Luận văn Phân tích, thống kê và dự báo doanh thu của tổng công ty thương mại Hà Nội

Mục lục

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục bảng , biểu

Danh mục sơ đồ hình vẽ

Danh mục các từ viết tắt

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài

1.1 Tính cấp thiết của việc phân tích thống kê doanh thu của doanh nghiệp

1.1.1 Căn cứ từ lý luận.

1.1.2 Căn cứ từ thực tiễn.

1.2 Xác lập và tuyên bố đề tài luận văn.

1.3 Các mục tiêu nghiên cứu.

1.4 Phạm vi nghiên cứu.

1.5. Kết cấu luận văn tốt nghiệp.

Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về thống kê doanh thu của doanh nghiệp.

2.1. Một số lý thuyết cơ bản về doanh thu của doanh nghiệp.

2.1.1. Khái niệm doanh thu, thời điểm ghi nhận doanh thu, nguồn hình thành doanh thu.

2.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu của doanh nghiệp.

2.1.3. Ý nghĩa, nhiệm vụ của phân tích thống kê doanh thu doanh nghiệp.

2.2. Tổng quan chung tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước.

2.2.1. Đánh giá chung

2.2.2 Đưa ra vấn đề và phương hướng giải quyết đề tài

2.3 Nội dung vấn đề nghiên cứu của luận văn.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng doanh thu cảu doanh nghiệp.

3.1 Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề trong luận văn .

3.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu.

3.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu.

3. 2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến doanh thu của Tổng công ty TM HN

3.2.1. Tổng quan về Tổng công ty Thương mại Hà Nội.

3.2.2. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến doanh thu của Tổng công ty.

3.3. Kết quả điều tra trắc nghiệm vấn đề nghiên cứu và tổng hợp đánh giá của các chuyên gia.

3.4 Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích thực trạng doanh thu của Tổng công ty Thương mại Hà Nội

3.4.1. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của TCT.

3.4.2. Phân tích sự biến động doanh thu của Tổng công ty.

3.4.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu của Tổng công ty.

3.4.4. Dự báo doanh thu của Tổng công ty trong hai năm 2009, 2010.

Chương 4. Các kết luận và giải pháp nhằm làm tăng doanh thu của Tổng công ty Thương mại Hà Nội.

4.1 Các kết luận, đánh giá tình hình doanh thu của TCT.

4.1.1. Những kết quả đạt được.

4.1.2. Những tồn tại cần khắc phục.

4.2. Dự báo triển vọng và các giải pháp nhằm làm tăng doanh thu của TCT trong giai đoạn sắp tới.

4.2.1. Dự báo triển vọng doanh thu của TCT.

4.2.2. Các giải pháp nhằm làm tăng doanh thu của TCT.

4.3 Các đề xuất, kiến nghị.

4.3.1 Đối với nhà nước.

4.3.2. Đối với doanh nghiệp.

Danh mục tài liệu tham khảo

Các phụ lục

 

