chi nhánh Cần Thơ được quản lý tốt và có định hướng sẵn. Chi nhánh một mặt duy trì khách hàng cũ, mặt khác, luôn tranh thủ tìm kiếm nhiều khách hàng mới nhằm huy động được nhiều vốn nhàn rỗi phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng có hiệu quả hơn. 4.1.2. Tình hình huy động vốn (Bảng 02) Trong hoạt động kinh doanh của NHTM, ngoài vốn điều chuyển từ hội sở hoặc nguồn vốn của NHTM khác thì nguồn vốn huy động chiếm vị trí quan trọng quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vốn huy động được chi nhánh huy động từ nhiều nguốn khác nhau, đặc biệt là trong điầu kiện nền kinh tế phát triển như hiện nay. Ở Cần Thơ, vốn nhàn rỗi trong dân cư cũng như các tổ chức kinh tế là rất lớn, nhu cầu về vốn của cá nhân cững như của doanh nghiệp ngày càng cao và trỏ thành nhu cầu không thể thiếu trong chu trình phát triển sản xuất. Điều này đã thúc đẩy ngân hàng phát huy tốt công tác huy động vốn, góp phần mở rộng kinh doanh, tăng cường vốn cho nền kinh tế, nhất là việc góp phần ổn định nguồn vốn, giảm thiểu tối đa việc sử dụng vốn điều chuyển từ hội sở xuống chi nhánh. 4.1.2.1. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế (Bảng 02) Qua bảng 02 ta thấy tình hình huy động vốn của Sacombank Cần Thơ qua 03 năm có nhiều biến động tăng không ngừng, đó là do chính sách tín dụng của Sacombank Cần Thơ có hiệu quả cao giúp ngân hàng có được thị phần ngày càng rộng. Thêm vào đó là do nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, các tổ chức kinh tế ngày càng mở rộng hoạt động kinh doanh do đó càng có nhiều tiền gửi vào ngân hàng phục vụ cho họat động thanh toán hàng hóa của mình. Ta thấy so với tiền gửi có kỳ hạn thì tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế luôn chiếm tỷ trọng cao hơn, bởi vì nguyên tắc của các nhà sản xuất kinh doanh là làm cho đồng tiền của mình sinh lợi nhiều hơn so với tiền lãi nhận được khi đem gửi vào ngân hàng do đó họ rất ít gửi tiền vào ngân hàng theo một kỳ hạn nhất định để tìm kiếm tiền lãi từ ngân hàng mà thường gửi không kỳ hạn để khi cần có thể dễ dàng rút ra để thanh toán cho các đối tác. Các nhà kinh tế luôn tính toán làm sao để mở rộng sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tận dụng tối đa nguồn vốn có được vào kinh doanh nhiều hơn là gửi vào ngân hàng có kỳ hạn. Chính vì vậy mà qua 03 năm tỷ trọng của các khoản tiền gửi thanh toán trong nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế luôn cao hơn rất nhiều so với các khoản tiền gửi có kỳ hạn. Năm 2005, khoản tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế đạt 131.783 triệu đồng, chiếm 97,15% trong nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế. Năm 2006 nguồn vốn này giảm 4,41% so với năm 2005 còn 125.969 triệu đồng chiếm 93,68% trong nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế. Đến năm 2007 con số này là 197.082 triệu đồng tăng 42,16% so với năm 2006, chiếm 92,4% trong nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế. Nguyên nhân của sự biến động tăng giảm của khoản thanh toán là do trong năm 2006 họat động của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, năng suất hoạt động giảm do hàng tiêu thụ chậm. Do đó nguồn thu hàng ngày của các doanh nghiệp cũng