Luận văn Phân tích tình hình tài chính Công ty Mỹ thuật và Vật phẩm văn hoá Hà Nội

MỤC LỤC

 

KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT 7

LỜI NÓI ĐẦU 8

Chương 1: Tổng quan về phân tích tài chính doanh nghiệp 10

I. Khái quát về phân tích tài chính doanh nghiệp 10

1. Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp 10

2. Tầm quan trọng của phân tích tài chính 10

3. Sự cần thiết của phân tích tài chính doanh nghiệp: 11

3.1. Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp 11

3.2. Đối với các nhà đầu tư 12

3.3. Đối với các đối tượng cho vay 12

3.4. Đối với các cơ quan chức năng của Nhà nước 12

3.5. Đối với các đối tượng khác 13

4. Mục tiêu của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 14

5. Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp 15

5.1. Thông tin nội bộ doanh nghiệp 15

5.1.1. Bảng cân đối kế toán 15

5.1.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 18

5.1.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 19

5.1.4. Bản thuyết minh báo cáo tài chính 21

5.2. Thông tin bên ngoài doanh nghiệp 21

II. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 22

1. Phương pháp so sánh 23

2. Phương pháp phân tích tỷ lệ 23

3. Phương pháp phân tích Dupont 24

III. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 26

1. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp 26

1.1. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn 26

1.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh 26

1.3. Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn 28

1.4. Phân tích khái quát các chỉ tiêu tài chính trung gian 28

2. Phân tích tình hình tài chính theo các nhóm chỉ tiêu tài chính chủ yếu 28

2.1. Các tỷ lệ về khả năng thanh toán 28

2.2. Các tỷ lệ về khả năng cân đối vốn 30

2.3. Các tỷ lệ về khả năng hoạt động 31

2.4. Các tỷ lệ về khả năng sinh lời 33

Chương 2: Phân tích tình hình tài chính Công ty Mỹ thuật và Vật phẩm văn hoá Hà Nội 35

I. Giới thiệu chung về Công ty Mỹ thuật và Vật phẩm văn hoá Hà Nội 35

1. Quá trình thành lập 35

2. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Công ty 36

3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công ty 39

3.1. Chức năng 39

3.2. Nhiệm vụ 39

3.3. Quyền hạn 40

4. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty 40

4.1. Tình hình cạnh tranh 40

4.2. Khách hàng của Công ty 41

4.3. Thị trường 41

4.4. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong 5 năm (1997-2001) 41

II. Phân tích tình hình tài chính Công ty Mỹ thuật và Vật phẩm văn hoá Hà Nội 45

1. Phân tích khái quát tình hình tài chính Công ty Mỹ thuật và Vật phẩm văn hoá Hà Nội 46

1.1. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn 46

1.2. Phân tích tình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh 50

1.3. Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn kinh doanh 53

1.4. Phân tích khái quát các chỉ tiêu tài chính trung gian 55

2. Phân tích tình hình tài chính Công ty Mỹ thuật và Vật phẩm văn hoá Hà Nội theo các chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính đặc trưng 57

2.1. Các tỷ lệ về khả năng thanh toán 57

2.1.1. Khả năng thanh toán chung 57

2.1.2. Khả năng thanh toán hiện hành 58

2.1.3. Khả năng thanh toán nhanh 59

2.1.4. Khả năng thanh toán tức thời 59

2.1.5. Tỷ lệ dự trữ trên vốn lưu động ròng 61

2.2. Các tỷ lệ về khả năng cân đối vốn 62

2.2.1. Hệ số nợ 62

2.2.2. Khả năng thanh toán lãi vay 63

2.2.3. Khả năng tự tài trợ 64

2.2.4. Khả năng độc lập về tài chính 64

2.3. Các tỷ lệ về khả năng hoạt động 65

2.3.1. Vòng quay tiền 66

2.3.2. Vòng quay dự trữ 68

2.3.3. Kỳ thu tiền bình quân 68

2.3.4. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 69

2.3.5. Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động 70

2.3.6. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 70

2.3.7. Vòng quay khoản phải thu 71

2.4. Các tỷ lệ về khả năng sinh lời 72

2.4.1. Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm 73

2.4.2. Doanh lợi vốn chủ sở hữu 74

2.4.3. Doanh lợi vốn 74

3. Phương pháp phân tích Dupont 76

III. Đánh giá tình hình tài chính Công ty Mỹ thuật và Vật phẩm văn hoá Hà Nội 77

1. Điểm mạnh 77

2. Điểm yếu 78

3. Nguyên nhân 79

3.1. Nguyên nhân chủ quan 79

3.2. Nguyên nhân khách quan 80

Chương 3: Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính Công ty Mỹ thuật và Vật phẩm văn hoá Hà Nội 83

I. Những cơ hội và thách thức của ngành văn hoá và của Công ty Mỹ thuật và Vật phẩm văn hoá Hà Nội trong tiến trình phát triển 83

II. Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính Công ty Mỹ thuật và Vật phẩm văn hoá Hà Nội 85

1. Giữ vững thị trường hiện tại, tìm kiếm thị trường tiềm năng và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm 85

2. Khai thác huy động vốn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh 87

3. Quản lý tài sản lưu động 89

3.1. Đối với các khoản phải thu 90

3.2. Đối với dự trữ 91

4. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định 91

III. Một số kiến nghị nhằm cải thiện tình hình tài chính Công ty Mỹ thuật và Vật phẩm văn hoá Hà Nội 92

1. Kiến nghị với cơ quan quản lý cấp trên 93

2. Kiến nghị đối với Nhà nước 93

KẾT LUẬN 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

 

 

 

 

 

 

 

doc100 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2783 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình tài chính Công ty Mỹ thuật và Vật phẩm văn hoá Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đầu tư nên khấu hao để trả nợ ngân hàng rất cao, vốn lưu động lại thiếu (do hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn 73.9%) vì vậy mà lợi nhuận chưa cao. Mặc dù vậy, đây là năm mà lợi nhuận đạt cao nhất trong 5 năm trở lại đây. Năm 1998, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hoá âm nhạc của nhân dân ngày Bảng I.2 – Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty Mỹ thuật và Vật phẩm văn hoá Hà Nội Đơn vị: triệu đồng Stt Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1. Doanh thu thuần 21,814.35 28,099.91 19,941.31 20,671.05 16,802.47 2. Giá vốn 18,942.85 23,895.70 17,086.65 16,945.55 12,982.74 3. Lợi nhuận gộp 2,871.50 4,204.21 2,854.66 3,725.50 3,819.73 4. Chi phí bán hàng 1,575.22 2,283.62 2,319.10 3,410.15 3,556.36 5. Chi phí quản lý 789.38 1,672.87 457.27 212.56 142.59 6. Lợi nhuận hđkd 506.90 247.72 78.29 102.79 120.78 7. LN bất thường - (29.59) - - - 8. Tổng TNTT 506.90 218.13 78.29 102.79 120.78 9. Thuế TNDN 228.11 98.16 25.05 32.89 38.13 10 LNST 278.79 119.97 53.24 69.90 82.13 Nguồn: Phòng kế hoạch tài vụ Công ty Mỹ thuật và Vật phẩm văn hoá Hà Nội. càng tăng, Công ty đã liên tục khai trương cửa hàng băng đĩa nhạc, băng đĩa hình tại thành phố Hải Phòng (liên doanh với Công ty Hoa phượng đỏ) và mở đại lý tại Thái Nguyên, tham gia hội chợ ở khắp Bắc, Trung, Nam, mở rộng được mạng lưới tiêu thụ, giới thiệu sản phẩm với công chúng cả nước. Công ty đã bổ sung đầu tư vay vốn Đài Loan đợt II: 1.9 tỷ đôla. Đặc biệt là năm 1998 khủng hoảng tiền tệ khu vực ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của Công ty, thực tế Công ty đã phải bù chênh lệch tỷ giá đồng đôla là 440 triệu đồng trong 9 tháng đầu năm. Tuy nhiên, 3 năm còn lại tăng trưởng kinh tế của Công ty giảm rõ rệt. Mặc dù tổng sản lượng sản xuất và tiêu thụ có tăng nhưng doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách và lương bình quân đều giảm. Nguyên nhân chủ yếu là thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt trong khi các sản phẩm của Công ty còn chưa nhiều, thị trường chiếm lĩnh còn hạn chế đặc biệt là thị trường rộng lớn phía Nam, tốc độ tiêu thụ hàng còn chậm… II. Phân tích tình hình tài chính Công ty Mỹ thuật và Vật phẩm văn hoá Hà Nội: Đứng trên giác độ là “người của Công ty”, em tiến hành phân tích tình hình tài chính Công ty Mỹ thuật và Vật phẩm văn hoá Hà Nội nhằm xác định được điểm mạnh (hay kết quả),điểm yếu (hay hạn chế) trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của Công ty. Đồng thời tìm ra nhờ đâu có được kết quả đó và do đâu mà có hạn chế này? Từ đó đưa ra các giải pháp để khắc phục và có những kiến nghị lên cấp trên để góp phần cải thiện tình hình tài chính của Công ty. 1. Phân tích khái quát tình hình tài chính Công ty Mỹ thuật và Vật phẩm văn hoá Hà Nội: 1.1. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn: Từ số liệu của bảng cân đối kế toán, ta lập bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn. Qua bảng trên ta thấy: Năm 1998, nguồn vốn và sử dụng vốn tăng 2,034.65 triệu đồng (tăng 27.29% so với năm 1997), xét về mục tiêu tăng trưởng và phát triển thì kết quả này là khả quan (bởi vì năm này là năm Công ty phải gánh chịu nợ nần và lỗ của Công ty Mỹ thuật cũ). Trong đó, sử dụng vốn chủ yếu là để đầu tư vào TSCĐ (chiếm 64.21%) đổi mới trang thiết bị công nghệ để làm ra những sản phẩm có chất lượng cạnh tranh thay thế hàng nhập khẩu. Để đầu tư cho dây chuyền công nghệ mới này, Công ty đã phải khai thác nguồn vốn bằng cách vay ngắn hạn (73.83%) và vay dài hạn (vốn của Đài Loan đợt II) 17.73%. Đầu tư tăng TSCĐ đó là phương hướng đúng cho mục tiêu phát triển, nhưng sử dụng vốn đầu tư vào TSCĐ lại lấy chủ yếu từ nguồn vốn Nợ ngắn hạn là không hợp lý bởi vì đầu tư cho TSCĐ là đầu tư dài hạn mà lại vay ngắn hạn tài trợ là không thích hợp, không có sự tương thích về mặt thời gian và lãi suất.Trong năm này, 91.56% tổng nguồn vốn của Công ty được hình thành bằng vay ngắn hạn và vay dài hạn và bằng cách chiếm dụng (tức tăng các khoản phải trả, phải nộp). Giải pháp là trong các năm tiếp theo Công ty phải tiến hành khấu hao nhanh để trả nợ vốn vay Đài Loan (24 tháng) và phải tăng được nguồn vốn chủ sở hữu, giảm các khoản phải thu thì Công ty mới có khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn. Bảng II.1.1 – Bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn Đơnvị: triệuđồng Stt Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Sử dụng vốn Nguồn vốn Sử dụng vốn Nguồn vốn Sử dụng vốn Nguồn vốn Sử dụng vốn Nguồn vốn Lượng TT (%) Lượng TT (%) Lượng TT (%) Lượng TT (%) Lượng TT (%) Lượng TT (%) Lượng TT (%) Lượng TT (%) 1. Tiền 45.92 2.26 230.39 9.14 36.23 4.21 292.7 19.79 2. Phải thu 255.75 12.57 160.97 6.39 238.97 27.74 417.61 28.24 3. Dự trữ 65.68 3.23 1,718.1 68.2 386.83 44.91 277.41 18.76 4. TSLĐ khác 426.56 20.96 56.09 2.26 176.72 20.52 357.9 24.2 5. TSCĐHH 1,306.42 64.21 474.23 18.82 165.17 19.18 412.25 27.88 6. Chi phí XDCB 0 0 0 0 0 60.96 7.08 0 0 7. Nợ ngắn hạn 1,502.15 73.83 1,853.29 73.57 250.88 29.13 1.093.45 73.95 8. Nợ dài hạn 360.68 17.73 504.88 20.04 371.46 43.13 92.45 6.26 9. Vốn CSH 106.14 5.21 35.4 4.1 13.43 0.92 10 Cộng 2,034.65 100 2,034.65 100 2,519.14 100 2,519.14 100 861.31 100 861.31 100 1,478.6 100 1,478.6 100 Nguồn: Bảng cân đối kế toán Công ty Mỹ thuật và Vật phẩm văn hoá Hà Nội. Năm 1999, nguồn vốn và sử dụng vốn tăng 2,519.14 trđ hay tăng 26.73% so với năm 1998 và tăng 33.79% so với năm 1997, như vậy mặc dù mức tăng trưởng của năm 1999 có giảm chút ít so với năm 1998 nhưng nhìn tổng thể thì năm này Công ty vẫn duy trì được mục tiêu tăng trưởng và phát triển trong thời kỳ tình hình kinh tế đầy biến động như khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực ít nhiều cũng ảnh hưởng và giá nhập nguyên vật liệu tăng, giá đôla tăng. Trong đó có tới 93.61% sử dụng vốn được dùng để cân đối phần giảm vay ngắn hạn, một phần nhỏ tài trợ cho việc gia tăng các khoản phải thu. Năm 1999, Công ty đã tăng mạnh khấu hao TSCĐ và để trả nợ. Ngoài ra, Công ty còn dùng tiền (chủ yếu là tiền gửi ngân hàng), TSLĐ khác để trang trải cho việc trả nợ cùng với phần tăng của nguồn vốn chủ sở hữu vừa đủ cho phần khách hàng trả nợ. Điều này sẽ làm cho Công ty được tự chủ về tài chính, hệ số nợ giảm đi, tuy nhiên Công ty cần phải tăng cường thu hồi các khoản phải thu từ khách hàng. Năm 2000, Công ty vẫn duy trì cố gắng trong việc giảm dự trữ 44.91% để tạo ra nguồn vốn của Công ty. Nhưng năm này, các khoản phải thu của Công