Luận văn Phân tích thực trạng sản xuất mía ở Hậu Giang

Trong sản xuất mía thì chi phí sản xuất bao gồm chi phí vật chất và chi phí lao

động. Trong đó, chi phí lao động chiếm tỷtrọng cao hơn chi phí vật chất rất nhiều

khoảng gấp 1,5 lần so với chi phí vật chất. Chi phí vật chất phục vụcho sản xuất 1

ha mía hàng năm chỉchiếm tỷtrọng dưới 40%, còn lại trên 60% là chi phí lao động.

Chi phí vật chất hàng năm chỉtăng ởkhoảng mục phân bón, còn các chi phí còn lại

đều giảm. Chi phí lao động, trong chi phí lao động thì tăng nhiều nhất là chi phí thuê

ngoài. Tỷtrọng của chi phí lao động cao thểhiện việc sản xuất, canh tác của người

dân ta chủyếu là dựa vào lao động chân tay hơn là áp dụng các tiến bộkhoa học kỹ

thuật vào trong canh tác mía.

pdf50 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5034 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích thực trạng sản xuất mía ở Hậu Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất mía tại tỉnh Hậu Giang sản xuất giống thủy sản các loại của tư nhân. Các cơ sở sản xuất giống này đã cung ứng được khoảng 32,40% diện tích canh tác lúa, 69% diện tích sử dụng giống mía mới trong vùng nguyên liệu, 30% nhu cầu giống thủy sản, 34 ha giống khóm cayen, nhu cầu giống cây con còn lại là do người dân tự đầu tư hoặc tự trao đổi và đi mua ở nơi khác. Chính vì vậy, mà nhiều giống cây con người dân sử dụng không rõ nguồn gốc, không biết về chất lượng cũng như tình trạng dịch bệnh…. 3.4 GIỚI THIỆU VỀ MÍA HẬU GIANG 3.4.1 Giới thiệu về cây mía Mía đường là ngành trồng trọt quan trọng trong ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng 11% trong cơ cấu đất nông nghiệp của tỉnh Hậu Giang. Cây mía Hậu Giang cho năng suất và chất lượng cao so với các vùng lân cận trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Mía cung cấp nguyên liệu chính cho quá trình sản xuất đường và một số ngành công nghiệp khác. Không có mía nguyên liệu thì hoạt động của các nhà máy đường khó đảm bảo là có thể hoạt động được. Trồng mía tạo thêm thu nhập cho người dân góp phần cải thiện đời sống, giảm tệ nạn xã hội. Hàng năm trên địa bàn tỉnh người dân thường trồng mía xen canh với lúa theo tỷ lệ 1mía – 1 lúa. 3.4.2 Quy trình sản xuất mía Chọn giống: Lấy hom giống trên ruộng mía được sáu tháng tuổi xanh tốt, chọn những cây to khoẻ đứng thẳng, không sâu bệnh, không trổ bông. Phân đoạn cây mía thành những đoạn hom dài 20 – 30cm có hai đốt mang mắt cho mần tốt, ngâm hom giống vào dung dịch nước vôi 1% trong 12 – 24 giờ rồi đem trồng. Tuỳ theo chân đất trồng mà có thể chọn cách lên liếp, thông thường người dân làm theo kiểu cuốn chiếu phổ biến hơn kiểu ốp bệ. Có thể đào học sâu 25 cm và rộng 30 cm để trồng mía theo hàng đơn, hàng cách hàng 1,2 m, hom cách hom 30cm. hoặc đào học trồng thành hàng đôi, hàng cách hàng 2,4 m, hai hàng mía trên liếp cách nhau 40cm, hom đặt cách nhau 30 – 40 cm, hai hàng đôi cách nhau 1,4 m, đất trống trên liếp và giữa các liếp mía dùng để trồng xen đậu xanh, nành, mướp, khoai, sắn…. Chọn phân: Canh tác mía sử dụng phân hữu cơ vi sinh để bón lót với liều lượng 1.000 – 2.000 kg/ha lúc làm liếp, bằng cách rải đều lên rảnh rồi lấp đất mỏng trước khi trồng 1 – 2 ngày, có thể trộn 15 kg Basudin 10 H/ha vào phân bón lót để GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang SVTH: Mai Ngọc The 18 Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang phòng trị sâu đục thân mía. Bón thúc ở giai đoạn: Lúc mía sau khi trồng 1 – 1,5 tháng, bón 750 – 1.000 kg/ha, từ 2 – 2,5 tháng tuổi bón lượng phân bằng lần 1, từ 3 – 4 tháng tuổi bón 500 – 1.000kg/ha. Chú ý: Khi mía trồng trên 5 tháng tuổi thì ngưng bón thúc, khi bón phân thúc nên kết hợp lấp đất vô chân mía là tốt nhất, đối với chân đất nhiều cát cần tăng thêm 10% lượng phân bón hữu cơ. Người trồng mía có thể giảm lượng phân hữu cơ nói trên nhưng phải thêm vào 150 kg Ure/ha lúc bón thúc lần 2 và 150 kg Ure cộng thêm 200 kg Kali/ha lúc bón thúc lần 3. Thu hoạch: Khi mía đã chín đủ chữ đường thì thu hoạch. Dùng dao bén chặt sát gốc mía, phần ngọn chặt tới mặt trăng thì đạt. Thời gian từ lúc đốn mía tại ruộng và vận chuyển đến nhà máy chế biến trong vòng 24 giờ là tốt nhất, năng suất đường thu được là tối đa. Áp dụng đúng kỹ thuật canh tác, thì năng suất mía nguyên liệu bình quân thu được 120 tấn/ha. Xử lý gốc mía vừa thu hoạch, cuốc bằng mặt liếp chừa 3 – 5 mần ẩn, rồi cuốc dọc hai bên góc mía làm cho đứt rễ già, xong bón phân lót với lượng tăng thêm 20% so với vụ tơ rồi lấp đất lại. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang SVTH: Mai Ngọc The 19 Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT MÍA TẠI TỈNH HẬU GIANG 4.1 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT MÍA HẬU GIANG 4.1.1 Tình hình sản xuất chung Tình hình sản xuất cây mía của người dân trong tỉnh Hậu Giang còn gặp nhiều khó khăn và thuận lợi, trong khi đó cây mía lại là cây trồng chủ lực trong việc tạo thu nhập cho người dân trong tỉnh. Bảng 4. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MÍA HẬU GIANG Năm 2005 2006 2007 Chênh lệch 06/05 Chênh lệch 07/06 Diện tích (ha) 14.521 15.663 15.514 1.142 -149 Năng suất (tấn/ha) 105 86 92 -19 6 Sản lượng (tấn) 1.524.705 1.347.018 1.427.288 -177.687 80.270 (Nguồn: Báo cáo tổng kết nông nghiệp Hậu Giang năm 2005,2006,2007) Nhận xét chung Thực trạng sản xuất mía qua các năm từ 2005 đến 2007 ở Hậu Giang có những thay đổi lớn về diện tích và năng suất sản xuất nên từ đó kéo theo sản lượng sản xuất cũng thay đổi theo. Về năng suất: Năng suất sản xuất hàng năm trên địa bàn tỉnh có những thay đổi bất thường, giảm mạnh ở năm 2006 (giảm 19 tấn/ha) và lại tăng nhẹ trong năm 2007 (tăng 6 tấn/ha). Việc giảm của năng suất sản xuất năm 2006 là do điều kiện canh tác trong năm này gặp nhiều khó khăn, sự diễn biến phức tạp của điều kiện tự nhiên như mưa, bão, lũ …. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang SVTH: Mai Ngọc The 20 Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang Về diện tích sản xuất: Diện tích canh tác mía trên địa bàn tỉnh Hậu Giang trong các năm 2005, 2006, 2007 có sự tăng giảm không đều, diện tích canh tác tăng mạnh trong năm 2006 tăng 1.142 ha, xong khi sang năm 2007 thì diện tích trồng mía lại giảm 149 ha. Chính sự biến động không ngừng này của năng suất sản xuất và của diện tích canh tác nên đã dẫn đến sự thay đổi của sản lượng sản xuất thu hoạch được trong năm. Mặc dù trong năm 2006 diện tích tăng lên nhanh nhưng năng suất sản xuất lại giảm xuống mạnh và sự tăng lên của diện tích nhỏ hơn sự giảm đi của năng suất sản xuất nên sản lượng sản xuất trong năm giảm 177.687 tấn và chỉ đạt 1.347.018 