ít đi, tiền gửi vào Chi nhánh cũng giảm sút. Sang năm 2007 các doanh nghiệp đã khắc phục được những khó khăn, có điều kiện phát triển hơn, trong năm 2007 nước ta gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO nhờ đó mà hoạt đông xuất khẩu được đẩy mạnh, ký kết được nhiều hợp đồng xuất khẩu. Khoản tiền gửi thanh toán tăng lên nhanh chóng. Khoản tiền gửi này tăng cao để các doanh nghiệp phục vụ cho việc mua bán hàng hóa với nhau và với các đối tác nước ngoài. Bảng 02: Tình hình huy động vốn của Sacombank Cần Thơ qua 03 năm Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 So sánh 2006/2005 So sánh 2007/2006 Số tiền % Số tiền % 1. Tiền gửi của TCKT 135.647 134.496 193.819 -1.178 -0,87 59.350 44,14 + Không kỳ hạn 131.783 125.969 179.082 -5.814 -4,41 53.113 42,16 + Có kỳ hạn 3.864 8.500 14.737 4.636 119,98 6.237 73,38 2. Tiền gửi tiết kiệm 156.558 160.032 209.507 3.474 2,22 49.475 30,92 + Không kỳ hạn 9.644 4.250 11.418 -5.394 -55,93 7.168 168,66 + Có kỳ hạn 146.914 155.782 198.098 8.868 6,04 42.307 27,16 3. Tiền gửi của TCTD khác 6.839 18.000 28.143 11.107 161,13 10.143 56,35 Tổng vốn huy động 299.098 312.501 431.469 13.403 4,48 118.968 38,07 (Nguồn: phòng kế toán và quỹ) Khoản tiền gửi có kỳ hạn năm 2005 chỉ có 3.864 triệu đồng, chiếm 2,85% trong nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế. Năm 2006 tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế tăng lên 8.500 triệu đồng tăng lên 6,32% trong nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế nhưng chỉ chiếm 2,72% trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Đến năm 2007, khoản tiền gửi này đạt 14.737 triệu đồng, chiếm 7,6% trong nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và chiếm 3,24% tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Xét về tỷ trọng lẫn số tiền thì khoản tiền huy động có kỳ hạn từ các tổ chức kinh tế của Chi nhánh Cần Thơ liên tục tăng qua các năm. Nguyên nhân là do ngân hàng ngày càng tăng lãi suất tiền gửi và có chính sách tín dụng có hiệu quả, có chiến lược marketing đến tận các khách hàng, có chính sách ưu đãi đến tận nơi thu tiền nếu là khách hàng lớn và giao dịch thường xuyên với ngân hàng. Đặc biệt vào đầu năm 2006, Chi nhánh Cần Thơ đưa ra sản phẩm huy động tiền gửi có kỳ hạn ngắn 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần đối với các doanh nghiệp có số tiền nhàn rỗi ngắn hạn lớn để thu hút các khoản tiền gửi có kỳ hạn từ các tổ chức kinh tế, Thêm vào đó các tổ chức kinh tế ngày càng hoạt động có hiệu quả và quy mô được mở rộng nên các doanh nghiệp ngày càng có nhiều các khoản tiền để gửi vào ngân hàng. 4.1.2.2. Tiền gửi tiết kiệm (Bảng 02) Trong cơ cấu nguồn vốn thì tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn nhất. Do những năm gần đây ngân hàng khuyến khích kháh hàng gửi tiền tiết kiệm với nhiều hình thức khác nhau như tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm dự thưởng…Năm 2005 khoản tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh là 156.558 triệu đồng, đến năm 2006 tăng 3.474 triệu đồng, tăng 2,22% so với năm trước, đạt 160.032 triệu đồng. Trong năm 2007, Chi nhánh đã bước đầu thành công trong việc huy động vốn theo kế hoạch, đạt 209.507 triệu đồng, tăng 