doc61 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3632 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích, thống kê và dự báo doanh thu của tổng công ty thương mại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kê doanh thu và kế toán của TCT… Thông qua phỏng vấn, phát phiếu điều tra với đối tượng khách hàng tại các cửa hàng, siêu thị của TCT TM HN và sự điều tra của bản thân, em tiến hành thu thập dữ liệu về những yếu tố tích cực và tồn tại trong kinh doanh của TCT về các mặt cơ sở vật chất, tính chuyên nghiệp của nhân viên, chính sách mặt hàng kinh doanh, công tác quản lý của lãnh đạo đối với nhân viên kinh doanh… Từ những tài liệu, thông tin đã thu thập được tiến hành sắp xếp, phân loại và khái quát hoá về doanh thu, công tác thống kê doanh thu tại TCT, đánh giá thực trạng doanh thu, các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu TCT… 3.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu. 3.1.2.1 Phương pháp dãy số thời gian. Phương pháp dãy số thời gian được sử dụng trong luận văn để phân tích tình hình biến động doanh thu theo thời gian. Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian được sử dụng trong luận văn: - Mức độ trung bình theo thời gian. - Lượng tăng giảm tuyệt đối. + Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn (hay từng thời kỳ). + Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc. + Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối trung bình. - Tốc độ phát triển: + Tốc độ phát triển liên hoàn + Tốc độ phát triển định gốc. + Tốc độ phát triển trung bình. - Tốc độ tăng (hoặc giảm): + Tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn. + Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc. + Tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân. - Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng (hoặc giảm). 3.1.2.2 Phương pháp chỉ số. Hệ thống chỉ số được sử dụng trong luận văn để phân tích vai trò ảnh hưởng của các nhân tố tới sự biến động của doanh thu. Cụ thể là sự ảnh hưởng của năng suất lao động và số lượng lao động bình quân tới doanh thu. 3.1.2.3 Phương pháp dự đoán thống kê. Phương pháp dự đoán thống kê đóng vai trò quan trọng trong luận văn, nó dùng để dự đoán doanh thu của TCT trong 2 năm 2009, 2010. Các mô hình dự đoán: - Dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân: Mô hình dự đoán: ( với l: là tầm xa dự đoán) Mô hình dự đoán này cho kết quả dự đoán tốt khi các lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau. - Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển: Có mô hình dự đoán: Mô hình dự đoán trên cho kết quả tốt khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ nhau. - Dự đoán dựa vào hàm xu thế: Sau khi đã xác định đúng đắn hàm xu thế, có thể dựa vào đó để dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai theo mô hình sau đây: ( với t: là thứ tự thời gian) 3.1.2.4 Phương pháp số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình. Phương pháp này được sử dụng trong phân tích tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu theo nguồn hình thành, phân tích biến động doanh thu theo nguồn hình thành, phân tích biến động doanh thu do sự ảnh hưởng của năng suất lao động và tổng số lao động… Các loại số được sử dụng trong luận văn: Số tuyệt đối thời kỳ, số tương đối động thái (tđt), số tương đối kế hoạch, số tương đối kết cấu (di), số tương đối so sánh, số trung bình cộng, số trung bình nhân… 3. 2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến doanh thu của Tổng công ty TM HN 3.2.1. Tổng quan về Tổng công ty Thương mại Hà Nội. Tên gọi đầy đủ: Tổng Công ty Thương mại Hà Nội Tên giao dịch quốc tế: HANOI TRADE COPRATION Tên giao dịch: HAPRO Trụ sở chính: Số 38 – 40 Lê Thái Tổ - Hoàn Kiếm – Hà Nội Điện thoại: 84.4.8267984 Fax: 84.4.8267983 Website: 3.