tấn. Sang năm 2007, thì sản lượng sản xuất tăng lên và tăng 80.270 tấn. Do sự giảm đi của diện tích canh tác trong năm này nhỏ hơn sự tăng lên của năng suất sản xuất nên sản lượng sản xuất mới tăng lên. 4.1.2 Tình hình sản xuất qua các năm 4.1.2.1 Tình hình sản xuất mía năm 2005 Cây mía được xem là cây trồng chủ lực của Hậu Giang sau cây lúa và cây ăn quả. Với diện tích gieo trồng của năm là 14.521 ha (chiếm tỷ trọng 11%). Năng suất sản xuất đạt được trong năm là 105 tấn/ha (cá biệt có những hộ trong vùng sản xuất nguyên liệu đạt năng suất 200 tấn/ha). Sản lượng sản xuất thu được trong năm là 1.524.705 tấn. Tuy nhiên diện tích canh tác mía trên địa bàn tỉnh có xu hướng giảm từ 19.237 ha năm 2000 xuống còn 14.521 ha năm 2005, tổng diện tích đã giảm 4.716 ha, trong đó riêng huyện Phụng Hiệp đã giảm 2.893 ha (chiếm 61,30% diện tích mía bị giảm toàn tỉnh). Nguyên nhân chính là do, ở huyện Phụng Hiệp, ngoài diện tích trồng mía có đê bao chống lũ, phần ngoài đê bao là luân canh với lúa (1 vụ lúa – 1 vụ mía), phải thu hoạch mía sớm để chạy lũ nên cả năng suất và hàm lượng đường đều thấp. Mặt khác, khả năng cạnh tranh của cây mía với cây lúa và đặc biệt là cây ăn quả những năm gần đây không cao, nên người dân có xu hướng chuyển sang trồng hai vụ lúa hoặc trồng cây ăn trái. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang SVTH: Mai Ngọc The 21 Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang Điều kiện canh tác trong năm Điều kiện tự nhiên: Sự diễn biến của thời tiết trong năm tương đối thuận lơi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây mía, mặc dù hàng năm trên địa bàn tỉnh thường có lũ đến sớm. Giống: Đạt được năng suất sản xuất cao như vậy là nhờ trong năm có đến 60% diện tích trồng mía sử dụng giống để gieo trồng. Các giống mía được trồng phổ biến là ROC 16, ROC 10, VN 84-4137, ROC 18, VD 86-368, Quế Đường 11,..có năng suất và chữ đường cao. Kỹ thuật canh tác: - Kỹ thuật hỗ trợ: Trong những năm qua nhà nước cũng như doanh nghiệp đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ người dân như quy hoạch vùng mía nguyên liệu của tỉnh. Trong đó, công ty Cổ Phần mía đường Cần Thơ Casuco – đơn vị trực tiếp ký kết hợp đồng bao tiêu 5.646 ha mía Hậu Giang còn tiến hành hướng dẫn bà con kỹ thuật trồng và chăm sóc, đầu tư giống mới và vật tư, giúp nhiều hộ đạt năng suất sản xuất cao. - Kỹ thuật hộ: Người dân Hậu Giang với truyền thống cần cù lao động sáng tạo, có thời gian canh tác lâu và biết tận dụng tối đa những lợi thế riêng ở địa phương mình, cùng với sự triển khai áp triệt để những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo hướng chuyên canh hoá, từ đó làm cho giá thành sản xuất giảm, tăng được hiệu quả kinh tế trong sản xuất mía. Thành tựu: Trong năm này thì người dân trồng mía đạt được năng suất sản xuất rất cao 105 tấn/ha. Hạn chế: Trong năm diện tích canh tác mía nguyên liệu trong tỉnh chưa có giống mới để gieo trồng chỉ có 60% diện tích gieo trồng có giống mía mới để canh tác, còn lại đến 40% diện tích canh tác mía phải sử dụng giống mía cũ từ gốc của năm trước. 