30,92% so với năm 2006. Đây là bước nhảy vọt khá mạnh trong công tác huy động vốn tà khoản tiền gửi tiết kiệm do trong năm 2007 Chi nhánh đưa ra hàng loạt các chính sách khuyến mãi dành cho khách hàng như tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm đảm bảo bằng vàng, đặc biệt là sản phẩm tiết kiệm tích lũy theo số tiền góp hàng kỳ phù hợp với thu nhập của mỗi cá nhân, … Khác với khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn luôn chiếm vị trí cao và được khách hàng ưa chuộn do lãi suất cao và khá ổn định. Mặt khác, khách hàng thường không sử dụng các khoản tiền này ngay mà thường đó là những khoản thu nhập dôi ra gửi vào ngân hàng với mục đích thu được lợi nhuận sau một thời gian. Đây là sản phẩm truyền thống của các NHTM. Năm 2005, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của chi nhánh Sacombank Cần Thơ đạt 146.914 triệu đồng nhưng năm 2006 là 155.782 và năm 2007 tăng nhanh, đạt 198.089 triệu đồng, tăng 27,16% so với năm 2006. Nguyên nhân là do sản phẩm tiết kiệm của chi nhánh đa dạng với nhiều kỳ hạn hơn so với các NHTM khác trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Hơn thế nữa, lãi suất thay đổi theo lãi suất thị trường, rất có lợi cho khách hàng. Mặt khác, hiện nay chi nhánh Sacombank Cần Thơ đang áp dụng chính sách lãi suất linh động cho khách hàng khi muón rút trước thời hạn. Khách hàng sẽ không phải chịu mức lãi suất không kỳ hạn như trước đây với khoản tiền gửi lãnh trước hạn mà lãnh lãi suất theo kỳ hạn đã thực gửi. Chính vì thề mà khách hàng đến với Sacombank ngày càng nhiều. Như chúng ta đã biết, thói quen tích lũy của người Việt Nam thì việc gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn để thanh toán qua ngân hàng là chưa cao. Bởi họ xem tiền mặt là công cụ thanh toán chính cho moi giao dịch. Chính vì thề mà khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn chiếm tỷ lệ nhỏ trong hoạt động huy động vốn. Năm 2005, khoản tiền này chi nhánh chỉ huy động được 9.644 triệu đồng, nhưng đến năm 2006 khoản tiền này giảm mạnh chỉ còn 4.250 triệu đồng, năm 2007 có tăng lên so với năm 2006 là 7.168 triệu đồng, đạt 11.941 triệu đồng. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã có những biện pháp tích cựt đưa sản phẩm này đến với người dân. Nguyên nhân dẫn tới việc huy động vốn tiết kiệm không kỳ hạn giảm tới 55.93% trong năm 2005 là do ảnh hưởng của lạm phát cũng như việc thay đổi tiết kiệm của chi nhánh chưa cao làm cho việc huy động vốn tiết kiệm không kỳ hạn kém hiệu quả. Người dân chủ yếu giữ tiền mặt để tiêu dùng, mua sắm hơn là gửi tiết kiệm không kỳ hạn vào ngân hàng. Tình hình trên đã dần được cải thiện trong năm 2007, mặc dù lãi suất không cao như tiết kiệm có kỳ hạn nhưng do có nhiều tiện ích và có thể rút bất kỳ lúc nào khi khách hàng cần để thanh toán, giao dịch nên cá nhân đến chi nhánh mở tài khoản không kỳ hạn ngày càng nhiều. Khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của chi nhánh chủ yếu là các khoản ký quỹ tiền vay của khách hàng nhằm tránh tình trạng nợ quá hạn đối với hoạt động tín dụng của chi nhánh. Đây là thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng. 4.1.2.3. Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác(Bảng 02) Ngoài những khoản tiền gửi chính Chi nhánh huy động từ các tổ chức kinh tế và tầng lớp dân cư thì các tổ chức tín dụng khác đến gửi tại NHTM khác cũng tăng liên tục trong các năm qua. Năm 2005, các tổ chức tín dụng khác đến gửi tiền tại chi nhánh chỉ có 6.893 triệu, đến năm 2006 số tiền này lên đến 18.000 triệu đồng, tăng 10.143 triệu đồng so với năm trước đó. Bước sang năm 2007, khoản tiền huy động từ các tổ chức tín dụng nhỏ khác chiếm 28.143 triệu, tăng 56,35% so với năm 2006. Nguyên nhân dẫn tới xu thế khoản tiền gửi của các tổ chức tín dụng tăng cao là do uy tín của Sacombank rất lớn, khả năng quan hệ hợp tác với các NHTM khác trong khu vực khá tốt. Sacombank có mối quan hệ rộng rãi trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, trong thời kỳ kinh tế phát triển của nước ta trong thời gian gần đây, xu thế hợp tác giữa các NHTM với nhau và các tổ chức kinh tế là xu thế chung. Quan hệ thanh toán bù trừ, chuyển khoản từ các ngân hàng này sang ngân hàng khác được phổ biến rộng rãi. Do đó, khoản tiền gửi của các tổ chức tín dụng tại chi nhánh tăng cao. Nếu xét về cơ cấu vốn huy động, khoản tiền gửi này dần chiếm tỷ lệ khá cao. Năm 2005, chỉ chiếm 2,31% đến 2006 là 5,76%, sang năm 2007 khoản tiền gửi này chiếm tới 6,52% cơ cấu vốn huy động. Trong hai năm gần đây, các ngân hàng mở chi nhánh tại Cần Thơ rất nhiều, các ngân hàng nằm sát nhau trên các trụ lộ chính của thành phố.Vốn của các ngân hàng cũng khá lớn, sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng. Do đó, có rất nhiều tổ chức tín dụng đến giao dịch với Sacombank Cần Thơ. Khoản tiền gửi của các tổ chức tín dụng tại chi nhánh ngày càng chiếm tỷ trọng cao chứng tỏ sản phẩm dịch vụ thanh toán thẻ… của chi nhánh ngày càng được mở rộng. Tóm lại, khoản vốn huy động của chi nhánh là rất quan trọng đối với họat động tín dụng của ngân hàng. Vốn huy động được phần nào xác định được quy mô họat động của chi nhánh có lớn hay không. Tùy vào mức vốn huy động được mà ngân hàng cân đối để cho vay hợp lý. Cưo cấu vốn huy động theo thời hạn phần nào xác định được cơ cấu vốn cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn. Có thể nói rằng hoạt động huy động vốn quyết định đến sự hiệu quả của hoạt động tín dụng. Nếu hoạt động huy động vốn đạt được càng nhiều, lãi suất hợp lý thì lợi nhuận do hoạt động do hoạt động tín dụng mang lại sẽ càng lớn. 4.1.3. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng. 4.1.3.1. Doanh số cho vay (Bảng 03) Doanh số cho vay thể hiện khả năng tăng trưởng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Doanh số cho vay của ngân hàng tăng trưởng không ổn định trong 03 năm. Năm 2005 doanh số cho vay là 636.422 triệu đồng nhưng đến năm 2006 lại giảm xuống còn 589.454 triệu đồng, tức là giảm 46.968 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong năm 2005 chính phủ có những chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng, chính sách cải thiện môi trường, đầu tư giúp các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường, phát triển các mặt hàng chủ chốt nên các doanh nghiệp cần vay nhiều vốn từ ngân hàng. Sang năm 2006 nhu cầu vay vốn có phần giảm xuống. Do đó doanh số cho vay cũng giảm xuống. Đến năm 2007, nhu cầu về vốn