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Thương mại Hà Nội. Tiền thân của TCT TM HN là công ty Haprosimex Sài Gòn. Quá trình hình thành trải qua các giai đoạn sau: Ngày 06/04/1992 UBND Thành phố Hà Nội ban hành quyết định số 672/QĐ-UB chuyển ban đại diện phía Nam của Liên hiệp SX – DV và XNK tiểu thủ công nghiệp Hà Nội thành chi nhánh SX – DV và XNK tiểu thủ công nghiệp, tên giao dịch là Haprosimex Sài Gòn. Căn cứ vào đề nghị của công ty SX – XNK Nam Hà Nội( Haprosimex Sài Gòn) và công ty ăn uống dịch vụ Bốn mùa, ngày 12/02/2000, UBND thành phố ra quyết định số 6908/ QĐ-UB sáp nhập công ty ăn uống dịch vụ Bốn mùa vào công ty SX – XNK Nam Hà Nội và đổi tên thành công ty SX – DV và XNK Nam Hà Nội, tên giao dịch là Haprosimex Sài Gòn. Ngày 30/03/2002, UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định số 1575/QĐ-UB chuyển giao nguyên trạng xí nghiệp giống cây trồng Toàn Thắng thuộc công ty giống cây trồng Hà Nội – Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công ty SX – DV và XNK Hà Nội để thực hiện dự án xây dựng khu sản xuất, chế biến thực phẩm liên hợp… TCT TM HN ra đời và đi vào hoạt động từ ngày 29/09/2004 theo quy định phê duyệt đề án thành lập TCT TM HN số 129/2004/QĐ-TT ngày 14/07/2004 của thủ tướng chính phủ và quyết định số 125/2004/QĐ-UB ngày 11/08/2004 của UBND Thành phố Hà Nội. 3.2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của TCT. - Chức năng + Thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước của TCT TM HN, đồng thời chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố Hà Nội về việc bảo toàn và phát triển số vốn được giao. + Kiểm tra giám sát việc quản lý sử dụng vốn, tài sản, thực hiện các chế độ, chính sách, phương thức điều hành hoạt động SXKD của các công ty con theo điều lệ tổ chức hoạt động của TCT TM HN, điều lệ của các Công ty con và các đơn vị phụ thuộc đã được các cấp có thẩm quyền phê chuẩn và theo quy định hiện hành của phấp luật. + Tổ chức hoạt động SXKD đa ngành nghề, trong đó ngành nghề chính là kinh doanh thương mại, XNK và dịch vụ, sản xuất và chế biến hàng nông lâm sản, hải sản, thực phẩm… Ngoài ra TCT TM HN còn thực hiện chức năng SXKD và đầu tư trong các lĩnh vực tài chính, công nghiệp, xuất khẩu lao động, xây dựng và phát triển nhà, khu đô thị… phục vụ phát triển thương mại và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô… - Nhiệm vụ + Tham gia với các cơ quan chức năng xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành thương mại theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố cũng như của Chính phủ + Lập, quản lý, tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch, dự án đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng thương mại bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp, vốn vay, vốn huy động của TCT… 3.2.1.3 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của TCT. TCT TM HN hoạt động trong các lĩnh vực: + Xuất khẩu: Nông sản, thực phẩm chế biến, đồ uống, hàng may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ và hàng hoá tiêu dùng. + Nhập khẩu: Máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và hàng tiêu dùng… + Thương mại: Phân phối, bán lẻ với hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện ích và chuyên doanh mang thương hiệu Hapro Mart. + Dịch vụ: XNK, ăn uống, giải khát, du lịch lữ hành, hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp thực phẩm, khu đô thị… + Sản xuất: Các thực phẩm chế biến chất lượng cao, các sản phẩm gốm sứ, thủ công mỹ nghệ + Đầu tư: Hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, nhà ở và các dây chuyền sản xuất, trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng… 