4.1.2.2 Tình hình sản xuất mía năm 2006 Sang vụ này thì diện tích canh tác mía nguyên liệu của vùng có sự tăng lên so với vụ trước (2005), diện tích canh tác 15.663 ha tăng 1.142 ha. Năng suất sản xuất của ngành thì giảm so với vụ trước 2005 bình quân 86 tấn/ha và giảm 19 tấn/ha, sản GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang SVTH: Mai Ngọc The 22 Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang lượng canh tác là 1.347.018 tấn mía nguyên liệu. Diện tích giảm so với vụ trước là 177.687 tấn, Sản lượng thì bằng diện tích canh tác nhân với năng suất sản suất, mà trong năm này diện tích canh tác thì tăng mà tổng sản lượng lại giảm. Điều này cho thấy rằng sự tăng lên của diện tích sản xuất nhỏ hơn sự giảm đi của năng suất sản xuất. Nguyên nhân khi kết thúc vụ mía 2005 bà con trồng mía trúng lớn vừa trúng gía, vừa trúng mùa nên sang vụ này bà con không ngại chặt phá những diện tích canh tác những cây khác như khóm đã lão hoá và các vườn cây ăn trái kém hiệu quả khác để trồng mía. Nên sang vụ này (2006) diện tích canh tác mía của tỉnh lại tăng đáng kể so với vụ trước. Điều kiện canh tác trong năm Điều kiện tự nhiên: Trong năm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang vừa qua phải gánh chịu hậu quả nặng nề do cơn bão số 9 để lại, đã làm cho vùng mía nguyên liệu ở Hậu Giang bị ngập nước gây chết gốc và trổ bông hàng loạt khiến chất lượng và sản lượng mía sụt giảm, gây thiệt hại lớn cho người dân trồng mía nhất là ở huyện Phụng Hiệp nơi có diện tích trồng mía nguyên liệu lớn nhất của tỉnh (9.000 ha). Giống: Trong năm có 70% - 75% diện tích trồng mía trong vùng mía nguyên liệu sử dụng giống mía mới để gieo trồng và các giống mía được trồng phổ biến trong năm là: ROC 6, QĐ11, Việt Đường, ROC22,… Kỹ Thuật canh tác: Cùng với những kinh nghiệm canh tác mía của người dân và sự giúp đỡ hỗ trợ kỹ thuật canh tác từ phía công ty mía đường Casuco đã giúp đỡ người dân rất nhiều trong canh tác. Chính sách hỗ trợ: Trong năm công ty mía đường Casuco hỗ trợ cho người dân canh tác mía bằng cách cho 100 – 350 kg giống/hộ; mua 1kg giống tặng 1kg phân hữu cơ. Nông dân mua giống trả trước 40% và số còn lại được trả chậm từ 6 tháng đến 1 năm... Ngoài ra, trong năm thì Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Hậu Giang và nhà tài trợ công ty mía đường Casuco tổ chức cuộc thi nông dân trồng mía giỏi, nhằm giới thiệu và nâng cao sự hiểu biết của người dân về các giống mía mới. Qua GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang SVTH: Mai Ngọc The 23 Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang hội thi thì Hậu Giang đã có 70% - 75% diện tích trồng mía chuyển đổi trồng các giống mía mới, năng suất và chất lượng đường cao. Thành tựu: Sang năm này thì diện tích trồng mía nguyên liệu sử dụng giống mía mới phục vụ cho canh tác tăng lên, nâng tổng diện tích canh tác sử dụng giống mía mới từ 60% năm 2005 lên 70% đến 75% năm 2007. Hạn chế: Ý thức của người dân trồng mía trong tỉnh chưa cao thể hiện qua việc mở rộng diện trồng mía một cách tự phát không theo quy hoạch nên việc sản xuất mía còn thụ động trước những biến đổi của thời tiết. 4.1.2.3 Tình hình sản xuất mía năm 2007 Sang vụ 2007 thì diện tích canh tác và năng suất sản suất mía nguyên liệu của Hậu Giang có sự thay đổi so với vụ trước. Sang vụ này thì diện tích canh tác mía nguyên liệu của vùng có sự giảm đi từ 15.663 ha (2006) còn 15.514 ha 2007 ( giảm 149 ha ), nhưng năng suất sản xuất lại tăng lên và tăng 6 tấn/ha, sản lượng sản xuất được là 1.427.288 tấn tăng 