của các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, nuôi trồng thủy sản tăng cao, đây là nhóm khách hàng chủ chốt của ngân hàng do đo doanh số cho vay tăng cao trong năm 2007 đạt 736.392 triệu đồng, tăng 146.938 triệu đồng so với năm 2006. Trong hoạt động tín dụng của các NHTM nói chung và của Sacombank Cần Thơ nói riêng, doanh số hco vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn. Do nhu cầu bổ sung vốn lưu động của doanh nghiệp cũng như cho việc luân chuyển vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh thường xuyên. Đặc biệt là đa phần người dân trồng trọt chăn nuôi ngắn hạn, cần vốn để đầu tư con giống trong năm nhiều hơn là khoản vay dài hạn. Chính vì thế, nhu cầu tín dụng ngắn hạn là rất nhiều đối với cá nhân cũng như doanh nghiệp. Trong năm 2005, doanh số cho vay là 449.696 triệu đồng chiếm 70,66% trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh, sang năm 2006 cùng với sự giảm xuống của doanh số cho vay thì doanh số cho vay ngắn hạn cũng giảm xuống còn 352.729 triệu đồng chỉ còn chiếm 59,84% doanh số cho vay, tức là giảm 21,56% so với năm 2005. Trong năm 2007 cơ cấu cho vay cũng khá cân đối, tín dụng ngắn hạn chiếm 65,30% doanh số cho vay và tín dụng trong và dài hạn chiếm 34,70%. Nguyên nhân của sự biến động tăng giảm của tỷ trọng tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung và dái hạn trong doanh số cho vay là do điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố Cần Thơ chưa đi vào ổn định. Trong Chỉ tiêu 2005 2006 2007 So sánh 2006/2005 So sánh 2007/2006 Số tiền % Số tiền % 1. Doanh số cho vay 636.422 589.454 736.392 -46.968 -7,38 146.938 24,93 + Ngắn hạn 449.696 352.729 480.829 -96.967 -21,56 128.100 36,32 + Trung và dài hạn 186.726 236.725 255.563 49.999 26,78 18.838 7,96 2. Doanh số thu nợ 499.627 454.494 569.818 -45.133 -9,03 115.324 25,37 + Ngắn hạn 389.060 264.242 371.042 -124.818 -32,08 106.800 40,42 + Trung và dài hạn 110.567 190.252 198.776 79.685 72,07 8.524 4,48 3. Hệ số thu nợ (%) 75,51 77,10 77,38 -1,40 -1,79 0,28 0,36 4. Dư nợ 538.878 673.838 840.412 134.960 25,04 166.574 24,72 + Ngắn hạn 260.069 348.556 458.343 88.487 34,02 109.787 31,50 + Trung và dài hạn 278.809 325.282 382.069 46.473 16,67 56.787 17,46 5. Dư nợ bình quân 470.481 572.159 738.733 101.679 21,61 166.574 24,72 6. Dư nợ/Tổng vốn huy động (lần) 1,80 2,16 1,95 0,35 19,68 -0,21 -9,67 7. Dư nợ/Tổng nguồn vốn (%) 95,28 95,48 96,48 0,20 0,21 1,00 1,05 8. Nợ quá hạn 3.772 3.369 1.681 -403 -10,68 -1.688 -50,10 + Ngắn hạn 2.762 2.042 1.032 -720 -26,07 -1.010 -49,46 + Trung và dài hạn 1.010 1.327 6.49 317 31,39 -678 -51,09 BẢNG 03: Tình hình tín dụng của Sacombank Cần Thơ (Nguồn: phòng kế toán và quỹ) Đơn vị tính: triệu đồng năm 2006, hầu hết các doanh nghiệp tập trung vay vốn để mở rộng cơ sở hạ tầng, cán bộ tín dụng đã ký kết hợp đồng tín dụng với nhiều trường học, cơ sở y tế trong địa bàn thành phố. Chi nhánh khuyến khích mở rộng hoạt động cho vay CBCNV với thời hạn chủ yếu là 03 năm. Do đó, chi nhánh tập trung tín dụng cho vay trung và dài hạn trong năm 2006 nhiều hơn cho vay ngắn hạn. Tuy nhiên tình hình được cải thiện rõ rệt trong năm 2007, doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên đáng kể tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tín dụng trung và dài hạn. Nguyên nhân là vì hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm 2007 có nhiều thuận lợi. Hoạt động xuất nhập khẩu được đẩy mạnh, các doanh nghiệp tập trung vào sản xuất. Trong nông nghiệp, giá cả phân bón, thuốc trừ sâu tăng mạnh, người dân cần vốn để đầu tư vốn, vật tư để sản xuất trong mùa vụ tiếp theo. Ngành nuôi trồng thủy sản được mở rộng nhanh do các doanh nghiệp chiếm được thị trường tiêu thụ khá lớn. Chính vì thế mà nhu cầu về vốn ngắn hạn để luân chuyển quá trình sản xuất là rất cần thiết. Tóm lại, hoạt động tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tín dụng thì rủi ro tín dụng do khách hàng không trả được nợ là rất thấp. Vòng quay tín dụng của chi nhánh nhanh hơn, khả năng xoay vòng vốn cao. Điều này chứng tỏ ngân hàng chủ động được các khoản cho vay. Mặt khác, khoản cho vay tín dụng ngắn hạn phần nào đánh giá được mối quan hệ của chi nhánh đối với các doanh nghiệp và cá nhân. Chi nhánh tập trung vốn để cho vay trong việc sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao. 4.1.3.2. Doanh số thu nợ (Bảng 03) Nhìn chung tình hình thu nợ của chi nhánh trong thời gian gần đây có nhiều biến động tăng giảm theo doanh số cho vay. Năm 2005, doanh số thu nợ đạt 499.627 triệu đồng, năm 2006 doanh số thu nợ giảm 9,03% so với năm trước, chỉ thu được 454.494 triệu đồng. Nguyên nhân là do doanh số cho vay trong năm 2006 giảm đáng kể. Mặt khác, do những biến động về giá cả các mặt hàng trên thị trường về nguyên vật liệu, nhiên liệu... Mà các doanh nghiệp, cá nhân không chủ động kịp thời được giá cả đầu ra của sản phẩm. Các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nhiều, ảnh hưởng đến việc thu nợ của chi nhánh. Nhưng đến năm 2007, doanh số thu nợ tăng nhanh trở lại, tăng 115.324 triệu đồng, tương đương 25,37% so với 2006, đạt 569.818 triệu đồng. Doanh số thu nợ tăng thể hiện rõ tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng có hiệu quả, vốn vay được luân chuyển nhanh, chi nhánh có thể đáp ứng được nhu cầu vốn vay của khách hàng ngày càng nhiều hơn. Đặc biệt, trong năm 2007 thành phố Cần Thơ cũng như các cơ quan nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi nhằm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp. Chính sách, thủ tục đăng ký kinh doanh được thông thoáng hơn. Vì vậy đã thúc đẩy các doanh nghiệp mạnh dạn mở rộng quy mô hoạt động sản xuất. Doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ rất cao do hầu hết khách hàng vay vào đầu mỗi chu kỳ sản xuất để mua nguyên liệu đầu vào. Khi thu hồi được vốn sẽ hoàn trả lại cho ngân hàng. Đến chu kỳ tiếp theo lại vay ngân hàng tiếp. Do đó, doanh số thu nợ ngắn hạn trong năm là rất lớn. Năm 2005 doanh số thu nợ đạt 86,53% trong tổng doanh số thu nợ tín dụng. Đến 2006 giảm đáng kể chỉ chiếm 58,14% doanh số thu nợ của toàn chi nhánh, năm 2007 tình hình thu nợ tăng trở lại đạt 65,12% doanh số thu nợ tín dụng. Nguyên nhân của vấn đề này là do trong năm 2006, công tác thu hồi nợ của chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là khi dịch lở mồm long móng, cúm gia cầm xuất hiện và lan rộng tại địa bàn thành phố làm cho nông dân không có khả năng trả nợ cho ngân hàng vì mất nguồn thu nhập. Ngoài ra, trong năm 2006, giá cả các mặt hàng tăng nhanh và không ổn định ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Mặt khác doanh số cho vay giảm cũng ảnh hưởng đến doanh số thu nợ của chi nhánh. 