3.2.1.4 Sơ đồ tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban. - Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của TCT: Hội đồng quản trị Ban điều hành Ban kiểm soát Trung tâm đầu tư và phát triển hạ tầng Ban kế toán tài chính và kiểm toán Phòng phát triển thị trường nội địa Văn phòng Ban đối ngoại Ban pháp lý hợp đồng Phòng tổ chức nhân sự Phòng kế hoạch phát triển - Chức năng và nhiệm vụ của các phòng, ban: + Ban lãnh đạo: Phụ trách quản lý giám sát chung mọi hoạt động của TCT, chịu trách nhiệm trước TCT TM HN về kết quả hoạt động kinh doanh và việc chấp hành pháp luật hiện hành. + Văn phòng TCT: * Công tác văn thư, quản lý tài sản, văn phòng, nhà ở của TCT, tổ chức mua sắm, nâng cấp, sửa chữa phương tiện làm việc đáp ứng hoạt động của TCT, bảo dưỡng theo quy định hiện hành. * Tổ chức công tác lễ tân, phục vụ hội nghị, hội thảo, đảm bảo thông tin liên lạc. * Công tác bảo vệ cơ quan, trực cơ quan, đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh, văn minh cơ quan… + Phòng tổ chức nhân sự: * Tham mưu cho lãnh đạo TCT về những vấn đề liên quan đến công tác tổ chức, cán bộ, chế độ chính sách với người lao động, đào tạo, thi đua, khen thưởng … * Thực hiện các công việc thuộc nghiệp vụ tổ chức, cán bộ, đào tạo, chế độ chính sách người lao động, thi đua, khen thưởng, kỷ luật,giải quyết đơn thư khiếu nại… * Nghiên cứu xây dựng chiến lược cán bộ (bao gồm quy hoạch, tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm, đề bạt, luân chuyển, nghĩa vụ, quyền lợi..), nghiên cứu xây dựng kế hoạch đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho CBCNV. * Xây dựng đơn giá tiền lương, trình duyệt và tổ chức giao đơn giá tiền lương đã được duyệt cho các đơn vị trực thuộc… + Phòng kế hoạch phát triển: * Tham mưu cho TCT xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển của TCT theo định hướng của thành phố và chính phủ. * Xây dựng và phát triển mạng lưới kinh doanh, sản phẩm mới, ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh mới, phát triển thị trường nội địa. * Triển khai xây dựng, tổ chức, vận hành hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm, hệ thống mã số mã vạch, đăng ký, bảo hộ thương hiệu Hapro… + Ban pháp lý hợp đồng: *Chỉ đạo và điều hành toàn diện công tác của ban, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ của ban. * Tổ chức thực hiện, hướng dẫn theo dõi, kiểm tra, tổng kết việc thực hiện kế hoạch đề ra.Khi vắng mặt sẽ ủy quyền cho một cán bộ thay mặt lãnh đạo ban chỉ đạo công việc chung của ban. * Thẩm định và\ hoặc tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm hành chính, quản lý quản trị của TCT để đảm bảo các hoạt động của TCT được hợp lệ, chuẩn xác và theo đúng luật pháp VN… + Ban tài chính kế toán và kiểm toán: * Lập kế hoạch tài chính, giúp tổng giám đốc thực hiện điều hành các hoạt động thu chi tài chính, quản lý các khoản thu nhập, chi phí trong toàn hệ thống. * Thực hiện công tác kế toán thanh toán, kế toán tổng hợp văn phòng công ty mẹ, kế toán lương, chi phí các trung tâm văn phòng công ty mẹ... Kiểm tra giám sát các khoản thu, chi tài chính, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, quản lý theo dõi, sử dụng vốn theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo nguyên tắc bảo toàn vốn và phất triển kinh doanh. * Lập và phân tích báo cáo tài chính định kỳ, tổng hợp, báo cáo quyết toán tài chính năm, phân tích các hoạt động kinh tế tài chính, dề xuất kịp thời các phương án, giải pháp tích cực phục vụ công tác kinh doanh và công tác quản trị kinh doanh. + Ban đối ngoại và tiếp thị: * Tham mưu giúp Tổng Giám đốc trong việc xúc tiến, quản lý hoạt động đối ngoại của TCT gồm đối ngoại trong nước và quốc tế. Thiết lập, duy trì, phát