80.270 tấn. Diện tích thu hoạch đến cuối năm là 12.209 ha. Điều kiện canh tác trong năm Điều kiện tự nhiên: Do đặc thù của tỉnh là vùng trũng mía – lúa và lũ ở đây thường đến sớm, phải thu hoạch chạy lũ vào khoảng cuối tháng 9 là xong, để tranh thủ sạ xen vụ lúa liếp nhằm tăng thu nhập cải tạo đất hạ gía thành sản xuất. Nhìn chung thì diễn biến khí hậu trên địa bàn tỉnh cũng rất thuận lợi và thích hợp cho cây mía phát triển. Nhưng do hạn chế của lũ nên ở đây cây mía có đủ điều kiện để sinh trưởng và phát triển nhưng không có đủ thời gian để tích luỹ đường từ đó làm cho chữ đường trong mía thấp không bán được giá cao. Cũng chính do điều kiện canh tác mía khó khăn như vậy nên trong năm nhiều diện tích gieo trồng được bà con chuyển sang các loại cây trồng khác thích hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh. Điều này đã làm ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ cho hoạt động của nhà máy đường của tỉnh. Giống mía: trong năm 2007 toàn tỉnh có 95% diện tích canh tác sử các giống mía mới để gieo trồng, các giống mới như ROC16, DLM24, VĐ86-368, R570, VĐ93-159, QĐ11 còn lại một số giống mới đang được nông dân trồng trình diễn GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang SVTH: Mai Ngọc The 24 Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang như CR74-250, C13-281, C13-2474, Đài ưu, VĐ85-177, M30-3566, K88-65... Còn lại 5% diện tích canh tác toàn tỉnh sử dụng gốc mía cũ. Tuy nhiên, do đặc thù vùng trũng mía - lúa nên việc sản xuất giống để tự trồng hoặc lưu gốc cho vụ sau thường khó thực hiện được. Kỹ thuật canh tác và hỗ trợ: Ngoài việc tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tế trong quá trình canh tác mía, nông dân còn được sự hỗ trợ tích cực trong công tác khuyến nông của CASUCO như chuyển đổi giống; chuyển giao khoa học kỹ thuật; xây dựng các mô hình, các điểm trình diễn; tổ chức các buổi tham quan, hội thảo đầu bờ... và một số các đề tài nghiên cứu nhằm đáp ứng cho nhu cầu sản xuất mía. Ngoài ra, ngành nông nghiệp và Trung tâm Khuyến nông Hậu Giang cũng tích cực hỗ trợ trong việc quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng, tuyên truyền vận động người trồng mía theo hướng thâm canh, lưu gốc để ngày càng đạt hiệu quả cao hơn. Thành tựu: Sang năm này thì toàn tỉnh đã nâng diện tích trồng mía sử dụng giống lên 95% diện tích canh tác toàn tỉnh. Về phía các ngành các đơn vị liên quan có sự tham gia nhiệt tình, tổ chức các chương trình như các điểm trình diễn; tổ chức các buổi tham quan;…nhằm hỗ trợ kỹ thuật trồng mía cho người dân Hạn chế trong năm: Việc sản xuất mía trong năm còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, canh tác còn chịu sự tác động mạnh của diễn biến phức của thời tiết. Do đặc thù của địa phương là xuống giống tập trung, thu hoạch tập trung như Phụng Hiệp, Ngã Bảy nên thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu công lao động để thu hoạch mía. Và do diện tích canh tác nhỏ lẻ, manh mún mà phương tiện vận chuyển thì lại nhỏ, nên gặp khó khăn trong việc chuyên chở mía từ đồng ruộng đến tay thương lái. Việc vận chuyển mía phải tốn thời gian tương đối lâu nên làm cho chữ đường và sản lượng mía giảm, mà giá mía do thương lái vận chuyển về nhà máy cao hay thấp là do chữ đường trong mía chứ không phải do năng suất mía cao hay thấp. Đã làm cho các thương lái ngần ngại trong việc thu mua mía nguyên liệu cho người dân, đều này đã dẫn đến tình trạng ép giá trong việc mua bán mía của người dân. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang SVTH: Mai Ngọc The 25 Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang 4.2 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT MÍA. 39375 30100 43240 26260 2526024780 16975 4840 14595 0 10000 20000 30000 40000 50000 2005 2006 2007 Năm 1. 00 0đ ồn g doanh thu chi phí lợi nhuận Hình 3. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT 1 HA MÍA QUA CÁC NĂM Kết quả sản xuất mía hàng năm luôn có sự thay đổi về doanh thu, lợi nhuận nên hiệu quả sản xuất qua các năm rất khác nhau. Sự thay đổi này của doanh thu và lợi nhuận có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng ở đây thấy rõ nhất đó là do năng suất sản xuất, do giá bán và do chi phí sản xuất ảnh hưởng đến thu nhập của người dân. Bảng 5. KẾT QUẢ SẢN XUẤT 1 HA MÍA QUA CÁC NĂM HẠNG MỤC 2005 2006 2007 Năng suất (tấn/ha) 105 86 92 Giá bán (đồng/kg) 375 350 470 Doanh thu (đồng) 39.375.000 30.100.000 43.240.000 Chi phí (đồng) 24.780.000 25.260.000 26.265.000 Lợi nhuận (đồng) 14.595.000 4.840.000 16.975.000 Chi phí/doanh thu (%) 62,93 83,92 60,74 Lợi nhuận/doanh thu (%) 37,07 16,08 39,26 (Nguồn: Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Hậu Giang) GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang SVTH: Mai Ngọc The 26 Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang 4.2.1 Phân tích chi phí trong sản xuất 24780 25260 26265 24000 24500 25000 25500 26000 26500 1000 đồng 2005 2006 2007 Năm Hình 4. CHI PHÍ SẢN XUẤT HÀNG NĂM Trong sản xuất mía thì chi phí sản xuất bao gồm chi phí vật chất và chi phí lao động. Trong đó, chi phí lao động chiếm tỷ trọng cao hơn chi phí vật chất rất nhiều khoảng gấp 1,5 lần so với chi phí vật chất. Chi phí vật chất phục vụ cho sản xuất 1 ha mía hàng năm chỉ chiếm tỷ trọng dưới 40%, còn lại trên 60% là chi phí lao động. Chi phí vật chất hàng năm chỉ tăng ở khoảng mục phân bón, còn các chi phí còn lại đều giảm. Chi phí lao động, trong chi phí lao động thì tăng nhiều nhất là chi phí thuê ngoài. Tỷ trọng của chi phí lao động cao thể hiện việc sản xuất, canh tác của người dân ta chủ yếu là dựa vào lao động chân tay hơn là áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong canh tác mía. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang SVTH: Mai Ngọc The 27 Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang Bảng 6. CÁC CHỈ TIÊU CHI PHÍ TRONG SẢN XUẤT ĐVT: Đồng 2005 2006 2007 CHỈ TIÊU Thành tiền Tỷ trọng (%) Thành tiền Tỷ trọng (%) Thành tiền Tỷ trọng (%) A. Chi Phí Vật Chất 9.330.000 37,65 9.260.000 36,66 9.065.000 34,51 Giống 4.970.000 20,06 4.550.000 18,01 4.200.000 15,99 Phân bón 3.860.000 15,58 4.210.000 16,67 4.865.000 18,52 Ure 1.610.000 6,50 1.750.000 6,93 1.925.000 7,33 DAP 900.000 3,63 840.000 3,33 1.050.000 4,00 NPK 1.350.000 5,45 1.620.000 6,41 1.890.000 7,20 Thuốc BVTV 500.000 2,02 500.000 1,98 500.000 1,90 B.Chi phí lao động 15.450.000 62,35 16.000.000 63,34 17.200.000 65,49 Lao động gia đình 7.525.000 30,37 7.525000 29,79 7.525.000 28,65 Lao động thuê mướn 7.925.000 31,98 8.475.000 33,55 9.675.000 36,84 TỔNG 24.780.000 100 25.260.000 100 26.265.000 100 ( Nguồn