4.1.3. 3. Dư nợ (Bảng 03) Đây chính là chỉ tiêu đánh giá quy mô hoạt động tín dụng của một ngân hang trong từng thời gian nhất định. Dư nợ càng tăng chứng tỏ quy mô tín dụng của chi nhánh ngày càng được mở rộng. Hoạt động tín dụng giữa Sacombank Cần Thơ và các đối tác ngày càng trở nên tốt đẹp và mở rộng sang nhiều đối tượng khác. Qua bảng số liệu trên ta thấy dư nợ của Sacombank chi nhánh Cần Thơ liên tục tăng. Tốc độ tăng luôn ở mức ổn định chứng tỏ hoạt động tín dụng của chi nhánh luôn được củng cố và ít chịu ảnh hưởng bởi những biến động bất thường của nền kinh tế. Năm 2005, dư nợ của chi nhánh Cần Thơ đạt 538.878 triệu đồng, đến năm 2006 dư nợ cuối năm tăng 134.960 triệu đồng, tương ứng với 25,04% so với năm trước đó. Đến năm 2007, tình hình dư nợ được củng cố với mức tăng 24,72% so với năm 2006, đạt 840.412 triệu đồng. Nhìn chung, tình hình dư nợ của Sacombank Cần Thơ trong mỗi năm là rất lớn so với các NHTM khác trong địa bàn thành phố, cũng như so với các chi nhánh khác của Sacombank trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Để đạt được mức dư nợ cao qua những năm vừa qua là do sự cố gắng của tất cả cán bộ tín dụng ngân hàng đã luôn nỗ lực trong công tác tiếp thị, đưa hình ảnh Sacombank đến với khách hàng. Thông thường lượng khách hàng đến vay trung và dài hạn là rất ít, chủ yếu là các khoản cho vay CBNV phục vụ tiêu dùng, mua bất động sản và nhu cầu vốn để mở rộng sản xuất, đầu tư máy móc thiết bị của các doanh nghiệp. Tuy nhiên do thời gian đáo hạn chưa đến là rất lớn, do đó mà dư nợ tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh là khá cao. Bên cạnh đó, khoản tín dụng ngắn hạn được đa số khách hàng chú trọng đến nhiều hơn. Nếu xét về cơ cấu dư nợ thì dư nợ ngắn hạn có xu hướng tăng liên tục và chiếm tỷ trọng cao. Năm 2005, dư nợ ngắn hạn chỉ chiếm 48,26% trong khi đó dư nợ trung và dài hạn chiếm phần lớn. Nhưng từ năm 2006 trở lại đây, dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao. Cuối năm 2006, dư nợ ngắn hạn chiếm 51,73% trong tổng dư nợ, năm 2007 dư nợ ngắn hạn tăng lên nhanh chóng chiếm 54,54%. Nguyên nhân của vấn đề trên là do nhu cầu vốn vào cuối năm để sản xuất kinh doanh trong hai năm gần đây rất cao. Các doanh nghiệp làm ăn ngày càng có hiệu quả, nhu cầu xuất khẩu hàng hoá và nhu cầu của thị trường về tất cả các sản phẩm là rất lớn so với thời điểm những năm trước. Nhu cầu của mỗi người ngày càng được nâng cao, nhu cầu sản xuất kinh doanh nâng cao đáp ứng mức sống càng cao của người dân. Khách hàng đến vay ngắn hạn tại Sacombank Cần Thơ với thời hạn chủ yếu là 12 tháng. Chính vì thế dư nợ tín dụng của chi nhánh liên tục tăng cả về số lượng lẫn cơ cấu. 4.2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của Sacombank Cần Thơ 4.2.1. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn 4.2.1.1. Dư nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn (Bảng 04) Dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng nguồn vốn. Năm 2005 khoản mục này chỉ chiếm 45,98%, đến năm 2006 chỉ tiêu này tăng lên đến 49,39%, năm 2007 là 52,62%. Từ tình hình cho vay 03 năm của chi nhánh cho thấy, dư nợ ngắn hạn của chi nhánh chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn. Hoạt động tín dụng ngắn hạn vẫn là hoạt động cho vay chủ yếu của Sacombank Cần Thơ. Số lượng khách hàng đến vay ngày càng nhiều, đối tượng đến vay cũng đa dạng hơn so với tín dụng trung và dài hạn. Do vậy, nguồn vốn của ngân hàng phát huy được hiệu quả và tính năng động trong hoạt động tín dụng. Từ cơ cấu dư nợ trên cho thấy định hướng phát triển của Sacombank Cần Thơ là luôn hướng phục vụ cho nhiều khách hàng, nhiều đối tượng với kỳ hạn ngắn nhằm chủ động được nguồn vốn để cho vay cũng như thu hồi vốn nhanh. Tránh tình trạng vốn huy động bị tồn đọng nhiều tại quỹ không sinh lời. Mặt khác, hầu hết khách hàng vay vốn để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, tiêu dùng chiếm tỷ trọng ít hơn. Do đó, khoản ngân hàng cho khách hàng vay luôn sinh lời trong quá trình hoạt động kinh doanh của khách hàng. Ngân hàng đã góp phần gián tiếp vào sự phát triển kinh tế của địa phương. Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Tuyệt đối % Tuyệt đối % 1. Dư nợ/tổng nguồn vốn 45,98 49,39 52,62 3,41 7,41 3,23 6,54 2. Dư nợ/tổng vốn huy động (lần) 0,87 1,12 1,06 0,25 28,28 -0,05 -4,76 3. Hệ số thu nợ 86,52 74,91 77,17 -11,60 -13,41 2,25 3,01 4. Vòng quay vốn tín dụng (vòng) 1,69 0,87 0,92 -0,83 -48,72 0,05 5,91 Đơn vị tính: triệu đồng Bảng 04: Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn (Nguồn: phòng kế toán và quỹ) 4.2.1.2. Dơ nợ ngắn hạn trên tổng vốn huy động(Bảng 04) Chỉ số này phản ánh công tác cho vay ngắn hạn có sử dụng hết được nguồn vốn mà chi nhánh hoạt động được hay không? Chỉ số này càng cao càng tốt chứng tỏ vốn hoạt động được phát huy tác dụng nhằm sinh lời. Tuy nhiên chỉ số này gần 1 sẽ đạt hiệu quả hơn. Khi đó, chi nhánh chủ động được hoạt động kinh doanh của mình, chi nhánh không phaỉ sử dụng đến phần vốn điều chuyển từ hội sở với lãi suất cao. Năm 2005 tỷ lệ dư nợ ngắn hạn chỉ dừng ở mức 86,95% (gần 0,87 lần). Đến năm 2006 do dư nợ tăng cao, vì vậy dư nợ ngắn hạn của chi nhánh đạt 1,12 lần tổng vốn huy động được. Điều này có nghĩa đồng vốn ngân hàng huy động từ dân cư phát huy được hiệu quả cao. Đến năm 2007, dư nợ ngắn hạn gấp 1,06 lần vốn huy động. Chi nhánh Sacombank Cần Thơ luôn cố gắng điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn để hoạt động kinh doanh đạt kết quả tốt nhất. Vốn huy động đủ để đáp ứng nhu cầu tín dụng ngắn hạn của khách hàng. Công tác huy động vốn đạt hiệu quả ngày càng cao, bình quân 1,06 đồng cho vay ngắn hạn thì có 1 đồng vốn ngân hàng huy động trong đó. 4.2.1.3. Hệ số thu nợ trong lĩnh vực tín dụng ngắn hạn (Bảng 04) Trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của chi nhánh, xét về tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay và doanh số thu nợ tăng không đều. Doanh số thu nợ ngắn hạn trong năm 2006 giảm rất nhiều so với năm 2005

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích tình hình tín dụng và thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của sacombank cần thơ.doc
Tài liệu liên quan