ty đã tăng lên đáng kể (48.46% so với năm 1999) chiếm tới gần 1/3 sử dụng vốn. Cũng như năm ngoái, tiền, dự trữ, TSLĐ khác, khấu hao TSCĐ và nguồn vốn CSH được dùng để trang trải nợ nần và đầu tư cho các khoản phải thu của Công ty. Quản lý các khoản phải thu là một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản lý tài sản lưu động. Khi Công ty sử dụng phương thức bán chịu tức cấp tín dụng thương mại cho người mua thì Công ty có điều kiện tăng khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền. Mặt khác nó còn tạo cho Công ty có thể tăng doanh thu, tăng lượng hàng hoá bán ra thậm chí tăng được được giá bán từ đó tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, khi các khoản phải thu tăng quá giới hạn an toàn thì sẽ có rủi ro như khách hàng không trả tiền. Do vậy, khi Công ty cấp tín dụng thương mại cho người mua thì Công ty cần phải sắp xếp những hoạt động tài chính có liên quan đến các khoản phải thu. Chi phí vay mượn ngắn hạn sẽ là một trong những yếu tố quyết định xem Công ty có nên cấp tín dụng thương mại cho người mua hay không. Năm 2001, Công ty có tiến bộ hơn trong việc sử dụng vốn bằng tiền (chủ yếu Công ty đã có lượng tiền mặt gửi ngân hàng để trang trải những khoản khác khi cần thiết). Lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng đã tăng lên bằng với mức của năm 1998 sau hai năm liên tiếp 1999 và 2000 lượng tiền này luôn giảm. Mặc dù đây là lượng tiền không sinh lời hoặc sinh lợi rất ít nhưng nó lại là lá chắn an toàn cho Công ty thoát khỏi nguy cơ phá sản do không trả được nợ. Từ năm 1996 đến năm 1998 Công ty liên tục vay vốn cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất do đó trong ba năm liền (từ năm 1999 đến năm 2001) Công ty đã phải dùng một lượng vốn không nhỏ để trang trải nợ nần. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, nợ dài hạn đã được Công ty trả gần hết chứng tỏ Công ty rất cố gắng trong việc giảm nhẹ nợ nần, nhất là trong thời buổi khi mà cạnh tranh đang diễn ra khốc liệt và mặt hàng của Công ty bị nạn ăn cắp bản quyền, sao in băng lậu đang diễn ra tràn lan, không kiểm soát nổi. 1.2. Phân tích tình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh: Để đánh giá tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh Công ty Mỹ thuật và Vật phẩm văn hoá Hà Nội ta phải tính chỉ tiêu vốn lưu động thường xuyên (vốn lưu động ròng), nhu cầu vốn lưu động và vốn bằng tiền thông qua các bảng sau: Qua các bảng trên ta thấy, chỉ có năm 1997 là cả VLĐ thường xuyên và nhu cầu VLĐ thường xuyên đều dương còn lại bốn năm sau tất cả đều âm. Điều này chứng tỏ: Duy nhất năm 1997 toàn bộ TSCĐ của Công ty được tài trợ một cách vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn. Đồng thời Công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tình hình tài chính như vậy là tốt. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên năm 1997 >0 tức là các khoản phải thu, tồn kho và TSLĐ khác lớn hơn Nợ ngắn hạn. Điều này cho thấy các nguồn vốn ngắn hạn mà Bảng II.1.2 – Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên Đơn vị: triệu đồng Stt Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1. Phải thu 449.7 705.45 866.42 1,105.39 687.78 2. Hàng tồn kho 3,796.79 3,731.11 2,013.01 1,626.18 1,348.77 3. TSLĐ khác 579.12 1,005.68 949.59 772.87 414.97 4. Nợ ngắn hạn 4,623.42 6,125.57 4,272.28 4,021.4 2,927.95 Nhu cầu VLĐ thường xuyên 202.19 (683.33) (443.26) (516.96) (476.43) Nguồn: Bảng cân đối kế toán Công ty Mỹ thuật và Vật phẩm văn hoá Hà Nội Bảng II.1.3 – Vốn lưu động thường xuyên Đơn vị: triệu đồng Stt Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1. TSCĐ 2,235.29 3,541.71 3,067.48 2,841.35 2,429.1 2. Vốn CSH 2,224.12 2,330.26 2,370.59 2,405.99 2,419.42 