triển và khai thác các mối quan hệ, các mối liên kết với các Bộ, Ngành Trung ương, các TCT… Xây dựng, duy trì, phát triển mối quan hệ với tổ chức quốc tế, cơ quan ngoại giao, các đối tác nước ngoài nhằm giới thiệu, quản bá thương hiệu, thúc đẩy XNK, đầu tư và các hoạt động SXKD khác. Mở rộng môi trường giao dịch nhằm thúc đẩy hoạt động SXKD, XNK của TCT… + Ban quản lý khu công nghiệp Hapro * Thay mặt TCT chịu trách nhiệm thực hiện quản lý, kinh doanh, khai thác, bảo trì đất đai, tài sản, tài nguyên môi trường, các công trình hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp thực phẩm Hapro (bao gồm khu phụ trợ và cụm công nghiệp thực phẩm, khu di dân và đô thị) vừa phát huy hiệu quả vừa đảm bảo bền vững. * Tổ chức bảo vệ, giữ gìn trật tự an ninh trên địa bàn khu công nghiệp, bảo vệ an toàn tài sản được giao quản lý… + Trung tâm đầu tư và phát triển hạ tầng thương mại: * Quy hoạch, lập kế hoạch, chuẩn bị đầu tư, tổng hợp tình hình đầu tư, lập kế hoạch đấu thầu, tổ chức đấu thầu, triển khai thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư.Trình phê duyệt dự án, nội dung thiết kế, phối hợp với các cơ quan tiến hành giải phóng mặt bằng, chuẩn bị dự án. * Triển khai giai đoạn thực hiện dự án, theo dõi, giám sát hợp đồng tư vấn. Đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng công trình và biện pháp xử lý… 3.2.2. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến doanh thu của TCT. 3.2.2.1 Các yếu tố nội tại của Tổng công ty. - Cơ chế quản lý và cấu trúc tổ chức của TCT: Cơ chế quản lý trong bất kỳ tổ chức nào cũng là cơ sở để tổ chức đó phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, khai thác tính sáng tạo và đóng góp của các thành viên trong tổ chức đó vào công việc chung. Cấu trúc tổ chức của TCT sẽ giúp phối hợp các bộ phận của tổ chức hướng vào hoạt động chung và hoạt động kế toán, thống kê nói riêng. TCT hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con với 33 đơn vị thành viên, quy mô TCT lớn, dàn trải trên diện tích rộng khiến cho thông tin lưu chuyển chậm, việc liên lạc giữa các công ty thành viên với văn phòng TCT còn nhiều bất cập, công tác thống kê, kế toán, quyết toán găp những khó khăn nhất định. Nhưng quy mô rộng, số vốn chủ sở hữu lớn là một lợi thế của TCT trong việc mở rộng thị trường cạnh tranh với các đối thủ kinh doanh cùng ngành. - Nguồn nhân lực. Riêng tại văn phòng TCT, theo khảo sát: Tổng số CBCNV của văn phòng là 191 người; trong đó, số nhân lực có trình độ đại học trở lên là 144 người, số nhân lực tốt nghiệp khối kinh tế và quản trị kinh doanh 106 người,trong đó từ đại học Thương mại:20 người Đại bộ phận cán bộ công nhân viên là những người có kiến thức chuyên môn, tinh thần học hỏi cao, nhiệt tâm trong công việc, luôn đi lên trong công tác và lao động… đó là một tiềm lực, một lợi thế cạnh tranh của TCT. Bên cạnh đó tính chuyên nghiệp của một bộ phận cán bộ công nhân viên vẫn chưa được nâng cao, với suy nghĩ phiến diện khi làm việc tại một doanh nghiệp nhà nước, phong cách làm việc, thái độ và tác phong của bộ phận này là một trở ngại cho hoạt động SXKDcủa TCT trong thời kỳ hội nhập và phát triển từ đó gây những ảnh hưởng tới doanh thu của TCT. - Cơ sở vật chất. Với mục tiêu đảm bảo cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu đã cam kết với khách hàng,tiếp tục cải thiện nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý để tăng năng suất lao động và giảm chi phí…, TCT đã thực hiện việc tái tạo cơ cấu tổ chức bộ máy theo mô hình đã được tổ chức APMG tư vấn thiết kế, thực hiện việc quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000. Điều này thể hiện rõ trong việc đầu tư cho đào tạo, tư vấn xây dựng cơ bản, đổi mới công nghệ, trang thiết bị, cải tạo