Phòng Khuyến Nông Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Hậu Giang) Tổng chi phí sản xuất hàng năm cho một ha mía trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có khuynh hướng tăng lên và tăng tương đối đồng đều. Và tăng ở khoản mục chi phí phân bón và chi phí lao động thuê mướn, chi phí lao động thuê mướn hàng năm đều tăng và tăng theo giá lao động hàng năm. 4.2.1.1 Phân tích chi phí vật chất Trong chi phí vật chất gồm có các khoản mục chi phí sau: chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc bảo vệ thực vật. Trong đó, chi phí giống chiếm tỷ trọng cao nhất tiếp đó là chi phí phân bón và sau cùng là chi phí dùng cho thuốc bảo vệ thực vật. Hàng năm chi phí vật chất phục vụ cho sản xuất mía trên địa bàn tỉnh Hậu GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang SVTH: Mai Ngọc The 28 Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang Giang có sự thay đổi, chi phí này giảm trong năm 2006 và tăng lên trong năm 2007 nhưng sự tăng giảm này rất nhỏ có thể cho rằng chi phí vật chất hàng năm trong trồng mía của Hậu Giang ổn định. Mặc dù tổng chi phí vật chất có thể xem là không thay đổi nhưng các khoản mục chi phí bên trong có sự thay đổi rất lớn. Bảng 7 . CƠ CẤU TRONG CHI PHÍ VẬT CHẤT ĐVT: đồng 2005 2006 2007 Chỉ tiêu Thành tiền Tỷ trọng (%) Thành tiền Tỷ trọng (%) Thành tiền Tỷ trọng (%) Giống 4.970.000 53,27 4.550.000 49,14 4.200.000 4,91 Phân bón 3.860.000 41,37 4.210.000 45,46 4.865.000 50,86 Ure 1.610.000 17,26 1.750.000 18,90 1.925.000 20,13 DAP 900.000 9,65 840.000 9,07 1.050.000 10,98 NPK 1.350.000 14,47 1.620.000 17,49 1.890.000 19,76 Thuốc BVTV 500.000 5,36 500.000 5,40 500.000 5,23 TỔNG 9.330.000 100 9.260.000 100 9.565.000 100 (Nguồn: phòng Khuyến Nông sở Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Hậu Giang) Trong chi phí vật chất phục vụ sản xuất mía hàng năm thì có chi phí giống và chi phí phân bón thay đổi còn chi phí sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không thay đổi và nó ổn định qua các năm. a) Phân tích chi phí giống Hàng năm người trồng mía phải đầu tư khoảng 4 – 5 triệu đồng để mua giống mía mới, các loại giống mía được trồng phổ biến là ROC16, DLM24, VĐ86-368, R570, VĐ93-159, QĐ11 còn lại một số giống mới đang được nông dân trồng trình diễn như CR74-250, C13-281, C13-2474, Đài ưu, VĐ85-177, M30-3566, K88-65…. Nếu giá phân bón phục vụ cho trồng mía hàng năm đều tăng thì giá mía giống/đơn vị lại giảm, nhưng nhìn chung chi phí mía giống đơn vị hàng năm vẫn cao. Giá giống mía hàng năm trên địa bàn tỉnh cao nguyên nhân là do việc cung cấp giống GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang SVTH: Mai Ngọc The 29 Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang cây trồng trên địa bàn toàn tỉnh của Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Hậu Giang còn nhiều hạn chế, đối với cây mía trong năm 2006, chỉ có khoảng 70% diện tích sử dụng giống mía mới, còn lại khoảng 30% diện tích trồng mía trên địa bàn tỉnh phải sử dụng giống cũ (chừa gốc của vụ trước cho vụ sau). Điều này thể hiện sự khan hiếm của mía giống trên địa bàn tỉnh, cung về mía giống nhỏ hơn cầu về mía giống nên gía mía giống đơn vị cao. Nhưng đến năm 2007 thì toàn tỉnh có đến 95% diện tích trồng mía có giống mía mới để gieo trồng đã cho thấy sự khan hiếm của