3. Nợ dài hạn 608.11 968.79 463.91 92.45 0 Vốn lưu động thường xuyên 596.94 (242.66) (232.98) (342.91) (9.68) Nguồn: Bảng cân đối kế toán Công ty Mỹ thuật và Vật phẩm văn hoá Hà Nội. Công ty đi vay và chiếm dụng được không đủ để bù vào các khoản phải thu, hàng tông kho và TSLĐ khác. Vì vậy, Công ty cần nhanh chóng giải phóng hàng tồn kho và giảm các khoản phải thu ở khách hàng. Nhưng bốn năm sau đó, nguồn vốn dài hạn không đủ để tài trợ cho TSCĐ. Công ty phải đầu tư vào TSCĐ một phần nguồn vốn ngắn hạn. Trong 4 năm liền đó, mặc dù cả TSCĐ và nguồn vốn dài hạn đều giảm nhưng tốc độ giảm Bảng II.1.4 – Vốn bằng tiền Đơn vị: triệu đồng Stt Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1. Vốn lưu động thường xuyên 596.94 (242.66) (232.98) (342.91) (9.68) 2. Nhu cầu VLĐ thường xuyên 202.19 (683.33) (443.26) (516.96) (476.43) Vốn bằng tiền 394.75 440.67 210.28 174.05 466.75 Nguồn: Bảng cân đối kế toán Công ty Mỹ thuật và Vật phẩm văn hoá Hà Nội. của vốn dài hạn nhanh hơn tốc độ giảm của tài sản, cụ thể: TSCĐ giảm 68.58%, nguồn vốn dài hạn giảm 14.58%, do vậy mà TSCĐ vẫn cần được tài trợ của nguồn vốn ngắn hạn vì vốn dài không đủ. Điều này làm cho tình hình tài chính của Công ty trở nên rất bấp bênh. Đồng thời, qua bảng cân đối kế toán ta thấy được TSLĐ của 4 năm này luôn nhỏ hơn Nợ ngắn hạn chứng tỏ Công ty không đủ khả năng thanh toán các khoản Nợ ngắn hạn. Cũng trong 4 năm liên tục này, các nguồn vốn ngắn hạn chiếm dụng được từ bên ngoài đã dư thừa để tài trợ cho các sử dụng ngắn hạn của Công ty. Công ty không cần nhận vốn ngắn hạn để tài trợ cho chu kỳ kinh doanh. Tuy vốn lưu động thường xuyên và nhu cầu vốn lưu động thường xuyên đều 0. Điều này chứng tỏ vốn lưu động thường xuyên luôn đáp ứng đủ nhu cầu vốn lưu động thường xuyên. Tóm lại, theo cách phân tích này thì tình hình tài chính của Công ty trong 5 năm qua là lành mạnh, mặc dù Công ty có khó khăn vì phải gánh nợ và lỗ của Công ty Mỹ thuật cũ chuyển sang song với sự cố gắng hết mình Công ty đã đứng vững được trong thời buổi cạnh tranh này, Công ty vẫn có đủ khả năng đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.3. Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn kinh doanh: Qua phân tích bảng ta thấy: Về tài sản: Tỷ trọng TSLĐ luôn chiếm trên 55% đặc biệt năm 1997 TSLĐ chiếm tới 70.02% giá trị tổng tài sản và tỷ trọng này giảm dần qua các năm. Tuy nhiên, đối với Công ty đây là một kết cấu hợp lý giữa TSLĐ và TSCĐ vì Công ty vừa thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh vừa dịch vụ và thương mại cho nên với kết cấu 1:1 là tương đối phù hợp. Công ty đã duy trì được tỷ trọng này qua các năm chứng tỏ Công ty đã xác định được mức độ hợp lý về cơ cấu tài sản cho mình. Nhưng Công ty cũng cần phải xem xét lại tỷ trọng các khoản phải thu, hàng tồn kho và TSLĐ khác vì các loại này chiếm khá nhiều khiến cho vốn Công ty chiếm dụng được do vay nợ ngắn hạn đều bù vào các khoản trên hết, ít dư thừa để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Về nguồn vốn: Trung bình các năm, vốn chủ sở hữu chỉ chiếm khoảng 30% nguồn vốn, còn lại là các khoản nợ. Công ty sử dụng nhiều nợ, trong điều kiện bình thường thì sẽ tốt bởi vì chi phí sử dụng nợ (lãi vay) được tính vào chi phí hợp lý hợp lệ và được trừ đi khi tính thu nhâp chịu thuế nên Công ty có được khoản tiết kiệm nhờ thuế so với sử dụng vốn chủ sở hữu. Điều này Bảng II.1.5 – Kết cấu tài sản và nguồn vốn kinh doanh Đơn vị: triệu đồng Stt Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Lượng TT (%) Lượng TT (%) Lượng TT (%) Lượng TT (%) Lượng TT (%) A. Tài sản 7,455.53 100 9,424.62 100 7,106.78 100 6,519.84 100 5,347.37 100 I. TSLĐ 5,220.36 70.02 5,882.91 64.42 4,039.3 56.84 3,678.49 56.42 2,918.27 