nhà xưởng, môi trường.. Trong lĩnh vực thương mại điện tử, TCT đã chú trọng phát triển hệ thống mạng gồm: 04 máy chủ, 150 máy trạm, 03 đường truyền ADSL, 01 đường truyền Leasedline ( cáp quang ); 18 website của TCT và các công ty thành viên… Hệ thống E- Hapro với trên 600 địa chỉ E – mail của các đơn vị và cán bộ TCT nhằm thực hiện trao đổi, báo cáo và chỉ đạo công việc trên mạng điện tử,… làm giảm đáng kể chi phí giấy tờ, hội họp. Tuy nhiên bên cạnh những điểm đã đạt được đó, TCT cũng có những hạn chế nhất định. TCT TM HN là một trong bốn doanh nghiệp bán lẻ lớn nhất VN, nhưng mặt bằng kinh doanh của TCT còn có những hạn chế, đa số các cửa hàng tiện ích, chuyên doanh của TCT đều có diện tích nhỏ,tính hệ thống không cao, số trung tâm, siêu thị chưa đủ sức cạnh tranh với DN nước ngoài như BIG C, METRO.. 3.2.2.2. Các yếu tố bên ngoài. Các nhân tố như thị trường, chính sách kinh tế, đối thủ cạnh tranh đã có sự thay đổi và tác động mạnh mẽ không chỉ tới TCT mà tới hệ thống các DN bán lẻ VN nói chung. Năm 2008, chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu của VN đã đứng vị trí thứ 1, trong khi năm 2007 VN đã là thị trường hấp dẫn thứ 4 trên thế giới (tụt một bậc so với năm 2006) sau Ấn Độ, Nga và Trung Quốc. VN đã trở thành một thị trường đầu tư hấp dẫn nhất thế giới, nhưng mặt trái của nó lại thể hiện sự yếu kém trong năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ VN.. Ngày 01/01/2009 VN chính thức mở cửa thị trường bán lẻ theo cam kết khi ra nhập WTO, đã có dự đoán cho rằng trong khoảng 10 năm nữa, mặc dù số lượng các DN bán lẻ mới vẫn được thành lập nhưng sẽ chỉ còn khoảng 20% DN bán lẻ của VN còn trụ lại được trước áp lực mở cửa thị trường phân phối bán lẻ và sự giảm dần của các rào cản gia nhập thị trường song song với việc xây dựng và hình thành một môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng. Một dẫn chứng điển hình là nước láng giềng Trung Quốc đã thống kê có tới 30.000 DN bán lẻ và 10 triệu lao động bán lẻ không có việc làm do các nhà bán lẻ nước ngoài thành lập hàng chuỗi các địa điểm phân phối tại thị trường Trung Quốc. Với tư cách là một trong 4 DN bán lẻ lớn nhất VN, TCT TM HN đã trở thành một DN có uy tín trong nước và trên thương trường quốc tế. Nhưng TCT vẫn cần phải khắc phục những điểm yếu chung của ngành công nghiệp bán lẻ VN như tính chuyên nghiệp, dịch vụ giao nhận kho vận logistics và sự liên kết. Bên cạnh đó, nguồn lực tài chính tuy không phải là mối lo lớn cũng là một vấn đề cần quan tâm khi các nhà đầu tư nước ngoài có nguồn vốn rất mạnh. Bên cạnh đó, khủng hoảng kinh tế hiện đang ảnh hưởng nặng nề tới các quốc gia trên phạm vi toàn cầu. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu sụt từ 5% năm 2007 xuống 3,9% năm 2008 và 3% năm 2009. Suy thoái kinh tế sẽ kéo theo nhu cầu tiêu thụ sụt giảm trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tiêu thụ hàng hoá của các DN trong đó có TCT TM HN ( tỷ lệ tăng doanh thu năm 2008 so với năm 2007 giảm 10 % ) 3.3. Kết quả điều tra trắc nghiệm vấn đề nghiên cứu và tổng hợp đánh giá của các chuyên gia. - Thông qua hình thức phiếu điều tra trắc nghiệm với đối tượng là 40 khách hàng mua sắm tại các siêu thị và cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tiện ích tại các địa điểm: Số 5, số 111 Đường Lê Duẩn, số 353 Phố Huế, Số 51 đường Lê Đại Hành; số 35 Hàng Bông, số 45 Hàng Bồ, số 323 Nguyễn Văn Cừ, 176 Hà Huy Tập.. Ta có bảng tổng hợp sau: Bảng 1: Bảng tổng hợp điều tra trắc nghiệm. Các chỉ tiêu đánh giá Tổng hợp phiếu điều tra Ý kiến khách hàng đóng góp Cơ sở vật chất, mặt bằng kinh doanh - Vị trí địa lý: 60% cho rằng rất thuận lợi, 40% đánh giá bình thường. 