mía giống ngày càng được giảm bớt. Việc giá giống mía đơn vị hàng năm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang cao nhưng đều giảm là do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và trình độ dân trí ngày càng được nâng cao thông qua các hệ thống truyền thông đại chúng, nên việc gieo trồng mía giống đạt kết quả cao trên qui mô rộng. Nên việc cung mía giống trên thị trường giảm bớt sự khan hiếm, do cung mía giống ngày càng tiến gần đến cầu về mía giống nên đã đạt mức cân bằng cung cầu, từ đó đẩy giá mía giống giảm dần. b) Phân tích chi phí phân bón Phân bón là một yếu tố đầu vào rất cần thiết cho cây trồng, phân bón bổ sung lượng dinh dưỡng cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, đồng thời nó còn góp phần cải tạo đất, tăng hàm lượng dinh dưỡng trong đất. Các loại phân bón thường được sử dụng trong canh tác mía ở tỉnh Hậu Giang là phân Ure, DAP và phân NPK. Nhìn chung, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang người dân trồng mía sử dụng phân Ure nhiều nhất, tiếp đó là phân NPK, sau cùng là DAP. Chi phí phân bón phục vụ cho sản xuất mía hàng năm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đều tăng và tăng mạnh trong năm 2007. Và phân là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng tương đối cao trong cơ cấu chi phí vật chất và trong tổng chi phí sản xuất hàng năm cho một ha mía của tỉnh. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang SVTH: Mai Ngọc The 30 Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang Bảng 8. GIÁ PHÂN BÓN QUA CÁC NĂM (2005 – 2007) ĐVT: Đồng Năm 2005 2006 2007 Chênh lệch 06/05 Chênh lệch 07/06 Ure 4.600 5.000 5.500 400 500 DAP 5.600 5.600 7.000 0 1.400 NPK 5.400 5.400 6.000 0 600 (Nguồn: phòng Khuyến Nông Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Hậu Giang) Nhìn chung các khoản mục phân bón phục vụ cho sản xuất mía từ năm 2005 đến 2007 đều tăng, và mức tăng không đồng đều giữa các năm và giữa các loại phân. Có loại tăng đều qua các năm và cũng có loại không tăng hoặc tăng đồng đều qua các năm. Giá phân Ure hàng năm đều tăng, và mức tăng năm sau lớn hơn mức tăng năm trước, cụ thể năm 2006 tăng 400 đồng/kg so với năm 2005 và sang năm 2007 tăng 500 đồng/kg so với 2006, mức tăng ở năm 2007 lớn hơn mức tăng ở năm 2006 100 đồng/kg. Sự tăng lên của giá phân Ure cũng góp phần làm tăng chi phí sản xuất hàng năm của cây mía. Điều này nói lên điều kiện sản xuất của cây mía ngày càng khó khăn, nếu giá bán của cây mía nguyên liệu hàng năm không tăng lên tương ứng thì hiệu quả sản xuất mía của tỉnh sẽ không cao. Giá phân DAP không tăng trong năm 2006 nhưng lại tăng vọt trong năm 2007, mức tăng là 1.400 đồng/kg. Giá phân NPK không tăng trong năm 2006 nhưng lại tăng mạnh trong năm 2007, mức tăng này khá cao 600 đồng/kg. Giá các loại phân phục vụ cho sản xuất mía hàng năm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đều tăng trong năm 2007, và có một mặt hàng đó là phân DAP tăng mạnh GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang SVTH: Mai Ngọc The 31 Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang nhất 1.400 đồng/kg. Điều này thể hiện nguyên nhân tại sao chi phí sản xuất mía trong năm 2007

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích thực trạng sản xuất mía ở Hậu Giang.pdf
Tài liệu liên quan