54.57 1. Tiền 394.75 440.67 210.28 174.05 466.75 2. Phải thu 449.7 8.6 705.45 11.99 866.42 21.45 1,105.39 30.05 687.78 23.57 3. Tồn kho 3,796.79 3,731.11 2,013.01 1,626.18 3,148.77 4. TSLĐ khác 579.12 1,005.68 949.59 772.87 414.97 II. TSCĐ 2,235.29 29.98 3,541.71 37.58 3,067.48 43.16 2,841.35 43.58 2,429.1 45.43 1. TSCĐHH 2,170.26 3,476.68 3,002.45 2,837.28 2,425.03 2. Chi phí XDCB 65.03 65.03 65.03 4.07 4.07 B. Nguồn vốn 7,455.53 100 9,424.62 100 7,106.78 100 6,519.84 100 5,347.37 100 I. Nợ phải trả 5,231.53 70.17 7,094.36 75.27 4,736.19 66.64 4,113.85 63.1 2,927.95 54.75 1. Nợ ngắn hạn 4,623.42 88.38 6,125.57 86.34 4,272.28 90.2 4,021.4 97.75 2,927.95 100 2. Nợ dài hạn 608.11 968.79 463.91 92.45 0 II. Vốn CSH 2,224.12 29.83 2,330.26 24.73 2,370.59 33.36 2,405.99 36.9 2,419.42 45.25 Nguồn: Bảng cân đối kế toán Công ty Mỹ thuật và Vật phẩm văn hoá Hà Nội cũng nói lên rằng Công ty rất năng động mạo hiểm khi sử dụng nợ vay lớn gấp hai lần vốn chủ sở hữu. Nhưng cũng phải xét rằng trong số Nợ phải trả thì Nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn, nợ dài hạn ít, thậm chí không có (năm 2001). Qua các năm tỷ trọng Nợ ngắn hạn tăng lên, tỷ trọng Nợ dài hạn giảm đi, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến các quyết định đầu tư của Công ty. Bởi vì khi đã muốn đầu tư vào TSCĐ thì phải có nguồn vốn dài hạn thì mới có sự phù hợp về thời gian, còn nguồn vốn ngắn hạn chỉ dùng để tài trợ cho TSLĐ mà thôi. Tuy nhiên, chỉ có năm 1998, Công ty có quyết định đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất nên Công ty đã vay vốn dài hạn của Đài Loan, do đó năm này vốn vay dài hạn của Công ty cao hơn các năm khác nhưng nó vẫn ở mức khiêm tốn. Tóm lại, tỷ trọng nợ ngắn hạn và dài hạn là phù hợp với tình hình tài sản của Công ty. 1.4. Phân tích khái quát các chỉ tiêu tài chính trung gian: Phân tích bảng ta có thể đưa ra những đánh giá khái quát sau: Doanh thu của Công ty tương đối ổn định qua các năm chỉ tăng giảm chút ít, nhưng Công ty đã đạt được doanh thu rất cao trong năm 1998 chứng tỏ Công ty kinh doanh rất tốt vào năm này. Sự đồng đều của doanh thu thuần khẳng định Công ty hoạt động kinh doanh tương đối ổn định, không có biến động gì lớn mặc dù năm 2001 doanh thu có giảm hơn. Điều này cũng do nguyên nhân khách quan là tình trạng băng đĩa lậu tràn lan khó kiểm soát nổi dẫn đến sản phẩm của Công ty khó cạnh tranh được với hàng hoá giá rẻ. Giá vốn hàng bán có xu hướng hạ dần, chứng tỏ Công ty đã thực hiện tốt các giải pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Lãi kinh doanh trước và sau thuế đều giảm so với năm trước đó, chỉ có năm 2000 và năm 2001 là tăng nhưng vẫn ở mức thấp. Điều này chứng tỏ chi phí của Công ty vẫn cao. Bảng II.1.6 – Các chỉ tiêu tài chính trung gian Đơn vị: triệu đồng Stt Chỉ tiêu Năm 1998 / 1997 Năm 1999/ 1998 Năm 2000/ 1999 Năm 2001/ 2000 Lượng TT (%) Lượng TT (%) Lượng TT (%) Lượng TT (%) Doanh thu thuần 6,285.56 28.8 (8,158.6) (29) 729.74 3.36 (3,868.58) (18.7) Giá vốn hàng bán 4,952.85 26.15 (6,809.05) (28.5) (141.1) (0.82) (3,962.81) (23.38) Lãi gộp 1,332.71 46.41 (1,349.55) (32.1) 870.84 30.5 94.23 2.53 Chi phí bán hàng 708.4 44.97 35.48 1.55 1,091.05 47.05 146.21 4.29 Chi phí quản lý DN 883.49 111.92 (1,215.6) (72.66) (244.71) (53.5) (69.97) (32.92) Lợi nhuận trước thuế (259.18) (51.13) (169.43) (68.39) 24.5 31.29 17.99 17.5 Lợi nhuận sau thuế (158.82) (56.96) (66.73) (55.62) 16.66 31.29 12.23 17.5 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty Mỹ thuật và Vật phẩm văn hoá Hà Nội. Chi phí bán hàng tăng nhiều ở năm 2000 và chi phí quản lý tăng nhiều ở năm 1998, dẫn tới kết quả kinh doanh trước và sau thuế đều giảm mạnh, mặc dù lãi gộp qua các năm đều tăng. Đó là