60% khách hàng góp ý, vị trí địa lý đẹp nhưng mặt bằng kinh doanh không lớn, chỗ để xe là vỉa hè gây nhiều khó khăn.. (20% phê phán, phản đối chỗ để xe) - Mặt bằng quy mô 5% đánh giá rộng, 55 % bình thường, 40% nhỏ - Mật độ 5% đánh giá dày, 45% bình thường, 50% nhận xét mật độ thưa thớt - Cơ sở vật chất 75% đánh giá bình thường, 25 % nhận xét cơ sở vật chất chưa tốt Mặt hàng kinh doanh - Số lượng mặt hàng 7,5% cho rằng phong phú, 40% bình thường, 52,5% không phong phú Một số khách hàng góp ý siêu thị chưa tận dụng diện tích kinh doanh, mặt hàng không cập nhật dẫn đến thiếu hụt trong ngày - Chất lượng hàng 20% đánh giá rất tốt, 80 % bình thường. - Giá cả hàng 40% đánh giá đắt, 60% bình thường. Trình độ nhân viên - Thái độ phục vụ 10% cho rằng không thân thiện, 90% đánh giá bình thường Nhân viên tương đối trẻ nên khả năng xử lý chưa tốt, còn làm việc riêng và không tập trung trong công việc - Khả năng chuyên môn 25% đánh giá chuyên nghiệp, 65 % bình thường, 10% kém. - Ý thức công việc 27.5% đánh giá dày, 55% bình thường, 17.5% không tập trung Kết hợp với sự điều tra của cá nhân với đối tượng là các nhân viên kinh doanh tại các địa điểm trên và thực tế tại địa điểm em có nhận xét: Nhìn chung các cơ sở kinh doanh của TCT đáp ứng được phần nào đó yêu cầu chung của khách hàng, tuy nhiên bên cạnh đó còn tồn tại khá nhiều bất cập: - Về mặt bằng kinh doanh. Các địa điểm đặt siêu thị, cửa hàng chuyên doanh thường ở vị trí khá đẹp ( ngã tư trung tâm, đối diện ga…) tuy nhiên những địa điểm đó đều không có tầng hầm để xe hoặc nơi để xe riêng biệt, khách hàng gửi, lấy xe rất bất tiện; hầu hết các siêu thị có kho dự trữ hàng nhỏ, quy mô không lớn.. Về mặt hàng kinh doanh. Hàng hoá không cập nhật thường xuyên ( các hãng tới kiểm tra, nếu thiếu hàng sẽ bổ xung hoặc siêu thị thấy mặt hàng còn ít sẽ gọi đặt hàng, công việc này không thường xuyên và thường làm sau ngày nên có thể dẫn tới thiếu hụt cục bộ). Đa số khách hàng mua hàng hoá vì địa điểm gần và những mặt hàng cần ngay nhưng lại chọn Metro để mua hàng hoá với số lượng lớn do giá cạnh tranh hơn, mặt hàng phong phú; chọn Big C vì sự phong phú, đa dạng và tiện lợi hơn các siêu thị của Hapro… - Trình độ công nhân viên. + Tại thời điểm điều tra, số lượng khách hàng đến mua sắm không nhiều, nhân viên siêu thị có khả năng chuyên môn nhưng không cao, một số nhân viên làm việc riêng, nhân viên cửa hàng chuyên doanh còn mang tính chất chủ cửa hàng tạp hoá nhỏ… + Sự giám sát, quản lý của lãnh đạo cấp trên còn chưa sâu, sát tích cực; vẫn có những trường hợp đổi ca, nghỉ không đúng quy định gây ảnh hưởng tới hiệu quả SXKD. - Thông qua hình thức phỏng vấn kế toán trưởng, các nhân viên trong phòng quản lý tài chính em nhận thấy công tác thống kê doanh thu, kết quả kinh doanh của TCT cồn tồn tại những hạn chế nhất định: Quy mô của TCT là lớn, ngoài công ty mẹ là các công ty con, công ty liên kết và công ty có vốn của công ty mẹ, hình thức kế toán vừa hạch toán phụ thuộc vừa hạch toán riêng gây nhiều khó khăn trong công tác tổng hợp. Địa bàn hoạt động rộng với quy mô lớn, công tác kế toán còn nhiều thiếu sót mà không thể chỉnh sửa được ngay, sự quản lý, kiểm tra, giám sát chỉ ở một mức độ nhất định. Công tác thống kê kế toán, quyết toán còn chậm trễ (giữa tháng 2/ 2009, ban kế toán – tài chính vẫn chưa thể quyết toán xong năm 2008). 3.4 Phân tích thực trạng doanh thu của TCT TM HN 3.4.1. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của TCT. - Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tổng doanh thu theo nguồn hình thành. Hàng năm TCT phải đề ra kế hoạch doanh thu để làm mục tiêu phấn đấu và đánh giá kết quả kinh doanh của TCT. Căn cứ vào số liệu bảng kế hoạch và thực hiện doanh thu của TCT ta có bảng số liệu sau: Bảng 2 : Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu theo nguồn hình thành ( số liệu doanh thu năm 2008) ĐVT: Tỷ VNĐ Nguồn hình thành Kế hoạch Thực hiện % HTKH Chênh lệch thực hiện – kế hoạch Ảnh hưởng tới tổng DTDN Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Số tương đối (%) (a) (1) (2) = (3) (4) = (5) = (3) – (1) (6) = (4) - 100 (7) = Doanh thu bán hàng 6.221,29 99,15 6.185,41 99,42 - 35,88 - 0,58 - 0,58 Doanh thu tài chính 37,34 0,59 24,406 65,36 - 12,934 - 34,64 - 0,20 Doanh thu khác 16,24 0,26 17,020 104,80 0,78 4,8 0,01 Tổng 6.274,87 100 6.226,836 99,23 - 48,034 0,77 0,77 Nhận xét: TCT chưa hoàn thành kế hoạch đề ra là 0.77% hay 48,034 tỷ đồng. Đi sâu vào phân tích từng nguồn hình thành ta thấy: Doanh thu bán hàng chiếm tỷ trọng rất lớn là 99,15% chỉ đạt 99,42%, chưa hoàn thành 0,58% hay 35,88 tỷ đồng nên làm cho tổng doanh thu giảm 0,58% so với kế hoạch đề ra. Doanh thu tài chính chiếm một tỷ trọng nhỏ là 0,59% đạt 65,36% , giảm 34,64% hay giảm 12,934 tỷ đồng so với kế hoạch đề ra, làm tổng doanh thu giảm 0,20%. Doanh thu khác chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là 0,26 %, thực hiện đạt 104,8% hay vượt mức 4,8% tương ứng 0,78 tỷ đồng làm tổng doanh thu tăng 0,01% so với kế hoạch đề ra. Như vậy ta thấy TCT đã không hoàn thành kế hoạch đề ra do doanh thu bán hàng và doanh thu tài chính không đạt kế hoạch. Điều này ban quản lý TCT nên xem xét kỹ để đưa ra những giải pháp cụ thể. 3.4.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu của Tổng công ty. Phân tích biến động của doanh thu do ảnh hưởng của năng suất lao động và tổng số lao động Bảng 3: Phân tích biến động của doanh thu do sự ảnh hưởng của năng suất lao động và tổng số lao động: Chỉ tiêu 2007 ĐVT: Tỷ VNĐ 2008 Chỉ số (%) 1. Tổng doanh thu (theo giá thực tế) M 5.480,663 6.185,41 1,1286 2. Số lượng lao động (T) 6910 6790 0,9826 3.Tổng doanh thu (theo giá kỳ gốc) () 5.480,663 6.872,678 1,254 4. NSLĐ bình quân 1 nguời () 0,793.149 0,910.959 1,1485 5.NSLĐ theo giá gốc () 0,793.149 1,012.176 1,2761 Theo giá thực tế ta sử dụng hệ thống chỉ số ta có: Số tương đối:1,1286 = 1,1485 . 0,9826 Hay ( 112,86 %) = (114,85 %) . (98,26%) Số tuyệt đối: (6.185,41 - 5.480,663) = (0,910.959 - 0,793.149) . 6790 + (6790 – 6910) . 0,793.149 704,747 = 799,9299 – 95,1779 Nhìn vào kết quả trên ta thấy: Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2008 so với năm 2007 tăng 12,86% tương ứng với số tiền là 704,747 (tỷ đồng) là do ảnh hưởng của các nhân tố: - Do năng suất lao động bình quân năm 2008 so với năm 2007 tăng 14,85% làm cho doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 799,9299 (tỷ đồng) - Do tổng số lao động năm 2008 so với năm 2007 giảm 1,74% làm cho doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 95,1779 (tỷ đồng). Ngoài ra khi loại trừ ảnh hưởng của nhân tố giá ta sử dụng hệ thống chỉ số: Số tương đối:1,254 = 1,2761 . 0,9826 Hay ( 125,4 %) = (127,61 %) . (98,26%) Số tuyệt đối: (6.872,678 - 5.480,663) = (1,012.176 - 0,793.149) . 6790 + (6790 – 6910) . 0,793.149 1.392,015 = 1.487,1933 – 95,1779 Khi loại trừ ảnh hưởng của nhân tố giá ta thấy: Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2008 so với năm 2007 tăng 25,4% tương ứng với số tiền là 1.392,015 (tỷ đồng) là do ảnh hưởng của các nhân tố: - Do năng suất lao động bình quân năm 2008 so với năm 2007 tăng 27,61% làm cho doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 1.487,1933 (tỷ đồng) - Do tổng số lao động năm 2008 so với năm 2007 giảm 1,74% làm cho doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 95,1779 (tỷ đồng). Kết luận: Tuy số lao động

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích, thống kê và dự báo doanh thu của tổng công ty thương mại hà nội (luận văn kế toán).doc
Tài liệu liên quan