điều không mong muốn, Công ty cần phải có ngay những biện pháp hữu hiệu để giảm hai loại chi phí trên. 2. Phân tích tình hình tài chính Công ty Mỹ thuật và Vật phẩm văn hoá Hà Nội theo các chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính đặc trưng: 2.1. Các tỷ lệ về khả năng thanh toán: Thông qua bảng các tỷ lệ về khả năng thanh toán ta thấy được chất lượng công tác tài chính của Công ty, khả năng của Công ty ứng phó với các khoản chi trả ngắn hạn. 2.1.1. Khả năng thanh toán chung: Qua bảng trên ta thấy khả năng thanh toán chung của Công ty đều tăng liên tục từ năm 1999 đến năm 2001, chỉ riêng có năm 1998 là giảm 0.1 lần (giảm 7% so với năm 1997). Kết hợp với bảng phụ ta thấy, mặc dù năm 1998 cả tài sản và nợ phải trả đều tăng nhưng tốc độ tăng của nợ phải trả nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản vì vậy mà khả năng thanh toán chung giảm. Nguyên nhân là do năm 1998 Công ty đầu tư vào TSCĐ nên phải vay vốn Đài Loan, vay vốn ngân hàng và vay các nguồn khác. Từ năm 1999 đến năm 2001 khả năng thanh toán chung của Công ty đều tăng và tăng nhiều nhất là năm 2001. Mặc dù vậy nhưng trong cả ba năm liền cả tài sản lẫn nợ phải trả của Công ty đều giảm với tốc độ giảm của tài sản thấp hơn tốc độ giảm của nợ phải trả làm cho khả năng thanh toán chung tăng lên. Vì vậy nếu chỉ nhìn ở góc độ khả năng thanh toán chung tăng mà đánh giá tình hình tài chính thì chưa đủ mà phải xét đến tất cả các nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi đó. Có thể thấy rằng, tình hình thanh toán của Công ty trong ba năm sau đó là tương đối vững chắc. Bình quân cứ 1đ Nợ phải trả Bảng II.2.1 – Các tỷ lệ phản ánh khả năng thanh toán Đơn vị: triệu đồng Stt Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Tổng tài sản 7,455.65 9,424.62 7,106.78 6,519.84 5,347.37 TSLĐ 5,220.36 5,882.91 4,039.3 3,678.49 2,918.27 Tiền 394.75 440.67 210.28 174.05 466.75 Dự trữ 3,796.79 3,731.11 2,013.01 1,626.18 1,348.77 Nợ phải trả 5,231.53 7,094.36 4,736.19 6,519.84 2,927.95 Nợ ngắn hạn 4,623.42 6,125.57 4,272.28 4,113.85 2,927.95 VLĐ ròng 596.94 (242.66) (232.98) (342.91) (9.68) Khả năng thanh toán chung (1)/ (5) 1.43 1.33 1.50 1.58 1.83 Khả năng thanh toán hiện hành (2)/ (6) 1.13 0.96 0.95 0.91 0.99 Khả năng thanh toán nhanh (2-4)/ (6) 0.31 0.96 0.47 0.51 0.54 Khả năng thanh toán tức thời (3)/ (6) 0.08 0.07 0.05 0.04 0.16 Tỷ lệ dự trữ trên VLĐ ròng (4)/ (7) 6.36 (15.37) (8.64) (4.74) (139.33) Nguồn: Bảng cân đối kế toán Công ty Mỹ thuật và Vật phẩm văn hoá Hà Nội có 1.64 đ tài sản để trả nợ. Tuy nhiên không phải lúc nào khả năng thanh toán chung tăng cũng đều chứng tỏ tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty thuận lợi. Đối với Công ty, từ năm 1999 trở lại đây, tăng trưởng kinh tế giảm rõ rệt kéo theo tài sản và nợ phải trả giảm. 2.1.2. Khả năng thanh toán hiện hành: Khả năng thanh toán hiện hành của Công ty trong 5 năm liên tục đều giảm (từ 1.13 năm 1997 xuống còn 0.91 vào năm 2000 và năm 2001 có tăng hơn chút ít là 0.99 nhưng vẫn thấp hơn so với năm 1997). Trung bình ta thấy các tỷ lệ này đều nhỏ hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán hiện hành của Công ty rất thấp. Nếu phải thanh toán các khoản Nợ ngắn hạn thì TSLĐ của Công ty không đủ để trả nợ. Nguyên nhân là do cả TSLĐ và Nợ ngắn hạn của Công ty đều giảm với tốc độ giảm của Nợ ngắn hạn chậm hơn tốc độ giảm của TSLĐ, do đó khả năng thanh toán hiện hành giảm. 2.1.3. Khả năng thanh toán nhanh: Cũng như khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh của Công ty có chiều hướng đi xuống. Chỉ riêng có năm 1998, tỷ lệ này hơn hẳn các năm còn lại, nhưng vẫn ở mức khiêm tốn. Nguyên nhân chủ yếu là do dự trữ của Công ty tuy có giảm qua các năm nhưng nó vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong TSLĐ. Đó có thể là do hàng hoá sản xuất ra nhưng chưa tiêu thụ hết hoặc do Công ty có hướng dự trữ nhiều nguyên vật liệu đề phòng có sự biến động lớn của tình hình thế giới ảnh hưởng đến giá nhập vì các linh kiện, phụ kiện sản xuất vỏ băng đĩa nhạc hầu hết là hàng nhập từ các nước châu á như Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản…Nói chung, với mức thanh toán trung bình 0.56 lần thì Công ty không thể đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn nếu không sử dụng đến một phần dự trữ. 2.1.4. Khả năng thanh toán tức thời: Khả năng thanh toán tức thời của Công ty nói chung là giảm qua các năm do lượng tiền giảm nhiều hơn Nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, năm 2001, khả năng thanh toán tức thời của Công ty đã tăng lên đến 0.16 lần gấp đôi mức của năm 1997, nhưng hầu như vẫn ở mức rất thấp. Lượng tiền hiện có của Công ty chỉ đáp ứng được khoảng 8% nợ ngắn hạn. Điều này có nghĩa là nếu tất cả các khoản nợ tới hạn phải thanh toán ngay thì Công ty sẽ phải giải phóng 2,927.95 - 466.75 = 2,461.2 TSLĐ khác để thanh toán. Rõ ràng là với khả năng thanh toán tức thời như hiện nay thì Công ty sẽ gặp khó khăn trong Bảng phụ II.2.1 – Tốc độ thay đổi của một số chỉ tiêu Đơn vị: triệu đồng Stt Chỉ tiêu Năm 1998/ 1997 Năm 1999/ 1998 Năm 2000/ 1999 Năm 2001/ 2000 Lượng TT (%) Lượng TT (%) Lượng TT (%) Lượng TT (%) Tổng tài sản 1,968.97 24.41 (2,317.84) (24.59) (586.94) (8.26) (1,172.47) (17.98) Nợ phải trả 1,862.83 35.61 (2,358.17 (33.24) (622.34) (13.14) (1,185.9) (28.83) TSLĐ 662.55 12.69 (1,843.61) (31.34) (360.81) (8.93) (760.22) (20.67) Nợ ngắn hạn 1,502.15 32.49 (1,853.290 (30.25) (250.88) (5.87) (1,093.45) (27.19) Tiền 45.92 11.63 (230.39) (52.28) (36.23) (17.23) 292.7 168.17 Dự trữ (65.68) (1.73) (1,718.1) (46.05) (386.83) (19.22) (277.41) (17.06) Nguồn: Bảng cân đối kế toán Công ty Mỹ thuật và Vật phẩm văn hoá Hà Nội. thanh toán nợ đến hạn, dẫn đến thiếu tính chủ động về mặt tài chính. Trong kinh doanh, các doanh nghiệp thường không muốn dự trữ nhiều tiền vì nó không sinh lời hoặc sinh lời rất ít và có khả năng giảm giá trị khi có lạm phát, nhưng việc duy trì một lượng tiền hợp lý vừa giúp doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán vừa có thể dễ dàng chớp cơ hội khi điều kiện kinh doanh thuận lợi. 2.1.5. Tỷ lệ dự trữ trên vốn lưu động ròng: Tỷ lệ này của Công ty năm 1997 là 6.36 lần với mức vốn lưu động ròng là 596.94 trđ chứng tỏ rằng toàn bộ vốn lưu động ròng không đủ để tài trợ cho dự trữ. Điều này cũng cho thấy phần vốn mà Công ty chiếm dụng được từ vay nợ và từ các nguồn khác không đủ để bù vào TSLĐ vốn chiếm rất nhiều trong tổng tài sản. Trong năm này, Công ty có thể phải gánh chịu phần thua lỗ do giá trị hàng dự trữ giảm. Tuy nhiên, từ năm 1998 trở đi vốn lưu động ròng của Công ty đều < 0 chứng tỏ Công ty có thừa các nguồn vốn để tài trợ cho TSLĐ và Công ty không còn vốn lưu động ròng nữa. Nhận xét chung: Có thể thấy rằng, khả năng thanh toán nói chung của Công ty qua các năm đều giảm sút và luôn ở mức thấp so với mức hợp lý. Hầu hết, các hệ số thanh toán này chưa đạt tới 1 tức TSLĐ nói chung mà Công ty có không đủ để có thể trả các khoản nợ ngắn hạn đến hạn. Khả năng thanh toán của Công ty còn thấp do nhiều tác động cả về mặt chủ quan và khách quan: sản xuất kinh doanh chưa hiệu quả, sự lạc hậu về công nghệ dẫn đến mẫu mã chất lượng chưa cao, đặc biệt là do sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường băng đĩa nhạc do tình trạng băng đĩa lậu tràn lan. Từ thực tế trên, ban lãnh đạo Công ty nên có những kế hoạch phù hợp trong

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24649.DOC
Tài liệu liên quan